ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1968/QĐ-UBND
|
Hà
Giang, ngày 24 tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LỰA CHỌN VÀ CÔNG BỐ THƯƠNG NHÂN TÁI XUẤT HÀNG
HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU PHỤ, LỐI MỞ BIÊN GIỚI TRONG VÀ NGOÀI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý ngoại thương;
Căn cứ Thông tư số 12/2018/TT-BCT
ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của
Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 97/TTr-SCT ngày 08 tháng 8 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế lựa chọn và công bố thương nhân tái xuất hàng hóa qua các cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh
Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày
21/5/2014, Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc Quy định về trình tự, thủ tục và nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép
tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong và ngoài khu kinh
tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Y tế, Tài chính, Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh; Kho bạc Nhà nước
tỉnh; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ
Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện biên giới; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các
doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu địa bàn tỉnh Hà Giang chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTr: Tỉnh ủy - HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3 (thực hiện);
- CVP, PCVP (KT) UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Hệ thống Vnptioffice;
- Lưu: VT, CVNCTH
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Thị Minh Hạnh
|
QUY CHẾ
LỰA CHỌN VÀ CÔNG BỐ THƯƠNG NHÂN TÁI XUẤT HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU PHỤ,
LỐI MỞ BIÊN GIỚI TRONG VÀ NGOÀI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định 1968/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh Hà
Giang)
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc
lựa chọn và công bố thương nhân tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở
biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã được công bố trên địa bàn tỉnh
Hà Giang.
2. Quy chế áp dụng đối với thương
nhân hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại
Điều 21 và hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo Giấy phép quy định tại điểm b, Khoản
1, Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ;
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tái xuất hàng hóa trên
địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Nguyên
tắc lựa chọn thương nhân
1. Thương nhân được thành lập theo
quy định của pháp luật.
2. Thương nhân đã được cấp Giấy chứng
nhận Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc Giấy phép kinh doanh tạm nhập,
tái xuất còn hiệu lực theo quy định tại Điều 21 và điểm b, Khoản 1, Điều 13,
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
3. Thương nhân không bị xử phạt vi phạm
pháp luật về hải quan, thuế và hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới trong thời hạn gần nhất tính đến thời điểm công bố.
Điều 3. Hồ sơ,
quy trình lựa chọn thương nhân
1. Danh mục hồ sơ
a) Văn bản đăng ký tái xuất hàng hóa qua
các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu, nêu rõ
loại hàng hóa và cửa khẩu, lối mở đề nghị tái xuất (theo mẫu 01 đính kèm Quy
chế này): 01 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng, nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao (ký tên, đóng dấu sao y
bản chính của doanh nghiệp).
c) Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái
xuất của Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp còn hiệu lực (đối với doanh
nghiệp tái xuất hàng hóa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số
69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ): 01 bản sao công chứng.
d) Giấy chứng nhận Mã số kinh doanh tạm
nhập, tái xuất của Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp còn hiệu lực (đối với
doanh nghiệp tái xuất hàng hóa quy định tại Điều 21 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
ngày 15/5/2018 của Chính phủ): 01 bản sao công chứng.
2. Trình tự đăng ký và thời gian xử
lý hồ sơ
a) Thương nhân có nhu cầu đăng ký để
được lựa chọn, công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối
mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang gửi
hồ sơ (01 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến nộp tại trụ sở Sở Công
Thương tỉnh Hà Giang (địa chỉ số 1 đường Yết Kiêu, phường Nguyễn Trãi, TP Hà
Giang, tỉnh Hà Giang).
b) Trong thời hạn 05 ngày (năm ngày)
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Sở Công Thương có
trách nhiệm xem xét thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
công bố Thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở
biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo
quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 03
ngày (ba ngày) làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương gửi văn bản
thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời gian 08 ngày (tám ngày)
làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Sở Công Thương, Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định công
bố Thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 4. Công bố
thương nhân
1. Căn cứ khả năng đáp ứng của cơ sở
hạ tầng kỹ thuật tại khu vực các cửa khẩu phụ, lối mở. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Giang quyết định số lượng và công bố thương nhân cụ thể được phép thực hiện tái
xuất hàng qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa
khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu về công tác
quản lý, điều hành, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như quan hệ ngoại giao với nước bạn.
2. Danh sách doanh nghiệp tái xuất
hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa
khẩu trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo từng danh mục hàng hóa quy định tại
Điều 21 và điểm b, Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2018 của Chính phủ
3. Trong quá trình hoạt động, thương
nhân đã được công bố thực hiện tái xuất nếu vi phạm các quy định của pháp luật
trong kinh doanh tạm nhập, tái xuất sẽ bị đình chỉ hoạt động tái xuất hàng hóa
qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên
địa bàn tỉnh Hà Giang theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 5. Đình chỉ
thương nhân được phép tái xuất
1. Đình chỉ tạm thời hoạt động tái xuất
hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa
khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang đối với thương nhân khi Bộ Công Thương đình chỉ
tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập tái, xuất của thương nhân theo quy
định tại điều 29 Nghị định 69/2018/NĐ-CP .
2. Thương nhân bị đình chỉ hoạt động
tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu
kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang khi Bộ Công Thương thu hồi Giấy chứng
nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 2, Điều
28, Nghị định 69/2018/NĐ-CP hoặc bị thu hồi Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái
xuất đã được cấp theo quy định.
Điều 6. Tổ chức
thực hiện
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
a) Thông báo công khai nội dung Quy
chế này trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, tại trụ sở và trên Cổng
thông tin điện tử của Sở Công Thương để các thương nhân có nhu cầu tái xuất
hàng hóa được biết và thực hiện.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của thương nhân trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công bố thương nhân được thực hiện tái xuất
hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa
khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang; rà soát, tổng hợp những vi phạm của thương
nhân báo cáo UBND xem xét, quyết định đình chỉ thương nhân được phép tái xuất
hàng hóa theo quy định.
c) Định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh và bộ Công Thương tình hình, kết quả hoạt động tái xuất hàng hóa qua
các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa
bàn tỉnh theo quy định.
2. Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh
có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường chống buôn lậu,
thẩm lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh tạm nhập tái xuất theo
quy định.
3. Trách nhiệm của các sở, ngành chức
năng, địa phương có liên quan
a) Tăng cường công tác chống buôn lậu,
thẩm lậu, gian lận thương mại, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong phạm
vi ngành, lĩnh vực mình quản lý. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Sở
Công Thương để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đình chỉ
thương nhân được phép tái xuất hàng hóa theo quy định.
c) Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm gửi
báo cáo định kỳ hàng tháng về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương để tổng
hợp chung) về tình hình, kết quả hoạt động tạm nhập, tái xuất trên địa bàn tỉnh.
Thời gian gửi báo cáo trước ngày 05 của tháng (số liệu báo cáo từ ngày 01 đến
ngày cuối cùng của tháng trước).
d) Ủy ban nhân dân các huyện biên giới
(huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần, Hoàng Su Phì),
Ban quản lý Khu kinh tế, Cục Hải quan tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan rà soát cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật
quản lý, hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng
hóa, phương án cung ứng điện và các điều kiện cần thiết để đảm bảo đáp ứng yêu
cầu quản lý đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Kịp thời nắm bắt diễn
biến tình hình giao nhận hàng hóa để có các biện pháp điều tiết hàng hóa hợp lý
tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thuộc địa bàn, địa phương quản lý.
4. Trách nhiệm của các thương nhân
a) Thực hiện đầy đủ các quy định của
pháp luật hiện hành và các quy định tại Quy chế này khi tham gia hoạt động tái
xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế
cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ
hàng tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu về kết quả hoạt động kinh doanh tạm nhập,
tái xuất gửi về Sở Công Thương Hà Giang tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công
Thương theo dõi phục vụ công tác quản lý, điều hành chung. Thời gian gửi báo
cáo trước ngày 05 của tháng (số liệu từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng
trước, mẫu báo cáo theo mẫu 02 đính kèm quy chế này)
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản
gửi về Sở Công Thương Hà Giang để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời
xem xét, giải quyết./.
MẪU 01
TÊN
THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
…/…
|
………, ngày tháng năm ……
|
ĐĂNG KÝ
Doanh nghiệp tái xuất hàng hóa
qua các cửa khẩu phụ, lối mở trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài
khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Kính gửi:
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang
Tên doanh nghiệp: .............................................................................................................
- Địa chỉ: ...........................................................................................................................
- Điện thoại: ……………………. Fax: …………………… Email:
..............................................
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……………….
do cấp ngày………
tháng……… năm………
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý ngoại thương.
Căn cứ Quyết định số
/QĐ-UBND ngày tháng
năm 2018 của UBND tỉnh Hà Giang về quy chế lựa chọn
thương tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở trong khu kinh tế cửa khẩu
và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
(Thương nhân) đăng ký tái xuất hàng
hóa với nội dung sau:
1. Mặt hàng tái xuất:
........................................................................... (nêu
rõ loại hàng hóa)
2. Cửa khẩu (lối mở) tái xuất: .............................................................................................
3. Tài liệu kèm theo:
- ……………………………………
- ……………………………………
(Thương nhân) hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các nội dung giấy tờ, tài liệu kèm theo bản đăng ký này.
Nếu được UBND tỉnh Hà Giang lựa chọn, cho phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu
phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang, (Thương nhân) cam kết thực hiện
đúng các quy định của pháp luật và các quy định, chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Giang
về quản lý kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……
|
NGƯỜI
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP
LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
MẪU 02
TÊN
DOANH NGHIỆP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………
|
…………, ngày …… tháng …… năm ……
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP, TÁI
XUẤT HÀNG HÓA
THÁNG
……NĂM ……
(Từ
ngày 01/.... đến ngày…… tháng…… năm……)
Kính gửi:
Sở Công Thương tỉnh Hà Giang
Căn cứ Quyết định số
/QĐ-UBND ngày
tháng năm 20... của UBND tỉnh Hà
Giang về quy chế lựa chọn thương tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở
trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
Căn cứ Quyết định số
/QĐ-UBND
ngày tháng
năm 20... của UBND tỉnh Hà Giang về việc công bố doanh nghiệp được phép
tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa
khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
(Thương nhân) báo cáo tình hình thực
hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa qua địa bàn tỉnh Hà Giang tháng ..../20.... như
sau:
Tên
hàng
|
Mã số
HS
|
Thực
hiện tạm nhập
|
Thực
hiện tái xuất
|
Số
lượng chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nếu có)
|
Lượng
(cont 40'/ Chiếc/ Tấn)
|
Trị
giá (USD)
|
Cửa
khẩu tạm nhập
|
Lượng
(cont 40'/ Chiếc/ Tấn)
|
Trị
giá (USD)
|
Cửa
khẩu tái xuất
|
Lượng
(Chiếc/ Tấn)
|
Trị
giá (USD)
|
Đề
nghị kê khai cụ thể tên hàng
|
Đề
nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Nếu hàng còn lưu giữ tại kho, bãi,
cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị (Thương nhân) nêu rõ:
- Số lượng:..., trong đó:
+ Số lượng hàng đã về Việt Nam nhưng
chưa làm thủ tục tạm nhập: .............................
+ Số lượng hàng đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa
tái xuất ra khỏi Việt Nam: .........
.........................................................................................................................................
- Lý do chưa tái xuất được:
..............................................................................................
- Thời gian đã lưu giữ tại kho, bãi, cửa khẩu:
..................................................................
- Dự kiến thời gian giải tỏa hàng:
.....................................................................................
(Thương nhân) cam đoan những nội dung báo cáo trên
đây là đúng sự thật, nếu sai (Thương nhân) hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật./.
|
Người
đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)
|