Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1136/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 24/08/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1136/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU A ĐỚT, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cử Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Ranh giới, diện tích và thời hạn lập Quy hoạch chung

a) Ranh giới, diện tích.

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt bao gồm các xã A Đớt, Hương Lâm và một phần xã A Roàng thuộc huyện A Lưới với diện tích khoảng 10.184 ha. Ranh giới địa lý được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hương Phong, huyện A Lưới;

- Phía Nam giáp huyện Ka Lưm, tỉnh Sê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;

- Phía Đông giáp xã Hương Nguyên và phần còn lại của xã A Roàng, huyện A Lưới;

- Phía Tây giáp xã Đông Sơn, huyện A Lưới.

b) Thời hạn lập quy hoạch.

- Định hướng quy hoạch đến năm 2030;

- Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020.

2. Tính chất

- Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: thương mại - dịch vụ - du lịch - công nghiệp - đô thị và nông lâm nghiệp.

- Là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng.

- Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Quy mô dân số, đất đai

a) Quy mô dân số, lao động.

- Đến năm 2020: khoảng 20.000 người;

- Đến năm 2030: khoảng 27.000 người.

b) Quy mô đất đai.

Đất xây dựng tập trung đến năm 2030:

- Đất xây dựng các khu chức năng chính đạt khoảng 961 ha, bao gồm: Đất dân dụng 504 ha; Đất không thuộc khu dân dụng (đất công nghiệp, đất thương mại công nghiệp, đất công cộng đô thị, mặt nước,...457 ha.

- Đất cho các chức năng khác khoảng 9.223 ha, bao gồm: Đất trang trại 1.530 ha; đất rừng trồng, cây công nghiệp 2.170 ha; đất rừng phòng hộ bảo tồn 3.923 ha; đất khác 1.600 ha.

4. Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng.

a) Định hướng phát triển không gian.

- Hướng phát triển không gian chính của Khu kinh tế theo thung lũng ven sông A Sáp, thuộc xã A Đớt và xã Hương Lâm. Nâng cấp xã A Đớt đạt chuẩn đô thị loại 5.

- Khu vực A Roàng phát triển dạng phân tán theo lưu vực sông Bồ với các cụm dân cư hiện hữu được cải tạo, nâng cấp.

- Khu vực rừng trồng, rừng nghèo tại các vùng địa hình thấp tổ chức thành các không gian sản xuất, sinh thái nông lâm nghiệp theo mô hình trang trại hoặc vùng cây công nghiệp.

- Các khu vực đất rừng phòng hộ, rừng giàu nằm giáp biên giới Việt Lào và khu vực núi cao của xã Hương Lâm, A Roàng được khoanh vùng bảo tồn, tôn tạo cho hoạt động du lịch hoặc nghiên cứu khoa học.

b) Phân khu chức năng trong Khu kinh tế.

- Khu đô thị Hương Lâm: Là cửa ngõ của Khu kinh tế về phía A Lưới, với hướng phát triển là khu ở kết hợp dịch vụ; có quy mô đất xây dựng khoảng 110 ha, dân số khoảng 4.500 - 5.000 người.

Các thành phần chính gồm khu ở, khu tái định cư và nhà ở công nhân phục vụ khu công nghiệp Hương Lâm; khu vực dịch vụ, thương mại trên tuyến đường Hồ Chí Minh; khu công cộng, trường học cho dân cư tại Khu kinh tế.

- Khu công nghiệp Hương Lâm

Thành phần chính là các khu vực xây dựng nhà máy, kho bãi và khu dịch vụ công nghiệp. Các loại hình sản xuất chính là chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp; vật liệu xây dựng; da giày, dệt may và các loại hình công nghiệp khác. Quy mô: khoảng 140 ha.

- Khu vực cửa khẩu A Đớt: Là khu kiểm soát cửa khẩu A Đớt và khu thương mại công nghiệp (khu phi thuế quan). Nâng cấp cửa khẩu A Đớt thành cửa khẩu chính để tạo điều kiện cho giao thương và đầu tư. Quy mô khoảng 70 ha.

Thành phần chính bao gồm:

+ Khu quản lý hành chính, quản lý và kiểm soát cửa khẩu chính với các cơ quan như trạm kiểm soát liên hợp, hải quan, thuế vụ, kiểm dịch, biên phòng...;

+ Khu thương mại công nghiệp với các công trình kho bãi phục vụ xuất nhập khẩu; nhà máy gia công tái chế hàng hóa; công trình xúc tiến đầu tư, thương mại miễn thuế; công trình dịch vụ tài chính, bảo hiểm, vận tải và các dịch vụ khác.

- Khu đô thị trung tâm A Đớt: Là trung tâm về hành chính, quản lý, dịch vụ thương mại, khu ở đô thị chính của Khu kinh tế. Quy mô: diện tích khoảng 410 ha, dân số khoảng 9.500 - 10.500 người.

Thành phần chính bao gồm:

+ Khu vực hành chính, quản lý, với khối quản lý hành chính dân cư và khối các cơ quan quản lý, điều hành chung của Khu kinh tế. Quy mô khoảng 10 ha.

+ Khu vực thương mại hỗn hợp: Bố trí tại khu vực trung tâm đô thị, gần các trục chính và đường giao thông đối ngoại. Gồm các văn phòng giao dịch, khu trưng bày, hệ thống cửa hàng kinh doanh tổng hợp, nhà hàng, dịch vụ thương mại, khách sạn, khu vực cho thuê văn phòng và căn hộ, các công trình hạ tầng xã hội... Quy mô khoảng 59 ha.

+ Khu vực dân cư đô thị bao gồm dân cư hiện trạng xen cấy và đất khu ở mới. Quy mô khoảng 150 ha.

- Khu đô thị sinh thái và du lịch A Roàng: Là khu ở hiện hữu cải tạo và khu vực phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với vùng đệm khu bảo tồn Sao La. Quy mô khoảng 230 ha, dân số khoảng 4.000 - 4.500 người.

Thành phần chính bao gồm:

+ Đô thị sinh thái A Roàng, phát triển trên cơ sở trung tâm xã A Roàng hiện tại và các cụm dân cư A Ho, A Roàng, Ka Lô. Cải tạo các khu ở hiện trạng, bố trí công trình và nhà ở gắn với hồ thủy điện A Roàng. Quy mô 175-180 ha,

+ Điểm du lịch sinh thái A Roàng, phát triển trên khu vực suối nước nóng A Roàng. Quy mô 50 - 55 ha

- Khu vực phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng (khu vực xây dựng phi tập trung)

Khu phát triển trang trại: Là khu vực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa với mô hình trang trại. Các trang trại được quy hoạch chủ yếu tại xã Hương Lâm, một phần thuộc vùng xã A Roàng và vùng tiệm cận với đô thị tại A Đớt. Quy mô đến năm 2020 khoảng 800 ha, đến năm 2030 khoảng 1.530 ha.

- Khu bảo tồn hạn chế xây dựng: Là khu vực bảo tồn và cấm xây dựng công trình dân dụng; bao gồm vùng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ, sông A Sáp và khu vực vành đai biên giới. Quy mô khoảng 3.923 ha.

5. Tổ chức không gian kiến trúc.

- Không gian theo vùng chức năng: Không gian cửa khẩu và khu thương mại công nghiệp; Không gian đô thị trung tâm A Đớt; Không gian khu công nghiệp và đô thị Hương Lâm; Không gian đô thị và du lịch sinh thái A Roàng.

- Các trục không gian gồm: Trục không gian Bắc - Nam theo đường Hồ Chí Minh; Trục không gian liên khu vực A Đớt - Hương Lâm; Trục không gian Đông Tây nối A Đớt - đường Hồ Chí Minh.

- Các không gian trọng tâm: Không gian cửa khẩu; Trung tâm khu thương mại công nghiệp; Trung tâm đô thị A Đớt; Khu công nghiệp Hương Lâm; Trung tâm đô thị A Roàng; Không gian cây xanh ven sông A Sáp, sông Bồ, hồ trung tâm, hồ thủy điện A Roàng.

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Định hướng quy hoạch giao thông

- Giao thông đối ngoại

+ Đường Hồ Chí Minh hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, bề mặt nền đường 9 - 12 m, hành lang an toàn mỗi bên 20 m. Cải tạo tuyến đoạn qua đèo A Năm và đoạn qua xã A Roàng về phía Nam phục vụ lưu thông và phát triển kinh tế;

+ Đường nối ra cửa khẩu A Đớt: Đầu tư cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, bề mặt nền đường 9 - 12 m.

+ Công trình phục vụ giao thông: Bến xe khách có quy mô khoảng 1 - 1,5 ha tại khu vực ngã 3 A Đớt. Bến xe tài có quy mô khoảng 1,0 ha nằm trong khu vực công nghiệp thương mại (phi thuế quan).

- Giao thông đối nội: Thiết kế dạng xương cá hỗn hợp; Đường trục chính đô thị gồm 3 tuyến có quy mô mặt cắt 34 m; Đường liên khu vực có quy mô 27 m; Đường khu vực có mặt cắt từ 20,5 - 22,5 m; Đường cho khu vực trang trại có quy mô mặt cắt 7,5 m.

+ Công trình phục vụ giao thông: Bố trí 5 nút giao chính trên đường Hồ Chí Minh và đường nối cửa khẩu, thiết kế cùng cốt, có đảo giao thông phân luồng, dẫn hướng. Xây dựng mới 3 cầu trên sông A Sáp, cải tạo một số cống cũ thành cầu. Bố trí 01 điểm đỗ xe cấp thành phố và 02 điểm đỗ xe cấp khu vực.

- Giao thông công cộng: Sử dụng xe buýt kết nối Khu kinh tế với đô thị A Lưới, thành phố Huế, đô thị Chân Mây - Lăng Cô.

b) San nền và thoát nước mưa

- San nền:

+ Lưu vực phía sông A Sáp: Khu công nghiệp Hương Lâm: Cao độ xây dựng khống chế ≥+593,0m. Khu Đô thị Hương Lâm: Cao độ xây dựng khống chế ≥+584,5m. Khu trung tâm đô thị A Đớt: Cao độ xây dựng khống chế ≥+596,0m. Khu vực cửa khẩu A Đớt: Cao độ xây dựng khống chế ≥+615,2m.

+ Lưu vực phía sông A Roàng: Cao độ xây dựng khống chế ≥ +473,0m.

+ Độ dốc nền 0,004 ≤ id ≤ 0,05 để thoát nước tự chảy.

- Thoát nước mưa:

+ Tại các khu vực xây dựng mới tập trung, các khu công nghiệp sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn;

+ Khu vực dân cư mật độ thấp và trung bình, khu dân cư hiện có cải tạo cho phép sử dụng hệ thống cống chung.

+ Hướng thoát nước chính theo địa hình ra sông A Sáp và sông A Roàng (sông Bồ). Thiết kế chia 2 lưu vực chính trong khu vực, cụ thể như sau:

. Lưu vực sông A Sáp nằm phía Tây Nam, thoát nước về sông A Sáp theo hướng Đông Nam xuống Tây Bắc về phía thủy điện A Lưới.

. Lưu vực sông A Roàng (sông Bồ) nằm phía Đông Bắc tại khu vực xã A Roàng, thoát nước mưa vào lòng hồ thủy điện A Roàng, sau đó chảy vào sông Bồ, sông Hương.

c) Cấp nước

- Tổng nhu cầu cấp nước cho Khu kinh tế đợt đầu: 7.480 m3/ngày đêm; dài hạn: 7.480 m3/ngày đêm.

- Nguồn cấp nước sinh hoạt: Nước mặt sông A Sáp và sông Bồ;

- Công trình đầu mối:

+ Trạm cấp nước số 1 công suất đến năm 2020: 8.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030: 12.000 m3/ngày đêm tại phía Tây của Khu kinh tế thuộc xã A Đớt, lấy nước từ hồ chứa nước trên nhánh suối thượng nguồn sông A Sáp.

+ Trạm cấp nước số 2 công suất đến năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030: 1.000 m3/ngày đêm tại xã A Roàng, lấy nước từ hồ thủy điện A Roàng.

d) Cấp điện

- Tổng phụ tải điện đợt đầu: 17,7MW; dài hạn 30,7MW.

- Nguồn cấp điện:

+ Giai đoạn ngắn hạn: Sử dụng nguồn điện từ nhà máy thủy điện A Roàng và từ nguồn điện quốc gia qua lưới trung thế sau trạm trung gian Bốt Đỏ;

+ Giai đoạn dài hạn: Xây mới trạm 110 KV gần khu công nghiệp Hương Lâm, dự kiến tổng cộng suất 41MVA.

- Lưới điện:

+ Tuyến điện 35 KV từ thủy điện A Roàng đi trung gian Bốt Đỏ phục vụ cho Khu kinh tế. Tương lai khi trạm 110 KV được xây dựng tại A Đớt có thể chuyển đường dây về đấu nối với trạm.

+ Lưới điện trung áp: Cải tạo nâng áp tuyến 15 KV lộ 872 trung gian Bốt Đỏ thành 22 KV. Xây mới 01 tuyến trung áp 22 KV từ trung gian Bốt Đỏ về Khu kinh tế. Giai đoạn dài hạn khi có trạm 110 KV sẽ bổ sung thêm các xuất tuyến 22 KV đến các hạng mục trọng tâm như: Khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp Hương Lâm, các khu dân cư.

+ Trạm hạ thế là trạm kín; sử dụng đường dây nổi. Tại khu trung tâm và cửa khẩu có thể sử dụng cáp ngầm.

+ Xây dựng lưới điện chiếu sáng phủ kín 100% lưới đường chính đô thị.

đ) Thông tin liên lạc

- Nâng cấp 03 điểm chuyển mạch hiện có quy mô 3.000 - 5.000 thuê bao; xây mới trạm chuyển mạch trung tâm dung lượng khoảng 15.000 thuê bao.

- Mở rộng dung lượng hệ thống cáp quang trên đường Hồ Chí Minh.

e) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

- Thoát nước thải

+ Tổng lượng nước thải thu gom đợt đầu khoảng 3.000 m3/ngày đêm; dài hạn khoảng 5.000 m3/ngày đêm.

+ Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng cho các khu vực trung tâm với dân cư mật độ cao và khu công nghiệp tập trung. Các khu vực khác sử dụng hệ thống thoát nước chung.

+ Xử lý nước thải: Các khu dân cư tập trung gom về trạm xử lý M1 (công suất đợt đầu 500 m3/ngày đêm, dài hạn 700 m3/ngày đêm) và M2 (công suất đợt đầu 700 m3/ngày đêm, dài hạn 1.500 m3/ngày đêm).

. Khu đô thị sinh thái, điểm du lịch và các cụm dân cư độc lập: xử lý nước thải cục bộ cho từng công trình hoặc cụm công trình;

. Nước thải công nghiệp: xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống cống riêng đưa về trạm xử lý tập trung M3 (công suất đợt đầu 1.500 m3/ngày đêm, dài hạn 2.300 m3/ngày đêm).

- Quản lý chất thải rắn:

+ Tổng lượng chất thải rắn cho toàn Khu kinh tế ước tính đợt đầu: 50 tấn/ngày đêm; dài hạn: 79 tấn/ngày đêm.

+ Thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR):

. Xây dựng khu chôn lấp CTR quy mô 1,05 ha tại xã Hồng Thượng và khu chôn lấp có quy mô khoảng 2ha nằm tại phía Tây Nam xã A Roàng.

. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Đông Sơn khoảng quy mô khoảng 15-20 ha. Giai đoạn đầu sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, dài hạn xây dựng nhà máy chế biến phân vi sinh.

- Quy hoạch nghĩa trang:

+ Đóng cửa, khoanh vùng các nghĩa trang hiện trạng, tiến tới di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ trong khu vực;

+ Xây dựng nghĩa trang tập trung cho Khu kinh tế và các xã lân cận trong huyện A Lưới tại xã Đông Sơn, có quy mô khoảng 30 ha.

7. Quy hoạch đợt đầu - giai đoạn đến 2020

a) Quy mô đất đai giai đoạn đầu.

- Đất xây dựng tập trung:

Đến năm 2020 nhu cầu đất xây dựng các khu chức năng chính khoảng 753 ha, bao gồm: Đất dân dụng: 365 ha; Đất không thuộc khu dân dụng (đất công nghiệp, đất thương mại công nghiệp, đất công cộng đô thị, mặt nước,...): 388 ha.

- Đất xây dựng phi tập trung và đất khác:

Đến năm 2020 nhu cầu đất cho các chức năng khác của Khu kinh tế khoảng 9.431 ha, bao gồm: Đất trang trại 800 ha; Đất rừng trồng, cây công nghiệp 2.900 ha; Đất rừng phòng hộ bảo tồn 3.922,5 ha; Đất khác 1.808,5 ha

b) Các dự án ưu tiên đầu tư

- Ngoài ranh giới Khu kinh tế:

+ Hoàn thiện công tác sửa chữa, cải tạo các tuyến giao thông: Quốc lộ 49 đi Huế và đường tỉnh 74 đi Khu kinh tế Chân Mây;

+ Xây dựng vùng trồng cây công nghiệp phục vụ sản xuất cho Khu kinh tế và huyện A Lưới;

- Trong ranh giới Khu kinh tế:

+ Lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng chính của Khu kinh tế.

+ Đầu tư cụm công trình hành chính, quản lý Khu kinh tế, hoàn thiện trạm kiểm soát liên hợp, quốc môn, các công trình phụ trợ khác của cửa khẩu.

+ Xây dựng đường chính Khu kinh tế bao gồm trục Bắc - Nam từ Hương Lâm ra cửa khẩu kết nối với các khu chức năng, có mặt cắt 34 m và đường từ ngã ba A Đớt vào trung tâm đô thị.

+ Đầu tư các công trình hành chính đô thị, hành chính Khu kinh tế; chuẩn bị mặt bằng xây dựng các công trình dịch vụ thương mại tại đô thị A Đớt.

+ Xây dựng khu tái định cư, bệnh viện, các công trình hạ tầng đầu mối cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải và cấp điện để ổn định dân cư.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu Khu công nghiệp Hương Lâm.

+ Xây dựng khu du lịch dịch sinh thái, nghỉ dưỡng A Roàng.

8. Các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Giám sát môi trường các vùng như sau; Vùng giáp với sông A Sáp, sông Bồ, hồ Thủy Điện A Roàng; Vùng có độ dốc quá lớn >30°, giảm thiểu xói mòn, trượt lở đất; Khu đô thị sinh thái A Roàng và điểm du lịch A Roàng.

- Phát triển lồng ghép yếu tố môi trường.

+ Khu thương mại cửa khẩu và khu công nghiệp dành quỹ đất thích hợp xây dựng hệ thống xử lý chất thải và cho tương lai khi quy mô công nghiệp và thương mại mở rộng.

+ Khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch để kiểm soát và hạn chế lượng chất thải.

- Các giải pháp kỹ thuật khác để bảo vệ môi trường.

+ Giải pháp bảo vệ môi trường đất: Canh tác theo đường đồng mức và trồng xen các loại cây để giảm xói mòn. Khu công nghiệp Hương Lâm xây dựng hệ thống thoát riêng đối với nước thải và nước mưa.

+ Giải pháp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn: Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm theo quy định. Trồng cây xanh cho các khu tập trung dân cư và khu vực các cụm công nghiệp.

+ Giải pháp bảo vệ môi trường nước: Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng cho mỗi đô thị, khu, cụm công nghiệp.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các công việc sau:

- Công bố công khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 được duyệt.

- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho khu vực Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt.

- Triển khai lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị để cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt đến năm 2030.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng  TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1136/QĐ-TTg ngày 24/08/2012 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.389

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.28.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!