BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1811/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 6 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ GIÁ HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21
tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày
21 tháng 01 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25
tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20
tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của
Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17
tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất
nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu
trị giá hải quan” và 02 phụ lục kèm theo.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số
2344/QĐ-TCHQ ngày 07/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban
hành Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
Điều 3. Thủ
trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Lãnh đạo TCHQ;
- Vụ CST, Vụ PC Bộ (BTC);
- Lưu: VT, TXNK(T.Linh - 30b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
|
QUY CHẾ
XÂY
DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ GIÁ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1811/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 6 năm 2018 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chế này quy định về cơ sở dữ liệu trị giá
hải quan, bao gồm: Thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; Phương
pháp xây dựng các thông tin trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; Quản lý, cập
nhật và sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Đối tượng thu thập, cập nhật, khai thác và sử
dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là các cán bộ, công chức hải quan có liên
quan đến công tác trị giá trong ngành Hải quan.
Điều 3. Cơ sở dữ liệu
trị giá hải quan
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là thông tin
liên quan đến xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại hoặc do các cơ quan có thẩm
quyền cung cấp, bao gồm cả Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị
giá và mức giá tham chiếu kèm theo. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được cập
nhật vào Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan.
Chương II
XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Điều 4. Thông tin xây
dựng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
1. Thông tin từ hoạt động nghiệp vụ hải quan
bao gồm:
a) Thông tin hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
b) Thông tin hoạt động nghiệp vụ hải quan do
cơ quan hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng
hóa đã thông quan;
c) Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật
của doanh nghiệp do cơ quan hải quan thu thập từ Hệ thống Quản lý rủi ro;
d) Thông tin từ Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu rủi ro về trị giá do Tổng cục Hải quan xây dựng.
2. Thông tin từ ngoài hoạt động nghiệp vụ hải
quan nêu tại khoản 2 Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Điều 5. Phương pháp
thu thập, cập nhật các thông tin
1. Đối với thông tin từ hoạt động nghiệp vụ
hải quan:
a) Thông tin do người khai hải quan khai báo:
Căn cứ hồ sơ, chứng từ tài liệu do doanh
nghiệp khai báo thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan được tự động
tích hợp từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu sang Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan (nộp cho cơ quan hải
quan đối với trường hợp tờ khai giấy).
b) Thông tin từ hoạt động nghiệp vụ hải quan:
b.1) Thông tin kết quả kiểm tra thực tế hàng
hóa được cán bộ kiểm tra thực tế hàng hóa cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan và tự động tích hợp sang Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải
quan. Trong đó, nội dung tên hàng phải đảm bảo theo hướng dẫn tại tiết
a.1.1 điểm 1.1 khoản 1 Điều 4 Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra, tham vấn
và xác định trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
b.2) Thông tin từ kết quả kiểm tra hồ sơ và
trị giá khai báo:
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra trị
giá hải quan công chức kiểm tra cập nhật tại chức năng “Kiểm tra hồ sơ và mức
giá” tại Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan, cụ thể:
b.2.1) Tại mục “Kiểm tra hồ sơ” cập nhật nội
dung: “Không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo/ Đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai
báo”;
b.2.2) Tại mục “Kiểm tra trị giá” cập nhật
nội dung “Không nghi vấn - chấp nhận trị giá khai báo/ Nghi vấn trị giá khai
báo - chuyển Cục tham vấn/ Nghi vấn trị giá khai báo - Chi Cục tham vấn/ Nghi
vấn trị giá khai báo cao đột biến - chấp nhận trị giá khai báo/ Có nghi vấn rủi
ro cao về trị giá, Doanh nghiệp không tuân thủ - Chi cục kiểm tra/ Có nghi vấn
trị giá doanh nghiệp đề nghị tham vấn một lần”;
b.2.3) Tại mục xác định trị giá thực hiện cập
nhật theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.3) Thông tin từ kết quả kiểm tra Thông báo
kết quả xác định trước trị giá:
b.3.1) Căn cứ kết quả kiểm tra Thông báo kết
quả xác định trước trị giá, công chức kiểm tra cập nhật tại chức năng “Kết quả
kiểm tra Thông báo kết quả xác định trước trị giá” tại Hệ thống quản lý dữ liệu
trị giá hải quan nội dung: “Phù hợp với kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm
tra thực tế hàng hóa/ Không phù hợp với kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm
tra thực tế hàng hóa”;
b.3.2 Tại mục xác định trị giá thực hiện cập
nhật theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.4) Thông tin từ kết quả tham vấn:
b.4.1) Căn cứ kết quả tham vấn ghi tại biên
bản tham vấn và thông báo trị giá hải quan công chức thực hiện tham vấn cập
nhật tại chức năng “Cập nhật kết quả tham vấn” tại Hệ thống quản lý dữ liệu trị
giá hải quan nội dung: “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo/ Bác bỏ trị giá
khai báo/ Người khai hải quan đồng ý mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan
xác định”;
b.4.2) Tại mục xác định trị giá thực hiện cập
nhật theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.5) Thông tin từ kết quả kiểm tra sau thông
quan về trị giá hải quan:
b.5.1) Căn cứ hồ sơ và kết luận kiểm tra sau
thông quan, công chức thực hiện kiểm tra sau thông quan cập nhật tại chức năng
“Cập nhật kết quả kiểm tra sau thông quan” tại Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá
hải quan nội dung: Ngày kiểm tra, đơn vị kiểm tra, hình thức kiểm tra; Cập nhật
kết quả kiểm tra: “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo/ Bác bỏ trị giá khai
báo”.
b.5.2) Tại mục xác định trị giá thực hiện cập
nhật theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.6) Thông tin từ kết quả giải quyết khiếu
nại về trị giá hải quan:
b.6.1) Căn cứ hồ sơ và kết quả giải quyết
khiếu nại công chức giải quyết khiếu nại thực hiện cập nhật tại chức năng “Cập
nhật kết quả giải quyết khiếu nại” tại Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải
quan như sau:
Tại mục “Thông tin khiếu nại” cập nhật nội
dung: số, ngày đơn khiếu nại, lý do khiếu nại theo tiêu chí lựa chọn có sẵn trên
Hệ thống.
Tại mục “Kết quả xử lý khiếu nại của cơ quan
hải quan” cập nhật nội dung: Cán bộ xử lý khiếu nại, căn cứ, cơ sở xử lý khiếu
nại, số Quyết định giải quyết khiếu nại, kết quả xử lý khiếu nại: Giữ nguyên
Quyết định/ Hủy một phần Quyết định/ Hủy toàn bộ Quyết định, lý do hủy.
b.6.2) Tại mục xác định trị giá thực hiện cập
nhật theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.7) Thông tin từ kết quả thanh tra, kiểm
tra:
b.7.1) Căn cứ kết luận của Đoàn thanh tra,
kiểm tra liên quan trị giá hải quan công chức thực hiện thanh tra, kiểm tra cập
nhật tại chức năng “Cập nhật kết quả thanh tra, kiểm tra” tại Hệ thống quản lý
dữ liệu trị giá hải quan nội dung: Số Quyết định thanh tra, kiểm tra; Nội dung
kết luận thanh tra, kiểm tra.
b.7.2) Tại mục xác định trị giá thực hiện cập
nhật theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.8) Thông tin từ lực lượng chống buôn lậu:
b.8.1) Căn cứ vào thông tin về kết quả kiểm
tra, xử lý liên quan về trị giá hải quan công chức thuộc lực lượng chống buôn
lậu cập nhật tại chức năng “Cập nhật kết quả chống buôn lậu” tại Hệ thống quản
lý dữ liệu trị giá hải quan nội dung kết quả kiểm tra, xử lý chống buôn lậu.
b.8.2) Cập nhật kết quả xác định trị giá hải
quan theo hướng dẫn tại điểm b.9 khoản này.
b.9) Cập nhật thông tin kết quả xác định trị
giá tại các điểm b.2, b.3, b.4, b.5, b.6, b.7, b.8 khoản 1 Điều này:
b.9.1) Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ
sở bác bỏ trị giá khai báo, công chức hải quan cập nhật tại các chức năng xác
định trị giá tương ứng tại hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan theo mức
giá, phương pháp xác định trị giá hải quan tại Thông báo trị giá hải quan, đồng
thời cập nhật nội dung “chưa đủ cơ sở bác bỏ”;
b.9.2) Trường hợp người khai hải quan thực
hiện khai bổ sung, (mức giá, phương pháp) theo Thông báo trị giá hải quan thì
công chức hải quan cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống quản lý dữ liệu trị
giá hải quan nội dung “Người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá
hải quan số, ngày, đơn vị ban hành”;
b.9.3) Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện
ấn định thuế, công chức thực hiện cập nhật tại các chức năng xác định giá tương
ứng tại Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan theo Thông báo trị giá hải
quan: Mức giá, phương pháp xác định, lý do xác định trị giá hải quan.
b.10) Thời gian cập nhật các nội dung thông
tin về trị giá tại các điểm b.1, b.2, b.3, b.4, b.5, b.6, b.7, b.8, b.9 khoản 1
Điều này là ngay trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề.
c) Thông tin về tình hình chấp hành tốt pháp
luật của doanh nghiệp được tự động cập nhật từ Hệ thống quản lý rủi ro sang Hệ
thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan.
d) Thông tin xây dựng Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá: Là các thông tin theo quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều này.
2. Đối với thông tin từ ngoài hoạt động
nghiệp vụ hải quan:
a) Thông tin về giá giao dịch trên thị trường
thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên thị trường thế giới) được thể
hiện trên trang điện tử của thị trường giao dịch mặt hàng đó;
b) Thông tin về giá kê khai do các cơ quan
chuyên môn thuộc Bộ quản lý theo pháp luật chuyên ngành đăng tải công khai trên
trang thông tin điện tử của các Bộ quản lý theo Pháp luật chuyên ngành;
c) Thông tin từ báo, tạp chí, tài liệu chuyên
ngành đối với ngành hàng như ô tô, xe máy, hàng điện tử, sắt thép do cơ quan hải
quan thu thập định kỳ hàng tháng;
d) Thông tin về dấu hiệu gian lận thương mại
trong khai báo trị giá do các cơ quan liên quan như: Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan hải quan;
đ) Thông tin giá chào bán trên mạng internet
từ những trang thông tin điện tử chính hãng hoặc có liên kết với trang thông
tin điện tử chính hãng, giá giao dịch trên thị trường thế giới (đối với mặt
hàng có giá giao dịch trên thị trường thế giới) được thể hiện trên trang điện
tử của thị trường giao dịch mặt hàng đó: Công chức thực hiện tra cứu thông tin
trên mạng Internet và ưu tiên lấy các mức giá theo trình tự sau:
đ.1) Giá Invoice Dealer là giá bán để xuất
khẩu ghi trên hóa đơn của người bán. Trường hợp giá chào bán có thể hiện các khoản
thuế tại nước xuất khẩu thì được trừ các khoản thuế đó.
Khi lấy giá Invoice Dealer phải lấy những
mạng có địa chỉ tin cậy, hình thức bán hàng không bị hạn chế bởi những điều
kiện nhất định có thể ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
đ.2) Trường hợp không có giá Invoice Dealer:
đ.2.1) Nếu có giá bán buôn thì lấy giá bán
buôn trừ (-) các khoản thuế tại nước xuất khẩu trừ (-) chi phí bán hàng;
đ.2.2) Nếu không có giá bán buôn (chỉ có giá
bán lẻ) thì quy đổi giá bán lẻ về giá bán buôn, sau đó trừ (-) các khoản thuế
tại nước xuất khẩu trừ (-) chi phí bán hàng. Trong đó, quy đổi giá bán lẻ về
giá bán buôn theo công thức: Giá bán buôn = Giá bán lẻ/110%.
Lưu ý:
- Đối với các khoản thuế tại nước xuất khẩu
công chức hải quan thực hiện tra cứu thông tin các khoản thuế tại nước xuất
khẩu (in thông tin tại thời điểm tra cứu kèm hồ sơ) để trừ các khoản thuế đó;
- Đối với chi phí bán hàng nêu tại điểm đ.2 khoản
này chỉ được trừ nếu thông tin, tài liệu có thể hiện các khoản chi phí. Trường
hợp thông tin, tài liệu không thể hiện các khoản chi phí thì không được sử dụng
thông tin này.
e) Thông tin từ giá bán tại thị trường nội
địa:
e.1) Đối với hàng nhập khẩu
e.1.1) Nếu có giá bán buôn: Lấy giá bán buôn
trên thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, tương tự với hàng hóa nhập khẩu
trừ (-) chi phí phát sinh sau nhập khẩu. Chi phí phát sinh sau nhập khẩu bao
gồm: Các khoản thuế phải nộp trong nước, chi phí chung được phép hạch toán vào
giá vốn và lợi nhuận. Chi phí chung và lợi nhuận được khấu trừ không quá 20%
giá bán.
e.1.2) Nếu không có giá bán buôn (chỉ có giá
bán lẻ) trên thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, tương tự với hàng hóa
nhập khẩu thì quy đổi giá bán lẻ về giá bán buôn, sau đó trừ (-) các chi phí
phát sinh sau nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm e.1.1 khoản 2 Điều này. Trong
đó, quy đổi giá bán lẻ về giá bán buôn theo công thức: Giá bán buôn = Giá bán
lẻ /110%.
Lưu ý:
- Đối với chi phí chung và lợi nhuận nêu tại tiết
e.1.1 và e.1.2 điểm e khoản 2 Điều này: Trường hợp tỷ lệ chi phí chung và lợi
nhuận có thông tin, chứng từ, tài liệu chứng minh thì được trừ theo thực tế.
- Riêng đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu:
Thông tin thu thập, phương pháp quy đổi và kiểm chứng thông tin được thực hiện
theo hướng dẫn nêu tại Phụ lục đính kèm Quy chế này.
e.2) Đối với hàng xuất khẩu:
e.2.1) Nếu có giá bán buôn: Lấy thông tin từ
giá bán buôn trên thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, tương tự với hàng
hóa xuất khẩu cộng (+) với các chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính
đến cửa khẩu xuất theo quy định tại điểm 4 khoản 15 Điều 1 Thông
tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
38/2015/TT-BTC .
e.2.2) Nếu không có giá bán buôn (chỉ có giá
bán lẻ): Lấy thông tin từ giá bán lẻ trên thị trường nội địa của hàng hóa giống
hệt, tương tự với hàng hóa xuất khẩu quy đổi về giá bán buôn, sau đó cộng (+)
với các chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất theo
quy định tại điểm 4 khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC
sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trong đó, quy đổi giá bán lẻ về
giá bán buôn theo công thức: Giá bán buôn = Giá bán lẻ /110%.
Lưu ý: Khi quy đổi theo hướng dẫn tại các điểm
e.1 và e.2 khoản 2 Điều này thì cần kiểm tra tính xác thực của các thông tin
giá bán thị trường nội địa của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thu thập được tại
các trang mạng thông qua khảo sát giá bán độc lập trên thị trường nội địa hoặc
so sánh mức giá từ 02 mạng khác nhau.
g) Thông tin về giá bán hàng hóa để xuất khẩu
đến Việt Nam do cơ quan hải quan các nước cung cấp theo thỏa thuận hợp tác hải
quan song phương hoặc đa phương.
h) Thông tin về dấu hiệu gian lận thương mại
trong khai báo trị giá do các cơ quan liên quan cung cấp như: Quản lý thị
trường, cơ quan công an, ngân hàng hoặc do các Bộ, ngành, cơ quan thuế.
i) Cách thức thu thập, cập nhật thông tin nêu
tại điểm a, b, d, đ, e khoản 2 Điều này:
i.1) Khi tra cứu được các thông tin, công
chức thực hiện in thông tin tra cứu (chú ý phải bao gồm: Thông tin chi tiết về
tên hàng, mức giá, trang thông tin);
i.2) Công chức thực hiện phân tích, kiểm
chứng, đánh giá mức độ tin cậy của thông tin, sau đó lập tờ trình báo cáo Lãnh
đạo các cấp lựa chọn thông tin, mức giá. Trong tờ trình cần nêu rõ lập luận, cơ
sở để lựa chọn mức giá. Lãnh đạo ghi ý kiến “chấp nhận” hoặc “không chấp nhận”
tại tờ trình;
i.3) Công chức thực hiện cập nhật ngay trong
ngày hoặc ngày làm việc sau liền kề tại chức năng “cập nhật thông tin từ ngoài
hoạt động hải quan” của Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan đối với
trường hợp Lãnh đạo phê duyệt ý kiến “chấp nhận".
k) Cách thức thu thập thông tin nêu tại điểm
g, h khoản 2 Điều này:
k.1) Công chức lập tờ trình báo cáo Lãnh đạo
các cấp (kèm theo các thông tin, tài liệu được cung cấp) đề xuất cập nhật vào
hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan;
k.2) Công chức cập nhật ngay trong ngày hoặc
ngày làm việc sau liền kề tại chức năng “cập nhật thông tin từ ngoài hoạt động
hải quan” của Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan đối với trường hợp Lãnh
đạo phê duyệt ý kiến “chấp nhận”.
Điều 6. Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá
1. Nguyên tắc xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá:
a) Mức giá xây dựng, sửa đổi, bổ sung được
tổng hợp từ các thông tin có độ tin cậy cao.
b) Mức giá phải được xây dựng cho từng mặt
hàng cụ thể, không xây dựng theo hình thức nhóm các mặt hàng có đặc điểm gần
giống nhau hoặc xây dựng không cụ thể, rõ ràng.
c) Tên hàng phản ánh đầy đủ chi tiết ký mã
hiệu, nhãn hiệu, model, thành phần, chủng loại, kết cấu, công dụng, tính năng,
năm sản xuất,... tình trạng mới/đã qua sử dụng,...đáp ứng yêu cầu về xác định
các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến xác định trị giá; Đơn vị tính phải được
định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường, trường hợp không định lượng được rõ
ràng thì phải quy đổi (ví dụ: thùng, chai ...thì phải quy đổi bao nhiêu hộp,
mỗi hộp bao nhiêu kg, mỗi chai có bao nhiêu ml...).
Chi tiết một số mặt hàng theo đúng hướng dẫn
tại tiết a.1.1 điểm 1.1 khoản 1 Điều 4 Quyết định số
1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 về việc ban hành quy trình kiểm tra, tham vấn,
xác định trị giá trong thông quan.
2. Phương pháp xây dựng, sửa đổi, bổ sung
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá nhận”.
a) Thu thập các thông tin theo trình tự ưu
tiên sau:
a.1) Thông tin từ trị giá khai báo của mặt
hàng giống hệt, tương tự xuất khẩu, nhập khẩu trước đó đã được cơ quan hải quan
chấp nhận trị giá khai báo;
a.2) Thông tin xác định trị giá hải quan do
cơ quan hải quan xác định hoặc do doanh nghiệp khai bổ sung theo đề nghị của cơ
quan hải quan của mặt hàng giống hệt, tương tự xuất khẩu, nhập khẩu trước đó;
a.3) Thông tin từ giá chào bán trên mạng
Internet quốc tế, thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa được quy đổi về
giá xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này;
a.4) Thông tin từ trị giá của hàng hóa giống
hệt, tương tự do nhà xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp hoặc do các tổ chức nước
ngoài, Hải quan các nước, các Bộ ngành, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân cung cấp;
a.5) Các thông tin khác (nếu có).
b) Tổng hợp, phân tích và kiểm chứng thông
tin:
b.1) Khi thu thập các thông tin nêu tại tiết
a.1 điểm a khoản này phải loại trừ các trường hợp thuộc diện nghi vấn theo quy
định tại tiết b.4, b.5 điểm b khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản
14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 3
8/2015/TT-BTG.
b.2) Mức giá đề xuất phải được dẫn chiếu được
từ 02 thông tin nêu tại điểm a khoản 2 Điều này trở lên;
b.3) Khi thu thập thông tin thị trường nội
địa tại tiết a.3 điểm a khoản 2 Điều này thì cần kiểm tra tính xác thực của các
thông tin thông qua khảo sát giá bán thị trường nội địa hoặc so sánh mức giá từ
02 mạng khác nhau;
b.4) Khi thu thập thông tin tại tiết a.4, a.5
điểm a khoản 2 Điều này thì cần kiểm tra tính xác thực, nguồn gốc thông tin và
thực hiện quy đổi về giá xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5
Quy chế này.
c) Đề xuất Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất
nhập khẩu) xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều
này.
3. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc xây
dựng, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ mặt hàng và mức tham chiếu tại Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá
a) Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố, căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả
kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá, kết quả chống buôn lậu, tình hình
kim ngạch, mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tình hình buôn lậu,
gian lận thương mại trị giá theo quy định để đề xuất Tổng cục Hải quan (Cục
Thuế xuất nhập khẩu) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh vụ
việc sửa đổi, bổ sung tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị
giá và mức giá tham chiếu kèm theo trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp xây dựng
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cụ thể:
a.1) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu đối với trường hợp
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Điều
24 Thông tư số 39/2015/TT-BTC nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Mẫu số 1 Quy
chế này.
a.2) Bãi bỏ mặt hàng tại Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Mẫu số 04
đối với các trường hợp:
a.2.1) Mặt hàng có thuế suất thuế xuất khẩu,
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, đồng thời không thuộc đối tượng chịu thuế
giá trị gia tăng hoặc có thuế suất thuế giá trị gia tăng dưới 10%;
a.2.2) Mặt hàng không phát sinh xuất khẩu,
nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm báo cáo
đề xuất bãi bỏ;
a.3) Bổ sung mức giá tham chiếu đối với
trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá trong Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu
theo Mẫu số 01 Quy chế này.
a.4) Sửa đổi mức giá tham chiếu đối với
trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có biến động tăng
hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Mẫu số 02 Quy
chế này.
Kèm theo chứng từ, tài liệu có liên quan đến
mức giá đề xuất sửa đổi, bổ sung (đóng dấu giáp lai của Cục) và thuyết minh mức
giá tham chiếu tại Danh mục bất hợp lý, mức giá đề xuất bổ sung, sửa đổi.
a.5) Gửi báo cáo đề xuất kèm theo các chứng
từ, tài liệu liên quan bằng văn bản về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập
khẩu), đồng thời gửi hòm thư điện tử rrtg@customs.gov.vn để phản ánh kịp thời.
a.6) Định kỳ hàng tháng (ngày cuối cùng của
tháng), tổng hợp tất cả những mặt hàng đã đề xuất bổ sung, sửa đổi trong tháng
theo Mẫu số 02/DMBS/2015 (đối
với đề xuất bổ sung), Mẫu số
03/DMSD/2015 (đối với đề xuất sửa đổi) Phụ lục II Thông tư số
39/2015/TT-BTC và Mẫu số 4 (đối với đề xuất bãi bỏ
mặt hàng, mức giá) gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập khẩu).
a.7) Thiết lập hòm thư điện tử và phân công
đầu mối theo dõi để bổ sung thông tin, nội dung giải trình khi Tổng cục yêu cầu
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung thông tin,
tài liệu (nếu có).
a.8) Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách
nhiệm trong việc sử dụng mức giá đề xuất bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu rủi ro về trị giá để xác định nghi vấn, thực hiện tham vấn, kiểm tra
sau thông quan, xác định trị giá, giải quyết khiếu nại trong trường hợp Tổng
cục Hải quan không có ý kiến khác. Mức giá đề xuất sửa đổi Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá chỉ được áp dụng khi Tổng cục Hải quan
ban hành mức giá sửa đổi hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản để đảm bảo sự
thống nhất.
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng
cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục
Quản lý rủi ro, Vụ Thanh tra- Kiểm tra):
b.1) Căn cứ chức năng nhiệm vụ cụ thể của các
đơn vị, khi có thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, xác định trị giá,
thông tin điều tra xác minh, thông tin giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp
hoặc các đơn vị có liên quan thì tổng hợp gửi về Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng
cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thu thập hoặc xử lý
thông tin kèm theo đề xuất, kiến nghị cụ thể.
b.2) Thông tin cung cấp phải rõ ràng, chính
xác, đã được kiểm chứng kèm theo các chứng từ, tài liệu có liên quan theo Mẫu số 3 Quy chế này gửi về Cục Thuế xuất nhập khẩu -
Tổng cục Hải quan bằng văn bản, đồng thời gửi hòm thư điện tử
rrtg@customs.gov.vn để phản ánh kịp thời.
b.3) Cục Kiểm tra sau thông quan căn cứ trên
cơ sở kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để cung cấp các
thông tin nêu tại tiết b.1, b.2 điểm b khoản này và chi phí chung, lợi nhuận
theo ngành hàng về Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan.
c) Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải
quan:
c.1) Tiếp nhận và xử lý đối với đề xuất sửa
đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá của các
Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
c.1.1) Tiếp nhận, thẩm định báo cáo Mẫu số 1, Mẫu số 2, Mẫu số 3, Mẫu số 4 tại
Quy chế này do các đơn vị gửi và xử lý như sau:
c.1.1.1) Trả lại các đơn vị gửi trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin đề xuất bằng văn bản đối
với trường hợp:
c.1.1.2) Không đầy đủ các thông tin theo đúng
hướng dẫn tại khoản 2 Điều này đối với Mẫu số 1, Mẫu số 2; điểm b khoản 3 Điều này đối với Mẫu số 3 nêu trên hoặc đủ thông tin nhưng thiếu dữ
liệu gửi kèm;
c.1.1.3) Không thỏa mãn các nội dung nêu tại tiết
a.2 khoản 3 Điều này đối với Mẫu số 4.
c.1.2) Yêu cầu các đơn vị gửi bổ sung, giải
thích trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu đối với
trường hợp cần giải thích làm rõ thêm các thông tin.
c.1.3) Trả lại các đơn vị gửi và yêu cầu làm
rõ trách nhiệm đối với trường hợp thông tin gửi kèm theo báo cáo không chính
xác, nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung không có cơ sở theo quy định tại khoản
1, 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin đề
xuất bằng văn bản.
c.1.4) Báo cáo đề xuất Tổng cục ban hành văn
bản chấn chỉnh những sai sót, tồn tại, bất cập trong công tác kiểm tra, xác
định trị giá trên cơ sở các thông tin do các đơn vị cung cấp.
c.2) Đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi, bãi
bỏ mặt hàng hoặc mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
rủi ro về trị giá: Định kỳ tối thiểu 06 tháng một lần hoặc trong trường hợp cần
thiết trên cơ sở căn cứ các tiêu chí xây dựng, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ mặt
hàng trong Danh mục mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá quy
định tại Điều 24 Thông tư số 39/2015/TT-BTC; trên cơ sở xem
xét các kiến nghị của tổ chức cá nhân; đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố
và các đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục:
c.2.1) Tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của
các đơn vị, tổ chức, cá nhân về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ mặt hàng tại Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá;
c.2.2) Phân tích, đánh giá thông tin kiến
nghị, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ mặt hàng tại Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá;
c.2.3) Lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về
việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức
giá tham chiếu kèm theo;
c.2.4) Tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn
vị, trình Tổng cục ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về
trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo.
Lưu ý: Trong quá trình xây dựng danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, tùy từng trường hợp cụ thể để thu
thập và tổng hợp các thông tin đưa ra mức giá phù hợp với thực tế, không nhất
thiết phải thu thập đầy đủ các thông tin nêu trên mới xây dựng mức giá.
4. Cập nhật Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu rủi ro về trị giá:
a) Cục Thuế xuất nhập khẩu phối hợp với Cục
Công nghệ thông tin và thống kê hải quan thực hiện cập nhật trước ngày hiệu lực
của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham
chiếu kèm theo vào Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan để kiểm tra trị
giá.
b) Cục Quản lý rủi ro thực hiện cập nhật
trước ngày hiệu lực của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị
giá và mức giá tham chiếu kèm theo vào hệ thống thông tin quản lý rủi ro để
thực hiện phân luồng.
Chương III
SỬ DỤNG,
QUẢN LÝ VÀ BẢO MẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Điều 7: Sử dụng cơ sở
dữ liệu trị giá hải quan
1. Kiểm tra trị giá tại khâu thông quan.
a) Thông tin để kiểm tra trị giá khai báo là
các thông tin theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
b) Sử dụng thông tin để kiểm tra trị giá khai
báo như sau: Công chức kiểm tra so sánh, đối chiếu trị giá khai báo với trị giá
các thông tin nêu tại Điều 4 Quy chế này để xác định các trường hợp nghi vấn
trị giá khai báo theo quy định tại b.4, b.5 điểm b khoản 3 Điều
25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT- BTC.
2. Tham vấn trị giá:
a) Thông tin để thực hiện tham vấn là các
thông tin theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Quy chế
này.
b) Công chức tham vấn tổng hợp, phân tích,
quy đổi và kiểm chứng các thông tin tại điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều
4 theo hướng dẫn tại Điều 5 và điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế này.
c) Sử dụng thông tin để tham vấn: Công chức
tham vấn so sánh, đối chiếu trị giá khai báo với các thông tin đã được đánh giá
mức độ tin cậy để làm rõ nghi vấn về trị giá khai báo. Khi sử dụng thông tin
tại điểm a, b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Quy chế này thì cần kiểm tra các
điều kiện mua bán về số lượng, cấp độ thương mại, phương thức vận chuyển,...nếu
có căn cứ xác định sự khác biệt so với lô hàng đang kiểm tra, xác định thì thực
hiện quy đổi.
3. Xác định trị giá hải quan
a) Thông tin để xác định trị giá hải quan là
các thông tin theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Quy chế
này.
b) Công chức tổng hợp, phân tích, quy đổi và
đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin tại điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2
Điều 4 theo hướng dẫn tại Điều 5 và điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế này.
c) Sử dụng các thông tin để xác định trị giá:
c.1) Chỉ sử dụng các thông tin sau khi đã
được kiểm chứng độ tin cậy để xác định trị giá hải quan;
c.2) Khi sử dụng các thông tin để xác định
trị giá hải quan phải thực hiện theo các nguyên tắc, trình tự, phương pháp quy
định tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ; Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 38/2015/TT-BTC ,
Thông tư 39/2015/TT- BTC và hướng dẫn tại Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ;
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra khác: Được
sử dụng các thông tin quy định tại Điều 4 Quy chế này để phục vụ quá trình kiểm
tra, thanh tra nhưng phải tuân thủ việc thu thập, sử dụng, cập nhật thông tin
theo quy định tại Quy chế này.
5. Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Điều 8. Trách nhiệm
quản lý cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
1. Quản lý và lưu trữ hồ sơ
Toàn bộ hồ sơ thu thập các thông tin, hồ sơ
xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và các thông
tin khác bao gồm: Thông tin, tờ trình báo cáo lãnh đạo các cấp, ý kiến phê
duyệt của Lãnh đạo phải được công chức xử lý lưu trữ hồ sơ theo quy định.
2. Quản lý hệ thống quản lý dữ liệu trị giá
hải quan
a) Các đơn vị được cập nhật, khai thác và sử
dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được phân quyền theo tên truy cập, mật khẩu
riêng đến từng cán bộ, công chức phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ,
công chức được giao theo sự phân công của Lãnh đạo đơn vị.
b) Việc trao đổi, cung cấp các thông tin
trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan giữa các bộ phận trong đơn vị, cho các đơn
vị ngoài ngành hải quan do Lãnh đạo đơn vị đó quyết định theo quy định pháp
luật về bảo mật thông tin và quản lý hệ thống.
c) Tại cấp Chi cục:
c.1) Tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin
về giá vào hệ thống theo đúng chức năng, phạm vi và thẩm quyền của cấp Chi cục
theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này.
c.2) Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực và kịp thời của các thông tin dữ liệu được thu thập và cập nhật vào
Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm tổ chức triển
khai, quản lý có hiệu quả trong quá trình thu thập, cập nhật, khai thác và sử
dụng cơ sở dữ liệu giá trong phạm vi do Chi cục quản lý.
d) Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
d.1) Tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin
về giá vào hệ thống theo đúng chức năng, phạm vi và thẩm quyền của cấp Cục theo
hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này.
d.2) Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực và kịp thời của các thông tin dữ liệu được thu thập và cập nhật vào
hệ thống trong phạm vi toàn Cục.
d.3) Chịu trách nhiệm tổ chức khai thác, quản
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin dữ liệu hiện có trong phạm vi toàn
Cục.
d.4) Tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thu thập,
cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu giá tại các Chi cục trực thuộc.
d.5) Là đầu mối phối hợp với các đơn vị trong
việc nâng cấp chương trình, khắc phục các vướng mắc phát sinh khi có hướng dẫn
của Tổng cục.
d.6) Đảm bảo sự vận hành thông suốt của Hệ
thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan. Khắc phục các sự cố về vấn đề kỹ thuật,
về máy móc thiết bị, đường truyền mạng, lỗi phần mềm... để duy trì sự hoạt động
liên tục và có hiệu quả của hệ thống trong phạm vi toàn Cục. Trường hợp không
khắc phục được sự cố thì phải báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan (Cục Công nghệ
Thông tin và thống kê Hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu) để xem xét, xử lý.
Cục trưởng chịu trách nhiệm tổ chức triển
khai, quản lý có hiệu quả trong quá trình thu thập, cập nhật, khai thác và sử
dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan trong phạm vi toàn Cục.
e) Tại Tổng cục Hải quan: Các đơn vị thuộc
Tổng cục Hải quan tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin giá vào Hệ thống
quản lý dữ liệu giá hải quan theo đúng chức năng, phạm vi và thẩm quyền của đơn
vị, các nội dung thu thập, cập nhật quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này.
e.1) Cục Thuế xuất nhập khẩu:
e.1.1) Quản lý về nội dung toàn bộ Hệ thống
quản lý dữ liệu trị giá hải quan của toàn ngành Hải quan.
e.1.2) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Cục
Hải quan tỉnh, thành phố thu thập, cập nhật thông tin dữ liệu trị giá hải quan
theo đúng thời gian quy định.
e.1.3) Xử lý các vấn đề nghiệp vụ phát sinh
trong quá trình khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan trong toàn
ngành Hải quan.
e.1.4) Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện
chức năng Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan bị lỗi kịp thời thông báo
cho Cục Công nghệ Thông tin và thống kê Hải quan để được khắc phục.
e.2) Cục Công nghệ Thông tin và thống kê Hải
quan:
e.2.1) Chịu trách nhiệm chia sẻ thông tin về
dữ liệu trị giá kịp thời, chính xác để các đơn vị trong và ngoài ngành khai
thác và sử dụng theo quy định. Bảo mật các thông tin được chia sẻ;
e.2.2) Quản lý, duy trì và đảm bảo các yêu
cầu về kỹ thuật trong suốt quá trình vận hành cơ sở dữ liệu giá trong toàn
ngành Hải quan;
e.2.3) Đảm bảo an ninh, an toàn về mặt kỹ
thuật, bảo mật số liệu đối với Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan tại
Trung tâm dữ liệu của Tổng cục Hải quan;
e.2.4) Theo dõi hoạt động của các dịch vụ,
ứng dụng công nghệ thông tin có liên quan đến Hệ thống quản lý dữ liệu giá hải
quan, đảm bảo hoạt động liên tục, không bị gián đoạn;
e.2.5) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Cục
Hải quan tỉnh, thành phố về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc vận hành chương trình
được thông suốt;
e.2.6) Hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị hải
quan trong quá trình vận hành hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan;
e.2.7) Là đầu mối phối hợp với các đơn vị
trong việc nâng cấp chương trình, khắc phục các lỗi, vướng mắc phát sinh khi có
hướng dẫn của Tổng cục;
e.2.8) Thực hiện việc cấp tài khoản cho từng
đối tượng sử dụng tại Tổng cục Hải quan trên cơ sở yêu cầu của các đơn vị Vụ,
Cục chức năng đã được Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan đồng ý về
việc cấp tài khoản, phân quyền chức năng.
e.2.9) Quản lý danh sách các cán bộ sử dụng
Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan tại đơn vị: Yêu cầu cán bộ sử dụng Hệ
thống khi được cấp tên truy cập phải đổi mật khẩu sau lần đăng nhập đầu tiên.
Đối với cán bộ luân chuyển công tác không sử dụng Hệ thống phải thu hồi lại tài
khoản.
e.3) Cục Kiểm tra sau thông quan:
Thiết lập tự động chuyển thông tin kết quả
kiểm tra sau thông quan có điều chỉnh về giá từ Hệ thống dữ liệu của kiểm tra
sau thông quan sang Hệ thống quản lý dữ liệu giá hải quan.
e.4) Cục Quản lý rủi ro:
Thiết lập tự động chuyển thông tin về tình
hình chấp hành tốt pháp luật từ Hệ thống Quản lý rủi ro vào Hệ thống quản lý dữ
liệu giá hải quan.
e.5) Trách nhiệm của cán bộ, công chức Hải
quan thuộc các cấp trong ngành:
e.5.1) Cán bộ công chức Hải quan khi khai
thác, sử dụng các thông tin dữ liệu trị giá hải quan trên Hệ thống để hỗ trợ
công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan và quản lý trị giá hải
quan phải thực hiện theo đúng các văn bản pháp quy hiện hành hướng dẫn về trị
giá hải quan;
e.5.2) Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực và kịp thời của các dữ liệu được thu thập, cập nhật vào hệ thống đối
với mảng dữ liệu được phân công;
c.5.3) Dữ liệu thông tin đưa vào máy tính
phải được kiểm tra phù hợp với bộ hồ sơ nhập khẩu hoặc chứng từ có liên quan
theo đúng các quy định của pháp luật và theo đúng các văn bản đã được Lãnh đạo
phê duyệt;
e.5.4) Tuyệt đối tuân thủ quy trình quản lý
trên máy tính;
e.5.5) Chỉ được khai thác và sử dụng mảng dữ
liệu trong hệ thống liên quan đến công việc chuyên môn theo sự phân công của
lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm về tính bảo mật đối với mảng dữ liệu được
phân công theo dõi quản lý.
Điều 9. Bảo mật cơ sở
dữ liệu trị giá hải quan
1. Đối với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu rủi ro về trị giá
Các cán bộ, công chức chỉ sử dụng Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá trong nội bộ trong ngành Hải
quan và bảo quản theo chế độ Mật.
2. Đối với Hệ thống quản lý dữ liệu giá hải
quan
a) Các cán bộ, công chức sử dụng Hệ thống
quản lý dữ liệu giá hải quan tại các cấp Hải quan sau khi được cấp tên, quyền
hạn truy nhập hệ thống và các trang thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn (thiết bị
ký chữ ký số,..) có trách nhiệm tự thay đổi và bảo mật mật khẩu truy nhập, bảo
quản các trang thiết bị và sử dụng đúng quyền hạn được xác lập trên hệ thống. Tên
truy nhập, mật khẩu (hoặc chữ ký số) là căn cứ để xác định trách nhiệm của từng
người sử dụng trong việc thực hiện các chức năng của hệ thống.
b) Cán bộ quản trị mạng phải phân rõ quyền
hạn truy nhập vào Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan.
c) Mật khẩu quản trị máy chủ tại cấp Cục Hải
quan phải gồm ít nhất hai phần. Một phần do Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và
thống kê hải quan giữ, một phần do cán bộ quản trị hệ thống tại cấp Cục giữ.
d) Mật khẩu quản trị máy chủ tại Tổng cục Hải
quan phải gồm ít nhất hai phần. Một phần do Lãnh đạo Cục Công nghệ Thông tin và
thống kê Hải quan phụ trách giữ, một phần do cán bộ quản trị hệ thống tại cấp
Tổng cục giữ.
e) Các máy chủ, máy trạm phải cài phần mềm
phòng chống virus có bản quyền, thường xuyên cập nhật để đảm bảo an toàn, an
ninh hệ thống.
f) Dữ liệu cập nhật hàng ngày của các đơn vị
Hải quan cuối mỗi ngày hoặc mỗi buổi phải được lưu trữ thành một bản dự phòng.
Bản dự phòng này có thể khôi phục được trong trường hợp có sự cố hỏng hóc thiết
bị một cách khách quan.
g) Dữ liệu dự phòng phải đảm bảo được lưu
trên thiết bị lưu trữ thống nhất, bảo mật và an toàn.
h) Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin và
thống kê Hải quan tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị trong việc phân
quyền, sao lưu dữ liệu dự phòng và lưu trữ cơ sở dữ liệu trị giá hải quan đảm
bảo thống nhất, bảo mật và an toàn.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức thực
hiện
1. Đối với việc xây dựng Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá:
Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục: Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ
Thanh Tra, Kiểm tra, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Quản lý rủi ro, Cục Thuế
xuất nhập khẩu tổ chức phân công công việc để đảm bảo thực hiện đúng quy định
về xây dựng, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ mặt hàng hoặc mức giá tham chiếu tại Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm
theo theo hướng dẫn tại Quy chế này.
2. Đối với Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá
Hải quan
a) Cục Công nghệ Thông tin và thống kê Hải
quan tổ chức xây dựng phần mềm Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá Hải quan và ban
hành tài liệu hướng dẫn sử dụng các chức năng của hệ thống để thực hiện thống
nhất việc cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý thông tin dữ liệu trị giá hải
quan trong toàn Ngành.
b) Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục
trưởng Cục Công nghệ Thông tin và thống kê Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức
triển khai, quản lý có hiệu quả trong quá trình thu thập, cập nhật, khai thác
và sử dụng Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá Hải quan trong toàn ngành Hải quan.
c) Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị mình để xây dựng và ban hành các quy
định cụ thể phân cấp cho cán bộ, công chức trong quá trình thu thập, cập nhật,
khai thác và sử dụng Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá Hải quan dựa trên những
quy định của quy chế này. Chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ có liên quan chia sẻ,
cung cấp các thông tin có liên quan đến công tác kiểm tra, xác định trị giá hải
quan như: Thông tin về tờ khai từ hệ thống Vnacss và E-Customs V5, thông tin về
doanh nghiệp trên hệ thống quản lý rủi ro, thông tin vi phạm trên hệ thống xử
lý vi phạm, thông tin về kiểm tra sau thông quan,...để nâng cao hiệu quả công
tác khai thác thông tin trong toàn Ngành.
d) Các đơn vị và cá nhân liên quan thuộc và
trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ
thống quản lý dữ liệu trị giá Hải quan theo đúng chức năng và nhiệm vụ được quy
định tại Quy chế này.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi làm sai lệch thông
tin trị giá hải quan, tự ý sửa chữa phần mềm cơ sở dữ liệu giá hoặc khai thác
thông tin trị giá hải quan vào các mục đích ngoài quy định của pháp luật và Quy
chế này.
4. Đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định tại
Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của Ngành và của pháp luật.
5. Trong quá trình thực hiện có khó khăn,
vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Tổng cục Hải quan để hướng dẫn hoặc nghiên cứu
điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
Mẫu
số 01
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH, TP….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày tháng
năm
|
ĐỀ
XUẤT XÂY DỰNG BỔ SUNG DANH MỤC HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU RỦI RO VỀ TRỊ GIÁ
1. Số tờ khai, ngày tờ khai:
2. Ngày xuất khẩu:
3. Lý do bổ sung: Hàng chưa có mức giá
tham chiếu tại Danh mục.
4. Mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu cần bổ sung:
Mã số HS
(8 số)
|
Tên hàng
|
Xuất xứ
|
Đơn vị tính
|
Mức giá khai báo
|
|
|
|
|
|
5. Thông tin thu thập được:
5.1 Thông tin từ hoạt động nghiệp vụ hải
quan:
- Mức giá khai báo tại GTT02 đã được cơ quan
chấp nhận (từ thấp nhất đến cao nhất):
- Mức giá xác định tại GTT02 (từ thấp nhất
đến cao nhất):
- Mức giá điều chỉnh từ kết quả giải quyết
khiếu nại (nếu có):
- Mức giá điều chỉnh từ kết quả kiểm tra sau
thông quan (nếu có):
- Thông tin khác (nếu có):
5.2 Thông tin từ ngoài hoạt động nghiệp vụ
hải quan:
- Thông tin giá bán từ nước xuất khẩu:
- Thông tin giá bán trong nước:
- Thông tin khác (nếu có):
6. Đề xuất:
- Diễn giải các cơ sở bổ sung, tài liệu thu
thập được (đính kèm)
- Mức giá đề nghị bổ sung:
LÃNH ĐẠO PHÒNG THUẾ
XNK/PHÒNG NGHIỆP VỤ
|
LÃNH ĐẠO CỤC
|
Mẫu
số 02
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH, TP….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày
tháng năm
|
ĐỀ
XUẤT SỬA ĐỔI DANH MỤC
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU RỦI RO VỀ TRỊ GIÁ
1. Số tờ khai, ngày tờ khai:
2. Ngày xuất khẩu:
3. Lý do điều chỉnh: Hàng xuất khẩu/nhập
khẩu có mức giá cao/thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục .
4. Mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu cần sửa đổi:
Mã số HS
(8 số)
|
Tên hàng
|
Xuất xứ
|
Đơn vị tính
|
Mức giá khai báo
|
Mức giá tham chiếu
tại Danh mục
|
|
|
|
|
|
|
5. Thông tin thu thập được:
5.1 Thông tin từ hoạt động nghiệp vụ hải
quan:
- Mức giá khai báo tại GTT02 đã được cơ quan
chấp nhận (từ thấp nhất đến cao nhất):
- Mức giá xác định tại GTT02 (từ thấp nhất
đến cao nhất):
- Mức giá điều chỉnh từ kết quả giải quyết
khiếu nại (nếu có):
- Mức giá điều chỉnh từ kết quả kiểm tra sau
thông quan (nếu có):
- Thông tin khác (nếu có):
5.2 Thông tin từ ngoài hoạt động nghiệp vụ
hải quan:
- Thông tin giá bán từ nước xuất khẩu:
- Thông tin giá bán trong nước:
- Thông tin khác (nếu có):
6. Đề xuất:
- Diễn giải các cơ sở sửa đổi, tài liệu thu
thập được (đính kèm)
- Mức giá đề nghị sửa đổi:
LÃNH ĐẠO PHÒNG THUẾ
XNK/PHÒNG NGHIỆP VỤ
|
LÃNH ĐẠO CỤC
|
Mẫu
số 03
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC/ VỤ…..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày
tháng năm
|
CUNG
CẤP THÔNG TIN MẶT HÀNG RỦI RO VỀ TRỊ GIÁ
1. Mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu cung cấp
thông tin:
STT
|
Mã số HS
(8 số)
|
Tên hàng
|
Xuất xứ
|
Đơn vị tính
|
Mức giá khai báo
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
2. Thông tin thu thập được, bao gồm:
-
-
3. Các tài liệu kèm theo, bao gồm:
-
-
4. Nội dung kiến nghị/căn cứ/cơ sở:
LÃNH ĐẠO PHÒNG THUẾ
XNK/PHÒNG NGHIỆP VỤ
|
LÃNH ĐẠO CỤC
|
Mẫu
số 04
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH, TP….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày
tháng năm
|
ĐỀ
XUẤT BÃI BỎ MẶT HÀNG VÀ MỨC GIÁ TẠI DANH MỤC HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU RỦI RO VỀ TRỊ GIÁ
1. Mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu đề xuất bãi
bỏ:
STT
|
Mã số HS
(8 số)
|
Tên hàng
|
Xuất xứ
|
Đơn vị tính
|
Mức giá khai báo
|
Dòng hàng/ Quyết
định
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
2. Lý do đề xuất:
Ví dụ:
- Mặt hàng A... mã số HS...có thuế suất...
Căn cứ đề xuất: Biểu thuế ưu đãi (theo quy
định tại Thông tư số...)
- Do mặt hàng không phát sinh xuất khẩu/nhập
khẩu tại cơ sở dữ liệu trị giá khoảng trong thời gian từ 02 năm trở lên.
Căn cứ đề xuất: Tra cứu dữ liệu tại Hệ
thống... từ ngày...đến ngày... thì mặt hàng trên không phát sinh xuất khẩu/nhập
khẩu.
4. Các tài liệu kèm theo, bao gồm:
-
-
LÃNH ĐẠO PHÒNG THUẾ
XNK/PHÒNG NGHIỆP VỤ
|
LÃNH ĐẠO CỤC
|
PHỤ LỤC I
THU
THẬP, QUY ĐỔI VÀ KIỂM CHỨNG THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XE Ô TÔ NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1811/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 6 năm 2018 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Nguồn thông tin thu thập và Phương pháp quy
đổi, kiểm chứng thông tin được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Quy chế này,
trong đó:
a) Thông tin từ giá xuất khẩu của hàng hóa
giống hệt, tương tự với hàng hóa nhập khẩu được chào bán trên mạng internet từ
những trang thông tin điện tử chính hãng hoặc có liên kết với trang thông tin
điện tử chính hãng, giá giao dịch trên thị trường thế giới (có cùng xuất xứ).
Ví dụ: mặt hàng xe audi tra cứu địa chỉ: http://audi.de. Trường hợp không có
trang mạng chính hãng thì thực hiện tra cứu các trang thông tin khác như:
http://msn.com: http://truecar.com: http://cars.com... Khi thu thập thông tin
từ nguồn này, cần ưu tiên lấy các mức giá theo trình tự sau:
- Giá Invoice Dealer là giá bán ghi trên hóa
đơn của người bán.
- Giá MSRP là giá bán lẻ đề xuất của nhà sản
xuất, quy đổi về giá bán buôn.
- Giá xuất xưởng tại nhà máy.
b) Thông tin từ giá bán thị trường nội địa
của hàng hóa nhập khẩu tại mạng chính hãng chào bán (có cùng xuất xứ). Ví dụ:
mặt hàng xe toyota tra cứu địa chỉ trang chính hãng www.toyota.com.vn). Trường
hợp không có trang mạng chính hãng thì thực hiện tra cứu các trang thông tin
khác như: http://banxehoi.com: http://xehoigiatot.vn: http://giaxeoto.vn:;
http://bonbanh.com:...
Đối với nguồn thông tin từ giá thị trường nội
địa: cần kiểm tra tính xác thực của các thông tin giá bán thị trường nội địa
của hàng hóa nhập khẩu thu thập được tại các trang mạng thông qua khảo sát giá
bán độc lập trên thị trường nội địa hoặc so sánh mức giá từ 02 mạng khác nhau.
Khi tính toán quy đổi từ giá bán thị trường nội địa về giá nhập khẩu, chi phí
chung và lợi nhuận được phép khấu trừ như sau:
- Đối với các loại xe có giá bán từ 1 tỷ đồng
trở xuống: khấu trừ không quá 15% giá bán.
- Đối với các loại xe có giá bán trên 1 tỷ
đồng đến 3 tỷ đồng: Khấu trừ không quá 10% giá bán.
- Đối với các loại xe có giá bán trên 3 tỷ
đồng đến 5 tỷ đồng: Khấu trừ không quá 5% giá bán.
- Đối với các loại xe có giá bán trên 5 tỷ
đồng: Khấu trừ không quá 3% giá bán.
Trường hợp doanh nghiệp xuất trình khoản chi
phí chung và lợi nhuận được hạch toán vào chi phí, có xác nhận của cơ quan thuế
nội địa thì được khấu trừ theo tỷ lệ thực tế.
PHỤ LỤC II
SƠ
ĐỒ THÔNG TIN XÂY DỰNG, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, CẬP NHẬT VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TRỊ GIÁ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1811/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 6 năm 2018
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu trị giá hải
quan:
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi
ro về trị giá:
4. Sử dụng cơ sở dữ liệu Trị giá Hải quan: