ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2024/QĐ-UBND
|
Hậu Giang, ngày
19 tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ;
CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ QUY CHẾ KIỂM TRA, NGHIỆM THU
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT QUANG, DUY TU, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐẢM BẢO GIAO THÔNG VÀ
NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT
ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí
giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị quyết số
31/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12
năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ;
cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu
đối với công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và
nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày 29 tháng 4 năm 2024.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban,
ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan,
đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (HN-TP. HCM);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy;
- VP. Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, NCTH.HP
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa
|
QUY ĐỊNH
TIÊU
CHÍ, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ; CƠ CHẾ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG VÀ QUY CHẾ KIỂM TRA, NGHIỆM THU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT QUANG, DUY TU, BẢO
DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐẢM BẢO GIAO THÔNG VÀ NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Kèm theo Quyết định số 05/2024/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra,
nghiệm thu đối với công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo
giao thông và nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
bao gồm: Công tác phát quang, công tác sửa chữa, nạo vét rãnh, công tác sửa chữa
mặt đường, công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn giao thông, công tác bảo dưỡng cầu,
vệ sinh cầu.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực
hiện tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; giám sát, đánh giá, kiểm định chất
lượng; kiểm tra, nghiệm thu kết quả công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp
sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí
chi thường xuyên.
Điều 2. Điều kiện áp dụng
công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp
các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Chủ đầu tư quyết định thời gian thực hiện hợp đồng
các gói thầu phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng
cấp các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khi phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu hoặc đặt hàng đối với trường hợp đủ điều kiện đặt hàng hoặc đấu
thầu theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung
cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3. Tiêu chí, tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ đối với công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm
bảo giao thông và nâng cấp các công trình giao thông theo chất lượng thực hiện
1. Đối với công tác phát quang
TT
|
Hạng mục
|
Nội dung yêu cầu
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, chất lượng
|
Mức độ đáp ứng
|
Thời gian cho
phép khắc phục tồn tại
|
|
|
|
1
|
Cắt cỏ, phát quang cây dại, phát quang cây dại
hai đầu mố cầu
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.1.2.3, 5.1.2.4,
5.1.2.5 của TCCS 07:2013/TCĐBVN.
|
a) Không che khuất cọc tiêu, biển báo, cột Km và ảnh
hưởng đến thoát nước; không ảnh hưởng tầm nhìn.
b) Đối với taluy dương trong phạm vi chiều cao ≤
4,0 m cây cỏ không được cao quá 0,2 m.
c) Đối với taluy âm trong phạm vi 1,0 m từ vai đường
trở ra và trong bụng đường cong cây cỏ không được cao quá vai đường 0,2 m.
d) Cây cỏ không được cao quá vai đường 0,2 m và
chờm ra mặt đường.
|
a) Cây cỏ phải được cắt, phát quang trong vòng 03
ngày khi phát hiện.
b) Cây đổ ngang đường phải khắc phục để đảm bảo
an toàn giao thông trong thời gian 03 giờ kể từ khi phát hiện.
|
2. Đối với công tác sửa chữa, nạo vét rãnh
TT
|
Hạng mục
|
Nội dung yêu cầu
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, chất lượng
|
Mức độ đáp ứng
|
Thời gian cho
phép khắc phục tồn tại
|
1
|
Vét rãnh kín
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.3 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
Phải đảm bảo thông thoáng, không được để đọng
rác, bùn, đất, các vật gây cản trở dòng chảy; các bộ phận được gia cố không bị
hư hỏng, mất; không xói lở xung quanh kết cấu rãnh.
|
Tắc nghẽn phải được khơi thông trong vòng 01 ngày
sau khi phát hiện đối với mùa mưa, 07 ngày đối với mùa khô.
Hư hỏng lớn, mất phải được sửa chữa hoặc báo cáo
trong vòng 14 ngày sau khi được phát hiện.
|
3. Đối với công tác sửa chữa mặt đường
TT
|
Hạng mục
|
Nội dung yêu cầu
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, chất lượng
|
Mức độ đáp ứng
|
Thời gian cho
phép khắc phục tồn tại
|
1
|
Đường bê tông nhựa (BTN), láng nhựa
|
a
|
Láng nhựa mặt đường rạn chân chim, mặt đường bong
tróc (1 lớp; 2 lớp) bằng thủ công
|
Xử lý theo quy định tại Mục 5.4.3.4 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
Khi mặt đường xuất hiện các vết nứt, bong tróc phải
xử lý ngay bằng cách láng nhựa nóng đảm bảo ngăn không cho nước ngấm xuống lớp
dưới và đảm bảo mặt đường êm thuận. Trình tự thực hiện theo Tiêu chuẩn thi
công mặt đường láng nhựa nóng TCVN 8863:2011 .
|
Diện tích mặt bị nứt không được vượt quá 10% diện
tích mặt đường tính cho 50 m dài đường bất kỳ.
|
Khi xuất hiện vết nứt loại này, thời gian cho
phép sửa chữa trong vòng 07 ngày đối với mùa mưa, 14 ngày đối với mùa khô.
|
b
|
Xử lý sình lún
|
Xử lý theo quy định tại Mục 5.4.3.10 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
a) Không được để sình lún phát triển thành rạn nứt
lớn và không được để lún lõm quá 25 mm đối với đường bê tông nhựa, 50 mm đối
với đường láng nhựa, thấm nhập nhựa. Đồng thời, không được quá 0,5% diện tích
mặt đường rạn nứt và lún lõm nhỏ hơn các quy định trên.
b) Yêu cầu mức độ đáp ứng khi xử lý sình lún như
đối với công tác vá ổ gà tại Mục 2.1.1.
|
Các chỗ sình lún phải được loại bỏ trong vòng 10
ngày (không tính các ngày trời mưa, mặt đường ẩm ướt không thi công được).
|
c
|
Vá ổ gà, cóc gặm, lún cục bộ, lún trồi mặt đường
bê tông nhựa nóng, bê tông nhựa nguội
|
Vá ổ gà theo quy định tại Mục 5.4.3.3 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
a) Xử lý kịp thời các vị trí ổ gà ngay từ khi
phát hiện.
b) Các miếng vá phải cùng cao độ với mặt đường
xung quanh với dung sai tối đa + 5 mm; những miếng vá có diện tích > 0,1 m2
được vá theo hình chữ nhật, hình vuông; các cạnh miếng vá phải song song hoặc
vuông góc với tim đường.
c) Các miếng vá được vá bằng các vật
liệu quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật. Vật liệu vá phải tương đương hoặc
tốt hơn so với vật liệu đã được sử dụng cho mặt đường xung quanh (mặt đường
bê tông nhựa (BTN) phải được vá bằng BTN nóng, hoặc BTN nguội; trên các tuyến
đường cấp thấp tại những nơi khó khăn trong việc sản xuất, cung ứng các loại
BTN, cho phép sử dụng vật liệu carboncor để vá. Mặt đường láng nhựa phải được
vá bằng láng nhựa, các loại bê tông nhựa, carboncor).
d) Mối nối giữa miếng vá với mặt đường xung quanh
không được để khe hở rộng quá 03 mm.
|
Thời gian cho phép khắc phục trong vòng 05 ngày đối
với các tuyến đường cấp IV - VI kể từ khi xuất hiện.
|
2
|
Đường bê tông xi măng
|
a
|
Bảo dưỡng khe co giãn mặt đường bê tông xi măng
|
Xử lý theo quy định tại Mục 5.4.2.2, 5.4.2.2 của
TCCS 07:2013/TCĐBVN.
|
Các khe co, khe giãn, khe dọc không bị bong bật mất
vật liệu chèn khe có mức độ hư hỏng M trở lên.
|
Phải xử lý trong vòng 07 ngày sau khi phát hiện
(không tính các ngày trời mưa, mặt đường ẩm ướt không thi công được).
|
b
|
Sửa chữa nứt nhỏ mặt đường bê tông xi măng
|
Xử lý theo quy định tại Mục 5.4.2.4 - 5.4.2.7 của
TCCS 07:2013/TCĐBVN.
|
Không để xuất hiện vết nứt có mức độ hư hỏng M trở
lên.
|
Phải sửa chữa trong vòng 07 ngày sau khi phát hiện
(đối với mùa mưa), 14 ngày (đối với mùa khô)
|
4. Công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn giao thông
TT
|
Hạng mục
|
Nội dung yêu cầu
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, chất lượng
|
Mức độ đáp ứng
|
Thời gian cho
phép khắc phục tồn tại
|
1
|
Biển báo
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.12.1 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
Bảo quản đầy đủ biển báo từ khi nhận bàn giao; đảm
bảo chất lượng, rõ ràng, không bị bẩn, chắc chắn, dễ nhận biết từ xa và phải
quan sát được rõ cả ngày và đêm.
|
Đối với hư hỏng, mất phải sửa chữa thay thế trong
vòng 01 ngày đối với biển báo cấm, biển hiệu lệnh; 03 ngày với các biển còn lại
sau khi phát hiện.
|
2
|
Cột Km, cọc H, cọc tiêu
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.12.12 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
Đảm bảo dễ nhận biết, dễ đọc, không xiêu vẹo, đúng
quy định; hư hỏng, mất phải được sửa chữa kịp thời.
|
Sửa chữa, thay thế trong vòng 07 ngày.
|
5. Đối với công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu
TT
|
Hạng mục
|
Nội dung yêu cầu
tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, chất lượng
|
Mức độ đáp ứng
|
Thời gian cho
phép khắc phục tồn tại
|
1
|
Sơn cầu, vét vôi cầu công trình có kết cấu bê
tông
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.11.2 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
a) Tình trạng công trình bình thường, vệ sinh sạch
sẽ, các hư hỏng bong tróc nhỏ phải được sửa chữa hoặc theo dõi.
b) Sơn lan can gờ chắn bánh cầu thực hiện sơn
(2÷3) năm/lần.
c) Quét vôi lan can, gờ chắn bánh cầu thực hiện 1
năm/lần.
|
Khắc phục hư hỏng hoặc báo cáo về chủ đầu tư bố
trí sơn định kỳ ngày từ khi phát hiện.
|
2
|
Sơn cầu có kết cấu bằng thép bằng kim loại khác
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.11.8 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
a) Kết cấu sạch. Các bộ phận kim loại của toàn bộ
công trình phải được sơn hoặc nếu không phải được bảo vệ và không bị xói mòn,
rỉ sét.
b) Sơn cầu thép, dàn thép, cầu liên hợp thép sơn
lại các vị trí bong tróc lớp sơn cũ.
|
Khắc phục hư hỏng hoặc báo cáo trong vòng 07 ngày
từ khi phát hiện.
|
3
|
Mặt cầu
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.11.1, 5.11.4 đến
mục 5.11.6, 5.11.11 của TCCS 07:2013/TCĐBVN.
|
a) Không có ổ gà, vệ sinh sạch, thoát nước tốt. Đảm
bảo êm thuận phần tiếp giáp đầu cầu.
b) Xử lý ổ gà, rạn nứt, trồi lún như quy định đối
với mặt đường.
c) Có biển cảnh báo, giảm tốc độ phù hợp khi có
hư hỏng trong thời gian chờ xử lý.
d) Các chỗ lún lõm, ổ gà phải được xử lý đảm bảo
giao thông ngay sau không quá 02 ngày phát hiện.
|
Khắc phục hư hỏng trong vòng 02 ngày từ khi phát
hiện.
|
4
|
Vệ sinh mố cầu
|
Thực hiện theo quy định tại Mục 5.11.10 của TCCS
07:2013/TCĐBVN.
|
- Vệ sinh bề mặt đỉnh mố cầu;
- Phát quang cây cỏ phần tường mố, trên 1/4 nón
hàng quý.
|
Thực hiện hàng quý theo quy định.
|
Điều 4. Cơ chế giám sát, đánh
giá, kiểm định chất lượng đối với công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp các công trình giao thông
1. Cơ quan được giao quản lý có trách nhiệm tổ chức
việc giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng công tác phát quang, công tác sửa
chữa, nạo vét rãnh, công tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo dưỡng hệ thống an
toàn giao thông, công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu theo chất lượng thực hiện
của nhà thầu, cụ thể như sau:
a) Trường hợp có đủ năng lực và biên chế thực hiện
nhiệm vụ giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng, cơ quan được giao quản lý có
thể trực tiếp thực hiện việc giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng kết quả
thực hiện đối với công tác phát quang, công tác sửa chữa, nạo vét rãnh, công
tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn giao thông, công
tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu theo chất lượng thực hiện.
b) Trường hợp không có đủ năng lực và biên chế thực
hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng đối với công tác phát
quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông theo chất lượng thực hiện
của nhà thầu, cơ quan được giao quản lý có thể thuê tư vấn giám sát có đủ năng
lực để tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng.
Chi phí giám sát việc thực hiện công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng được thực
hiện theo quy định hiện hành.
2. Nội dung giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng
a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân
trong hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan được giao quản lý, đại diện của
cơ quan được giao quản lý người thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá, kiểm định
chất lượng cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
b) Kiểm tra đối chiếu nhân lực, thiết bị thi công,
hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu trên thực tế với các quy định trong hồ
sơ mời thầu, dự thầu, hợp đồng đã ký.
c) Giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng thực hiện
đối với công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông của
nhà thầu theo các tiêu chí chất lượng quy định trong hợp đồng, phát hiện các tồn
tại về chất lượng thực hiện; lập biên bản hoặc có văn bản thông báo với đại diện
nhà thầu yêu cầu khắc phục các tồn tại theo quy định; hết thời hạn khắc phục
cho phép, tổ chức kiểm tra việc khắc phục của nhà thầu.
d) Tổ chức định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra kết quả
thực hiện của nhà thầu. Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thực hiện công tác
phát quang, duy tu, bảo dưỡng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp
với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực
hiện và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định.
đ) Báo cáo kịp thời cơ quan được giao quản lý các tồn
tại vướng mắc ngoài thẩm quyền, kiến nghị giải pháp xử lý để đảm bảo chất lượng
thực hiện.
e) Hàng tháng, trước ngày nghiệm thu kết quả thực
hiện ít nhất 02 ngày, trên cơ sở kết quả nghiệm thu đánh giá nội bộ của nhà thầu,
kết quả kiểm tra công việc thực hiện; người thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh
giá, kiểm định chất lượng kết quả thực hiện đối với từng tiêu chí chất lượng của
từng hạng mục công việc trong tháng, đề xuất mức điểm đạt được đối với kết quả
thực hiện của nhà thầu, các tồn tại, bất cập cần chấn chỉnh, báo cáo bằng văn bản
gửi cơ quan được giao quản lý hoặc đại diện cơ quan được giao quản lý xem xét,
quyết định.
g) Phát hiện các sai sót bất cập trong quá trình
triển khai thực hiện cũng như quy định hợp đồng, kiến nghị cơ quan được giao quản
lý tổ chức điều chỉnh hợp đồng.
h) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp
đồng.
Điều 5. Quy chế kiểm tra đối với
công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp
các công trình giao thông của cơ quan giao nhiệm vụ
1. Cơ quan giao nhiệm vụ có trách nhiệm định kỳ hoặc
đột xuất kiểm tra đơn vị nhận nhiệm vụ trong việc thực hiện các nội dung công
tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp các
công trình giao thông theo quy định.
2. Định kỳ hàng tháng, quý, cơ quan giao nhiệm vụ
thực hiện kiểm tra. Thời điểm kiểm tra cụ thể sẽ được cơ quan giao nhiệm vụ
thông báo trước 05 ngày đến đơn vị nhận nhiệm vụ.
3. Sau mỗi kỳ kiểm tra, cơ quan giao nhiệm vụ và
đơn vị nhận nhiệm vụ lập biên bản, xác định những nội dung công việc không thực
hiện theo quy định hoặc thực hiện nhưng không đạt chất lượng để làm cơ sở nghiệm
thu, giảm trừ vào kỳ kiểm tra.
Điều 6. Quy chế nghiệm thu đối
với công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng
cấp các công trình giao thông
1. Quy định về nghiệm thu
a) Việc nghiệm thu chất lượng thực hiện công tác phát
quang, công tác sửa chữa, nạo vét rãnh, công tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo
dưỡng hệ thống an toàn giao thông, công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu được thực
hiện từng tháng; việc thanh toán thực hiện theo từng tháng hoặc quý và được quy
định trong hợp đồng.
b) Các bên tham gia kiểm tra nghiệm thu gồm: đại diện
cơ quan được giao quản lý (gọi chung là Bên A) có trách nghiệm chủ trì, phối hợp
với nhà thầu thực hiện hợp đồng (Bên B) để tiến hành kiểm tra khi nghiệm thu.
Bên A có thể mời thêm thành phần khác tham gia kiểm tra khi tiến hành nghiệm
thu.
- Cơ cấu tham gia nghiệm thu gồm Bên A và đại diện
tư vấn giám sát (trường hợp Bên A có thuê tư vấn giám sát), đại diện Bên B. Các
bên đại diện ít nhất 2 thành viên tham gia nghiệm thu.
- Các thành viên tham gia nghiệm thu có trách nhiệm
chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu trong kỳ nghiệm thu. Điểm
đánh giá trong tháng là điểm trung bình cộng của các thành viên tham gia nghiệm
thu.
- Người tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm cá
nhân về kết quả thực hiện công việc của mình.
c) Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản và là
căn cứ để thanh toán cho nhà thầu.
d) Việc đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu được
xem xét trên cơ sở:
- Báo cáo kết quả thực hiện của nhà thầu, biên bản nghiệm
thu, bảng chấm điểm nội bộ của nhà thầu;
- Kết quả kiểm tra thực hiện công tác phát quang,
công tác sửa chữa, nạo vét rãnh, công tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo dưỡng
hệ thống an toàn giao thông, công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu của nhà thầu.
đ) Đối với các tồn tại được xác định khi kiểm tra
nghiệm thu, ngoài việc bị khấu trừ kinh phí theo quy định, nhà thầu phát quang,
công tác sửa chữa, nạo vét rãnh, công tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo dưỡng
hệ thống an toàn giao thông, công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu có trách nhiệm
tổ chức khắc phục ngay các tồn tại với thời hạn tối đa không quá 10 ngày kể từ
khi kiểm tra nghiệm thu. Người thực hiện nhiệm vụ giám sát của cơ quan được
giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận kết quả khắc phục tồn tại của
nhà thầu thực hiện công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo
giao thông bằng biên bản; biên bản này là tài liệu để xem xét kết quả nghiệm
thu tháng tiếp theo cho nhà thầu.
e) Số tiền thanh toán 1 kỳ (tháng hoặc quý):
- Đối với trường hợp không bị khấu trừ quy định
trong hợp đồng, thì được thanh toán 100% giá trị dự toán của kỳ theo hợp đồng.
- Trường hợp thanh toán theo tháng: số tiền thanh
toán trong tháng bằng 1/12 giá trị hợp đồng trong 01 năm hoặc bằng 01 tháng
chia cho số tháng trong thời hạn hợp đồng, sau đó nhân giá trị hợp đồng.
Trường hợp thanh toán vào các tháng mà trong hợp đồng
có quy định thanh toán cả chi phí trượt giá thì được bổ sung chi phí trượt giá
vào tháng thanh toán.
- Trường hợp số điểm đạt trên 50% số điểm, đồng thời
bị khấu trừ chi phí thanh toán: số tiền thanh toán trong tháng bằng số tiền quy
định tại điểm a khoản này trừ số tiền bị giảm trừ. Số tiền giảm trừ xác định
theo quy định.
- Trường hợp thanh toán theo quý, thì cộng giá trị
được thanh toán các tháng trong quý đó.
g) Căn cứ đặc điểm gói thầu, công trình và quy định
tại quy định này, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ có trách nhiệm quy định việc đánh giá chất lượng, điểm, phương pháp chấm
điểm, giám sát, nghiệm thu và thanh toán trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
khi tiến hành lựa chọn nhà thầu và quy định trong hợp đồng để làm cơ sở cho các
bên triển khai thực hiện.
2. Hướng dẫn phương pháp đánh giá chất lượng thực
hiện
a) Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác phát
quang, công tác sửa chữa, nạo vét rãnh, công tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo
dưỡng hệ thống an toàn giao thông, công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu theo chất
lượng thực hiện được thực hiện theo phương pháp chấm điểm. Số điểm để lựa chọn
đánh giá là 100 điểm. Cho tất cả công việc phát quang, công tác sửa chữa, nạo
vét rãnh, công tác sửa chữa mặt đường, công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn giao
thông, công tác bảo dưỡng cầu, vệ sinh cầu trong một hợp đồng, một gói thầu.
b) Nguyên tắc phân bổ điểm của mỗi công việc bảo dưỡng
trong số điểm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục III Phụ lục số II Thông
tư số 48/2019/TT- BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo
trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Hướng dẫn chấm điểm theo kết quả thực hiện theo
quy định tại khoản 3 Mục III Phụ lục số II Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT .
d) Quy định về khấu trừ kinh phí đối với công tác
phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông thực hiện theo quy định
tại Mục IV Phụ lục số II Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT .
3. Đối với nghiệm thu tháng: Định kỳ từ ngày 20 đến
ngày 30 của tháng, cơ quan giao nhiệm vụ tổ chức nghiệm thu, thanh toán công
tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp các
công trình giao thông. Riêng đối với tháng 12 tổ chức nghiệm thu, thanh toán từ
ngày 15 đến ngày 20 của tháng.
Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu, thanh toán bao gồm:
a) Hợp đồng giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu.
b) Đơn giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Dự toán công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp các công trình giao thông hàng quý được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu của cơ quan giao
nhiệm vụ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế
hoạch giao nhiệm vụ, dự toán giao nhiệm vụ hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
b) Căn cứ Quy định này và các quy định có liên quan
Sở Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm
định chất lượng công tác phát quang, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao
thông và nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
c) Hướng dẫn chi tiết các nội dung, bảng biểu, ký hợp
đồng để triển khai giao nhiệm vụ theo quy định.
d) Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ
quan, địa phương, đơn vị, cá nhân liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố, các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện theo Quy định này.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó
khăn, vướng mắc hoặc cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung, các cơ quan, đơn vị
liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.