Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: ***
Ngày ban hành: 30/05/2021 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:           /2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày         tháng       năm 2021

DỰ THẢO
Nghị định ngày 30/5/2021

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ, PHƯƠNG THỨC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009 ;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng (sau đây gọi là kiểm tra chất lượng) đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng (hàng hóa nhóm 2 theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa); cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây gọi là kiểm tra an toàn thực phẩm) đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm.

2. Nghị định này không áp dụng đối với hàng hóa sau:

a) Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng;

b) Hàng hóa vừa thuộc diện kiểm dịch vừa thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý;

c) Nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, thuốc thú y.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm;

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực được phân công thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Cơ quan hải quan;

4. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện theo quy định tại Nghị định này bao gồm: ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp máy.

2. Phương tiện, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu cùng kiểu loại là phương tiện, phụ tùng, linh kiện của cùng một chủ sở hữu công nghiệp (nhà sản xuất), cùng nhãn hiệu (Trade mark), cùng thiết kế (hoặc Type Approval number), cùng mã kiểu loại (Model Code), cùng các thông số kỹ thuật cơ bản, cùng nước sản xuất.

Đối với xe ô tô có sự thay đổi nhưng vẫn được coi là sản phẩm cùng kiểu loại nếu vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây:

a) Loại phương tiện;

b) Nhãn hiệu phương tiện;

c) Số người cho phép chở kể cả người lái;

d) Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ;

đ) Ký hiệu của: động cơ, hộp số, cầu chủ động;

e) Loại nhiên liệu sử dụng;

g) Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, kiểu cơ cấu phanh;

h) Hệ thống lái: kiểu loại cơ cấu lái;

i)  Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kết cấu của bộ phận đàn hồi;

k) Hệ thống chuyển động: ký hiệu của cầu bị động;

l) Trang thiết bị đặc trưng (nếu có).

3. Tự công bố sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng; chỉ tiêu an toàn thực phẩm do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Đăng ký bản công bố sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm có chứa phụ gia mới; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng, chỉ tiêu an toàn thực phẩm do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số tự công bố sản phẩm, mã số đăng ký bản công bố sản phẩm là mã số do Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp cho hàng hóa sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy, bản tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm.

6. Tổ chức thử nghiệm kiểm chứng được bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định là tổ chức thực hiện thử nghiệm lại các sản phẩm, hàng hóa đã có kết quả thử nghiệm của tổ chức khác khi có dấu hiệu vi phạm, khiếu nại hoặc tranh chấp trong lĩnh vực chất lượng.

7. Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định là là tổ chức thực hiện kiểm nghiệm lại các sản phẩm, hàng hóa đã có kết quả kiểm nghiệm của tổ chức khác khi có dấu hiệu vi phạm, khiếu nại hoặc tranh chấp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Điều 4. Các trường hợp miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

1. Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế, trừ phương tiện.

2. Hàng hóa nhập khẩu trong định lượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ, trừ phương tiện.

3. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

4. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan.

5. Hàng hóa là mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất có số lượng phù hợp với hồ sơ, tài liệu nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng.

6. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác.

7. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc của người nhập cảnh trong thời hạn nhất định.

8. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay neo đậu tại cảng Việt Nam để xuất cảnh.

9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế.

10. Phương tiện chứa hàng quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

11. Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

12. Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế.

13. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

14. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công xuất khẩu, sản phẩm sản xuất xuất khẩu.

15. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

16. Hàng hóa đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng bị tái nhập trả lại.

17. Hàng hóa mua bán giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với thương nhân khác tại Việt Nam.

18. Hàng hóa là bộ phận để thay thế, sửa chữa dây chuyền thiết bị đồng bộ của tổ chức, cá nhân; hàng hóa là vật tư, linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, thay thế cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh.

19. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm có chứa phụ gia mới; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm.

20. Thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thực phẩm nhập khẩu chỉ dùng để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu không tiêu thụ thị trường tại trong nước.

21. Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định pháp luật.

22. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo văn bản cho phép của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Thủ tục nhập khẩu đối với các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa quy định tại Điều 4 Nghị định này, tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, riêng hàng hóa nhập khẩu thuộc các trường hợp sau, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai hải quan hoặc nộp các chứng từ dưới đây thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:

a) Tài liệu, hồ sơ quảng cáo, nghiên cứu, thử nghiệm đối với hàng hóa quy định khoản 5 Điều 4 Nghị định này: 01 bản chụp;

b) Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân đối với hàng hóa quy định tại khoản 18 Điều 4 Nghị định này: 01 bản chụp.

c) Văn bản cho phép của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp đối với hàng hóa quy định tại khoản 22 Điều 4 Nghị định này: 01 bản chụp .

d) Đối với hàng hóa quy định tại khoản 19 Điều 4 Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai mã số đăng ký bản công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Đối với các chứng từ đã được cấp hoặc cập nhật trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai đầy đủ thông tin về số hiệu, ngày cấp của chứng từ trên tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

2. Cơ quan hải quan căn cứ nội dung khai hoặc các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều này do tổ chức, cá nhân nộp để miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai trên tờ khai hải quan và các hồ sơ, chứng từ để được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp cho cơ quan hải quan.

Điều 6. Phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

1. Các phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm. Hàng hóa nhóm 2 thuộc Danh mục hàng hóa có rủi ro cao quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này phải kiểm tra chất lượng từng lần nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt, không được chuyển đổi phương thức kiểm tra.

Việc kiểm tra chất lượng đối với phương tiện được áp dụng theo phương thức kiểm tra chặt và phương thức kiểm tra xác suất.

2. Tổ chức, cá nhân tra cứu Cổng thông tin một cửa quốc gia để xác định phương thức kiểm tra và nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức phù hợp.

3. Tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả kiểm tra của phương tiện, phụ tùng linh kiện cùng kiểu loại; hàng hóa nhóm 2 có cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ; hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm có cùng loại, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì, cùng mã HS đã được kiểm tra trước đó để thực hiện thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu tiếp theo và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Điều 7. Cơ quan kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:

a) Cơ quan kiểm tra được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao hoặc chỉ định kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường.

b) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo các phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, trừ phương tiện và linh kiện, phụ tùng phương tiện nhập khẩu.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện kiểm tra chất lượng đối với phương tiện, linh kiện, phụ tùng phương tiện theo quy định tại mục 4 Chương II.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu được lựa chọn cơ quan kiểm tra để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

3. Khi được tổ chức, cá nhân lựa chọn, cơ quan kiểm tra phải thực hiện trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định này.

Điều 8. Lấy mẫu hàng hóa để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

1. Mẫu được lấy từ chính lô hàng nhập khẩu cần kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

2. Khi lấy mẫu phải có đại diện: tổ chức, cá nhân nhập khẩu; tổ chức chứng nhận/giám định/thử nghiệm hoặc cơ sở kiểm nghiệm; cơ quan kiểm tra trong trường hợp lấy mẫu phương tiện; cơ quan hải quan. Kết thúc việc lấy mẫu phải lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01/BBLM đối với phương tiện, mẫu số 02/BBLM đối với hàng hóa khác ban hành kèm theo Nghị định này.

Cơ quan hải quan giám sát việc lấy mẫu trên nguyên tắc quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật hải quan.

3. Hàng hóa vừa phải kiểm kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa phải kiểm tra thực tế theo quy định của pháp luật hải quan, việc lấy mẫu và kiểm tra thực tế được thực hiện đồng thời tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa.

4. Hàng hóa vừa phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa phải lấy mẫu để phân tích, phân loại, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để thực hiện chứng nhận, giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm thì chỉ lấy mẫu 01 lần.

 Điều 9. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

1. Việc đánh giá rủi ro trong hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm dựa trên thông tin về hàng hóa, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân xuất khẩu ở nước ngoài; thông tin vi phạm và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm do các Bộ, ngành, các tổ chức đánh giá sự phù hợp và cơ quan hải quan thu thập, xử lý, cập nhật hoặc được tích hợp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm được đánh giá tuân thủ pháp luật theo các tiêu chí sau:

a) Tổ chức, cá nhân được đánh giá là tuân thủ pháp luật khi đáp ứng tiêu chí trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày đánh giá không bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi sau:

a.1) Hành vi thuộc nhóm hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nhập khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong nhập khẩu quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

a.2) Hành vi thuộc nhóm hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

a.3) Hành vi nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không khai báo làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

b) Tổ chức, cá nhân được đánh giá là không tuân thủ pháp luật khi không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này.

c) Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan hải quan cập nhật các nội dung thông tin liên quan đến các tiêu chí tại điểm a, b khoản này để phục vụ đánh giá tuân thủ.

3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm được Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động phân loại theo mức độ rủi ro cao và mức độ rủi ro thấp. Hàng hóa nhập khẩu có rủi ro cao khi đáp ứng tiêu chí sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân được đánh giá là không tuân thủ pháp luật;

b) Hàng hóa có thông tin cảnh báo có yêu cầu đặc biệt của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất;

c) Hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó.

d) Hàng hóa có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm từ kết quả phân tích đánh giá rủi ro liên quan đến:

d.1) Thông tin về nhà xuất khẩu, nhà sản xuất ở nước ngoài;

d.2)  Thông tin về phương thức vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

d.3) Lịch sử vi phạm của người gửi hàng, người nhận đối với hàng hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm;

d.4) Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu;

d.5) Các yếu tố khác có liên quan

4. Căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, kết quả phân loại mức độ rủi ro nêu tại khoản 1, 2 Điều này và thông tin liên quan đến mặt hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi thông báo phương thức kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

Điều 10. Thực hiện thủ tục thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

1. Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy, đăng ký bản tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Hồ sơ đăng ký, kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm; hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy, đăng ký bản tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia có giá trị pháp lý như chứng từ giấy.

Các chứng từ thuộc hồ sơ quy định tại khoản này thể hiện bằng tiếng nước ngoài khác tiếng Anh thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải nộp bản dịch tiếng Việt.

3. Các thông tin liên quan đến kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Nghị định này được lưu trữ, quản lý tập trung trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực được phân công thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng và an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Nghị định này thông qua việc:

a) Sử dụng trực tiếp các chức năng được cung cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; hoặc

b) Kết nối theo tiêu chuẩn kỹ thuật và định dạng dữ liệu do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia công bố.

5. Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia xảy ra sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng không thể trao đổi, cung cấp thông tin dưới hình thức điện tử, việc xử lý sự cố được thực hiện như sau:

a) Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia đăng tải thông tin sự cố trên trang thông tin điện tử ngành hải quan và thông báo thông tin sự cố tới các cơ quan xử lý có liên quan bằng hình thức công văn, điện thoại hoặc thư điện tử ngay sau khi phát hiện ra sự cố.

b) Ngay sau khi khắc phục xong sự cố, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia đăng tải thông tin về việc đã khắc phục xong sự cố trên trang thông tin điện tử ngành hải quan và thông báo về việc đã khắc phục xong sự cố tới các cơ quan xử lý có liên quan bằng hình thức công văn, điện thoại hoặc thư điện tử.  

c) Trong thời gian khắc phục sự cố, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ giấy nêu tại khoản 2 Điều này, quyết định phương thức kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu đ thực hiện thủ tục kiểm tra. Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra bằng bản giấy cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan. Tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo kết quả đánh giá sự phù hợp bằng bản giấy và gửi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan kiểm tra.

d) Chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ thời điểm Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia đăng tải thông tin về việc đã khắc phục xong sự cố trên trang thông tin điện tử ngành hải quan và thông báo về việc đã khắc phục xong sự cố tới các cơ quan xử lý có liên quan bằng hình thức công văn, điện thoại hoặc thư điện tử; cơ quan kiểm tra phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu và cập nhật dữ liệu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều 11. Phối hợp, chia sẻ thông tin trong hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đổi với hàng hóa nhập khẩu

1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tổ chức đánh giá sự phù hợp và cơ quan hải quan thu thập thông tin về hàng hóa, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân xuất khẩu ở nước ngoài; thông tin vi phạm và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và cập nhật trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Cơ quan hải quan tổ chức đánh giá, phân tích thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu, nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân xuất khẩu ở nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu và chia sẻ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tổ chức đánh giá sự phù hợp khai thác, sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

3. Cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm thì xử lý theo quy định và thông báo cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tại khâu lưu thông trên thị trường đối với các lô hàng nhập khẩu trước đó.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan kiểm tra có thông tin về hàng hóa dự kiến nhập khẩu có dấu hiệu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm thì cập nhật thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan đánh giá, phân tích, xác định rủi ro phục vụ việc xác định phương thức kiểm tra.

5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm quy định tại Điều 2 được quyền khai thác, sử dụng các thông tin đã được cập nhật trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo phân quyền để phục vụ yêu cầu quản lý, thực hiện các thủ tục liên quan đến kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

6. Các thông tin về hàng hóa nhập khẩu đã thực hiện  kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm được công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để tổ chức, cá nhân kinh doanh, tiêu dùng tra cứu phục vụ mục đích kinh doanh, tiêu dùng.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Mục 1. CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHÓM 2 NHẬP KHẨU

Điều 12. Hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy

1. Hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải đăng ký bản công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật, trừ phương tiện, linh kiện, phụ tùng của phương tiện.

Trường hợp hàng hóa chưa có quy chuẩn kỹ thuật nhưng có tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật thì việc công bố hợp quy được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

2. Hàng hóa phải được công bố hợp quy theo các biện pháp được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng như sau:

a) Hàng hóa phải công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

b) Hàng hóa phải công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa phải công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.

3. Hàng hóa là phương tiện, linh kiện, phụ tùng của phương tiện thì thực hiện kiểm tra theo quy định tại Mục 4 Chương này.

4. Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Chương III Nghị định này, không thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng theo quy định tại Chương này.

Điều 13. Trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, gồm:

a) Bản công bố hợp quy theo Mu số 03/CBHQ ban hành kèm theo Nghị định này; và

b) Một trong các chứng từ sau:

b.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này: 01 bản chụp kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

b.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định này: 01 bản chụp Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận đã đăng ký; hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định đã đăng ký; hoặc Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận tại nước xuất khẩu được thừa nhận theo quy định;

b.3) Đối với hàng hóa nhập khẩu công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định này: 01 bản chụp Giấy chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định được chỉ định.

Các chứng từ quy định tại điểm b khoản này đã được cập nhật trên Cổng thông tin một cửa quốc gia khi hàng hóa nhập khẩu đã được thực hiện thủ tục kiểm tra theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này thì khi thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân không phải nộp lại các chứng từ này.

2. Trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy và phản hồi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Dựa trên mã số đăng ký bản công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa tự thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói sản phẩm, hàng hoá, tài liệu về sản phẩm theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hàng hóa đã đăng ký bản công bố hợp quy có sự thay đổi về tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân đứng tên trên bản công bố hợp quy thông báo về nội dung thay đổi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia và được nhập khẩu sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Điều 14. Sử dụng mã số đăng ký bản công bố hợp quy

1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 12 Nghị định này:

a) Khi làm thủ tục hải quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai mã số đăng ký bản công bố hợp quy trên tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.

b) Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu mã số đăng ký bản công bố hợp quy do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu với thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và xử lý như sau:

b.1) Trường hợp thông tin tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai trên tờ khai hải quan phù hợp với thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu không phải thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng quy định tại mục 3 Chương này.

b.2) Trường hợp khai không đúng mã số đăng ký bản công bố hợp quy hoặc hàng hóa nhập khẩu không cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện khai bổ sung thông tin hoặc thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa chưa có mã số đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại mục 2 Chương II Nghị định này.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định này:

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai mã số đăng ký bản công bố hợp quy trên bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng để thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm quy định tại mục 3 Chương này, trừ hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHƯA CÔNG BỐ HỢP QUY

Điều 15. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

1. Bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 04/ĐKKTCL ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp.

3. Ảnh nhãn hàng hóa hoặc bản thiết kế hoàn chỉnh nhãn hàng hóa dưới dạng dữ liệu điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn theo quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa: 01 bản chụp.

Điều 16. Thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 12 Nghị định này

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận, cấp số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định.

4. Trong thời hạn dưới đây, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải nộp 01 bản chụp một trong các chứng từ sau trên Cổng thông tin một cửa quốc gia:

a) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ thời điểm Cổng thông tin một cửa quốc gia cấp số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra;

b) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu công bố hợp quy theo biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định này:

b.1) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định đã đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ thời điểm Cổng thông tin một cửa quốc gia cấp số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra; hoặc

b.2) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm Cổng thông tin một cửa quốc gia cấp số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra. 

5. Tổ chức cá nhân được sử dụng các chứng từ nêu tại khoản 4 Điều này để thực hiện thủ tục công bố hợp quy theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Điều 17. Thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định này

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 15 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn cơ quan kiểm tra, lựa chọn tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định.

2. Trong thời hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

3. Tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định kiểm tra về tính đầy đủ và phù hợp của hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi kết quả kiểm tra hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm Cổng thông tin một cửa quốc gia cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra.

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không phù hợp với thông tin đăng ký, tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bổ sung hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu không bổ sung đủ hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký;

b) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng thì tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và xử lý theo thẩm quyền đồng thời chuyển hồ sơ đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thanh tra chuyên ngành theo quy định trong trường hợp cần thiết;

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp thì tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định phối hợp với tổ chức, cá nhân nhập khẩu lấy mẫu để giám định, chứng nhận hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định phải ban hành kết quả thử nghiệm trong thời hạn thử nghiệm đã được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi có kết quả giám định, chứng nhận, tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định phải gửi kết quả giám định, chứng nhận trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

6. Tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả giám định, chứng nhận hợp quy để thực hiện đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại Điều 13 Mục 2 Chương này.

7. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc chứng nhận hợp quy để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định.

8. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Trường hợp kết quả giám định, kết quả chứng nhận xác định hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm các quy định về chất lượng thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không đồng ý với kết quả xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;

c) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chất lượng thì cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan, trưng cầu tổ chức thử nghiệm kiểm chứng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để thử nghiệm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với tổ chức thử nghiệm kiểm chứng để lấy mẫu hàng hóa theo yêu cầu.

Tổ chức thử nghiệm kiểm chứng gửi kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp kết quả thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.

Trường hợp kết quả thử nghiệm hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐÃ CÔNG BỐ HỢP QUY

Điều 18. Các phương thức kiểm tra đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định này

1. Phương thức kiểm tra chặt là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu thử nghiệm áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng tại lần kiểm tra, thanh tra trước đó;

b) Hàng hóa có cảnh báo, có yêu cầu đặc biệt của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất;

c) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có rủi ro cao được lựa chọn để kiểm tra không quá 5% tổng số lô hàng nhập khẩu đã thực hiện kiểm tra chất lượng của 12 tháng liền kề trước đó hoặc dựa trên tính toán trung bình nếu chưa đủ 12 tháng, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này và Điều 4 Nghị định này.

d) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có rủi ro cao phải kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt đối với từng lô hàng nhập khẩu.

2. Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Hàng hóa cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa với hàng hóa định tại điểm a, c khoản 1 Điều này đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu về chất lượng theo phương thức kiểm tra chặt.

3. Phương thức kiểm tra giảm là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm của năm liền kề trước đó, áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này đã 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra thông thường;

b) Hàng hóa đã được xác nhận đạt yêu cầu về chất lượng bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng mà Việt Nam là thành viên;

c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Điều 19. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng theo phương thức kiểm tra chặt

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn cơ quan kiểm tra, lựa chọn tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.

2. Trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

3. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra về tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra, kiểm tra thông tin hàng hóa trên hồ sơ đăng ký kiểm tra với thông tin hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai trên Bản đăng ký kiểm tra và phản hồi kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không phù hợp với thông tin đăng ký, cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bổ sung hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu không bổ sung đủ hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký;

b) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai trên Bản đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa chưa có mã số đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại mục 2 Chương II Nghị định này;

c) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng thì cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và xử lý theo thẩm quyền đồng thời chuyển hồ sơ đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thanh tra chuyên ngành theo quy định trong trường hợp cần thiết.

d) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp thì cơ quan kiểm tra cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phối hợp với tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm sau khi có kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trường hợp kiểm tra đối với hàng hóa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định này thì cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức thử nghiệm thực hiện thử nghiệm theo các chỉ tiêu có cảnh báo, yêu cầu đặc biệt.

Tổ chức thử nghiệm phải ban hành kết quả thử nghiệm trong thời hạn thử nghiệm đã được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. Tổ chức thử nghiệm thông báo kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi có kết quả thử nghiệm.

6. Thông quan hàng hóa:

a) Cơ quan hải quan căn cứ kết quả thử nghiệm đối với hàng hóa quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 18 Nghị định này để quyết định thông quan theo quy định.

b) Cơ quan hải quan căn cứ Biên bản lấy mẫu đối với hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định này để quyết định thông quan theo quy định.

7. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Trường hợp kết quả thử nghiệm xác định hàng hóa không đạt yêu cầu về chất lượng thì cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

b) Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm các quy định về chất lượng thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không đồng ý với kết quả xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

c) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chất lượng thì cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan, trưng cầu tổ chức thử nghiệm kiểm chứng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để thử nghiệm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với tổ chức thử nghiệm kiểm chứng để lấy mẫu hàng hóa theo yêu cầu.

Tổ chức thử nghiệm kiểm chứng gửi kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.

Trường hợp kết quả thử nghiệm hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Điều 20. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng theo phương thức kiểm tra thông thường

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 15 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn cơ quan kiểm tra.

2. Trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Trường hợp chuyển đổi sang phương thức kiểm tra chặt để đánh giá tuân thủ pháp luật, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để thực hiện trình tự, thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt quy định tại Điều 19 Nghị định này.

3. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra về tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, kiểm tra thông tin hàng hóa trên hồ sơ đăng ký kiểm tra với thông tin hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai trên Bản đăng ký kiểm tra và phản hồi kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không phù hợp với thông tin đăng ký, cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bổ sung hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu không bổ sung đủ hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký;

b) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không cùng tên gọi, mã HS, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy do tổ chức cá nhân khai trên Bản đăng ký kiểm tra thì cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa chưa có mã số đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định tại mục 2 Chương II Nghị định này;

c) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng thì cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và xử lý theo thẩm quyền đồng thời chuyển hồ sơ đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thanh tra chuyên ngành theo quy định trong trường hợp cần thiết.

d) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp thì cơ quan kiểm tra cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Quá thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra mà cơ quan kiểm tra không thông báo kết quả kiểm tra thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động chấp nhận hồ sơ.

5. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.

6. Thông quan hàng hóa:

a) Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định thông quan hàng hóa theo quy định.

b) Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm các quy định về chất lượng thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không đồng ý với kết quả xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

c) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chất lượng thì cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan, trưng cầu tổ chức thử nghiệm kiểm chứng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để thử nghiệm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với tổ chức thử nghiệm kiểm chứng để lấy mẫu hàng hóa theo yêu cầu.

Tổ chức thử nghiệm kiểm chứng gửi kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.

Trường hợp kết quả thử nghiệm hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp vượt thẩm quyền và thông báo cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thực hiện thanh tra chuyên ngành trong trường hợp cần thiết.

Điều 21. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng theo phương thức kiểm tra giảm

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia gồm:

a) Bản đăng ký kiểm tra theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này, khai số tờ khai hải quan nếu đã đăng ký tờ khai hải quan.

b) Chứng từ chứng nhận các cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đã được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đối với hàng hóa thuộc điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định này: 01 bản chụp.

Chứng từ tại điểm này chỉ nộp lần đầu tiên khi nhập khẩu hàng hóa từ các cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

2. Trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức cá nhân như sau:

a) Lô hàng không thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên;

b) Lô hàng thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên.

3. Trường hợp lô hàng nhập khẩu không thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên 5%, tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.

4. Trường hợp lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên 5%, Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để nộp bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 15 Nghị định này và cơ quan hải quan thực hiện theo khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 20 Nghị định này.

Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, LINH KIỆN, PHỤ TÙNG NHẬP KHẨU

Điều 22. Áp dụng các phương thức kiểm tra đối với phương tiện, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu

1. Phương thức kiểm tra chặt đối với kiểu loại phương tiện nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước thông quan do Bộ Giao thông vận tải ban hành là việc kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật trong các trường hợp:

a) Phương tiện nhập khẩu chưa qua sử dụng:

a.1) Kiểu loại phương tiện nhập khẩu từ nước áp dụng hệ thống chứng nhận theo kiểu loại quy định tại Mẫu số… của Nghị định này và từ nước áp dụng hệ thống tự chứng nhận:

a.1.1) Áp dụng đối với lô hàng lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam nếu đã được cơ quan kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện nước ngoài;

a.1.2) Áp dụng đối với từng lô hàng nhập khẩu nếu chưa được cơ quan kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện nước ngoài.

a.2) Áp dụng đối với từng lô phương tiện có cùng kiểu loại nhập khẩu được sản xuất từ nước không áp dụng hệ thống chứng nhận theo kiểu loại hoặc hệ thống tự chứng nhận.

a.3) Áp dụng đối với 03 lô hàng cùng kiểu loại nhập khẩu tiếp theo nếu có kết quả kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu không đạt yêu cầu tại lần nhập khẩu trước đó hoặc tại lần đánh giá giữa chu kỳ đối với kiểu loại phương tiện được sản xuất từ nước áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận.

a.4) Có cảnh báo, có yêu cầu đặc biệt của Bộ Giao thông vận tải hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.

b) Phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng.

2. Phương thức kiểm tra xác suất đối với phương tiện nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước thông quan do Bộ Giao thông vận tải ban hành là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra xác suất thực tế phương tiện không quá 5% trên tổng số lô phương tiện nhập khẩu của 12 tháng liền kề trước đó trên cơ sở đối chiếu thực tế phương tiện nhập khẩu với kiểu loại phương tiện trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện nhập khẩu đã được cấp cho lô phương tiện nhập khẩu trước đó trong các các trường hợp sau:

a) Kiểu loại phương tiện nhập khẩu quy định tại điểm a.1.1 khoản 1 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

b) Kiểu loại phương tiện nhập khẩu quy định tại điểm a.3 khoản 1 Điều này đã 03 lần liên tiếp được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Không áp dụng phương thức kiểm tra xác suất đối với phương tiện nhập khẩu trong các trường hợp sau:

a) Theo hình thức tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài;

c) Theo hình thức tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (trừ kinh doanh tạm nhập tái xuất);

d) Phương tiện đã qua sử dụng;

đ) Kiểu loại phương tiện chưa được cơ quan kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện nước ngoài;

e) Kiểu loại nhập khẩu được sản xuất từ nước không áp dụng hệ thống chứng nhận theo kiểu loại hoặc hệ thống tự chứng nhận.

4. Kiểu loại phương tiện nhập khẩu quy định tại điểm a.1.1 và điểm a.3 khoản 1 Điều này được áp dụng phương thức kiểm tra xác suất trong thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5. Linh kiện, phụ tùng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng do Bộ Giao thông vận tải ban hành cùng kiểu loại với linh kiện phụ tùng đã được đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất nước ngoài (COP) và được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì được miễn kiểm tra chất lượng trong thời hạn 36 tháng kể từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp chưa được cấp cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì thực hiện trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

6. Phương tiện, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng phương tiện, linh kiện, phụ tùng thì thực hiện theo thỏa thuận.

Điều 23. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với phương tiện, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc (sau đây gọi tắt là ô tô) nhập khẩu chưa qua sử dụng gồm:

a) Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các chỉ tiêu thông tin theo mẫu số 05/ĐKKTCL-PT ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy Chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: 01 bản chụp;

c) Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô: 01 bản chụp;

d) Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng ô tô còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan kiểm tra phù hợp với kiu loại sản phẩm nhập khẩu của cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (chỉ áp dụng đối với trường hợp xe ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức chứng nhận theo kiểu loại được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chụp.

đ) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;

e) Bản giải mã số VIN (số khung) của nhà sản xuất (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu): 01 bản chụp;

g) Bản thông tin ô tô nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 06/BTTPT ban hành kèm theo Nghị định này;

h) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật của nhà sản xuất: 01 bản chụp;

Miễn nộp các chứng từ quy định tại điểm b, d, e, h khoản này đối với ô tô nhập khẩu cùng kiểu loại với xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng gồm:

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 05/ĐKKTCL-PT ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản chụp;

c) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;

d) Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu): 01 bản chụp;

đ) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật của nhà sản xuất (01 bản chụp) hoặc Bản thông tin phương tiện nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 06/BTTPT ban hành kèm theo Nghị định này;

Miễn nộp chứng từ quy định tại điểm d và tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật quy định tại điểm đ khoản này đối với ô tô nhập khẩu cùng kiểu loại với xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu

a) Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 05/ĐKKTCL-PT ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật (01 bản chụp) hoặc Bản thông tin xe nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin thông tin quy định tại mẫu 06/BTTPT ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng xe hoặc Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) do nhà sản xuất cấp cho xe: 01 bản chụp.

Miễn nộp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật quy định tại điểm b khoản này đối với xe nhập khẩu cùng kiểu loại với xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp máy

a) Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 05/ĐKKTCL-PT ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật của nhà sản xuất (01 bản chụp) hoặc Bản khai thông số, tính năng kỹ thuật của xe (chỉ áp dụng trong trường hợp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật chưa đủ nội dung quy định tại điểm c khoản này) theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 07/BKTSKT ban hành kèm theo Nghị định này;

c) 01 bản chụp một trong các tài liệu liên quan đến khí thải (nếu có) sau đây:

c.1) Báo cáo thử nghiệm khí thải do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp cho kiểu loại xe trong đó có ghi các kết quả thử nghiệm của các phép thử quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

c.2) Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận kiểu loại xe đã thỏa mãn các quy định về khí thải của nước ngoài mà các quy định này tương đương hoặc cao hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

5. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng mẫu số 08/ĐKKTCL-LK ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện kèm Bản vẽ kỹ thuật gồm các thông số của sản phẩm hoặc Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đính kèm theo báo cáo thử nghiệm (test report) thể hiện kiểu loại linh kiện nhập khẩu thỏa mãn quy định ECE của Liên hiệp quốc phiên bản tương đương hoặc cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu thể hiện kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất còn hiệu lực theo quy định ECE, EC được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận: 01 bản chụp.

 d) Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 01 bản chụp;

đ) Ảnh sản phẩm: 01 bản chụp;

Điều 24. Trình tự, thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt đối với phương tiện nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 23 Nghị định ngày trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức cá nhân.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và phản hồi cho tổ chức, cá nhân kết quả kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của bộ hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, phù hợp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Cục Đăng kiểm Việt Nam trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Nếu quá thời hạn nộp bổ sung hồ sơ mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký.

4. Tổ chức, cá nhân xuất trình phương tiện để Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành để thử nghiệm/kiểm tra khí thải và an toàn kỹ thuật như sau:

a) Đối với phương tiện chưa qua sử dụng, Cục Đăng kiểm lấy ngẫu nhiên 01 xe mẫu hoặc 02 xe mẫu (trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu dùng 01 mẫu để thử nghiệm an toàn và dùng 01 mẫu để thử nghiệm khí thải) đại diện cho từng kiểu loại phương tiện trong lô hàng nhập khẩu để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa phương tiện đến các cơ sở thử nghiệm. Việc lấy mẫu phải được lập thành biên bản theo quy định tại Mẫu số 01/BBLM Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này để doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình khi làm việc với cơ sở thử nghiệm.

b) Đối với phương tiện đã qua sử dụng, tổ chức, cá nhân xuất trình phương tiện để Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra khí thải và an toàn kỹ thuật.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm phản hồi kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ và phù hợp của Cục Đăng kiểm Việt Nam trên Cổng thông tin một cửa quốc gia mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu không xuất trình được phương tiện theo hồ sơ đăng ký để kiểm tra thì cơ quan kiểm tra sẽ tạm thời dừng các thủ tục kiểm tra với hồ sơ đó và hủy hồ sơ đăng ký kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. Việc thử nghiệm/kiểm tra khí thải và an toàn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với từng kiểu loại phương tiện nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành (trừ thử nghiệm các linh kiện: gương chiếu hậu, kính, đèn chiếu sáng phía trước, lốp, vành hợp kim, vật liệu chống cháy, kết cấu an toàn chống cháy).

Thời gian thử nghiệm/kiểm tra khí thải và an toàn kỹ thuật cho từng kiểu loại phương tiện không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở thử nghiệm nhận mẫu để thử nghiệm.

Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi hoàn thành việc thử nghiệm/kiểm tra khí thải và an toàn kỹ thuật, cơ sở thử nghiệm thông báo kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia .

6. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra hoặc có thông báo kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia như sau:

a) Trường hợp đạt chất lượng, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện đối với từng phương tiện trong toàn bộ lô hàng nhập khẩu theo mẫu quy định tại Mẫu số 09/GCNCL-PT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Riêng đối với mẫu đưa đi thử nghiệm thì trong Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện nhập khu có ghi chú “Phương tiện giao thông đường bộ này đã dùng để thử nghiệm tại Việt Namˮ.

b) Trường hợp không đạt chất lượng, cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện nhập khẩu Mẫu số 10/TBKĐCL-PT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp thuộc danh mục cấm nhập khẩu, cấp Thông báo phương tiện thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 11/TBDMC-PT Nghị định này.

7. Cơ quan hải quan căn cứ chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định.

Trường hợp phương tiện không đạt chất lượng nhập khẩu thì cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra xác suất đối với phương tiện nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản1, 2, 3 và 4 Điều 23 Nghị định ngày trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức cá nhân.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hồ sơ và phản hồi kết quả kiểm tra hồ sơ cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, phù hợp của bộ hồ sơ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra:

a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, phù hợp, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hoàn thành kiểm tra hồ sơ;

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, phù hợp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 07 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn nộp bổ sung hồ sơ mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì hệ thống tự động hủy hồ sơ đăng ký.

4. Trong thời hạn 01 giờ làm việc kể từ thời điểm Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hoàn thành kiểm tra hồ sơ, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động xác định các lô hàng phải kiểm tra xác suất và phản hồi cho tổ chức cá nhân. Trường hợp lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra thực tế phương tiện:

a) Tổ chức, cá nhân xuất trình phương tiện để Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam lấy ngẫu nhiên 01 mẫu đối với mỗi kiểu loại để kiểm tra đối chiếu thông số kỹ thuật và kết cấu xe thực tế so với các thông tin trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện đã được cấp cho kiểu loại phương tiện trước đó. Trong thời hạn 08 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải hoàn thành việc kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra thực tế phương tiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. Xử lý kết quả kiểm tra

Trong thời hạn không quá 02 giờ làm việc kể thời điểm xác nhận hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với lô hàng nhập khẩu không thuộc diện kiểm tra xác suất hoặc từ thời điểm cập nhật kết quả kiểm tra thực tế phương tiện đối với lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra xác suất, cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia như sau:

a) Trường hợp đạt chất lượng, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện đối với từng phương tiện trong toàn bộ lô hàng nhập khẩu theo mẫu quy định tại Mẫu số 09/GCNCL-PT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trường hợp không đạt chất lượng, cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện nhập khẩu Mẫu số 10/TBKĐCL-PT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp thuộc danh mục cấm nhập khẩu, cấp Thông báo phương tiện thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 11/TBDMC-PT Nghị định này.

6. Cơ quan hải quan căn cứ chứng chỉ chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc xử lý theo quy định pháp luật.

Điều 26. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và cấp số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra.

3. Tổ chức, cá nhân khai số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ số tiếp nhận Bản đăng ký kiểm tra để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định.

4. Sau khi hàng hóa đã thông quan, tổ chức, cá nhân đưa mẫu đến cơ sở thử nghiệm để tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, trừ các trường hợp đã có chứng từ quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 23 Nghị định này.

Cơ sở thử nghiệm phải ban hành Báo cáo kết quả thử nghiệm trong thời hạn thử nghiệm đã được công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc trong thời hạn thử nghiệm theo quy định tại tiêu chuẩn, quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

5. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hồ sơ và phản hồi cho tổ chức, cá nhân kết quả kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của bộ hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong vòng 02 giờ làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ hoặc từ thời điểm cơ sở thử nghiệm cập nhật báo cáo kết quả thử nghiệm đối với trường hợp phải lấy mẫu thử nghiệm.

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, phù hợp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Cục Đăng kiểm Việt Nam trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Nếu quá thời hạn nộp bổ sung hồ sơ mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì hệ thống tự động hủy hồ sơ đăng ký.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Cục Đăng kiểm cấp chứng chỉ chất lượng  như sau:

b.1) Trường hợp đạt chất lượng, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng kiểu loại linh kiện, phụ tùng trong lô hàng nhập khẩu theo Mẫu số 12/GCNCL-LK Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này

b.2) Trường hợp không đạt chất lượng, cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Mẫu số 13/TBKĐCL-LK Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

Trường hợp phương tiện không đạt chất lượng nhập khẩu thì cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

6. Đối với các lô hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu tiếp theo cùng kiểu loại phụ tùng, linh kiện đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và đã được đánh giá COP trừ các trường hợp được miễn đánh giá COP, tổ chức, cá nhân khai số Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên tờ khai hải quan để được miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

7. Đối với các linh kiện, phụ tùng cùng kiểu loại chưa được đánh giá COP, trừ trường hợp được miễn đánh giá COP, tổ chức, cá nhân không được sử dụng Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của lô hàng nhập khẩu trước đó mà phải thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Mục 1. TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM, ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Điều 27. Tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm

1. Tự công bố sản phẩm

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm) phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu trừ các sản phẩm quy định tại điểm b khoản này và khoản 2 Điều này.

b) Sản phẩm nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công thực phẩm xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước thì được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

2. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm có chứa phụ gia mới; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu.

3. Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung công bố.

4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, mã HS, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải  thực hiện lại thủ tuc tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân đứng tên trên bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia và được nhập khẩu sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

5. Hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm theo:

a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hoặc

b) Chỉ tiêu an toàn theo quy định tại Thông tư của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; hoặc

c) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc

d) Tiêu chuẩn quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu an toàn theo quy định tại Thông tư của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc

đ) Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu an toàn theo quy định tại Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc

e) Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu an toàn theo quy định tại Thông tư của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).

Điều 28. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mu số 14/TCBSP phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kim nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chtiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chtiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế: 01 bản chụp.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.

3. Trong thời hạn 01 giờ làm việc kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ tự công bố sản phẩm, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp Thông báo tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm và cấp mã số tự công bố sản phẩm.

4. Khi nhập khẩu hàng hóa cùng loại, cùng tên gọi, cùng mã HS, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì với hàng hóa đã được cấp mã số tự công bố sản phẩm thì các lần nhập khẩu tiếp theo, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai mã số tự công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan để được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm.

Điều 29. Hồ sơ, trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm

1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

a) Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 15/CBSP phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu: 01 bản chụp;

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế: 01 bản chụp;

d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần hoặc nhiều thành phần phối hợp với nhau tạo nên công dụng đã công bố. Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu: 01 bản chụp;

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe: 01 bản chụp.

Chứng từ tại điểm này chỉ nộp lần đầu tiên khi nhập khẩu hàng hóa từ các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

a) Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm có chứa phụ gia mới, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhập khẩu trên địa bàn quản lý.

3. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 27 thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

b) Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra như sau:

c.1) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày Cổng thông tin một cửa quốc gia cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 16/GTNCBSP Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm mã số đăng ký bản công bố sản phẩm qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Thời gian kiểm tra hồ sơ tính từ thời điểm từ ngày Cổng thông tin một cửa quốc gia cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

c.2) Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do, căn cứ pháp lý của việc yêu cầu phản hồi cho tổ chức, cá nhân thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm c.1 khoản này. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

c.3) Quá thời quy định tại điểm c1 khoản này mà cơ tiếp nhận hồ sơ không phản hồi thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 16/GTNCBSP Phụ lục III ban hành kèm được nhập khẩu và chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu phù hợp với nội dung công bố. theo Nghị định này kèm mã số đăng ký bản công bố sản phẩm. Tổ chức, cá nhân được

4. Khi nhập khẩu hàng hóa cùng loại, cùng mã HS, cùng tên, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng nước xuất xứ, cùng chất liệu bao bì với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm thì tổ chức, cá nhân được sử dụng mã số đăng ký bản công bố sản phẩm để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu.

5. Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu sử dụng mã số đăng ký bản công bố sản phẩm, cơ quan hải quan kiểm tra thông tin hàng hóa trên tờ khai hải quan với thông tin hàng hóa trên Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu cùng loại, cùng mã HS, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng nước xuất xứ, cùng chất liệu bao bì thì hàng hóa được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và cơ quan hải quan quyết định việc thông quan theo quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không cùng loại, cùng mã HS, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng nước xuất xứ, cùng chất liệu bao bì thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều này.

Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với kết quả xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan để tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan, trưng cầu cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để kiểm nghiệm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để lấy mẫu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng gửi kết quả kiểm nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm phù hợp, các tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng mã số đăng ký bản công bố sản phẩm do Cổng thông tin một cửa đã cấp cho hàng hóa để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Trường hợp kết quả kiểm nghiệm lô hàng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn công bố áp dụng thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Đối với lô hàng nhập khẩu tiếp theo cùng loại, cùng mã HS, cùng tên, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng nước xuất xứ, cùng chất liệu bao bì với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm, các tổ chức, cá nhân tiếp tục được sử dụng mã số đăng ký bản công bố sản phẩm để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.

Điều 30. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm

1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;

b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;

c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).

2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cập nhật danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu vào Việt Nam các sản phẩm quy định tại Điều này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều 31. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại nước xuất khẩu

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam theo thủ tục sau:

a) Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm thông tin về hệ thống quản lý của quốc gia, vùng lãnh thổ (bao gồm hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm) và năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu theo Mẫu số 17/HTQLQG Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thủy sản đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 18/DSCSXK Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thông tin về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh này theo Mẫu số 19/TTĐKSX Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm a khoản này của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của bộ quản lý ngành thực hiện thẩm tra hồ sơ, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kết quả thẩm tra và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu;

c) Nội dung kiểm tra tại nước xuất khẩu bao gồm: Hệ thống luật pháp về quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm; năng lực của cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.

2. Xử lý kết quả kiểm tra và thông báo danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:

a) Trường hợp không cần thiết phải thực hiện kiểm tra thực tế đối với nước xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố kết quả, tên quốc gia, vùng lãnh thổ được phép xuất khẩu vào Việt Nam trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Riêng đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản thì phải công bố kèm theo danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu;

b) Trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý, công bố kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và nêu rõ lý do cụ thể những trường hợp chưa được phép xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam;

c) Trong trường hợp đề nghị bổ sung danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản vào Việt Nam, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ bao gồm danh sách và thông tin cơ sở theo Mẫu số 17/HTQLQG 18/DSCSXK Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu, trên cơ sở đó xem xét, quyết định việc bổ sung vào danh sách.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO CÁC PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA

Điều 32. Các phương thức kiểm tra

1. Phương thức kiểm tra chặt là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;

b) Hàng hóa có cảnh báo, có yêu cầu đặc biệt của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất;

c) Hàng hóa được lựa chọn trên cơ sở đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro không quá 5% tổng số lô hàng nhập khẩu đã kiểm tra an toàn thực phẩm của 12 tháng liền kề trước đó, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này và  Điều 4 Nghị định này.

2. Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm, áp dụng đối với hàng hóa sau:

a) Hàng hóa đã có mã số bản tự công bố sản phẩm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Hàng hóa đã có Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đối với sản phẩm quy định tại Điều 30 Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Hàng hóa cùng loại, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì, cùng mã HS với hàng hóa quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra chặt.

 3. Phương thức kiểm tra giảm là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm của năm liền kề trước đó, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa cùng loại, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì, cùng mã HS với hàng hóa đã 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra thông thường;

b) Hàng hóa đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Hàng hoá được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.

Điều 33. Trình tự, thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt

1. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Bản Đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 20/ĐKKTATTP Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, khai số tờ khai hải quan nếu đã đăng ký tờ khai hải quan; khai mã số tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đối với sản phẩm quy định tại Điều 29 Nghị định này, trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam: 01 bản chụp;

c) Ảnh chụp nhãn hàng hóa hoặc bản thiết kế hoàn chỉnh nhãn hàng hóa dưới dạng dữ liệu điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn theo quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn cơ quan kiểm tra, lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm được các bộ, ngành chỉ định để kiểm nghiệm.

3. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức cá nhân.

4. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra về tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra, kiểm tra thông tin hàng hóa trên hồ sơ đăng ký kiểm tra với thông tin hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản tự công bố sản phẩm do tổ chức, cá nhân khai trên Bản đăng ký kiểm tra và phản hồi kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra như sau:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không phù hợp với thông tin đăng ký, cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bổ sung hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu không bổ sung đủ hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký;

b) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định mã số bản tự công bố chưa có trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hàng hóa nhập khẩu không cùng loại, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì, cùng mã HS với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản tự công bố sản phẩm do tổ chức cá nhân khai trên Bản đăng ký kiểm tra thì cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký bản tự công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

c) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm thì cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và xử lý theo thẩm quyền đồng thời chuyển hồ sơ đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thanh tra chuyên ngành theo quy định trong trường hợp cần thiết.

d) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp thì cơ quan kiểm tra cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. Cơ sở kiểm nghiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm sau khi có kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trường hợp kiểm tra hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định này thì cơ sở kiểm nghiệm thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu có cảnh báo, yêu cầu đặc biệt.

6. Cơ sở kiểm nghiệm thực hiện kiểm nghiệm mẫu và gửi thông báo kết quả kiểm nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm lấy mẫu.

7. Thông quan hàng hóa:

a) Cơ quan hải quan quyết định việc thông quan trên cơ sở kết quả thử nghiệm đối với hàng hóa quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 32 Nghị định này.

Trường hợp kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm xác định hàng hóa thực tế nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng thì cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

b) Cơ quan hải quan quyết định việc thông quan trên cơ sở Biên bản lấy mẫu đối với hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định này.

8. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với kết quả xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan, trưng cầu cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để kiểm nghiệm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để lấy mẫu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng gửi thông báo kết quả kiểm nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm phù hợp, các tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng mã số đăng ký bản công bố sản phẩm do Cổng thông tin một cửa đã cấp cho hàng hóa để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Trường hợp kết quả kiểm nghiệm lô hàng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn công bố áp dụng và cơ quan hải quan xác định hàng hóa nhập khẩu không cùng loại, cùng tên gọi, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì, cùng mã HS với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 34. Trình tự, thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn cơ quan kiểm tra.

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức cá nhân.

Trường hợp chuyển đổi sang phương thức kiểm tra chặt để đánh giá tuân thủ pháp luật, Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi cho tổ chức, cá nhân để thực hiện trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

3. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra về tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, kiểm tra thông tin hàng hóa trên hồ sơ đăng ký kiểm tra với thông tin hàng hóa đã được cấp mã số tự công bố sản phẩm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai trên Bản đăng ký kiểm tra và phản hồi kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không phù hợp với thông tin đăng ký, cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bổ sung hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu không bổ sung đủ hồ sơ, sửa đổi thông tin đăng ký thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động hủy hồ sơ đăng ký;

b) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định mã số bản tự công bố chưa có trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hàng hóa nhập khẩu không cùng loại, cùng tên, cùng nhãn hàng hóa, cùng cơ sở sản xuất hàng hóa, cùng chất liệu bao bì, cùng mã HS với hàng hóa đã được cấp mã số tự công bố sản phẩm do tổ chức, cá nhân khai trên Bản đăng ký kiểm tra thì cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;

c) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm thì cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và xử lý theo thẩm quyền đồng thời chuyển hồ sơ đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thanh tra chuyên ngành theo quy định trong trường hợp cần thiết.

d) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp thì cơ quan kiểm tra cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

4. Quá thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra mà cơ quan kiểm tra không thông báo kết quả kiểm tra thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động chấp nhận hồ sơ.

5. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan.

6. Thông quan hàng hóa:

a) Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định thông quan hàng hóa theo quy định.

b) Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không đồng ý với kết quả xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

c) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan, trưng cầu cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định để kiểm  nghiệm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để lấy mẫu hàng hóa theo yêu cầu.

Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng gửi kết quả thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, chỉ tiêu an toàn, tiêu chuẩn công bố áp dụng, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.

Trường hợp kết quả kiểm nghiệm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, chỉ tiêu an toàn, tiêu chuẩn công bố áp dụng thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong trường hợp vượt thẩm quyền và thông báo cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thực hiện thanh tra chuyên ngành trong trường hợp cần thiết.

Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra kiểm tra giảm

1. Tổ chức, cá nhân nộp bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia gồm:

a) Bản đăng ký kiểm tra theo Mẫu số 20/ĐKKTATTP Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, khai số tờ khai hải quan nếu đã đăng ký tờ khai hải quan, khai mã số tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này.

b) Chứng từ chứng nhận các cơ sở sản xuất áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương đối với hàng hóa quy định tại điểm c khoản 3 Điều 32 Nghị định này: 01 bản chụp.

Chứng từ tại điểm này chỉ nộp lần đầu tiên khi nhập khẩu hàng hóa từ các cơ sở sản xuất áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.

c) Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đối với sản phẩm quy định tại Điều 29 Nghị định này, trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam: 01 bản chụp;

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và phản hồi cho tổ chức cá nhân:

a) Trường hợp lô hàng nhập khẩu không thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên, tổ chức, cá nhân khai số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.

b) Trường hợp lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên 5%, tổ chức, cá nhân để nộp hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định này.

 3. Trường hợp lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên 5% thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 34 Nghị định này.

Chương IV

QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Mục 1. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUỘC DIỆN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 36. Quyền của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

1. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; phòng kim nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận để giám định, thử nghiệm hàng hóa.

2. Lựa chọn thực hiện chứng nhận/giám định hàng hóa nhập khẩu tại các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan hoặc tổ chức chứng nhận/giám định được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định.

3. Được quyền lựa chọn cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm.

4. Sử dụng mã số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số đăng ký bản công bố hợp chuẩn, mã số tự công bố sản phẩm, mã số đăng ký bản công bố sản phẩm để miễn, giảm kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

5. Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan kiểm tra.

6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

1. Chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cho cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm nguyên trạng lô hàng để cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu.

3. Thực hiện quyết định xử lý lô hàng, mặt hàng của cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền nếu lô hàng, mặt hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

4. Trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động giao dịch điện tử đáp ứng đảm bảo cho việc truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và xử lý thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

5. Có trách nhiệm đưa hàng hóa đi kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, không được tiêu thụ, tẩu tán, sử dụng trước khi có kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng. Trường hợp hàng hóa không được đưa đi kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thì bị xử lý như đối với hàng hóa không đạt chất lượng, an toàn thực phẩm.

6. Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

7. Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

8. Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

9. Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm, thử nghiệm, giám định theo quy định của pháp luật.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình nhập khẩu gây ra.

Mục 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP, CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM

Điều 38. Quyền của cơ tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm, các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định

1. Thực hiện giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

2. Được thanh toán chi phí giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa, chứng nhận hợp quy theo thoả thuận với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có nhu cầu đánh giá sự phù hợp hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Cung cấp kết quả thử nghiệm, kiểm nghiệm, giám định cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng.

4. Cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy đã cấp cho các đối tượng được giám định hoặc chứng nhận tương ứng.

5. Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Nghĩa vụ của cơ tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm, các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định

1. Phối hợp với tổ chức, cá nhân nhập khẩu lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

2. Thông báo kết quả giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

3. Chịu trách nhiệm về kết quả giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn và chịu sự thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

4. Công bố thời hạn giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy theo từng mặt hàng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thời hạn giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy công bố không được quá thời hạn giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

6. Trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động giao dịch điện tử đáp ứng cho việc truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và xử lý thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

7. Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

8. Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

9. Thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc giá và các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.

10. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.

11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.

12. Bồi thường thiệt hại theo quy định.

Mục 3. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan kiểm tra

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có các quyền sau đây:

a) Quyết đnh thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công kiểm soát viên chất lượng thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;

b) Cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng của sản phẩm, hàng hóa;

c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực có nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu; Thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại Nghị định này.

Cơ quan kiểm tra không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp các chứng từ ngoài các chứng từ quy định tại Nghị định này.

b) Xác nhận điều kiện bo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu;

c) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đội ngũ kim soát viên chất lượng, trang bphương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kiểm tra cht lượng sản phẩm, hàng hóa;

d) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đi xử trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

đ) Bo mật kết quả kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức và thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;

e) Thực hiện tái giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm hoặc lựa chọn tổ chức thử nghiệm kiểm chứng hoặc cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định trong trường hợp nghi ngờ kết quả kiểm tra đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp, kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn trước đó.

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra và các kết luận liên quan.

h) Có trách nhiệm rà soát, đánh giá kết quả giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra thực hiện như sau:

h.1) Trường hợp hàng hóa chưa thông quan thì thông báo cho cơ quan hải quan dừng thông quan và xử lý theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này.

h.2) Trường hợp hàng hóa đã thông quan thì thông báo cho lực lượng quản lý thị trường hoặc lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thực hiện thanh tra, kiểm tra.

3. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu; Thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm và thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại Nghị định này.

Cơ quan hải quan không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp các chứng từ ngoài các chứng từ quy định tại Nghị định này.

b) Xác nhận điều kiện bo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu;

c) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đi xử trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

d) Bo mật kết quả kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức và thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;

đ) Thực hiện tái giám định, thử nghiệm, kiểm nghiệm hoặc lựa chọn tổ chức thử nghiệm kiểm chứng hoặc cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định trong trường hợp nghi ngờ kết quả kiểm tra đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp, kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn trước đó.

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra và các kết luận liên quan.

g) Sử dụng thông tin truy xuất nguồn gốc, thông tin về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan các nước để phân tích, đánh giá rủi ro của hàng hóa, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.

h) Trường hợp xác định hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, về an toàn thực phẩm, cơ quan hải quan dừng thông quan và thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan là cơ sở để tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan, trường hợp không nhất trí với kết luận của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, các Luật chuyên ngành có liên quan và các nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa;

2. Ban hành và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia:

a) Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng kèm theo biện pháp công bố hợp quy quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước an toàn thực phẩm kèm mã HS ở cấp độ chi tiết nhất HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

b) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ tiêu an toàn áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu;

c) Danh mục hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

d) Danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, thừa nhận, đăng ký; Danh sách các cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được chỉ định đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm; Danh sách các tổ chức thử nghiệm kiểm chứng được chỉ định đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc các lĩnh vực và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

4. Cập nhật thông tin cảnh báo về lô hàng nhập khẩu không đạt chất lượng hoặc có gian lận thương mại về chất lượng; thông tin về hàng hóa không đạt chất lượng thu thập được trong quá trình kiểm tra hàng hóa trong sản xuất và lưu thông trên thị trường trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;

5. Giao/chỉ định các cơ quan/tổ chức có đủ năng lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định.

Trường hợp các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp, được công nhận hoạt động theo quy định của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan thực hiện hoạt động chứng nhận/giám định/thử nghiệm/kiểm nghiệm đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định.

6. Nghiên cứu, áp dụng việc thừa nhận, công nhận chất lượng của những mặt hàng nhập khẩu được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và có xuất xứ từ những nước, vùng lãnh thổ có tiêu chuẩn chất lượng cao.

7. Đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm cho công chức hải quan.

8. Phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xử lý lô hàng không đạt chất lượng.

9. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng trung tâm dữ liệu về quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu.

10. Xây dựng quy trình chi tiết để hướng dẫn các đơn vị chức năng, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện các trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Nghị định này.

Điều 42.Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan liên quan:

a) Thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này;

b) Công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu theo phương thức kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;

c) Xây dựng, quản lý và vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia công nghệ thông tin tự động để đảm bảo các chức năng, thực hiện quy định tại Nghị định này;

d) Xây dựng trung tâm dữ liệu về quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu. Nhiệm vụ của trung tâm là thu thập, chia sẻ, tích hợp thông tin giữa các bên tham gia về chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa với đầy đủ các công cụ khai thác làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá rủi ro, hỗ trợ ra quyết định kiểm tra của cơ quan kiểm tra;

đ) Trao đổi thông tin dữ liệu với hải quan các nước về chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để phân tích đánh giá rủi ro, quyết định phương thức kiểm tra;

e) Thông báo cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông tin về các trường hợp cơ quan hải quan phát hiện kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/giám định không phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm;

g) Ban hành Quyết định về tiêu chuẩn kỹ thuật và thông điệp dữ liệu điện tử phục vụ cho việc kết nối giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia của Tổ chức đánh giá sự phù hợp với Cổng thông tin một cửa quốc gia xử lý dữ liệu điện tử và công bố trên Cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan;

h) Kiểm tra và xác nhận phù hợp của Cổng thông tin một cửa quốc gia của Tổ chức đánh giá sự phù hợp yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan và tương thích với Cổng thông tin một cửa quốc gia xử lý dữ liệu điện tử.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Nghị định này bãi bỏ nội dung quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại các văn bản sau:

a) Điều 5, Điều 6, khoản 1 Điều 7, Điều 8, Điều 13; khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều 15; Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

b) Khoản 2, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2c, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

c) Các khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

d) Điều 21 của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

đ) Các Điều 22, 24, 25 của Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Khoản 2, 3, 4 Điều 33 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Điều 44. Quy định chuyển tiếp

1. Các tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đã đăng ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện việc kiểm tra theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

2. Các chứng từ liên quan đến chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền, tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp, hoặc các chứng từ do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực của các chứng từ này.

a. Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hoặc giấy tờ tương đương, giấy tiếp nhận bản đăng ký sản phẩm, giấy xác nhận miễn kiểm tra chất lượng, giấy xác nhận đủ điều kiện áp dụng phương thức kiểm tra giảm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực được sử dụng để áp dụng các phương thức kiểm tra theo quy định tại Nghị định này.

b. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu nhập khẩu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được sử dụng để áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra.

c. Hồ sơ tự công bố sản phẩm được nộp theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng.

d. Các chứng từ khác liên quan đến chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực của các chứng từ này.

4. Tổ chức, cá nhân cập nhật các chứng từ quy định tại khoản này lên Cổng thông tin một cửa quốc gia trước ngày 01/01/2022 và chịu trách nhiệm về tính chính xác về nội dung cập nhật.

Trong vòng 01 giờ làm việc kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhập khẩu cập nhật các chứng từ quy định tại điểm 2 Điều này, Cổng thông tin một cửa quốc gia tự động cấp mã số tương ứng với các chứng từ để tổ chức cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nhập khẩu tiếp theo.

5. Cơ quan kiểm tra được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao hoặc chỉ định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định. 

Điều 45. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.378

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.94.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!