ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2297/QĐ-UBND
|
Bình Dương, ngày
02 tháng 8 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI MINH HÒA ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37
luật có liên quan đến quy hoạch ngày 01/01/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số
26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và
phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng
4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị;
Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010
của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8
năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định
chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày
24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch
xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy
hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Xét Tờ trình số 91/TTr-UBND ngày 18/7/2024 của Ủy
ban nhân dân huyện Dầu Tiếng về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị
mới Minh Hòa đến năm 2040; Văn bản thẩm định số 2134/SXD-QHKT ngày 08/7/2024 và
Công văn số 2308/SXD-QHKT ngày 24/7/2024 của Sở Xây dựng báo cáo về hồ sơ nhiệm
vụ quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa đến năm 2040;
Căn cứ Thông báo số 273/TB-UBND ngày 02/8/2024 của
Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh lần thứ 67 - khóa X
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ
Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa đến năm 2040, với các nội dung chính như sau:
1. Tên nhiệm vụ quy hoạch:
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa đến năm 2040.
2. Vị trí, quy mô, ranh giới lập
quy hoạch:
a. Vị trí: Đô thị mới Minh Hòa được xác định bao gồm
toàn bộ ranh giới xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
b. Quy mô diện tích lập quy hoạch: 9.526,71 ha.
c. Ranh giới tứ cận được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Hiệp thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phước;
- Phía Nam giáp xã Định An, xã Minh Tân thuộc huyện
Dầu Tiếng;
- Phía Đông giáp xã Minh Thạnh thuộc huyện Dầu Tiếng;
- Phía Tây giáp hồ Dầu Tiếng.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Toàn bộ xã Minh
Hòa; ranh giới theo ranh hành chính xã Minh Hòa gồm có 5 ấp: Hòa Lộc, Hòa
Thành, Hòa Cường, Hòa Phú, Hòa Hiệp.
- Phạm vi nghiên cứu mở rộng: huyện Dầu Tiếng và
các khu vực lân cận (huyện Hớn Quản, thị xã Chơn Thành - tỉnh Bình Phước).
4. Tính chất đô thị:
Minh Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội,
thương mại, dịch vụ, du lịch và đầu mối giao thông phía Bắc của huyện Dầu Tiếng,
thuận lợi kết nối với các tuyến giao thông cấp tỉnh, các đô thị và khu công
nghiệp lớn, định hướng là đô thị dịch vụ - du lịch gắn với vùng du lịch núi Cậu,
lòng hồ Dầu Tiếng kết hợp sản xuất nông nghiệp đô thị được đầu tư xây dựng đồng
bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ:
a. Mục tiêu:
- Triển khai định hướng của quy hoạch vùng huyện Dầu
Tiếng và các quy hoạch khác của các ngành liên quan tới huyện Dầu Tiếng đến năm
2040.
- Xác định các định hướng phát triển cho đô thị
Minh Hòa trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế hiện có, các tiềm năng phát
triển trong tương lai sao cho phù hợp với tổng thể phát triển của toàn huyện Dầu
Tiếng, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển kinh
tế theo hướng xanh, bền vững và nâng cao chất lượng sống của người dân.
- Xây dựng các định hướng phù hợp làm cơ sở để đầu
tư phát triển đô thị, tạo điều kiện cho Minh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại V vào
năm 2025.
- Làm cơ sở để triển khai các quy hoạch chi tiết, lập
các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch.
b. Nhiệm vụ:
- Đánh giá lại vai trò, vị thế của Minh Hòa trong bối
cảnh phát triển hiện nay của vùng huyện Dầu Tiếng.
- Đánh giá tiến trình gia tăng dân số, tốc độ đô thị
hóa để có cơ sở xây dựng dự báo quy mô dân số, nhu cầu đất xây dựng đô thị, các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản.
- Cập nhật các dự án đang triển khai và các chương
trình, dự án đầu tư của huyện, đồng thời đề xuất các khu vực phát triển đô thị
dựa trên sự thuận lợi về giao thông và quỹ đất trống chưa sử dụng hiệu quả;
- Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của người dân. Ưu tiên bố trí các công trình
công cộng mới trên quỹ đất công, quỹ đất nghĩa địa, nghĩa trang có thể chuyển đổi
công năng.
- Kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của khu vực
quy hoạch và các khu vực lân cận, đề xuất giải pháp thoát nước phù hợp với định
hướng của đồ án Quy hoạch vùng huyện Dầu Tiếng.
6. Dự báo quy mô dân số:
- Đến năm 2030 dân số đô thị Minh Hòa khoảng 18.000
- 25.000 người;
- Đến năm 2040 dân số đô thị Minh Hòa khoảng 27.000
- 30.000 người.
7. Các giai đoạn nâng cấp đô thị:
- Đến 2025: Xây dựng đô thị Minh Hòa hướng đến các
tiêu chí đô thị loại V.
- Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng đề án và thành lập
thị trấn Minh Hòa.
- Giai đoạn 2031-2040: Xây dựng và nâng cao các
tiêu chí phát triển bền vững và hướng đến đô thị hiện đại, văn minh, sạch đẹp,
thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
8. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:
c. Đất dân dụng:
Theo QCVN 01:2021/BXD - Bảng 2.1. Chỉ tiêu đất dân
dụng bình quân toàn đô thị: Chỉ tiêu đất dân dụng là 70 - 100 m2/người;
diện tích đất dân dụng cân có đến năm 2030 là 126 - 250 ha và đến năm 2040 là
189 - 300 ha.
- Đất công trình dịch vụ - công cộng:
+ Giáo dục: Quy mô đất trường mầm non đến năm 2030
và năm 2040 ≥ 1,68ha (02 trường); Quy mô đất trường tiểu học đến năm 2030 và
năm 2040 ≥ 2,0ha (02 trường); Quy mô đất trường trung học cơ sở đến năm 2030 và
năm 2040 ≥ 2,0ha (01 trường); Quy mô đất trường trung học phổ thông đến năm
2030 và năm 2040 ≥ 2,0ha (01 trường).
+ Y tế: Quy mô đất y tế năm 2030 ≥ 1,5ha (quy mô
150 giường, 01 công trình) và năm 2040 ≥ 4ha (quy mô 400 giường, 01 công
trình); Quy mô đất Phòng khám đa khoa khu vực ≥ 0,8ha (01 công trình); Quy mô đất
Phòng khám đa khoa tư nhân ≥ 0,2ha (01 công trình).
+ Văn hóa - Thể dục thể thao: Quy mô đất Trung tâm
Văn hóa - Thể dục thể thao ≥ 3,0ha (01 công trình); Quy mô đất Rạp chiếu phim ≥
0,5ha (01 công trình); Quy mô đất Quảng trường trung tâm đô thị ≥ 5,0ha (01
công trình).
+ Thương mại: Quy mô đất chợ ≥ 1,0ha (01 công
trình); Quy mô đất siêu thị ≥ 1,0ha (01 công trình).
- Đất ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân đến năm 2030
≥ 43 m2sàn/ người. Diện tích đất nhà ở xã hội cần bố trí đến năm
2040 ≥ 2,0ha.
- Đất cây xanh đô thị: Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng
công cộng bình quân đầu người ≥ 10m2/người; Tổng quy mô đất cây xanh
sử dụng công cộng đến năm 2030 ≥ 25,0ha và đến năm 2040 ≥ 30,0ha.
d. Hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông: Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm
giao thông tĩnh) so với đất xây dựng đô thị (tính đến đường khu vực): ≥ 13%; Mật
độ đường giao thông đô thị (tính đến đường khu vực): 6,5 - 8,0 km/km2;
Diện tích đất giao thông bình quân đầu người ≥ 7 m2/người.
- Cấp điện: Cấp điện sinh hoạt: 350 W/người; Cấp điện
công trình công cộng: 30% phụ tải điện sinh hoạt; Tỷ lệ đường phố chính được
chiếu sáng: ≥90%.
- Cấp nước: Cấp nước sinh hoạt: ≥120 lít/người/ngày.đêm
(tùy theo nhu cầu cấp nước hiện hữu của khu vực); Tỷ lệ cấp nước sạch, hợp vệ
sinh: 90-100% dân số; Nước cấp cho công trình công cộng, dịch vụ: ≥10% lượng nước
sinh hoạt; Nước tưới cây, rửa đường: ≥ 8% lượng nước sinh hoạt
- Thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị: Chỉ tiêu thoát
nước thải sinh hoạt: ≥100% lượng nước cấp sinh hoạt; Chỉ tiêu xử lý đối với chất
thải rắn: 1,0 kg/người ngày; Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ≥70%; Nhà tang lễ: 1
cơ sở.
- Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động: Tỷ lệ thuê
bao băng rộng cố định hộ gia đình: 100%; Tỷ lệ phủ sóng băng rộng di động: 100%
địa bàn dân cư tập trung.
9. Các yêu cầu của đồ án quy hoạch:
Nội dung nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Luật
quy hoạch đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính
phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số
04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ
sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy
hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn. Trong đó
yêu cầu:
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng
dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và
môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được
duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; so sánh, đối chiếu
với định hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch được duyệt; đánh giá hiện trạng theo
các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Đánh giá hiện trạng các chương
trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện. Xác định các vấn
đề cơ bản cần giải quyết.
- Các tiền đề phát triển đô thị: Xác định mục tiêu,
tính chất và động lực phát triển của đô thị; Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng; Đánh giá, dự báo các tác động của
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch tỉnh, quy hoạch huyện và quy hoạch
có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt đến định hướng phát triển
của đô thị. Dự báo các chỉ tiêu phát triển: quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị và các khu vực chức năng của đô thị.
- Định hướng phát triển không gian đô thị: Xác định
cấu trúc đô thị; Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; Xác định
khu vực hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo,
khu phát triển mới, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; Xác định chỉ
tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng và
nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng; Định hướng các trung tâm hành
chính, thương mại, dịch vụ, công cộng, công viên cây xanh và không gian mở... đảm
bảo phù hợp Đề án Cây xanh đô thị, Đề án Nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh và đồ
án Quy hoạch xây dựng vùng huyện.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các
giai đoạn quy hoạch; xác định quy mô đối với các chức năng sử dụng đất;
- Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại
Thông tư số 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:
Giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp
nước, thoát nước thải, quản lý chất thải và nghĩa trang.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên: Luận cứ
và xác định chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề
xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
10. Thành phần hồ sơ quy hoạch:
a. Thành phần hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng;
- Bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch chung
đô thị, tỷ lệ 1/5.000;
- Thuyết minh nhiệm vụ và các văn bản pháp lý liên
quan;
- Tờ trình và Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
b. Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch:
- Thành phần bản vẽ:
+ Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh
quan, hệ thống hạ tầng xã hội, tỷ lệ 1/5.000;
+ Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ
1/5.000;
+ Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng, tỷ lệ
1/5.000;
+ Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị;
+ Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị, tỷ
lệ 1/5.000;
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai
đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/5.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông,
tỷ lệ 1/5.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển chuẩn bị kỹ thuật, tỷ
lệ 1/5.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển hệ thống cấp nước, tỷ
lệ 1/5.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, tỷ lệ 1/5.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển hệ thống cấp điện và
cung cấp năng lượng, tỷ lệ 1/5.000;
+ Bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng viễn
thông thụ động, tỷ lệ 1/1/5.000;
+ Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thể hiện theo quy định
tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD .
- Thuyết minh quy hoạch:
+ Nêu đầy đủ các nội dung của đồ án được quy định tại
khoản 2, điều 8 của Thông tư 04/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Thuyết minh đồ án
điều chỉnh quy hoạch chung phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh
minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ
ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;
+ Phụ lục và bản vẽ kèm theo thuyết minh gồm: Các
giải trình, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bảng biểu, số liệu tính toán thể
hiện kết quả nêu tại thuyết minh; bản vẽ khổ A3; văn bản pháp lý liên quan.
- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị:
Nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có bản
vẽ thu nhỏ kèm theo.
- Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án
quy hoạch.
Điều 2. Ủy ban nhân dân
huyện Dầu Tiếng có trách nhiệm lập Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa đến
năm 2040 theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng; Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng
và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- TTTU-TTHĐND tỉnh;
- CT & các PCT;
- Như Điều 3;
- TT Công báo. Website tỉnh;
- LĐVP, CV, TH;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Minh
|