BỘ XÂY
DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2024/TT-BXD
|
Hà Nội,
ngày 30 tháng 12 năm 2024
|
THÔNG
TƯ
BAN
HÀNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17
tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của
Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 175/2024/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP
ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành Thông tư ban hành quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình
khai thác, sử dụng.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình
khai thác, sử dụng.
Điều 2.
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày
19 tháng 02 năm 2025.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công
trình, các tổ chức đánh giá an toàn công trình, các cơ quan quản lý nhà nước và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để được hướng
dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Xây dựng: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, PC, GĐ.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Hà
|
QUY
TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
(Kèm theo Thông
tư số 14/2024/TT-BXD ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Điều 1.
Phạm vi áp dụng
1. Quy trình này áp dụng đối với các công
trình quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2024
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng
về quản lý hoạt động xây dựng và thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
2. Quy trình này áp dụng để kiểm tra, đánh
giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính, các bộ phận công trình có
nguy cơ gây mất an toàn và các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình
bình thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Nghị định
số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
3. Quy trình này không áp dụng đối với
các trường hợp sau:
a) Công trình bị sự cố;
b) Không thể thu thập đủ thông tin cần
thiết để phục vụ việc kiểm tra, đánh giá an toàn công trình;
c) Xác định thời hạn sử dụng còn lại của
công trình.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
1. Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công
trình.
2. Tổ chức đánh giá an toàn công trình.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước và các
tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Đánh giá an toàn kết cấu công trình
là việc tổ chức đánh giá an toàn công trình (sau đây gọi là tổ chức đánh giá) thực
hiện kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc (khả năng chịu lực và điều kiện sử dụng
bình thường) của các kết cấu chịu lực và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất
an toàn.
2. Đánh giá cấp độ 1 là việc tổ chức đánh
giá dùng phương pháp kiểm tra trực quan để thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ
an toàn kết cấu công trình.
3. Đánh giá cấp độ 2 là việc tổ chức đánh
giá dùng các phương pháp phân tích, kiểm tra kết cấu để đánh giá an toàn kết cấu
công trình căn cứ vào hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công và các số liệu khảo
sát hiện trạng công trình.
Điều 4.
Mục đích đánh giá an toàn công trình
Việc đánh giá an toàn công trình là để
kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn ảnh hưởng đến sinh mạng,
sức khỏe con người ở bên trong và xung quanh công trình, từ đó có các biện pháp
xử lý phù hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động của các yếu tố, nguy cơ này
trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
Điều 5.
Quy định chung
1. Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình
phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đang có hiệu lực ở thời điểm đánh
giá, sử dụng số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng tại Việt Nam.
2. Hồ sơ, tài liệu được sử dụng trong đánh
giá an toàn công trình phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức đánh giá phải thu thập đủ thông
tin cần thiết để thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định tại quy
trình này.
4. Việc sửa chữa, gia cường kết cấu công
trình phát sinh (nếu có) trong quá trình kiểm tra, đánh giá an toàn công trình phải
tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật
viện dẫn tại quy trình này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định
tại văn bản quy phạm pháp luật mới nhất.
Điều 6.
Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình
thường
1. Tổ chức đánh giá thực hiện kiểm tra,
đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường bằng cách
xem xét, đánh giá các kết quả kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định đối với các
điều kiện này theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
2. Kết quả kiểm tra, đánh giá các điều
kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường được lập thành báo cáo kết
quả kiểm tra, đánh giá và báo cáo này là thành phần của hồ sơ đánh giá an toàn công
trình.
Điều 7.
Lưu đồ đánh giá an toàn kết cấu công trình
Điều 8.
Đánh giá cấp độ 1
1. Trình tự thực hiện đánh giá cấp độ 1
như sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu;
c) Kiểm tra trực quan;
d) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn
công trình.
2. Trước khi đánh giá, tổ chức đánh giá
phải chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều
38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nhằm
mục đích:
a) Xác định hệ kết cấu và các khu vực chức
năng của công trình;
b) Xác định các khu vực quan trọng phải
kiểm tra;
c) Xác định các kết cấu quan trọng, kết
cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định (dầm chuyển, dầm công xôn, cột mảnh, kết cấu nhịp
lớn, cáp ứng lực trước, gối tựa, v.v.) phải kiểm tra;
d) Xác định các tải trọng để đánh giá việc
sử dụng đúng công năng và khả năng quá tải;
đ) Xác định ảnh hưởng của việc cải tạo,
sửa chữa công trình đến kết cấu công trình.
4. Kiểm tra trực quan
a) Kiểm tra trực quan bao gồm: kiểm tra
hiện trạng kết cấu công trình; kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình;
kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
b) Kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình
là để xác định các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu và các dấu hiệu suy
thoái của vật liệu kết cấu. Trường hợp có dấu hiệu khuyết tật, hư hỏng, biến dạng
của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu thì tổ chức đánh giá phải đánh giá về
khuyết tật, hư hỏng, biến dạng, suy thoái này và kiến nghị biện pháp xử lý (sửa
chữa, gia cường kết cấu) nếu cần thiết hoặc đánh giá cấp độ 2 đối với kết cấu của
một phần hoặc toàn bộ công trình.
c) Kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết
cấu công trình bao gồm: kiểm tra tải trọng thực tế so với tải trọng khi thiết kế;
kiểm tra công năng sử dụng thực tế so với công năng khi thiết kế; kiểm tra việc
chất tải thực tế so với chất tải khi thiết kế.
d) Kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công
trình là để xác định và đánh giá tác động bất lợi của việc cải tạo, sửa chữa này
đến kết cấu công trình.
5. Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình
a) Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình phải phản ánh thực tế các công việc kiểm tra đã thực hiện và thể hiện rõ các
đánh giá, kết luận, kiến nghị (nếu có).
b) Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh
giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức
đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục
vụ đánh giá; kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá đã thực hiện; kết luận, kiến nghị
(nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ
và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ
chức đánh giá.
Điều 9.
Đánh giá cấp độ 2
1. Đánh giá cấp độ 2 được thực hiện trong
các trường hợp sau:
a) Khi đánh giá cấp độ 1 có nghi ngờ về
an toàn kết cấu công trình;
b) Khi kết cấu công trình trong quá trình
khai thác, sử dụng có dấu hiệu bất thường gây nguy cơ mất an toàn.
2. Đánh giá cấp độ 2 bao gồm hai giai đoạn:
đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.
Điều 10.
Đánh giá sơ bộ
1. Trình tự thực hiện đánh giá sơ bộ như
sau:
a) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các dấu
hiệu khác;
b) Khảo sát hiện trạng công trình;
c) Đánh giá sơ bộ;
d) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn
công trình.
2. Hồ sơ, tài liệu và các dấu hiệu khác
cần được nghiên cứu ở giai đoạn đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 quy trình này;
b) Các dấu hiệu khác (ví dụ: sự thay đổi
điều kiện đất nền, sự ăn mòn, v.v.).
3. Việc khảo sát hiện trạng công trình
ở giai đoạn đánh giá sơ bộ là để xác định rõ hệ kết cấu và các khuyết tật, hư hỏng,
biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu bằng phương pháp kiểm tra
trực quan với các thiết bị, dụng cụ đơn giản. Trước khi khảo sát hiện trạng công
trình, tổ chức đánh giá phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để xác định các kết cấu
chịu lực, kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định.
4. Ở giai đoạn đánh giá sơ bộ, căn cứ vào
kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, các dấu hiệu khác và khảo sát hiện trạng công
trình, tổ chức đánh giá phải xác định mức độ nghiêm trọng của các khuyết tật, hư
hỏng, biến dạng, thay đổi kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu gây ảnh hưởng
đến an toàn chịu lực và điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu nhằm tập trung
nguồn lực vào các yếu tố này trong việc đánh giá tiếp theo. Căn cứ kết quả đánh
giá sơ bộ, tổ chức đánh giá kiến nghị sự cần thiết hoặc không cần thiết phải khảo
sát bổ sung.
5. Trường hợp kết quả đánh giá sơ bộ cho
thấy kết cấu công trình có nguy cơ mất an toàn, tổ chức đánh giá phải thông báo
kịp thời cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình để thực hiện các biện
pháp xử lý (nếu cần thiết) nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy hiểm đối với an toàn
cộng đồng.
6. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá
theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, tổ chức đánh giá kiến nghị
sự cần thiết hoặc không cần thiết phải đánh giá chi tiết. Việc đánh giá chi tiết
là không cần thiết nếu đánh giá sơ bộ có thể kết luận được kết cấu công trình đảm
bảo an toàn hoặc không đảm bảo an toàn. Trường hợp đánh giá sơ bộ không thể kết
luận được kết cấu công trình đảm bảo an toàn hoặc không đảm bảo an toàn thì kiến
nghị đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 11 quy trình này.
7. Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình
a) Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình phải phản ánh thực tế các công việc kiểm tra đã thực hiện và thể hiện rõ các
đánh giá, kết luận, kiến nghị (nếu có).
b) Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh
giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức
đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục
vụ đánh giá; kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá đã thực hiện; kết luận, kiến nghị
(nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ
và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ
chức đánh giá.
Điều 11.
Đánh giá chi tiết
1. Trình tự thực hiện đánh giá chi tiết
như sau:
a) Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu;
b) Khảo sát chi tiết đối với kết cấu;
c) Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu;
d) Khảo sát địa chất công trình;
đ) Xác định tải trọng và tác động;
e) Phân tích kết cấu;
g) Kiểm tra kết cấu;
h) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn
công trình.
2. Rà soát chi tiết hồ sơ, tài liệu
a) Hồ sơ, tài liệu đã được quy định tại
khoản 2 Điều 8 quy trình này trong giai đoạn đánh giá chi tiết
phải được nghiên cứu, xem xét chi tiết.
b) Khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phải
chú ý đến sự khác biệt trong các phương pháp kiểm tra kết cấu, yêu cầu cấu tạo của
kết cấu theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đã áp dụng khi thiết kế và tiêu chuẩn
thiết kế áp dụng trong đánh giá.
3. Khảo sát chi tiết đối với kết cấu
a) Kích thước và chi tiết cấu tạo của kết
cấu được xác định từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình. Trường
hợp không xác định được từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình
thì kích thước và chi tiết cấu tạo của kết cấu phải được xác định bằng cách khảo
sát và đo đạc hiện trạng công trình.
b) Các khiếm khuyết hình học của kết cấu
(ví dụ: độ cong ban đầu của cột, độ lệch tâm ngẫu nhiên, v.v.) phải được xác định
trong quá trình khảo sát và đo đạc hiện trạng công trình. Trường hợp các giá trị
khảo sát và đo đạc được về khiếm khuyết hình học của kết cấu nhỏ hơn sai số cho
phép theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong đánh giá thì các giá trị này được
xác định theo quy định của tiêu chuẩn đó.
4. Xác định đặc trưng vật liệu kết cấu
a) Các đặc trưng vật liệu kết cấu được
xác định từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình. Trường hợp không
xác định được từ hồ sơ thiết kế xây dựng, bản vẽ hoàn công công trình thì các đặc
trưng vật liệu kết cấu phải được xác định bằng thí nghiệm phá hủy hoặc không phá
hủy.
b) Khi xác định đặc trưng vật liệu kết
cấu bằng thí nghiệm, ảnh hưởng của hình dạng và kích thước mẫu thí nghiệm, ảnh hưởng
của nhiệt độ, độ ẩm, các hiệu ứng do thời gian chịu tải và ảnh hưởng của môi trường
đến kết cấu phải được xét đến.
c) Các phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm
để xác định đặc trưng vật liệu kết cấu phải phù hợp với quy định của các tiêu chuẩn
áp dụng trong đánh giá có liên quan.
d) Kết quả thí nghiệm phải được phân tích
và xử lý thống kê.
5. Khảo sát địa chất công trình
a) Số liệu khảo sát địa chất công trình
phục vụ cho việc đánh giá an toàn công trình được xác định từ báo cáo kết quả khảo
sát xây dựng công trình.
b) Trường hợp số liệu khảo sát địa chất
công trình không xác định được từ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình thì
tổ chức đánh giá phải khảo sát hiện trạng địa chất công trình.
6. Xác định tải trọng và tác động
a) Các tải trọng và tác động phải được
xác định phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong đánh
giá. Việc thay đổi công năng sử dụng hoặc cải tạo, sửa chữa công trình ảnh hưởng
đến kết cấu công trình phải được xét đến.
b) Các hệ số độ tin cậy về tải trọng đối
với tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời sử dụng trong phân tích kết cấu
khi đánh giá phải được xác định phù hợp với quy định của tiêu chuẩn áp dụng trong
đánh giá.
7. Phân tích kết cấu
a) Phương pháp phân tích kết cấu được lựa
chọn phải căn cứ vào loại kết cấu và vật liệu kết cấu.
b) Mô hình tính toán kết cấu áp dụng trong
phân tích kết cấu phải phản ánh sát nhất ứng xử của kết cấu và có thể được áp dụng
cho cả hệ kết cấu hoặc kết cấu riêng biệt.
c) Ảnh hưởng của khuyết tật, hư hỏng, biến
dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu phải được xét đến trong mô hình
tính toán kết cấu.
8. Kiểm tra kết cấu
a) Kiểm tra kết cấu bao gồm: kiểm tra khả
năng chịu lực và kiểm tra điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu.
b) Các hệ số độ tin cậy về vật liệu sử
dụng trong kiểm tra kết cấu phải được xác định theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng
trong đánh giá.
c) Kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu
bao gồm: kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện và kiểm tra khả năng chịu lực
của liên kết theo quy định của các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áp dụng trong đánh
giá.
d) Điều kiện sử dụng bình thường của kết
cấu được coi là đảm bảo nếu các giá trị biến dạng, chuyển vị, nứt, v.v. của kết
cấu không vượt quá các giá trị giới hạn quy định của các tiêu chuẩn thiết kế kết
cấu áp dụng trong đánh giá.
9. Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình
a) Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình phải phản ánh thực tế các công việc đã thực hiện và thể hiện rõ các đánh giá,
kết luận, kiến nghị (nếu có).
b) Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh
giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức
đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục
vụ đánh giá; kết quả đánh giá sơ bộ; kết quả đánh giá chi tiết; kết quả phân tích,
kiểm tra kết cấu, v.v.; kết luận, kiến nghị (nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân
đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện
theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ chức đánh giá.
Điều 12.
Hồ sơ đánh giá an toàn công trình
1. Hồ sơ đánh giá an toàn công trình do
tổ chức đánh giá lập bao gồm: báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình và các
hồ sơ, tài liệu có liên quan (đề cương đánh giá; bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng công
trình; kết quả khảo sát, đo đạc hiện trạng công trình; kết quả thí nghiệm vật liệu
kết cấu hiện trạng công trình; kết quả phân tích, kiểm tra kết cấu, v.v.).
2. Hồ sơ đánh giá an toàn công trình được
bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình để lưu trữ vào hồ
sơ bảo trì công trình và phục vụ cho lần đánh giá tiếp theo.