|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 715/QĐ-UBND 2023 bổ sung tên đường phố công trình công cộng Thái Nguyên
Số hiệu:
|
715/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Thái Nguyên
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thanh Bình
|
Ngày ban hành:
|
04/04/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 715/QĐ-UBND
|
Thái Nguyên, ngày
04 tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ
SUNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀO ĐỀ ÁN “NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN
ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức, chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005
của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công
trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường,
phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005
của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày
03/12/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về việc đặt tên, đổi tên
đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 06/6/2022
của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và công
trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tại Tờ trình số 640/TTr-SVHTTDL ngày 08/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung 166 dữ liệu tên
đường, phố và công trình công cộng vào Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố
và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, cụ thể như sau:
- Tên địa danh:
|
139
|
- Tên sự kiện lịch sử:
|
01
|
- Tên nhân vật lịch sử:
|
04
|
- Tên di tích lịch sử - văn hóa:
|
22
|
(có Danh mục chi
tiết kèm theo)
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
DANH MỤC
TÊN BỔ SUNG VÀO ĐỀ
ÁN “NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN”
(Kèm theo Quyết định số: 715/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh
Thái Nguyên)
I. Tên địa danh
TT
|
Tên địa danh
|
Thông tin về
địa danh
|
Tên bổ sung vào
ngân hàng
|
1
|
Xóm An Bình
|
An Bình là một xóm thuộc xã An Khánh, huyện Đại
Từ. Địa danh gắn với sự kiện đầu năm 1947, xưởng quân giới được đặt ở xóm An
Bình, xưởng có nhiệm vụ sản xuất súng đạn, lựu đạn chạy mìn, súng kíp phục vụ
kháng chiến, góp phần làm nên chiến thắng Việt Bắc - Thu đông (1947) làm thất
bại bước đầu cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp hòng tiêu diệt cơ
quan đầu não kháng chiến của ta.
|
An Bình
|
2
|
Xã An Khánh
|
An Khánh đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại
Từ. Trên địa bàn xã có cụm công nghiệp phát triển với nhiều ngành công nghiệp
như xi măng Quán Triều, than Khánh Hòa, nhiệt điện An Khánh…đồng thời có di
tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh: Đình, chùa Sòng - Nơi thành lập đội
Thanh niên xung phong công tác tiếp quản thủ đô (28/8/1954).
|
An Khánh
|
3
|
Tổ dân phố An Long
|
An Long là một Tổ dân phố thuộc thị trấn Hùng
Sơn, huyện Đại Từ. An Long là tên gọi từ xa xưa của Nhân dân trong tổ dân
phố. Năm 2021, Tổ dân phố An Long và một phần của Tổ dân phố Liên Giới thực
hiện chủ trương sáp nhập theo Nghị quyết số 206/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Nguyên và được lấy tên là Tổ dân phố An Long.
|
An Long
|
4
|
Xóm An Thanh
|
An Thanh là một xóm thuộc xã An Khánh, huyện Đại
Từ. Năm 1949, cơ quan Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc do đồng chí Chu Văn Tấn làm
Bí thư Khu ủy đóng tại Khe Cạn (nay là xóm An Thanh). Năm 1950, quân đội Pháp
tấn công, quân khu được lệnh di chuyển đến khu vực Đồng Hỷ.
|
An Thanh
|
5
|
Xóm Bắc Hà
|
Thực hiện Nghị quyết Trung ương V (tháng 7/1961)
và phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965) đã ra chủ trương đưa đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi.
Năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào miền xuôi đi xây dựng
và phát triển kinh tế - văn hóa miền núi. Từ năm 1964, Nhân dân tỉnh Hà Nam
Ninh lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Mỹ Yên và lấy hai chữ đầu của tên
hai tỉnh lúc đó là Bắc Thái và Hà Nam Ninh để đặt tên cho xóm.
|
Bắc Hà
|
6
|
Xóm Bắc Máng
|
Bắc Máng là tên một xóm thuộc xã Cù Vân, huyện
Đại Từ. Địa bàn xóm Bắc Máng là nơi thành lập trường bổ túc Quân chính Chiến
khu 1 (nay là trường Quân sự Quân khu I). Tại Lễ khai giảng khóa học đầu tiên
có đại diện của Bộ Chỉ huy Chiến khu, toàn thể cán bộ, giảng viên và 60 học
viên khóa I của nhà trường. Hiện nay, di tích nơi thành lập trường bổ túc
Quân chính chiến khu I đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
|
Bắc Máng
|
7
|
Xóm Bãi Bằng
|
Bãi Bằng là tên của một xóm thuộc xã Tân Thái,
huyện Đại Từ. Tên gọi Bãi Bằng đã có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi và đã
in sâu vào tiềm thức các thế hệ Nhân dân của địa phương.
|
Bãi Bằng
|
8
|
Xóm Bãi Bông
|
Bãi Bông là một xóm thuộc xã Hà Thượng, huyện Đại
Từ. Tên gọi Bãi Bông đã có tên gọi từ xa xưa gắn với cuộc sống của người dân
địa phương, theo kể lại Bãi Bông là một khu đất rộng, người dân canh tác
trong cây bông rồi sau đó gọi là Bãi Bông.
|
Bãi Bông
|
9
|
Xóm Bãi Cải
|
Tại khu vực xóm có dòng suối Long chạy theo sườn xóm,
trước năm 1945, Nhân dân khu vực xóm tận dụng lợi thế đất phù sa bồi tiến hành
trồng cây cải để lấy thực phẩm; giống cung cấp cho vùng trung tâm huyện sau
đó Nhân dân gọi là xóm Bãi Cải.
|
Bãi Cải
|
10
|
Xóm Bãi Chè
|
Xã Cù Vân là xã miền núi, được bao quanh bởi
những dãy núi thấp, cao nhất là dãy Núi Pháo cao 434m so với mực nước biển, ở
giữa là cánh đồng rộng xen lẫn đồi bát úp. Địa hình xã Cù vân cao ở phía Tây
Nam, thấp dần về phía Đông Bắc. Xã Cù Vân có Quốc lộ 37 Thái Nguyên - Tuyên
Quang xuất phát từ Quốc lộ 3 ở ngã ba Bờ Đậu chạy qua trung tâm xã là con
đường huyết mạch của huyện Đại Từ, tên xóm Bãi Chè được Nhân dân đặt tên là
một xóm thuộc xã Cù Vân. Trên địa bàn xóm có di tích lịch sử Đền Bãi Chè đã
được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
|
Bãi Chè
|
11
|
Bản Danh
|
Khu vực trước kia là đồi có nhiều cây Danh, nằm
trên địa bàn xóm Hòa Tiến 1, xã Minh Tiên, huyện Đại Từ. Con đường đến khu
vực này được Nhân dân gọi là Bản Danh từ lâu đời.
|
Bản Danh
|
12
|
Xóm Bán Luông
|
Bán Luông là tên của một xóm thuộc xã Phú Cường
được Nhân dân quen gọi từ lâu đời. Địa danh xóm gắn liền với di tích cấp tỉnh
địa điểm Xương quân giới Hoàng Hữu Nam - nơi sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn
dược trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1947 -
1954.
|
Bán Luông
|
13
|
Xã Bản Ngoại
|
Bản Ngoại là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại Từ. Xã Bản Ngoại nằm trên trục Quốc lộ 37. Trên địa bàn xã có di tích lịch
sử quốc gia Địa điểm Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1954)
tại đồi Thành Trúc thuộc xóm Đầm Mua.
|
Bản Ngoại
|
14
|
Xóm Bẫu Châu
|
Bẫu Châu là tên của một xóm thuộc đơn vị hành
chính, thuộc xã Lục Ba, huyện Đại Từ. Xóm được hình thành từ năm 1976 khi di
chuyển lòng hồ Nui Cốc để xây dựng công trình thủy lợi. Đây là địa danh đã đi
sâu vào tiềm thức của Nhân dân các dân tộc xã Lục Ba.
|
Bẫu Châu
|
15
|
Bến Phà
|
Là địa danh thuộc xóm Hùng Cường, xã Phú Thịnh,
huyện Đại Từ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để ngăn chặn
giặc Pháp tiến quân lên Khu ATK Định Hóa, cầu Phú Minh được đánh sập, nơi đây
cán bộ và Nhân dân đã mở bến phà đưa cán bộ qua sông phục vụ kháng chiến.
|
Bến Phà
|
16
|
Bến Xuân
|
Là địa danh của xóm Phố, xà Phú Thịnh, huyện Đại
Từ. Tên gọi Bến Xuân có từ xa xưa, in vào tiềm thức của Nhân dân các dân tộc
xã Phú Thịnh. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đây là bến đò đưa cán bộ
và Nhân dân qua sông đi xã Bản Ngoại.
|
Bến Xuân
|
17
|
Xóm Bình An
|
Là một tên xóm cũ thuộc xã Ký Phú được sáp nhập
từ 04 xóm để thực hiện theo mô hình Hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, Nhà
nước.
|
Bình An
|
18
|
Xóm Bình Hương
|
Bình Hương là tên một xóm thuộc đơn vị hành
chính% xã Lục Ba, huyện Đại Từ. Xóm được hình thành từ năm 1976 khi di chuyển
lòng hồ Núi Cốc để xây dựng công trình thủy lợi. Đây là địa danh đã đi sâu
vào tiềm thức của Nhân dân các dân tộc xã Lục Ba.
|
Bình Hương
|
19
|
Xóm Bình Sơn
|
Bình Sơn là tên một xóm thuộc xã Bình Thuận,
huyện Đại Từ. Tên gọi Bình Sơn có từ lâu đời, quen gọi và in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân trong xóm.
|
Bình Sơn
|
20
|
Xã Bình Thuận
|
Bình Thuận là đơn vị hành chính cấp xã thuộc
huyện Đại Từ. Địa danh gắn liền với nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh gồm: di
tích chùa Sơn Dược; đình và chùa Bình Khang.
|
Bình Thuận
|
21
|
Xóm Bình Xuân
|
Bình Xuân là tên một xóm thuộc xã Bình Thuận, huyện
Đại Từ. Tên gọi Bình Xuân có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi, in sâu vào
tiềm thức.
|
Bình Xuân
|
22
|
Xóm Cao Khản
|
Cao Khản là một xóm của xã Bản Ngoại, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tên gọi Cao Khản có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi,
in sâu vào tiềm thức, của Nhân dân. Tại xóm có Đền Cao Khản (Đền Bờ Sông),
Nhân dân địa phương kể lại đền có từ khoảng năm 1930, đến thời kỳ kháng chiến
chống Pháp đền bị phá hủy và đến tháng 12 năm 1996 đến được Nhân dân địa
phương đóng góp tu sửa lại. Đến là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân
trong xóm.
|
Cao Khản
|
23
|
Xã Cao Vân
|
Cao Vân là tên cũ của xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ.
Ngày 28/3/1945 các xã Yên Cư, Vị Xuyên, Tân Phú sáp nhập thành xã Cao Vân.
|
Cao Vân
|
24
|
Xã Cát Nê
|
Cát Nê là đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Đại Từ. Địa bàn xã nằm sát rừng Quốc gia Tam Đảo. Là địa danh gắn với di tích
lịch sử cấp tỉnh địa điểm thành lập Đội du kích Cao Sơn và chùa Hàm Long.
|
Cát Nê
|
25
|
Xóm Bầu 2
|
Địa danh gắn với địa điểm máy bay Mỹ bị bắn rơi tháng
6 năm 1967: Tại xóm Bầu 2% xã ,Văn Yên đã có một chiếc máy bay (F105) của Mỹ bị
quân và dân xóm Bầu 2 bắt sống giặc lái. Nơi đây có địa điểm núi Cắm Cờ trong
thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước quân và dân ta bố trí các ụ pháo để bắn
máy bay Mỹ.
|
Bầu 2
|
26
|
Cầu Soi
|
Cầu Soi là cây cầu bắc qua dòng suối thuộc xóm
Đầm Mua, xã Bản Ngoại. Tên gọi Cầu Soi được Nhân dân quen gọi từ xưa, in sâu
vào tiềm thức của Nhân dân.
|
Cầu Soi
|
27
|
Tổ dân phố Cầu
Thành
|
Cầu Thành là Tổ dân phố thuộc thị trấn Hùng Sơn, huyện
Đại Từ. Địa danh gắn liền với di tích địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm
Nhân dân xã Hùng Sơn (năm 1954 và 1958), địa điểm di tích dã được xếp hạng di
tích Quốc gia.
|
Cầu Thành
|
28
|
Tổ dân phố Cầu Thông
|
Cầu Thông là một Tổ dân phố thuộc thị trấn Hùng
Sơn, huyện Đại Từ. Địa danh gắn với di tích lịch sử cấp tỉnh gồm Đình, Đền,
Miếu Cầu Thông, có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa địa phương.
|
Cầu Thông
|
29
|
Cầu Trà
|
Cầu Trà là tên một cây cầu bắc qua con suối, ranh
giới giữa xã Yên Lãng với xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ.
|
Cầu Trà
|
30
|
Cầu Tuất
|
Là tên của một xóm thuộc xã Phúc Lương, huyện Đại
Từ. Tên gọi cầu Tuất có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi và in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân.
|
Cầu Tuất
|
31
|
Cây Biêu
|
Cây Biêu là tên một cây cầu bắc qua dòng sông
Công có từ xa xưa thuộc xóm Chiềng, xã Phú Cường, huyện Đại Từ.
|
Cây Biêu
|
32
|
Xóm Cây Hồng
|
Cây Hồng là tên gọi quen thuộc của Nhân dân từ xa
xưa. Hiện nay, Cây Hồng là tên một xóm thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.
|
Cây Hồng
|
33
|
Xóm Cây Ngái
|
Tên gọi Cây Ngái có từ lâu đời, in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân. Cây Ngái là tên của một xóm thuộc xã Phúc Lương, huyện Đại
Từ. Năm 2019, xóm Cây Ngái sáp nhập với xóm Cây Tâm và xóm Hàm Rồng thành xóm
Thành Long theo Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh. Hiện
tại Cây Ngái vẫn là tên của một tiểu khu thuộc Thành Long.
|
Cây Ngái
|
34
|
Xóm Cây Tâm
|
Tên gọi Cây Tâm có từ lâu đời, in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân. Cây Tâm là tên của một xóm thuộc xã Phúc Lương, huyện Đại
Từ. Năm 2019, xóm Cây Tâm sáp nhập với xóm Cây Ngái và xóm Hàm Rồng thành xóm
Thành Long theo Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh. Hiện
tại Cây Tâm vẫn là tên của một tiểu khu thuộc Thành Long.
|
Cây Tâm
|
35
|
Xóm Cây Thống
|
Là tên của một xóm thuộc xã Phúc Lương, huyện Đại
Từ. Tên gọi Cây Thống có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi và in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân.
|
Cây Thống
|
36
|
Xóm Cây Vải
|
Tên gọi Cây Vải có từ lâu đời, in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân. Cây Vải là tên của mọt xóm thuộc xã Phúc Lương, huyện Đại
Từ; Năm 2019, xóm Cây Vải sáp nhập với xóm Khuôn Thủng thành xóm Đồng Tiến
theo Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh. Hiện tại, Cây
Vải vẫn là tên của một tiểu khu thuộc Đồng Tiến.
|
Cây Vải
|
37
|
Xóm Chiểm
|
Chiểm là một xóm thuộc xã Quân Chu, huyện Đại Từ.
Tên được đặt theo tên gọi của, người bản địa, Nhân dân trong xóm chủ yếu là
đồng bào người dân tộc Dao chiếm trên 80%.
|
Chiểm
|
38
|
Xóm Chiềng
|
Là tên một xóm của xã Phú Cường, địa danh gắn
liền với sự kiện nơi diễn ra Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ 2 năm
1948.
|
Chiềng
|
39
|
Xóm Chính Phú
|
Chính Phú là một xóm thuộc xã Phú Xuyên, huyện
Đại Từ. Tên Chính Phú được Nhân dân trong xóm quen gọi từ xưa, đa số là người
dân trong xóm là người Hà Nam lên xây dựng vùng kinh tế mới.
|
Chính Phú
|
40
|
Chợ Mụ
|
Tên cũ của chợ xưa ở xã Hùng Sơn (nay là thị trấn
Hùng Sơn), một chợ nổi tiếng đông đúc, mua bán sầm uất ở Trung tâm huyện Đại
Từ xưa.
|
Chợ Mụ
|
41
|
Cột Cờ
|
Cột Cờ là một ngọn núi thuộc xã Phục Linh, huyện
Đại Từ. Sau thành công cách mạng tháng Tám năm 1945 trên đỉnh núi thuộc xóm
Khuôn 3, xã Phục Linh được cắm một lá cờ như để thông báo cho người dân về
thành công của cách mạng và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ
đó người dân gọi là núi Cột Cờ.
|
Cột Cờ
|
42
|
Xã Cù Vân
|
Là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại Từ nằm trên
trục Quốc lộ 37. Cù Vân là xã cửa ngõ của huyện Đại Từ. Nơi đây có công trình
thủy lợi hồ Phượng Hoàng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
có địa danh gắn liền với di tích lịch sử cấp tỉnh: Địa điểm di tích đình Cù
Vân - nơi mít tinh phát động Tổng khởi nghĩa giải phóng thị xã Thái Nguyên
(8/1945) và đến Bãi Chè, xã Cù Vân.
|
Cù Vân
|
43
|
Đại đoàn 308
|
Đại đoàn 308, là Đại đoàn chủ lực đầu tiên của
Quân đội Nhân dân Việt Nam (nay là sứ đoàn 308 Quân Tiên Phong, Quân đoàn I).
Năm 1947, Đại đoàn 308 đóng quân tại xóm Đầm Cầu, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
|
Đại đoàn 308
|
44
|
Xóm Đại Hà
|
Đai Hà là tên một xóm thuộc xã Phú Lạc, huyện Đại
Từ. Nhân dân trong xóm chủ yếu là Nhân dân từ huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
lên xây dựng vùng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đại Hà mang
ý nghĩa về thực hiện phát triển kinh tế mới của Nhân dân Hưng Hà.
|
Đại Hà
|
45
|
Xã Đại Tiến
|
Là tên ngày xưa của xã Yên Lãng, huyện Đại Từ
ngày nay. Đại Tiến thể hiện sự đồng thuận, quyết tâm của Nhân dân trong xây dựng
quê hương, đất nước ngày một tiến lên.
|
Đại Tiến
|
46
|
Xóm Đầm Bàng
|
Đầm Bàng là tên xóm thuộc xã Bản Ngoại, huyện Đại
Từ. Tuyến đường được Nhân dân quen gọi tại địa phương.
|
Đầm Bàng
|
47
|
Đèo Khế
|
Là địa danh nối liền hai tỉnh Thái Nguyên và tỉnh
Tuyên Quang. Đèo Khế thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Nơi đây gắn với sự kiện
lịch sử: Vào tháng, 12/1944, Nhân dân xã Yên Lãng dưới sự chỉ huy của các cán
bộ (đồng chí Tân Hồng; đồng chí Đường Nhất Quý) thuộc cơ quan chỉ huy phân
khu Nguyễn Huệ đã phá bốt địch (Pháp) buộc chúng phải rút về Đại Từ. Ngày
10/3/1945 với 32 cáp bộ, chiến sĩ trung đội tự vệ xã Yên Lãng chặt đánh quân
Pháp tại Đèo Khế thu được số lượng lớn vũ khí.
|
Đèo Khế
|
48
|
Xóm Đình Cổ
|
Đình Cổ là tên gọi hợp nhất của hai xóm Đình
Cường và xóm Cổ Rồng thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi
đây, có ngôi Đình làng Vạc từ những năm kháng chiến chống Pháp là nơi sinh
hoạt tín ngưỡng, đồng thời là địa điểm để cán bộ, Nhân dân xã Hoàng Nông tổ
chức các hoạt động cách mạng. Tuy nhiên, do sự tàn phá của hai cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hiện nay ngôi đình đã không còn.
|
Đình Cổ
|
49
|
Xóm Dốc Đỏ
|
Dốc Đỏ là tên một xóm của xã Tân Thái, huyện Đại
Từ. Tên gọi Dốc Đỏ có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi, in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân.
|
Dốc Đỏ
|
50
|
Dốc Vai Cày
|
Là con dốc hình chiếc vai cày, nằm trên trục Quốc
lộ 37, qua xã Bản Ngoại. Tên gọi dốc Vai Cày có từ lâu, địa danh gắn liền với
sự kiện lịch sử: sau ngay đảo chính Nhật - Pháp bắn nhau tại Hà Nội ngày
09/3/1945, phát xít Nhật kéo vào nước ta hất cẳng thực dân Pháp lần lượt thay
thế các chính quyền thiết lập. Tại xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ xảy ra trận
đánh lịch sử cản bước quân Nhật kéo sang Tuyên Quang, lúc đó lực lượng Đội
Cứu quốc quân do đồng chí Chu Văn Tấn lãnh đạo, đóng tại Đại Từ cùng kết hợp
với lực lượng du kích địa phương tham gia: Sầm Văn Tam (nhân chứng), Nguyễn Văn
Nguyên (đã mất), Trần Văn Tư (đã mất). Lực lượng của ta chọn Dốc Vai Cày làm
nơi phục kích quấn Nhật, trận đánh diễn ra khoảng tháng 5/1945 khi quân Nhật
kéo từ huyện lỵ Đại Từ sang Tuyên Quang theo Quốc lộ 37 hiện nay. Đến địa
điểm Dốc Vai Cày km 6+750 bất ngờ bị phục kích, trận đánh diễn ra khoảng 3
giờ quân Nhật phải mở đường mau rút chạy về huyện Đại Từ, quân ta chớp thời
cơ tiến đánh giải phóng địa bàn lân cận và tiếp tục chiếm huyện lỵ Đại Từ,
góp phần vào chiến thắng tổng Khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công.
|
Dốc Vai Cày
|
51
|
Xóm Đồng Bông
|
Đồng Bông là một xóm của xã Hà Thượng, huyện Đại
Từ. Tên gọi Đồng Bông có từ xa xưa, đi vào tiềm thức và gắn với cuộc sống của
người dân trong xóm.
|
Đồng Bông
|
52
|
Xóm Đồng Chung
|
Trước năm 1964 xóm Đồng Chung là xóm được tách ra
từ xóm Đồng Mạc, xã Tiên Hội, là nơi hội tụ tập chung phong trào tiêu biểu
của xã; chính vì đó xóm thống nhất lấy tên là xóm Đồng Chung.
|
Đồng Chung
|
53
|
Xóm Đồng Đa
|
Đồng Đa là tên địa danh xóm trước khi sáp nhập,
thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ. Trước kia, có cánh đồng bao la rộng lớn có một
gò đất, trên gò đất mọc cây đa che bóng mát cho người dân làm đồng nghỉ ngơi,
Nhân dân trong vùng thường gọi Đồng Đa. Ngày nay, vẫn còn cây đa cổ giữa đồng.
Tên Đồng Đa là tên gọi quen thuộc, in sâu vào tiềm thức của Nhân dân xã Cù
Vân.
|
Đồng Đa
|
54
|
Xóm Đồng Đảng
|
Là tên một xóm của xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Tên
gọi Đồng Đảng đã có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi, in sâu vào tiềm thức
của nhân dân.
|
Đồng Đảng
|
55
|
Xóm Đồng Danh
|
Đồng Danh là tên một xóm cũ thuộc xã Vinh Quang (Phú
Lạc ngày nay). Ngày 07/4/1974, theo Quyết định số 136-NV của Bộ Nội vụ, xã
Vinh Quang đổi thành xã Phú Lạc, xóm Đồng Danh sáp nhập với Đồng Tiến thành
xóm Đồng Tiến. Tuy nhiên, tên Đồng Danh đã in sâu vào tiềm thức của Nhân dân,
hiện tại đại bộ phận Nhân dân trong xóm vẫn gọi xóm là Đồng Danh.
|
Đồng Danh
|
56
|
Xóm Đồng Mạc
|
Đồng Mạc trước kia gồm hai xóm Đồng Mạc và Đồng Chung.
Đây là một xóm cùng sinh hoạt chung với xóm Trung Na tại ngôi đình Trung Na
trong ngôi đình trên xóm có ghi 02 câu đối: “Trung Na thống tú trung hoà
nhạc, Đồng Mạc phong thanh thụ thịnh Cường” và ngày nay xóm Đồng Mạc là một xóm
của xã Tiên Hội.
|
Đồng Mạc
|
57
|
Đồng Màn
|
Là một tuyến đường nằm trên địa bàn xóm Minh Hòa,
xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, điểm đầu từ chợ Minh Tiến. Đây là tên gọi quen
thuộc của người bản địa.
|
Đồng Màn
|
58
|
Xóm Đầm Giáo
|
Đầm Giáo là tên một xóm thuộc đơn vị hành chính
xã Lục Ba huyện Đại Từ. Xóm được hình thành từ năm 1976 khi di chuyển lòng hồ
Núi Cốc để xây dựng công trình thủy lợi. Đây là địa danh đã đi sâu vào tiềm
thức của Nhân dân các dân tộc xã Lục Ba.
|
Đầm Giáo
|
59
|
Xóm Đầm Mụ
|
Đầm Mụ là tên một xóm thuộc xã Bình Thuận, huyện
Đại Từ. Tên gọi Đầm Mụ có từ lâu đời, đã in sâu vào tiềm thức của Nhân dân
trong xóm.
|
Đầm Mụ
|
60
|
Xóm Đồng Măng
|
Đồng Măng là tên một xóm thuộc xã Yên Lãng, huyện
Đại Từ. Tên gọi Đồng Măng có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi và in sâu vào
tiềm thức.
|
Đồng Măng
|
61
|
Đồng Mon
|
Là một địa danh, trước kia khu vực này là một
cánh đồng toàn cây mon, nằm trên địa bàn xóm Lưu Quang 2, xã Minh Tiến, huyện
Đại Từ. Tên đường được đặt theo tên gọi quen thuộc của người dân địa phương.
|
Đồng Mon
|
62
|
Xóm Đồng Mưa
|
Đồng Mưa là tên một xóm thuộc xã Lục Ba, huyện
Đại Từ. Xóm được hình thành từ năm 1976 khi di chuyển lòng hồ Núi Cốc để xây
dựng công trình thủy lợi. Đây là địa danh đã đi sâu vào tiềm thức của Nhân
dân các dân tộc xã Lục Ba
|
Đồng Mưa
|
63
|
Xóm Đồng Tiến
|
Đồng Tiến là một xóm thuộc xã La Bằng, tỉnh Thái Nguyên.
Trên địa bàn có di tích Bác Hồ gửi thư cho Cục Tình báo ngày 28/8/1949 được xếp
hạng là di tích cấp tỉnh.
|
Đồng Tiến
|
64
|
Xóm Đồng Trại
|
Là một xóm thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ. Tên gọi
Đồng Trại có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi. Đây là 1 làng người “Trại”
di cư đến sinh sống, sau khi di cư đến nơi khác họ vẫn quay về thu hái các
sản phẩm lương thực. Sau này Nhân dân từ Nam Định lên sinh sống vẫn gọi là
Đồng Trại đến ngày nay.
|
Đồng Trại
|
65
|
Xã Đức Lương
|
Là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại Từ. Địa
danh gắn liền với di tích lịch sử cấp tỉnh: Địa điểm cơ quan Bộ Quốc phòng và
nơi ở, làm việc của đồng chí Võ Nguyễn Giáp tại Na Muồng (1947) và Nơi ở và
làm việc của Đoàn Thanh niên Cứu quốc năm 1954.
|
Đức Lương
|
66
|
Tổ dân phố Gò Vầu
|
Gò Vầu là một Tổ dân phố thuộc thị trấn Hùng Sơn,
huyện Đại Từ. Gò Vầu là một gò đất có độ dốc thoai thoải có nhiều cây vầu,
Nhân dân đã đến đây khai hoang sinh sống. Tên gọi Gò Vầu quen thuộc của Nhân
dân trong xóm từ xa xưa.
|
Gò Vầu
|
67
|
Xóm Gốc Mít
|
Gốc Mít là tên một xóm thuộc xã Tân Thái, huyện
Đại Từ. Tên gọi Gốc Mít có từ lâu đời, in sâu vào tiềm thức của Nhân dân.
|
Gốc Mít
|
68
|
Xóm Gốc Xộp
|
Gốc Xộp là một xóm của xã Hà Thượng, huyện Đại
Từ. Tên gọi Gốc Xộp đã có từ xa xưa gắn với cuộc sống của người dân trong
xóm. Theo người dân kể lại, có một cây cổ thụ mọc lên nằm ngay cạnh đường, hàng
ngày người dân đi làm đồng về thường ngồi dưới bóng mát của cây cổ thụ để
nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì vậy, Nhân dân đặt tên xóm là
Gốc Xộp.
|
Gốp Xộp
|
69
|
Xã Hà Thượng
|
Hà Thượng là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại Từ nằm trên trục Quốc lộ 37. Nơi đây có mỏ khoáng sản đa kim Núi Pháo.
Địa danh gắn liền với các di tích: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở suối Cát; địa điểm Trận
địa phòng không đồi 75 quân dân xã Hà Thượng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ
binh; Đền Cô Tám đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh.
|
Hà Thượng
|
70
|
Tổ dân phố Hàm Rồng
|
Hàm Rồng là một Tổ dân phố thuộc thị trấn Hùng
Sơn, huyện Đại Từ. Hàm Rồng là tên gọi quen thuộc của Nhân dân trong xóm từ
xa xưa. Tại khu vực trung tâm của xóm có một dải đá trông giống với hình
tượng phần cổ và đầu của một con Rồng đang vươn lên, miệng há ra và chầu phục
về phía hòn đá lớn thuộc khu Miếu Mỏ ở phía trên của xóm nên Nhân dân thường
gọi là Hàm Rồng. Năm 2021, Tổ dân phố Hàm Rồng được thành lập trên cơ sở sáp
nhập Tổ dân phố 3 và một phần của Tổ dân phố Liên Giới theo Nghị quyết số
206/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Thái Nguyên.
|
Hàm Rồng
|
71
|
Hùng Cường
|
Địa danh gắn với di tích lịch sử kháng chiến địa
điểm Gò Đồi đã được đưa vào kiểm kê di tích năm 1997. Sau khi thực dân Pháp
đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên vào năm 1920 chúng xây dựng đồn bốt vào khu vực xã,
đồng thời xây dựng đương giao thông từ Đại Từ sang các huyện Định Hóa, Phú
Lương. Trong quá trình xây dựng đồn bốt chúng san ủi cánh đồng Kinh bằng
phẳng làm nơi tập cho binh lính tại đồn. Đến năm 1947 chúng dùng địa điểm
cánh đồng Kinh làm nơi thả dù hàng hóa (sân bay dã chiến). Trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, nơi đây năm trên trục đường cửa ngõ vào ATK - Nơi TW
Đảng và Chính Phủ ở, làm việc tại Định Hóa. Sau thất bại Thu Đông năm 1947,
chúng đã từ bỏ vị trí quân sự đã xây dựng trước đó. Và địa điểm này Nhân dân
địa phương gọi là khu Gò Đồi, cánh đồng Kinh gọi là sân bay dã chiến của
Pháp. Hiện nay địa điểm khu di tích này là đất canh tác của Nhân dân.
|
Hùng Cường
|
72
|
Hồ Tắm Ngựa
|
Địa danh gắn liền di tích lịch sử đền thờ Núi Văn
- Núi Võ. Tương truyền Hồ Tắm Ngựa là nơi tướng quân Lưu Nhân Chú cùng quân lính
tắm cho ngựa sau khi luyện tập binh mã.
|
Hồ Tắm Ngựa
|
73
|
Xã Hoàng Nông
|
Hoàng Nông là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại Từ, nằm ở dưới chân Tam Đảo. Xã Hoàng Nông có thắng cảnh tự nhiên Cửa Tử,
đồi chè cầu Đá đẹp. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hoàng Nông nằm trong
đường dây liên lạc của Xứ ủy Bắc Kỳ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
xã Hoàng Nông nằm trong khu căn cứ địa ATK, đây là địa bàn đứng chân của các
cơ quan, đơn vị Trung ương như Cục Quân huấn Trung ương, Báo Sự thật.
|
Hoàng Nông
|
74
|
Hồng Thái
|
Chi bộ Đảng Hồng Thái là Chi bộ Đảng tiền thân
của Đảng bộ xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ.
|
Hồng Thái
|
75
|
Xóm Khâu Giang
|
Khâu Giang là tên xóm thuộc xã Bàn Ngoại, huyện
Đại Từ. Tên gọi Khâu Giang có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi, in sâu vào
tiềm thức của Nhân dân.
|
Khâu Giang
|
76
|
Khuôn Ngàn
|
Tên Khuôn Ngàn có từ lâu đời và in sâu vào tiềm
thức của Nhân dân địa phương thường quen gọi. Theo tiếng Tày, từ “Khuôn” chỉ một
vùng đất. Khuôn Ngàn là tên một xóm cũ của xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ. Ngã ba
Khuôn Ngàn là điểm giao của tuyến Quốc lộ 37 trên địa bàn huyện Đại Từ với
Tỉnh lộ 267 đi xã Bình Thành, huyện Định Hoá.
|
Khuôn Ngàn
|
77
|
Kho Trạng
|
Là địa danh quen thuộc, có từ xa xưa của Nhân dân
xóm Cường Thịnh, xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp nơi đây là nhà kho của chuyên gia Liên Xô, sau khi danh thắng thực
dân Pháp, các chuyên gia Liên Xô trở về nước, Kho Trạng được giao lại Nhân
dân xóm Cường Thịnh dùng làm kho Hợp tác xã.
|
Kho Trạng
|
78
|
Xóm Kỳ Linh
|
Kỳ Linh là một xóm của xã Văn Yên. Tên gọi Kỳ
Linh có từ lâu đời, in sâu vào tiềm thức của Nhân dân.
|
Kỳ Linh
|
79
|
Xã Ký Phú
|
Là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại Từ,
trên địa bàn xã có công trình thủy lợi Hồ Vai Miếu. Địa danh gắn nền với điểm
di tích Núi Văn nằm trong quần thể di tích Núi Văn - Núi Võ đã được xếp hạng
di tích Quốc gia; danh lam thắng cảnh đền Sảng và Hồ Vai Miếu.
|
Ký Phú
|
80
|
Xã La Bằng
|
Là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại Từ. La
Bằng nằm dưới chân núi Tam Đảo. Địa danh gắn liền với di tích Nơi thành lập
cơ sở Đang đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936.
|
La Bằng
|
81
|
Xóm La Cút
|
La Cút là một xóm thuộc xã La Bằng, huyện Đại Từ.
Tên gọi La Cút có từ xa xưa và quen thuộc của Nhân dân trong xóm.
|
La Cút
|
82
|
Xóm La Dạ
|
La Dạ là tên một xóm thuộc xã Bản Ngoại, huyện
Đại Từ. Tên gọi La Dạ có từ lâu đời và in sâu vào tiềm thức của Nhân dân.
|
La Dạ
|
83
|
Làng Cẩm
|
Làng Cẩm là địa danh gắn liền với là bằng chứng
cho chính sách khai thác bóc lột vơ vét của thực dân Pháp trong chương trình
khai thác lần thứ nhất ở Đông Dương. Từ năm 1928 đến 1930 đã xảy ra nhiều
cuộc đình công của anh em công nhân dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hạ Bá Rị, (anh
ruột của đồng chí Hoàng Quốc Việt). Hiện nay, Mỏ than Lang Cẩm thuộc Tổng
Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV
|
Làng Cẩm
|
84
|
Xóm Làng Lược
|
Làng Lược là tên một xóm được Nhân dân đặt trước
năm 1960. Ban đầu, Nhân dân trong xóm chỉ có vài chục hộ. Do số lượng hộ
trong xóm tăng lên đã chia tách thành xóm Lược 1 và xóm Lược 2.
|
Làng Lược
|
85
|
Xóm Làng Mận
|
Là tên gọi của xóm Mận thuộc xã Phục Linh, huyện
Đại Từ. Lịch sử kể lại vào những năm trước 1960 trên địa bàn xóm được Nhân
dân trồng rất nhiều cây Mận, vì lý do đó tên Làng Mận được Nhân dân đặt, gọi
và sử dụng cho đến nay.
|
Làng Mận
|
86
|
Làng Ngò
|
Làng Ngò nằm trên địa bàn xóm Ngò, xã An Khánh,
huyện Đại Từ. Địa danh gắn liền với sự kiện đình làng Ngò - là nơi nghỉ chân
của đồng chí Võ Nguyên Giáp và quân giải phóng trên đường từ Tân Trào về đánh
Nhật giải phóng tỉnh lỵ Thái Nguyên. Năm 1947, thực hiện chiến lược “tiêu thổ
kháng chiến”, ngôi đình đã bị dỡ bỏ.
|
Làng Ngò
|
87
|
Xóm Lập Mỹ
|
Lập Mỹ là xóm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của
xã Tiên Hội ngày 17/11/1947, có hợp tác xã Lập Mỹ trong thời kỳ kháng chiến,
vì vậy, xóm được đặt tên là xóm Lập Mỹ.
|
Lập Mỹ
|
88
|
Xã Minh Tiến
|
Là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại Từ. Địa
danh gắn liền với di tích đình làng Cướm đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trên
địa bàn xã Minh Tiến còn lưu giữ nhiều cây chè cổ.
|
Minh Tiến
|
89
|
Xóm Na Hoàn
|
Na Hoàn là một xóm của xã Phú Lạc, huyện Đại Từ.
Địa danh gắn với di tích lịch sử địa điểm trường Đại học Sư phạm Việt Bắc
(1966-1970).
|
Na Hoàn
|
90
|
Xóm Na Mấn
|
Na Mấn là tên gọi một xóm của xã Phú Cường, huyện
Đại Từ. Tên Na Mấn có từ lâu đời và in sâu vào tiềm thức của Nhân dân.
|
Na Mấn
|
91
|
Xóm Na Quýt
|
Là tên gọi một xóm của xã Phú Cường, tên gọi này
được gộp từ hai xóm Na Nhu và Cây Quýt của xã Phú Cường từ năm 1997.
|
Na Quýt
|
92
|
Nam Định
|
Nam Định là tên một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông
Hồng. Năm 1964, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, một bộ phận Nhân dân ở
tỉnh Nam Định đã di cư đi xây dựng vùng kinh tế mới tại vùng đất Phục Linh
(nay là xã Tân Linh), huyện Đại Từ.
|
Nam Định
|
93
|
Sông Công
|
Sông Công là dòng sông bắt nguồn từ huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên chảy qua huyền Đại Từ cùng với Núi Cốc đã đi vào thi ca mang
màu sắc huyền thoại trong bài hát huyền thoại Hồ Núi Cốc của nhạc sỹ Phó Đức
Phương. Nước của dòng Sông Công được chặn tại huyện Đại Từ, tạo lên một hồ
nhân tạo rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi
núi. Sông Công, Hồ Núi Cốc là công trình thủy lợi lớn có ý nghĩa trong phát
triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, là một thắng cảnh nổi tiếng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
|
Nam Sông Công
|
94
|
Xóm Ngọc Linh
|
Ngọc Linh là một xóm thuộc xã Phục Linh, huyện
Đại Từ. Năm 1960, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nhân dân xã Ngọc Lũ,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam di cư lên xã Phục Linh xây dựng vùng kinh tế mới,
thành lập xóm Ngọc Linh. Tên Ngọc Linh được lấy ý nghĩa từ hai cái tên Phục
Linh và Ngọc Lũ.
|
Ngọc Linh
|
95
|
Xóm Ngọc Tiến
|
Ngọc Tiến là tên xóm thuộc xã Phục Linh, huyện
Đại Từ. Thực hiện chính sách khai hoang vùng kinh tế mới, những năm 1960
người dân từ xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam lên khai hoang, một phần
cư trú tại xóm Ngọc Linh, một phần cư trú tại xóm Ngọc Tiến bây giờ.
|
Ngọc Tiến
|
96
|
Xóm Nhất Trí
|
Là tên một xóm thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.
Nhất Trí thể hiện niềm tin và tinh thần đồng thuận của Nhân dân vào chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
|
Nhất Trí
|
97
|
Xóm Ninh Giang
|
Ninh Giang là một xóm thuộc xã Bản Ngoại, huyện
Đại Từ. Tại xóm có Đình Ninh Giang là nơi thờ danh tướng Dương Tự Minh là thủ
lĩnh Phủ Phú Lương, người Thái Nguyên đã có công giúp vua nhà Lý cai quản một
vùng biên cương phía Bắc nước Đại Việt ở thế kỷ thứ XII.
|
Ninh Giang
|
98
|
Núi Chúa
|
Là một ngọn núi cao trên địa bàn các xã Phúc
Lương, Đức Lương, Phú Lạc, Tân Linh, Phục Linh (huyện Đại Từ) và xã Hợp
Thành, Phủ Lý... huyện Phú Lương.
|
Núi Chúa
|
99
|
Xóm Phố Dầu
|
Trước năm 1890, tại khu vực cuối xóm Phố Dầu, xã Tiên
Hội có nhóm các hộ gia đình tiểu thương đến tập trung ép dầu từ quả dọc; trẩu
để làm dầu đốt, có chợ buôn bán tại xóm từ đó đến nay gọi là xóm Phố Dầu.
|
Phố Dầu
|
100
|
Xã Phú Lạc
|
Phú Lạc là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Đại
Từ. Xã có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh: Đền chùa Tăng, địa điểm di tích
Xưởng quân giới H53 ở xóm Đồng Vòng.
|
Phú Lạc
|
101
|
Xã Phú Minh
|
Phú Minh là địa danh căn cứ cách mạng ATK, tháng
5 năm 1947 tại Phú Minh, Bộ Tổng Chỉ huy tổ chức Hội nghị xây dựng bộ đội chủ
lực chuẩn bị cho mùa khô, cũng tại thời điểm đó giặc Pháp đã ném bom xuống
Phú Minh làm 12 chiến sỹ đã hi sinh. Phú Minh cũng là nơi ở và hoạt động của
các cơ quan Trung ương, như Cục Tình báo, Bình dân học vụ khu vực phía Bắc,
Nha Thương binh,... và cũng là sự ra đời của Đội vận động văn nghệ (văn công)
thuộc Cục Chính trị Tổng cục Cung cấp, nay là Nhà hát chèo Quân đội. Phú Minh
là tên xã Phú Thịnh ngày nay.
|
Phú Minh
|
102
|
Phú Nghĩa
|
Phú Nghĩa là một địa danh thuộc xã Khôi Kỳ có một
số di tích được được xếp hạng như: Nhà ông Dương Văn Cường - Nơi ở và làm
việc của đồng chí Tôn Đức Thắng (1950) thuộc xóm Phú Nghĩa, xã Khôi Kỳ, huyện
Đại Từ đã được UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định
số 153/QĐ-UBND ngày 19/01/2015. Khôi Kỳ là một xã ATK của tỉnh Thái Nguyên.
|
Phú Nghĩa
|
103
|
Xã Phục Linh
|
Phục Linh là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại Từ, giáp với các xã thuộc huyện Phú Lương. Xã có mỏ than Làng Cẩm với
lịch sử lâu đời. Địa danh gắn liền với di tích lịch sử cấp tỉnh: Đình làng
Khưu, xã Phục Linh.
|
Phục Linh
|
104
|
Xã Phúc Lương
|
Xã Phúc Lương là đơn vị hành chính cấp xã của
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn xã có nhiều di tích có giá trị
lịch sử như: nơi ở và làm việc của đồng chí Tôn Đức Thắng và địa điểm Hội
trường 8 mái (1948); địa điểm Nhà in Báo Vệ Quốc quân (1950)
|
Phúc Lương
|
105
|
Xóm Phương Nam
|
Phương Nam (gồm 03 xóm Phương Nam 1, Phương Nam
2, Phương Nam 3) là tên xóm thuộc xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. Nhân dân trong
xóm chủ yếu là Nhân dân các tỉnh Hà Nam Ninh lên xây dựng vùng kinh tế mới
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trên địa bàn xóm có mỏ đất sét Cao Lanh
- một nguồn khoáng sản quý của quốc gia.
|
Phương Nam
|
106
|
Quán Ông Già
|
Địa danh thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
nằm ở cửa ngõ ATK thuộc xã Minh Tiến. Quán Ông Già nằm trong địa bàn xóm Na
Khưa xưa kia có sự kiện: ông Nguyễn Vĩnh Khiên quê tỉnh Hưng Yên, khi đi làm
con đường Đại Từ - Định Hoá, ông là người cai làm cống thoát nước trên trục
đường. Ngoài công việc cai cống ông có tài nấu ăn. Kháng chiến bùng nổ, nơi
đây có nhiều bộ đội, cán bộ đi công tác qua, ông liền mở quán bán hàng ăn uống.
Hàng của ông vừa rẻ lại ngon nên khách đã ăn một lần là nhớ mãi. Quán nằm ở
vị trí kín đáo có nhiều cây to cổ thụ không sợ máy bay địch. Cạnh quán có
Sông Công chảy qua rất thuận tiện cho người qua lại, sinh hoạt. Khách mến ông
chủ quán, nhưng không ai biết tên quán gọi là Quán Ông Già. Và địa danh xóm
Na Khưa đã được thay thế là Quán Ông Già từ đấy. Trong kháng chiến chống Nhật
- Pháp ở đây đã xảy ra một số sự kiện đi vào lịch sử góp phần vào những thành
tích của xã Minh Tiến và xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp.
|
Quán Ông Già
|
107
|
Xóm Quang Minh
|
Quang Minh là tên một xóm thuộc xã Phú Lạc, được thành
lập trên cơ sở sáp nhập xóm Liên Minh và Cây Nhừ theo Nghị quyết số 79/NQ-HĐND
ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh Thái Nguyên. Trong giai đoạn 1954 - 1975, Quang
Minh là Hợp tác xã thuộc xã Vinh Quang (Phú Lạc ngày nay). Hợp tác xã Quang
Minh từng là lá cờ đầu trong toàn xã và là điển hình tốt của huyện Đại Từ về
việc quy hoạch sản xuất và xây dựng đồng ruộng, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng
năng suất, sản lượng lúa, phát triển ngành nghề.
|
Quang Minh
|
108
|
Quyết Tâm
|
Quyết Tâm là tên một xóm thuộc xã Yên Lãng, huyện
Đại Từ. Quyết Tâm thể hiện tinh thần vượt khó của Nhân dân trong lao động sản
xuất, quyết tâm xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
|
Quyết Tâm
|
109
|
Quyết Thắng
|
Quyết Thắng là tên của một xóm thuộc xã Yên Lãng,
huyện Đại Từ. Quyết thắng là cương quyết giành thắng lợi. Quyết Thắng thể
hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng trước mọi kẻ thù trong kháng chiến chống
giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
|
Quyết Thắng
|
110
|
Phố Sân Tập
|
Sân Tập là tên gọi một khu phố của xã Hùng Sơn,
huyện Đại Từ thời Pháp thuộc (nay là thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ). Tên
gọi Sân Tập bắt nguồn từ cái sân tập của quân Pháp (từ 1884-3/1945), của Nhật
(từ tháng 3-8/1945). Sau cách mạng Tháng tám năm 1945 quân ta giành chính
quyền, Sân tập trở thành sân vận động nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của
huyện, sân vận động còn là nơi giao lưu văn hóa phục vụ Nhân dân địa phương
trong huyện.
|
Sân Tập
|
111
|
Suối Cạn
|
Suối Cạn là tên gọi cũ của một xóm thuộc xã Phú Xuyên,
huyện Đại Từ. Tên Suối Cạn có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi và in sâu
vào tiềm thức.
|
Suối Cạn
|
112
|
Suối Huyền
|
Suối Huyền là con suối thuộc xã Cù Vân, huyện Đại
Từ. Suối bắt nguồn từ Hồ Phượng Hoàng tưới tiêu cho xã Cù Vân và xã An Khánh.
Tên Suối Huyền được Nhân dân quen gọi, và ví Suối Huyền như một con suối
huyền bí ôm quanh xóm 11 trải dài sang xóm 14 hiện nay.
|
Suối Huyền
|
113
|
Xóm Tân Lập
|
Tân Lập là một xóm thuộc xã Tân Thái, huyện Đại
Từ. Địa danh gắn với Di tích lịch sử Địa điểm trường dạy làm báo Huỳnh Thúc
Kháng (1949) - xã Tân Thái được xếp hạng di tích Quốc gia. Đây cũng là địa
danh gắn với khu du lịch Hồ Núi Cốc - một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh. Tân
Lập cũng là tên gọi của nhiều xóm trên địa bàn huyền Đại Từ.
|
Tân Lập
|
114
|
Xã Tân Linh
|
Tân Linh là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại Từ. Xã được thành lập ngày 10/04/1999 theo Nghị quyết số 18/NQ-CP về việc
chia tách xã. Nằm ở phía Đông Bắc của huyện, Tân Linh là một trong những xã
đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ.
|
Tân Linh
|
115
|
Xóm Tân Phú
|
Tân Phú là tên một xóm thuộc xã Tân Thái trước
đây. Tại đồn điền của xóm Tân Phú, tháng 11 năm 1945 chi bộ xã Tân Thái được
thành lập. Chi bộ có 07 đảng viên gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Luyện, Trần Văn
Thục, Trần Văn Tư, Đặng Văn Tú, Bùi Văn Hải, Nguyễn Văn Cật, Nguyễn Văn
Khang; do đồng chí Nguyễn Văn Luyện làm Bí thư. Sự kiện thành lập Chi bộ xã
Tân Thái có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng địa phương trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ đây, Chi bộ sẽ trực tiếp lãnh đạo, tổ chức
Nhân dân và lực lượng vũ trang trong xã tiến hành cuộc đấu tranh chống thù
trong, giặc ngoài, giữ vững chính quyền cách mạng, diệt giặc đói, giặc dốt và
chuẩn bị kháng chiến.
|
Tân Phú
|
116
|
Xóm Tân Sơn
|
Tân Sơn là một xóm thuộc xã La Bằng, huyện Đại
Từ, được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xóm Kẹm và Tiến Thành. Nơi đây có di
tích lịch sử Địa điểm Xưởng quân giới L1 (1947-1949) trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp được xếp hạng là di tích cấp Tỉnh, có điểm du lịch
suối Kẹm nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
|
Tân Sơn
|
117
|
Xóm Nông Trường
|
Nông Trường là một xóm thuộc xã Cát Nê, huyện Đại
Từ được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xóm Tân Lập và Nông Trường. Tên
Nông Trường được Nhân dân quen gọi, in sâu vào tiềm thức.
|
Nông Trường
|
118
|
Xã Tân Thái
|
Tân Thái là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại Từ. Xã có Hồ Núi Cốc - công trình thủy lợi có vai trò quan trọng trong
việc điều tiết nước sản xuất trong nông nghiệp. Hồ Núi Cốc trở thành điểm du
lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Xã có di tích lịch sử địa điểm trường dạy
làm báo Huỳnh Thúc Kháng (1949).
|
Tân Thái
|
119
|
Xóm Tân Tiến
|
Tân Tiến là một xóm thuộc xã Quân Chu, huyện Đại
Từ. Người dân xóm Tân Tiến là bộ phận người từ tỉnh Hải Hưng cũ nay là tỉnh
Hưng Yên lên lập nghiệp, làm kinh tế mới tại đây từ những năm 1979, 1980 và lấy
tên xóm là xóm Tân Tiến.
|
Tân Tiến
|
120
|
Xóm Tân Vinh
|
Tân Vinh là xóm được sát nhập từ ba xóm của xã
Quân Chu theo Nghị quyết 79/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh Thái Nguyên
(gồm các xóm: xóm Cây Hồng, xóm Dốc Vụ và xóm Tân Sinh) và lấy tên là xóm Tân
Vinh.
|
Tân Vinh
|
121
|
Xóm Thái Sơn
|
Thái Sơn là tên một xóm của xã Tân Thái, huyện
Đại Từ được hình thành trên cơ sở sáp nhập giữa xóm Thái Hoà và xóm Sơn Đô.
Tên gọi Thái Sơn có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi, in sâu vào tiềm thức.
|
Thái Sơn
|
122
|
Xóm Thậm Thình
|
Thậm Thình là một xóm thuộc xã Cát Nê, huyện Đại
Từ. Địa danh gắn với sự kiện lịch sử: vào hồi 4 giờ chiều cuối năm 1966, một
tốp máy bay F4 của Mỹ gồm 5 chiếc bay từ hướng Phổ Yên lên Đại Từ, chiếc cao nhất
bị trung tên lửa của bộ đội phòng không bốc cháy và rơi xuống vị trí thuộc xóm
Thậm Thình, xã Cát Nê.
|
Thậm Thình
|
123
|
Xóm Thành Lập
|
Thành Lập là tên một xóm thuộc đơn vị hành chính
xã Lục Ba, huyện Đại Từ. Xóm được hình thành từ năm 1976 khi di chuyển lòng
hồ Núi Cốc để xây dựng công trình thủy lợi. Đây là địa danh đã đi sâu vào
tiềm thức của Nhân dân các dân tộc xã Lục Ba.
|
Thành Lập
|
124
|
Thủy Tinh
|
Thủy Tinh là tên dãy núi thuộc xã Phục Linh,
huyện Đại Từ. Dãy núi ngăn cách xóm Khuôn 3 và xóm Cam. Dãy núi gắn liền với
sự kiện lịch sử khoảng thời gian từ 1970 - 1975 tại chân dãy núi có đặt xưởng
sản xuất thủy Tinh phục vụ cho kháng chiến và Nhân dân lúc bấy giờ.
|
Thủy Tinh
|
125
|
Xóm Tiến Thành
|
Tiến Thành là xóm thuộc xã Bình Thuận, huyện Đại
Từ. Tên gọi Tiến Thành có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi và đã in sâu vào
tiềm thức
|
Tiến Thành
|
126
|
Xóm Tiên Trường
|
Tiên Trường là một xóm của xã Tiên Hội, huyện Đại
Từ. Địa danh gắn với nông trường Tân Việt Hoa được thành lập 1961 - 1979.
Hiện nay địa danh được chia thành 02 xóm Tiên Trường 1 và Tiên Trường 2, là
vùng sản xuất chè, cây ăn quả của xã Tiên Hội.
|
Tiên Trường
|
127
|
Tràng Dương
|
Tràng Dương là một thôn trước của Hợp tác xã Vạn
Xuân, xã Vạn Thọ. Nơi này gắn với điểm di tích là kho Tàng Lương dự trữ lương
thực trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm sau đó Nhân dân địa phương lấy sang
thành Tràng Dương. Địa danh này khoa văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ
tán học tập những năm (1965-1969).
|
Tràng Dương
|
128
|
Tổ dân phố Trung
Hòa
|
Trung Hòa là một Tổ dân phố thuộc thị trấn Hùng Sơn,
huyện Đại Từ. Trung Hòa trước kia là một xóm thuộc xã Hùng Sơn, xóm rất rộng,
nằm giữa đường đi Mỹ Yên; Ký Phú. Thời kỳ hợp tác xã, một phần đất Trung Hòa
tách cho Cầu Thông, phố Đình, Chợ 2. Một phần tách cho cầu Thành 2 (xóm Táo
cũ), Đông Trũng. Thời Pháp thuộc, xóm có tên là xóm Sũ. Trung Hòa có nghĩa là
khu trung tâm và điều hòa chung. Sau khi xã Hùng Sơn sáp nhập với thị trấn
Hùng Sơn thành thị trấn Hùng Sơn, xóm Trung Hòa trở thành Tổ dân phố Trung
Hòa.
|
Trung Hòa
|
129
|
Vai Cướm
|
Vai Cướm là địa danh có từ thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp gắn liền với Nhân dân xã Vạn Thọ. Đập thủy lợi “Vai Cướm”
hiện nay đang cung cấp nước cho 1/3 diện tích đất nông nghiệp của xã Vạn Thọ.
|
Vai Cướm
|
130
|
Xóm Văn Thanh
|
Văn Thanh là tên một xóm thuộc đơn vị hành chính
xã Lục Ba. Xóm được hình thành từ năm 1976 khi di chuyển lòng hồ Núi Cốc để
xây dựng công trình thủy lợi. Đây là địa danh đã đi sâu vào tiềm thức của
Nhân dân các dân tộc xã Lục Ba.
|
Văn Thanh
|
131
|
Vân Khánh
|
Địa danh gắn liền lịch sử hình thành xã Văn Yên.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Văn Yên còn gọi là Thuận Thượng sau đổi
thành Vân Khánh thuộc tổng Ký Phú, huyện Đại Từ. Tháng 4 năm 1953, xã Vân
Khánh đổi thành xã Văn Yên.
|
Vân Khánh
|
132
|
Xã Vạn Thọ
|
Vạn Thọ là đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Đại,Từ, xã Vạn Thọ nằm ở ven Hồ Núi Cốc, là địa danh gắn liền với di tích
lịch sử cấp tỉnh: Địa điểm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 - 1969); di tích Đền Gàn.
|
Vạn Thọ
|
133
|
Vinh Quang
|
Vinh Quang là tên gọi của xã Phú Lạc thuộc huyện
Đại Từ. Năm 1946, xã Đồng Quang, Quang Vinh và Hồng Quang sáp nhập thành xã
Vinh Quang đồng thời thành lập chi bộ Đảng xã Vinh Quang cử đồng Trương Văn
Nhã làm Bí thư Chi bộ và Cổ Kỳ Văn làm Chủ tịch xã. Năm 1948, xã Vinh Quang
sáp nhập với xã Hiệp Hòa và Phú Thịnh thành xã Vinh Hòa. Tháng 10 năm 1953,
xã Vinh Hòa lại tách thành 03 xã Phú Thịnh, Hùng Cường (Bản Ngoại) và Vinh
Quang (Phú Lạc). Xã Phú Lạc tiếp tục mang tên Vinh Quang đến năm 1974. Xã
Vinh Quang là cái nôi của cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các
dân tộc xã Vinh Quang vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất góp phần vào thắng
lợi chung của dân tộc Việt Nam.
|
Vinh Quang
|
134
|
Xóm Văn Giang
|
Văn Giang là một xóm thuộc xã Phú Lạc, huyện Đại
Từ. Địa danh gắn với sự kiện lịch sử địa điểm máy bay Mỹ bắn rơi năm 1968.
Vào khoảng cuối tháng 10 năm 1968 tại xóm Văn Giang, xã Phú Lạc đã có một
chiếc máy bay; (F105) của giặc Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi, khi đang có hành
động gây tội ác bắn phá trên vùng đất Thái Nguyên. Máy bay Mỹ lao cắm đầu rơi
xuống nhà một người dân địa phương làm cháy nhà nhưng không gây thiệt hại về
người, một tên lính Mỹ đã nhảy dù và bị bắt ở xã Phú Thịnh.
|
Văn Giang
|
135
|
Xóm Vang
|
Xóm Vang là một xóm thuộc xã Quân Chu, huyện Đại
Từ, tên được đặt theo tên gọi của. người bản địa, Nhân dân trong xóm chủ yếu
là đồng bào người dân tộc Dao chiếm trên 90%.
|
Vang
|
136
|
Xóm Đình
|
Đình là một xóm thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ.
Tên gọi của xóm bắt nguồn từ tên gọi của ngôi đình cổ. Ngày 18/8/1945 tại đình
đã tổ chức mít tinh phát động Tổng khởi nghĩa và thành lập chính quyền cách
mạng xã Cù Vân.
|
Xóm Đình
|
137
|
Xã Yên Lãng
|
Yên Lãng là đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Đại Từ, nằm trên trục Quốc lộ 37, giáp với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Nơi đây có Đèo Khế nối liền hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, có mỏ than
Núi Hồng. Xã có nhiều di tích lịch sử: Địa điểm thành lập cơ quan chỉ huy
chiến khu Nguyễn Huệ; địa điểm di tích nơi ra đời Đội Thanh niên xung phong
Việt Nam 15/7/1950.
|
Yên Lãng
|
138
|
Xóm Yên Thái
|
Yên Thái là tên gọi một xóm thuộc xã Tân Thái,
huyện Đại Từ. Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của xã tân Thái, từ năm
1945. Tên Yên Thái được Nhân dân quen gọi và đã in sâu vào trong tâm thức.
|
Yên Thái
|
139
|
Xóm Yên Từ
|
Yên Từ là tên của một xóm thuộc xã Yên Lãng,
huyện Đại Từ. Xóm Yên Từ được thành lập năm 1964 khi thực hiện chính sách của
Đảng, Nhà nước đưa Nhân dân miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới. Khi được
thành lập Nhân dân lấy tên Yên Từ (từ “Yên” đại diện xã Yên Lãng, từ “Từ” đại
diện huyện Đại Từ).
|
Yên Từ
|
II. Tên sự kiện lịch sử
TT
|
Tên sự kiện
|
Nội dung, ý
nghĩa
|
Tên bổ sung vào
ngân hàng
|
1
|
Ngày 01 tháng 8
|
Ngày 01/8/1922 là ngày thành lập huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên
|
1 tháng 8
|
III. Tên nhân vật lịch sử
TT
|
Tên nhân vật
|
Tóm tắt thân
thế, sự nghiệp
|
Tên bổ sung vào
ngân hàng
|
1
|
Hà Văn Thứ
|
Là tên của Liệt sĩ Hà Văn Thứ, ông làm nghề dạy
học và hoạt động bí mật, những năm 1945 ông về xã Phục Linh xây dựng phong
trào Việt Minh. Ngày 22/2/1945 (âm lịch) do nội phản, ông Thứ bị phục kích bắn
chết. Phần mộ thuộc nghĩa trang liệt sĩ xã Phục Linh được quy tập năm 1985,
được đặt chính giữa nghĩa trang liệt sĩ, thể hiện lòng tôn kính và biết ơn
của Nhân dân xã Phục Linh. Mộ liệt sĩ Hà Văn Thứ được liệt kê trong danh sách
di tích kiểm kê của tỉnh.
|
Hà Văn Thứ
|
2
|
Lôi Văn Nghiêu
|
Liệt sĩ Lôi Văn Nghiêu Sinh ra ở xã Đề Thám,
huyện Trành Định, tỉnh Lạng Sơn, năm 1912 ông cùng gia đình cư trú tại Làng
Lân, xã Phẫn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tham hoạt động cách mạng,
đã hy sinh trong thời kỳ hoạt động cách mạng.
|
Lôi Văn Nghiêu
|
3
|
Phạm Bá Trực
|
Phạm Bá Trực (1898 - 1954) là một tu sĩ Công giáo
người Việt và là đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là
linh mục đầu tiên tham gia cách mạng và giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông nguyên là Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội. Ông
cũng là đại biểu Quốc hội có nhiều văn bằng tiến sĩ trong Quốc hội Việt Nam từ
trước tới nay (ba bằng tiến sĩ).
|
Phạm Bá Trực
|
4
|
Trương Văn Nho
|
Cuối năm 1966 đầu năm 1967, xã Hùng Sơn (nay sáp
nhập với thị trấn Hùng Sơn thành thị trấn Hùng Sơn) thành lập Hợp tác xã
Thành Công với nòng cốt là Hợp tác xã Cầu Thành hợp nhất cùng 5 Hợp tác xã
trong khu vực do đồng chí Trương Văn Nho làm chủ nhiệm. Hợp tác xã Thành Công
trong giai đoạn đồng chí Trương Văn Nho làm chủ nhiệm, là nơi khởi xướng và thực
hiện thành công nhiều sáng kiến, trong đó có vai trò gương mẫu của chủ nhiệm
cả trong quản lý và trong lao động như điều chỉnh lại quỹ ruộng đất của Hợp
tác xã. Nhờ những nổi bật trong sự nghiệp hợp tác hóa nông nghiệp, Hợp tác xã
Thành Công là lá cờ đầu trong các Hợp tác xã tiên tiến của tỉnh trong nhiều năm
liền. Hợp tác xã Thành Công liên tiếp được nhà nước tặng thưởng 02 Huân
chương Lao động Hạng nhì và 04 Huân chương Lao động Hạng ba. Năm 1967 đồng
chí Trương Văn Nho được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động nông
nghiệp và tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhất.
|
Trương Văn Nho
|
IV. Tên di tích lịch sử - văn hóa
TT
|
Tên di tích
|
Thông tin, sự
kiện
|
Tên bổ sung vào
ngân hàng
|
1
|
Địa điểm thành lập
cơ quan chỉ huy Chiến khu Nguyễn Huệ
|
Là địa điểm Di tích lịch sử cấp Quốc gia - Nơi
thành lập cơ quan chỉ huy Chiến khu Nguyễn Huệ. Tháng 10 năm 1944 tại nhà ông
Lâm Vạn Đại, xóm Khuôn Nanh diễn ra hội nghị thành lập Phân khu B (lấy tên là
Chiến khu Nguyễn Huệ). Các đồng chí Song Hào, Chu Văn Tấn đã chủ trì Hội nghị
phân công công tác cho các đồng chí cán bộ vừa vượt ngục về hoạt động nhằm đẩy
mạnh các hoạt động trong Chiến khu Nguyễn Huệ. Đồng chí Song Hào được chỉ định
làm Bí thư Khu ủy, hai đồng chí Tạ Xuân Thu và Hiến Mai là Khu ủy viên. Chiến
khu Nguyễn Huệ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo phong trào cách mạng
phát triển rộng khắp.
|
Nguyễn Huệ
|
2
|
Địa điểm Xưởng
quân giới Hoàng Hữu Nam - Nơi sản xuất, sửa chữa vũ khí đạn dược trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1947 - 1954
|
Di tích lịch sử cấp tỉnh Xưởng Quân giới Hoàng
Hữu Nam là nơi sản xuất, sửa chữa vũ khí đạn dược trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, giai đoạn 1947 - 1954. Tại Xưởng quân giới Hoàng Hữu Nam
trong thời kỳ đóng và làm việc tại xã Phú Cường đã diễn ra nhiều sự kiện lịch
sử quan trọng như: là nơi diễn ra Hội nghị chuyên môn quân giới toàn quốc lần
thứ nhất năm 1948, chủ trì Hội nghị là đồng chí Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Duy
Thái, Tôn Thất Hoàng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng),
đồng chí Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đã tham dự và chỉ đạo hội
nghị; là nơi tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
|
Hoàng Hữu Nam
|
3
|
Địa điểm lễ nhận
quốc thư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (01/9/1954) địa điểm Đồi
Giang thuộc xã Tiên Hội
|
Địa điểm Lễ nhận Quốc thư đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 01/9/1954) thuộc xã Tiên Hội, huyện Đại Từ và được
xếp hạng di tích quốc gia.
|
Đồi Giang
|
4
|
Đình và Chùa Trung
Đài
|
Đình và Chùa Trung Đài là di tích cấp tỉnh. Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954, Đình Trung Đài là nơi được Ủy ban
tổ chức kháng chiến Tỉnh, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an đặt trụ sở làm
nơi huấn luyện.
|
Trung Đài
|
5
|
Đình Làng Cướm
|
Là một ngôi đình trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đình Làng Cướm đã có
từ rất lâu đời (khoảng thời Lý). Năm 1923, niên hiệu Khải Định thứ 9 sắc
phong cho Nhân dân tiếp tục thờ Thành Hoàng Làng tại Đình (hiện vẫn lưu giữ được
các sắc phong). Năm 1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp, bàn phương hướng
đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
|
Làng Cướm
|
6
|
Đình Làng Khưu
|
Đình Làng Khưu thuộc xã Phục Linh, huyện Đại Từ
là di tích cấp tỉnh.
|
Làng Khưu
|
7
|
Đình Yên Bình
|
Hiện nay đình còn giữ được 04 sắc phong từ năm
1888 - 1924. Các đạo sắc phong trùng khớp với với những tài liệu được ghi lại
trong sách Thần tích, Thần sắc (được lưu giữ tại trung tâm Khoa học - Xã hội
Hà Nội), 01 bia hậu thân bi ký có niên đại từ thời Gia Long năm thứ 5 ngày
09/12/1806. Đình Yên Bình được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
|
Yên Bình
|
8
|
Đình Trung Na
|
Đình Trung Na thuộc xã Tiên Hội, huyện Đại Từ; di
tích Đình Trung Na được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đình Trung Na từng là nơi
hội họp của Tổng bộ Việt Minh (năm 1947) và Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam,
là nơi ở của đồng chí Vũ Oanh - Cục trưởng cục Địch vận (Tổng cục chính trị)
năm 1954.
|
Trung Na
|
9
|
Đề Nguyễn
|
Địa điểm di tích Đề Nguyễn trước kia thuộc xóm
Thổ Hồng, nay là xóm Bãi Bằng, xã Tân Thái. Theo lời kể của các nhân chứng
ông Đề Nguyễn là một tướng giỏi của Hoàng Hoa Thám, ông đã chọn khu đất thuộc
xóm Thổ Hồng làm nơi dựng binh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Vì vậy,
Nhân dân gọi khu này là khu ông Đề Nguyễn. Ông Đề Nguyễn đã cho quân lính luyện
tập và sử dụng bia đá làm nơi chắn đạn. Sau bia đá là hầm, hầm đi sâu vào
lòng suối Hạ Du (Suối Hạ Du là nơi mà xưa kia hàng loạt người bị chém, giết rồi
du xuống đá, vì vậy Nhân dân gọi là tên là Hạ Du). Hiện nay chỉ còn lại địa
điểm, và bia đá khi xưa dùng để chắn đạn, sau bia đá là hầm, hầm đi sâu vào
lòng suối Hạ Du.
|
Đề Nguyễn
|
10
|
Đền, Chùa Na Thức
(Đền Tăng)
|
Theo sử sách ghi lại, tháng 02 năm 1077 quân xâm
lược nhà Tống bị thất bại hoàn toàn, buộc chúng phải chấp nhận những điều
kiện do Lý Thường Kiệt thay mặt Nhân dân Đại Việt đưa ra. Dương Tự Minh là một
thủ lĩnh người Tày đã có công đóng góp to lớn trong suốt thời kỳ đánh đuổi
quân xâm lược Nhà Tống ở vùng biên giới phía Bắc. Ông được triều đại Nhà Lý
hai lần gả công chúa và giao trọng trách làm thủ lĩnh trị quản phủ Phú Lương.
Khi hoàn thành nhiệm vụ, thủ lĩnh Dương Tự Minh về sống với vợ (hai nàng công
chúa Thiều Dung và Diêm Bình) tại địa điểm đền Na Thức. Sau khi ông qua đời, dân
Na Thức dựng đền thờ tại gò đồi Na Thức để tưởng niệm và ghi nhớ công ơn
người thủ lĩnh của họ. Đền, Chùa Na Thức được xếp hạng di tích cấp tỉnh.
|
Na Thức
|
11
|
Đền Gàn
|
Đền Gàn thuộc xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, được công
nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
|
Đền Gàn
|
12
|
Đoàn Ủy
|
Nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ chỉ đạo cán bộ giảm
tô và cải cách ruộng đất đầu tiên của cả nước được Bác Hồ về thăm 5 lần từ
năm 1953 - 1954. Đoàn Ủy là một hồ nước thủy lợi lớn trên địa bàn xã.
|
Đoàn Ủy
|
13
|
Đông Khánh
|
Tên đình, chùa cổ nay thuộc xóm Nạ Bán xã Phúc
Lương ngày nay. Hiện tại vẫn còn nền đình, chùa, 02 cây đa cổ thụ và diện tích
đất công do xã quản lý (theo tư liệu Thần Tích - Thần sắc làng thượng Lương,
tổng Thượng Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do Viện thông tin khoa học
xã hội Việt Nam cung cấp cho xã Phúc Lương năm 2014).
|
Đông Khánh
|
14
|
Tà Dương
|
Cánh đồng Tà Dương thuộc xóm Khuân Thông, xã Phú
Cường, ngày 6/12/1947, quân Pháp đã nhảy dù xuống cánh đồng này và trú quân ở
đây 01 ngày. Ngày 7/12/1947, chúng rút quân đi, các chiến sỹ du kích Hoàng
Văn Thụ đã phục kích, ném lựu đạn vào chúng làm bị thương một tên. Sau đó chúng
bỏ chạy về phía huyện Đại Từ.
|
Tà Dương
|
15
|
Tây Quan
|
Tên Đình cổ nay thuộc xóm Cỏ Rôm, xã Phúc Lương
ngày nay. Hiện tại vẫn còn nền Đình (theo tư liệu Thần Tích - Thần Sắc lang
Thượng Lương, tổng Thượng Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do Viện thông
tin khoa học xã hội Việt Nam cung cấp cho xã Phúc Lương năm 2014).
|
Tây Quan
|
16
|
Tân Quy
|
Địa danh gắn với Di tích Địa điểm diễn ra hội
nghị trù bị lấy ngày 27/7/1947 là Ngày Thương binh - Liệt sĩ toàn quốc tại xã
Phú Thịnh, huyện Đại Từ. Di tích được xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
|
Tân Quy
|
17
|
Thác Ba Dội
|
Trước thời kỳ giải phóng 1954 nơi đây đã từng là
địa điểm hoạt động của các đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng một số đồng chí cán
bộ cách mạng của đội Cứu Quốc Quân II. Thác Ba Dội được xếp hạng di tích cấp
tỉnh.
|
Ba Dội
|
18
|
Thượng Lương
|
Theo tài liệu của Ê-si-na Công sứ pháp tại Thái
Nguyên năm 1932, huyện Đại Từ có 9 tổng với 38 làng. Trong đó, làng Thượng
Lương (nay là Phúc Lương) thuộc Tổng Thượng Lương. Tổng Thượng Lương gồm 4
làng: Thượng Lương (nay là xã Phúc Lương), Hạ Lương (nay là xã Đức Lương), Na
Hoàn và Na Thức (nay thuộc xã Phú Lạc).
|
Thượng Lương
|
19
|
Trại Ngò
|
Trại Ngò là địa danh gắn liền với di tích Trại an
dưỡng đường thương binh số I, xã Lục Ba; di tích Trại an dưỡng đường thương
binh số I là di tích cấp tỉnh.
|
Trại Ngò
|
20
|
Quân Nhu
|
Cục Quân nhu - Bộ Quốc phòng đóng quân và làm
việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm (1946-1951) tại xóm
Núi, xã Văn Yên. Cơ quan ở đây có nhiều bộ phận gồm: văn phòng, trại may mặc
quân phục, các kho lương thực phục vụ cho bộ đội.
|
Quân Nhu
|
21
|
Nam Ban
|
Tên đình cổ nay thuộc xóm Thành Long, xã Phúc
Lương ngày nay. Hiện vẫn còn nền đình, 01 cây thông, 01 cây đa và diện tích
đất công do xã quản lý (Theo tư liệu Thần Tích - Thần Sắc làng Thượng Lương,
tổng Thượng Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do Viện thông tin khoa học
xã hội Việt Nam cung cấp cho xã Phúc Lương năm 2014).
|
Nam Ban
|
22
|
Đình Yên Thuận
|
Yên Thuận là tên một ngôi đình thuộc xã Bình
Thuận, huyện Đại Từ. Đình Yên Thuận được xây dựng từ năm 1938. Đình hiện tại nằm
trên địa bàn xóm Đình, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, là nơi sinh hoạt tín
ngưỡng của Nhân dân trong xóm.
|
Yên Thuận
|
Quyết định 715/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Đề án "Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên"
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 715/QĐ-UBND ngày 04/04/2023 phê duyệt bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Đề án "Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên"
635
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|