BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1524/QĐ-BNN-TY
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 07
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHẬP, XUẤT TẠI CỬA KHO VÀ BẢO QUẢN HÀNG DỰ
TRỮ QUỐC GIA THUỐC THÚ Y
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP
ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ Quốc
gia;
Căn cứ Thông tư số 143/2007/TT-BTC
ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Thú y, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy trình kỹ thuật nhập, xuất tại cửa kho và bảo quản hàng dự trữ quốc
gia thuốc thú y.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ
trưởng Vụ Tài chính, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
- Bộ Tài chính, TC Dự trữ NN;
- Các đơn vị dự trữ quốc gia về thuốc thú y;
- Lưu: VT, Cục Thú y.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NHẬP, XUẤT TẠI CỬA KHO VÀ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THUỐC THÚ Y
(kèm theo Quyết định sổ 1524/QĐ-BNN-TY ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định các điều kiện
yêu cầu kỹ thuật và trình tự các bước thực hiện trong việc nhập, xuất tại cửa
kho và bảo quản hàng dự trữ quốc gia vắc xin, hóa chất sát trùng dùng trong thú
y (gọi tắt là hàng hóa).
2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập, xuất tại cửa kho và bảo quản hàng
dự trữ quốc gia thuốc thú y.
II. QUY ĐỊNH KỸ
THUẬT
1. Chất lượng hàng dự trữ
quốc gia thuốc thú y
- Hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y phải
có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã được cấp
giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.
- Hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y
khi nhập kho phải có nguồn gốc xuất xứ, phiếu kiểm tra chất lượng của nhà sản
xuất và phiếu kiểm tra chất lượng của trung tâm kiểm nghiệm
thuốc thú y Trung ương cho từng lô hàng. Thuốc thú y phải đạt chất lượng theo tiêu
chuẩn kỹ thuật của từng loại thuốc.
2. Yêu cầu đối với tổ chức
có hoạt động bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y
Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất hoặc kinh doanh thuốc thú y do Cục Thú y cấp mới được phép tham gia hoạt
động bảo quản hàng hóa.
III. QUY TRÌNH NHẬP, XUẤT TẠI CỬA
KHO VÀ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THUỐC THÚ Y
1. Quy trình nhập hàng tại
cửa kho
1.1. Công việc cần tiến hành:
1.1.1. Công tác triển khai thực hiện
Khi có yêu cầu nhập hàng, phải tổ chức
họp bàn triển khai để việc nhập hàng được nhanh chóng, kịp thời.
1.1.2. Kiểm tra hàng hóa, hồ sơ, tài
liệu liên quan
Khi tiếp nhận hàng phải kiểm tra hồ
sơ, tài liệu liên quan đến lô hàng:
- Hàng mua vào phải đúng chủng loại,
số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả, quy cách theo Quyết định phê duyệt trúng
thầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hóa đơn bán hàng của nhà cung ứng.
- Phiếu nhập kho dự trữ quốc gia.
- Phiếu kiểm tra chất lượng của Trung
tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TW đối với từng lô hàng dự trữ quốc gia.
1.1.3. Chuẩn bị kho chứa hàng
- Vệ sinh kho: Trước khi nhập hàng phải
vệ sinh sạch sẽ kho, ngoài kho, nền kho; quét dọn, rửa nền kho, lau kho.
- Kê kệ: Dùng kệ (gỗ hoặc nhựa) kê dưới
nền kho để xếp hàng.
- Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng,
khoa học, để trên giá, kệ. Giá, kệ được kê cách mặt nền ít nhất 20 cm, cách tường
ít nhất 20 cm; khoảng cách giữa các giá, kệ hoặc giữa các khối hàng tối thiểu
30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ nhập, xuất hàng, dễ vệ sinh tiêu độc; lối
đi 1-2m.
1.1.4. Nghiệm thu kho hàng trước khi
nhập hàng
Trước khi nhập hàng vào kho phải nghiệm
thu kho hàng đảm bảo kho hàng đủ điều kiện theo quy định.
1.1.5. Dỡ hàng, bốc xếp qua cân, bốc vác
hàng vào cửa kho, xếp hàng trên kệ.
- Tiến hành dỡ hàng từ phương tiện vận
chuyển xuống, cần đảm bảo cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh đổ vỡ, hư hỏng.
- Bốc xếp qua cân để kiểm tra khối lượng
hàng hóa.
- Bốc vác hàng vào cửa kho.
- Xếp hàng
trên kệ đã được kê theo quy định, đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.
1.1.6. Làm đêm, làm thêm giờ; thông
tin liên lạc
Việc nhập hàng cần được tiến hành
nhanh chóng, kịp thời do đó có thể phải làm thêm giờ, ngoài giờ và phải được
thông tin liên lạc kịp thời giữa đơn vị vận chuyển và đơn vị tiếp nhận hàng
hóa.
1.1.7. In ấn tài liệu, văn phòng phẩm
Để phục vụ công tác nhập hàng cần thiết
phải in ấn tài liệu và chuẩn bị đủ sổ sách, giấy tờ liên quan.
1.1.8. Công tác bảo vệ, an ninh trật
tự
Việc nhập hàng phải được đảm bảo an
toàn, đúng quy định, tránh xảy ra mất mát hàng hóa.
1.1.9. Bồi dưỡng độc hại
Người lao động tham gia công tác nhập
hàng được bồi dưỡng theo quy định khi làm việc trong môi trường độc hại.
1.2. Vật tư, trang thiết bị, dụng cụ
1.2.1. Điện
Hệ thống chiếu sáng: đảm bảo đủ bóng
đèn chiếu sáng (loại tiết kiệm điện) trong kho và ngoài cửa kho, hệ thống dây dẫn,
thiết bị... đảm bảo an toàn.
1.2.2. Nước
Có hệ thống nước sạch phục vụ công
tác vệ sinh và phòng cháy chữa cháy theo quy định.
1.2.3. Trang bị bảo hộ lao động, vật
tư, thuốc y tế
- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
cho người lao động phục vụ quá trình bốc xếp hàng hóa vào kho, xếp hàng trên kệ:
quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng, kính,...
- Phải có sẵn bông băng y tế để xử lý
khi có tai nạn xảy ra.
1.2.4. Dụng cụ phục vụ bốc xếp hàng
hóa, kiểm tra khối lượng: xe nâng, xe đẩy, cân...
1.2.5. Vật tư, dụng cụ vệ sinh kho:
chổi, xẻng, giẻ lau, xô, chậu ...
1.2.6. Vật tư để kê hàng: kệ gỗ, nhựa.
1.2.7. Xà phòng: để tắm, rửa sau khi
nhập hàng, xuất hàng.
2. Quy trình bảo quản
Thời gian bảo quản là 01 năm đối với
vắc xin và 02 năm đối với hóa chất sát trùng.
2.1. Công việc cần tiến hành
2.1.1. Đảm bảo điều kiện kho chứa
- Diện tích kho chứa: đủ rộng để bảo
quản lượng hàng hóa dự trữ
- Hệ thống chiếu sáng:
+ Đường dây điện phải đảm bảo an toàn
+ Bóng đèn:
* Trong kho: 16 cái loại 250W cho kho
có diện tích từ 1300m²-1500m²
* Bảo vệ ngoài kho: 4 cái loại 250W
+ Thời gian thắp sáng bình quân:
* Trong kho: 3 giờ/ngày
* Bảo vệ: 12 giờ/ngày
- Thủ kho, bảo vệ: kho thuốc phải có
02 thủ kho và 02 bảo vệ để tiến hành công tác bảo quản, kiểm tra, bảo vệ kho
hàng.
- Kho hàng phải có thẻ kho, sổ sách,
máy vi tính để theo dõi, kiểm tra, báo cáo.
2.1.2. Kiểm tra, kiểm kê hàng hóa
2.1.2.1. Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra hàng ngày: nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra tình trạng
kho hàng, nhiệt độ, độ ẩm; nếu có bất thường cần chủ động có biện pháp xử lý kịp
thời hoặc báo cáo lên cấp trên.
2.1.2.2. Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra định
kỳ kho hàng (quan sát): nhân viên kho cần đảm bảo việc kiểm tra hàng hóa, vật
tư, ... trong kho đảm bảo đủ về mặt số lượng, cảm quan. Kết
quả kiểm tra, các phát hiện, báo cáo về số lượng, cảm quan hàng hóa và điều kiện
bảo quản phải được lập và lưu vào hồ sơ.
- Kiểm tra theo tuần (cuối tuần): kiểm
tra tình trạng kho hàng, hàng hóa (quan sát)
- Kiểm tra theo tháng (cuối tháng):
kiểm tra tình trạng kho hàng, hàng hóa (quan sát)
- Kiểm tra theo quý: Kiểm tra và đảo
kho.
- Kiểm tra cuối năm: Kiểm tra số lượng,
tình trạng hàng hóa.
2.1.2.3. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra
khi có nghi ngờ, có thiên tai hoặc theo chỉ đạo của thủ trưởng.
2.1.2.4. Kiểm kê: Hàng năm phải tiến
hành kiểm kê hàng hóa 02 lần/năm vào ngày 30/6 và ngày 31/12.
2.1.3. Chỉ đạo, giám sát: Duy trì sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo quản
hàng hóa của lãnh đạo công ty.
2.1.4. Vệ sinh và đảo kho hàng
2.1.4.1. Kho hàng được vệ sinh mỗi
tháng một lần
2.1.4.2. Đảo kho
- Đảo kho định kỳ mỗi quý một lần.
Khi đảo kho chuyển 30% lượng hàng ra khỏi kho, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ khu vực
chứa hàng; sau đó lần lượt chuyển hàng sang kệ bên cạnh và cuối cùng chuyển 30%
lượng hàng bên ngoài xếp vào trong kho
- Yêu cầu khi đảo kho: đảm bảo hàng
được đảo đều, hàng để trên chuyển xuống dưới. Kết hợp kiểm
tra tình trạng bao bì, phát hiện và báo cáo các điểm không phù hợp.
2.1.5. Trang bị bảo hộ lao động
Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
cho người lao động khi tiến hành vệ sinh, đảo kho, kiểm tra hàng hóa, gồm ủng,
giày, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ...
2.1.6. Phòng chống cháy nổ, thiên
tai, sự cố, đảm bảo môi trường
2.1.6.1. Phòng chống cháy nổ
- Phải thực hiện công tác phòng chống
cháy nổ theo quy định.
- Tập huấn cho cán bộ quản lý, thủ
kho về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy hàng năm.
2.1.6.2. Phòng chống thiên tai
- Phải luôn sẵn sàng phòng chống
thiên tai, kịp thời xử lý khi có bão, lũ lụt xảy ra.
- Tập huấn cho cán bộ quản lý, thủ
kho về phòng chống thiên tai theo quy định.
2.1.6.3. Xử lý sự cố, tai nạn, đảm bảo
sức khỏe cho người lao động
- Phải kịp thời phát hiện, xử lý sự cố
do hàng hóa bị rò rỉ, bục vỡ.
- Phải đảm bảo an toàn lao động cho
người lao động và kịp thời xử lý nếu có tai nạn xảy ra.
- Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ,
thủ kho, nhân viên kho... thực hiện công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuốc
thú y.
- Bồi dưỡng độc hại cho người lao động
theo quy định của nhà nước.
2.1.6.4. Đảm bảo môi trường
Phải có hệ thống xử lý chất thải lỏng,
thu gom và xử chất thải rắn và tiến hành quan trắc, đánh
giá, kiểm định của cơ quan quản lý về môi trường theo quy định.
2.1.7. Mua bảo hiểm hàng hóa
Thực hiện việc mua bảo hiểm cho hàng
hóa dự trữ quốc gia thuốc thú y theo quy định (bằng 0,15% giá trị hàng hóa tại
thời điểm mua bảo hiểm đối với vắc xin và 25% giá trị hàng hóa tại thời điểm
mua bảo hiểm đối với hóa chất sát trùng).
2.1.8. Hao hụt trong bảo quản, lấy mẫu
- Tỷ lệ hao hụt trong bảo quản hóa chất
sát trùng là 0,2 kg (lít)/tấn/năm.
- Tỷ lệ hao hụt trong bảo quản vắc
xin là 0,05%.
2.2. Vật tư, trang thiết bị, dụng cụ
2.2.1. Vật tư, dụng cụ để vệ sinh kho:
Chổi, cây lau nhà, xô, chậu...
2.2.2. Vật tư, dụng cụ lấy mẫu kiểm
tra chất lượng: Cân điện tử, ống đong, túi nilon, băng
dính,...
2.2.3. Dụng cụ, thiết bị phòng chống
cháy nổ: Bình cứu hỏa, thang, cát, bể nước,...
2.2.4. Dụng cụ phòng chống thiên tai:
Thang, bạt, dây thép, thừng, cột chống,...
2.2.5. Dụng cụ, vật tư để xử lý sự cố:
cát, xô, chậu, xẻng,...
2.2.6. Vật tư dùng để thông gió: quạt
thông gió
2.2.7. Vật tư điện nước
- Dây dẫn, bóng đèn, công tắc, aptomat...
- Ống dẫn nước, vòi nước, van nước....
- Mức tiêu hao điện năng đối với kho
lạnh (2-8°C): 1,5kw/m3/ngày
2.2.8. Vật tư y tế, vệ sinh cá nhân:
thuốc y tế, bông băng, xà phòng,...
2.2.9. Vật tư thay thế bao bì rách, bục:
thùng carton, băng dính,...
2.2.10. Văn phòng phẩm: sổ, giấy, cặp
tài liệu, bút, gim, máy tính cá nhân...
3. Quy trình xuất hàng tại
cửa kho
3.1. Công việc cần tiến hành
3.1.1. Thủ tục xuất hàng dự trữ quốc
gia thuốc thú y
Khi xuất hàng phải có đủ hồ sơ, chứng
từ và theo các bước như sau:
Bước 1: Quyết
định xuất hàng cho địa phương của Chính phủ (có ghi rõ tên ..........)
Bước 2:
Quyết định (hoặc công văn) xuất hàng cho địa phương của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (có ghi rõ tên hàng, chủng loại, số lượng, thời gian
giao nhận).
Bước 3: Địa
phương được cấp hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y có văn bản đề nghị nhận hàng gửi
công ty (ghi rõ đơn vị tiếp nhận, địa chỉ, số điện thoại, thời gian nhận
hàng...)
Bước 4: Đơn
vị dự trữ viết phiếu xuất hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y.
Bước 5: Viết
hóa đơn tài chính xuất hàng
Bước 6: Vận
chuyển hàng hóa đến địa điểm giao nhận và bàn giao cho đơn vị được ủy quyền tiếp
nhận
Bước 7: Lập
biên bản giao nhận giữa đại diện bên giao và bên nhận, có ký tên, đóng đấu.
Bước 8:
Hoàn tất hồ sơ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, gồm: các hóa đơn, chứng từ
liên quan đến việc thanh toán chi phí xuất hàng.
3.1.2. Công tác triển khai thực hiện:
khi có lệnh cấp hàng, đơn vị dự trữ phải tổ chức triển khai thực hiện kịp thời.
3.1.3. Công tác kiểm tra danh mục,
quy cách, số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, phiếu kiểm tra chất lượng,
hồ sơ tài liệu liên quan.
Trước khi xuất hàng phải kiểm tra tên, chủng loại, số lượng, chất lượng, mẫu mã, quy cách hàng hóa, hồ
sơ, tài liệu có liên quan.
3.1.4. Hạ kiêu, bốc xếp qua cân, bốc
giao lên phương tiện vận chuyển.
- Kiểm đếm hàng hóa, hạ thùng thuốc từ
kiêu nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh đổ vỡ.
- Vận chuyển hàng ra cửa kho.
- Bốc xếp qua cân để kiểm tra khối lượng
hàng hóa.
- Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển,
xếp hàng cẩn thận, ngay ngắn, đúng chỉ dẫn trên bao bì, đúng số lượng thùng/cây
và đủ khối lượng theo quy định của từng loại phương tiện.
3.1.5. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát xuất
kho:
Lãnh đạo đơn vị bảo quản, thủ trưởng
và cán bộ được giao nhiệm vụ phải chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình xuất
hàng nhằm đảm bảo việc xuất hàng thực hiện kịp thời, đúng quy định.
3.1.6. Làm đêm, làm thêm giờ, thông
tin liên lạc:
Do yêu cầu cấp thiết của việc xuất hàng
dự trữ quốc gia để giúp các địa phương nhanh chóng dập dịch nên có thể việc xuất
hàng phải được thực hiện ngoài giờ, thêm giờ để kịp thời vận chuyển đến nơi
giao nhận. Đồng thời cần thường xuyên liên lạc với bên nhận hàng để việc giao
nhận được thực hiện một cách thuận tiện.
3.1.7. In ấn tài liệu
Để phục vụ công tác xuất hàng cần thiết
phải in ấn tài liệu và chuẩn bị đủ sổ sách, giấy tờ có
liên quan.
3.1.8. Đảm bảo an ninh, trật tự
Việc xuất hàng phải được đảm bảo an
toàn, đúng quy định, tránh xảy ra mất mát hàng hóa.
3.1.9. Vệ sinh kho sau khi xuất hàng
Sau khi xuất hàng phải tiến hành
vệ sinh kho hàng nhằm đảm bảo vệ sinh môi
trường.
3.1.10. Đảm bảo sức khỏe người lao động
Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại
cho người lao động theo quy định khi làm việc trong môi trường độc hại.
3.1.11. Thực hiện việc hoàn tất thủ tục
hồ sơ với bên nhận hàng (nếu có)
3.2. Vật tư, trang thiết bị, dụng cụ
- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo
hộ, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng, kính,...
- Vật tư, dụng cụ vệ sinh kho: chổi,
xẻng, giẻ lau, xô, chậu...
- Vật tư vệ sinh cá nhân: xà phòng...
- Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ xuất
hàng: xe nâng, xe đẩy...
- Phải có sẵn bông băng, thuốc y tế để
xử lý khi có tai nạn xảy ra.
- Văn phòng phẩm: sổ sách, giấy bút,
cặp tài liệu, gim, máy tính cá nhân...
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Hàng dự trữ thuốc thú y nhập kho
phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định tại mục 1 phần II của Quy trình này.
2. Việc đánh giá chất lượng thuốc khi
nhập kho, trong quá trình bảo quản và trước khi xuất kho do cơ quan kiểm tra
nhà nước về chất lượng thuốc thú y thực hiện.
3. Thời gian lưu kho đảm bảo không
quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
1. Công tác tổ chức, cán bộ
Cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra và thủ
kho làm nhiệm vụ quản lý kho hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y phải nêu cao tinh
thần trách nhiệm, nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của kho hàng dự trữ
quốc gia thuốc thú y; phải am hiểu về nghiệp vụ, bám sát
kho hàng, phải dự kiến phương án xử lý, đối phó với các rủi ro có thể xảy ra.
2. Trách nhiệm của đơn vị,
cá nhân làm công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y
- Đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản
hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y phải đảm bảo an toàn cho kho chứa hàng. Tổ chức,
phân công cán bộ theo dõi, thực hiện việc quản lý hàng hóa.
- Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm
phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
- Thủ kho chịu trách nhiệm về số lượng,
khối lượng, chủng loại hàng hóa khi giao nhận: cân, đong, đo đếm, bảo quản chất
lượng hàng trong kho... và chỉ được xuất hàng khi có lệnh
xuất của cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Chịu trách
nhiệm bồi thường và có thể bị truy tố trước pháp luật nếu để mất hàng, để hàng
hóa, bao bì hỏng vỡ do kho hàng bảo quản không đảm bảo an
toàn.
- Cán bộ, công nhân viên, thủ kho,
người lao động, khách hàng đến quan hệ công tác tại kho hàng phải tuân thủ
nghiêm chỉnh nội quy kho hàng; nội quy về phòng cháy, chữa cháy; nội quy an
toàn lao động và các quy định khác của đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia thuốc
thú y.
- Cán bộ, công nhân viên, thủ kho,
người lao động phải được học tập và huấn luyện về công tác
đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy và phải được trang bị bảo
hộ lao động như: găng tay, mũ, ủng, giầy, quần áo bảo hộ, khẩu trang.
Tại khu vực kho hàng phải được trang
bị dụng cụ, thiết bị, vật liệu phục vụ cho công tác phòng chống cháy nổ như:
bình chữa cháy, cát, bể nước ...
3. Trách nhiệm của đơn vị bảo
quản hàng dự trữ quốc gia về luân chuyển hàng, bảo hiểm hàng hóa
- Thuốc thú y có thời hạn sử dụng nhất
định, do vậy cần thực hiện tốt việc luân chuyển hàng hóa trong
quá trình bảo quản. Đảm bảo hàng khi xuất phải còn thời hạn sử dụng theo tiêu
chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng đấu thầu hàng dự trữ quốc
gia thuốc thú y.
- Mua bảo hiểm cho kho hàng theo quy
định hiện hành.
4. Công tác theo dõi thống
kê, báo cáo
- Khi có phát sinh các nghiệp vụ kinh
tế liên quan đến công tác nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia thuốc thú
y, phải thực hiện việc hạch toán đầy đủ, cụ thể, chi tiết.
- Thực hiện đúng chế độ báo cáo định
kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Báo cáo kiểm kê: Vào ngày 30 tháng
6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y
phải báo cáo kết quả kiểm kê hàng hóa về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Tài chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thú y có trách nhiệm hướng dẫn
và kiểm tra thực hiện Quy trình này.
2. Tổ chức được giao nhiệm vụ bảo quản
hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y có trách nhiệm thực hiện đúng Quy trình này và căn cứ Quy trình để xây dựng định mức chi phí nhập, xuất và
bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuốc thú y.
3. Trong trường hợp các văn bản có
liên quan của Nhà nước thay đổi, Quy trình này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc kịp thời thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để điều chỉnh cho phù hợp./.