Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 811/QĐ-UBND 2021 nâng cao năng lực để xây dựng Bến Tre xanh tỉnh Bến Tre

Số hiệu: 811/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Trần Ngọc Tam
Ngày ban hành: 13/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 811/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 13 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỂ XÂY DỰNG “BẾN TRE XANH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2026

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Kết luận s 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP , ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường;

Căn cứ Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;

Căn cứ Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre;

Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre;

Căn cứ Thông báo số 369-TB/TU ngày 20 tháng 9 năm 2019 về ý kiến kết luận của Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị trực tuyến quản lý nhà nước về rác thải tỉnh Bến Tre;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 923/TTr-STNMT ngày 31 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng “Bến Tre xanh” giai đoạn 2021 - 2026 (sau đây được viết tắt là Đề án Bến Tre xanh).

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai Đề án Bến Tre xanh và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Căn cứ các nhiệm vụ được giao chủ trì, các Sở, ban, ngành chủ động xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường (theo niên độ kế hoạch vốn hằng năm), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp gửi Sở Tài chính xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Báo Đồng kh
i; Đài Truyền hình Bến Tre;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Phòng: TH, KT, TCĐT;
- Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, TNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Tam

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỂ XÂY DỰNG “BẾN TRE XANH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2026
(Kèm theo Quyết định số: 811/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Phần I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ phát sinh những vấn đề, vấn nạn đi kèm, đòi hỏi phải có những giải pháp, chiến lược đột phá tháo gỡ và khắc phục. Điều quan tâm nhất hiện nay là nâng cao chất lượng cuộc sống và kiến tạo môi trường sạch bền vững. Với những yếu tố bên trong (đáng sống, thu nhập tốt, xanh sạch, thân thiện, hiện đại) và yếu tố bên ngoài (tăng thu nhập tiêu dùng, ý thức sức khỏe, môi trường bền vững, thương mại toàn cầu, phổ biến số hóa), trong thời gian không xa với tầm nhìn chiến lược, tỉnh Bến Tre sẽ có nền kinh tế phát triển tốt, tiên tiến và theo hướng bền vững, tạo môi trường lý tưởng cho người dân. Theo nghiên cứu và đánh giá của các nhà khoa học, các chuyên gia thì Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển, có sức hút đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; là điểm đến thú vị, hấp dẫn; là địa phương đáng sống trong tương lai không xa.

Vì vậy, xây dựng Bến Tre xanh là mục tiêu cần phấn đấu để Bến Tre không chỉ trong nước biết đến mà còn vươn ra ngoài nước. Đối với Đề án này, mục tiêu hướng đến là nâng cao nhận thức và năng lực của các tầng lớp nhân dân cùng giải quyết được tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên hướng đến xây dựng Bến Tre là địa phương đáng sống là vấn đề cốt lõi, tiên quyết.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đối tượng thực hiện Đề án

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

2. Phạm vi thực hiện Đề án

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tập trung theo từng khu vực cụ thể để triển khai thực hiện các giải pháp của Đán Nâng cao nhận thức và năng lực xây dựng "Bến Tre xanh" giai đoạn 2021 - 2026: trường học; hộ gia đình; cơ quan, văn phòng làm việc; bệnh viện, cơ sở y tế; chợ; các di tích, các điểm du lịch của tỉnh.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung: nâng cao nhận thức và năng lực, hướng tới thay đổi hành vi cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên. Đồng lòng, đồng loạt, quyết tâm xây dựng Bến Tre xanh hội đủ các thành tố "Xanh - Thân Thiện - Năng động - Nghĩa tình" góp phần xây dựng Bến Tre trở thành địa phương "đáng sống".

Bến Tre xanh được phát triển từ hai khái niệm: sinh thái và tính bền vững; nơi một tỷ lệ đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái; nơi phát triển bn vững với kết cu hạ tầng hoàn chỉnh, việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, việc quản lý, điều hành và phục vụ dân sinh.

Bến Tre thân thiện được hiểu theo nghĩa là "địa phương nhiều giá trị tốt cho cộng đồng" bao gồm các yếu tố: (1) Môi trường sống tốt: không suy thoái hay ô nhiễm, được cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, cơ cấu dân cư thích hợp. (2) Tạo được sự phát triển của cộng đồng (kể cả người nhập cư, khách du lịch) bao gồm: Có việc làm thích hợp với năng lực, đảm bảo gìn giữ sức khỏe, có điều kiện hưởng thụ giáo dục, bảo đảm an ninh. (3) Được tạo điều kiện để hưởng các dịch vụ văn hóa, xã hội: tiếp cận được tập quán, văn hóa, có không gian cộng đồng thích hợp đgiao tiếp, thuận tiện trong vận chuyn, đi lại... (4) Có điều kiện tham gia quản lý đô thị, từ lập, thẩm tra đến quản lý đô thị theo quy hoạch đến thông tin về định hướng phát triển.

Bến Tre năng động là khái niệm được hiểu qua công tác đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và đồng bộ, có những con người năng động, tạo động lực để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Bến Tre nghĩa tình được hiểu theo nghĩa là địa phương được bồi đắp bằng chiều sâu văn hóa, truyền thống đạo đức, nếp sống phong tục của các thế hệ, các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, xây dựng con người mới, kế thừa và phát huy giá trị, đạo đức, lối sống, thể hiện ý Đảng, lòng dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% trường học, cơ quan, bệnh viện, cơ sở y tế "xanh - sạch - năng động".

- Ít nhất 90% hộ gia đình ở khu vực thành thị, khu dân cư và ít nhất 70% hộ gia đình ở khu vực nông thôn đạt danh hiệu "Hộ gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình".

- Ít nhất 90% chợ ở khu vực thành thị, khu dân cư; ít nhất 75% chợ khu vực nông thôn cam kết đạt tiêu chí chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại.

- 100% các khu di tích, các điểm du lịch xanh - văn minh.

- Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 tuyến đường "Dừa lên phố" góp phần quảng bá hình ảnh cây dừa.

- 100% xã, phường, thị trấn xây dựng các "Tuyến đường cây xanh", "Tuyến đường cây kiểng" hoặc "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng".

- 100% ngân hàng trên địa bàn tỉnh xây dựng "Ngân hàng xanh".

- Tổ chức ít nhất 10 hoạt động, sự kiện cấp tỉnh về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tổ chức ít nhất 10 lớp tập huấn cấp tỉnh về nâng cao năng lực hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng đối tượng.

- Có ít nhất 05 công trình cấp tỉnh, ít nhất 45 công trình cấp huyện, thành phố về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Có ít nhất 10 ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu được áp dụng vào thực tiễn.

Phần II

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở lý luận

Trong những thập kỷ gần đây, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với các vấn đề môi trường, suy giảm tài nguyên, tác động biến đổi khí hậu ngày càng lớn. Môi trường đang chịu nhng tác động xấu, gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoái trầm trọng. Trong khi đó, dân số thế giới ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu về tài nguyên, nơi cư trú, năng lượng... cũng tăng nhanh. Câu hỏi được đặt ra với tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay là làm thế nào có thể vừa bảo vệ môi trường, quản lý tốt tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu vừa tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng trưởng xanh là một trong những mục tiêu được Chính phủ lựa chọn để hướng tới phát triển bền vững. Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra, trong các khung chính sách và chiến lược cấp quốc gia, lĩnh vực quy hoạch được dành ưu tiên cao, nhằm tạo ra những công cụ kiểm soát quản lý phát triển bền vững. Nhận thức về lợi ích tăng trưởng xanh được các cơ quan quản lý, nhà tư vấn và cộng đồng dân cư quan tâm, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa gây ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên, có nhiều không gian xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên; tạo ra môi trường sống tốt cho người dân.

2. Cơ sở pháp lý

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;.

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP , ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường;

- Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022;

- Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre;

- Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đán quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre;

- Thông báo số 369-TB/TU ngày 20 tháng 9 năm 2019 về ý kiến kết luận của Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị trực tuyến quản lý nhà nước về rác thải tỉnh Bến Tre;

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Đối với Bến Tre, theo thống kê, lượng rác thải được thu gom tại các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre khoảng 300 tấn/ngày. Lượng rác thải rắn mỗi ngày ở từng gia đình, từng địa phương rất lớn nhưng chưa được thu gom, xử lý hết. Tính đến nay, chỉ có 9,8% hộ năm trên tuyến đường có xe thu gom rác; có 76,9% rác thải sinh hoạt của các hộ nằm xa tuyến đường thu gom (sâu trong vườn) được gom, xử lý bằng nhiều biện pháp, như: phân loại, ủ phân compost, chôn lp và đt. Lượng rác tồn đọng phần lớn được người dân tiêu hủy bằng cách vứt xuống các sông, rạch.

Chất lượng nước mặt: các sông rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang bị ô nhiễm về vi sinh và chất hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng hiện diện trong nước cũng khá cao. Nguyên nhân gây ô nhiễm bắt nguồn từ lượng chất thải trong sinh hoạt và sản xuất của con người chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Ô nhiễm do nhà vệ sinh: theo thống kê, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hp vệ sinh chiếm 54,3%. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người dân chưa ý thức được sự ô nhim do nhà vệ sinh không hợp vệ sinh gây ra. Các nhà sông trên các kênh rạch thì hiện tượng thải nước sinh hoạt ra kênh rất phổ biến.

Ô nhiễm do chăn nuôi: loại hình chăn nuôi phổ biến ở Bến Tre là chăn nuôi bò và chăn nuôi heo với quy mô trung bình 10 - 20 con bò và từ 40 - 60 con heo. Theo thống kê tổng lượng nước thải tquá trình chăn nuôi ước tính khoảng 30.291,8 m3/ngày.đêm. Trong đó, có khoảng 16.840 hộ chăn nuôi heo, với 60% số hộ có chuồng trại chăn nuôi có công trình xử lý chất thải. Tuy nhiên, do quy mô chăn nuôi thay đổi dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải chưa đạt trước khi thải ra môi trường.

Ô nhiễm, suy thoái đất và tình hình sạt lở tại các khu vực ven sông, ven biển: nông dân Bến Tre đã quen với việc sử dụng phân bón hóa học cho các loại cây trồng, chưa tập có tập quán sử dụng phân hữu cơ. Sau khi sử dụng, người dân thường thải bỏ chai lọ trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý chất thải phù hợp ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.

Bên cnh đó, những năm gần đây hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển đã làm thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, công trình thủy lợi, tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong vòng 05 năm qua, triều cường đã gây sạt lở 50 ha/120 ha trong đó có 3 ha rừng phi lao. Chỉ riêng sạt lở vào tháng 2/2017 ước tính thiệt hại là 400 triệu đồng. Do đó, sạt lở là vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường: tình hình cung cấp nước sinh hoạt còn nhiều khó khăn do chất lượng nước suy giảm và khối lượng nước cấp trên đu người còn thp. Tình hình thiếu nước sạch tại các vùng nông thôn Bến Tre hiện nay vẫn còn phổ biến, đặc biệt là khu vực 03 huyện biển. Trong những năm gần đây, vấn đề nước sạch cho người dân còn gặp nhiều khó khăn: nước ngầm có trữ lượng khan hiếm, chất lượng kém do bị nhiễm phèn, nhiễm mặn...; mùa khô toàn tỉnh thiếu nước trm trọng, sự xâm nhập mặn lên cao; nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do lượng nước thải đổ vào môi trường nước ngày càng tăng. Mùa khô năm 2015 - 2016 toàn tỉnh có hơn 88.200 hộ dân với hơn 353.000 người bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, phần lớn là người dân 3 huyện biển. Dù rất cố gắng triển khai thực hiện chương trình cung cấp nước sạch nông thôn từ các nguồn vốn khác nhau nhưng đến nay Bến Tre mới chỉ có khoảng 47% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy định của Bộ Y tế.

Với những thách thức và hiện trạng trên, Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng "Bến Tre xanh" giai đoạn 2021 - 2026 ra đời sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, thay đổi hành vi, nhận thức, nâng cao năng lực trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến kiến tạo Bến Tre thành địa phương đáng sống trong thời gian tới.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông

- Tuyên truyền trực quan: sử dụng hệ thống băng rôn, pano, khẩu hiệu, tờ rơi; biên soạn và phát hành các tài liệu, sổ tay tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phân loại rác tại nguồn, xử lý rác và chất thải đúng quy định.

- Tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền hình: xây dựng các chuyên mục dài kỳ, phóng sự truyền hình, viết tin, bài phản ánh, các chương trình thực tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tầng lớp nhân dân, thanh thiếu nhi trên hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình.

- Tuyên truyền trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại: thiết kế các clip, trailer, infographic để tuyên truyền trên mạng xã hội, báo mạng của tỉnh, của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

- Tuyên truyền thông qua tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, liên hoan: hàng năm, phát động và triển khai chiến dịch truyền thông thông qua tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, hoạt động của thanh thiếu nhi để hưởng ứng các sự kiện về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mỗi năm xây dựng chương trình văn nghệ lưu động tại các vùng nông thôn, bãi ngang ven biển nhằm tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền thông qua tuyên truyền viên: thành lập các đội tuyên truyền viên phổ biến, hướng dẫn, vận động các tổ chức, hộ gia đình thay đổi hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt gây hại đối với môi trường, phân loại, thu gom chuyển rác thải đến nơi quy định, tham gia bảo vệ môi trường công cộng và khu dân cư.

- Triển khai mô hình "Tiếng loa môi trường" tại các xã, phường, thị trấn: mỗi xã, phường, thị trấn trang bị loa di động, phương tiện vận chuyển (xe máy, xe đạp, xe đạp điện) đthực hiện công tác tuyên truyền bng cách di chuyn đến tận ấp, khu phố, hộ dân (tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhất là việc xả thải trong chăn nuôi, sản xuất...).

- Phối hợp với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh tuyên truyền đến tín đtôn giáo về xây dựng Bến Tre xanh, đáng sng; phát động tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; kết nối nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Báo Đồng Khởi, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Xây dựng “Trường học xanh - sạch - năng động”

Hiện toàn tỉnh có 183 trường mầm non, mẫu giáo, 188 trường tiểu học, 131 trường trung học cơ sở, 34 trường trung học phổ thông; 01 trường phổ thông, 01 Trường Nuôi dạy Trẻ em Khuyết tật tỉnh trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; 01 Trường Năng khiếu Thể dục ththao trực thuộc Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch; 09 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 02 trường Cao đẳng và 01 Phân hiệu Đại học.

a) Đối với các trường Mầm non- Mu giáo

- Thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn: phân loại rác hữu cơ để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc ủ thành phân bón hữu cơ (bón cho cây xanh trong trường, trồng cây, trồng hoa...); phân loại rác tái chế đcung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc tận dụng làm dụng cụ học tập, sinh hoạt...; phân loại rác vô cơ để cung cấp cho dịch thu gom rác xử lý.

- Thiết kế hình ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không xả, vứt rác bừa bãi; hướng dẫn trẻ biết tiết kiệm điện, nước...

- Thiết kế không gian làm việc và dạy học có những cây xanh, lồng ghép trong quá trình giảng dạy hướng dẫn trẻ trồng cây, chăm sóc cây, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh, có ý thức bảo vệ cây xanh.

b) Đối với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở

- Tiếp tục triển khai và nhân rộng chương trình "Mizuiku - Em yêu nước sạch" tại các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh. Chương trình được thiết kế với nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích giúp nâng cao nhận thức của các em học sinh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nước sạch, có ý thức bảo vệ tài nguyên nước.

- Thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn: phân loại rác hữu cơ để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc ủ thành phân bón hữu cơ (bón cho cây xanh trong trường, trồng cây, trồng hoa...); phân loại rác tái chế để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc tận dụng làm dụng cụ học tập, sinh hoạt...; phân loại rác vô cơ để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác xử lý.

- Thường xuyên tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đi khí hậu cho học sinh bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú; phát động học sinh không xả, vứt bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định; phát động và hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi hàng năm về lĩnh vực môi trường; tổ chức các cuộc thi, hội thi, liên hoan và những hoạt động khác về bảo vệ môi trường nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh ngay từ cấp tiểu học.

- Xây dựng mô hình "Khu vườn cây xanh", "Vườn rau của em": giao cho mi lớp, mi Chi đội một khu vực trong khuôn viên trường để đảm nhận trồng và chăm sóc cây xanh, vườn rau do lớp, Chi đội trồng nhằm tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, đng thời góp phần giáo dục và nâng cao ý thức của học sinh đối với xây dựng trường học xanh, thân thiện.

- Phát động mỗi lớp, mỗi Chi đội xây dựng mô hình "Lớp học xanh - sạch - năng động", trng cây xanh trong phòng học, thiết kế câu tuyên truyền, slogan về bảo vệ môi trường...

c) Đối với các trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; các trường Trung cấp, Cao đẳng, Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

- Thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn: phân loại rác hữu cơ để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc ủ thành phân bón hữu cơ (bón cho cây xanh trong trường, trng cây, trng hoa...); phân loại rác tái chế đcung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc tận dụng làm dụng cụ học tập, sinh hoạt...; phân loại rác vô cơ để cung cấp cho dịch thu gom rác xử lý.

- Thường xuyên tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú; phát động học sinh, sinh viên cam kết tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường, không xả, vứt bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định; phát động và hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi hàng năm, cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp” về lĩnh vực môi trường; tổ chức các cuộc thi, hội thi, liên hoan và những hoạt động khác về bảo vệ môi trường nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh ngay từ cấp tiểu học.

- Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đăng ký đảm nhận các công trình thanh niên bằng việc trồng và chăm sóc cây xanh.

- Phát động mỗi lớp, mỗi Chi đoàn, Chi hội xây dựng mô hình "Lớp học xanh - sạch - năng động", trồng cây xanh trong phòng học, thiết kế câu tuyên truyền, slogan về bảo vệ môi trường...

- Phát động tập thể sư phạm, công nhân viên chức, người lao động của trường thường xuyên chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường, có kế hoạch cải tạo và trồng mới cây xanh, hoa kiểng tại trường nhằm làm cho trường xanh, đẹp, nâng cao hiệu quả dạy và học.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Xây dựng "Hộ gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình"

Bến Tre có 08 huyện và 01 thành phố với 157 xã, phường, thị trấn; dân số là 1.288.463 người (khu vực thành thị: 126.300 người, khu vực nông thôn: 1.162.163 người), số hộ dân: 402.860 (khu vực thành thị: 40.753 hộ, khu vực nông thôn: 362.107 hộ).

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, cam kết không xả thải bừa bãi, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, sản xuất.

- Đối với người dân ở thành thị: đăng ký thu gom rác hàng tháng, khi cung cấp rác thì đã có phân loại rác tại nguồn; có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khu phố, khu dân cư; không vứt rác, xác con vật chết ra ngoài đường; không để thú cưng phóng uế ra môi trường bên ngoài; trước và trong nhà trồng cây xanh có tính sinh học về môi trường...

- Đối với người dân ở nông thôn:

+ Vận động mỗi hộ gia đình đào hố xử lý rác (đối với gia đình chính sách, gia đình neo đơn thì có lực lượng đoàn viên, thanh niên hỗ trợ); hướng dẫn người dân phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác hữu cơ ủ làm phân hữu cơ bón cho vườn dừa, cây ăn trái, hoa king, cây trng khác. Rác tái chế thì thu gom bán ve chai. Rác không tái chế thì tập hợp thành tại khu vực nht định đthu gom, xử lý, tránh vứt bừa bãi vào đất, sông rạch.

+ Vận động mỗi hộ gia đình duy trì hoặc trồng mới hàng rào cây xanh, trồng hoa kiểng xung quanh nhà vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa có lợi ích kinh tế.

+ Vận động hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, làm chung trại đảm bảo vệ sinh, hệ thng thải an toàn, có hầm chứa, hầm biogas...; hướng dẫn thu gom phân chung làm phân hữu cơ bón cho cây trồng hoặc bán cho thương lái; hướng dẫn hộ gia đình cam kết không vứt xác gia súc, gia cm chết xung sông, kênh, rạch, đường lộ nhằm bảo vệ nguồn nước, cảnh quan môi trường, tránh dịch bệnh lây truyền sang người.

- Vận động mỗi người dân nói không với rác thải nhựa; mang giỏ, túi thân thiện với môi trường đi chợ, mua sắm; thu gom rác thải nhựa đổi cây xanh...

- Phát huy những mô hình tiêu biểu của các đoàn thể trong thời gian qua, xây dựng tiêu chí đánh giá "Gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình" găng liền với phong trào xây dựng nông thôn mới, bao gồm các nội dung thi đua: sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo, “ông bà, cha mẹ mu mực, con cháu thảo hiền”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “gia đình, dòng họ hiếu học”... qua đó kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức và li sng của dân tộc.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

4. Xây dựng “Chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại”

- Thường xuyên tổ chức ra quân tuyên truyền các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, tiu thương, người kinh doanh mua bán... tại các trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, chợ trong toàn tỉnh sử dụng túi nilong hữu cơ thân thiện với môi trường trong buôn bán, giao thương hàng hóa, sản phẩm.

- Vận động các tiểu thương, người kinh doanh mua bán, phân loại rác tại nguồn (hữu cơ, tái chế, không tái chế), tập hợp rác hữu cơ (rau, củ, quả, tôm, cá...) đthu gom và ủ thành phân hữu cơ.

- Mỗi chợ được trang bị hệ thống thu gom chất thải rắn, nước thải đảm bảo chất lượng, đúng quy định, không xả chất thải rắn, nước thải xuống cống, đường đi...

- Xây dựng mô hình chợ và cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phải đảm bảo an toàn về PCCC, An toàn vệ sinh thực phẩm, giao tiếp văn minh lịch sự, khuyến khích mua và bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại đến sức khỏe con người và sức khỏe hệ sinh thái.

- Ban hành Bộ tiêu chí và trình tự đánh giá, công nhận chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại gồm 03 tiêu chí lớn: vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn văn minh (văn minh giao tiếp, văn minh mua sắm, văn minh tiêu dùng hay tiêu dùng xanh).

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Công thương.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

5. Xây dựng "Cơ quan, văn phòng xanh - sạch - năng động"

- Phát động mỗi cơ quan, văn phòng làm việc chỉnh trang cảnh quan bên ngoài và bên trong cơ quan, đơn vị, văn phòng làm việc:

+ Bên ngoài: dọn dẹp sạch sẽ rác, cỏ, đồ vật khác gây mất vẻ đẹp cảnh quan, trồng cây xanh, hoa kiểng... khuyến khích trồng cây dừa (nếu cơ quan có khuôn viên rộng) để khuôn viên bên ngoài được phủ xanh, mát, tạo được không khí trong lành trong môi trường làm việc.

+ Bên trong: bố trí nội thất khoa học, có khu vực đọc sách, thư giãn; trồng cây xanh tại các phòng khách, phòng họp, lang cang cầu thang (trồng những loại cây mang giải pháp sinh học, thanh lọc khí...)

- Phát động mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị sử dụng tiết kiệm điện, nước; mỗi người tự trang bị một cây xanh để trên bàn làm việc, thường xuyên dọn dẹp phòng làm việc để tạo không gian thoáng mát, tạo động lực để làm việc, tăng hiệu quả, chất lượng công việc. Phát động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cam kết nói không với rác thải nhựa khó phân hủy, không vi phạm hoặc có hành vi gây ô nhiễm môi trường, không hút thuốc trong cơ quan, văn phòng làm việc và nơi công cộng.

- Sử dụng chai thủy tinh, ly thủy tinh, bộ tách trà thay nước uống đóng chai, đóng lon trong các hội, họp. Tiếp tục xây dựng, nâng chất cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

- Thể hiện tính năng động: giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác theo quy định của pháp luật; vui vẻ lắng nghe góp ý, chân thành tiếp thu góp ý của người khác trong giải quyết công việc; trong tiếp xúc với người dân cần tôn trọng, cầu thị và hướng dẫn tận tình; không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, sáng kiến kinh nghiệm đnâng cao hiệu quả công việc được giao.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh.

6. Xây dựng "Bệnh viện, cơ sở y tế xanh - sạch - năng động"

- Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế; xử lý rác thải y tế thông thường, nguy hại và nước thải đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị, trong đó các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu và mốc thời gian thực hiện đối với các hoạt động sau:

+ Sử dụng các vật dụng sinh hoạt, các dụng cụ, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế khác nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa.

+ Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilong khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị; tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.

+ Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và ni lông khó phân hủy trong đơn vị.

- Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị; thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định; tổ chức quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, truyền thông, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị; tổ chức ký cam kết giữa Thủ trưởng đơn vị với Lãnh đạo các khoa, phòng, đơn vị cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế về việc giảm thiểu chất thải nhựa; nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động y tế để bảo đảm an toàn cho người bệnh, cộng đồng và môi trường.

- Xây dựng các điểm tuyên truyền giáo dục sức khỏe truyền thông lưu động tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, trên các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn để giảm thiu phát sinh chất thải nhựa, thay thế bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược xây dựng kế hoạch và lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong nuôi trng, chế biến, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu hành dược liu và thuốc cổ truyền.

- Thường xuyên tuyên truyền người thân và bệnh nhân chấp hành tốt những quy định của bệnh viện, cơ sở y tế; có ý thức hạn chế sử dụng rác thải nhựa, phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Đưa cây xanh vào văn phòng bệnh viện, cơ sở y tế. Các cơ sở y tế xử lý đúng quy định đối với rác thải y tế phát sinh, không vứt ra môi trường mà chưa qua xử lý.

- Thể hiện tính năng động: thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách thái độ phục vụ gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; đẩy mạnh công tác nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường.

7. Xây dựng "Du lịch xanh - văn minh"

"Du lịch xanh" là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. “Du lịch xanh” tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân, nhất là người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên, các di tích, danh lam và các cảnh quan tự nhiên độc đáo, hấp dẫn. Ngoài ra, "Du lịch xanh" còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.

"Du lịch văn minh" là luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung tại các địa điểm du lịch, các khu bảo tồn, các di tích... Du lịch văn minh là phải hạn chế tối đa rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch, thu gom và phân loại rác đúng quy định, khuyến khích mua, bán các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), bảo vệ tài nguyên du lịch và thích ứng biến đổi khí hậu,... vào xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển du lịch ngành nhằm định hướng, vận động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia thực hiện, qua đó góp phần xây dựng và giới thiệu hình ảnh du lịch Bến Tre là điểm đến "xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, chất lượng" đến du khách trong và ngoài nước.

- Tăng cường phối, kết hợp hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về mặt du lịch để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển hoạt động du lịch xanh với việc đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Phối hợp của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân để ngày càng nhân rộng mô hình du lịch xanh.

- Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, kiểm tra, giám sát để duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý, nhất là đối với các sản phẩm du lịch xanh nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với tầng lớp lao động trực tiếp, gián tiếp, người dân tại các khu, tuyến, đim du lịch về tm quan trọng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học đi với sự phát triển du lịch bền vững. Ngăn chặn những tác động xấu do kiến trúc ngoại lai, nền văn hóa ngoại lai mang lại cho địa phương.

- Tăng cường xã hội hóa có sự định hướng, điều chỉnh và giám sát của Nhà nước trong phát triển du lịch xanh. Đồng thời, đảm bảo phân phối lợi ích hợp lý, công bằng giữa các tổ chức du lịch và người dân. Từ đó, nâng cao mức độ tình nguyện tham gia xây dựng hình ảnh du lịch thân thiện, an toàn, văn minh.

- Tại các khu văn hóa - lịch sử, các khu, các điểm du lịch phải đảm bảo nói không với rác thải nhựa, thực hiện tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn; thiết kế những câu slogan vui tươi, nhí nhỏm (hình ảnh bé dừa) mang thông điệp bảo vệ môi trường đ khách tham quan có n tượng và dnhớ.

- Vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tham gia phát triển loại hình du lịch xanh - văn minh.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Báo Đồng Khởi.

8. Xây dựng tuyến đường "Dừa lên phố", "Tuyến đường cây xanh", "Tuyến đường cây kiểng" hoặc "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng"

- Nghiên cứu, cân đối, điều chỉnh công trình đô thị nhằm mang cây dừa từ nông thôn lên thành thị, nhất là tại các cửa ngõ của các huyện, thành phố để xây dựng tuyến đường "Dừa lên phố", phải chọn tuyến đường đảm bảo về an toàn, vệ sinh, không ảnh hưởng đến tầm nhìn khi tham gia giao thông, chiều dài tuyến đường và phân bổ số lượng cây dừa phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

- Nghiên cứu lồng ghép với Đề án trồng 10 triệu cây xanh trong 05 năm (2021 - 2025) của tỉnh Bến Tre, thay đổi cây xanh bằng cây dừa; trồng mới cây dừa tại các công viên, khu vui chơi, giải trí của tỉnh, của huyện, thành phố đảm bảo kiểm soát an toàn, vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa tôn vinh cây dừa, ngành dừa của tỉnh với người dân trong và ngoài tỉnh, bạn bè trong và ngoài nước.

- Đối với khu vực thành thị, mỗi đô thị tổ chức xây dựng mới hoặc cải tạo ít nht 01 công viên cây xanh hoặc khu vực công cộng được trồng cây xanh như công viên và 01 tuyến đường có trồng cây xanh theo tiêu chí “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng”. Khuyến khích trồng mới cây dừa tại các công viên, không gian công cộng có điều kiện phù hợp để tạo cảnh quan và đng thời tôn vinh, giới thiệu hình ảnh đẹp về cây dừa, ngành dừa của tỉnh. Các công việc trên đảm bảo phải có stham gia của các ban, ngành, đoàn thvà người dân nhằm chung tay xây dựng đô thị văn minh.

- Đối với khu vực nông thôn, mỗi khu vực trung tâm xã tổ chức được ít nht 01 khu vực công cộng hoặc 01 tuyến đường có trng cây xanh đảm bảo tiêu chí “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng” với chiều dài ít nht 500 m; mi p tùy theo điều kiện địa phương tích cực trồng mới các cây xanh bóng mát sử dụng công cộng. Phân công cụ thể nhiệm vụ của từng ban, ngành, đoàn thể phụ trách chăm sóc, chỉnh trang thường xuyên.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Xây dựng.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh đoàn, Ủy ban nhân dân huyện/thành phố và Hội Sinh vật cảnh tỉnh.

9. Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và lực lượng nòng cốt về các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đi khí hậu với các nội dung: thông tin, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông, kỹ năng lập kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; kỹ năng ứng phó trước các thảm họa thiên tai, sự cố môi trường cho đoàn viên, thanh niên và cộng đồng; giới thiệu các mô hình tiêu biểu trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Biên soạn các tài liệu tập huấn cung cấp các kiến thức, kỹ năng truyền thông và tổ chức hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đi khí hậu cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên. Tổ chức học tập kinh nghiệm, mô hình, giải pháp công nghệ tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong và ngoài tỉnh.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh.

10. Xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tiếp tục triển khai hiệu quả và xây dựng, nhân rộng các mô hình, công trình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như: trồng cây xanh, trồng hoa trên các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng tuyến đường "Tuyến đường cây xanh", "Tuyến đường cây kiểng" hoặc "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp"; tổ chức các hoạt động "Hãy làm sạch biển", các hoạt động phòng, chống rác thải nhựa; tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên và nhân dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sản xuất và chăn nuôi trong mùa hạn mặn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện, nước, nguồn năng lượng; tham gia thực hiện có hiệu quả "Ngày thứ bảy tình nguyện" bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, "Ngày chủ nhật nông thôn mới",...

- Hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng sạch; vận động đoàn viên, thanh niên sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất thân thiện với môi trường, thực hiện xả thải đúng quy định, xây dựng các mô hình kinh tế xanh; hướng dẫn thành lập và duy trì các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

- Hướng dẫn thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ "Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường", Đội hình "Tuyên truyền viên bảo vệ môi trường"; thành lập Đội "Thanh niên xung ch" tại các địa phương sẵn sàng tham gia hỗ trợ người dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".

- Xây dựng, nhân rộng các mô hình về ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình "Vì một Việt Nam xanh", xây dựng các mô hình điểm về trồng trọt ứng phó với biến đi khí hậu, tiết kiệm điện hoặc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; triển khai các hoạt động hỗ trợ đoàn viên thanh niên và nhân dân thích ứng với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.

- Tiếp tục triển khai phong trào Đi rác thải nhựa - Lấy cây xanh” bảo vệ môi trường tại các huyện, thành phố: mỗi đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân mang 01 kg rác thải nhựa sẽ đi 01 cây xanh. Đối với khu vực nông thôn thì chuyển đổi hình thức: đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm, lấy gia cầm... vừa giải quyết được công tác an sinh xã hội, vừa thúc đy người dân tham gia đề án sinh kế thoát nghèo bền vững của tỉnh.

- Phối hợp với ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Đội hình CFC (Đội hình tuyên truyền viên bảo vệ môi trường) tổ chức hoạt động truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường tại các trạm đèn giao thông trên địa bàn thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành vào sáng thứ 2 và chiu thứ 6 hàng tun: hãy tắt máy xe khi dừng đèn đỏ, không bấm còi nơi quy định cấm và những câu tuyên truyền về bảo vệ môi trường; ra quân thực hiện công trình bảo vệ dòng sông quê hương, đim đen về môi trường. Chỉ đạo các Huyện, Thành đoàn phối hợp với Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các huyện, thành phố thành lập Đội hình CFC cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn; phối hợp với ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Đội hình CFC hoạt động tại các trạm giao thông, ra quân tuyên tuyền vận động người dân, các tiểu thương tại các chợ, trường học, công sở phân loại rác tại nguồn, vận động thay đổi việc sử dụng túi nilong thành túi thân thiện với môi trường.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thi, tập huấn, huấn luyện, hỗ trợ thanh niên có ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được áp dụng thực tiễn.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Báo Đồng Khởi.

11. Xây dựng “Ngân hàng xanh”

a) Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre:

- Định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh.

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để hoàn thiện sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội.

- Nghiên cứu, triển khai các cơ chế và công cụ ưu đãi, hỗ trợ áp dụng cho các ngân hàng thương mại đkhuyến khích phát triển ngân hàng xanh.

- Triển khai một số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế, kết hợp với biện pháp hành chính nhằm khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 để xanh hóa hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh, phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển bền vững.

b) Đối với Ngân hàng thương mại:

- Xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ phù hợp trên cơ sở tham chiếu 5 cấp độ trong Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.

- Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng.

- Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, năng lượng tái tạo, dệt may... Theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần cho vay đối với các hoạt động gây hại môi trường. Ưu tiên tài trợ các dự án, kế hoạch kinh doanh được thiết kế và vận hành phù hợp với yêu cầu BVMT và xã hội.

- Từng bước chuyển đổi các quy trình quản trị nội bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thân thiện với môi trường nhằm mục tiêu xanh hóa hoạt động ngành ngân hàng.

- Bổ sung trong báo cáo thường niên cho Ngân hàng nhà nước nội dung về hoạt động của Ngân hàng hướng tới phát triển bền vững, góp phần hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre.

- Cơ quan phối hợp: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh.

12. Thực hiện công tác giám sát, cung cấp thông tin tố giác tội phạm về môi trường và công tác tuyên dương, khen thưởng

- Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm kịp thời ngăn ngừa những sai phạm; hướng dẫn xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ các câu lạc bộ, đội hình thanh niên trong hoạt động nắm bắt tình hình dư luận xã hội, các đim đen, điểm nóng về môi trường nhằm kịp thời tố giác các hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu ứng dụng Trung tâm điều hành thông minh IOC (Intelligent Operation Centre) để theo dõi, giám sát, cung cấp thông tin tố giác tội phạm về môi trường thông qua camera, trí tuệ nhân tạo...

- Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 1 (2021 - 2022): Triển khai Đề án, chọn đơn vị, địa phương là thí điểm các giải pháp, tập trung thực hiện các giải pháp từ dễ đến khó.

2. Giai đoạn 2 (2022 - 2026): Đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thí điểm ở giai đoạn 1, tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đột phá đáp ứng với xu hướng phát triển của xã hội và thế giới đsớm mang lại lợi ích thiết thực.

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Chủ trì Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

2. Cơ quan thường trực tham mưu Đề án: Sở Tài nguyên và Môi trường; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh.

III. PHÂN CÔNG CỤ TH

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan thường trực, đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung theo phân công tại Đề án.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre.

- Xây dựng Đề án phân loại rác tại nguồn, đảm bảo hướng dẫn, phân loại rác, xử lý rác theo từng nhóm hiệu quả.

- Hàng năm tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án đkịp thời chỉ đạo, điều chỉnh những tn tại, vướng mc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nhu cầu vốn sự nghiệp môi trường, biến đổi khí hậu, đồng thời tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch của từng ngành, cơ quan, địa phương tham mưu thông qua Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cân đi kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu hàng năm cho việc thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác chp hành Luật bảo vệ môi trường, các quy định đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rn sinh hoạt; hướng dẫn chính quyền cấp cơ sở theo dõi, kiểm tra các cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh thẩm định và hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Tài Nguyên và Môi trường đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung theo phân công tại Đề án; xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện theo từng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả nhng nội dung được phân công trong Đề án.

- Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; kiến nghị những thay đổi, điều chỉnh cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì tham mưu có hiệu quả việc xây dựng thành công "Trường học xanh - sạch - năng động", tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, sinh viên theo từng đối tượng.

- Lồng ghép tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, các hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức, hình thành tư duy và thói quen bảo vệ môi trường.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan trong công tác tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới thích ng với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt các nội dung có liên quan khi có chương trình, kế hoạch phối hợp.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh và các đơn vị có liên quan thẩm định và hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu ươm trồng những cây giống mang giải pháp sinh học về môi trường như: như cây chùm ngây có thể lọc sạch nước, cải thiện nguồn nguồn sinh hoạt và sản xuất; cây lô hội, cây lưỡi hổ có tính năng thanh lọc không khí...

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát về nhu cầu trồng cây xanh, cây phân tán đtham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ, giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh thực hiện đạt chỉ tiêu của chương trình "Vì một Việt Nam xanh", trng rừng tại các huyện ven biển.

- Nghiên cu, ươm tạo, sản xuất cây trồng, cây xanh thích ứng với biến đổi khí hậu; thẩm định và hỗ trợ các ý tưởng khi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

6. Sở Xây dựng

- Chủ trì tham mưu xây dựng thành công tuyến đường "Dừa lên phố", chỉnh trang lại các tuyến đường, quy hoạch hệ thống cây xanh hài hòa che mát, xanh, thanh lọc không khí.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan lên kế hoạch, thiết kế khuôn viên trước và trong cơ quan nhằm xây dựng thành công “Cơ quan, văn phòng xanh - sạch - năng động.

7. Sở Công thương

- Chủ trì tham mưu thực hiện thành công việc xây dựng thành công "Chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại"; có biện pháp nhắc nhở, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh thường xuyên ra quân tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, tiu thương, bạn hàng và người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phân loại rác ti nguồn, trang bị giỏ xách khi đi chợ, nói không với rác thải nhựa.

8. Sở Y tế

- Chủ trì tham mưu xây dựng thành công "Bệnh viện, cơ sở y tế xanh - sạch - năng động"; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền người thân và bệnh nhân chấp hành tốt những quy định của bệnh vin, cơ sở y tế; có ý thức hạn chế sử dụng rác thải nhựa, phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải, nước thải y tế.

9. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Chủ trì tham mưu thực hiện có hiệu quả về xây dựng "Cơ quan, văn phòng xanh - sạch - năng động" và xây dựng "Du lịch xanh - văn minh" trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Hàng năm Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo kế hoạch theo quy định luật ngân sách nhà nước.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường về tỉnh.

11. Công an tỉnh

- Triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường; đồng thời, hướng dẫn xây dựng các câu lạc bộ, đội hình thanh niên hoạt động nắm bắt tình hình dư luận xã hội, điểm đen, điểm nóng về môi trường trên địa bàn tỉnh.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống rác thải nhựa; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn năng lượng, điện, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác đảm bảo tính bền vững. Đồng thời, đưa nội dung này giao ước thi đua của các đơn vị để đánh giá hàng năm.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Trên cơ sở Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành cụ thể hóa, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu Đề án đề ra.

- Chủ động bố trí nguồn ngân sách hàng năm, đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5), hằng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài Nguyên và Môi trường) để theo dõi, lãnh chỉ đạo.

14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tham mưu hoàn thiện sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; định kỳ bổ sung Danh mục dự án xanh; công bố mục tiêu tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư của ngân hàng cho giai đoạn 2021 - 2026.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành môi trường xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá các dự án, kế hoạch kinh doanh, từ đó hạn chế hoặc giảm cấp cho các khoản vay đối với hoạt động gây hại môi trường.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

- Lồng ghép với các nguồn kinh phí chương trình, dự án, kế hoạch khác có liên quan đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn kinh phí hp pháp khác theo quy định.

Kèm theo:

- Phụ lục I. Các tiêu chí về Bến Tre xanh.

- Phụ lục II. Danh mục các nhiệm vụ, dự án và dự trù kinh phí thực hiện.

Trên đây là Đề án nâng cao nhận thức và năng lực xây dựng "Bến Tre xanh" giai đoạn 2021 - 2026, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện đạt kết quả./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC TIÊU CHÍ VỀ BẾN TRE XANH
(Kèm theo Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Phần I

TRƯỜNG HỌC XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG

I. TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG

1. Tiêu chí trường học xanh

a) Đối với trường mầm non, mẫu giáo

- Có hệ thống cây xanh, cây kiểng, bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, vườn rau...

- Tường, ghế đá có vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường do cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thiết kế hoặc thực hiện vẽ tranh theo chủ đ, chủ điểm hàng tháng theo khung chương trình giáo dục mầm non lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường.

b) Đối với trường tiểu học

- Trong khuôn viên có hệ thống cây xanh, cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau... thường xuyên được học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên chăm sóc.

- Tường, mặt phẳng của trường có vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường do giáo viên và học sinh của trường thực hiện.

- Trường có đội hình ống kính xanh hoạt động hiệu quả.

c) Đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông

- Trong khuôn viên có hệ thống cây xanh, cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau... thường xuyên được học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên chăm sóc.

- Lớp học có trồng cây kiểng, cây xanh bằng hình thức phù hợp, sáng tạo do chính học sinh thực hiện.

- Tường, mặt phẳng của trường có vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường do giáo viên và học sinh của trường thực hiện phù hợp lứa tui học sinh

- Trường có đội hình Ống kính xanh hoạt động hiệu quả.

2. Tiêu chí trường học sạch

a) Đối với trường mầm non, mẫu giáo

- Trường có thùng phân loại rác riêng cho 3 loại rác (hữu cơ, rác nhựa có thể tái chế, rác không thể tái chế) được thiết kế đẹp, phù hợp học sinh mu giáo, mầm non. Rác hữu cơ thì ủ thành phân, rác tái chế thì thu gom sử dụng lại đthiết kế đồ dùng dạy học, rác không tái chế thì thu gom đào hố chôn đối với những trường còn khoảng không gian đảm bảo hoặc đưa đi cho đơn vị thu gom rác xử lý đối với những trường không còn mặt bằng để xử lý.

- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trong hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.

b) Đối với trường tiểu học

- Có mô hình thùng rác riêng cho 3 loại rác (hữu cơ, rác nhựa có thể tái chế, rác không thể tái chế) được thiết kế đẹp, phù hợp học sinh tiểu học. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế để thiết kế thùng rác.

- Có mô hình phân loại rác cụ thể: Rác hữu cơ thì ủ thành phân, rác tái chế thì thu gom sử dụng lại để thiết kế đồ dùng dạy học, rác không tái chế thì thu gom đào hố chôn đối với những trường còn khoảng không gian đảm bảo hoặc đưa đi cho đơn vị thu gom rác xử lý đối với những trường không còn mặt bằng để xử lý.

- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trong hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.

- Trường có không gian trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thiết kế vật dụng từ rác thải nhựa trong các giờ ra chơi, sinh hoạt Đội. Sản phẩm các em thiết kế sẽ được trưng bày tại không gian.

c) Đối với trường trung học cơ sở

- Có mô hình thùng rác riêng cho 3 loại rác (hữu cơ, rác nhựa có thể tái chế, rác không thể tái chế) được thiết kế đẹp, phù hợp lứa tuổi học sinh.

- Có mô hình phân loại rác cụ thể: Rác hữu cơ thì ủ thành phân, rác tái chế thì thu gom sử dụng lại để thiết kế đồ dùng dạy học, rác không tái chế thì thu gom đào hố chôn đối với những trường còn khoảng không gian đảm bảo hoặc đưa đi cho đơn vị thu gom rác xử lý đối với những trường không còn mặt bằng để xử lý.

- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trước cổng trường và trong khuôn viên trường lớp ở hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.

- Trường có không gian trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thiết kế vật dụng từ rác thải nhựa.

- Trường có không gian trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thiết kế vật dụng từ rác thải nhựa trong các giờ ra chơi, sinh hoạt Đội. Sản phẩm các em thiết kế sẽ được trưng bày tại không gian.

- Mỗi khối lớp có một không gian riêng để thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ, dùng phân hữu cơ bón cho bồn hoa, cây, rau được trồng tại trường.

- Có đủ nước sạch phục vụ các hoạt động dạy học, sinh hoạt, công trình vệ sinh; không có hố đọng nước gây ô nhiễm.

- Căn tin trường không sử dụng túi ni lông.

d) Đối với trường trung học phổ thông

- Có mô hình thùng rác riêng cho 3 loại rác (hữu cơ, rác nhựa có thể tái chế, rác không thể tái chế) được thiết kế đẹp, phù hợp lứa tuổi học sinh.

- Có mô hình phân loại rác cụ thể: Rác hữu cơ thì ủ thành phân, rác tái chế thì thu gom sử dụng lại để thiết kế đồ dùng dạy học, rác không tái chế thì thu gom đào hố chôn đối với những trường còn khoảng không gian đảm bảo hoặc đưa đi cho đơn vị thu gom rác xử lý đối với những trường không còn mặt bằng để xử lý.

- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trước cổng trường và trong khuôn viên trường lớp ở hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.

- Trường có mô hình ngôi nhà tình bạn 100 đồng: thu gom rác thải nhựa trữ ở nơi cố định gây quỹ xây nhà tình bạn.

- Mỗi khối lớp có một không gian riêng để thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ, dùng phân hữu cơ bón cho bồn hoa, cây, rau được trồng tại trường.

- Có đủ nước sạch phục vụ các hoạt động dạy học, sinh hoạt, công trình vệ sinh; không có hố đọng nước gây ô nhiễm.

- Căn tin trường không sử dụng túi ni lông.

3. Tiêu chí trường học năng động

- Ban phụ trách hoạt động hiệu quả, phát huy được vai trò từng thành viên và vận động được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường tham gia.

- Học sinh tự tin, sáng tạo trong học tập và các hoạt động phong trào; tham gia tích cực Đề án Bến Tre xanh.

- Có cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Đề án Bến Tre xanh tại đơn vị.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

1. Mức điểm tối đa cho mỗi tiêu chí

Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 10 điểm.

2. Nguyên tắc chấm điểm

Tính theo tỷ lệ % hoàn thành của từng tiêu chí để tính điểm (Ví dụ: tiêu chí hoàn thành 70% nội dung sẽ được 10 x 70% = 7,5 (điểm)).

3. Tổng điểm và đánh giá kết quả

Trường được công nhận là “Xanh - Sạch - Năng động” khi đạt trên 80% tổng số điểm.

4. Quy trình đánh giá cho điểm và xếp loại (đánh giá theo từng năm)

- Các cơ sở giáo dục tự cho điểm, đánh giá xếp loại (xong trước 25/3 hàng năm).

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Thường vụ Tỉnh đoàn kiểm tra thẩm định, cho điểm, đánh giá các trường (xong trước 25/4 hàng năm) và ra quyết định công nhận.

Phần II

HỘ GIA ĐÌNH XANH - SẠCH - THÂN THIỆN - NGHĨA TÌNH

I. TIÊU CHÍ HỘ GIA ĐÌNH XANH - SẠCH - THÂN THIỆN - NGHĨA TÌNH

1. Tiêu chí đối với hộ ở nông thôn

- Duy trì hoặc trồng mới hàng rào cây xanh, trồng hoa kiểng xung quanh nhà.

- Ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất kinh doanh và trong sản xuất hàng ngày.

- Có hình thức phân loại, xử lý rác phù hợp hoặc đăng ký thu gom rác, không vứt rác bừa bãi; nộp đầy đủ các phí bảo vệ môi trường theo quy định, hạn chế sử dụng vật liệu nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.

- Sử dụng nước sạch, có nhà tắm kín đáo, hố xí hợp vệ sinh.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh, không xả nước thải, chất thải chăn nuôi ra môi trường; không vứt xác gia súc, gia cầm chết xuống sông, kênh rạch ra đường lộ, xử lý xác động vật chết hợp vệ sinh.

- Đảm bảo "3 sạch" - Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

- Đạt được danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

2. Tiêu chí đối với hộ dân ở đô thị

- Duy trì hoặc trồng mới hàng rào cây xanh, trồng hoa kiểng xung quanh nhà.

- Ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất kinh doanh và trong sản xuất hàng ngày.

- Có hình thức phân loại, xử lý rác phù hợp hoặc đăng ký thu gom rác, không vứt rác bừa bãi; nộp đầy đủ các phí bảo vệ môi trường theo quy định, hạn chế sử dụng vật liệu nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.

- Sử dụng nước sạch, có nhà tắm kín đáo, hố xí hợp vệ sinh.

- Đảm bảo "3 sạch" - Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

- Không thả vật nuôi phóng uế bừa bãi nơi công cộng

- Đạt được danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra, đánh giá gắn với thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Phần III

CHỢ XANH - SẠCH - AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM - VĂN MINH THƯƠNG MẠI

I. TIÊU CHÍ CẦN THỰC HIỆN

- Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về xây dựng chợ dân sinh xanh - sạch, hướng dẫn tiểu thương, người dân giảm thiểu rác thải nhựa, giảm thiểu sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần (pano, khẩu hiệu, hình ảnh).

- Vận động tiểu thương thay thế túi nilon bằng túi tự hủy, hoặc các loại bao bì thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng túi nilon trong đựng đồ dùng, thực phẩm.

- Xây dựng quy trình phân loại rác tại nguồn, thu gom rác thải, xử lý nước thải đúng quy định.

- Đạt tiêu chí “Chợ an toàn vệ sinh thực phẩm”.

- Đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại”.

* Chọn chợ Bến Tre (TP. Bến Tre) làm điểm.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm.

Phần IV

CƠ QUAN, VĂN PHÒNG XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG

I. TIÊU CHÍ CƠ QUAN, VĂN PHÒNG XANH - SẠCH

- Bố trí thùng rác phân loại rác tại các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc.

- Không sử dụng rác thải nhựa dùng 01 lần, thay bằng vật liệu tự phân hủy; chai thủy tinh, ly thủy tinh, bộ tách trà thay nước uống đóng chai, đóng lon trong các cuộc hội, họp.

- Không gian bên ngoài cầu thang, nhà vệ sinh xanh, sạch, có trồng cây xanh.

- Thực hiện công trình mỗi người một đặc trưng: Tự trang bị và chăm sóc 01 cây xanh đặt tại phòng làm việc.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan phải sử dụng tiết kiệm điện, nước; thường xuyên dọn dẹp phòng làm việc để tạo không gian thoáng mát, tạo động lực để làm việc, tăng hiệu quả, chất lượng công việc; không vi phạm hoặc có hành vi gây ô nhiễm môi trường, không hút thuốc trong cơ quan, văn phòng làm việc và nơi công cộng.

II. TIÊU CHÍ CƠ QUAN, VĂN PHÒNG NĂNG ĐỘNG

- Xây dựng không gian trong phòng làm việc: có bày trí sáng tạo, có khẩu hiệu tạo động lực làm việc...

- Xây dựng không gian sinh hoạt chung: không gian đọc sách, học kỹ năng, tiếng Anh, talk show, phòng hậu cần, phòng nghỉ trưa và phòng khách.

- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, theo quy định của pháp luật; vui vẻ lắng nghe góp ý, chân thành tiếp thu ý kiến góp ý của người khác trong giải quyết công việc; trong tiếp xúc với đồng chí, đồng nghiệp, đoàn viên, thanh niên và người dân cần tôn trọng, cầu thị và hướng dẫn tận tình.

III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

- Đẩy mạnh phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công việc được giao.

- Thời gian kiểm tra, đánh giá: vào tháng 11 định kỳ hằng năm (Lãnh đạo Chi bộ và Cơ quan thực hiện).

- Công tác thi đua - khen thưởng: Căn cứ các chỉ tiêu và nội dung thực hiện đã đề ra, Lãnh đạo Chi bộ và Cơ quan sẽ đánh giá kết quả thực hiện của các phòng, ban, Trung tâm và cán bộ, đảng viên để khen thưởng lồng ghép trong tng kết công tác Chi bộ hàng năm.

Phần V

BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG

Bên cạnh việc thực hiện Chỉ thị số 08 ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa, Quyết định số 6858 ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, Quyết định số 2151 ngày 4/6/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng người bệnh, Quyết định số 3638 ngày 15/7/2016 của Bộ Y tế về việc xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, năng động thì thực hiện thêm các tiêu chí sau:

I. TIÊU CHÍ BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG

1. Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về thực hiện bệnh viện, cơ sở y tế xanh - sạch - năng động, hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một ln trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế (pano, bảng hướng dẫn, khẩu hiệu, hình ảnh...)

2. Xây dựng mảng xanh trong khuôn viên: có công viên, vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh trong khuôn viên; hành lang, sảnh chờ thì có chậu hoa, cây cảnh.

3. Sử dụng các vật dụng sinh hoạt, vật tư y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói chứa đựng thuốc từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám.

4. Xây dựng hệ thống phân loại, thu gom rác thải y tế theo đúng quy định.

5. Cung cấp nước uống, nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

6. Xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ theo quy định (không trơn trợt, không đọng nước, không có mùi hôi, có xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh, gương, thùng đựng rác phân loại - rác thông thường, rác có chất dịch từ người bệnh).

7. Các đồ dùng trong phòng bệnh (chăn, ga, gối, quần áo bệnh nhân) được sp xếp gọn gàng, sạch sẽ, thay mới hàng ngày.

8. Phát động ký cam kết giữa thủ trưởng đơn vị với lãnh đạo các phòng khoa, đơn vị cung cấp dịch vụ cơ sở y tế về giảm thiểu cht thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.

9. Phát động phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo” nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

* Chọn bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, bệnh viện Minh Đức làm điểm.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Sở Y tế phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực hiện định kỳ hàng năm.

Phần VI

DU LỊCH XANH VĂN MINH

Bên cạnh thực hiện Bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, đim du lịch (Ban hành kèm theo Quyết định số 1066, ngày 28/3/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch (Ban hành kèm theo Quyết định số 718 ngày 2/3/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì thực hiện thêm các tiêu chí sau:

I. TIÊU CHÍ DU LỊCH XANH VĂN MINH

1. Đối với các di tích lịch sử văn hóa

a) Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về điểm di tích xanh - văn minh, hướng dẫn du khách có ý thức hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một ln, phòng chng tác hại thuc lá (pano, khu hiệu, bảng hướng dẫn cđịnh, hướng dẫn viên hướng dẫn cho du khách).

b) Xây dựng mô hình phân loại rác tại điểm, thu gom và xử lý rác sau phân loại đảm bảo vệ sinh môi trường (phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ)

c) Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

d) Xây dựng mảng cây xanh được chăm sóc thường xuyên.

* Chọn Di tích Đồng Khởi (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam), di tích Lăng mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri), Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm), Bảo tàng Bến Tre (phường An Hội, thành phố Bến Tre) làm điểm.

2. Đối với khu/ điểm du lịch/ dịch vụ ăn uống/ điểm vụ chơi giải trí

a) Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về điểm di tích xanh - văn minh, hướng dẫn du khách có ý thức hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần, phòng chống tác hại thuốc lá (pano, khẩu hiệu, bảng hướng dẫn cố định, hướng dẫn viên hướng dẫn cho du khách).

b) Xây dựng mô hình phân loại rác tại điểm, thu gom và xử lý rác sau phân loại đảm bảo vệ sinh môi trường (phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ)

c) Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

d) Xây dựng mảng cây xanh được chăm sóc thường xuyên.

đ) Sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, mang nét đặc trưng của Bến Tre (mây tre lá, dừa...) để trang trí điểm.

Không sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần (ống hút, ly nhựa, chén, dĩa, hộp xốp...) trong phục vụ du khách

* Chọn khu du lịch Cồn Phụng, Điểm du lịch sinh thái Lan Vương, Điểm du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ làm điểm.

3. Đối với các cơ sở lưu trú

a) Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về điểm di tích xanh - văn minh, hướng dẫn du khách có ý thức hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần, phòng chống tác hại thuốc lá (pano, khẩu hiệu, bảng hướng dẫn cố định, hướng dẫn viên hướng dẫn cho du khách).

b) Xây dựng mô hình phân loại rác tại điểm, thu gom và xử lý rác sau phân loại đảm bảo vệ sinh môi trường (phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ)

c) Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

d) Xây dựng mảng cây xanh được chăm sóc thường xuyên.

đ) Trang thiết bị, cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ khách lưu trú được bố trí, sắp xếp, giữ vệ sinh đảm bảo theo quy định.

e) Sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, mang nét đặc trưng của Bến Tre (mây tre lá, dừa...) để trang trí điểm.

Không sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần (ống hút, ly nhựa, chén, dĩa, hộp xốp...) trong phục vụ du khách.

* Chọn các homestay: Ba Danh, Xóm Dừa Nước (TP.Bến Tre), Coconut homestay (Mỏ Cày Nam), Cocoland Homestay (Châu Thành) làm điểm.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập tổ thẩm định, kiểm tra hàng năm.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 811/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nhiệm v, dự án

Dự kiến kinh phí

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông

 

 

 

 

1.1

Tuyên truyền trực quan

500

UBMT Tổ quốc tnh; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

1.2

Tuyên truyền trên báo chí, mạng xã hội, phát thanh, truyền thanh

500

UBMT Tổ quốc tỉnh; Đài truyền hình

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

1.3

Tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi

500

UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

1.4

Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên

200

UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2022

II

Xây dựng "Trường học xanh - sạch - năng động"

 

 

 

 

2.1

Mô hình đối với các trường mầm non - mẫu giáo

2.500

Sở GD&ĐT

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

2.2

Mô hình đối với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở

2.500

Sở GD&ĐT

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

2.3

Mô hình đối với các trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; các trường Trung cấp, Cao đẳng, Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

1.500

Sở GD&ĐT

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

III

Xây dựng "Gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình"

 

Sở VHTT&DL

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

3.1

Mô hình đối với khu dân cư, gia đình ở đô thị

2.500

UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

3.2

Mô hình đối với tnhân dân tự quản, ấp, gia đình ở nông thôn

3.500

UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 - 2026

IV

Xây dựng Ch xanh - sạch - An toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại"

 

 

 

 

 

Mô hình chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại

2.500

Sở Công thương

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 -2026

V

Xây dựng "Cơ quan, văn phòng xanh - sạch - năng đng"

 

 

 

 

 

Mô hình "Cơ quan, văn phòng xanh - sạch - năng động"

1.000

Sở VHTT&DL

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 -2026

VI

Xây dựng "Bệnh viện, cơ sở y tế xanh - sạch - năng đng"

 

 

 

 

 

Mô hình "Bệnh viện, cơ sở y tế xanh - sạch - năng động"

-

Sở Y tế

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 -2026

VII

Xây dựng "Du lịch xanh - văn minh"

 

 

 

 

 

Mô hình "Du lịch xanh - văn minh"

500

Sở VHTT&DL

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021 -2026

VIII

Xây dựng tuyến đường "Dừa lên phố", "Tuyến đường cây xanh", "Tuyến đường cây kiểng" hoặc "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng"

 

 

 

 

 

Mô hình tuyến đường "Dừa lên phố", "Tuyến đường cây xanh", "Tuyến đường cây kiểng" hoặc "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng"

1.000

Sở XD

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện/thành phố, Hội sinh vật cây cảnh

2021 - 2026

IX

Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và lực lượng nòng ct về các hoạt động bảo vệ môi trưng, ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

 

 

 

Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và lực lượng nòng cốt về các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

500

STNMT

Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

Hàng năm (2021-2026)

X

Xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trưng, ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

 

 

 

Xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

1.000

Tỉnh đoàn

Sở TNMT; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021-2026

XI

Xây dựng "Ngân hàng xanh"

 

 

 

 

 

Triển khai mô hình "Ngân hàng xanh"

1.000

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Bến Tre

Các ngân hàng; Sở TNMT; Tỉnh đoàn

2021-2026

XII

Thực hiện công tác giám sát, cung cấp thông tin tố giác tội phạm về môi trường và công tác tuyên dương, khen thưởng

 

 

 

 

 

Thực hiện công tác giám sát, cung cấp thông tin tố giác tội phạm về môi trường và công tác tuyên dương, khen thưởng

500

Công an tỉnh

Sở TNMT; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp

2021-2026

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 811/QĐ-UBND ngày 13/04/2021 về Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng “Bến Tre xanh” giai đoạn 2021-2026 do tỉnh Bến Tre ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.145

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.28.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!