Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

Số hiệu: 60/2019/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 30/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2015/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ s 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Hiệp định thực thi Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994);

Căn cứ Nghị định s 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan v thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một s điều của Nghị định s 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định s 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

1. Khoản 5 được sửa đổi; bổ sung khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19 Điều 2 như sau:

“5. Phần mềm ứng dụng là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác (application software) khi cài đặt vào một thiết bị xử lý dữ liệu tự động (data processing equipment), ví dụ: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thì có khả năng làm thiết bị đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể mà người sử dụng phần mềm ứng dụng muốn thực hiện. Các sản phẩm âm thanh, phim hoặc hình ảnh không được coi là phần mềm ứng dụng theo quy định này.

15. Đã thanh toán là tại thời điểm xác định trị giá hải quan, người mua đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người bán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc bằng hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên, được thể hiện trên chứng từ thanh toán thực tế giữa người mua và người bán.

16. Sẽ phải thanh toán là tại thời điểm xác định trị giá hi quan, người mua chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người bán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc bằng hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên, chưa có chứng từ thanh toán thực tế giữa người mua và người bán.

17. Thanh toán trực tiếp là người mua thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trực tiếp cho người bán mà không thông qua bên thứ ba. Tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán không coi là bên thứ ba.

18. Thanh toán gián tiếp là người mua thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người bán thông qua bên thứ ba theo yêu cầu của người bán hoặc người mua yêu cầu bên thứ ba thay mặt người mua thanh toán cho người bán hoặc thực hiện bằng hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên. Tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán không coi là bên thứ ba.

19. Phần mềm điều khiển, vận hành (còn gọi là phần mềm hệ thống) là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác (operating system), khi tích hợp vào máy móc thiết bị thì có tác dụng làm trung gian giao tiếp giữa người sử dụng và máy móc thiết bị; cung cấp môi trường cho phép người sử dụng vận hành, điều khiển các chức năng của máy móc thiết bị.”

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan

1. Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kim tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung tự kê khai và tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, việc nộp các chứng từ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư này; tham vấn để trao đổi, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định; yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá hải quan, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.

2. Khi kiểm tra việc khai báo và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đi với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư này để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.

3. Cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan trong các trường hợp sau:

a) Người khai hải quan không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này;

b) Đủ cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định;

c) Có căn cứ xác định trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định không phù hợp.

4. Khi cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, phải căn cứ nguyên tắc, trình tự các phương pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, các chứng từ, tài liệu có liên quan quy định tại Thông tư này và ban hành văn bản thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 04/TGHQ Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

5. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xử lý khoản giảm giá trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Thông tư này.”

3. Bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

1. Nguyên tắc:

a) Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.

b) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.

c) Nguyên tắc phân bổ:

Các khoản chi phí nêu tại khoản 2 Điều này được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau:

c.1) Theo giá bán của từng loại hàng hóa;

c.2) Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.

2. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất

a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

b) Cách thức xác định:

b.1) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

b.2) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:

b.2.1) Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;

b.2.2) Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:

b.2.2.1) Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;

b.2.2.2) Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);

b.2.2.3) Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).

c) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

c.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;

c.2) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);

c.3) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).

3. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

a) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.

b) Các trường hợp cần quy đổi:

b.1) Khác biệt về quãng đường;

b.2) Khác biệt về phương thức vận tải.

c) Điều kiện áp dụng:

c.1) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định theo phương pháp này với điều kiện hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự do doanh nghiệp khai báo theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc do cơ quan hải quan xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;

c.2) Việc quy đổi khi có sự khác biệt về quãng đường, phương thức vận tải chỉ được thực hiện khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được theo phương pháp này;

c.3) Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự thấp nhất, không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn trị giá khai báo theo quy định.

d) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự;

d.2) Hợp đồng vận tải hoặc chứng từ thể hiện phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

d.3) Các chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.

4. Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam

a) Trị giá hải quan của hàng hóa theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

b) Giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trưng Việt Nam phải được thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.

c) Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất chỉ cộng vào trị giá hải quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.

d) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

d.1) Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;

d.2) Chứng từ, tài liệu về phí vận tải nội địa, chi phí sử dng để xác định trị giá hải quan quy định tại điểm a khoản này.

5. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại

a) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định bằng cách sử dụng giá bán hàng hóa tổng hợp từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

b) Trường hợp có nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi thì sử dụng trị giá hải quan thấp nhất; không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn theo quy định.

c) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giá bán hàng hóa từ các nguồn thông tin, tài liệu quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất (mỗi chứng từ 01 bản chụp).

6. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt

Đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều này.”

4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đi với hàng hóa nhập khẩu

1. Nguyên tắc:

a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;

b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;

c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.

2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:

a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;

b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;

c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;

d) Phương pháp trị giá khấu trừ;

đ) Phương pháp trị giá tính toán;

e) Phương pháp suy luận.”

5. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu

1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.

2. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.

3. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, theo hình thức thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:

a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;

b) Các khoản người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:

b.1) Các khoản đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán (ví dụ: tiền trả trước, tiền ứng trước cho hàng hóa, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa);

b.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán.

c) Các khoản điều chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.

4. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa đó.

Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mua cùng hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải điều chỉnh khoản tiền do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: tr giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.

a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:

a.1) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phương tiện trung gian. Cách xác định trị giá của phương tiện trung gian thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này;

a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.

b) Các trường hợp không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu vào trị giá hải quan của máy móc thiết bị:

b.1) Phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu;

b.2) Phần mềm điều khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào máy móc thiết bị nhập khẩu.

c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.

d) Thủ tục khai báo, kiểm tra:

d.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:

d.1.1) Người khai hải quan xác định và khai báo trị giá hải quan của máy móc thiết bị, bao gồm cả trị giá phần mềm điều khiển, vận hành; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc tờ khai trị giá hải quan (nếu có);

d.1.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

d.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành không nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:

d.2.1) Người khai hải quan thực hiện như sau:

d.2.1.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu trước khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo, xác định trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này, trong đó tại ô “Mô tả hàng hóa” phải khai báo phần mềm điều khiển, vận hành dùng cho máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; tại ô “Mã số hàng hóa” phải khai báo mã số hàng hóa của máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành. Khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tại ô “Chi tiết khai trị giá” của tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan phải ghi rõ số tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành;

d.2.1.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu sau khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo mã số, trị giá hải quan của phần mềm điều khiển, vận hành, phương tiện trung gian (nếu có) như quy định tại điểm d.2.1.1; tại ô “Chi tiết khai trị giá”, người khai hải quan ghi rõ số tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị.

d.2.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, phương tiện trung gian (nếu có), khai báo của người khai hi quan và xử lý như sau:

d.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng theo quy định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung, xử lý vi phạm theo quy định. Nếu người khai hải quan không khai báo bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm theo quy định;

d.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo đúng quy định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định, tự kê khai.

6. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian (carrier media) chứa đựng phần mềm ứng dụng dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu (software for data processing equipment), trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phần mềm ứng dụng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm ứng dụng được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.

7. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

a) Hp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại;

b) Chứng từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 7 Thông tư này khi cơ quan hải quan yêu cầu;

c) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này);

d) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);

đ) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);

e) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.”

7. Khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Th tục khai báo, kiểm tra:

a) Người khai hải quan:

a.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hải quan (nếu có);

a.2) Cung cấp chứng từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng trị giá giao dịch khi cơ quan hải quan yêu cầu, cụ thể:

a.2.1) Chứng từ, tài liệu thể hiện giao dịch mua bán được tiến hành như giao dịch mua bán giữa những người không có mối quan hệ đặc biệt (nếu có);

a.2.2) Chứng từ, tài liệu thể hiện trị giá giao dịch của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan, xấp xỉ hoặc bằng với trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự được mua bán giữa các bên không có mối quan hệ đặc biệt (nếu có);

a.2.3) Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu có).

b) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý như sau:

b.1) Trường hợp người mua và người bán có mi quan hệ đặc biệt nhưng người khai hải quan không khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) thì cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

b.2) Trường hợp nghi ngờ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan phải so sánh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu với các trị giá quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

b.2.1) Nếu trị giá giao dịch thỏa mãn điều kiện nêu tại điểm b khoản 2 Điều này thì cơ quan hải quan chấp nhận mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch;

b.2.2) Nếu trị giá giao dịch không thỏa mãn điều kiện nêu tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu nêu tại điểm a.2 khoản này để chứng minh.

b.2.2.1) Nếu có đủ thông tin, tài liệu xác định mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hoặc không có đủ cơ sở xác định mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì chấp nhận trị giá hải quan do của người khai hải quan tự xác định, tự kê khai;

b.2.2.2) Nếu có đủ chứng từ, tài liệu xác định mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì bác bỏ trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định, tự kê khai; xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc, trình tự các phương pháp quy định tại Thông tư này.

b.3) Cơ quan hải quan không xác định mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

b.3.1) Cơ quan hải quan đã kiểm tra và chấp nhận mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch;

b.3.2) Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu đang được kiểm tra trị giá không thay đổi so với trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được kiểm tra và chấp nhận trị giá giao dịch trước đó.”

7. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Phương pháp suy luận

1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, s liệu có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan.

2. Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và vận dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan, với điều kiện việc áp dụng phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan:

a) Giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;

b) Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;

c) Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác, không phải Việt Nam;

d) Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ trường hợp sử dụng các chi phí sản xuất hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá tính toán trong phương pháp trị giá tính toán;

đ) Giá tham chiếu trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu có rủi ro về trị giá hải quan;

e) Trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam;

g) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.

4. Phương pháp suy luận được xác định như sau:

a) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: Trường hợp không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu do không có chứng từ, tài liệu, số liệu định lượng về khoản điều chỉnh cộng hoặc khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 15 Thông tư này thì sử dụng số liệu về khoản đó do người cung cấp xác nhận bằng văn bản cho người khai hải quan.

b) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự. Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá hải quan.

c) Vận dụng phương pháp xác định trị giá hi quan theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:

c.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;

c.2) Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến đơn giá bán lại.

d) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.

đ) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.

e) Trường hợp không xác định được trị giá theo quy định từ điểm a đến điểm đ khoản này, việc vận dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan được thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, nhưng không được vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

a) Chứng từ, tài liệu do người cung cấp xác nhận khoản điều chỉnh đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;

b) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự;

c) Hóa đơn bán hàng của người nhập khẩu đi với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá khấu trừ;

đ) Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp này (nếu có).”

8. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Phí bản quyền, phí giấy phép

1. Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

a) Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng;

a.1) Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;

a.2) Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;

a.3) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

a.4) Quyền đối với giống cây trồng là quyền của t chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Nội dung các quyền thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: Là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

2. Phí giấy phép là khoản tiền mà người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ để được thực hiện một số hoạt động nằm trong các quyền thuộc quyền sở hữu công nghiệp.

3. Chỉ điều chỉnh cộng phí bản quyền, phí giấy phép vào hàng hóa nhập khẩu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan, theo quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 6 Điều này thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

c) Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

4. Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu khi:

a) Phí bản quyền, phí giấy phép phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp để được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thỏa thuận và thanh toán phí bản quyền, phí giấy phép, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a.1) Hàng hóa nhập khẩu được bán lại nguyên trạng tại thị trường Việt Nam hoặc được gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều này;

a.2) Hàng hóa nhập khẩu có gắn nhãn hiệu hàng hóa khi bán tại thị trường Việt Nam.

b) Phí bản quyền, phí giấy phép phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp để được sử dụng sáng chế, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác thể hiện trên hợp đồng mua bán, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b.1) Sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu mang sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hoặc quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc hoặc thiết bị được chế tạo hoặc sản xuất để ứng dụng sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế b trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác.

Ví dụ về phí bản quyền, phí giấy phép thỏa mãn điều kiện “liên quan đến hàng hóa nhập khẩu” nêu tại Phụ lục I Thông tư này.

5. Gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu bao gồm:

a) Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự);

b) Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ), lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần;

c) Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác;

d) Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự;

đ) Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại;

g) Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;

h) Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ điểm a đến điểm g khoản này;

i) Giết, mổ động vật.

6. Phí bản quyền, phí giấy phép được coi như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người bán thỏa thuận với người mua về việc người mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;

b) Người bán có thỏa thuận với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép về việc chỉ bán hàng hóa cho người mua có thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp phí bản quyền, phí giấy phép cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép;

c) Người bán cung cấp hàng hóa cho người mua theo chỉ định của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép;

d) Người bán cung cấp hàng hóa cho người mua theo tiêu chuẩn kỹ thuật do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép phê duyệt;

đ) Người mua trả phí bản quyền, phí giấy phép cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép hoặc người khác theo chỉ định của người bán;

e) Có bằng chứng về việc người mua sẽ không thể mua được hoặc nhận được hàng hóa nhập khẩu nếu không thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp phí bản quyền, phí giấy phép.

Một số ví dụ về hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” nêu tại Phụ lục I Thông tư này.

7. Không phải cộng vào trị giá hải quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Các khoản tiền người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho quyền tái sản xuất hàng hóa nhập khẩu hoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam (ví dụ: một mẫu hàng được nhập khẩu, sau đó được sử dụng để sản xuất ra bản sao chính xác như nguyên bản mẫu hàng được nhập khẩu thì khoản tiền phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp để được sản xuất hàng hóa theo mẫu hàng nhập khẩu được hiểu là quyền tái sản xuất hàng hóa nhập khẩu);

b) Các khoản tiền người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho quyền phân phối hoặc bán lại hàng hóa nhập khẩu, nếu khoản tiền này không được coi như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp các khoản tiền người mua thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho quyền tái sản xuất, quyền phân phối hoặc bán lại hàng hóa nhập khẩu đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì không được trừ ra khỏi trị giá hải quan khi xác định trị giá của hàng hóa nhập khẩu đó.

8. Thủ tục khai báo, kiểm tra:

a) Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai:

a.1) Người khai hải quan tự khai báo khoản phí bản quyền, phí giấy phép trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá hải quan (nếu có);

a.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 25 Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

b) Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả phí bản quyền, phí giấy phép, thủ tục khai báo, kiểm tra thực hiện như sau:

b.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản phí bản quyền, phí giấy phép tại ô “Chi tiết khai trị giá” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp người khai hải quan có số liệu về khoản phí bản quyền, phí giấy phép thì thực hiện khai báo khoản phí này trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai và nộp thuế theo quy định;

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày thực trả, người khai hải quan thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với khoản phí bản quyền, phí giấy phép thực tế đã trả trên tờ khai bổ sung sau thông quan, đồng thời nộp đủ tiền thuế theo quy định.

b.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến khoản phí bản quyền, phí giấy phép và khai báo của người khai hải quan và xử lý như sau:

b.2.1) Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng khoản phí bản quyền, phí giấy phép theo quy định nêu tại điểm b.1 khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung, xử lý vi phạm theo quy định. Nếu người khai hải quan không khai báo bổ sung trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm theo quy định;

b.2.2) Trường hợp người khai hải quan khai báo quá 05 ngày kể từ ngày thực trả khoản phí bản quyền, phí giấy phép theo quy định nêu tại điểm b.1 khoản này, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt theo quy định;

b.2.3) Trường hợp người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo đúng quy định tại điểm b.1 khoản này thì cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo.

9. Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép được tính một phần căn cứ vào hàng hóa nhập khẩu, một phần căn cứ vào các yếu tố khác không liên quan đến hàng hóa nhập khẩu:

a) Trường hợp có số liệu phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì cộng vào trị giá giao dịch;

b) Trường hợp không phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì không xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch, chuyển sang phương pháp tiếp theo.”

9. Điểm b khoản 2, khoản 5, khoản 9 được sửa đổi; khoản 11 Điều 17 được bổ sung như sau:

“2. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế:

b) Hàng hóa nhập khẩu khác:

b.1) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;

b.2) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;

b.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm b.1, điểm b.2 khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa.

5. Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn thương mại; hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển đến Việt Nam bằng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, không có hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.

9. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả đ đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn.

Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định người khai hải quan khai báo trị giá không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.

11. Hàng hóa chưa qua sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế:

a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;

b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;

c) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa”.

10. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Cơ sở dữ liệu tr giá hải quan

1. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hp, phân loại. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung, thống nhất và thường xuyên cập nhật, bao gồm:

a) Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan;

b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo;

c) Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan.

2. Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu trị giá hải quan:

a) Nguồn thông tin từ hồ sơ hải quan: Là các thông tin có sẵn trên hệ thống điện tử hoặc trên hồ sơ hải quan (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) do người khai hải quan khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan;

b) Nguồn thông tin từ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư này;

c) Nguồn thông tin về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp: Các thông tin liên quan đến tình hình chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo và xác định trị giá hải quan, số lần vi phạm và mức độ vi phạm do cơ quan Hải quan tổng hợp, phân tích trên hệ thống quản lý rủi ro;

d) Nguồn thông tin khác: Là các nguồn thông tin do cơ quan Hải quan thu thập hoặc do các cơ quan có liên quan khác cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.

3. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được sử dụng để:

a) Xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan;

b) Kiểm tra trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy chế khai thác, xây dựng, quản lý, vận hành và sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.”

11. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 22. Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, sửa đổi; nguyên tắc sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan

1. Tng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi:

a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá được xây dựng trên các tiêu chí quy định tại Điều 24 Thông tư này. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá bao gồm các chỉ tiêu thông tin: Mã số, tên hàng hóa, mô tả chi tiết hàng hóa, đơn vị tính, xuất xứ của hàng hóa, mức giá tham chiếu;

b) Mức giá tham chiếu của mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá được xây dựng trên cơ sở các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này;

c) Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro doanh nghiệp theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan bao gồm các chỉ tiêu thông tin: mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, nơi đăng ký tờ khai hải quan.

2. Nguyên tắc sử dụng:

a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan là một trong các cơ sở để xác định đối tượng áp dụng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan;

b) Mức giá tham chiếu của hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định; không sử dụng để áp đặt trị giá hải quan; được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.”

12. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 23. Thi hạn, trách nhiệm xây dựng, b sung, sửa đổi mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan

1. Thời hạn xây dựng, bổ sung, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan: Định kỳ tối thiểu sáu tháng một lần hoặc trong trường hợp cần thiết trên cơ sở:

a) Các kiến nghị của tổ chức, cá nhân;

b) Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện:

a) Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, thông tin xử lý vi phạm, thông tin hồ sơ doanh nghiệp, kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, kết quả phân loại mức độ rủi ro vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết chống buôn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan:

b.1) Bổ sung mức giá tham chiếu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo Báo cáo đề xuất bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá (mẫu số 02/DMBX/2015 Phụ lục II Thông tư này) trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này;

b.2) Sửa đổi mức giá tham chiếu đối với trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Báo cáo đề xuất sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá (mẫu số 03/DMSĐ/2015 Phụ lục II Thông tư này), trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này;

b.3) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Thông tư này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Báo cáo đề xuất bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này;

b.4) Sửa đổi, bổ sung Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan đối với trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này.

3. Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý các nguồn thông tin quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này thực hiện cập nhật vào hệ thống dữ liệu tương ứng của Tổng cục hải quan.

4. Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc cập nhật thông tin, báo cáo đề xuất bổ sung, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá kèm theo mức giá tham chiếu, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

13. Tên Điều 24 và khoản 3 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 24. Tiêu chí xây dựng, bổ sung, sửa đổi mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan

3. Doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan:

a) Tại thời điểm đánh giá, bị cơ quan hải quan đánh giá là doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật;

b) Tại thời điểm đánh giá, bị cơ quan hải quan phân loại là doanh nghiệp rủi ro cao hoặc doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày;

c) Trong thời gian 730 ngày (02 năm) trở về trước tính đến ngày đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm về hành vi khai sai trị giá hải quan dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, với mức độ xử phạt và số tiền xử phạt theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; hoặc bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm về hành vi gian lận thuế, trốn thuế.”

14. Các phụ lục được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Thay thế Phụ lục I Thông tư số 39/2015/TT-BTC bằng Phụ lục I Thông tư này;

b) Bổ sung mẫu số 04/TGHQ vào Phụ lục II Thông tư số 39/2015/TT-BTC .

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại Thông tư này hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.

2. Cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo đúng quy định tại Thông tư này. Trường hợp phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

2. Bãi bỏ khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đi, b sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
-
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn b
n (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo; Website CP;
- Website Bộ Tài chính; website TCHQ;
-
Lưu: VT; TCHQ

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

PHỤ LỤC I

THAY THẾ PHỤ LỤC I BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 39/2015/TT-BTC NHƯ SAU:
(Ban hành kèm theo Thông tư s 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

“PHỤ LỤC I

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ PHÍ BẢN QUYỀN, GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Thông tư s 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 ca Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Ví dụ về khoản phí bản quyền, phí giấy phép thỏa mãn điều kiện “liên quan đến hàng hóa nhập khẩu (theo quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 14 Thông tư này)

Ví dụ 1: ví dụ cho trường hợp được nêu tại điểm b.1 khoản 4 Điều 14 Thông tư này:

Công ty Y (người bán) tại nước B sử dụng bí quyết kỹ thuật (bí mật kinh doanh) Z để sản xuất ra động cơ xe máy hiệu K. Công ty X (người mua) tại Việt nam nhập khẩu động cơ xe máy hiệu K của Công ty Y. Ngoài việc trả tiền để mua hàng hóa nhập khẩu, Công ty X phải trả cho Công ty Y tiền phí về quyền sử dụng động cơ xe máy nhãn hiệu K.

Khoản tiền trả về quyền sử dụng động cơ xe máy nhãn hiệu K liên quan đến hàng nhập khẩu là động cơ xe máy, do đó thỏa mãn quy định tại điểm b.1 khoản 4 Điều 14 Thông tư này.

Ví dụ 2: ví dụ cho trường hợp được nêu tại điểm b.2 khoản 4 Điều 14 Thông tư này:

Công ty I tại Việt Nam ký Hợp đồng với công ty J tại nước X về việc nhập khẩu thuốc chứa hoạt chất A. Hoạt chất A là hàng hóa được sản xuất theo Sáng chế B. Do đó, để được mua thuốc có chứa hoạt chất A, người mua - Công ty I - phải trả cho Công ty J khoản phí bản quyền (tính theo đơn vị sản phẩm). Khoản phí bản quyền trong trường hợp này được coi là liên quan đến hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều 14 Thông tư này.

2. Ví dụ về việc người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp phí bản quyền, phí giấy phép như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu (theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này)

Tất cả các tình huống từ 1 đến 7 (trừ tình huống 2), đều thỏa mãn điều kiện khoản phí bản quyền, phí giấy phép được người mua trả “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu”. Cụ thể như sau:

Tình huống 1:

Người mua B và người bán S thỏa thuận trong hợp đồng mua bán về việc người mua trả tiền hàng và tiền phí bản quyền. Thực tế, người mua thanh toán cho người bán tiền hàng và tiền phí bản quyền theo đúng thỏa thuận. Như vậy, khoản phí bản quyền do người mua trả tại tình huống này thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này, vì người mua B trả phí bản quyền cho người bán S (đồng thời là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ) để mua được hàng hóa.

Tình huống 2:

Người mua B và Người bán S ký hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó đề cập đến việc người bán cung cấp hàng hóa và người mua trả tiền hàng. Giữa B và S không có thỏa thuận gì về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mua bán giữa hai bên.

Căn cứ vào hợp đồng mua bán, Người mua B thanh toán tiền hàng cho người bán S; ngược lại Người bán S giao hàng cho Người mua B.

Mặt khác, để bảo đảm quyền kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa có sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, Người mua B ký hợp đồng chuyển giao quyền sở dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ với Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ L và thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí bản quyền theo thỏa thuận với L.

Phí bản quyền do người mua B trả cho L tại tình huống này không thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này vì không có bất kỳ sự thỏa thuận nào về việc Người mua B phải trả phí bản quyền để được mua hàng hóa từ Người bán S.

Tình huống 3:

Người mua B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Người bán S, trong đó thỏa thuận B phải ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ với Chủ thể L và thanh toán phí bản quyền cho L.

B nhận hàng từ S, thanh toán tiền hàng cho S.

B thanh toán phí bản quyền cho L theo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã ký kết.

Phí bản quyền do Người mua B trả cho L tại tình huống này thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này vì giữa Người mua B và Người bán S có thỏa thuận về việc Người mua B phải thanh toán phí bản quyền cho L để được mua hàng hóa nhập khẩu.

Tình huống 4:

Người mua B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Người bán S, trong đó có thỏa thuận B phải ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ với Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ L và thanh toán phí bản quyền cho L. L là công ty mẹ của S.

Người mua B nhận hàng từ S và thanh toán tiền hàng cho S theo thỏa thuận hợp đồng mua bán. Người mua B cũng trả phí bản quyền cho L theo hợp đồng chuyển giao.

Phí bản quyền do người mua trả tại tình huống này thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này vì giữa Người bán S và Chủ thể quyền s hữu trí tuệ L có mối quan hệ đặc biệt (công ty mẹ con) và người mua chỉ được mua hàng hóa khi trả phí bản quyền.

Tình huống 5:

Người mua B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Người bán S, trong đó thỏa thuận việc B phải ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ với Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ L và phải trả phí bản quyền cho L.

Người mua B đã ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ với L và thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí bản quyền cho L.

Giữa Chủ thể L và Người bán S có thỏa thuận về việc Chủ thể L chỉ ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ nếu người mua mua hàng của S; ngược lại, khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, Người bán S chỉ được chấp thuận bán hàng cho bên mua đồng ý trả phí bản quyền cho L.

Phí bản quyền do người mua trả tại tình huống này thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này vì Người mua B mua hàng hóa từ Người bán S do Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ L chỉ định.

Tình huống 6:

Người mua B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Người bán S, nhận hàng từ S và thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên thỏa thuận việc B trả phí về quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho SS có hợp đồng độc quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ký kết với Chủ thể L.

Phí bản quyền do người mua trả tại tình huống này thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này vì Người mua B chỉ được mua hàng hóa khi có trả phí bản quyền cho Người bán S.

Tình huống 7:

Người mua B ký hợp đồng độc quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp với Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ L, trong đó Chủ thể L chỉ định Người mua B chỉ được mua hàng hóa từ người bán là Nhà sản xuất S. B thực hiện việc trả phí bản quyền cho L theo thỏa thuận hợp đồng cấp phép, Theo thỏa thuận với Chủ thể L, Người mua B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Người bán S, nhận hàng từ S và thanh toán tiền hàng cho S.

Phí bản quyền do người mua trả tại tình huống này thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu” quy định tại điểm b khoản 3, khoản 6 Điều 14 Thông tư này vì Người mua B phải trả phí bản quyền để được mua hàng hóa của Người bán S, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ L.”

PHỤ LỤC II

PHỤ LỤC II BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 39/2015/TT-BTC ĐƯỢC BỔ SUNG NHƯ SAU:
(Ban hành kèm Thông tư s 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

“PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư s 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Bổ sung mẫu số 04/TGHQ như sau:

Mu số

Tên Biểu mẫu

Ký hiệu

Quy định tại

(01)

(02)

(03)

(04)

04

Thông báo Trị giá hải quan

04/TGHQ

Điều 3

Mẫu số 04/TGHQ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./TB- tên viết tắt cơ quan ban hành văn bản

…….., ngày.tháng....năm....

THÔNG BÁO

Về trị giá hải quan

Kính gửi: Công ty…….. (ghi tên người nhập khẩu, mã số thuế, địa chỉ).

Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Thông tư số …… ngày ... sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trên cơ sở…….;

Cục (hoặc Chi cục)……………….thông báo xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu, cụ thể như sau:

STT

Số, ngày tờ khai

Mã số HS

Mô tả hàng hóa

Đvt

Trị giá khai báo (USD)

Cơ sở bác bỏ tr giá khai báo

Trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định (USD)

Phương pháp xác định trị giá hải quan

Cơ quan hải quan …… thông báo để Công ty ……. biết và thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ”
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 60/2019/TT-BTC

Hanoi, August 30, 2019

 

CIRCULAR

AMENDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CIRCULAR NO. 39/2015/TT-BTC DATED MARCH 25, 2015 BY THE MINISTER OF FINANCE ON CUSTOMS VALUE OF EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS

Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Intellectual property No. 50/2005/QH11 dated November 29, 2005, the Law on the amendments to the Law on Intellectual property No. 36/2009/QH12 dated June 19, 2009;

Pursuant to the Agreement on Implementation of Article VII of the General Agreement on Tariff and Trade (GATT 1994);

Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 providing guidance on the implementation of the Law on Customs in terms of customs procedures and customs inspection, supervision and control; the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 providing guidance on the implementation of the Law on Customs in terms of customs procedures and customs inspection, supervision and control;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Director General of the General Department of Vietnam Customs,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. To amend a number of Articles of the Circular No. 39/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 by the Minister of Finance on customs value of exported goods and imported goods as follows:

1. Clause 5 of Article 2 is amended; Clause 15, Clause 16, Clause 17, Clause 18 and Clause 19 are added to Article 2 as follows:

 “5. “application software" means a set of data, programs or guidelines presented in form of commands, codes, coding schemes or any other forms that enables a piece of data processing equipment (e.g. desktop computer, laptop, tablet) to perform a specific task or to produce a specific outcome at the request of the user when it is installed in such equipment. In this Circular, audio recordings, video recordings or pictures are not considered application software.

15. actually paid” means, at the time of customs valuation, the buyer has paid the seller in cash or via non-cash means of payment or offsetting of liabilities between both parties as shown in actual payment documents between the buyer and the seller.

16. “payable” means, at the time of customs valuation, the buyer has yet to pay the seller in cash or via non-cash means of payment or offsetting of liabilities between both parties and there is no actual payment records between the buyer and the seller.

17. “direct payment” means the buyer directly pays the seller in cash or via non-cash means of payment without the involvement of a third party. Credit institutions providing payment services for buyers and sellers are not considered a third party.

18. “indirect payment” means the buyer pays the seller in cash or via non-cash means of payment via a third party at the request of the seller or when the buyer requests a third party to represent the buyer to pay the seller or via offsetting of liabilities between both parties. Credit institutions providing payment services for buyers and sellers are not considered a third party.

19. “operating system” means a set of data, programs or guidelines presented in form of commands, codes, coding schemes or any other forms that acts as an interpreter for the user and a machine/a piece of equipment and provides an environment for the user to operate and control the functions of the machine/equipment when it is integrated into such machine/equipment.”

2. Article 3 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Customs declarants shall declare and carry out customs valuation themselves according to the rule and methods for customs valuation prescribed in the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014, the Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 by the Government providing specific provisions and guidance on enforcement of the customs law on customs procedures, examination, supervision and control procedures and the Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments to some Articles of the Decree No. 08/2015/ND-CP and this Circular;  take legal responsibility for the accuracy and honesty of the declaration and the result of customs valuation; submit or present documents at the request of customs authorities according to the Circular on customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration applied to exports and imports and this Circular; take advices to resolve the doubts of customs authorities relating to declared value; request customs authorities to make a written notification of customs value, basis and methods for customs valuation in case the customs value is determined by customs authorities.

2. When inspecting the declaration and customs valuation of exported goods and imported goods of a customs declarant, customs authorities may request the declarant to submit or present the documents relating to the methods for determining the declared value according to the Circular on customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration applied to exports and imports and this Circular to prove the accuracy and honesty of the declared value;

3. Customs authorities shall determine the customs value in the following cases:

a) The customs declarant could not determine the customs value by using the methods prescribed in this Circular;

b) There is enough evidence/basis to reject the declared customs value;

c) There is evidence to conclude that the declarant’s declared customs value is unsuitable;

4. Customs authorities shall determine customs value based on the rules and procedures for applying valuation methods, customs value databases and related documents prescribed in this Circular and promulgate a written notification of customs value in compliance with the form No. 04/TGHQ in Appendix II enclosed with this Circular. 

5. Customs authorities shall carry out inspection and process discounts within 05 business days starting from the date of receipt of the complete dossier as prescribed in Point d, Clause 2 of Article 15 of this Circular."

3. Article 4 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The rules for customs valuation of exported goods are as follows:

a) The customs value is the selling price of goods at exporting checkpoint exclusive of international insurance cost (I) and international freight cost (F) and determined by applying the valuation methods prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 herein in succession until the customs value is determined.

b) The customs value must be determined based on documents and objective and quantifiable data.

c) The rule on apportionment is as follows:

The expenses prescribed in Clause 2 herein shall be calculated for each type of exported goods. In case a shipment contains different types of goods but the expenses of each type of goods are not yet calculated, such expenses shall be apportioned via one of the following arrangements:

c.1) By selling price of each type of goods;

c.2) By weight or volume or quantity of each type of goods.

2. Methods for determination of selling price of goods at exporting checkpoint

The selling price of goods at exporting checkpoint includes the selling price stated in the goods sale contract or commercial invoices and expenses related to exported goods at exporting checkpoint matching relevant documents if these expenses are not included in the selling price.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.1) For exported goods delivered to exporting checkpoint: the selling price of goods at exporting checkpoint includes the selling price stated in the goods sale contract or commercial invoices and expenses related to such exported goods at exporting checkpoint matching relevant documents if these expenses are not included in the selling price.

b.2) For exported goods not delivered to exporting checkpoint:

b.2.1) If the place of delivery is outside of Vietnam’s territory, the selling price of goods at exporting checkpoint shall be determined based on the selling price stated in the goods sale contract or commercial invoices exclusive of international insurance cost (I, if any) and international freight cost (F) for transportation from exporting checkpoint to place of delivery;

b.2.2) If the place of delivery is in Vietnam’s inland area, the selling price of goods at exporting checkpoint shall be determined based on the selling price stated in the goods sale contract or commercial invoices inclusive of the following expenses:

b.2.2.1) Inland freight costs and expenses related to transportation of exported goods from place of delivery to exporting checkpoint, including expenses of goods consolidation, rent of warehouses and storage yards, goods loading and unloading during the whole delivery period;

b.2.2.2) Costs of insurance for exported goods covering from place of delivery to exporting checkpoint (if any);

b.2.2.3) Other costs related to exported goods incurred during transportation from place of delivery to exporting checkpoint (if any).

c) Documents for this method of customs valuation include (01 copy for each):

c.1) Goods sale contract or commercial invoice;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.3) Other documents related to the selling price of exported goods at exporting checkpoint (if any).

3. Method for customs valuation based on selling price of identical/similar exported goods in customs value database

a) The customs value of exported goods is determined based on the selling price of identical/similar exported goods contained in the customs value database after converted to the selling price of goods at exporting checkpoint at the nearest time from the day on which the exporting declaration of the shipment undergoing customs valuation is registered.

b) Conversion to selling price of goods at exporting checkpoint shall take place if:

b.1) There is difference in distance;

b.2) There is difference in means of transportation.

c) Conditions for application of this method include:

c.1) The customs value of exported goods may be determined by this method provided that the identical/similar exported goods declared by the enterprise according to the methods prescribed in Clause 2 herein have been accepted or confirmed according to one of the methods prescribed in Clause 8 of Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP by customs authorities;

c.2) Conversion upon difference in terms of distance and/or means of transportation shall only be carried out when there are objective and quantifiable documents for this method;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Documents for this method of customs valuation include (01 copy for each):

d.1) Exporting declaration of identical/similar exported goods;

d.2) Transportation contract or documents providing freight costs of identical/similar exported goods (if there is any adjustment to these costs);

d.3) Other documents related to the selling price of identical/similar exported goods in customs value database.

4. Method for customs valuation based on selling price of identical/similar goods in Vietnam’s market

a) The customs value of goods shall be determined based on the selling price of identical/similar goods in Vietnam’s market stated in sales invoices at the nearest time from the day on which the exporting declaration of the shipment undergoing customs valuation is registered, aggregating with inland freight costs and other relevant costs incurred in delivering goods to exporting checkpoint.

b) The selling price of identical/similar exported goods in Vietnam’s market must be stated in accounting books and documents and recorded according to Vietnamese accounting regulations. If more than one selling price is determined, the one with the highest amount of aggregate sales shall prevail.  

c) Inland freight costs and relevant costs incurred in delivering goods to exporting checkpoint shall only be included in the customs value when there are objective and quantifiable documents.

d) Documents for this method of customs valuation include (01 copy for each):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d.2) Documents for inland freight costs and costs incurred in determination of the customs value prescribed in point a of this Clause.

5. Method for customs valuation based on selling price of exported goods collected, compiled and classified by customs authorities

a) The customs value of exported goods shall be determined by using the selling prices compiled from information sources as prescribed in Article 25 herein after converted to the selling price at exporting checkpoint of the goods undergoing customs valuation.

b) If more than one customs value is determined after conversion, the lowest one shall prevail. Questionable customs values of identical/similar shipments shall not be used as prescribed by law.

c) Documents for this method of customs valuation include documents related to selling price from information sources and documents on conversion of selling price at exporting checkpoint (01 copy for each).

6. Method for customs valuation applicable to exported goods in special cases

For exported goods without sale contracts and commercial invoices, the customs value is the declared value. In case there is evidence to conclude that the declared value is unsuitable, customs authorities shall determine the customs value based on the rules and methods for customs valuation prescribed in this Article."

4. Article 5 is amended as follows:

“Article 5. Rules and methods for customs valuation applicable to imported goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The customs value of imported goods is the actual price of goods at the first importing checkpoint, determined by applying the valuation methods prescribed from Point a to Point e of Clause 2 herein in succession until the customs value is determined;

b) If the customs declarant submits a request in writing, the method based on deductible value and the method based on computed value are interchangeable;

c) The customs value must be determined based on documents and objective and quantifiable data.

2. Methods for customs valuation applicable to imported goods are based on one the following elements:

a) Transaction value of imported goods;

b) Transaction value of identical imported goods;

c) Transaction value of similar imported goods;

d) Deductible value;

dd) Computed value;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Article 6 is amended as follows:

“Article 6. Customs valuation according to transaction value of imported goods (hereinafter referred to as “transaction value-based method”)

1. The customs value of imported goods determined by this method is the transaction value of imported goods.

2. Transaction value of imported goods is the price actually paid or payable by the buyer to the seller for purchase and importation of the goods after being adjusted according to the provisions of Article 13, Article 14 and Article 15 of this Circular.

3. The price actually paid or payable is the total payment made or to be made by the buyer for imported goods, either directly or indirectly, to the seller to purchase the imported goods, including: 

a) Buying price on commercial invoice;

b) The amounts payable by the buyer but not yet included in the buying price on commercial invoice, including:

b.1) Amounts actually paid or payable (e.g. advance for goods, deposit for the production, trade, transportation and insurance of goods);

b.2) Indirect payments to the seller.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The transaction value will be applied if all of the following conditions are satisfied:

a) The buyer does not have the right to dispose of or use the goods after importation restricted, except for the following ones:

a.1) The restrictions prescribed in Vietnam’s laws such as the regulations that imported goods shall have Vietnamese labels, regulations that conditioned imported goods or imported goods shall receive inspection before being granted customs clearance;

a.2) The restriction on places where goods may be sold after importation;

a.3) Other restrictions that do not affect the value of the goods. These restriction are one or multiple factor(s) that is/are directly or indirectly related to the imported goods without leading to increase or decrease of the price actually paid or payable for such goods.

E.g. A car seller requests a buyer not to sell or display an imported car before such model is announced.

b) Price or the sale of goods does not depend on conditions or payments but the fact that they cannot help determine the value of goods subject to customs valuation.

E.g. The seller will fix the selling price of imported goods provided that the buyer buys a certain quantity of other goods; The price of the imported goods depends on the prices of other goods which will be sold together with the imported goods.

In case the trade or price of the goods depends on one or several condition(s) but the buyer possesses objective and valid documents for the determination of the pecuniary impact of such dependence, this condition shall still be regarded as being satisfied. Upon customs valuation, the amount of money increased/reduced due to the impact of such dependence must be added to or deducted from the transaction value.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The buyer and the seller have no special relationship; if any, such relationship does not affect the transaction value as prescribed in Article 7 of this Circular.

5. If the imported goods are machines/equipment imported together with operating system, the customs value is the transaction values of such machines/equipment and operating system.

a) In case the operating system is written or installed in carrier media for installation on machines/equipment after importation:

a.1) In case the value of the operating system is separate from the value of the carrier media, the customs value is the transaction value of the imported machines/equipment and operating system exclusive of the value of the carrier media. The method for valuation of the carrier media shall be carried out according to Clause 6 of this Article;

a.2) In case the value of the operating system is not separate from the value of the carrier media, the customs value is the transaction values of the imported machines/equipment and operating system inclusive of the value of the carrier media.

b) Cases where the value of the operating system is not aggregated with the customs value of the machines/equipment:

b.1) The operating system is imported for the purpose of upgrading or replacing operating system whose value was aggregated with the value of imported machines/equipment during the first importation;

b.2) The operating system is manufactured in Vietnam for installation on imported machines/equipment.

c) If the buyer must pay for the right to use the operating system for installation on and operation of machines/equipment, the actual amount of payment for such right must be aggregated with the value of the imported machines/equipment. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d.1) In case the operating system is imported with the machines/equipment:

d.1.1) The customs declarant shall determine and declare the customs value of the machines/equipment, including the value of the operating system; determine and declare the customs value of the carrier media (if any) on the customs declaration for importation of machines/equipment or declaration of customs valuation (if any);

d.1.2) Customs authorities shall inspect and handle the inspection results as prescribed in the Circular on customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration applied to exports and imports.

d.2) In case the operating system is not imported with the machines/equipment:

d.2.1) The customs declarant shall:

d.2.1.1) If the operating system is imported before the machines/equipment are imported, the customs declarant shall declare and determine the value of the operating system as prescribed in Point a of this Clause. The “Description of goods” section of the declaration must contain descriptions of the operating system used for the machines/equipment to be imported; the “HS code” section must contain the HS code of the machines/equipment to be imported. The customs declarant shall also determine and declare the customs value of the carrier media (if any) in the customs declaration for importation of operating system. Upon importation of the machines/equipment, the customs declarant shall specify the number of the declaration for importation of operating system in the “Details of value” section of the customs declaration for importation of machines/equipment.

d.2.1.2) If the operating system is imported after the machines/equipment are imported, the customs declarant shall provide the HS code and customs value of the operating system and carrier media (if any) as prescribed in Point d.2.1.1 and specify the number of the declaration for importation of machines/equipment in the "Details of value" section.

d.2.2) Customs authorities shall inspect documents related to the value of the imported operating system, carrier media (if any) and declaration of the customs declarant and proceed as follows:

d.2.2.1) If the declarant’s declaration does not comply with the provisions in Point d.2.1, customs authorities shall request the declarant to provide additional declaration or handle the violation as prescribed by law. If the declarant fails to provide additional declaration within 05 business days starting from the date of receipt of the request for additional declaration, customs authorities shall determine customs value, impose tax, collect all tax and late payment interest and handle the violations as prescribed by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. For imported goods that are carrier media bearing software for data processing equipment, the customs value is the amount actually paid or payable for such carrier media exclusive of the value of the application software if the value of the application software is separate from that of the carrier media in commercial invoices.

7. Documents for this method of customs valuation include (01 copy for each):

a) Goods sale contract or commercial invoice;

b) Documents proving that the special relationship does not affect the transaction value as prescribed in Point a.2 Clause 4 of Article 7 of this Circular at the request of customs authorities;

c) Documents related to the amounts payable by the buyer but are not yet included in the buying price stated in the commercial invoice (if any);

d) Documents proving the additions (if any);

dd) Documents proving the deductions (if any);

e) Other documents related to the declared customs value of the customs declarant.”

7. Clause 4 of Article 7 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The customs declarant shall:

a.1) At the time the customs declaration is registered, if the seller and the buyer have a special relationship that does not affect the transaction value, the customs declarant shall fill both the declaration of imported goods and the declaration of customs value (if any);

a.2) Provide documents proving the special relationship does not affect the transaction value at the request of customs authorities, to be specific:

a.2.1) Documents proving the sale transaction is carried out in the same way as sale transactions between persons with no special relationship (if any);

a.2.2) Documents proving the transaction value of the goods undergoing customs valuation is close to or equal to the transaction value of identical/similar goods traded between parties with no special relationship (if any);

a.2.3) Other relevant documents proving that the special relationship does not affect the transaction value (if any).

b) Customs authorities shall inspect and proceed as follows:

b.1) If the buyer and the seller has a special relationship that the customs declarant did not declare in the customs declaration and declaration of customs value (if any), customs authorities shall request the declarant to provide additional declaration as prescribed in Article 29 of the Law on Customs and handle administrative violations as prescribed by law;

b.2) If the special relationship between the buyer and the seller is suspected to affect the transaction value of imported goods, customs authorities must compare such transaction value with the values prescribed in Point b Clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.2.2) If the transaction value does not satisfy the conditions prescribed in Point b Clause 2 of this Article, customs authorities shall request the declarant to provide the information and/or documents prescribed in Point a.2 of this Clause as proofs. 

b.2.2.1) If there is/are sufficient information and/or documents to confirm that the special relationship does not affect the transaction value or there is not enough evidence to confirm whether the special relationship affects the transaction value, the declared customs value of the declarant shall be accepted;

b.2.2.2) If there is/are sufficient information and/or documents to confirm that the special relationship affects the transaction value, the declared customs value of the declarant shall be rejected and the customs value shall be re-determined based on the rules and procedures prescribed in this Circular.

b.3) Customs authorities shall not inspect whether the special relationship affects the transaction value if all of the following requirements are satisfied:

b.3.1) Customs authorities have inspected and recognized that the special relationship does not affect the transaction value;

b.3.2) The transaction value of the imported goods undergoing value inspection is not different from the transaction value of identical imported goods that have been inspected and accepted in the past.”

7. Article 12 is amended as follows:

“Article 12. Deductive method

1. Applicable cases: If the customs value could not be determined by using the methods prescribed in Articles 6, 8, 9, 10 and 11 of this Circular, the customs value of the imported goods shall be determined by the deductive method according to the documents and data available at the time of customs valuation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For this method of customs valuation, the customs declarant and customs authorities shall not use the following values for customs valuation:

a) The selling price in the domestic market of goods of the same kind made in Vietnam;

b) The selling price of goods in the domestic market of the exporting country;

c) The selling price of goods exported to another country beside Vietnam;

d) The manufacture costs of goods, excluding cases where manufacture costs of imported goods are used to determine the computed value in the computing method;

dd) Reference prices in the list of imported goods with possibly-misdeclared value;

e) The value provided by the customs declarant before the trade of goods for importation to Vietnam;

g) The higher of the two alternative values as the customs value.

4. The deductive method may be used for customs valuation as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) By applying the methods for customs valuation according to the transaction value of identical/similar imported goods. If there is no identical/similar imported goods exported to Vietnam on the same day or within 60 days before or after the date of exportation of the imported shipment undergoing customs valuation, identical/similar imported goods exported within a longer duration that does not exceed 90 days before or after the date of exportation of such shipment may be chosen.

c) The deductible value-based method may be used for customs valuation in any of the following ways:

c.1) If no unit price is determined for deduction within 90 days from the date of importation, the sale unit price of goods sold in the greatest aggregate quantity within 120 days from the date of importation of the shipment chosen for deduction may be chosen;

c.2) If there is no reselling unit price of the very imported goods or identical/similar imported goods to a person having no special relationship with the importer, the reselling unit price of goods to the buyer having special relationship with the importer may be chosen on condition that the special relationship does not influence the reselling unit price.

d) The customs value of the imported goods is determined based on the customs value of the identical imported goods that have already been determined according to the deductible value or computed value.

dd) The customs value of the imported goods is determined based on the customs value of the similar imported goods that have already been determined according to the deductible value or computed value.

e) In case the customs value could not be determined according to the provisions from Point a to Point dd of this Clause, the methods for customs valuation shall be applied based on the customs value database in compliance with the provisions in Clause 3 herein.

5. Documents for this method of customs valuation include (01 copy for each):

a) Documents proving the additions or reductions confirmed by the supplier if the transaction value-based method is applied;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The sales invoices of the importer if the deductive value-based method is applied;

dd) Other documents related to this method of customs valuation (if any).”

8. Article 14 is amended as follows:

“Article 14. Royalty and license fee

1. “Royalty” means an amount of money that the buyer must pay directly or indirectly to the intellectual property rights holder to be transferred the right to use the subject matters of intellectual property rights.

a) “Intellectual property rights” means rights of organizations and individuals to intellectual property, including copyright and related rights, industrial property rights and plant variety rights/plant breeders’ rights;

a.1) “copyright” means rights of organizations and individuals to works they have created or own;

a.2) “related rights” means rights of organizations and individuals to performances, phonograms, video recordings, broadcasts and encrypted program-carrying satellite signals;

a.3) “industrial property rights” means rights of organizations and individuals to patents, industrial designs, layout-designs of semiconductor integrated circuits, trademarks, trade names, geographical indications and trade secrets they have created or own, and the right to repression of unfair competition;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Such rights above are exercised according to the provisions of the Law on Intellectual Property.

b) “intellectual property rights holder” means an owner of intellectual property rights or an organization or individual to which the intellectual property rights are transferred by the owner.

2. “license fee” means an amount of money that the buyer must pay directly or indirectly to the intellectual property rights holder to perform some activities within the industrial property rights.

3. Royalty/license fee shall be added to the imported goods only when all of the following conditions are satisfied:

a) The buyer must pay royalty/license fee for use of or transfer of the right to use the subject matters of intellectual property rights relating to the imported goods undergoing customs valuation according to Clause 4 of this Article;

b) Royalty/license fee is paid directly or indirectly by the buyer as a condition for sale transaction of the goods undergoing customs valuation according to Clause 6 of this Article and specified in the goods sale contract, license contract or other agreement on transfer of the right to use the subject matters of intellectual property rights;

c) Royalty/license fee has not been included in the price actually paid or payable of the imported goods undergoing customs valuation.

4. Royalty/license fee is considered relating to the imported goods if:

a) Royalty/license fee must be paid directly or indirectly by the buyer for use of product trademarks appropriating to the documents relating to the agreement on and payment of royalty/license fee if all of the following requirements are satisfied:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.2) Imported goods bear trademarks when they are sold in Vietnam.

b) Royalty/license fee is paid directly or indirectly by the buyer for use of patents, trade secrets, industrial designs, layout-designs of semiconductor integrated circuits or the right to use other subject matters of intellectual property rights specified in the sale/license contract or other agreements on transfer of the right to use the subject matters of intellectual property rights in any of the following cases:

b.1) Patents, trade secrets, layout-designs of semiconductor integrated circuits or the right to use other subject matters of intellectual property rights are/is used for producing the imported goods;

b.2) The imported goods bearing inventions, industrial designs or the right to use other subject matters of intellectual property rights;

b.3) The imported goods are machines or equipment created or manufactured for the application of patents, trade secrets, layout-designs of semiconductor integrated circuits or the right to use other subject matters of intellectual property rights.

Examples of royalty/license fee satisfying the “relating to imported goods” condition are provided in Appendix I of this Circular.

5. Simple processing after importation includes:

a) The maintenance of goods during transportation and storage (airing, spreading out, drying, freezing, pickling, sulphur smoking or using other additives, removing damaged parts and similar activities);

b) Activities such as dusting, screening, selecting, classifying (including arranging into sets), cleaning, painting and dividing into parts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Sticking labels or other similar identification marks on products or product wrapping;

dd) Simple mixing of products regardless of type;

g) Simple assembling of product parts to form a finished product;

h) Combination of two or more activities specified from Point a to Point g of this Clause;

Slaughter of animals.

6. Royalty/license fee is considered a condition for sale of imported goods in any of the following cases:

a) The seller and the buyer have an agreement that the buyer must directly or indirectly pay the royalty/license fee relating to the imported goods;

b) The seller and the rights holder/licensor have an agreement to exclusively sell the goods to the buyer who has directly or indirectly paid royalty/license fee to the intellectual property rights holder/licensor;

c) The seller provides the goods to the buyer per the designation of the intellectual property rights holder/licensor;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The buyer pays royalty/license fee to the intellectual property rights holder/licensor or another person per the designation of the seller;

e) There is evidence that the buyer would not be able to purchase or receive the imported goods without direct or indirect payment of royalty/license fee.

Examples of the imported goods satisfying the “being considered a condition for sale of imported goods” condition are provided in Appendix I of this Circular.

7. Royalty/license fee is not added to the customs value in any of the following cases:

a) The amount of money that the buyer must directly or indirectly pay for the right to reproduce the imported goods or artworks in Vietnam (for example: if a goods specimen is imported and used to produce exact copies of itself, the amount of money directly or indirectly paid for the production of such replicates is considered as the right to reproduce imported goods);

b) The amounts of money that the buyer must directly or indirectly pay for the right to distribute or resell the imported goods, in case such amounts are not considered a condition for sale of imported goods.

If the amounts of money the buyer directly or indirectly pays for the right to reproduce, distribute or resell the imported goods are included in the price actually paid or payable, such amounts shall not be deducted from the customs value upon customs valuation of such imported goods.

8. Procedures for declaration and inspection:

a) For royalty/license fee determinable at the time the declaration is registered:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a.2) Customs authorities shall inspect and handle the inspection results as prescribed in Article 25 of the Circular on customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration applied to exports and imports.

b) For royalty/license fee undeterminable at the time the declaration is registered due to dependence on sales after importation or other reasons provided for in the goods sale contract or separate agreements for payment of royalty/license fee:

b.1) At the time the declaration is registered, the customs declarant shall provide an explanation for the lack of royalty/license fee in the “Details of value” section. If the declarant possesses data on the amount of royalty/license fee, such amount shall be declared in the declaration of imported goods at the time of registration of the declaration and tax payment as prescribed by law;

Within 05 days from the date of actual payment, the declarant shall declare and determine the tax liabilities for the actual amount of royalty/license fee in the additional declaration after customs clearance and fulfill such tax liabilities concurrently as prescribed by law.

b.2) Customs authorities shall inspect documents related to the amount of royalty/license fee and the declarant’s declaration and proceed as follows:

b.2.1) If the declarant does not declare the correct amount of royalty/license fee according to Point b.1 of this Clause, customs authorities shall request the declarant to provide additional declaration or handle the violation as prescribed by law. If the declarant fails to provide additional declaration within 5 business days starting from the date of receipt of the request for additional declaration, customs authorities shall determine the customs value, impose tax, fully collect the tax and late payment interest and handle the violations as prescribed by law;

b.2.2) If the declarant declares the amount of royalty/license fee later than 05 days from the date of actual payment of such amount as prescribed in Point b.1 of this Clause, customs authorities shall handle the violation as prescribed by law;

b.2.3) If the declarant’s declaration and valuation comply with the provisions in Point b.1 of this Clause, customs authorities shall accept the declared customs value.

9. For royalty/license fee determined based on to the imported goods and other elements unrelated to the imported goods:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If the royalty and license fee relating to the imported goods are inseparable, the customs value shall not be determined by the transaction value-based method but the next one instead.”

9. Point b of Clause 2, Clause 5, Clause 9 of Article 17 are amended; Clause 11 is added to Article 17 as follows:

“2. The imported goods that have been used in Vietnam and their uses are changed into those not exempted from tax:

b) Other imported goods include:

b.1) For goods whose uses are changed in order to be destroyed, the customs value is the declared value;

b.2) For goods whose uses are changed in order to be sold: the customs value is the declared value determined based on the actual selling price. If customs authorities possess the evidence proving that the declared value is not suitable, the customs value shall be determined by a method for customs valuation prescribed in this Circular, suiting the actual state of the goods;

b.3) For other cases beside those prescribed in Point b.1 and Point b.2 of this Clause, the customs value is the declared value. If customs authorities possess the evidence proving that the declared value is not suitable, the customs value shall be determined by a method of customs valuation prescribed in this Circular, suiting the actual state of the goods.

5. Regarding the goods imported without a sale contract or commercial invoice and the goods transported to Vietnam via post service or express mail service without a sale contract or commercial invoice, the customs value is the declared value. If there is evidence proving that the declared value is not suitable, the customs value shall be determined by a method for customs valuation prescribed in this Circular, suiting the actual state of the imported goods.

9. Regarding imported rented goods, the customs value is the declared value determined based on the price actually paid or payable for rent of such goods and other expenses that the renter must pay at the first importing checkpoint, suitable with documents related to the rented goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If customs authorities possess the evidence proving that the customs declarant did not declare the suitable value, the customs value shall be determined by a method for customs valuation prescribed in this Circular, suiting the actual state of the imported goods.

11. For the goods that have not been used in Vietnam and their uses are changed into those not exempted from tax:

a) For goods whose uses are changed in order to be destroyed, the customs value is the declared value;

b) For goods whose uses are changed for the purpose of selling, the customs value is the declared value determined based on the actual selling price. If customs authorities possess the evidence proving that the declared value is not suitable, the customs value shall be determined by a method for customs valuation prescribed in this Circular, suiting the actual state of the goods

c) For other cases beside those prescribed in Point a and Point b of this Clause, the customs value is the declared value at the time of importation. If customs authorities possess the evidence proving that the declared value is not suitable, the customs value shall be determined by a method for customs valuation prescribed in this Circular, suiting the actual state of the goods.”

10. Article 21 is amended as follows:

“Article 21. Customs value database

1. The customs value database contains information related to customs valuation of exported/imported goods that is collected, compiled and classified by customs authorities. The customs value database is established on the bases of concentration and consistence and is updated regularly by the General Department of Vietnam Customs, including: 

a) Customs value data management system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) List of enterprises having goods with possibly-misdeclared value.

2. Sources of information for establishment of the customs value database include:

a) Information from customs documents contains information available on the electronic system or in customs documents (for physical declarations) provided by customs declarants or collected by customs authorities through customs procedures and after customs clearance;

b) Information from the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and list of enterprises having goods with possibly-misdeclared value prescribed in this Circular;

c) Information on legal compliance of enterprises, including information relating to enterprise’s compliance with legal policies in declaration and determination of customs value, number of violations and severity of violation collected and analyzed by customs authorities on the risk management system;

d) Other sources of information, including information collected by customs authorities or provided by other relevant bodies that is verified.

3. The customs value database is used for:

a) Compilation of the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and list of enterprises having goods with possibly-misdeclared value;

b) Inspection of customs value of exported/imported goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Director General of the General Department of Vietnam Customs shall promulgate the regulations on development, management, operation and use of the customs value database.”

11. Article 22 is amended as follows:

“Article 22. Competence in development, supplementation and modification; rules on use of lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and reference prices and list of enterprises having goods with possibly-misdeclared value

1. The Director General of the General Department of Vietnam Customs shall organize the development, supplementation and modification of the following:

a) The lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value based on the criteria prescribed in Article 24 of this Circular. Such lists shall contain the code and name of goods, description of goods, calculation unit, origin of goods and reference price;

b) The reference prices of the goods in the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value based on the sources of information prescribed in Article 25 of this Circular;

c) The list of enterprises having goods with possibly-misdeclared value based on the results of enterprise risk assessment according to the rules on risk management. Such list shall contain enterprise code, enterprise name and place of registration of customs declaration.

2. Rules on use:

a) The lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and list of enterprises having goods with possibly-misdeclared value shall serve as one of the bases for customs authorities to identify subjects of customs value inspection during customs procedures or after the goods have obtained customs clearance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Article 23 is amended as follows:

“Article 23. Time limit and responsibilities for compilation, supplementation and modification of the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and reference prices enclosed therewith, and list of enterprises posing risks to customs valuation

1. The lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and reference prices enclosed therewith and list of enterprises posing risks to customs valuation shall be compiled, supplemented and/or modified at least once every six months or when necessary on the basis of:

a) Requests of organizations/individuals;

b) Recommendations of province-level customs departments and affiliates of the General Department of Vietnam Customs as prescribed in Clause 2 herein.

2. Heads of province-level customs departments shall be responsible for organizing the following:

a) Update of results of document inspection, physical verification of goods, consultation and determination of value, post-customs clearance inspection, investigation against smuggling, information on handling of violations, enterprise dossier information, evaluation of legal compliance and risk classification in corresponding database systems.

b) Submission of reports to the General Department of Customs based on results of document inspection, physical verification of goods and investigation against smuggling, turnover conditions, export/import tax rates, states of smuggling and commercial fraud for the General Department of Customs to:

b.1) Add reference prices for exported/imported goods listed in the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value that do not have any reference price yet based on the report proposing additions to the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value (the Form No. 02/DMBX/2015 in Appendix II enclosed with this Circular) by collecting the information prescribed in Article 25 (except for Point h Clause 1) of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.3) Add to the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and reference prices enclosed therewith the exported/imported goods satisfying any of the criteria prescribed in Clause 1 and Clause 2 of Article 24 herein that have not been included in such Lists. Such addition shall be based on the report proposing additions to the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value by collecting the information prescribed in Article 25 (except for Point h Clause 1) of this Circular;

b.4) Add to the list of enterprises posing risks of customs valuation the enterprises that satisfy the criteria prescribed in Clause 3 of Article 24 herein.

3. The affiliates of the General Department of Vietnam Customs shall update the sources of information prescribed in Clause 1 Article 25 of this Circular to corresponding database systems according to ex officio management of such sources of information.

4. The Department of export tax and import tax (General Department of Vietnam Customs) shall supervise, expedite and direct province-level customs departments to update information and propose amendments to the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and reference prices enclosed therewith and list of enterprises posing risks of customs valuation according to Clause 2 herein.”

13. The name of Article 24 and Clause 3 of Article 24 are amended as follows:

“Article 24. Criteria for development and modification of the lists of exported/imported goods with possibly-misdeclared value and list of enterprises posing risks of customs valuation

3. The enterprises that are evaluated as posing risks of customs value include:

a) The enterprises evaluated as not complying with the law by customs authorities at the time of evaluation;

b) The enterprises classified as enterprises with high possibility of misdeclared value or very high possibility of misdeclared value by customs authorities at the time of evaluation or enterprises engaging in exporting/importing operation for fewer than 365 days prior to the time of evaluation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. The appendixes are amended as follows:

a) Appendix I of the Circular No. 39/2015/TT-BTC is replaced by the Appendix I herein;

b) Form No. 04/TGHQ is added to the Appendix II of the Circular No. 39/2015/TT-BTC.

Article 2. Responsibilities for implementing organization

1. Based on this Circular, the Director General of the General Department of Vietnam Customs shall provide guidance to all customs affiliates for consistent implementation, ensuring facilitation of importing and exporting operations and efficiency of customs management.

2. Customs authorities, customs declarants, taxpayers and relevant organizations and individuals shall be responsible for customs valuation according to this Circular. Should any issue arise, customs authorities, customs declarants and taxpayers shall report to the Ministry of Finance (General Department of Vietnam Customs) for consideration and guidance on resolution.

Article 3. Effect

1. This Circular takes effect from October 15, 2019.

2. Clause 15 of Article 1 of the Minister of Finance’s Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 is annulled.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Vu Thi Mai

 

APPENDIX I

THE APPENDIX I ENCLOSED WITH THE CIRCULAR NO. 39/2015/TT-BTC IS AMENDED AS FOLLOWS: (Enclosed with the Circular No. 60/2019/TT-BTC dated August 30, 2019 by the Minister of Finance)

“APPENDIX I

SOME EXAMPLES ON ROYALTY/LICENSE FEE (Enclosed with the Circular No. 39/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 by the Minister of Finance)

1. Examples of royalty/license fee satisfying the “relating to imported goods” condition (prescribed in Point a Clause 3 and Clause 4 of Article 14 herein)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Company Y (the seller) of country B uses the technical know-how Z (trade secret) to produce the K brand motorcycle engine. Company X (the buyer) of Vietnam imports the K brand motorcycle engine of company Y. Beside paying for the imported goods, company X must pay a fee for the right to use the K brand motorcycle engine to company K.

The payment for the right to use the K brand motorcycle engine is related to the imported goods being motorcycle engines, thus satisfying the regulations in Point b.1 Clause 4 of Article 14 herein.

Example 2: Example for the case prescribed in Point b.2 Clause 4 of Article 14 herein is as follows:

Company I of Vietnam signs a contract with company J of country X on importation of a drug containing the active ingredient A. The active ingredient A is a product created based on the patent B. Therefore, in order to purchase the drug containing the active ingredient A, the buyer – company I - must pay a royalty to company J (calculated by product unit). The royalty in this case is considered to be related to the imported goods as prescribed in Point b.2 Clause 4 of Article 14 herein.

2. Examples of the cases where the buyer must directly or indirectly pay royalty/license fee as a condition for sale of imported goods (as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 6 of Article 14 herein)

The cases from 1 to 7 (except for case 2) all satisfy the condition where the buyer pays royalty/license fee “as a condition for sale of imported goods”. To be specific:  

Case 1:

The Buyer B and the Seller S agree that the buyer shall pay for the goods and royalty in the sale contract. In reality, the buyer pays for the goods and royalty to the seller as agreed. Thus, the royalty paid by the buyer in this case satisfies the “as a condition for sale of imported goods” condition as prescribed in Clause 6 Article 14 herein, because the Buyer B pays the royalty to the Seller S (who is also the intellectual property rights holder) to be able to purchase the goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Buyer B and the Seller S signs a goods sale contract stating that the seller shall provide the goods and the buyer shall pay for such goods. There is no agreement between B and S on the subject matters of intellectual property rights related to the trade of goods between B and S.

Based on the sale contract, the Buyer B pays the Seller S for the goods; in return, the Seller S delivers the goods to the Buyer B.

On the other hand, to ensure lawful business rights for the goods incorporating subject matters of intellectual property rights, the Buyer B signs an agreement on transfer of right to use subject matters of intellectual property rights with the intellectual property rights holder L and pays the royalty as agreed with L.

The royalty paid by the Buyer B to L in this case does not satisfy the “as a condition for sale of imported goods” condition as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 6 of Article 14 herein as there is no agreement stipulating that the Buyer B must pay royalty to be able to purchase the goods from the Seller S.

Case 3:

The Buyer B signs a goods sale contract with the Seller S stating that B must sign an agreement on transfer of right to use subject matters of intellectual property rights with the intellectual property rights holder L and pay royalty to L.

B receives the goods from S and pays S for such goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The royalty paid by the Buyer B to L in this case satisfies the “as a condition for sale of imported goods” condition prescribed in Point b Clause 3 and Clause 6 of Article 14 herein as there is an agreement between the Buyer B and the Seller S that the Buyer B must pay royalty to L to be able to purchase the imported goods.

Case 4:

The Buyer B signs a goods sale contract with the Seller S stating that B must sign an agreement on transfer of right to use subject matters of intellectual property rights with the intellectual property rights holder L and pay royalty to L. L is the parent company of S.

The Buyer B receives the goods from S and pays S for such goods as agreed in the sale contract. The Buyer B also pays royalty to L per the transfer agreement.

The royalty paid by the buyer in this case satisfies the “as a condition for sale of imported goods” condition as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 6 of Article 14 herein as the Seller S and the intellectual property rights holder L have a special relationship (subsidiary - parent company) and the buyer can only purchase the goods when the royalty is paid.

Case 5:

The Buyer B signs a goods sale contract with the Seller S stating that B must sign an agreement on transfer of right to use subject matters of intellectual property rights with the intellectual property rights holder L and pay royalty to L.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Holder L and the Seller S have an agreement that the Holder L shall only sign the agreement on transfer of right to use subject matters of intellectual property rights if the buyer buys S’s goods; in return, when signing the goods sale contract, the Seller S shall only agree to sell to the buyer who agrees to pay royalty to L.

The royalty paid by the buyer in this case satisfies the “as a condition for sale of imported goods” condition as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 6 of Article 14 herein as the Buyer B who purchases the goods from the Seller S is designated by the intellectual property rights holder L

Case 6:

The Buyer B signs a goods sale contract with the Seller S, receives the goods from S and pays for the goods per the contract. In the goods sale contract, both parties agree that B shall pay a fee for the right to use subject matters of intellectual property rights to S as S has an agreement on exclusive use of subject matters of intellectual property rights with the Holder L.

The royalty paid by the buyer in this case satisfies the “as a condition for sale of imported goods” condition as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 6 of Article 14 herein as the Buyer B can only purchase the goods after paying the royalty to the Seller S.

Case 7:

The Buyer B signs an agreement on exclusive right to use industrial property rights with the intellectual property rights holder L where the Holder L designates the Buyer B to buy only the goods from the Manufacturer S. B pays royalty to L per the license contract. According to the agreement with the Holder L, the Buyer B signs a goods sale contract with the Seller S, receives the goods from S and pays S for such goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX II

THE APPENDIX II ENCLOSED WITH THE CIRCULAR NO. 39/2015/TT-BTC IS AMENDED AS FOLLOWS: (Enclosed with the Circular No. 60/2019/TT-BTC dated August 30, 2019 by the Minister of Finance)

“APPENDIX II

LIST OF FORMS (Enclosed with the Circular No. 39/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 by the Minister of Finance)

The form No. 04/TGHQ is amended as follows:

Form No.

Form name

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(01)

(02)

(03)

(04)

04

Notification of customs value

04/TGHQ

Article 3

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NAME OF MANAGEMENT BODY
NAME OF ISSUER OF THIS DOCUMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. ……./TB- abbreviation of issuer of this document

[Location and date]

 

NOTIFICATION OF CUSTOMS VALUE

To: [Name of company] (name, tax identification number and address of the importer)

Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 providing guidance on the implementation of the Law on Customs in terms of customs procedures and customs inspection, supervision and control;

Pursuant to the Circular No. …… dated ...  amending the Minister of Finance’s Circular No. 39/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 on customs value of imported goods and exported goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[Name of customs department/customs branch] hereby announces the customs value of the exported/imported goods as follows:

No.

No. and date of declaration

HS code

Description of goods

Unit

Declared value (USD)

Basis for rejection of declared value

Customs value determined by customs authority (USD)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

HEAD OF UNIT”
(signature, full name and stamp)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 60/2019/TT-BTC dated August 30, 2019 amending of the Circular 39/2015/TT-BTC on customs value of exported goods and imported goods

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.886

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.6.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!