ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
01/2014/QĐ-UBND
|
Đà Lạt, ngày 07
tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng
6 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng
4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị;
Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11 tháng
10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển chiếu
sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chiếu sáng
đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm tra VB (Bộ Tư pháp);
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, GT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Tiến
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2014/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về các hoạt động chiếu sáng
tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
và cá nhân liên quan trong việc quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị.
2. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi
tham gia các hoạt động có liên quan đến hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng phải chấp hành Quy định này và các quy định của pháp luật khác có
liên quan.
Điều 2. Giải thích một số từ
ngữ
Trong Quy chế này, một số từ ngữ, khái niệm chuyên
ngành được hiểu như sau:
1. Hoạt động chiếu sáng đô thị bao gồm: quy hoạch,
đầu tư phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành hệ thống
chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng các công
trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công
trình; chiếu sáng trang trí và chiếu sáng khu vực lễ hội.
3. Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm chiếu
sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị.
4. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng
đô thị là những hoạt động về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng và
khai thác sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
5. Trạm đèn chiếu sáng công cộng là hệ thống các vật
tư, thiết bị bao gồm: phần cấp nguồn cho tủ điện điều khiển chiếu sáng, mạng lưới
đường dây, cáp dẫn điện và các vật tư, thiết bị khác như cột đèn, cần đèn, hệ
thống tiếp điện, phụ tải là các thiết bị chiếu sáng công cộng.
6. Hệ thống điều khiển chiếu sáng trung tâm bao gồm
trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng, mạng lưới thông tin tín hiệu của hệ
thống chiếu sáng, các tủ điều khiển chiếu sáng.
7. Quản lý vận hành trạm là quá trình thực hiện các
công việc kiểm tra, vận hành, quản lý một trạm đèn công cộng.
8. Tỷ lệ bóng sáng là tỷ số giữa số lượng đèn hoạt
động bình thường trên tổng số đèn lắp đặt trên địa bàn 1 khu vực hoặc các đường
phố được cấp điện từ 1 tủ điều khiển chiếu sáng.
9. LED (Light Emitting Diode, có nghĩa là đi ốt
phát quang) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại.
10. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị là đơn vị có đủ điều kiện và năng lực được cấp có thẩm
quyền quyết định đặt hàng, giao thầu, trúng thầu.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý
chiếu sáng đô thị
1. Chiếu sáng đô thị phải thực hiện theo quy chuẩn
kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành và do Sở Xây dựng thống nhất quản lý chung.
2. Hoạt động chiếu sáng đô thị yêu cầu phải sử dụng
điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường và mỹ quan đô thị.
3. Xây dựng, cải tạo các công trình chiếu sáng đô
thị trên địa bàn tỉnh:
a) Phải phù hợp với quy hoạch đô thị được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt và những quy định hiện hành khác.
b) Khi xây dựng, cải tạo các công trình chiếu sáng
đô thị phải tuân thủ quy định về quản lý xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ
thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi và lắp đặt nguồn
sáng, các thiết bị chiếu sáng hiện đại với hiệu suất cao, được cấp giấy chứng
nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc dán nhãn tiết kiệm năng lượng của cơ
quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng chiếu
sáng đô thị, tiết kiệm điện và phát triển bền vững.
4. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng
đô thị: phải tuân thủ theo quy định, quy trình kỹ thuật về chiếu sáng đảm bảo
an toàn, tiết kiệm điện, phòng chống cháy nổ, bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng
đô thị.
5. Không sử dụng nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị vào mục đích khác.
6. Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm thực hiện các
quy định về bảo vệ hệ thống chiếu sáng đô thị, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và
báo cho cơ quan có thẩm quyền các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng
hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
7. Tỉnh Lâm Đồng khuyến khích các tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống
chiếu sáng đô thị; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo năng lượng
sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió để cấp điện cho hệ thống chiếu
sáng công cộng.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH,
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ
Điều 4. Quy hoạch hệ thống chiếu
sáng đô thị
1. Quy hoạch hệ thống chiếu sáng đô thị phải phù hợp
với yêu cầu, mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng,
tuân thủ theo Điều 9, Điều 10, chương II, Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày
28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.
2. Sở Xây dựng, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện và
Phòng Quản lý đô thị thành phố có nhiệm vụ quản lý quy hoạch hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị.
Điều 5. Thiết kế hệ thống chiếu
sáng đô thị
1. Thiết kế công trình chiếu sáng đô thị phải tuân
thủ theo quy hoạch, quy định chiếu sáng đô thị và dự án được duyệt, các tiêu
chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị đối với từng công trình hoặc từng khu vực
được chiếu sáng; đối với tuyến đường, khu vực mới chưa có quy hoạch chi tiết
xây dựng được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị phải
có ý kiến của Sở Xây dựng.
2. Thiết kế chiếu sáng đối với công trình giao
thông:
a) Thiết kế chiếu sáng hè, đường
giao thông, hầm đường bộ, cầu và đường trên cao, nút giao thông tuân theo các
tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị quy định cho từng loại công trình giao
thông tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành tại Thông tư số 02/TT-BXD ngày
05/02/2010 của Bộ Xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, phòng
chống cháy nổ.
b) Sử dụng các bóng đèn và cột đèn và có hình dáng,
kích thước phù hợp với từng khu vực, tuyến đường nhưng có tính thẩm mỹ, phù hợp
với không gian kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh; đảm bảo các thông
số kỹ thuật về độ chói, hệ số đồng đều trục theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chiếu
sáng hiện hành.
c) Chiếu sáng trên các cầu và đường trên cao (cầu cạn)
phải tính toán sử dụng đèn chiếu sáng tương đồng với chiếu sáng của phần đường
nối tiếp với cầu, sử dụng những loại đèn tránh gây lóa, an toàn và đảm bảo tính
dẫn hướng đối với đối tượng tham gia giao thông.
3. Thiết kế chiếu sáng đối với đường ngõ xóm, đường
làng, đường liên xã, liên thôn:
a) Thiết kế chiếu sáng có quy mô phù hợp với quy mô
của đường, chiều cao hợp lý, sử dụng nguồn sáng tiết kiệm điện, an toàn, mỹ
quan đô thị và được đóng, cắt, vận hành từ tủ điều khiển chiếu sáng độc lập hoặc
từ tủ điều khiển đường phố kết nối được với trung tâm điều khiển. Các đèn ở các
vị trí góc được vận hành theo một chế độ.
b) Khi lắp dựng cột mới phải đảm bảo an toàn giao
thông, mỹ quan đô thị và theo thiết kế được duyệt.
c) Trường hợp không trồng được cột đèn mới, đơn vị
thiết kế phải thiết kế giải pháp an toàn và chủ đầu tư phải thỏa thuận với đơn
vị quản lý cột điện lực để lắp đèn chiếu sáng hoặc gắn vào vật kiến trúc khác
nhưng phải đảm bảo mỹ quan và an toàn trong mọi điều kiện.
4. Thiết kế chiếu sáng đối với không gian công cộng
trong đô thị:
a) Các khu vực cần được thiết kế chiếu sáng không
gian công cộng đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa, quảng trường, các khu vực
ven hồ nước, các không gian công cộng có ý nghĩa về chính trị, lịch sử, văn hóa
trong đô thị theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được phê
duyệt, việc chiếu sáng không gian công cộng phải góp phần tăng thẩm mỹ không
gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cảnh quan như cây xanh, thảm cỏ, bồn
hoa, mặt nước với các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước và các
công trình khác.
b) Chiếu sáng công viên, vườn hoa:
Thiết kế chiếu sáng công viên, vườn hoa phải phù hợp
với cảnh quan kiến trúc, thiết kế đô thị và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật; các cột
đèn chiếu sáng, nguồn sáng phải làm tăng giá trị cảnh quan không gian kiến trúc
và đảm bảo yêu cầu quản lý vận hành bảo trì sửa chữa. Khi thiết kế chiếu sáng
công viên vườn hoa cần tính toán và bố trí các tủ cấp điện cho chiếu sáng trang
trí lễ hội theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
c) Thiết kế chiếu sáng quảng
trường, nút giao thông:
Chiếu sáng quảng trường, nút giao thông phải đảm bảo
đạt tiêu chuẩn chiếu sáng cao hơn tiêu chuẩn chiếu sáng đường từ 10% - 20%
(theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành tại Thông tư số 02/TT-BXD ngày
05/02/2010 của Bộ Xây dựng). Độ chói mặt đường yêu cầu không nhỏ hơn bề mặt các
đường chính dẫn vào nút. Việc thiết kế chiếu sáng nên dùng cột thép có chiều
cao thích hợp lắp đèn pha để chiếu sáng. Đối với quảng trường, ngoài yêu cầu
thiết kế nút giao thông trên, cần thiết kế đồng bộ chiếu sáng trang trí kiến
trúc các tòa nhà và thiết kế chiếu sáng trang trí lễ, tết theo Khoản 5, Khoản 6
Quy chế này.
5. Thiết kế chiếu sáng kiến trúc và chiếu sáng mặt
ngoài công trình:
a) Thiết kế chiếu sáng kiến trúc phải phối hợp hài
hòa các giải pháp:
- Chiếu sáng chung đồng đều trên bề mặt công trình.
- Chiếu sáng cục bộ để khắc họa chi tiết kiến trúc
đặc thù (như cột nhà, cửa sổ, chóp mái....)
- Kết hợp với chiếu sáng không gian xung quanh công
trình như không gian cây xanh xung quanh công trình, chiếu sáng trang trí mặt bằng
khu vực công trình để tăng hiệu quả thẩm mỹ cho công trình kiến trúc.
b) Thiết kế chiếu sáng kiến trúc các tòa nhà cao tầng:
- Các công trình có chiều cao có thể ảnh hưởng đến
hoạt động hàng không phải có đèn báo tĩnh không theo Quy chế không lưu hàng
không dân dụng của Bộ Giao thông vận tải.
- Hệ thống chiếu sáng trang trí kiến trúc các tòa
nhà vận hành ở 2 chế độ: chế độ ngày thường và chế độ ngày chủ nhật, ngày lễ,
tương ứng với các công suất tiêu thụ khác nhau để đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm
điện.
c) Thiết kế chiếu sáng kiến trúc các công trình kiến
trúc có ý nghĩa lịch sử, văn hóa: đối với các công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch
sử, văn hóa ở các vị trí trung tâm, dọc các tuyến phố chính hoặc có ảnh hưởng
tích cực đến không gian đô thị phải có thiết kế hệ thống chiếu sáng kiến trúc.
d) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng các công
trình theo điểm a, b, c điều này có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định.
6. Thiết kế chiếu sáng trang trí lễ tết và khu vực
lễ hội:
a) Thiết kế chiếu sáng trang trí lễ tết và khu vực
lễ hội phải đảm bảo các yêu cầu: đa dạng, phù hợp từng vị trí trang trí làm
tăng không khí lễ, tết, an toàn, phù hợp với giá trị thẩm mỹ và cảnh quan kiến
trúc đô thị; chất lượng ánh sáng các khung hoa văn trang trí, các đèn LED phải
đảm bảo an toàn, tiết kiệm để vận hành lâu dài ngoài trời.
b) Các đợt trang trí phục vụ các ngày lễ, ngày tết
và khu vực lễ hội phải theo kế hoạch yêu cầu của Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); các công trình chiếu sáng
trang trí lễ, Tết phải đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ cả ban ngày và ban đêm.
c) Thiết kế chiếu sáng trang
trí lễ tết phải đảm bảo thuận tiện trong quá trình thi công lắp đặt và tháo dỡ,
tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và các quy định quản lý vận hành chiếu sáng có liên
quan.
Điều 6. Thi công công trình chiếu
sáng đô thị
1. Xây dựng các công trình chiếu sáng đô thị phải
thực hiện theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, trong quá trình thi công phải đảm
bảo an toàn, thuận tiện và tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công
trình; trước khi thi công xây dựng công trình chiếu sáng đô thị, chủ đầu tư và
đơn vị thi công phải thông báo biện pháp thi công và ngày khởi công công trình
đến Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) sở
tại để phối hợp thực hiện.
2. Đơn vị thi công xây dựng công trình chiếu sáng
đô thị là đơn vị có tư cách pháp nhân, đủ năng lực, thiết bị theo quy định của
pháp luật. Đơn vị thi công xây dựng công trình chiếu sáng đô thị phải đảm bảo
an toàn cho hoạt động vận hành của các tuyến dây, cáp của các công trình ngầm,
nổi khác và đảm bảo an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công.
3. Thi công các công trình chiếu sáng đô thị:
a) Thi công cải tạo hệ thống chiếu sáng hiện có phải
đảm bảo hệ thống chiếu sáng hoạt động không gián đoạn để đảm bảo an toàn giao
thông và an ninh trật tự tại khu vực.
b) Đơn vị thi công hệ thống chiếu sáng ngõ xóm phải
phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã sở tại trong việc trồng cột, kéo cáp để tránh
ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người dân trong khu vực.
c) Khi thi công cột đèn chiếu sáng theo thiết kế được
duyệt mà có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh hiện có, các công trình, ảnh
hưởng đến sinh hoạt bình thường của các hộ dân hai bên đường thì chủ đầu tư yêu
cầu các đơn vị thiết kế, thi công điều chỉnh cho phù hợp thực tế nhưng phải đảm
bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
d) Thi công hệ thống chiếu sáng trong công viên, vườn
hoa, dải phân cách có cây xanh, thảm cỏ trên các tuyến đường giao thông phải
tránh và hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, thảm cỏ hiện
có. Phương án thi công, lắp đặt cần được thỏa thuận với đơn vị quản lý, duy trì
công việc, vườn hoa, dải phân cách đó.
4. Trường hợp thi công cải tạo công trình chiếu
sáng đô thị kết hợp hạ ngầm các đường dây đi nổi phải đảm bảo an toàn, chất lượng
và tiến độ của công trình; chủ động phối hợp với các đơn vị hạ ngầm trong việc
thi công cáp ngầm, trồng cột và thu hồi các đường dây, cột chiếu sáng khi thi
công xong.
Chương 3.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Điều 7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ
1. Chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình chiếu
sáng đô thị phải tuân thủ quy định của Bộ Xây dựng về việc lưu trữ hồ sơ thiết
kế, bản vẽ hoàn công công trình.
2. Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành
và bảo trì hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, lập và lưu trữ hồ sơ liên quan
đến việc quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị của đơn vị được giao quản
lý.
Điều 8. Quản lý, vận hành hệ thống
chiếu sáng công cộng đô thị
1. Quản lý, bảo trì và vận hành hệ thống chiếu sáng
công cộng đô thị phải đảm bảo về chiếu sáng, an toàn, tiết kiệm điện, phòng chống
cháy nổ và đạt tỷ lệ bóng sáng tối thiểu như sau:
a) Đối với đường phố là 98%;
b) Đối với ngõ xóm là 95%;
c) Đối với công viên vườn hoa là 98%.
2. Thời gian vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng
được điều chỉnh theo từng mùa và giảm thiểu số bóng sáng hoặc tiết giảm cường độ
bóng sáng sau 23 giờ đêm để tiết kiệm điện năng như sau:
a) Mùa mưa từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10:
Bật lúc 17 giờ và tắt lúc 5 giờ 30 ngày hôm sau.
b) Mùa khô từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4:
Bật lúc 17 giờ 30 và tắt lúc 5 giờ ngày hôm sau.
c) Ngày thứ bảy, chủ nhật: Hệ thống đèn chiếu sáng
trang trí thường xuyên được vận hành từ 17 giờ 30 đến 23 giờ.
d) Áp dụng các biện pháp giảm điện năng tiêu thụ
nhưng phải đảm bảo an toàn trong các thời gian lưu lượng giao thông thấp (từ 23
giờ đến sáng hôm sau): chuyển sang chế độ tiết giảm từ 25 đến 40% công suất đối
với các lưới chiếu sáng đường phố còn lại, tắt toàn bộ số đèn trang trí kiến
trúc.
e) Ngày lễ, ngày Tết và kế hoạch theo các mục tiêu
cụ thể khác thì UBND cấp huyện yêu cầu vận hành cụ thể phương án chiếu sáng
công cộng và chiếu sáng trang trí.
Điều 9. Quản lý vận hành trạm
1. Việc quản lý vận hành trạm phải đảm bảo đóng cắt
an toàn, phòng chống cháy nổ và đảm bảo yêu cầu tại điều 11 của quyết định này.
2. Công tác quản lý vận hành trạm đèn phải thực hiện
theo đúng quy trình quản lý vận hành trạm đèn công cộng được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
3. Tất cả các việc vận hành từng trạm, trung tâm điều
khiển hệ thống chiếu sáng công cộng được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ nhật ký vận
hành theo quy định.
4. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được ủy quyền làm chủ đầu
tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành trạm và hồ sơ nhật
ký vận hành làm cơ sở để thanh quyết toán theo quy định.
Điều 10. Quản lý trung tâm điều
khiển và giám sát hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Trung tâm điều khiển và giám sát hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị là một bộ phận của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Đơn vị được giao quản lý, vận hành Trung tâm điều
khiển và giám sát hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có trách nhiệm đảm bảo
thực hiện đúng nhiệm vụ; các quy định về quản lý, vận hành đã cam kết trong hợp
đồng cụ thể:
a) Điều chỉnh linh hoạt thời gian đóng cắt hệ thống
chiếu sáng tại các khu vực từ trung tâm theo tình hình thời tiết, giảm tiêu thụ
điện năng nhưng phải đảm bảo an toàn.
b) Từ trung tâm cho phép đóng cắt và giám sát tới từng
tủ chiếu sáng.
c) Quan sát tức thời các thông số điện áp, dòng điện.
Báo hiệu sự cố khi có tình trạng chạm chập, quá tải và các hiện tượng câu móc
điện.
d) Quản lý số liệu vận hành: tình trạng đóng cắt, mức
độ tiêu thụ điện năng.
đ) Tổng hợp số liệu, trích xuất báo cáo phục vụ
công tác quản lý.
Điều 11. Công tác thay thế vật
tư; thiết bị duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng có
trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán duy trì thay thế sửa chữa hệ thống chiếu
sáng, đảm bảo chiếu sáng và an toàn hệ thống, hoạt động ổn định đạt tỉ lệ sáng
theo quy định và vận hành an toàn. Các vật tư, thiết bị hư hỏng hoặc không đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật cần được thay thế kịp thời để duy trì hệ thống chiếu sáng
công cộng hoạt động tốt với chi phí thấp nhất.
2. Thay thế sửa chữa vật tư, thiết bị hư hỏng hoặc
mất an toàn: các vật tư, thiết bị hư hỏng làm cho một hoặc nhiều đèn không hoạt
động bình thường hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho người và tài sản cần được xử
lý sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.
3. Thay thế thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:
các vật tư, thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (như bóng đèn giả gây hiện
tượng giảm quang thông, sáng không ổn định; ballast rung, phát tiếng động lớn
khi hoạt động; cột đèn, cần đèn gỉ, mọt…) phải được lập dự toán duy trì để sửa
chữa, thay thế đảm bảo an toàn cho người quản lý, vận hành và sử dụng.
Điều 12. Công tác quản lý hệ
thống cột đèn chiếu sáng
1. Đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng lập
kế hoạch duy tu hệ thống cột, thống kê các cột không đảm bảo an toàn và thông
báo cho các đơn vị có hệ thống đường dây đi nổi trên cột để phối hợp xử lý, có
biện pháp di chuyển, bổ sung cột cho phù hợp và sắp xếp lại các đường dây treo
trên cột đảm bảo an toàn.
2. Nghiêm cấm việc treo dây, cáp và các vật khác
không đúng quy định trên các cột đèn trang trí, chiếu sáng, khi chưa có thỏa
thuận bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị quản lý.
3. Khi có sự cố, các tình huống khẩn cấp, đơn vị quản
lý vận hành hệ thống chiếu sáng là đầu mối phối hợp với các đơn vị có đường dây
khắc phục sự cố:
a) Khắc phục tạm thời (để đảm bảo an toàn, đảm bảo
không ùn tắc giao thông...) chậm nhất là sau 02 giờ kể từ khi nhận được thông
báo. Trong giai đoạn khắc phục tạm thời, phải đảm bảo các tuyến đường dây, cáp
vận hành thông xuất và đảm bảo an toàn tại hiện trường.
b) Khắc phục triệt để chậm nhất là sau 24 giờ kể từ
khi nhận được thông báo. Đối với những trường hợp đòi hỏi thời gian khắc phục
triệt để kéo dài cần phải trồng cột mới thay thế.
4. Mọi tổ chức, cá nhân khi gắn những thiết bị khác
vào hệ thống cột đèn chiếu sáng công cộng phải có văn bản thỏa thuận của đơn vị
quản lý trực tiếp hệ thống chiếu sáng công cộng và được UBND cấp huyện phê duyệt.
Điều 13. Hành lang bảo vệ hệ
thống chiếu sáng công cộng
1. Phạm vi bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng áp
dụng theo Quy phạm trang bị điện: Tiêu chuẩn ngành 11 TCN-19-2006.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm, lấn chiếm, câu
móc, sử dụng điện từ hệ thống chiếu sáng công cộng vào mục đích khác; xây dựng
hoặc tiến hành các hoạt động trái phép trong phạm vi bảo vệ hệ thống chiếu sáng
công cộng.
3. Các đơn vị được giao quản lý trực tiếp hệ thống
chiếu sáng công cộng có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, phát hiện, phối hợp với
cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hệ thống chiếu sáng công cộng.
Điều 14. Công tác tiếp nhận
bàn giao các công trình chiếu sáng công cộng đô thị mới xây dựng và quản lý, vận
hành
1. Chủ đầu tư dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng
công cộng đô thị mới xây dựng có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công
trình theo quy định hiện hành, gửi Sở Xây dựng, UBND cấp huyện và đơn vị quản
lý để kiểm tra hiện trường làm cơ sở tiếp nhận quản lý, duy trì vận hành.
2. Trên cơ sở biên bản kiểm tra hiện trường và báo
cáo của các đơn vị quản lý trực tiếp, trường hợp công trình được thi công đúng
thiết kế được duyệt đủ điều kiện đưa vào vận hành, Sở Xây dựng ra văn bản tiếp
nhận đưa hệ thống vào quản lý, vận hành. Trường hợp công trình thi công không
đúng thiết kế được duyệt hoặc không đủ điều kiện đưa vào vận hành, Chủ đầu tư
có trách nhiệm yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa hoàn thiện công trình theo biên
bản kiểm tra hiện trường và thiết kế dược duyệt trong thời gian không quá 20
ngày để phúc tra, làm thủ tục tiếp nhận.
Chương 4.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 15. Trách nhiệm của các sở,
ngành
1. Sở Xây dựng:
a) Là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước
về chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu về chiếu sáng
đô thị phục vụ công tác quản lý chiếu sáng trên địa bàn tỉnh.
b) Thẩm định hoặc tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của
các dự án đầu tư xây dựng và bản vẽ thi công của báo cáo kinh tế kỹ thuật theo
phân cấp hiện hành đối với các nội dung liên quan đến hệ thống chiếu sáng công
cộng trên địa bàn các đô thị thuộc tỉnh.
c) Cấp giấy phép hoặc ủy quyền cấp giấy phép đào hè
đường thi công theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý và sử dụng hè
phố, lòng đường.
d) Chịu trách nhiệm hướng dẫn
việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, vận hành, sử dụng
và các hoạt động khác liên quan đến hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn
tỉnh theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất việc thực hiện công tác quản lý của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu
sáng công cộng.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở
Xây dựng, UBND cấp huyện và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền phổ
biến đầy đủ nội dung quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cân
đối, đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí dự toán ngân sách hàng năm đảm bảo cho hoạt
động của hệ thống chiếu sáng đô thị và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh
quyết toán kinh phí chiếu sáng đô thị theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước
và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân
dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị.
5. Sở Công Thương:
Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND cấp huyện kiểm
tra, thanh tra việc quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống chiếu sáng đô thị; thực
hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng đô thị.
Điều 16. Trách nhiệm của đơn vị
quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Đảm bảo quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng
công cộng đô thị theo đúng chế độ vận hành được nêu ở Điều 8 và Điều 9 Quy chế
này.
2. Định kỳ hàng quý báo cáo Sở Xây dựng và UBND cấp
huyện về tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị giao
cho cơ quan, đơn vị mình quản lý.
3. Lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu
tư nâng cấp, thay thế, sửa chữa thuộc hợp đồng đặt hàng duy trì hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị đã được phê duyệt; lập kế hoạch xây dựng mới, cải tạo hệ
thống chiếu sáng để báo cáo Sở Xây dựng trong kỳ kế hoạch 5 năm, hàng năm.
4. Tham gia ý kiến trong quá trình lập quy hoạch
chiếu sáng đô thị, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và Quy chế này.
5. Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước theo hợp đồng ký kết với cơ quan được giao quản lý, vận hành hệ
thống chiếu sáng công cộng đô thị theo phân cấp. Kiểm kê toàn bộ hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị định kỳ 2 lần 1 năm, trong đó cập nhật kịp thời mọi sự
thay đổi trong kỳ kiểm kê.
6. Chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan,
chính quyền địa phương kiểm tra, bảo vệ và phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm
hệ thống chiếu sáng công cộng.
7. Chịu toàn bộ trách nhiệm về bảo vệ tài sản và bảo
vệ an toàn hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND
cấp huyện
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế này và chỉ
đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn nghiêm túc thực hiện.
2. Chỉ đạo tổ chức quản lý, vận hành và bảo vệ hệ
thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đầu
tư, nâng cấp, cải tạo và hợp đồng đặt hàng duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng,
trang trí trên địa bàn.
4. Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm
Quy chế này theo thẩm quyền.
Điều 18. Trách nhiệm của Chủ đầu
tư dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư các khu đô thị mới, các dự án có liên
quan đến hệ thống chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ các quy định
về quản lý, vận hành và xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị. Thiết kế và thi
công xây dựng các công trình chiếu sáng đô thị với đường dây đặt ngầm và phải gắn
kết đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật của các khu vực lân cận theo hướng hiện đại và
bảo đảm mỹ quan đô thị.
2. Chủ đầu tư khu đô thị mới, các dự án có hệ thống
hạ tầng cơ sở khép kín sau khi xây dựng hoàn thành, có trách nhiệm quản lý đồng
bộ hoặc bàn giao theo phân cấp quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị theo quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn và Quy chế này.
Chương 5.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân vi phạm
nội dung của Quy chế này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, sẽ bị xử lý theo
các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;
kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản
lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và các quy định
hiện hành.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều
này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định
về quản lý, vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan để hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện
Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những
nội dung cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, các sở, ngành, UBND cấp huyện
và các đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định./.
BÁO CÁO
TỔNG
KẾT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG AIDS, MA TÚY, MẠI DÂM NĂM 2013 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2014.
Triển khai văn bản số 10858/VPCP-KGVX ngày
25/12/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo tổng kết công tác phòng, chống
AIDS, ma túy, mại dâm năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014,
UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo kết quả công tác năm 2013 và xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm năm 2014 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG AIDS, MA
TÚY, MẠI DÂM NĂM 2013
1. Kiện toàn tổ chức, phối hợp
công tác của Ban chỉ đạo các cấp:
Thực hiện Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày
12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống
AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, trong năm 2013, UBND tỉnh đã ban
hành Quyết định số 1143/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 về việc sát nhập Ban Chỉ đạo thực
hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người vào Ban Chỉ đạo
phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng, chống AIDS tỉnh Lâm Đồng, thay đổi
Trưởng ban chỉ đạo do có thay đổi lãnh đạo UBND tỉnh; tiếp tục thực hiện Quyết
định số 14/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt
động của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng, chống AIDS
tỉnh Lâm Đồng; phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo và 03 văn
phòng thường trực như sau:
- Công an tỉnh là cơ quan thường trực về phòng, chống
tội phạm; phòng, chống ma túy, mua, bán người; chủ trì tổ chức chỉ đạo thực hiện
các chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm; phòng, chống và kiểm soát ma
túy; phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xử
lý và đề nghị truy tố các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về
phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy. Tập trung phân loại, lập hồ sơ đưa
đối tượng nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan
thường trực về phòng, chống tệ nạn mại dâm; chủ trì tổ chức chỉ đạo thực hiện
các chương trình, kế hoạch liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm; tổ chức
và quản lý công tác chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái
hòa nhập cộng đồng cho những người nghiện ma túy, mại dâm tại cơ sở chữa bệnh
và cộng đồng.
- Sở Y tế là cơ quan thường trực về phòng, chống
AIDS; chủ trì tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình kế hoạch liên ngành về
phòng, chống AIDS, tổ chức khám và điều trị các bệnh xã hội tại các cơ sở y tế
và tại cộng đồng cho những người nhiễm HIV/AIDS và người nghiện ma túy, đối tượng
mại dâm.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với
các sở, ban, ngành thành viên, Ban Chỉ đạo các địa phương và các tổ chức đoàn
thể thành viên của Mặt trận để xây dựng chương trình, kế hoạch liên ngành, thống
nhất nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện việc tuyên truyền vận động phòng, chống
tội phạm, phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống AIDS; đặc biệt là ở cấp
cơ sở, cộng đồng dân cư; xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp về vận
động phòng, chống tội phạm; tệ nạn ma túy và mại dâm.
- Văn phòng giúp việc của Ban Chỉ đạo gồm:
+ Thường trực phòng, chống tội phạm; phòng, chống
ma túy và mua, bán người đặt tại Công an tỉnh, giúp Giám đốc Công an tỉnh, Phó
Trưởng ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, do
Giám đốc Công an tỉnh tổ chức trong biên chế của ngành và trực tiếp chỉ đạo, điều
hành.
+ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng
giúp Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng, chống
HIV/AIDS, do Giám đốc Sở Y tế trực tiếp chỉ đạo, điều hành.
+ Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Lâm Đồng
giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban chỉ đạo về
lĩnh vực phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy.
Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, UBND 12 huyện,
thành phố thuộc tỉnh đã ban hành các quyết định thành lập Ban chỉ đạo cùng cấp,
xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức sinh hoạt toàn thể Ban chỉ đạo từ 1 đến 2
lần/năm.
2. Công tác phòng, chống ma
túy:
a) Kết quả chung:
Hoạt động của tội phạm ma túy trong năm 2013 tiếp tục
diễn biến phức tạp, tính chất thủ đoạn ngày càng tinh vi. Số vụ phạm tội về ma
túy tăng hơn năm 2012 là 15 vụ (128/113 vụ) nhưng có quy mô nhỏ, lẻ. Nguồn ma
túy tiêu thụ tại tỉnh chủ yếu lấy từ các tỉnh phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Đắk Nông, Đắk Lắk. Loại ma túy sử dụng chính là hêrôin, cần sa và sử
dụng ma túy tổng hợp có chiều hướng tăng. Người nghiện và sử dụng ma túy tăng
so với năm 2012 là 336 người (1.740/1.404 đối tượng); trong đó, số cai nghiện tại
Trung tâm 05 - 06 của tỉnh 359 đối tượng; 189 đối tượng đang thụ lý tại các nhà
tạm giữ, trại tạm giam và tại cộng đồng 1.192 đối tượng.
Trong năm 2013, có 04 vụ trồng cây cần sa được phát
hiện, giảm 07 vụ so với năm 2012 (04/11 vụ), triệt phá 1.269 cây cần sa. Đối tượng
trồng thường trú tại vùng sâu, vùng xa và thường trồng xen kẽ với các loại cây
trồng khác.
b) Kết quả các mặt công tác:
- Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã sơ kết 5 năm việc triển
khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số
37-CT/TU ngày 17/4/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới,
đề ra nhiệm vụ và giải pháp về công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống ma túy trên
địa bàn của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Tiếp tục triển khai Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày
14/12/2012 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy trên địa bàn giai đoạn 2012-2015, Công an tỉnh
và các ngành đã tích cực triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án theo phân
công.
Thực hiện kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy của
Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng, chống AIDS
và mua bán người tỉnh xây dựng Kế hoạch số 136/KH-BCĐ ngày 25/12/2012 chỉ đạo
các sở, ngành, đoàn thể, Ban Chỉ đạo các địa phương triển khai, thực hiện theo
chương trình, mục tiêu về phòng, chống ma túy trong năm 2013.
UBND tỉnh có Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày
02/10/2013 ban hành kế hoạch triển khai thực hiện dự án Xây dựng xã, phường, thị
trấn không tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh và Công an tỉnh có kế hoạch số 139/KH-CAT
chỉ đạo triển khai trong lực lượng Công an Lâm Đồng.
UBND tỉnh triển khai thực hiện kết luận của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong
tình hình mới, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện.
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức ra quân
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy; thu gom các đối tượng nghiện ma túy
và mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm về ma túy trong Tết
nguyên đán Quý Tỵ, tấn công tội phạm ma túy vào dịp hè và Tháng hành động
phòng, chống ma túy từ ngày 1/6 đến 30/6/2013, tổ chức triển khai thực hiện dự
án Xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy góp phần đảm bảo an toàn
trật tự xã hội.
- Công tác tuyên truyền giáo dục:
Các sở, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai
các kế hoạch về phòng, chống ma túy lồng ghép với các chương trình khác như
phòng, chống tội phạm; phòng, chống bạo lực trong gia đình và tệ nạn xã hội để
tuyên truyền kiến thức phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy cho nhân dân,
công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và cán bộ, nhân viên, giáo viên các
trường học trong tỉnh.
Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh phối hợp
các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương tập huấn, giao ban
nghiệp vụ phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người cho 266 cán bộ các
huyện, thành phố, Ban Chỉ đạo và thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178; 163
người đại diện lãnh đạo, cấp ủy chính quyền các hội, đoàn thể và tổ trưởng dân
phố của phường, thị trấn; 500 sinh viên trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, phối hợp
Ban Tuyên giáo nữ công của Liên đoàn lao động tỉnh tuyên truyền cho 204 công
nhân lao động đang làm việc tại Công ty hoa Hasfarm Đà Lạt.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục triển khai thực
hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về quản lý, giáo dục con em trong gia đình
không phạm tội và tệ nạn xã hội; đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức
phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề án
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số;
đề án Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy gắn với cuộc vận động
Xây dựng gia đình, địa bàn không có người nghiện và tội phạm ma túy; cuộc vận động
5 không 3 sạch; tổ chức được 05 lớp tập huấn về kiến thức phòng, chống ma túy
cho 325 tuyên truyền viên cơ sở.
Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố đã nhận cảm
hóa giáo dục 104 đối tượng đang cai nghiện ma túy tại cộng đồng; duy trì 153 mô
hình với 4.892 thành viên tham gia, nhân rộng 06 mô hình mới với 275 thành
viên, điển hình như mô hình “Tổ phụ nữ không có hội viên, chồng, con nghiện
ma túy vi phạm pháp luật”; “Tố phụ nữ vận động chồng con cai nghiện để hạn
chế tái nghiện”; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống ma túy vào các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt tập trung tuyên truyền
cho lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các trường học.
Tỉnh đoàn Lâm Đồng tổ chức 2.045 buổi học tập với
619.200 đoàn viên, thanh niên tham gia, chú trọng đến thanh niên các dân tộc ít
người, vùng sâu, vùng xa; 10 lớp tập huấn về công tác phòng, chống ma túy,
phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác cho 442 bí thư, phó bí thư chi
đoàn thôn, tổ dân phố, báo cáo viên, tuyên truyền viên và các đội thanh niên
tình nguyện, xung kích; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, mít tinh diễu
hành, tuyên truyền trên các tờ rơi, tài liệu sinh hoạt Đoàn hàng tháng, các cuộc
thi tìm hiểu pháp luật về tác hại của ma túy và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
trong thanh niên; phát động tháng cao điểm tuyên truyền về phòng, chống ma túy
trong thanh, thiếu niên, đặc biệt là “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Chủ
nhật xanh” đã tạo thành một phong trào phòng, chống ma túy rộng lớn, hiệu
quả.
Các sở, ngành, đoàn thể và địa phương đã phối hợp lực
lượng Công an tổ chức tuyên truyền về phòng, chống ma túy, phòng chống tội phạm,
tệ nạn xã hội khác cho 40 trường học, 20 cơ quan, đơn vị với trên 100.000 lượt
người, trong đó có 20.000 lượt cán bộ, cựu chiến binh, nông dân; 40.000 giáo
viên, học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên; 5.000 hội viên hội phụ nữ và
35.000 lượt quần chúng thông qua các buổi họp dân, tổng kết các phong trào thi
đua tại cơ sở.
Hưởng ứng Tháng cao điểm phòng, chống ma túy, Ban
Chỉ đạo các địa phương tổ chức mít tinh, diễu hành với 20 lượt xe loa cổ động,
500 lượt xe mô tô, 10.000 người tham gia; treo 300 băng rôn, khẩu hiệu, cụm pa
nô; phát trên 5000 tờ rơi, trưng bày 280 bức ảnh tư liệu có chủ đề về phòng, chống
ma túy.
- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy:
Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy trong
toàn tỉnh đã phát hiện 128 vụ/158 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển,
tàng trữ trái phép chất ma túy, trồng cây có chứa chất ma túy, so với năm 2012
tăng 15 vụ (128/113).
Ngành Tòa án đã thụ lý 120 vụ/152 bị cáo phạm tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy, đã
xét xử 107 vụ/133 bị cáo; tổ chức xét xử lưu động 37 vụ án về ma túy, góp phần
răn đe, giáo dục và tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các tầng lớp nhân
dân.
- Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn, đơn vị
không có tệ nạn ma túy:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng các đoàn thể
thành viên, phối hợp các sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến,
nâng cao nhận thức, phát động phong trào toàn dân đoàn kết tham gia phát hiện,
tố giác người sử dụng mua bán, tàng trữ, vận chuyển các chất ma túy.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 108/148 xã, phường,
thị trấn có tệ nạn ma túy, trong đó có 1 thị trấn trọng điểm loại 1; 04 phường
trọng điểm loại 2; 24 xã, phường, thị trấn trọng điểm loại 3; 79 xã, phường, thị
trấn không phải trọng điểm về tệ nạn ma túy và có 40 xã, phường, thị trấn không
có tệ nạn ma túy.
- Công tác quản lý sử dụng kinh phí: Năm 2013, tỉnh
được Trung ương cấp 2.898,00 triệu đồng; đã chi hỗ trợ các sở, ngành, đoàn thể
1.313,00 triệu đồng; Ban Chỉ đạo 12 huyện, thành phố thuộc tỉnh 1.385,00 triệu
đồng; chi quản lý, điều hành của Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh: 200,00 triệu đồng,
số kinh phí trên đã được các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương sử dụng có hiệu
quả, đúng mục đích. Tuy nhiên, việc hướng dẫn sử dụng kinh phí phòng, chống ma
túy trong các đề án, tiểu đề án tại các sở, ngành chưa cụ thể, chưa sát với
tình hình thực tế; nguồn chi cho công tác cai nghiện và quản lý cai nghiện tại
cộng đồng, gia đình còn nhiều bất cập; việc triển khai dự án Xây dựng xã, phường,
thị trấn không tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn về kinh phí.
3. Công tác phòng, chống mại
dâm:
a) Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tập huấn:
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội
thảo tập huấn cho 296 người thuộc ngành Lao động, Hội Cựu chiến binh về công
tác bình đẳng giới; vì sự tiến bộ phụ nữ; phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện
ma túy, phòng chống mua bán người, phòng chống xâm phạm tình dục trẻ em.
Chỉ đạo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh phối
hợp với các đơn vị liên quan tập huấn, giao ban nghiệp vụ cho 266 người về công
tác phòng, chống mại dâm, ma túy, mua bán người, quản lý cai nghiện tại cộng đồng;
cấp phát 1.600 tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, sách mỏng, sổ tay về phòng, chống
tệ nạn xã hội, xâm hại tình dục, kỹ năng xây dựng xã, phường lành mạnh ...
Duy trì hoạt động của 03 mô hình thí điểm phòng, chống
tệ nạn xã hội kết hợp phòng, chống HIV/AIDS cho gái mại dâm tại thành phố Đà Lạt,
Bảo Lộc và huyện Di Linh; tập huấn cho trên 163 người là đại diện cấp ủy, chính
quyền cấp phường, cán bộ, công an, y tế, các ban ngành, đoàn thể của phường và
tổ dân phố về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng, chống mua bán người
và công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
b) Hoạt động thanh, kiểm tra:
Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 1.810 cơ sở
kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, trong đó, nhà nghỉ và khách sạn
1.304 cơ sở; 53 điểm massage (tăng 19 điểm so với năm 2012) với 389 nhân viên
massage (tăng 65 người); 07 bar, vũ trường; 386 điểm karaoke (giảm 163 cơ sở)
và 52 quán cà phê chòi (tăng 08 cơ sở).
Đội kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh đã kiểm tra
104 lượt cơ sở dịch vụ massage, karaoke, quán bar, vũ trường (tăng 30 lượt cơ sở);
trong đó: 42 cơ sở massage với 329 nhân viên (tăng 15 cơ sở); 55 cơ sở karaoke
(tăng 21 lượt); 05 quán bar cà phê với 52 tiếp viên nữ; 02 vũ trường với 32 tiếp
viên nữ. Đa số tiếp viên của các cơ sở này hoạt động lưu động do các chủ quán
trực tiếp gọi điện thoại đến phục vụ; chuyển hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành
chính với tổng số tiền xử phạt 42 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 03 cơ sở
karaoke, massage.
c) Hoạt động truy quét, triệt phá ổ nhóm mại dâm:
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh đã phối hợp
với công an các địa phương khảo sát, đấu tranh triệt phá 11 tụ điểm hoạt động mại
dâm (tăng 3 vụ so với năm 2012), bắt 60 đối tượng, trong đó có 21 gái bán dâm,
21 người mua dâm, 02 chủ chứa, 07 môi giới và 09 chủ khách sạn, nhà nghỉ; tiến
hành xử lý và lập hồ sơ đề nghị khởi tố các đối tượng và chủ chứa theo quy định.
d) Công tác giáo dục, chữa trị, dạy nghề cho gái
bán dâm:
Trong năm 2013, số gái mại dâm có hồ sơ quản lý 413
người (tăng 20 đối tượng so với năm 2012), trong đó, người địa phương có 100 đối
tượng; người ngoài tỉnh có 313 đối tượng. Ước tính trên toàn tỉnh có trên 700
gái mại dâm đang hoạt động; 734 tiếp viên (tăng 135 người) với 77% là người
ngoài tỉnh vừa là tiếp viên, vừa có dấu hiệu hoạt động mại dâm lưu động tại các
nhà hàng, quán cà phê, karaoke, massage...
đ) Công tác quản lý, giáo dục và cai nghiện ma túy:
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1121/QĐ-UBND
ngày 11/6/2013 về việc Quy hoạch mạng lưới Đội công tác xã hội tình nguyện cấp
xã giai đoạn 2013 - 2020. Năm 2013 khôi phục lại hoạt động 10 đội đã thành lập
theo Thông tư số 27/2003/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBTUMTTQVN ngày 18/12/2003 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ guốc
Việt Nam; năm 2014 và 2015, mỗi năm thành lập mới từ 12 - 14 đội để đến cuối
năm 2015, đảm bảo đủ các đội hoạt động tại 36 xã, phường, thị trấn trọng điểm về
tệ nạn xã hội; giai đoạn 2016 - 2020, thành lập mới khoảng 40 đội tại các xã,
phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn xã hội phát sinh.
Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý 1.740 người,
tăng 336 người so với cuối năm 2012; 67% nghiện heroin; số còn lại nghiện ma
túy tổng hợp, có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ma túy đá. UBND cấp huyện đã
bắt buộc 215 đối tượng và vận động 79 người tự nguyện đi cai nghiện tại Trung
tâm 05 - 06.
Tổng số đối tượng cai nghiện, chữa trị tại Trung
tâm 05 - 06 của tỉnh 504 lượt, trong đó có 270 người từ năm 2012 chuyển sang
(226 bắt buộc và 44 tự nguyện); tái hòa nhập cộng đồng cho 184 người (giảm 23
người).
e) Công tác duy trì, xây dựng mới mô hình thí điểm
và xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh:
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-UBND
ngày 02/10/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện dự án Xây dựng
xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục duy trì mô hình lồng ghép phòng, chống tệ
nạn mại dâm, kết hợp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS tại thị trấn Liên Nghĩa,
huyện Đức Trọng; thí điểm mô hình “phòng ngừa mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại về phòng, chống HIV trong phòng, chống
mại dâm” tại phường 2, thành phố Bảo Lộc và phường 3, thành phố Đà Lạt bằng việc
tổ chức thành lập mỗi Câu lạc bộ hơn 30 người.
Kết quả xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh,
không có tệ nạn xã hội năm 2013 đạt 40/148 cấp xã lành mạnh (giảm 32 xã so với
năm 2012); 79/148 đơn vị cấp xã có tệ nạn ma túy (tăng 25); 29/148 đơn vị cấp
xã trọng điểm về ma túy (tăng 7); 97/148 đơn vị cấp xã không có tệ nạn mại dâm
(tăng 05), 37/148 đơn vị cấp xã có tệ nạn mại dâm (giảm 05) và 14/148 đơn vị trọng
điểm về tệ nạn mại dâm (bằng năm 2012).
g) Tình hình bố trí và sử dụng kinh phí phòng, chống
mại dâm năm 2013:
- Ngân sách Trung ương bố trí: 700 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương bố trí: 645 triệu đồng.
4. Công tác phòng, chống
HIV/AIDS:
a) Tình hình dịch HIV/AIDS năm 2013:
Tính đến ngày 31/11/2013, số trường hợp nhiễm HIV
tích lũy được báo cáo trên toàn tỉnh là 2.094 người; trong đó, có 1.428 người
có hộ khẩu tại Lâm Đồng; 427 trường hợp đã chuyển AIDS; 287 bệnh nhân đã tử
vong; phát hiện 134 trường hợp nhiễm HIV mới (11 người chuyển AIDS và 13 người
tử vong).
So sánh với năm 2012: số phát hiện nhiễm HIV mới giảm
29 trường hợp; số người chuyển AIDS tăng 02 trường hợp và tử vong tăng 02 trường
hợp.
b) Kết quả triển khai các dự án: Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng đang triển khai 05 dự án, bao gồm:
- Dự án 1. Thông tin giáo dục thay đổi hành vi
trong phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Tỷ lệ cán bộ y tế xã phường và thôn bản được tập
huấn về phòng chống HIV/AIDS đạt 100% (1.688 người tham dự). Tỷ lệ cơ quan
thông tin đại chúng tổ chức truyền thông về phòng chống HIV/AIDS đạt 100%. Tỷ lệ
xã, phường, thị trấn tổ chức mô hình hoạt động truyền thông về phòng, chống
HIV/AIDS đạt 100% (148/148 xã, phường). Tỷ lệ các doanh nghiệp, cơ sở vui chơi
giải trí triển khai về phòng, chống HIV/AIDS đạt 90% (526 cơ sở).
- Dự án 2. Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm
tác hại dự phòng lây nhiễm HIV: Công tác giám sát phát hiện triển khai thường
xuyên, năm 2013 tổng số mẫu xét nghiệm trên tất cả các đối tượng là: 42.454 mẫu
phát hiện 134 trường hợp HIV dương tính. Xây dựng kế hoạch và triển khai giám
sát trọng điểm HIV/STI các năm theo đúng hướng dẫn của Cục Phòng, chống
HIV/AIDS và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Tổng số nhân viên tiếp cận cộng đồng
được cấp thẻ là 35 người, đã có 6.293 lượt người có hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV cao được tiếp cận Chương trình phân phát bao cao su thông qua mạng lưới cộng
tác viên và tuyên truyền viên đồng đẳng và 7.780 lượt người nghiện chích ma túy
tiếp cận được chương trình hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch. Triển khai 02
phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và
Trung tâm Y tế Bảo Lộc đã tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 2.558 khách hàng,
phát hiện 88 trường hợp HIV dương tính.
- Dự án 3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây
nhiễm HIV từ mẹ sang con: Tiếp tục triển khai 03 cơ sở điều trị thuốc kháng HIV
tại Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện II Lâm Đồng và Trung tâm Y tế Đức Trọng. Tổng
số bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng HIV là 181 bệnh nhân, (trong đó có 06 trẻ
em). Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã xét nghiệm tầm soát
HIV miễn phí cho trên 70% phụ nữ mang thai. Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ
mẹ sang con cho 100% các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV và cấp sữa thay thế cho
100% trường hợp trẻ đã sinh ra từ bà mẹ có nhiễm HIV. Thành lập được 36 nhóm hỗ
trợ chăm sóc điều trị người nhiễm HIV tại cộng đồng
- Dự án 4. Tăng cường năng lực cho Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS: Bộ Y tế công nhận phòng Xét nghiệm HIV thuộc Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương
tính theo Quyết định số 1648/QĐ-BYT ngày 10/5/2013.
- Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS: Thực hiện
tư vấn xét nghiệm HIV đầy đủ cho 508 người, hỗ trợ điều trị thuốc ARV cho 99 bệnh
nhân, điều trị dự phòng INH cho 39 bệnh nhân, tư vấn xét nghiệm HIV cho 934 phụ
nữ mang thai, có 289 người nghiện chích ma túy được tiếp cận với Chương trình
bơm kim tiêm sạch và 218 phụ nữ hành nghề mãi dâm được tiếp cận với chương
trình bao cao su. Tổ chức đầy đủ các lớp tập huấn và tổ chức giao ban định kỳ
theo quy định. Địa bàn triển khai dự án tại 02 huyện, thành phố (Đà Lạt và Đức
Trọng).
c) Kinh phí: Tổng kinh phí được cấp năm 2013 là
6.093,00 triệu đồng, bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.592,00 triệu
đồng; Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS là 850,00 triệu đồng; ngân sách địa phương
cấp là 3.651,00 triệu đồng (trong đó kinh phí tự chủ 1.651,00 triệu đồng và
kinh phí đối ứng 2.000,00 triệu đồng). Đến ngày 31/12/2013, toàn bộ kinh phí đã
được giải ngân.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM NĂM 2014
1. Công tác phòng, chống ma
túy:
a) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống
và kiểm soát ma túy theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết 5 năm thực
hiện Chỉ thị số 37/CT-TU và số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình
mới.
b) Tổ chức xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ
nạn ma túy lồng ghép với các chương trình trọng tâm khác như Chương trình quốc
gia phòng, chống tội phạm, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói
giảm nghèo .v.v. để nâng cao hiệu quả dự án.
c) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống ma
túy trên địa bàn tỉnh trong năm 2014 đạt các mục tiêu đề ra, trong đó tập trung
đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; làm tốt
công tác quản lý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, làm trong sạch xã, phường,
thị trấn.
d) Tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng Công an các
cấp thực sự là vai trò tham mưu nòng cốt cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
2. Công tác phòng chống mại
dâm:
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1378/QĐ-UBND
ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại
dâm giai đoạn 2011 - 2015; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 20/10/2013 về tăng cường
thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm, trong đó, cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Phối hợp với các ngành tăng cường công tác tuyên
truyền, tư vấn, hỗ trợ về người sau cai nghiện, gái mại dâm hoàn lương; phòng,
chống tệ nạn mại dâm, kết hợp với phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống buôn bán
người, tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết liên tịch số
01/NQLT/BLĐTBXH-BCHTT-BCA-UBTWMTTQVN về đánh giá, phân loại xã, phường, thị trấn
lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Tổ chức giao ban, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống
tệ nạn xã hội cho cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, xã, phường,
thị trấn; tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh những hoạt động kinh doanh dịch
vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, lấy phòng ngừa làm cơ bản góp phần làm
giảm phức tạp tại một số địa bàn trọng điểm về tệ nạn xã hội trong tỉnh.
- Xây dựng mới các mô hình phòng, chống mại dâm tại
cộng đồng; mô hình phòng ngừa giảm tác hại trong phòng, chống mại dâm tại một số
địa bàn trọng điểm về tệ nạn mại dâm; tổ chức quản lý, giáo dục chữa bệnh dạy
nghề, tạo việc làm cho người mại dâm.
3. Trong công tác phòng chống
HIV/AIDS:
a) Mục tiêu:
- 90% cán bộ y tế của các địa phương được đào tạo
cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi hoặc về quản lý chương trình truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS;
- 90% cơ quan thông tin đại chúng có hoạt động truyền
thông về phòng, chống HIV/AIDS;
- 80% xã/phường tổ chức triển khai mô hình truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS;
- 90% doanh nghiệp, cơ sở vui chơi giải trí triển
khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- 100% huyện/thành phố có số liệu về tỷ lệ nhiễm
HIV trong các nhóm nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng, số mẫu giám sát
HIV/AIDS đạt theo chỉ tiêu kế hoạch được giao;
- 80% lượt người nghiện chích ma túy được tiếp cận,
sử dụng bơm kim tiêm sạch;
- 80% lượt người bán dâm sử dụng bao cao su trong
quan hệ tình dục với khách hàng;
- 100% cán bộ phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro
nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;
- 85% người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng
ARV tiếp tục duy trì điều trị phác đồ bậc 1 sau 12 tháng điều trị;
- 70% phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm
HIV được tư vấn xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ
được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV.
b) Tiếp tục triển khai hoạt động của 05 dự án với
các mục tiêu sau:
- Dự án 1: (i) 90% cán bộ y tế của các địa phương
và các các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh được đào tạo cơ bản về truyền
thông thay đổi hành vi hoặc về quản lý chương trình truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS; (ii) 90% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức
truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn; (iii) 80% các xã, phường, thị
trấn tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
và các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác và (iv) 90% các doanh nghiệp, các cơ
sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch
vụ văn hóa, xã hội khác tham gia truyền thông về HIV/AIDS; triển khai hoạt động
truyền thông về HIV/AIDS tại các trại giam, tạm giam.
- Dự án 2: (i) 100% huyện /thành phố thực hiện đủ
báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm
nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng; (ii) 50% đối tượng có hành vi nguy cơ
cao và 4% dân số trưởng thành được xét nghiệm HIV và biết được kết quả xét nghiệm
của họ; (iii) 80% lượt người nghiện chích ma túy được tiếp cận, sử dụng bơm kim
tiêm sạch và (iv) 80% lượt người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình
dục với khách hàng.
- Dự án 3: (i) 70% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều
trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV; (ii) 85%
người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị sau 12 tháng điều trị bằng thuốc
ARV; (iii) 70% phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV được tư vấn xét
nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; 80% mẹ nhiễm HIV và con của
họ được tiếp tục chăm sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh.
- Dự án 4: 50% cán bộ Trung tâm phòng, chống
HIV/AIDS tuyến tỉnh được đào tạo, tập huấn chuyên môn về lĩnh vực phòng, chống
HIV/AIDS.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Trong công tác phòng, chống
mại dâm:
a) Đề nghị bổ sung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
những quy định phòng ngừa các hành vi kích dục; phòng, chống mại dâm nam, mại
dâm đồng giới, kết hợp phòng, chống mại dâm với phòng, chống lây nhiễm
HIV/AIDS.
b) Các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh dịch
vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm được quy định tại nhiều văn bản, trùng lắp,
chồng chéo khó xử lý. Do vậy, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số
178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm theo hướng cụ thể các hành vi và chức năng, quyền
hạn xử lý của cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn mại dâm.
c) Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định,
biện pháp có tính răn đe, giáo dục cao đối với người mua dâm, gái mại dâm.
2. Trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS: Đề nghị tăng biên chế cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cấp
tỉnh theo định mức của Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên Bộ
Y tế - Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Y tế
nhà nước./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế;
- Công an tỉnh;
- Lưu: VT, VX3, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|