Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 442/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 442/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 22/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 442/QĐ-TTg

Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch và Nghị định số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4783/TTr-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2024 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

1. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất và thứ hai mục I.2a Điều 1 như sau:

“- Về năng lực: đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.249 đến 1.494 triệu tấn (trong đó hàng container từ 46,3 đến 54,3 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế); hành khách từ 17,4 đến 18,8 triệu lượt khách.

- Về kết cấu hạ tầng: ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), xây dựng khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.”.

2. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai mục I.2b Điều 1 như sau:

“- Năng lực hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,2 đến 4,8%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 đến 1,3 %/năm.”.

3. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai mục II.2 Điều 1 như sau:

“- Cảng biển loại I (15 cảng biển): cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Thừa Thiên Huế, cảng biển Đà Nẵng, cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Khánh Hòa, cảng biển Thành phố Hồ Chi Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Cần Thơ, cảng biển Long An, cảng biển Trà Vinh. Các cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Đà Nẵng, cảng biển Khánh Hòa, cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.”.

4. Sửa đổi, bổ sung mục II.4 Điều 1 như sau:

“a) Nhóm cảng biển số 1 Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 322 đến 384 triệu tấn (hàng container từ 13 đến 16 triệu TEU); hành khách từ 281 đến 302 nghìn lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0 đến 5,3 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5 đến 1,6%/năm. Hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Lân và di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng; đầu tư phát triển các bến cảng tại khu bến Nam Đồ Sơn - Văn Úc, Cẩm Phả, Hải Hà.

b) Nhóm cảng biển số 2

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 182 đến 251 triệu tấn (hàng container từ 0,4 đến 0,6 triệu TEU); hành khách từ 374 đến 401 nghìn lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6 đến 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,4 đến 0,5%/năm. Hoàn thiện đầu tư, phát triển cụm cảng Nghi Sơn - Đông Hồi, Vũng Áng và Sơn Dương - Hòn La.

c) Nhóm cảng biển số 3

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 160 đến 187 triệu tấn (hàng container đạt từ 2,5 đến 3,1 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế); hành khách từ 3,4 đến 3,9 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5 đến 5,5 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,7 đến 1,8%/năm. Hoàn thành đầu tư toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) và hình thành cảng phục vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa).

d) Nhóm cảng biển số 4

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 500 đến 564 triệu tấn (hàng container từ 29 đến 33 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế); hành khách từ 2,8 đến 3,1 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5 đến 3,8 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 đến 1,0 %/năm. Hoàn thành đầu tư các bến cảng Cái Mép Hạ, tiếp tục đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh để hình thành cụm cảng trung chuyển quốc tế quy mô lớn có tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế tại cửa sông Cái Mép (bao gồm khu bến Cái Mép và Cần Giờ), hoàn thành công tác di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

đ) Nhóm cảng biển số 5

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 86 đến 108 triệu tấn (hàng container từ 1,3 đến 1,8 triệu TEU); hành khách từ 10,5 đến 11,2 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 đến 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 đến 1,25%. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

(Quy mô kết cấu hạ tầng các cảng biển, khu bến cảng đến năm 2030 chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).”.

5. Sửa đổi, bổ sung mục III Điều 1 như sau:

“Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến 2030 khoảng 33.600 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến 2030 khoảng 606.000 ha (chưa bao gồm diện tích vùng đất, vùng nước của khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ).”.

6. Sửa đổi, bổ sung mục V Điều 1 như sau:

“Nhu cầu vốn đầu tư các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa thuộc hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, chưa bao gồm vốn đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ) được huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.”.

7. Sửa đổi, bổ sung mục VI.2 Điều 1 như sau:

“Đầu tư các bến tiếp theo thuộc khu bến Lạch Huyện; bến khởi động khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng); các bến tại khu bến Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh); các bến cảng chính thuộc cảng biển loại I; các bến khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn gắn trung tâm điện lực than, khí, xăng dầu, luyện kim; các bến phục vụ khu kinh tế ven biển; kêu gọi đầu tư các bến cảng tại các cảng biển tiềm năng Vân Phong và Trần Đề.”.

8. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về “Quy mô kết cấu hạ tầng các cảng biển, khu bến cảng và kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng” tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ “QUY MÔ KẾT CẤU HẠ TẦNG CÁC CẢNG BIỂN, KHU BẾN CẢNG VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI CÔNG CỘNG”
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Sửa đổi, bổ sung mục I.3b như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực cửa Trà Lý.

- Chức năng: phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp, đóng sửa tàu biển và dịch vụ ven sông trong khu kinh tế Thái Bình; có bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí phục vụ Trung tâm Điện - Khí LNG Thái Bình phù hợp với Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực.

- Cỡ tàu: tàu tổng hợp, hàng rời, container trọng tải đến 2.000 tấn hoặc đến 5.000 tấn nếu đủ điều kiện; tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn.”.

2. Sửa đổi, bổ sung mục II.2c như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực từ mũi Đông Hồi (giáp tỉnh Thanh Hóa) đến phía Bắc mũi Đầu Rồng (núi Cháy).

- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội liên vùng; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí. Phát triển với lộ trình thích hợp, kết hợp với khu bến Nghi Sơn để hình thành cụm cảng Nghi Sơn - Đông Hồi. Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng các bến cảng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp tại Đông Hồi, các khu công nghiệp khác vùng Bắc, Tây Bắc Nghệ An và phụ cận.

- Cỡ tàu: tàu hàng rời, tổng hợp trọng tải 50.000 đến 70.000 tấn; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn.”.

3. Bổ sung mục II.4.đ như sau:

“đ) Bến cảng và khu neo chuyển tải phục vụ khai thác khoáng sản tại huyện Lệ Thủy được phát triển phù hợp với điều kiện tại khu vực và năng lực nhà đầu tư.”.

4. Sửa đổi, bổ sung mục II.6a như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước vịnh Chân Mây (trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô).

- Chức năng: phục vụ trực tiếp khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đông Bắc Vương Quốc Thái Lan; có các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế.

- Cỡ tàu: tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện và phù hợp với các quy hoạch về điện, năng lượng quốc gia.”.

5. Sửa đổi mục II.6c như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước ven biển tại huyện Phong Điền.

- Chức năng: phục vụ nhà máy xi măng, khu công nghiệp huyện Phong Điền và vùng phụ cận; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí.

- Quy mô cỡ tàu: tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 tấn; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.”.

6. Sửa đổi, bổ sung mục III.6a như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước phía Bắc vịnh Vân Phong.

- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội liên vùng; tiềm năng phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế; có bến container, tổng hợp, hàng rời, bến cảng khách quốc tế.

- Cỡ tàu: tàu container trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn), tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT.”.

7. Sửa đổi, bổ sung mục III.8a như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.

- Chức năng: phục vụ trực tiếp trung tâm điện lực Vĩnh Tân, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận và một phần hàng hóa khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng.

- Cỡ tàu: trọng tải đến 100.000 tấn.”.

8. Sửa đổi, bổ sung mục III.8c như sau:

“- Bến cảng Kê Gà: Phạm vi quy hoạch vùng nước ngoài khơi Kê Gà. Chức năng phục vụ nhà máy điện khí LNG Kê Gà phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực. Cỡ tàu phát triển phù hợp theo nhu cầu và năng lực nhà đầu tư.

- Bến cảng Tuy Phong: Phạm vi quy hoạch tại vùng đất, vùng nước huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Chức năng phục vụ nhu cầu kho xăng dầu, LPG Hòa Phú. Cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

- Các bến ngoài khơi (các mỏ: Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Thăng Long - Đông Đô) là các bến dầu khí được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ.

- Bến Phan Thiết, Phú Quý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách, tàu hàng trọng tải đến 5.000 tấn.”.

9. Sửa đổi, bổ sung mục IV.1a như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước trên sông Đồng Nai, đoạn từ ngã ba rạch Ông Nhiêu đến thượng lưu ngã ba mũi Đèn Đỏ.

- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam, liên vùng, cả nước và trung chuyển hàng cho Vương quốc Cam pu chia; có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng; khai thác với quy mô hiện hữu, không mở rộng, nâng cấp.

- Cỡ tàu: trọng tải 30.000 tấn đến 45.000 tấn giảm tải phù hợp với điều kiện khai thác của các tuyến luồng hàng hải và tĩnh không thông thuyền của công trình vượt sông.”.

10. Bổ sung mục IV.1đ1 như sau:

“đ1) Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước tại cửa sông Cái Mép (bên trái luồng Vũng Tàu - Thị Vải).

- Chức năng: trung chuyển container quốc tế, phát triển phù hợp với khả năng thu hút nguồn hàng trung chuyển container quốc tế, kết hợp với khu bến Cái Mép để hình thành cụm cảng trung chuyển quốc tế có quy mô lớn tại cửa sông Cái Mép phục vụ trung chuyển hàng hóa cho các cảng biển trong cả nước và các nước trong khu vực.

- Cỡ tàu: trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.”.

11. Sửa đổi, bổ sung mục IV.2g như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực Bến Đầm.

- Chức năng: đầu mối giao lưu với đất liền và phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo, có bến tổng hợp, hàng lỏng, bến khách, bến du thuyền, bến phục vụ quốc phòng - an ninh.

- Cỡ tàu: trọng tải 2.000 ÷ 5.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; phát triển bến khách quốc tế phù hợp với quy hoạch xây dựng huyện đảo.”.

12. Sửa đổi, bổ sung mục IV.3c như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên phải tuyến luồng Đồng Nai (phía hạ lưu cầu Đồng Nai).

- Chức năng: vệ tinh, đầu mối gom hàng cho các cảng biển trong khu vực và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.

- Cỡ tàu: trọng tải đến 5.000 tấn.”.

13. Sửa đổi, bổ sung mục IV.5b như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước trên sông Vàm Cỏ, đoạn từ ngã ba sông Soài Rạp đến hạ lưu cầu Mỹ Lợi.

- Chức năng: phục vụ trực tiếp nhu cầu cho khu công nghiệp, có bến cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.

- Cỡ tàu: trọng tải đến 20.000 tấn phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến luồng sông Vàm Cỏ.”.

14. Sửa đổi, bổ sung mục V.1c như sau:

“- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên trái luồng Định An - Cần Thơ đoạn từ hạ lưu cầu Cần Thơ đến rạch Cái Cui.

- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long kết hợp tiếp chuyển hàng cho Vương quốc Cam pu chia theo tuyến sông Hậu; có bến tổng hợp, container, hàng lỏng/khí, bến khách.

- Cỡ tàu: trọng tải đến 20.000 tấn.”.

15. Sửa đổi, bổ sung mục V.12e như sau:

“- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phú Quốc; có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, bến khách, phà biển, bến du thuyền.

- Cỡ tàu: trọng tải đến 3.000 tấn.”.

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 442/QD-TTg

Hanoi, May 22, 2024

 

DECISION

APPROVING AMENDMENTS TO MASTER PLANNING FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SEAPORT SYSTEM IN 2021 - 2030 PERIOD, WITH A VISION BY 2050

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019; 

Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to the Law on amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws dated November 20, 2018;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 on increase of efficiency and validity of policies and laws on planning and certain solutions for dealing with difficulties to accelerate the formulation process and improve quality of plannings for the 2021-2030 period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 07, 2019 on elaboration of the Law on Planning and the Government’s Decree No. 56/2019/ND-CP dated June 24, 2019 on elaboration of some Articles concerning transport of the Law on amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws;

At the request of the Ministry of Transport of Vietnam under the Statement No. 4783/TTr-BGTVT dated May 06, 2024 regarding approval of amendments to master planning for development of Vietnam’s seaport system in 2021 - 2030 period, with a vision by 2050.

HEREIN DECIDES:

Article 1. The following amendments to the Prime Minister’s Decision No. 1579/QD-TTg dated September 22, 2021 approving the master planning for development of Vietnam’s seaport system in 2021 - 2030 period, with a vision by 2050 are herein approved.

1. The first en dash and the second en dash of Section I.2a of Article 1 are amended as follows:

  “-Regarding capacity: meet demands for export and import of goods, transactions between regions/areas in the country and transport of goods transshipped or in transit for countries in the region as well as demands for domestic and international passenger transport.  The seaport system is capable of meeting the movement of 1.249 - 1.494 million tonnes of goods (including 46,3 - 54,3 million TEU of containerized goods, excluding international goods in transit), and 17,4 - 18,8 million passenger arrivals.

- Regarding infrastructure: prioritize the development of international gateway terminals, including Lach Huyen (Hai Phong) and Cai Mep (Ba Ria - Vung Tau), and the construction of Can Gio international transshipment terminals (Can Gio - Ho Chi Minh City international transshipment port); formulate appropriate mechanisms and policies for gradual development of the international transshipment port at Van Phong (Khanh Hoa) to exploit potentials of natural conditions and geographic location; determine orientations for development of Tran De terminal (Soc Trang) which is dedicated to Mekong Delta and will be constructed when capable; large-scale seaports serving the national or inter-regional socio-economic development; international passenger terminals associated with potential areas for tourism development; large-scale terminals serving economic zones and industrial parks; terminates in island districts serving socio-economic development in association with national defense and security, and protection of sea and island sovereignty.”.

2. The second en dash of Section I.2b of Article 1 is amended as follows:

 “-Improve capacity of seaport system to meet the movement of goods and passengers with an average growth rate of about 4,2 - 4,8%/year and about 1,2 - 1,3 %/year respectively.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



  “-Class-I seaports (15 seaports), including: Quang Ninh, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Khanh Hoa, Ho Chi Minh City, Dong Nai, Can Tho, Long An and Tra Vinh. The following seaports, including Thanh Hoa, Da Nang, Khanh Hoa, and Ho Chi Minh City, are expected to become special-class seaports.”.

4. Section II.4 Article 1 is amended as follows:

“a) Seaport group 1

Expected capacity of movement by 2030: 322 - 384 million tonnes of goods (including 13 - 16 million TEU of containerized goods), and 281.000 - 302.000 passenger arrivals.

Vision by 2050: improve the capacity of group-1 seaports to meet the movement of goods and passengers with an average growth rate of about 5,0 - 5,3%/year and about 1,5 - 1,6 %/year respectively;  complete investment in Lach Huyen and Cai Lan terminals, and relocation of terminals along Cam River in conformity with the development planning of Hai Phong City; make investment in wharves of Nam Do Son - Van Uc, Cam Pha and Hai Ha terminals.

b) Seaport group 2

Expected capacity of movement by 2030: 182 - 251 million tonnes of goods (including 0,4 - 0,6 million TEU of containerized goods), and 374.000 - 401.000 passenger arrivals.

Vision by 2050: improve the capacity of group-2 seaports to meet the movement of goods and passengers with an average growth rate of about 3,6 - 4,5%/year and about 0,4 - 0,5 %/year respectively;  complete investment and development of Nghi Son - Dong Hoi, Vung Ang and Son Duong - Hon La seaport clusters.

c) Seaport group 3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vision by 2050: improve the capacity of group-3 seaports to meet the movement of goods and passengers with an average growth rate of about 4,5 - 5,5%/year and about 1,7 - 1,8 %/year respectively;  complete investment in Lien Chieu terminal (Da Nang) and establishment of seaports serving international transshipped cargo at Van Phong (Khanh Hoa).

d) Seaport group 4

Expected capacity of movement by 2030: 500 - 564 million tonnes of goods (including 29 - 33 million TEU of containerized goods, excluding international goods in transit), and 2,8 - 3,1 million passenger arrivals.

Vision by 2050: improve the capacity of group-4 seaports to meet the movement of goods and passengers with an average growth rate of about 3,5 - 3,8 %/year and about 0,9 - 1,0 %/year respectively;  complete investment in Cai Mep Ha terminals; continue making investment in Can Gio - Ho Chi Minh City international transshipment terminals to establish a large-scale international transshipment terminal cluster meeting Asian regional standards and international ones at Cai Mep estuary (including Cai Mep and Can Gio terminals); complete relocation of terminals along Sai Gon river, and continue doing research on relocation of other terminals in conformity with urban development of Ho Chi Minh City.

dd) Seaport group 5

Expected capacity of movement by 2030: 86 - 108 million tonnes of goods (including 1,3 - 1,8 million TEU of containerized goods), and 10,5 - 11,2 million passenger arrivals.

Vision by 2050: improve the capacity of group-5 seaports to meet the movement of goods and passengers with an average growth rate of about 5,5 - 6,1 %/year and about 1,1 - 1,25 %/year respectively;  establish a gateway seaport of Mekong Delta region.

 (Details of infrastructure scale of seaports and terminals by 2030 are provided in the Appendix enclosed herewith).”.

5. Section III of Article 1 is amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Section V of Article 1 is amended as follows:

 “Total investment in terminals providing cargo loading and unloading services of the seaport system by 2030 is about VND 313.000 billion (only including investment capital in terminals providing cargo loading and unloading services, excluding investment capital in Can Gio international transshipment terminals), and is mainly mobilized from out-of-budget sources, enterprises and other lawful sources. Funding derived from state budget shall be used mainly for investment in public maritime infrastructure, and in areas of dominant influence and attracting investment.”.

7. Section VI.2 Article 1 is amended as follows:

 “Continue making investment in wharves of Lach Huyen terminal; start construction of wharves of Nam Do Son terminal (Hai Phong); wharves of Cai Mep - Thi Vai terminal (Ba Ria - Vung Tau); Can Gio international transshipment terminals (Ho Chi Minh City); main terminals of class-I seaports; international terminals connected to potential areas for tourism development; large-scale terminals serving power, coal, gas, petroleum and metallurgy centers; terminals serving coastal economic zones; call for investment in terminals of Van Phong and Tran De potential seaports.”.

8. Some contents on "Infrastructure scale of seaports and terminals, and public maritime infrastructure” in the Appendix enclosed with the Decision No. 1579/QD-TTg dated September 22, 2021 of the Prime Minister are amended: detailed amendments are provided in the Appendix enclosed herewith.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. The Minister of Transport of Vietnam, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and heads of relevant authorities and units shall implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX

 INFRASTRUCTURE SCALE OF SEAPORTS AND TERMINALS, AND PUBLIC MARITIME INFRASTRUCTURE
(Enclosed with Decision No.        /QD-TTg dated May…….., 2024 of the Prime Minister of Vietnam)

1. Section I.3b is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters of Tra Ly estuary.

- Functions: directly serving coastal service establishments, industrial establishments, and ship building and repair facilities in Thai Binh economic zone; consisting of multipurpose terminal, terminal for bulk cargo, containerized cargo, liquid/gas cargo serving Thai Binh LNG gas-power center in conformity with the master planning for energy development and power development planning.

- Sizes of ships: general ships, bulk cargo ships, and container ships with a deadweight tonnage of up to 2.000 tonnes, or 5.000 tonnes, if capable; ships carrying liquid/gas cargo with a deadweight tonnage of up to 150.000 tonnes.”.

2. Section II.2c is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters from Dong Hoi cape (bordering Thanh Hoa province) to the North of Dau Rong cape (Chay mountain).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Sizes of ships: bulk cargo ships and general ships with a deadweight tonnage of 50.000 - 70.000 tonnes; ships carrying liquid/gas cargo with a deadweight tonnage of up to 150.000 tonnes.”.

3. Section II.4.dd is added as follows:

  “dd) Terminals, anchorage and transshipment areas serving mining activities in Le Thuy District will be developed in conformity with regional conditions and investor’s capacity.”.

4. Section II.6a is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters of Chan May bay (within Chan May - Lang Co Economic Zone).

- Functions: directly serving Chan May - Lang Co Economic Zone and adjacent areas, serving the transport of goods for Lao People's Democratic Republic and northeastern Thailand; consisting of multipurpose terminal, container terminal, and terminals for liquid/gas cargo and international passenger ships.

- Sizes of ships: general ships, bulk cargo ships with a deadweight tonnage of up to 70.000 tonnes; container ships with a capacity of up to 4.000 TEU, or more, if capable; international passenger ships with a capacity of up to 225.000 GT; ships carrying liquid/gas cargo with a deadweight tonnage of up to 150.000 tonnes, or more, if capable and conformable with national power and energy plannings.”.

5. Section II.6c is amended as follows:

 “- Planning scope: coastal land area and waters in Phong Dien District.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Sizes of ships: general ships and bulk cargo ships with a deadweight tonnage of up to 50.000 tonnes; ships carrying liquid/gas cargo with a deadweight tonnage of up to 150.000 tonnes or more, if capable.”.

6. Section III.6a is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters in the North of Van Phong bay.

- Functions: serving inter-regional socio-economic development; these terminals shall be developed into international transshipment terminals, consisting of container terminal, multipurpose terminal, bulk cargo terminal and international passenger terminal.

- Sizes of ships: container ships with a deadweight tonnage of up to 24.000 TEU (250.000 tonnes), general ships and bulk cargo ships with a deadweight tonnage of up to 100.000 tonnes, or more, if capable; international passenger ships with a capacity of up to 225.000 GT.”.

7. Section III.8a is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters of Vinh Tan Commune, Tuy Phong District.

- Functions: directly serving Vinh Tan Power Center, socio-economic development of Binh Thuan Province, and partial transport of goods for central highlands area; consisting of multipurpose terminal, container terminal, bulk cargo terminal and liquid cargo terminal.

- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of up to 100.000 tonnes.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “-Ke Ga terminal: Planning scope: offshore waters of Ke Ga area. Functions: serving Ke Ga LNG-to-power plant in conformity with the power development planning. Sizes of ships: this terminal shall be developed to meet demands and capacity of investors.

- Tuy Phong terminal: Planning scope: land area and waters of Tuy Phong District, Binh Thuan Province. Functions: serving Hoa Phu oil and LPG depot. Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of up to 20.000 tonnes or more, if capable.

- Offshore terminals (Hong Ngoc, Su Tu Den, Su Tu Vang, and Thang Long - Dong Do mines) are oil terminals which shall be developed to serve mining activities.

- Phan Thiet, Phu Quy terminals serve local socio-economic development and routes from the mainland to islands, are capable of receiving passenger ships and cargo ships with a deadweight tonnage of up to 5.000 tonnes.”.

9. Section IV.1a is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters on Dong Nai river, from the confluence of Ong Nhieu channel to the upstream of the confluence of Saigon Peninsula.

- Functions: serving socio-economic development of the Southern region, inter-regions and the whole country, and transport of goods for Kingdom of Cambodia; consisting of container terminal, multipurpose terminal, bulk cargo terminal and liquid cargo terminal which shall operate according to their existing scale, and shall be neither expanded nor upgraded.

- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of 30.000 tonnes and up to 45.000 tonnes partially loaded, depending on existing conditions of shipping lanes and clearance heights of river-crossing structures.”.

10. Section IV.1dd1 is added as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Planning scope: land area and waters at Cai Mep estuary (on the left side of Vung Tau - Thi Vai lane).

- Functions: serving transshipment of international containers; being developed in conformity with the capacity to attract transshipped international containerized goods; combined with Cai Mep terminals to establish a large-scale international transshipment terminal cluster at Cai Mep estuary serving the transshipment of goods for domestic seaports and seaports of other countries in the region.

- Sizes of ships: ships with a capacity of up to 24.000 TEU (250.000 tonnes) or more, if capable.”.

11. Section IV.2g is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters of Ben Dam area.

- Functions: a central terminal serving transactions with the mainland and serving socio-economic development of island district; consisting of multipurpose terminal, liquid cargo terminal, passenger terminal, marina, and terminals for national defense - security tasks.

- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of 2.000 ÷ 5.000 tonnes, or more, if capable; international passenger terminal shall be developed in conformity with the planning for island district development.”.

12. Section IV.3c is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters on the right side of Dong Nai lane (in the downstream of Dong Nai bridge).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of up to 5.000 tonnes.”.

13. Section IV.5b is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters along Vam Co river, from the confluence of Soai Rap river to the downstream of My Loi bridge.

- Functions: directly serving industrial parks; consisting of multipurpose terminal, container terminal, bulk cargo terminal, and liquid/gas cargo terminal.

- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of up to 20.000 tonnes, depending on operating conditions of Vam Co river lane.”.

14. Section V.1c is amended as follows:

 “- Planning scope: land area and waters on the left side of Dinh An - Can Tho lane, from the downstream of Can Tho bridge to Cai Cui channel.

- Functions: serving socio-economic development of Mekong delta and transport of goods for Kingdom of Cambodia on Hau river lane; consisting of multipurpose terminal, container terminal, liquid/gas cargo terminal and passenger terminal.

- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of up to 20.000 tonnes.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “- Functions: serving socio-economic development of Phu Quoc City; consisting of multipurpose terminal, liquid/gas cargo terminal, coastal ferry, and marina.

- Sizes of ships: ships with a deadweight tonnage of up to 3.000 tonnes.”.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 442/QĐ-TTg ngày 22/05/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.218

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.175.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!