TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1116/QĐ-HQBD
|
Bình Dương, ngày 02 tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP PHÁT, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SEAL, NIÊM PHONG HẢI QUAN
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Hải quan số
54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ
Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định 08/2015/NĐ-CP
ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải
quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC
ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định 1966/QĐ-TCHQ
ngày 10/07/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định 4281/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2016 của Tổng cục Hải
quan về việc ban hành Quy chế quản lý ấn chỉ hải quan;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Giám
sát quản lý về hải quan
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp
phát, quản lý, sử dụng seal, niêm phong hải quan trong quá trình thực hiện thủ
tục hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và
trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Tổng cục Hải quan (để b/c);
- Lãnh đạo Cục;
- Lưu: VT, GSQL.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Phước Việt Dũng
|
QUY CHẾ
CẤP
PHÁT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG DEAL, NIÊM PHONG HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-HQBD ngày 02 tháng 10 năm 2017 Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Dương)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này áp dụng đối với cán bộ,
công chức, nhân viên các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình
Dương.
Điều 2. Mục
đích, yêu cầu
1. Cục Hải
quan tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế này để đảm bảo hướng dẫn, thực hiện thống
nhất trong phạm vi toàn Cục về công tác cấp phát, quản lý, sử dụng seal, niêm
phong hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
2. Đảm bảo
việc quản lý, sử dụng seal, niêm phong hải quan chặt chẽ theo đúng mục đích, đối tượng quy định; không sử dụng seal, niêm phong hải
quan vào các mục đích khác.
3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục
Hải quan tỉnh Bình Dương căn cứ các nội dung Quy chế này để tổ chức phối hợp
triển khai thực hiện.
Điều 3. Các loại
seal, niêm phong hải quan
1. Seal nhựa đốt trúc:
Seal nhựa đốt trúc được làm bằng chất
liệu nhựa, màu xanh, có độ bền, dẻo thích hợp để uốn, kéo khi sử dụng, cấu tạo
seal có 2 phần chính là phần để chứa khóa seal và phần dây
seal. Dây seal được hình thành bởi nhiều đốt nhựa hình đốt trúc liên kết lại.
2. Seal cáp thép
Seal dây cáp thép được làm chủ yếu bằng
kim loại, cấu tạo seal gồm 3 phần chính: phần ổ khóa, dây
cáp và đầu khóa. Khi đóng niêm phong tạo thành hình cung khép kín. Ổ khóa làm bằng nhựa dẻo màu xanh, được ép liền khối, không có mối gián,
có hình trụ lục giác; đầu khóa làm bằng kim loại, hình trụ côn có rãnh; phần nhựa
bọc seal dây cáp thép có màu xanh, đầu khóa xi màu bạc.
3. Niêm phong giấy hải quan:
Niêm phong giấy hải quan có 3 lớp, mặt
trước là lớp giấy niêm phong chính được làm bằng vật liệu giấy đặc biệt tự vỡ
khi bóc, ở giữa là lớp keo đính sẵn, mặt sau cùng là lớp giấy lót.
4. Seal container
Thành phần seal gồm 2 phần riêng biệt:
cối seal và nêm seal, khi đóng niêm phong thì tạo thành một khối vững chắc có hình như một cái chày: đầu là cối seal và chuỗi là nêm seal.
5. Seal dây cáp đồng
Thành phần seal gồm 2 bộ phận tách rời
nhau: ổ khóa và dây cáp. Ổ khóa làm bằng vật liệu nhựa màu xanh, hình dẹt, gắn liền với chốt khóa bằng sợi dây nhựa tròn nhỏ. Dây cáp làm bằng hai sợi dây đồng, sợi lớn làm trụ, sợi nhỏ quấn
quanh sợi lớn.
6. Seal dây nhựa dẹt
Seal dây nhựa dẹt được làm bằng vật
liệu nhựa màu xanh. Các bộ phận của seal được gắn liền với nhau gồm: ổ khóa, dây seal và chốt khóa, ổ khóa hình trụ lục giác đều, bên trong có hai lõi khóa bằng nhựa. Dây seal hình dẹt có độ mềm dẻo
thích hợp để uốn cong khi niêm phong, đầu dây seal có
khuôn rỗng hình chữ nhật tạo điểm đứt khi mở seal. Chốt khóa seal có 2 nấc để
khóa seal an toàn.
Chương II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Cấp phát
seal, niêm phong hải quan
1. Thủ trưởng các đơn vị hải quan thuộc
và trực thuộc căn cứ vào nhu cầu sử dụng, lập kế hoạch đề xuất bằng văn bản gửi
về Cục Hải quan tỉnh Bình Dương (Phòng Tài vụ - Quản trị);
trong đó nêu rõ cụ thể số lượng, chủng loại seal, niêm phong hải quan cần sử dụng
cho đơn vị.
2. Khi nhận cấp phát seal, niêm phong hải quan từ Phòng Tài vụ - Quản trị, các đơn vị phải lập Phiếu
nhập kho có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận và thủ trưởng đơn vị.
3. Khi xuất kho seal, niêm phong đưa
vào sử dụng các đơn vị phải lập phiếu xuất kho, trong đó ghi đầy đủ các tiêu
chí như: Họ tên người nhận, bộ phận công tác; xuất tại kho; số lượng, chủng loại;
ghi chú khác; kí nhận.
4. Các đơn vị phải mở sổ theo dõi việc
nhập, xuất, tồn seal, niêm phong hải quan theo các biểu mẫu quy định kế toán
(Biểu mẫu theo quy định tại Quyết định 4281/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2016 của Tổng cục
Hải quan).
5. Seal, niêm phong hải quan phải được
sắp xếp, theo dõi từng chủng loại, kí hiệu để thuận lợi cho việc bảo quản, theo
dõi, cấp phát, kiểm kê và kiểm tra khi cần thiết.
6. Việc giao, nhận, bàn giao seal,
niêm phong hải quan khi có sự luân chuyển, điều động, thay đổi CBCC phải được các
bên kiểm đếm từng chủng loại đủ số lượng, đúng ký hiệu và đối chiếu với chứng từ
nhập, hoặc xuất, sau đó mới kí nhận vào các biên bản bàn có xác nhận của Lãnh đạo
đơn vị.
Điều 5. Sử dụng
seal, niêm phong hải quan
1. Seal, niêm phong hải quan được sử
dụng làm phương tiện để giám sát hải quan đối với hàng
hóa, hành lý, phương tiện vận tải, và hồ sơ hải quan đang
trong quá trình làm thủ tục hải quan, còn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan hải quan.
2. Trước khi sử
dụng seal, niêm phong giấy hải quan, công chức hải quan cần kiểm tra kỹ tình trạng
của seal, niêm phong, nếu còn nguyên vẹn thì mới sử dụng, nếu bị biến dạng,
không đảm bảo chất lượng thì đổi lại seal, niêm phong mới. Trong quá trình sử dụng
seal, niêm phong nếu bị sự cố đứt, rách thì lập biên bản
chứng nhận để đổi lại seal, niêm phong mới đưa vào sử dụng.
3. Công chức hải quan sử dụng seal,
niêm phong hải quan trong quá trình giám sát hàng hóa phải ghi đầy đủ số sê ri
của seal, niêm phong vào hồ sơ hải quan. Khi mở seal, niêm phong hải quan phải
đối chiếu đúng số sê ri của seal, niêm phong tại hồ sơ hải quan. Các trường hợp
có sự cố về niêm phong hải quan phải lập biên bản và xử lý theo quy định hiện
hành.
4. Công chức hải quan được cấp phát
seal để sử dụng có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ số lượng
seal được cấp phát; khi sử dụng vào mục đích nghiệp vụ phải lập Sổ theo dõi sử dụng seal, niêm phong hải quan của Chi cục. Mẫu Sổ theo dõi sử dụng seal, niêm phong phải có các
tiêu chí như: số thứ tự; số tờ khai, loại hình; ngày đăng
ký tờ khai; tên doanh nghiệp; số hiệu container/phương tiện vận chuyển; Số seal, niêm phong; người sử dụng; ghi chú (Mẫu
theo phụ lục đính kèm). Sổ có thể lập bằng file mềm; hàng tháng in ra đóng thành quyển để lưu có chữ ký của
công chức quản lý seal và lãnh đạo Chi cục (hoặc Đội phó) phụ trách.
Điều 6. Quyết
toán seal hải quan
1. Việc quyết toán các loại seal hải
quan của các đơn vị sử dụng seal thực hiện theo đúng quy định của Tổng cục Hải
quan tại Quyết định số 4281/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2016 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành Quy chế quản lý ấn chỉ hải quan.
2. Cán bộ, công chức được giao nhiệm
vụ nhận seal để sử dụng có trách nhiệm báo cáo cho kế toán quản lý seal tại Chi
cục tình hình sử dụng seal đối với số lượng đã nhận, số lượng xuất sử dụng, số
lượng tồn chưa sử dụng. Khi quyết toán seal với Phòng Tài vụ - Quản trị, Chi cục
đính kèm chi tiết Bảng kê sử dụng các loại seal dùng vào mục đích nghiệp vụ.
3. Phòng Tài vụ - Quản trị có trách
nhiệm quyết toán và kiểm tra tình hình cấp phát, quản lý và sử dụng các loại
seal của các đơn vị nhận seal theo quy định của Tổng cục Hải
quan.
Điều 7. Các hành
vi bị cấm
1. Sử dụng không đúng chủng loại
seal, niêm phong hải quan trong quá trình giám sát đối với hàng hóa, hành lý,
phương tiện vận tải, và hồ sơ hải quan.
2. Tự ý trao đổi, mượn seal, niêm
phong hải quan từ các cá nhân, đơn vị khác.
3. Làm mất hoặc hư hỏng seal, niêm
phong hải quan được cấp phát mà không có lý do chính đáng.
4. Sử dụng seal, niêm phong hải quan không
đúng quy định về trình tự, thủ tục hải quan. Giao seal, niêm phong hải quan cho
các cá nhân, doanh nghiệp tự niêm phong hải quan.
5. Không theo dõi để truy xuất được mục
đích sử dụng của seal.
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực
thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Dương có trách nhiệm quán triệt nội dung quy chế đến
từng cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị biết và triển khai thực hiện.
2. Phòng Tài vụ - Quản trị có kế hoạch
định kỳ kiểm kê, kiểm tra việc cấp phát, quản lý, quyết toán và sử dụng seal,
niêm phong hải quan đúng quy định.
3. Phòng Giám sát quản lý về hải quan
phối hợp với Phòng Tài vụ - Quản trị kiểm tra việc sử dụng seal, niêm phong vào
các mục đích nghiệp vụ của các đơn vị nhận seal, niêm phong.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có
phát sinh vướng mắc thì báo cáo kịp thời về Cục Hải quan tỉnh
Bình Dương (thông qua Phòng Giám sát quản lý về hải quan) để được hướng dẫn, chỉ
đạo thực hiện.
PHỤ LỤC
(Đính kèm quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng seal, niêm phong hải quan)
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương
CHI CỤC…………………….
SỔ THEO DÕI QUẢN LÝ SỬ DỤNG SEAL, NIÊM
PHONG HẢI QUAN
NĂM
………………………..
Stt
|
Số
tờ khai/Loại hình
|
Ngày
đăng ký
|
Tên
Công ty
|
Số
hiệu container/Phương tiện vận chuyển
|
Số Seal, niêm phong HQ
|
Người
sử dụng
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn:
- (1):
Ghi số thứ tự;
- (2): Ghi số tờ khai và loại hình, ví dụ: 301026184820/E62.
- (3): Ghi ngày đăng ký tờ khai.
- (4): Ghi tên Doanh nghiệp đăng ký tờ khai.
- (5): Ghi số hiệu container của
seal, niêm phong sử dụng; trường hợp hàng rời vận chuyển bằng xe tải thì ghi số
hiệu xe.
- (6): Ghi số seal, niên phong được sử dụng cho cột (5).
- (7): Ghi tên CBCC hải quan sử dụng
và ký tên của người sử dụng.
- (8): Ghi chú những vấn đề cần thiết (nếu có). Ví dụ:
Nếu sử dụng seal, niêm phong vào mục đích khác thì ghi mục đích sử dụng tại cột
này.