Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1238/QĐ-UBND 2021 thiết kế mẫu công trình thủy lợi nhỏ nội đồng Kon Tum

Số hiệu: 1238/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành: 27/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1238/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THIẾT KẾ MẪU, THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG, TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC PHÙ HỢP VỚI ĐẶC THÙ CỦA TỪNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc Quy định hỗ trợ Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2019/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 266/TTr-SNN ngày 09 tháng 11 năm 2021 về việc Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum (kèm theo các hướng dẫn thiết kế mẫu) cụ thể:

1. Thiết kế mẫu công trình thủy lợi nhỏ: Hồ trữ nước.

2. Thiết kế mẫu hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

3. Thiết kế mẫu kênh kết cấu bằng bê tông.

Điều 2. Quyết định này áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát đầu tư công trình thủy lợi, thủy lợi nội đồng và sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để tổ chức thực hiện theo quy định

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, PCVP
KSX;
- Lưu: VT, NNTN.NVH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Tháp

 

THIẾT KẾ MẪU

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ: HỒ TRỮ NƯỚC
(Áp dụng đối với hồ trữ nước có dung tích tối thiểu là 1.000m3)

 

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MẪU

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ: HỒ TRỮ NƯỚC

PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Các căn cứ để thực hiện:

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8;

- Công văn số 1192/UBND-NNTN ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8;

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (Loại hình là hợp tác xã hoặc tổ hợp tác) có liên quan trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ.

2. Điều kiện để thực hiện:

a) Về nguồn nước: Công trình thủy lợi nhỏ: Hồ trữ nước phải được xây dựng tại nơi có mạch nước ngầm, khe lạch, nơi tụ thủy, có lưu vực để đảm bảo nguồn nước về ao, hồ.

b) Về vị trí xây dựng: Ưu tiên ở những vùng không có công trình thủy lợi, cách xa sông suối lớn. Hình dạng, kích thước công trình tích trữ nước (hồ nhỏ) tùy thuộc vào địa hình và khu đất để đào cho hợp lý, không quy định cụ thể nhưng phải đáp ứng được điều kiện đó là đáp ứng được trữ lượng nước phục vụ tưới, chống hạn với dung tích trữ tối thiểu là 1.000m3.

c) Về quỹ đất đào hồ:

- Đất nông nghiệp:

+ Cá nhân, các đối tượng hưởng lợi góp đất để đào hồ (không tính toán đền bù, giải phóng mặt bằng).

+ Đất công do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, đất ven suối...

- Đối với đất Lâm nghiệp: Vận động các đơn vị chủ rừng, tận dụng sình lầy hoặc đất trống ven suối để đào ao, hồ kết hợp phòng chống cháy rừng và cung cấp nước tưới cho cây trồng của các đối tượng hưởng lợi canh tác sản xuất (đất đã chuyển sang mục đích nông nghiệp, không được lấn chiếm đất rừng).

- Về quy mô phải đáp ứng phải đáp ứng được điều kiện đó là đáp ứng được trữ lượng nước phục vụ tưới, chống hạn.

- Có giải pháp chống bồi lắng; hàng rào bảo vệ quanh hồ, biển báo độ sâu để cảnh báo nguy hiểm.

- Tự tổ chức thi công công trình; tự quản lý vận hành công trình sau đầu tư; có phương án chia sẻ nguồn nước tưới trong các đối tượng hưởng lợi để phục vụ sản xuất.

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. NỘI DUNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG:

1. Giới thiệu chung

- Tên công trình:

- Địa điểm xây dựng công trình:

- Năm xây dựng:

- Số liệu về diện tích cây trồng của hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở:

- Đặc điểm giao thông trong khu vực: (thuận lợi, khó khăn):

- Điều kiện cung ứng máy thi công xây dựng (máy đào, đầm cóc) trên địa bàn, cự ly vận chuyển máy móc đến vị trí dự kiến xây dựng.

2. Hiện trạng công trình cung cấp nước nước tưới cho diện tích cây trồng của hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở:

- Tên chủ hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở, thuộc thôn (làng, xóm), xã, huyện.

- Công trình cũ của chủ hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình thuộc tổ chức thủy lợi cơ sở đã có gồm (Như: giếng khoan, lấy nước từ khe suối, lấy nước từ công trình thủy lợi, lấy nước từ ao hồ trữ nước đã có ...) đang phục vụ tưới cho ... ha cây trồng (cà phê, cây ăn trái, rau, màu ...) nhưng chưa đủ và chủ động nguồn nước dẫn đến về mùa khô thường xảy ra hạn hán.

3. Phương án thiết kế:

a) Hồ trữ nước:

- Số hồ trữ nước cần thiết để cấp tưới cho diện tích cây trồng của hộ gia đình (hoặc nhóm hộ gia đình)... cái. Mặt cắt ngang hình thang có kích thước như sau:

- Chiều dài đáy hồ trữ: L =….. m (tùy vị trí đào ao, hồ và dung tích trữ để chọn kích thước cho phù hợp);

- Chiều rộng đáy hồ trữ: B =….. m (tùy vị trí đào ao, hồ và dung tích trữ để chọn kích thước cho phù hợp);

- Cột nước trữ trong hồ: Hb =….. m (tùy vị trí đào ao, hồ, loại đất và dung tích trữ để chọn kích thước cho phù hợp).

- Chiều sâu hồ: H = Hb+0,5 m (0,5m là chiều cao an toàn tính từ đỉnh bờ đến mặt nước).

- Chiều rộng bờ hồ trữ: Bb tùy điều kiện có thể chọn từ 1 đến 3m.

- Hệ số mái trong hồ (mt): Tùy loại đất có thể chọn như sau:

Loại đất

Chiều sâu nước trong ao, hồ

Hb = 1

Hb > 1 đến 2

Hb > 2 đến 3

Đá cuội liên kết vừa

1,00

1,00

1,00

Đá cuội sỏi lẫn cát

1,25

1,50

1,50

Đất sét

1,0

1,0

1,25

Đất sét pha

1,25

1,25

1,50

Đất cát pha

1,50

1,50

1,75

Đất cát

1,75

2,00

2,25

- Hệ số mái ngoài ao, hồ (mn): Tùy loại đất có thể chọn như sau:

Loại đất

Hệ số mái ngoài

Đất sét

1,00

Đất sét pha

1,25

Đất cát pha

1,50

Đất cát

2,00

- Dung tích trữ thiết kế: V(m3) =((L*B)+(L+Hb*mt*2)*(B+H*mt*2))*H/2.

b) Các hạng mục phụ trợ:

- Rọ đá làm đập tạm để lấy nước: Tùy từng hợp cụ thể của nguồn nước như mạch nước ngầm, khe lạch, nơi tụ thủy, có kênh mương thủy lợi đi qua gần, có lưu vực... mà chọn giải pháp thiết kế cho phù hợp. Theo thiết kế mẫu là dùng 04 rọ đá kích thước (2x1x0,5)m để chắn ngang khe hoặc suối gần vị trí để dâng đầu nước dẫn về hồ.

- Đường ống dẫn nước vào hồ: Theo thiết kế mẫu chọn 20m ống PVC D90mm dày 3,8mm gắn trực tiếp vào đập tạm để lấy nước, đầu vào ống có bố trí lưới lọc, gần vị trí ao, hồ có bố trí 01 van điều chỉnh D90mm. Tùy theo điều kiện nguồn nước lấy vào hồ có thể chọn kích thước đường ống, chiều dài ống cho phù hợp.

- Đường ống xả cặn ao, hồ: Theo thiết kế mẫu chọn 10m ống PVC D90mm dày 3,8mm gắn trực tiếp vào đáy hồ để xả cặn, có bố trí 01 van điều chỉnh D90mm. Tùy theo điều kiện chọn vị trí xả cặn của ao, hồ có thể chọn kích thước đường ống, chiều dài ống và kích thước van điều chỉnh cho phù hợp.

- Đường ống xả tràn: Theo thiết kế mẫu chọn 10m ống PVC D90mm dày 3,8mm gắn trực tiếp vào hồ, đáy ống cửa vào bằng cao trình mực nước hồ, có bố trí 2 khủy cong D90mm (Lơi) trên đỉnh và chân mái ao, hồ. Tùy theo chiều cao vị trí xả tràn có thể chọn kích thước đường ống, chiều dài ống cho phù hợp.

- Chống thấm đáy và mái trong hồ: Có nhiều hình thức chống thấm như: Đổ bê tông, Trát lớp vữa xi măng cát vàng M100 đặt trong lưới thép chịu lực và mặt ngoài có đánh màu chống thấm; Lót bạt HDPE chống thấm. Trong thiết kế mẫu chọn hình thức chống thấm bằng tấm HDPE dày 0,3mm để chống thấm (hạng mục này có thể không thực hiện để giảm kinh phí xây dựng khi nguồn nước bổ sung vào hồ lớn hơn mức thấm).

4. Khối lượng xây dựng công trình: Tính toán chi tiết cho 1 ao, hồ chứa 1.000m3 như sau:

TT

Hạng mc công việc

ĐVT

Cách tính

Khối lượng

Ghi chú

1

Đào đất hữu cơ cấp 1 bằng máy đào dung tích gàu 0,8m3

m3

F*h=1060*0,2

212,00

Dày h=0,2m

2

Đào đất hữu cơ cấp 2 bằng máy đào dung tích gàu 0,8m3

m3

(F1+F2)*H/2=(15*20+19*24)*2/2

756,00

Sâu BQ 2m

3

Đào đất đường ống bằng thủ công

m3

F*L=0,2*39

7,80

Sâu 0,5m

4

Đắp đất bằng đầm cóc K90

m3

Fđ*Lđ=((3+5,4)*1,2/2)*(21+29)*2

588,00

Cao BQ 1,2m

5

Đắp đất đường ống bằng thủ công

m3

F*L=0,2*39

7,80

 

6

Rọ đá 2x1x0,5

cái

4

4,00

 

7

Lót bạt HDPE chống thấm ao, hồ

m2

 

647,90

 

 

Đáy ao, hồ

 

L*B=20*15

300,00

 

 

Mái ao, hồ

 

(((mt*H)^2+H^2)^0,5)*Lm
=(((1*3)^2+3^2)^0,5)*(26+ 15)*2

347,90

Lót đến đỉnh mái

8

Ống PVC D90mm

m

L1+L2+L3=20+10+10

40,00

 

9

Van nhựa D90mm

cái

2

2,00

 

10

Lơi nhựa D90mm

cái

2

2,00

 

11

Lưới lọc cửa nhận nước

cái

1

1,00

 

Trong đó:

- F (m2): Diện tích đào đất hữu cơ toàn bộ hồ.

- h (m): Chiều dày lớp hữu cơ cần bóc.

- F1(m2): Diện tích đáy hồ F1=LxB.

- F2 (m2): Diện tích mặt trên đất đào hồ F2=(L+2H)x(B+2H).

- H (m): Chiều đào đất bình quân trong hồ (m).

- Fđ (m2): Diện tích mặt cắt ngang đất đắp bờ ao, hồ tính bình quân.

- f (m2): Diện tích mặt cắt ngang đất đào đường ống.

- l (m): Chiều dài đất đào đường ống.

- Lđ (m): Chiều dài đắp bờ hồ.

- L1(m): Chiều dài ống dẫn nước vào.

- L2(m): Chiều dài ống cặn.

- L3(m): Chiều dài ống xả tràn.

- mt: Hệ số mái trong của ao, hồ.

- Lm(m): Chiều dài mái trong của ao, hồ.

5. Tổ chức thực hiện:

- Chủ đầu tư:

- Lực lượng thi công:

- Tiến độ thi công:

- Thời gian hoàn thành:

6. Những kiến nghị, đề nghị: (nếu có).

B. QUY ĐỊNH BẢN VẼ THIẾT KẾ THI CÔNG

- Bản vẽ thể hiện mặt bằng Hồ trữ nước.

- Bản vẽ thể hiện cắt dọc và cắt ngang đại diện Hồ trữ nước.

- Bản chiết tính khối lượng đào đắp, khối lượng các loại vật liệu khác.

(Có bản vẽ thiết kế mẫu kèm theo).



C. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG:

- Căn cứ vào khối lượng từng công trình thiết kế cụ thể.

- Phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ; Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng và các văn bản khác có liên quan.

- Định mức xây dựng: Theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng;

- Giá thiết bị: Theo các báo giá thiết bị của nhà sản xuất;

- Giá vật liệu: Theo Thông báo giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại thời điểm lập dự toán;

- Giá nhân công xây dựng: Theo Bảng đơn giá nhân công xây dựng tại Phụ lục 01 kèm theo Văn bản Văn bản số 1717/SXD-QLXD ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Sở Xây dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng: Theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (chỉ tính các chi phí khảo sát, thiết kế và giám sát): Theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng.

Đơn vị tư vấn căn cứ vào các văn bản nêu trên và các quy định hiện hành lập dự toán trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo quy định.

D. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐÀO HỒ:

1. Về hồ sơ:

- Đơn xin phép đào hồ (đại diện đối tượng hưởng lợi ký tên).

- Biên bản cam kết sử dụng chung nguồn nước giữa các đối tượng hưởng lợi được Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban nhân dân thôn xác nhận.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản phô tô có chứng thực) kèm theo họa đồ xác định vị trí đào ao, hồ, có xác nhận vị trí của địa chính xã trên bản đồ giải thửa; trường hợp vị trí đào hồ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc là đất công...thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về nguồn gốc đất và được sự đồng ý cho phép của đơn vị đang quản lý sử dụng.

- Biên bản xác minh hiện trạng, vị trí hồ dự kiến đào gồm có đại diện các đối tượng hưởng lợi, thôn, xã.

- Quy mô đào hồ; dự kiến kinh phí xin hỗ trợ đào hồ.

Hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân xã để kiểm tra sự phù hợp về tiêu chí, quy mô, thủ tục, mức hỗ trợ và tổng hợp danh sách số lượng hồ, kinh phí trình UBND cấp huyện.

2. Phương thức thực hiện:

- Các đối tượng hưởng lợi góp đất đảm bảo diện tích đất để đào hồ (không tính toán đền bù, giải phóng mặt bằng).

- Đối với đào hồ thực hiện theo phương thức “nhân dân làm công trình, nhà nước hỗ trợ theo khoản 1, Điều 2 quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8”.

- Các hộ được hưởng lợi đóng góp công sức, kinh phí, đất đai và kinh phí hỗ trợ của nhà nước để tiến hành đào hồ; tự duy tu, bảo dưỡng công trình trong quá trình khai thác sử dụng./.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỒ TRỮ NƯỚC

Hình 1: Hồ lót tấm HDPE hoàn chỉnh

Hình 2: Hồ lót tấm HDPE hoàn chỉnh

Hình 3: Hồ đào xong chưa lót tấm HDPE

 

THIẾT KẾ MẪU

KÊNH KẾT CẤU BẰNG BÊ TÔNG
(áp dụng cho mặt cắt kênh phục vụ tưới cho diện tích đến 20ha lúa)

 

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MẪU

KÊNH KẾT CẤU BẰNG BÊ TÔNG

PHẦN I

NỘI DUNG KỸ THUẬT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

A. NỘI DUNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG.

1. Giới thiệu chung

- Tên công trình: (Ghi rõ tên công trình phụ trách tưới)

- Địa điểm xây dựng: (Thôn, xã, huyện)

- Thời gian thực hiện: (Tháng, năm thực hiện thiết kế)

- Số liệu về dân sinh kinh tế: (Giới thiệu sơ lược về dân sinh, kinh tế trong khu vực cần xây dựng công trình)

- Đặc điểm giao thông trong khu vực: (Giới thiệu sơ lược về đặc điểm giao thông trong khu vực, thuận lợi, khó khăn)

- Giới thiệu một số đặc điểm về địa hình trong khu vực, địa hình khu tưới (đồi núi dốc, tương đối dốc hay bằng phẳng, có thuận lợi cho canh tác lúa nước không).

2. Hiện trạng công trình: Giới thiệu sơ lượt về công trình đầu mối trong đó cần ghi rõ một số nội dung sau:

- Công trình đầu mối phục vụ tưới cho khu vực là công trình gì? (đập dâng nước hoặc hồ chứa nước, tên gọi), được xây dựng vào năm nào? Có mấy cống lấy nước (đối với công trình đầu mối đã có); tuyến kênh dài bao nhiêu mét (kênh chính, nhánh), có bao nhiêu mét đã được kiên cố bằng kết cấu gì (đá xây hay bê tông) còn tốt hay đã hư hỏng….

- Tổng diện tích tưới của công trình? Diện tích tưới của các tuyến kênh?

- Tên đoạn kênh cần được kiên cố, diện tích tưới?

3. Các căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:

- Căn cứ Quyết định số.../...., ngày.... tháng.... năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành thiết kế mẫu....;

- Căn cứ biên bản đánh giá hiện trạng công trình;

- Các căn cứ khác có liên quan.

4. Phương án thiết kế:

- Chiều dài kênh cần kiên cố L =….. mét.

- Mặt cắt ngang kênh thiết kế kích thước (bxh)m: (chọn theo bảng số 3).

- Kết cấu kênh: Bê tông M200 đá (1x2)cm.

- Các công trình trên kênh của đoạn kênh cần kiên cố (....Cống lấy nước, ....cống đầu kênh,...cống qua đường,...cống xả cuối kênh)

- Lựa chọn vật tư, vật liệu xây dựng, cự ly vận chuyển vật liệu (cát, đá dăm, xi măng).

5. Khối lượng xây dựng công trình:

TT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

Ghi chú

1

Đào đất

m3

 

 

 

Đất đào cấp 1

m3

 

 

 

Đất đào cấp 2

m3

 

 

2

Đất đắp

m3

 

 

3

Vữa lót móng M50 dày 3cm

m2

 

 

4

Bê tông M200# đá 1x2

m3

 

 

5

Ván khuôn

 

 

...

...

...

 

 

6. Biện pháp xây dựng công trình:

6.1. Yêu cầu trong quá trình thi công:

+ Tuân thủ tiến độ thi công đã đề ra. Đặc biệt khống chế thời đoạn thi công đảm bảo phục vụ tưới;

+ Cần có kế hoạch tập kết vật liệu phù hợp để tránh thời tiết xấu ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

+ Trong quá trình thi công phải đảm bảo hố móng luôn khô ráo.

+ Việc đào đất bãi vật liệu phải đúng nơi quy định. Khi thi công xong phải tưới ẩm tạo điều kiện cho thảm phủ nhanh chóng phát triển.

+ Bãi thải phải được san, gạt không tạo thành đống.

6.2. Yêu cầu về vật tư vật liệu: Vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng trong công trường phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận chất lượng đạt yêu cầu theo TCXDVN và yêu cầu của thiết kế, tất cả các loại vật liệu phải được kiểm nghiệm và kết luận chất lượng của cơ chuyên ngành mới được đưa vào sử dụng. Các yêu cầu cụ thể như sau:

a) Xi măng:

- Sử dụng xi măng có chất lượng tốt, đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý được kiểm nghiệm theo TCVN 6017-1995, TCVN 6016-1995, TCVN 2682-2009.

- Xi măng trước khi đưa vào công trường sử dụng bề ngoài của các bao xi măng phải còn nguyên vẹn, vỏ bao không bị rách, các số liệu in trên vỏ bao còn nguyên.

- Trường hợp gặp bao xi măng có hiện tượng đóng cục (xi măng chết), được loại ngay không được dùng thi công.

- Tuyệt đối không dùng các loại xi măng khác nhau để pha trộn lẫn nhau.

- Bảo quản xi măng trong kho cao ráo, không gây ẩm thấp, sàn kho cách mặt đất tối thiểu 20cm.

b) Nước, cát, đá dăm:

- Nước: phải sạch không lẫn tạp chất, dầu mỡ.

- Cát: Cát được lấy từ các sông, suối phải đảm bảo sạch sẽ không lẫn tạp chất,

- Đá dăm: Đá dăm dùng trộn bê tông phải sạch sẽ không lẫn tạp chất và đúng loại đá (1x2) theo yêu cầu.

c) Ván khuôn:

- Kích thước hình dáng theo đúng thiết kế. Đảm bảo chế tạo, lắp ráp, tháo dỡ một cách dễ dàng. Định hình kích cỡ ván khuôn cho các cấu kiện giống nhau tùy theo đặc điểm riêng của công trình.

- Đảm bảo độ bằng phẳng, mặt tiếp xúc với bê tông phải nhẵn, mối nối ván khuôn phải khít tránh chảy vữa Ximăng gây rỗ cho bê tông.

d) Bê tông:

- Trộn Bê tông theo đúng tỉ lệ đã thiết kế, vật liệu phải đúng chủng loại.

- Khi đổ bê tông phải đổ liên tục không để phân tầng, phải đầm xong trước khi bê tông bắt đầu ninh kết.

- Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo hỗn hợp Bê tông cho đủ nước.

6.3. Biện pháp thi công:

- Công tác đất: Giải pháp là đào, đắp bằng thủ công hoặc bằng máy (tùy vào thực tế địa hình và giao thông trong khu vực dự án). Đất đắp chủ yếu được tận dụng từ đất đào móng để đắp lại, còn thiếu thì lấy đất tại các vị trí gần công trình để đắp.

- Công tác ván khuôn: Ván khuôn sử dụng là ván khuôn thép được gia công sẵn hoặc ván khuôn gỗ và được lắp đặt bằng thủ công.

- Công tác bê tông: được thực hiện bằng thủ công hoặc máy trộn tại công trình.

- Công tác vận chuyển: Bằng ôtô và bằng vận chuyển bộ đến chân công trình.

6.4. Vệ sinh môi trường và an toàn lao động:

a) An toàn thiết bị:

- Các thiết bị đưa vào sử dụng thi công công trình này đã được kiểm tra đăng kiểm của cơ quan chức năng và đang hoạt động tốt trong thời gian đăng kiểm.

- Việc sử dụng thiết bị tuân thủ đúng theo quy trình hướng dẫn sản xuất, khi thời tiết mưa gió cần được che đậy, các loại thiết bị cần được bảo dưỡng thường xuyên.

b) An toàn công trình:

Việc chuyển giai đoạn thi công của một hạng mục đảm bảo cho kết cấu đủ khả năng chịu lực không bị ảnh hưởng đến các hạng mục đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng.

c) An toàn cho con người:

- Tất cả các cán bộ công nhân tham gia thi công đều được trang bị quần áo, mũ và các thiết bị phòng hộ lao động đúng quy cách và phù hợp với từng vị trí làm việc.

- Trong quá trình thi công, vận chuyển vật liệu phải sử dụng người đảm bảo đúng và đảm nhận được vị trí công việc.

d) Vệ sinh môi trường:

- Xe vận chuyển các vật liệu rời cần phải phủ bạt chống bụi khi di chuyển. Trong quá trình vận chuyển vật liệu nếu đường đất khô gây bụi cần phải tưới nước thường xuyên để đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Các rác thải sinh hoạt và vật liệu thừa trên công trường thường xuyên thường gom vào thùng rác và bãi chung của công trường sau đó đổ đúng nơi quy định;

- Các bãi tập kết vật liệu, vật tư được xếp đống gọn gàng, xung quanh có tường bao và phủ bạt;

- Các loại dầu thải công nghiệp và chất thải hoá học được thu gom tập trung vào bể chứa tại công trường và sẽ được huỷ bằng phương pháp thích hợp không gây độc hại môi trường;

- Trong khi đổ bê tông các hạng mục công trình các mẻ bê tông thừa sẽ được sử dụng làm các kết cấu phục vụ thi công hoặc được đổ đúng nơi quy định.

6.5. Tiến độ thi công: (Dự kiến thời gian thi công toàn bộ công trình)

6.6. Diện tích sử dụng đất: (là diện tích toàn bộ tuyến kênh kiên cố)

7. Quản lý khai thác, bảo hành và bảo trì công trình.

7.1. Đơn vị quản lý, khai thác công trình:

Sau khi công trình xây dựng xong chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Tổ chức bàn giao công trình cho đơn vị quản lý khai thác theo quy định.

7.2. Bảo hành công trình:

Công trình được bảo hành theo theo thời gian quy định kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng. Các hạng mục bảo hành gồm toàn bộ các hạng mục công trình. Trong quá trình bảo hành công trình đơn vị thi công cần khắc phục tất cả các khuyết điểm do lỗi thi công, đồng thời chính quyền địa phương cần phối hợp theo dõi nếu có gì xảy ra cần báo cáo với chủ đầu tư.

7.3. Bảo trì công trình:

Sau khi công trình được thi công xong giao đơn vị quản lý, khai thác để vận hành khai thác, kiểm tra công trình. Hàng năm trước thời kỳ chuẩn bị tưới cần phải nạo vét đáy kênh, phát quang bờ kênh, kiểm tra bảo dưỡng các máy đóng mở cống, thông các cống tưới để đảm bảo khai thác vận hành hiệu quả.

8. Tổ chức thực hiện:

- Chủ đầu tư:

- Lực lượng thi công:

- Tiến độ thi công:

- Thời gian hoàn thành:

9. Những kiến nghị, đề nghị: (nếu có)

B. QUY ĐỊNH BẢN VẼ THIẾT KẾ THI CÔNG:

Bản vẽ thiết kế thi công phải thể hiện đủ bản vẽ mặt cắt dọc tuyến kênh; bản vẽ mặt cắt ngang đại diện kênh; các bản vẽ mặt cắt ngang kênh trong đó:

- Bản vẽ mặt cắt dọc tuyến kênh thể hiện được độ dốc kênh thiết kế, trên đó gắn các vị trí các công trình trên kênh, các vị trí cọc đo mặt cắt ngang.

- Bản vẽ mặt cắt ngang kênh kiên cố thể hiện tiết diện kênh, ranh giới đào đắp đất, các kích thước cơ bản đủ điều kiện thi công.

PHẦN II

MẪU THIẾT KẾ KẾT CẤU, KÍCH THƯỚC MỘT SỐ MẶT CẮT KÊNH KIÊN CỐ BẰNG BÊ TÔNG

- Mặt cắt ngang kênh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ dốc đáy kênh, diện tích tưới….

- Nếu mặt cắt kênh chọn quá lớn, giá thành đắt, lãng phí. Nếu chọn quá nhỏ thì không đủ điều kiện tải nước theo yêu cầu thiết kế. Vì vậy cần được tính toán chọn mặt cắt kênh đảm bảo kinh tế, kỹ thuật và thuận tiện cho công tác quản lý khai thác sau này.

- Lựa chọn kết cấu: Đối với kênh và các công trình trên kênh đề nghị sử dụng loại kết cấu bằng bê tông M200#.

1. Kích thước mặt cắt chung:

Áp dụng cho các loại kênh kiên cố bằng bê tông. Có độ dốc đáy kênh i > 0. Mặt cắt chữ nhật, với những kênh diện tích tưới nhỏ, áp dụng mặt cắt chữ nhật định hình như bảng sau:

Bảng 03: Kích thước mặt cắt kênh

Diện tích tưới
(ha)

Mặt cắt chữ nhật

Chiều rộng đáy
kênh b(m)

Chiều cao thành kênh h
(m)

<5ha

0,3

0,4

5 - 10

0,35

0,4

11 - 15

0,35

0,45

16 - 20

0,4

0,5

Ghi chú:

b: Là chiều rộng đáy trong của kênh tính bằng (m)

h: Là chiều cao thành kênh tính bằng (m)

Thiết kế mẫu này chỉ áp dụng cho mặt cắt kênh phục vụ tưới cho diện tích đến 20 ha lúa.

MẶT CẮT MẪU ÁP DỤNG CHO KÊNH KIÊN CỐ BÊ TÔNG.
(Thanh giằng kênh chỉ sử dụng khi chiều cao kênh >0,4m, mỗi đơn nguyên kênh bố trí 3 thanh giằng)

PHẦN III

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ, THI CÔNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI BẰNG BÊ TÔNG

1. Tuyến kênh: Trước khi xây dựng kiên cố tuyến mương phải rà soát và quy hoạch cụ thể mặt bằng xây dựng để đảm bảo các nội dung sau:

- Tuyến kênh được kiên cố phải phát huy đảm bảo năng lực tưới của công trình hiện có và lâu dài.

- Mặt bằng quy hoạch xây dựng hệ thống kênh phải hợp lý, ổn định tiết kiệm đất và thuận lợi trong quản lý khai thác.

- Khi kiên cố hóa tuyến kênh phải phù hợp với các quy hoạch khác của địa phương như: Đường giao thông, cụm dân cư….

- Tuyến kênh xây dựng phải đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. Chú ý xây dựng hoàn chỉnh các cống chia nước, cầu qua kênh, cống qua đường…. Đặc biệt chú ý bờ kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng.

2. Kết cấu mặt cắt ngang kênh:

- Đối với tuyến kênh đã có một phần kiên cố, khi tiếp tục kiên cố nối tiếp cần được đánh xờm và vệ sinh sạch sẽ mới được thi công nối tiếp. Tại vị trí nối tiếp giữa khối xây cũ và mới nên bố trí khe lún co giãn.

- Mỗi đơn nguyên kênh thi công dài 4m. Mặt tiếp xúc giữa 2 đơn nguyên kênh đặt 2 lớp giấy dầu tẩm nhựa đường để chống thấm.

- Nếu kênh kiên cố nối tiếp có mặt cắt chọn nhỏ hơn mặt cắt kênh cũ đã xây dựng thì kích thước mặt cắt đoạn kênh mới lấy bằng kích thước mặt cắt kênh cũ. Trường hợp mặt cắt kênh cũ quá lớn vị trí chia nước xa thì xây thu hẹp dần mặt cắt kênh về mặt cắt đã chọn, việc xây nối tiếp phải trơn thuận.

Bảng 03 chỉ áp dụng với những đoạn kênh có địa chất nền móng ổn định. Riêng trường hợp tuyến kênh kiên cố có nền móng luôn sình lầy cần được xử lý bằng đóng cọc tre với mật độ: 16 cọc/m2, đóng đến khi cọc không đóng được nữa thì dừng, sau đó cắt bằng đầu cọc rải một lớp cát đệm dày 15cm, sau đó mới tiến hành thi công kênh.

3. Xác định cao độ, độ dốc đáy kênh: Dùng máy thủy bình, tuy ô, ni vô để xác định cao độ, độ dốc đáy kênh.

Việc xác định cao độ, độ dốc đáy kênh là rất quan trọng, quyết định đến việc lưu thông dòng chảy trong kênh ổn định, thuận dòng. Tránh trường hợp ứ động nước, tràn bờ kênh hay nước không về được cuối kênh trong quá trình khai thác. Đặc biệt chú ý cao trình đáy kênh tại vị trí lấy nước vào mặt ruộng phải cao hơn cao trình mặt ruộng ít nhất 10cm.

3.1. Có thể dùng tuy ô, ni vô để xác định cao độ đáy kênh với các trường hợp sau đây:

- Kênh cũ có độ dốc lớn, nước luôn chảy thông suốt từ đầu kênh đến cuối kênh.

- Hai đầu đoạn kênh cần kiên cố có các công trình trên kênh đã xây dựng kiên cố hiện nay vẫn hợp lý và đang sử dụng.

- Đoạn kênh xây ngắn, qua địa hình không phức tạp.

Cách xác định cao độ đáy kênh bằng tuy ô, ni vô:

- Đóng các cọc cố định khoảng cách 10m

- Dùng tuy ô, ni vô để xác định độ chênh lệch cao độ đáy kênh giữa cọc đầu và cọc cuối đoạn kênh kiên cố.

- Lấy giá trị độ cao chênh lệch chia cho chiều dài đoạn kênh cần kiên cố , xác định được độ dốc đáy kênh. Trên cơ sở độ dốc đáy kênh xác định được đánh dấu cao độ đáy kênh vào các cọc đã đóng để thi công.

Ví dụ:

Kênh kiên cố từ A đến B có chiều dài L = 300m

Điểm A cao hơn điểm B là H = 0,3 m

Độ dốc đáy kênh i = H/L = 0,3/300 = 0,001 = 1/1000 (từ đầu kênh về cuối kênh với chiều dài 10m giảm cao độ 1cm).

3.2. Đối với tuyến kênh dài đi qua địa hình phức tạp, có đoạn làm mới, có nhiều công trình trên kênh hoặc kênh cũ hay bị bồi lắng, vỡ lở, tràn bờ. Nên dùng máy thăng bằng để đo xác định độ dốc toàn tuyến, khi thi công xây dựng từng đoạn có thể sử dụng tuy ô, ni vô để xác định cao độ đáy kênh theo độ dốc kênh đã chọn.

Chú ý:

- Để chính xác cứ 10 m đóng 1 cọc giữa tim tuyến kênh, dùng tuy ô, ni vô xác định cao độ đáy (hoặc bờ) kênh tại vị trí các cọc, từ đó xác định được cao độ đáy móng.

- Khi dùng tuy ô để đo không được để dây tuy ô bị bọt khí lọt vào làm sai lệch kết quả đo.

- Cao độ đáy kênh khống chế lấy tại công trình cũ đã có nhưng còn hợp lý và sử dụng tốt như: Cao độ đáy cóng cửa ra, cao độ đoạn kênh xây cũ, cống c hia nước, cống qua đường… Nếu chưa có công trình xây lát thì dẫn từ cửa ra cống lấy nước đầu kênh, sao cho kênh có độ dốc thuận (i ≥ 0) thấp dần về cuối kênh.

- Trường hợp đoạn đầu và đoạn cuối kênh đã được kiên cố, cần kiên cố nối tiếp đoạn giữa. Độ dốc đáy kênh được khống chế bởi cao độ đáy kênh đoạn đầu và cao độ đáy kênh đoạn cuối.

- Độ dốc của đoạn kênh chọn sao cho mực nước ở trong kênh phải cao hơn mức nước ở mặt ruộng khống chế lớn hơn 10cm

Độ dốc đáy kênh ký hiệu là i, được thể hiện như sau:

i = 0,002 hay i = 1/500 có nghĩa cứ 100m dài, đáy kênh thấp xuống 0,2m.

i = 0,001 hay i = 1/1000 có nghĩa cứ 100m dài, đáy kênh thấp xuống 0,1m.

- Đối với những đoạn kênh bị võng, thấp khi kiên cố không được đắp đất tôn đáy để xây, có thể xây tôn cao bờ kênh hoặc xây dày đáy kênh để đảm bảo độ dốc sao cho nước chảy trên kênh không gây tràn bờ, trường hợp đáy kênh quá thấp có thể làm cầu máng hoặc xi phông thay thế.

4. Các công trình trên kênh nội đồng thường gặp:

Cống chia nước: Có nhiệm vụ phân phối nước, điều tiết lượng nước trong kênh chính sang kênh nhánh hoặc từ kênh nhánh vào mặt ruộng.

Kết cấu thường dùng: đặt ống bê tông đúc sẵn, đổ bê tông. Kích thước cửa chia nước: phụ thuộc vào diện tích cần tưới.

Cao trình ngưỡng cửa chia nước đặt cao hơn cao trình đáy kênh tại vị trí làm cống 5- 10cm nhưng phải đảm bảo đủ nước tưới nếu lấy thẳng vào mặt ruộng lớp nước trong kênh phải cao hơn lớp nước mặt ruộng tối thiểu 10cm.

Bố trí hèm phai ở đầu cửa chia nước và ở kênh dẫn (sau vị trí cống chia nước) để điều tiết khi cần.

Kích thước tối thiểu của cửa chia nước:

- Mặt cắt tròn: D=200mm

- Mặt cắt chữ nhật (bxh) = (20x30)cm hoặc (30x30)cm

- Kích thước khe phai (5x5)cm.

- Phai được dùng bằng gỗ để chắn nước, kích thước phù hợp với khe phai.

Chú ý: Trong đoạn kênh cần kiên cố, nếu có các công trình trên kênh có tính chất phức tạp khác như: bậc nước, tràn ra bên kênh, tràn băng qua trên kênh, xi phông, cầu máng, cống qua đường giao thông… đơn vị tư vấn phải có bản vẽ thiết kế và hướng dẫn thi công xây lắp.

CÁC DẠNG CỬA CHIA NƯỚC.

5. Kỹ thuật thi công kênh:

6.1. Mở móng để đổ bê tông:

- Trước khi mở móng cần đóng cọc, kéo dây định vị tuyến, sau đó xác định độ sâu đáy kênh cần đào theo thiết kế.

- Móng kênh được mở có chiều rộng đáy lớn hơn hoặc bằng chiều rộng đáy dưới của kênh kiên cố.

- Mở mái hai bên mang kênh theo độ dốc (1 : 2) có nghĩa là mở cao 2m thì rộng ra 1m, mở cao 1m thì rộng ra 0,5m. Mở mái cao hay thấp phụ thuộc vào địa hình thực tế của đoạn kênh kênh cố, ở những nơi mái ta luy cao hơn 1m đất yếu tuyệt đối mái kênh không được đào thẳng đứng.

- Sau khi đào xong móng, kiểm tra lại cao độ đáy kênh tại các cọc trước khi lắp dựng cốt pha để đổ bê tông bằng cách dùng máy thăng bằng hoặc dùng tuy ô, ni vô để xác định. Nếu chưa đảm bảo, cần tiếp tục đào cho đúng độ dốc thiết kế.

- Trước khi lắp dựng cốt pha phải lên ga, cắm tuyến, căng dây định vị.

6.2. Đối với kênh đổ bê tông:

- Chuẩn bị cốp pha: Ván làm cốp pha có chiều dày (2 - 2,5)cm không bị cong vênh. Khi ghép phải đúng kích thước thiết kế, kín, khít để không bị mất nước xi măng, phải có nẹp, gông chống cho chắc chắn. Cốp pha phải tưới nước trước khi đổ bê tông.

- Chỉ ghép cốp pha 2 thành bên (mặt ngoài tường kênh), bản đáy được đổ trực tiếp trên nền móng sau đó đầm rồi cán phẳng.

Lưu ý: Đổ đáy xong đến đâu ghép ván trong (mặt trong tường kênh) để đổ thành kênh ngay đến đó để đảm bảo đáy và thành kênh phải liền khối không tách rời (không được đổ cả đoạn đáy kênh trước, sau đó mới đổ thành kênh làm như vậy thành kênh không có liên kết sẽ bị đổ khi đắp đất hoặc bị áp lực ngang).

* Trộn bê tông theo phương pháp thủ công:

- Chuẩn bị chỗ trộn: Có thể dùng tấm tôn phẳng để lót hoặc trên nền láng vữa xi măng.

- Tập kết đầy đủ vật liệu, dùng hộc (hoặc xô) để đong đếm theo tỷ lệ cấp phối đã quy định

* Trình tự trộn bê tông bằng thủ công:

- Trộn khô xi măng với cát cho đến khi đều màu sau đó trộn với đá dăm, khi đã trộn đều mới tiến hành đổ nước vào. Trong khi trộn dùng bình có vòi hoa sen tưới dần phần nước cho đến khi trộn đều toàn bộ. Khi tưới nước bằng vòi hoa sen không được để vòi cao qua 20cm

- Số lần trộn ít nhất là 3 lần trộn vữa khô, 3 lần trộn bê tông khô và 3 lần trộn bê tông ướt. Thời gian trộn không quá 20 phút (tính từ lúc tưới nước vào hỗn hợp xi măng, cát, đá dăm).

- Trường hợp trộn bê tông bằng máy phải đảm bảo lượng vật liệu phù hợp với cối trộn và đảm bảo tỷ lệ vật liệu theo thiết kế.

* Vận chuyển bê tông:

- Vữa bê tông trộn xong phải vận chuyển ngay đến nơi đổ, trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thùng vận chuyển phải kín để đảm bảo không bị mất nước xi măng.

+ Vữa bê tông không bị phân cỡ, không để mưa nắng làm giảm chất lượng.

* Đổ bê tông:

- Vữa bê tông chỉ được đổ khi đã ghép xong ván khuôn cốp pha. Đổ lần lượt, đổ đến đâu đầm cán, xoa đến đó. Đầm hai thành bên kênh dùng loại đầm dùi cỡ nhỏ hoặc có thể dùng đầm thủ công có bản dẹt như xà beng, đoạn thép có đường kính lớn 1 đầu đập dẹt.

- Bố trí người trộn, người vận chuyển, người đổ hợp lý, tránh làm ẩu, làm dối, bê tông sau khi đổ không được rỗ mặt. Đổ bê tông xong, sau 12 tiếng đồng hồ tiến hành tưới nước để bảo dưỡng.

- Để ngăn ngừa ảnh hưởng của nắng, gió, trên mặt kênh phủ 1 lớp bao tải hay rơm rạ được tưới ẩm. Mỗi ngày tưới dưỡng từ (1 - 2) lần.

Chú ý: Trộn bê tông đến đâu phải đổ ngay đến đó, không được đổ 2 cối bê tông trộn khác thời gian vào cùng 1 khoang, bê tông dễ bị phân tầng, khi đó phải phân thành khe thi công.

6.3 Đắp đất mang kênh:

- Chỉ đắp đất mang kênh xây, kênh bê tông khi công trình đã đạt cường độ thiết kế với kênh đổ bê tông sau 20 ngày có thể đắp đất và đầm nện được.

- Khi đắp đất, phải đổ đất thành từng lớp theo chiều ngang, chiều dày mỗi lớp từ (15 - 20)cm. Đắp lên đều toàn bộ chiều dài và đối xứng. Dùng đầm cóc hoặc dùng đầm gỗ, đầm gang cán dài để đầm. Nếu dùng đầm thủ công phương pháp đầm như sau: Giơ cao đầm khoảng 40cm, đầm 5 nhát 1 chỗ sau đó chuyển sang chỗ khác, các nhát đầm được đầm so le nhưng nhát nọ đè lên 1/3 nhát kia. Đầm kín hết 1 lượt, thấy đất chặt mới đổ 1 lớp khác, cứ như thế khi đất đắp bằng đỉnh bờ kênh thì thôi.

 

THIẾT KẾ MẪU

HỆ THỐNG TƯỚI TIÊN TIẾN TIẾT KIỆM NƯỚC

 

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MẪU

HỆ THỐNG TƯỚI TIÊN TIẾN TIẾT KIỆM NƯỚC

PHẦN I

Các văn bản pháp lý văn bản tham khảo

1. Các văn bản pháp lý:

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8;

- Văn bản số 1192/UBND-NNTN ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI kỳ họp thứ 8.

2. Các văn bản tham khảo

- Quyết định số 5075/QĐ-BNN-TT, ngày 06/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình tưới tiết kiệm phun mưa tại gốc cho cây cà phê và Quy trình kỹ thuật thu trữ nước áp dụng cho dự án VnSAT;

- Quyết định số 5100/QĐ-BNN-TT ngày 07/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành quy trình tạm thời tưới nhỏ giọt cho cây cà phê vối thời kỳ kinh doanh.

- Quyết định số 233/QĐ-BNN-TT, ngày 23/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng công nghệ tưới phun mưa tại gốc cho cà phê vối thuộc dự án VnSAT;

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và cơ chế chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho một số loại cây trồng giá trị kinh tế cao” năm 2014 - 2015 và đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước cho cây cà phê ở Gia Lai” năm 2013.

PHẦN II

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MẪU HỆ THỐNG TƯỚI TIÊN TIẾN TIẾT KIỆM NƯỚC

A. NỘI DUNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ MẪU.

I. Giới thiệu chung

- Tên hệ thống: (Ghi rõ tên hệ thống tưới).

- Địa điểm xây dựng: (Thôn, xã, huyện).

- Thời gian thực hiện: (Tháng, năm thực hiện thiết kế).

- Số liệu về dân sinh kinh tế: (Giới thiệu sơ lược về dân sinh, kinh tế trong khu vực cần xây dựng hệ thống tưới).

- Đặc điểm giao thông trong khu vực: (Giới thiệu sơ lược về đặc điểm giao thông trong khu vực, thuận lợi, khó khăn).

- Giới thiệu một số đặc điểm về địa hình trong khu vực, địa hình khu tưới (đồi núi dốc, tương đối dốc hay bằng phẳng, có thuận lợi cho canh tác cà phê không).

II. Hiện trạng công trình trong khu vực:

Giới thiệu sơ lượt về các công trình phục vụ tưới trong đó cần ghi rõ một số nội dung sau:

- Công trình đang phục vụ tưới cho khu vực là công trình gì? (đập dâng nước hoặc hồ chứa nước, tên gọi), được xây dựng vào năm nào?

- Bơm nước trực tiếp từ sông suối trong khu vực: Khoảng các từ vị trí bơm đến khu tưới (m); giải pháp tưới (tưới phun mưa, tưới tràn tại gốc, ...); mức đảm bảo của nguồn nước tưới; hiệu quả kinh tế trong thời gian qua.

- Tổng diện tích tưới cà phê của khu vực? Diện tích tưới cà phê của các hệ thống tưới đã có?

- Tên hệ thống tưới cần được thực hiện theo phương pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước, diện tích cần tưới?

III. Phương án thiết kế:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lô cà phê cần tưới cụ thể (diện tích tưới, nguồn nước, nguồn điện ...) để tính toán thiết kế thiết bị tưới với các nội dung sau:

1. Tính toán lựa chọn máy bơm: Theo hướng dẫn ở mục IV.

2. Tính toán thiết kế chọn đường ống và van điều tiết: Theo hướng dẫn ở mục IV.

3. Tính toán thiết kế chọn béc tưới, bộ phận hút phân, lắp đặt hệ thống tưới: Theo hướng dẫn ở mục IV.

4. Khối lượng xây dựng hệ thống tưới: Tham khảo Định mức xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm phun mưa tại gốc (Tính cho 1ha cà phê vối trồng 3x3 với thiết kế 4 dàn tưới) theo hướng dẫn ở mục IV. Trong quá trình khảo sát, thiết kế cụ thể cho 1 hệ thống tưới cần điều chỉnh cho phù hợp với từng lô cà phê cần tưới.

5. Tổ chức thực hiện:

- Chủ đầu tư:

- Lực lượng thi công:

- Tiến độ thi công:

- Thời gian hoàn thành:

6. Những kiến nghị, đề nghị: (nếu có).

B. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MẪU TƯỚI PHUN MƯA TẠI GỐC CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI

I. Phạm vi áp dụng

- Quy trình tưới nước tiết kiệm cho cà phê vối bằng công nghệ phun mưa tại gốc (gọi tắt là Quy trình tưới phun mưa tại gốc) áp dụng cho cây cà phê vối tại tỉnh Kon Tum và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự.

- Kỹ thuật tưới phun mưa tại gốc chi áp dụng đối với những vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 3%. Sử dụng các loại máy bơm nước hoạt động bằng điện hoặc dầu Diesel.

II. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (Loại hình là hợp tác xã hoặc tổ hợp tác).

III. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật

- Tiết kiệm nước tưới trong canh tác cà phê vối trên 20%.

- Giảm chi phí sản xuất cà phê trên 20%.

- Góp phần đảm bảo an ninh nước cho phát triển nông nghiệp tại địa phương

IV. Kỹ thuật tưới phun mưa tại gốc cho cây cà phê vối

1. Xác định thời điểm và lượng nước nước tưới của cây cà phê vối

a) Xác định thời điểm tưới nước lần đầu (tưới bung hoa)

- Thời gian: từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2.

- Biểu hiện của cây: Hoa cà phê đã phân hóa đầy đủ, nụ hoa có màu trắng ngà, dài khoảng 1-1,5 cm; cây đã có triệu chứng héo tạm thời, lá rũ xuống vào ban ngày là thời điểm tưới nước thích hợp nhất.

- Độ ẩm của đất

+ Độ ẩm cần tưới: tầng 0 - 30 cm ở đất đỏ Bazan là 27% so với dung trọng* đất khô.

+ Phương pháp xác định độ ẩm đất: Sử dụng thiết bị đo độ ẩm đất chuyên dụng như máy đo độ ẩm đất của WASI, máy tensiometer,...

b) Xác định thời điểm tưới nước các lần tiếp theo

- Tưới nuôi quả đầu mùa mưa: từ giữa tháng 2 đến hết tháng 4, thời gian giữa các lần tưới cách nhau 15 ngày (4 lần tưới).

- Tưới nuôi quả trong mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, chỉ tưới khi bón phân qua hệ thống tưới hoặc bón phân theo cách truyền thống, khi qua 7 ngày không có mưa.

- Từ tháng 11 đến đầu tháng 1, thời kỳ hạn sinh phân hóa mầm hoa, siết nước không tưới.

c) Lượng nước tưới

- Cà phê vối kiến thiết cơ bản

+ Năm trồng mới: Tưới khi không có mưa kéo dài. Từ tháng 6-10, tưới 20 lít/gốc. Từ tháng 11-12, tưới 80- 120 lít/gốc, tương đương 90- 132 m3/ha. Chu kỳ tưới 20 ngày.

+ Năm thứ 2: Vào mùa khô (tháng 11-4 năm sau), tưới 120- 150 lít/gốc, tương đương với 132 - 165 m3/hạ, chu kỳ 20 ngày. Các tháng mùa mưa, tưới bón phân (tháng 4 - 10), tưới 20 lít/gốc, 2 tháng/lần.

+ Năm thứ 3: Vào mùa khô (tháng 11-4 năm sau), tưới 150 - 200 lít/gốc, tương đương 176 - 220 m3/ha, chu kỳ 20 - 25 ngày. Các tháng mùa mưa, tưới bón phân (tháng 4 - 10), 20 lít/gốc, 2 tháng/lần.

- Cà phê vối kinh doanh

+ Tưới bung hoa (đã phân hóa mầm hoa): 390 lít/gốc, tương đương với 418m3/ha;

+ Tưới nuôi quả (đầu mùa mưa): 190 lít/gốc, tương đương 210 m3/ha;

+ Tưới bón phân (trong mùa mưa): 30 lít/gốc, tương đương 33 m3/ha.

* Lưu ý: Lượng mưa > 30 mm có thể thay thế cho một lần tưới.

V. Thiết bị và lắp đặt thiết bị tưới tại gốc

1. Thiết kế thiết bị tưới

a) Lựa chọn máy bơm: Căn cứ lựa chọn máy bơm là cột nước (Hbơm) và lưu lượng (Qbơm):

Các giàn tưới của hệ thống phun mưa tại gốc được bố trí dựa trên hai thông số chính là cột nước và lưu lượng nước. Bố trí giàn tưới hợp lý để giảm thiểu sự chênh lệch nước ra ở các điểm đầu và cuối của hệ thống tưới.

Cột nước của máy bơm (Hbơm); lưu lượng nước máy bơm (Qbơm) tham khảo cách tính như sau:

+ Cột nước của máy bơm (Hbơm): Công thức tính như sau:

Hbơm = (Hc + L*0,1+ C*0,3 + Htt)*1,2 + Ht (m)

Trong đó:

Hc (m): Chênh cao từ nguồn nước đến vòi ra;

Htt: Tổn thất qua hệ thống điều khiển trung tâm (khuyến cáo nhà sản xuất);

L (m): Tổng chiều dài đường ống;

C: Số cút, van cần lắp trên hệ thống ống;

Ht: Cột nước yêu cầu của thiết bị tưới đầu ra (tưới phun mưa H ≥ 20m).

+ Lưu lượng máy bơm (Qbơm): Công thức tính như sau:

Qbơm = k*n*q/T

Trong đó:

- Qbơm: Lưu lượng nước máy bơm (m3/h);

- n: Số cây cà phê cần tưới;

- q: Lượng nước lớn nhất cần tưới cho 1 cây cà phê (m3);

- T: Thời gian tưới (giờ);

- k: Hệ số an toàn phụ thuộc độ chính xác của thiết bị (k=1,2÷1,5).

Ví dụ: 1 ha cà phê (1.100 cây) được chia làm 3 giàn tưới tương ứng 370 cây/giàn tưới. Lượng nước cần tưới lớn nhất cho 1 cây thời điểm bung hoa là 0,39 m3 (390lít/cây) với thời gian tưới 6 giờ thì Qbon, = 1,2*370*0,39/6 = 29,0 m3/giờ.

Khi lựa chọn máy bơm có công suất lớn hơn 29 m3/giờ sẽ tưới được cho khoảng 370 cây cà phê với lượng nước 390 lít/cây trong 6 giờ. 1 ha cà phê tưới trong 18 giờ.

* Lưu ý:

- Đối với những gia đình có sẵn máy bơm nước. Tiến hành đo lưu lượng nước ra của máy và áp dụng công thức trên sẽ tính được số cây trên 1 lần tưới. Từ đó làm căn cứ cho việc thiết kế số giàn tưới phù hợp.

- Nếu sử dụng nguồn nước tự chảy từ các đập dâng, hồ chứa, kênh mương thì nguồn nước đó phải đảm bảo các yêu cầu về cột nước và lưu lượng như trên.

b) Thiết kế chọn đường ống và van điều tiết

- Loại ống: Đối với các ống chôn chìm sử dụng ống PVC, uPVC và PE;

- Đường kính ống:

+ Ống cấp 1, với quy mô 1 ha có thể chọn ống D = 60 mm; sử dụng ống có khả năng chịu áp lực 6-8 kg/cm2; chiều dài 500÷700 m;

+ Ống nhánh cấp 2 chọn ống từ D= 27÷34 mm; sử dụng ống có khả năng chịu áp lực 4-6 kg/cm2; chiều dài 1.250÷1.600 m;

+ Ống nhánh cấp 3 chọn ống D = 6 mm; chiều dài 1.800÷2.100 m.

- Van điều tiết: lựa chọn van cơ phù hợp với hệ thống đường ống và điều kiện ngoài trời.

c) Béc tưới: Dùng béc con bọ, béc con nhộng.

Lựa chọn béc tưới đảm bảo lưu lượng nước ra khoảng 60 lít/giờ, 1 ha khoảng 1.110 cái.

d) Bộ phận hút phân

Lựa chọn các thiết bị phải đồng bộ về thông số kỹ thuật. Bộ phận lọc phải đảm bảo trên 30 m3/giờ và bộ châm phân (Venturi) tối thiểu từ 34 - 60 mm.

Đ) Lắp đặt hệ thống tưới:

- Sơ đồ lắp đặt hệ thống được trình bày tại hình 1.

Hình 1. Sơ đồ lắp đặt hệ thống phun mưa tại gốc cho cây cà phê vối

Chú thích:

(1).Máy bơm (Nguồn nước);

(2).Bộ phận hút phân;

(3).Bộ lọc nước;

(4).Van điều tiết khu tưới;

(5).Đường ống cấp 1;

(6).Đường ống cấp 2;

(7).Đường ống cấp 3;

(8).Cây cà phê;

(9).Bể chứa phân 200 lít.

- Lắp đặt hệ thống: Thông số lắp đặt hệ thống trên diện tích 1 ha

Độ dốc

Công suất máy bơm
(Hp)

Chiều cao cột nước (m)

Khoảng cách từ nguồn nước tới giàn tưới (m)

Lưu lượng nước ra đầu giàn tưới (m3)

Số giàn tưới bố trí (giàn)

Số cây/giàn tưới (cây)

<3%

5-7

<70

<100

12-20

5-4

200 - 330

>7

<70

<100

20-30

3-2

370 - 550

- Lắp đặt đường ống và dây tưới

+ Hệ thống ống chính và ống nhánh: Đường ống chính, đường ống nhánh, phụ kiện đường ống được chôn sâu 30 cm đến 50 cm.

+ Hệ thống van: Van điều áp cơ sẽ được lắp đặt nổi trên mặt đất.

+ Dây tưới phun mưa: Dây tưới được chôn sâu 20 cm và chỉ để nổi một phần trên mặt đất 20 cm.

VI. Kỹ thuật tưới

1. Tưới cho cà phê kiến thiết cơ bản

Thời điểm

Chế độ tưới

Số giờ tưới (giờ)

Năm trồng mới

Tháng 6-10 (mùa mưa)

+ Tưới khi thời tiết không mưa kéo dài, tưới bón phân

+ Mức tưới mỗi lần 20 lít/gốc

1h

Tháng 11÷12 (mùa khô)

+ Khoảng cách giữa hai lần tưới: 20 ngày

+ Mức tưới: 80 - 120 lít/gốc, tương đương 90 - 132m3/ha

4÷6h

Năm thứ 2

Tháng 1÷3 (mùa khô)

+ Khoảng cách giữa hai lần tưới: 20 ngày

+ Mức tưới: 120 - 150 lít/gốc, tương đương 132 - 165 m3/ha

6÷7h

Tháng 4÷10 (mùa mưa)

Chi tưới bón phân với mức tưới 20 lít/gốc (2 tháng tưới phân 1 lần)

1h

Tháng 11÷12 (mùa khô)

+ Khoảng cách giữa hai lần tưới: 20 ngày

+ Mức tưới: 120 - 150 lít/gốc, tương đương 132 - 165 m3/ha

6÷7h

Năm thứ 3

Tháng 1÷3 (mùa khô)

+ Khoảng cách giữa hai lần tưới: 20 ngày

+ Mức tưới: 150 - 200 lít/gốc, tương đương 176- 220m3/ha

7÷10h

Tháng 4÷10 (mùa mưa)

Chỉ tưới bón phân với mức tưới 20 lít/gốc (2 tháng tưới phân một lần)

1h

Tháng 11÷12 (mùa khô)

+ Khoảng cách giữa hai lần tưới: 20 - 25 ngày

+ Mức tưới: 200 lít/gốc, tương đương với 220 m3/ha

10÷11h

2. Tưới cho cà phê kinh doanh

Thời điểm

Giai đoạn sinh lý

Chế độ tưới

số giờ tưới (giờ)

Tháng 11 đến đầu tháng 1

Siết nước

Cây cà phê cần một giai đoạn khô hạn

 

Giữa tháng 1 đến đầu tháng 2

Tưới nở hoa (khi mầm hoa phân hóa đầy đủ ở các đốt ngoài cùng cùa cành)

Mức tưới 390 lít/gốc, tương đương 418 m3/ha (tưới 1 đợt duy nhất)

19h30'

Giữa tháng 2 đến tháng 4

Nuôi quả đầu mùa mưa

- Tưới nuôi quà kết hợp với tưới phân

- Khoảng cách giữa các lần tưới 15 ngày - Mức tưới 190 lít/gốc, tương đương 210 m3/ha

9h45'

Tháng 5 đến tháng 10

Nuôi quả trong mùa mưa

Chí tưới phân:

Mức tưới: 30 lít/gốc tương đương 33 m3/ha (Mỗi tháng tưới phân một lần)

1h30'

3. Kiểm soát lượng nước tưới

Căn cứ vào đồng hồ đo nước được lắp trên hệ thống đường ống, để kiểm soát lượng nước tưới trong cùng đợt tưới.

VII. Quản lý vận hành và sửa chữa hệ thống tưới

1. Máy bơm:

- Liên tục kiểm tra điều kiện về điện áp và nhiệt độ máy bơm, theo dõi khả năng làm việc của máy bơm thông qua đồng hồ đo áp lực nước.

- Máy bơm khi đã vận hành khoảng 1.000 giờ cần phải làm sạch ổ đỡ và thay dầu mỡ; vận hành khoảng 2.000 giờ cần tháo kiểm tra tất cả các bộ phận, làm sạch, đánh rỉ, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện bị hỏng.

2. Thiết bị lọc nước: Trước khi tưới cần kiểm tra và súc rửa bộ lọc nước. Nếu nguồn nước có hàm lượng chất lơ lửng cao thì có thể ngưng hoạt động để súc rửa bộ lọc.

3. Hệ thống đường ống

- Sau một vụ tưới phải mở các van cuối của đường ống chính, ống nhánh và mở tất cả đầu cuối của đường ông cấp cuối cùng để thau rửa đường ống tưới.

- Cách thau rửa

+ Đóng van các ống nhánh, mở nắp cuối ống chính và tháo nước thau ống chính;

+ Sau khi mở thau rửa xong, khóa nắp cuối ống chính và mở các van nhánh để thao rửa ống nhánh;

+ Việc thau rửa tiến hành cho từng cấp ống tưới; thời gian thau rửa khoảng 15 phút;

+ Nêu cần thiết có thể sử dụng hoá chất hỗ trợ như Clo, axit Phosphoric 32% để thau rửa đường ống theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

4. Đồng hồ áp lực và đồng hồ đo lưu lượng: Kết thúc mùa tưới tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh hệ thống đồng hồ đo.

5. Dây tưới 6 mm:

- Kiểm tra trước mỗi lần tưới để đảm bảo không bị tắc ống cục bộ hay bị đổ ngã.

- Kiểm tra lưu lượng đầu nước ra tại các đầu béc tưới để đảm bảo không chênh lệch nhiều ở các vị trí đầu và cuối của mỗi giàn tưới; nêu thấy lưu lượng giảm hoặc không đều có thể tiến hành thau rửa đường ống cấp 1 và ống cấp 2.

- Nếu bị đứt đây tưới do quá trình canh tác: cần nối lại hoặc thay thế.

VIII. Khối lượng xây dựng:

Định mức xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm phun mưa tại gốc
(Tính cho 1ha cà phê vối trồng 3x3 với thiết kế 4 dàn tưới)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

I

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

 

 

1.1

Máy bơm và phụ kiện

 

 

1

Máy bơm 7 HP (điện 3 pha) hoặc máy nổ tương đương

bộ

1,0

2

Tủ điện tương thích cho máy bơm 7 HP

bộ

1,0

3

Cáp cxv 3 x 10 + 6 mm

m

60,0

4

Cáp treo máy bơm (D=6mm)

m

65,0

5

Cùm có ren D= 60mm

bộ

4,0

6

Ống dẫn nước từ bơm lên mặt đất D=42mm

m

50,0

7

Giảm 60 - 42 mm

cái

1,0

8

Ống dẫn nước từ nguồn cấp nước tới dàn tưới D=60 (2 mm)

m

50,0

1.2

Hộp bảo vệ cụm điều khiến trung tâm và các van điều khiển

 

 

1

Hộp bảo vệ cụm điều khiển trung tâm: cao x dài x rộng: 2,5 x1,2 x 1 (m)

m3

3,0

2

Láng vữa xi măng mác 75 dày 3 cm

nr

1,2

3

Hộp bảo vệ van điều khiển; (dài x rộng x cao) 0,4 x0,4 x 0,4 (m) x 4 hộp

m3

0,3

4

Cửa bảo vệ thép, ốp tôn 2 mm: 0,6 x 1,8 (m)

m2

1,08

5

Nắp đậy bảo vệ các van điều khiển: 0,4 x 0,4 (m)

cái

4,0

6

Khóa cửa + bản lề cốt + tay nắm

bộ

1,0

II

HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA TẠI GỐC

 

 

2.1

Cụm điều khiển trung tâm

 

 

1

Đồng hồ đo lưu lượng nước D=60mm

cái

1,0

2

Van xả khí

cái

1,0

3

Đồng hồ đo áp

cái

1,0

4

Bộ lọc đĩa (> 30 m3/h)

bộ

1,0

5

Bộ châm phân venturi D=49mm

bộ

1,0

6

Bồn nhựa hòa phân (HDPE 200 L, h = 93 cm, d = 60 cm)

cái

1,0

2.2

Đường ống dẫn nước cấp 1 PVC

 

 

1

Ống PVC D=60mm, dày 2,0 mm

m

630,0

2

Ống PE D=20mm, dày 1,3 mm

m

1.800,0

3

Val D=60mm, dày 2,0 mm

cái

4,0

4

T nhựa PVC D=60mm, dày 2,0 mm

cái

10,0

5

Co D=60mm, dày 2,0 mm

cái

4,0

6

Lơi D=60mm, dày 2,0 mm

cái

6,0

7

Nối ren trong D=60mm, dày 2,0 mm

cái

6,0

8

Bịt ren ngoài D=60mm, dày 2,0 mm

cái

6,0

9

Cao su non

cuộn

20,0

10

Còng số 8 (bịt ống PE D=20mm)

cái

100,0

11

Khởi thủy ống D=20mm PE

cái

100,0

12

Sin khởi thủy ống D=20mm PE

cái

120,0

13

Cút 6 li

cái

1.200,0

14

Keo dán nhựa

lon

2,0

15

Đục lỗ ống PE D=20

cái

1,0

16

Nối ống PE 0 20

cái

30,0

2.3

Hệ thống dây 6 li béc chống côn trùng

 

 

1

Béc chống côn trùng có bù áp

cái

1.200,0

2

Chân cắm béc chống côn trùng

cái

1.200,0

3

Dây 6 li chống côn trùng (Đường kính ngoài 6 mm, dày 1mm)

m

2.000,0

2.4

Nhân công lao động phổ thông

công

80

1

Công đào

công

40,0

2

Công lấp

công

20,0

3

Công lắp ráp

công

20,0

2.5

Nhân công lao động kỹ thuật

công

8,0

1

Công khảo sát

công

4,0

2

Công thiết kế

công

2,0

3

Công giám sát thi công, lắp đặt

công

2,0

C. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG:

- Căn cứ vào khối lượng từng hạng mục của lô tưới thiết kế và phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ; Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng và các văn bản khác có liên quan.

- Định mức xây dựng: Theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng;

- Giá thiết bị: Theo các báo giá thiết bị của nhà sản xuất;

- Giá vật liệu: Theo Thông báo giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại thời điểm lập dự toán;

- Giá nhân công xây dựng: Theo Bảng đơn giá nhân công xây dựng tại Phụ lục 01 kèm theo Văn bản Văn bản số 1717/SXD-QLXD ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Sở Xây dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng: Theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (chỉ tính các chi phí khảo sát, thiết kế và giám sát): Theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng.

Đơn vị tư vấn căn cứ vào các văn bản nêu trên và các quy định hiện hành lập dự toán trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo quy định.

HÌNH ẢNH MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU

Hình 1: Động cơ diezen công suất 7HP

Hình 2: Máy bơm chìm công suất 7HP

Hình 3: Đồng hồ đo áp suất

Hình 4: Van xả khí

Hình 5: Bộ châm phân venturi D=49mm

Hình 6: Bồn hòa phân

Hình 7: Sin khởi thủy ống D=20mm PE

Hình 8: Bộ lọc đĩa (> 30 m3/h)

Hình 9: Béc con bọ

Hình 10: Béc con nhộng tưới tại gốc 180 độ

Hình 11: Béc con nhộng 1 bên

Hình 12: Đồng hồ đo lưu lượng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1238/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với đặc thù của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.233

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.255.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!