HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 76/NQ-HĐND
|
Bình Thuận, ngày
08 tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH QUỐC GIA MŨI NÉ, TỈNH BÌNH
THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37
luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng
6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện
chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 -
2030;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng
5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng
Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng
10 năm 2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch
xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy
hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Xét Tờ trình số 4571/TTr-UBND ngày 22 tháng 11
năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch chung xây dựng
Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm
2050; Báo cáo thẩm tra số 165/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế
- Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch
chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm
nhìn đến năm 2050, như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch
chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm
nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi nghiên cứu, ranh giới
lập quy hoạch
a) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Diện tích lập quy hoạch 14.760 ha, cụ thể như sau:
- Khu vực thành phố Phan Thiết khoảng 6.625 ha
(trong đó: Phường Mũi Né khoảng 2.525 ha, phường Hàm Tiến khoảng 1.004 ha, phường
Phú Hài khoảng 532 ha, xã Thiện Nghiệp khoảng 2.564 ha): Bao gồm dải đất ven biển
từ phường Phú Hài (giáp sông Phú Hài) đến hết ranh giới phường Mũi Né, được giới
hạn bởi đường Võ Nguyên Giáp, đường tỉnh ĐT.715, đường hiện trạng giao thông
liên xã giữa xã Thiện Nghiệp và các khu vực lân cận, đường quy hoạch theo quy
hoạch sử dụng đất huyện Bắc Bình.
- Khu vực huyện Bắc Bình khoảng 7.165 ha (trong đó:
Xã Hòa Thắng khoảng 6.030 ha và xã Hồng Phong khoảng 1.135 ha): Bao gồm dải đất
ven biển từ ranh giới xã Hồng Phong đến hết ranh giới xã Hòa Thắng, được giới hạn
bởi đường tỉnh ĐT.716, đường Hòa Thắng - Hòa Phú, đường quy hoạch theo quy hoạch
sử dụng đất huyện Bắc Bình, ranh giới Khu du lịch Bàu Trắng.
- Khu vực huyện Tuy Phong khoảng 970 ha (trước đây
thuộc xã Hòa Phú - nay thuộc thị trấn Phan Rí Cửa): Bao gồm dải đất ven biển từ
ranh giới xã Hòa Thắng đến khu vực giáp sông Lũy, được giới hạn bởi đường tỉnh
ĐT.716, đường quy hoạch theo quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy Phong.
b) Phạm vi nghiên cứu gián tiếp bao gồm các khu vực
lân cận ranh giới khu du lịch quốc gia Mũi Né thuộc địa bàn các huyện Bắc Bình
(02 xã: Hồng Phong, Hòa Thắng), Tuy Phong (thị trấn Phan Rí Cửa) và thành phố
Phan Thiết (03 phường: Phú Hài, Hàm Tiến, Mũi Né và xã Thiện Nghiệp): Được xác
định theo Quốc lộ 1 và đường Phan Rí Cửa - Hồng Liêm để đảm bảo khớp nối đồng bộ
về tổ chức không gian, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật với
các khu vực lân cận.
3. Tính chất và chức năng
a) Tính chất
- Là khu du lịch quốc gia phát triển du lịch hài
hòa với phát triển đô thị.
- Là trung tâm du lịch với sản phẩm du lịch nổi bật
là du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, du lịch gắn với đặc trưng cảnh quan
và địa hình “Cát”.
- Là trung tâm văn hóa với các giá trị nổi bật về
văn hóa Chăm, văn hóa cộng đồng dân cư miền biển và các lễ hội truyền thống.
b) Chức năng
Hình thành trung tâm du lịch gắn với phát triển đô
thị tại khu vực với động lực phát triển chính là du lịch với các chủ đề chính: Du
lịch biển, vui chơi giải trí; du lịch thể thao; du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc
sức khỏe (wellness) và các sản phẩm du lịch khác (như: Du lịch sinh thái nông
nghiệp đồi - rừng - biển, du lịch chuyên đề - du lịch cát; du lịch văn hóa, cộng
đồng, dịch vụ thương mại...).
4. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, dự
báo quy mô phát triển
a) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
- Đối với khu vực thuộc các phường: Phú Hài, Hàm Tiến,
Mũi Né và xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết: Cơ bản áp dụng các chỉ tiêu đô
thị loại 1 theo quy định pháp luật hiện hành.
- Đối với khu vực thuộc các xã: Hồng Phong, Hòa Thắng,
huyện Bắc Bình và thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong: Cơ bản áp dụng các chỉ
tiêu đô thị loại V, có hướng tới các chỉ tiêu đô thị loại IV theo quy định pháp
luật hiện hành.
b) Dự báo quy mô phát triển
- Khách du lịch: Đến năm 2030 đón khoảng 14 triệu
lượt khách (trong đó, khoảng 2,5 triệu lượt khách quốc tế); đến năm 2040 đón
khoảng 25 triệu lượt khách (trong đó khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế); tầm
nhìn đến năm 2050 đón khoảng 35 triệu lượt khách (trong đó khoảng 11 triệu lượt
khách quốc tế).
- Dân số (bao gồm dân số quy đổi từ khách du lịch):
Đến năm 2030 khoảng 150.000 - 200.000 người (trong đó dân số dự báo theo tốc độ
tăng dân số khoảng 90.000 - 110.000 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng
60.000 - 90.000 người); đến năm 2040 khoảng 250.000 - 300.000 người (trong đó
dân số dự báo theo tốc độ tăng dân số khoảng 110.000 - 130.000 người, dân số
quy đổi từ khách du lịch khoảng 140.000 - 170.000 người); tầm nhìn đến năm 2050
khoảng 300.000 - 500.000 người (trong đó dân số dự báo theo tốc độ tăng dân số
khoảng 140.000 - 160.000 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 160.000
- 340.000 người).
5. Quan điểm phát triển không
gian
- Xây dựng không gian phát triển du lịch, trọng tâm
là các khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, thể thao biển,
trung tâm dịch vụ thương mại,... Phân bố không gian phù hợp với địa hình, quỹ đất,
tình hình phát triển các khu vực hiện hữu và yêu cầu phát triển các khu vực mới,
đảm bảo khai thác quỹ đất hiệu quả, bền vững gắn với các tiềm năng phát triển của
từng khu vực với đặc thù là dải không gian ven biển.
- Ưu tiên hình thành các tổ hợp lớn, phát triển với
chiến lược dài hạn, tránh tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, thiếu trọng
tâm, trọng điểm. Phát triển các không gian gắn với các sản phẩm du lịch dựa
trên thế mạnh về tài nguyên biên và các tài nguyên du lịch khác. Định vị các sản
phẩm du lịch đặc trưng tương ứng với các vùng cảnh quan, các khu chức năng
trong khu vực. Phát triển mạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng - thể thao biển
biển (lướt sóng, thuyền buồm, lặn biển, đua ô tô, mô tô trên đồi cát...), hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (MICE)..., tạo động lực thúc đẩy các
loại hình khác cùng phát triển.
- Gìn giữ, bảo vệ các khu vực cảnh quan có giá trị,
nhất là khu du lịch Bàu Trắng; trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử,
các danh lam thắng cảnh gắn với đầu tư hạ tầng cơ bản, phát triển các làng nghề,
làng chài phục vụ du lịch trải nghiệm. Bảo vệ hành lang ven biển, hạn chế tối
đa xây dựng các công trình mới phía biển; đảm bảo không gian biển được sử dụng
chung nhằm gia tăng khả năng thu hút đầu tư và hiệu quả khai thác các bãi biển.
Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu sát biển, có phương án tái định cư phù hợp,
tạo tuyến ven biển thông thoáng, sạch đẹp, văn minh.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng
đất
Phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành,
lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Giai đoạn đến năm 2030: Đất khu vực xây dựng các
chức năng có diện tích khoảng 11.083,80 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 75,09%); đất khu
vực nông nghiệp và chức năng khác có diện tích khoảng 3.676,20 ha (chiếm tỷ lệ
khoảng 24,91%).
- Giai đoạn đến năm 2040: Đất khu vực xây dựng các
chức năng có diện tích khoảng 13.588,21 ha (chiếm tỷ lệ khoảng 92,06%); đất khu
vực nông nghiệp và chức năng khác có diện tích khoảng 1.171,79 ha (chiếm tỷ lệ
khoảng 7,94%).
* Đối với các khu vực thăm dò, khai thác titan thuộc
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch 866): Chỉ thực hiện theo định
hướng quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né khi được cấp thẩm quyền
đưa ra khỏi Quy hoạch 866; hoặc các khu vực được cấp phép thăm dò, khai thác đã
hoàn thành khai thác và hoàn thổ theo quy định; hoặc các trường hợp được pháp
luật cho phép thực hiện.
* Đối với các khu vực thuộc khu vực khoanh định dự
trữ khoáng sản quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023: Việc triển khai các dự án đầu tư tại khu vực dự trữ
khoáng sản quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định
số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu
vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
7. Định hướng phân khu chức
năng
7.1. Định hướng tổng thể
a) Khu vực Bắc Phan Thiết
- Quy mô: Bao gồm các khu vực có liên quan trên địa
bàn các phường Phú Hài, Hàm Tiến, Mũi Né, xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết
và xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình với quy mô diện tích khoảng 7.760 ha.
- Tính chất: Khu vực phát triển đô thị du lịch với
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật loại I; khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe,
dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí; trung tâm du lịch thể thao biển quốc
gia, đẳng cấp quốc tế.
- Phân khu tổng thể:
(i) Phân khu I - Khu đô thị du lịch Phú Hài - Hàm
Tiến, bao gồm:
+ Khu IA - Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, tham quan văn hóa truyền thống, thể thao, nghỉ dưỡng Phú Hài.
+ Khu IB - Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, trung tâm thể thao biển quốc gia Hàm Tiến.
(ii) Phân khu II - Khu đô thị du lịch Mũi Né - Khu
du lịch ven biển Nam Hồng Phong, bao gồm:
+ Khu IIA - Khu du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch
thể thao, vui chơi giải trí, tham quan, trải nghiệm văn hóa cộng đồng Mũi Né.
+ Khu IIB - Khu du lịch ven biển Nam Hồng Phong.
b) Khu vực Hòa Thắng - Phan Rí Cửa
- Quy mô: Bao gồm các khu vực có liên quan trên địa
bàn xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình và thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong với
quy mô diện tích khoảng 7.000 ha.
- Tính chất: Khu vực bảo vệ và phát huy giá trị khu
vực danh lam thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng, cảnh quan đồi cát trắng; khu vực
phát triển đô thị gắn với phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển và
thể thao chuyên đề khai thác đặc trưng cảnh quan và địa hình “Cát”.
- Phân khu tổng thể:
(i) Phân khu III - Khu trung tâm đô thị Hòa Thắng,
bao gồm:
+ Khu III A - Khu đô thị dịch vụ du lịch ven biển
Hòa Thắng.
+ Khu IIIB - Khu đô thị phức hợp du lịch Bàu Trắng.
(ii) Phân khu IV - Khu đô thị dịch vụ du lịch nghỉ
dưỡng ven biển Phan Rí Cửa.
7.2. Định hướng phát triển từng phân khu
7.2.1. Phân khu I - Khu đô thị du lịch Phú Hài -
Hàm Tiến
- Tính chất: Trung tâm dịch vụ thương mại, tài
chính, chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao biển quốc
gia, đẳng cấp quốc tế.
- Định hướng không gian: Khai thác lợi thế phát triển
các khu đô thị gắn với dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, tài chính,
ngân hàng...
a) Khu IA - Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, tham quan văn hóa truyền thống, thể thao, nghỉ dưỡng Phú Hài
- Tính chất:
+ Cửa ngõ phía Nam Khu du lịch quốc gia Mũi Né, khu
du lịch tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, lịch sử truyền thông địa
phương; trung tâm thể thao, vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, tài chính
ngân hàng...; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe.
+ Trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật;
trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia; trung tâm y tế của vùng, của tỉnh
Bình Thuận.
+ Khu vực phát triển hiện hữu nâng cấp cải tạo.
- Định hướng quy hoạch:
+ Ưu tiên tối đa bảo tồn, tôn tạo khu vực tháp Chăm
PoSahInư, xây dựng công viên chuyên đề văn hóa truyền thống, tham quan, dã ngoại,
vọng cảnh... tạo thành quần thể du lịch với tháp Chăm PoSahInư, chùa Bửu Sơn, lầu
Ông Hoàng,... kết nối xuống biển gắn với khu neo đậu, đóng sửa tàu thuyền tại
khu vực gần cửa sông Cái.
+ Trung tâm thể dục thể thao, vui chơi giải trí
trên cơ sở tổ hợp du lịch, thể thao sân golf SeaLink hiện hữu, chỉnh trang
không gian ven biển, xây dựng quảng trường kết hợp trung tâm công cộng, dịch vụ
thương mại, cải tạo bãi biển.
+ Khoảng không gian giữa hai trục giao thông chính
là đường Nguyễn Đình Chiểu - Huỳnh Thúc Kháng và đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ
khoảng Km0 đến Km2+850): Quy hoạch đất ở kết hợp dịch vụ thương mại, chỉnh
trang các điểm dân cư hiện hữu kết hợp du lịch homestay; quy hoạch công viên.
+ Dọc theo biển: Chủ yếu là các khu du lịch nghỉ dưỡng,
hạn chế tối đa xây dựng mới. Quy hoạch đường ven biển kết nối từ ven sông Cái đến
đường Nguyễn Thông.
+ Cải tạo chỉnh trang các khu dân cư mật độ cao hiện
hữu. Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước đồng bộ phục
vụ dân sinh. Hạn chế việc giải tỏa, thay đổi, di dời dân đến mức tối đa nhằm
tránh sự xáo trộn và lãng phí.
+ Tăng cường các lối tiếp cận ra biển: Hiện trạng
có 03 tuyến tại khu phố 5, khu vực Sealink, bãi đá Ông Địa. Quy hoạch thêm 06
tuyến mới (03 tuyến tại khu vực khu phố 4, 03 tuyến tại khu vực khu phố 5).
+ Không gian trên biển ưu tiên tổ chức các hoạt động:
Câu cá thể thao, lặn biển, mô tô nước, trượt nước, dù lượn...
b) Khu IB - Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, trung tâm thể thao biển quốc gia Hàm Tiến
- Tính chất:
+ Trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia, đẳng cấp
quốc tế, cửa ngõ đón tiếp du khách bằng đường thủy.
+ Khu đô thị kết hợp dịch vụ thương mại, du lịch
nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, bảo tàng, triển
lãm.
+ Điểm du lịch tham quan dã ngoại Suối Tiên.
+ Khu dịch vụ thương mại: Mua sắm, ẩm thực, vui
chơi giải trí về đêm.
+ Khu dân cư hiện hữu nâng cấp cải tạo.
- Định hướng quy hoạch:
+ Khu phía Tây đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ khoảng
Km2+850 đến Km 13+360) kết nối với khu đô thị Phú Hài: Bố trí khách sạn cao tầng
theo bố cục tập trung xen lẫn với khu nghỉ dưỡng, khu hội thảo.
+ Khu ở kết hợp dịch vụ thương mại, du lịch: Xây dựng
các tổ hợp trung tầng và thấp tầng.
+ Khu dịch vụ du lịch và cây xanh vùng đệm, rừng
cây chuyên đề nằm trong khoảng không gian giữa tuyến đường ĐT.716 và đường Võ
Nguyên Giáp: Xây dựng các khu du lịch thấp tầng, mật độ thấp, ưu tiên cây xanh
cho toàn khu vực.
+ Khu trung tâm du lịch trong vùng cốt cao độ 50 m
so với mực nước biển, tương đối bằng phẳng, có khả năng bao quát toàn cảnh bờ
biển, kết nối trực tiếp, thuận lợi với quảng trường biển và trung tâm hành
chính Hàm Tiến: Ưu tiên xây dựng các khu đô thị du lịch, dịch vụ, khách sạn cao
cấp, hướng tầm nhìn ra biển.
+ Khu dân cư hiện hữu kết hợp dịch vụ: Nâng cấp
hoàn thiện, hoàn chỉnh mỹ quan khu phố thương mại, nhà ở kết hợp homestay.
+ Thiết lập hành lang cây xanh hai bên bờ Suối
Tiên, tổ chức không gian du lịch tham quan, dã ngoại tại trục cảnh quan suối và
hành lang bảo vệ. Dọc hai bên hành lang bảo vệ nghiên cứu hình thành trục dịch
vụ thương mại ẩm thực, bar,...
+ Tăng cường khả năng tiếp cận biển: Hiện trạng có
06 tuyến đường xuống biển (khu vực cạnh Caty Mũi Né resort, Anatara resort,
Vinh Sương resort, Trường tiểu học Hàm Tiến, Chợ Rạng và Khách sạn thể thao Mũi
Né). Quy hoạch thêm 04 tuyến đường xuống biển (cạnh Suối Tiên resort, Chùa Phước
Thiền, Ravenada resort và Khách sạn Mường Thanh).
+ Xây dựng tổ hợp quảng trường biển - bến du thuyền,
trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại, cửa ngõ đón tiếp du khách bằng đường
thủy.
+ Không gian tiếp giáp biển: Nâng cấp, chỉnh trang
các cơ sở du lịch, hạn chế tối đa xây dựng mới.
+ Không gian trên biển ưu tiên tổ chức các hoạt động:
Thuyền buồm, lướt ván diều, lướt ván buồm, cano dù kéo...
7.2.2. Phân khu II - Khu đô thị du lịch Mũi Né -
Khu du lịch ven biển Nam Hồng Phong
- Tính chất: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí, thể thao biển quốc gia, đẳng cấp quốc tế.
- Định hướng không gian:
+ Kết hợp với khu vực phía Nam xã Thiện Nghiệp, khu
vực ven biển Nam Hồng Phong thành một không gian tổng thể.
+ Khu trung tâm Mũi Né: Bao gồm các khu chức năng
như khu cao ốc văn phòng, dịch vụ thương mại tổng hợp, khu nhà ở cao tầng, nhà ở
biệt thự cao cấp, khu trung tâm thể dục thể thao, trung tâm giáo dục đào tạo.
+ Khu trung tâm du lịch bao gồm các cụm công trình
chức năng thương mại dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, cụm khách sạn cao tầng,
không gian đi bộ kết hợp thương mại dịch vụ.
+ Khu ở gồm các nhóm nhà ở biệt thự cao cấp, các
công trình công cộng cấp đơn vị ở và cấp nhóm nhà ở, cây xanh thể dục thể thao.
+ Khu nghỉ resort: Bao gồm các dự án du lịch hiện
trạng được nâng cấp, tiêu chuẩn đầu tư hiện đại và cao cấp.
a) Khu IIA - Khu du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch
thể thao, vui chơi giải trí, tham quan, trải nghiệm văn hóa cộng đồng Mũi Né
- Tính chất:
+ Trung tâm vui chơi giải trí, thể thao biển quốc
gia, quốc tế: Khám phá đặc trưng cảnh quan và địa hình khu vực Đồi Cát Bay, du
lịch tham quan, dã ngoại, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, chia sẻ các
hoạt động thể thao biển tại Hàm Tiến, Hòa Thắng...
+ Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng trên đồi và khu vực
giáp biển.
+ Khu dân cư kết hợp du lịch cộng đồng, homestay,
tham quan làng nghề, làng chài truyền thống, trải nghiệm nghề đánh bắt và chế
biến hải sản...
- Định hướng quy hoạch: Trên địa bàn phường Mũi Né
cơ bản có 02 tiểu khu như sau:
+ Khu vực phía Nam phường Mũi Né (từ phía Nam đường
Võ Nguyên Giáp (đoạn khoảng từ Km 13+360 đến Km 16+400) xuống giáp biển): Khu vực
trung tâm Mũi Né hiện hữu nâng cấp, cải tạo chỉnh trang, khu dân cư kết hợp
homestay, du lịch cộng đồng, cải tạo khu vực làng chài truyền thống. Xây dựng
chuỗi khu du lịch cao cấp, mật độ thấp tại khu vực ven biển bờ Đông Mũi Né, tổ
hợp khu đô thị nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ thương mại phía Tây Mũi Né. Sắp xếp
và tạo quỹ đất xây dựng và mở rộng công trình công cộng, chợ, công trình giáo dục,
công trình y tế, công viên cây xanh - thể dục thể thao. Tiếp tục thực hiện các
dự án: Cải tạo, mở rộng các tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn
Hữu Thọ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Minh Châu,., và các tuyến đường trong các khu
dân cư hiện hữu.
+ Khu vực phía Bắc phường Mũi Né:
* Khu vực Hòn Rơm - Long Sơn - Suối Nước: Khu đô thị
nghỉ dưỡng biển nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu du lịch đa dạng của du khách,
chú trọng nhu cầu lưu trú khách quốc tế lưu trú dài ngày, nghỉ ngơi, giải trí,
thể thao, văn hóa, công vụ, MICE, chăm sóc sức khỏe...
* Khu vực Đồi Cát Bay: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
đặc trưng địa hình khu vực Mũi Né, hạn chế tối đa xây dựng và thay đổi hiện trạng,
tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, thể thao địa hình...
* Không gian ven biển (khu vực giáp phường Hàm Tiến
đến làng chài Mũi Né): Hạn chế xây dựng mới, dành khoảng không gian xây dựng
công viên, quảng trường vọng cảnh, một số công trình dịch vụ thương mại thiết yếu
phục vụ hoạt động du lịch, bãi biển tự nhiên...
* Xây dựng 01 khu neo đậu tàu thuyền, 02 bến thuyền
du lịch: Bến du thuyền bờ Đông Mũi Né, liên kết với khu neo đậu và bến du thuyền
có quy mô lớn tại khu vực ven biển đường Xuân Thủy (cách Hòn Rơm khoảng 3 km),
cửa ngõ đón tiếp du khách đường thủy.
+ Không gian trên biển tổ chức thành hai khu vực:
* Khu vực bờ Đông Mũi Né: Ưu tiên các hoạt động thể
thao dân gian chèo thuyền thúng, thuyền phao, nhà phao, câu cá...
* Khu vực bờ Tây Mũi Né (từ Mũi Né đến Hòn Rơm): Ưu
tiên các hoạt động bơi lội trên bờ biển, khám phá trò dù bay, dù lượn, du thuyền,
lặn biển ngắm san hô, lướt ván, lướt ván có mái chèo, lướt ván buồm, lướt ván
diều, trò chơi mạo hiểm, chèo thuyền kayak, lặn, đi bộ dưới đáy biển, tàu lặn...
+ Khu du lịch sinh thái nông nghiệp Thiện Nghiệp:
Khu dân cư hiện hữu mật độ thấp nâng cấp, cải tạo, kết hợp homestay, phát triển
du lịch sinh thái du lịch nông nghiệp.
b) Khu IIB - Khu du lịch ven biển Nam Hồng Phong
- Tính chất: Trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch
nghỉ dưỡng ven biển kết hợp với khu trung tâm xã hiện hữu nâng cấp, mở rộng.
- Định hướng quy hoạch:
+ Xây dựng tổ hợp dịch vụ thương mại, du lịch, khu ở
sinh thái phía Bắc đường Xuân Thủy.
+ Dải giáp biển từ đường Xuân Thủy tới bờ biển: Cơ
bản chỉ bố trí công viên cây xanh, không gian công cộng ven biển, hạn chế tối
đa xây dựng mới.
+ Nghiên cứu bổ sung quảng trường văn hóa kết hợp cầu
tàu du lịch.
7.2.3. Phân khu III - Khu trung tâm đô thị Hòa
Thắng
- Tính chất:
+ Khu vực bảo vệ và phát huy giá trị danh thắng Bàu
Trắng và các khu vực có cảnh quan tự nhiên đặc trưng “đồi cát”, sa mạc giữa
lòng đô thị.
+ Khu vực phát triển đô thị du lịch mới, tập trung
phát triển các tổ hợp khu đô thị du lịch đa năng gắn với các sản phẩm du lịch
cao cấp, độc đáo, đặc biệt là nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, sinh
thái nông nghiệp...
+ Trung tâm thương mại, thể thao biển cấp quốc gia,
các công viên chuyên dụng gắn với triển khai các sản phẩm du lịch mới, độc đáo.
- Định hướng không gian:
+ Hình thành 02 trục cảnh quan chính đưa không gian
thoáng của biển vào sâu bên trong đô thị du lịch Hòa Thắng.
+ Đa dạng hóa các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí và tham quan trải nghiệm..., hình thành 02 trung tâm du lịch:
Trung tâm ven biển và trung tâm Bàu Trắng.
+ Phát triển tiềm năng du lịch biển tại khu vực, tận
dụng địa hình về phía biển giữa khu vực dự kiến hình thành cảng du lịch kết nối
với khu du lịch Bàu Trắng. Đồng thời quy hoạch khu phụ trợ với các tiện ích đô
thị dịch vụ, thương mại, du lịch hình thành khu trung tâm cảng du lịch.
+ Ưu tiên bố trí quỹ đất công viên tại phía Bắc Bàu
Trắng, trong khoảng không gian đệm giữa Bàu Trắng và đồi Trinh Nữ, lấy hồ Bàu
Trắng, dải đồi cát trắng làm đại cảnh phông nền, tổ chức các lễ hội ánh sáng,
trình diễn nghệ thuật... ấn tượng, đặc sắc. Tăng cường khả năng bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên trong danh thắng quốc gia độc đáo này.
a) Khu IIIA - Khu đô thị dịch vụ du lịch ven biển
Hòa Thắng
- Phát triển trung tâm đô thị Hòa Thắng theo tiêu
chí đô thị loại V, hướng tới các tiêu chí đô thị loại IV. Xây dựng các tổ hợp
khu đô thị du lịch đa năng với các sản phẩm du lịch cao cấp, đặc biệt là nghỉ
dưỡng, thể thao biển, vui chơi giải trí, nông nghiệp kết hợp đô thị, khu du lịch
cộng đồng... Phát triển hệ thống resort ven biển, biệt thự và nhà nghỉ có vườn...
- Xây dựng hệ thống bến du thuyền kết hợp quảng trường,
trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại tại lạch Vũng Môn, bãi tắm Hòa Thắng,
khu vực Bãi Chùa... Hình thành trung tâm thương mại - hội nghị cao cấp tại khu
quảng trường ven biển Hòa Thắng.
- Khu vực giáp biển: Cơ bản không bố trí xây dựng
công trình, cải tạo không gian bờ biển tự nhiên. Hoạch định các không gian thể
thao ven biển, trong đó có thể thao chuyên nghiệp.
- Khu vực trên biển: Tổ chức các hoạt động thể thao
biển, trong đó có thể thao mạo hiểm, thể thao chuyên nghiệp.
b) Khu IIIB - Khu đô thị phức hợp du lịch Bàu Trắng
- Bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh
quốc gia Bàu Trắng, thực hiện khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Khoanh vùng bảo tồn,
bảo vệ cảnh quan khu vực đồi Trinh Nữ, phát triển các khu dã ngoại, tham quan,
khám phá cảnh quan thiên nhiên.
- Phát triển tổ hợp khu đô thị du lịch gắn với hệ
thống văn phòng, trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, trung tâm
giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí chất lượng cao có tính đến
yếu tố đặc thù.
7.2.4. Phân khu IV - Khu đô thị dịch vụ du lịch
nghỉ dưỡng ven biển Phan Rí Cửa
- Tính chất:
+ Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng ven biển, khu vực
phát triển mới của thị trấn Phan Rí Cửa; là khu vực ưu tiên hình thành các viện
nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phục vụ du khách lưu trú dài hạn.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
công nghiệp khai thác chế biến thủy hải sản, dịch vụ, du lịch có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc của tỉnh.
- Định hướng không gian:
+ Hoàn thiện mạng lưới đường giao thông, đảm bảo kết
nối trong nội bộ khu dân cư, cũng như với các khu vực lân cận.
+ Phát triển mở rộng khu dân cư hiện hữu về phía
Tây.
+ Quy hoạch một cụm công trình dịch vụ cấp vùng, là
điểm dừng chân dọc tuyến du lịch ven biển (liên tỉnh). Duy trì đô thị với cấu
trúc mở, công trình dịch vụ quy mô vừa và nhỏ.
8. Định hướng phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
8.1. Giao thông
a) Giao thông đối ngoại
Hoàn thiện hệ thống giao thông đối ngoại theo nội
dung Quy hoạch tỉnh Bình Thuận, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và định
hướng các đồ án quy hoạch được phê duyệt (Quy hoạch chung thành phố Phan Thiết
và Quy hoạch chung đô thị Phan Rí Cửa).
b) Giao thông đối nội
- Đường Võ Nguyên Giáp: Là tuyến đường trục chính tạo
cảnh quan của khu vực nghiên cứu, lộ giới 52 m.
- Đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Huỳnh Thúc
Kháng: Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến, đoạn qua khu vực phường Hàm Tiến có lộ giới
20,5 m. Đoạn từ ngã ba giao cắt với đường Võ Nguyên Giáp tại phường Phú Hài tới
phường Mũi Né tổ chức thành tuyến đường du lịch.
- Đường Hòa Phú - Hòa Thắng: Cải tạo, chỉnh trang
giữ nguyên lộ giới 50 m.
- Xây dựng các tuyến đường kết nối với cảng hàng
không Phan Thiết tại các khu vực phường Hàm Tiến, xã Thiện Nghiệp.
- Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống
đường chính khu vực tại các khu đô thị mới, khu du lịch tại các phường: Phú
Hài, Hàm Tiến, Mũi Né với quy mô mặt cắt từ 25 - 27 m.
- Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống
đường trục chính, đường chính khu vực tại các khu đô thị du lịch Hòa Thắng với
quy mô mặt cắt từ 36 - 78 m.
- Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống
đường trục chính, đường chính khu vực tại Phan Rí Cửa với quy mô mặt cắt từ 21
- 50 m.
- Xây dựng mới các trục đường hướng biển kết nối từ
tuyến đường bộ ven biển.
- Tổ chức giao thông công cộng: Ngoài các tuyến xe
buýt hiện tại của thành phố Phan Thiết, tiếp tục đẩy mạnh hệ thống xe buýt
trong Khu du lịch quốc gia Mũi Né, cụ thể: Tuyến kết nối với thành phố Phan Thiết,
tuyến kết nối với Cảng hàng không Phan Thiết, tuyến chạy xuyên suốt Khu du lịch
quốc gia Mũi Né; đồng thời xây dựng các tuyến xe buýt trên các tuyến đường
chính, đường ven biển phục vụ người dân địa phương cũng như khách du lịch. Tổ
chức các tuyến xe điện trên tuyến ĐT.716, dải ven biển Hàm Tiến, Mũi Né, các điểm
du lịch ven biển tại khu vực Hòa Thắng, Phan Rí Cửa...
8.2. Chuẩn bị kỹ thuật
a) Giải pháp bảo vệ nền xây dựng
Sử dụng các giải pháp như: Xây dựng tường chắn đất,
xây kè bảo vệ bờ sông, hồ điều hòa...; hoàn chỉnh dự án kè sông Cái để chống lũ
quét và hiện tượng sạt lở bờ sông; hoàn thiện hệ thống công trình bảo vệ bờ biển
(ưu tiên công trình giảm sóng, giữ bãi) tại các vị trí đã được đề xuất trong
quy hoạch.
b) Thoát nước mưa
- Khu vực thuộc phường Phú Hài sử dụng hệ thống
thoát nước mưa riêng hoàn toàn đối với các khu vực xây dựng mới. Hệ thống thoát
nước chung đối với khu vực hiện trạng, xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng
trong tương lai để tách riêng nước mưa, nước thải, hướng thoát nước chính là
sông Cái và ra biển.
- Khu vực thuộc phường Hàm Tiến sử dụng hệ thống
thoát nước riêng hoàn toàn đối với các khu vực xây dựng mới và hệ thống thoát
nước chung đối với khu vực hiện trạng. Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng
trong tương lai để tách riêng nước mưa, nước thải. Hướng thoát chính từ Bắc xuống
Nam. Bố trí hệ thống mương hở đón nước từ các lưu vực lớn phía Bắc đổ vào khu vực
nghiên cứu. Trục tiêu chính là thoát trực tiếp ra biển và nhánh suối Tiên ở
phía Đông.
- Khu vực thuộc phường Mũi Né thoát nước mặt tự chảy
theo hướng dốc tự nhiên, sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn đối với
các khu vực xây dựng mới. Hệ thống thoát nước chung đối với khu vực hiện trạng,
xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng trong tương lai để tách riêng nước mưa,
nước thải. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các tuyến cống thoát nước tự chảy, xả
ra biển theo các cống ngầm nhằm đảm bảo mỹ quan của khu vực.
- Khu vực xã Thiện Nghiệp, xã Hồng Phong, xã Hòa Thắng
có địa hình tương đối cao nên cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa bám sát theo
thềm địa hình để tránh gây xói lở cho khu vực.
- Khu vực thuộc thị trấn Phan Rí Cửa thoát nước mặt
tự chảy theo hướng dốc tự nhiên, sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn đối
với các khu vực xây dựng mới. Hệ thống thoát nước chung đối với khu vực hiện trạng,
xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng trong tương lai để tách riêng nước mưa,
nước thải, hướng thoát ra sông Lũy và ra biển.
8.3. Định hướng cấp nước
Phát triển hệ thống cấp nước cho các phân vùng sau:
+ Vùng cấp nước 1: Được cấp nước từ 03 nhà máy nước
(NMN) là NMN Phan Thiết, NMN Mũi Né và NMN Thiện Nghiệp, gồm khu 1 (phường Hàm
Tiến, Phú Hài) và khu 2 (phường Mũi Né, xã Thiện Nghiệp và xã Hồng Phong).
+ Vùng cấp nước 2: Được cấp nước từ NMN Hòa Thắng,
gồm khu 3 (Xã Hòa Thắng).
+ Vùng cấp nước 3: Được cấp nước từ 03 NMN là NMN
Tuy Phong, NMN Phan Rí Cửa và NMN Bắc Bình, gồm khu 4 (thị trấn Phan Rí Cửa).
8.4. Định hướng cấp điện và thông tin liên lạc
- Hoàn thiện nguồn điện:
+ Trạm Phan Thiết 110/22 kV - 2x63 MVA nhận điện từ
các đường dây 110 kV Phan Thiết 2 - Phan Thiết và nối kết với các đường dây
Phan Thiết - Hàm Kiệm.
+ Nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mũi Né, thay
02 máy 2x40 MVA lên thành 2x63 MVA, đưa vào vận hành năm 2025.
+ Trạm Phan Rí 110/22kV- (2x63) MVA nhận điện từ
các đường dây 110 kV thủy điện Đại Ninh - Phan Rí, Tuy Phong - Phan Rí và Phan
Thiết - Lương Sơn - Phan Rí.
+ Xây dựng mới trạm biến áp 110 kV Hòa Tháng, quy
mô công suất (2x63) MVA.
+ Xây mới Trạm biến áp 110 kV Phú Hài công suất
(2x63) MVA.
+ Ngoài ra, còn có nguồn điện khác cấp điện gián tiếp:
Các nhà máy điện được xác định trong Quyết định số 4715/QĐ-BCT về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin
liên lạc hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, tín hiệu, thông tin đến
từng người dân, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân.
8.5. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất
thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước thải
- Khu vực du lịch: Khu du lịch có yêu cầu vệ sinh
môi trường cao, mật độ xây dựng thấp, phân tán. Do đó, ưu tiên xử lý cục bộ nước
thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể tiên tiến như bể
tự hoại cải tiến hoặc các loại công trình xử lý sinh học kiểu hợp khối theo
công nghệ hiện đại có hiệu suất sử dụng cao, tốn ít diện tích.
- Khu vực đô thị:
+ Nước thải từ các công trình nhà ở và công trình
công cộng được thu gom vào hệ thống cống và đưa về các trạm xử lý nước thải, đảm
bảo xử lý đến giới hạn cho phép theo quy định.
+ Mạng lưới thu gom nước thải bao gồm các tuyến cống
tự chảy D200 ÷ D1.000. Trạm bơm nước thải bố trí tại các vị trí bất lợi về địa
hình, có nhiệm vụ chuyển nước thải đến các tuyến cống chính.
b) Quản lý chất thải rắn
- Đối với chất thải rắn đô thị: Phân loại ngay tại
nguồn và chia thành 03 loại chính: Rác thải hữu cơ dễ phân hủy, rác thải có khả
năng tái sử dụng, tái chế và rác thải khó phân hủy còn lại. Chất thải rắn sinh
hoạt được thu gom hằng ngày và đưa về khu xử lý chất thải rắn theo phạm vi phục
vụ, đảm bảo các quy định về môi trường.
- Đối với chất thải rắn các khu du lịch: Hợp đồng với
đơn vị có năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Bố trí các trạm
trung chuyển chất thải rắn để tận dụng thu hồi vật liệu tái chế và nén ép rác để
giảm tải áp lực cho các khu xử lý.
c) Nghĩa trang
- Phấn đấu đến năm 2030, di dời các khu vực nghĩa địa
nằm rải rác chưa có quy hoạch về các khu nghĩa trang quy hoạch mới. Chỉnh trang
một số khu nghĩa trang lớn hiện có như: Nghĩa trang thành phố Phan Thiết, nghĩa
trang Mũi Né (gần khu vực Đồi Cát Bay), Nghĩa trang Hàm Tiến - Thiện Nghiệp -
Mũi Né.
- Đến năm 2040:
+ Khu nghĩa trang mới Hàm Tiến - Thiện Nghiệp - Mũi
Né quy mô khoảng 65 ha nằm ở xã Thiện Nghiệp, tiến tới di dời nghĩa trang Mũi
Né. Nghĩa trang sinh thái Bắc Phan Thiết nằm gần nghĩa trang Phan Thiết cũ với
quy mô khoảng 140 ha.
+ Đối với khu vực thuộc xã Hòa Thắng: Sử dụng nghĩa
trang quy hoạch mới của xã Hòa Thắng, quy mô 15 ha.
+ Đối với khu vực thuộc thị trấn Phan Rí Cửa: Sử dụng
nghĩa trang quy hoạch mới của huyện Tuy Phong với quy mô 50 ha.
- Xây dựng thêm nhà tang lễ và nhà hỏa táng tại
nghĩa trang phía Bắc thành phố Phan Thiết.
9. Các chương trình, dự án ưu
tiên đầu tư
9.1. Các chương trình ưu tiên đầu tư
- Các chương trình liên quan tới sự phát triển của
khu vực có tại Quy hoạch tỉnh.
- Các chương trình phát triển đô thị tại thành phố Phan
Thiết, đô thị Hòa Thắng, huyện Bắc Bình và thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy
Phong.
- Chương trình thu hút đầu tư, đầu tư xây dựng các
tổ hợp khu đô thị du lịch tại 04 phân khu trong Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
- Chương trình đầu tư có hệ thống và trọng điểm hạ
tầng du lịch - thể thao biển và một số chương trình thiết yếu khác có liên
quan.
9.2. Các dự án ưu tiên đầu tư
(Đính kèm Phụ lục)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và
tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát, cập nhật những nội dung phát
sinh mới theo các quy hoạch cao hơn để điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ
trình cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt theo quy định.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội
đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình
Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực
từ ngày thông qua./.
PHỤ LỤC
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh)
TT
|
Tên công
trình/Dự án
|
Địa điểm
|
I
|
Các công trình/Dự án giao thông
|
|
1
|
Đường bộ
|
|
1.1
|
Đường ĐT.711 nối dài đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường
ven biển ĐT.716
|
Huyện Hàm Thuận Bắc; huyện Bắc Bình; Thành phố
Phan Thiết
|
1.2
|
Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.715
|
Huyện Bắc Bình và thành phố Phan Thiết
|
1.3
|
Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.716
|
Huyện Tuy Phong, Bắc Bình và thành phố Phan Thiết
|
1.4
|
Đoạn cầu Sông Lũy - Hòa Thắng (Hòa Thắng - Hòa
Phú)
|
Huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình
|
1.5
|
Đoạn Hòa Thắng - Mũi Né (ĐT.716)
|
Huyện Bắc Bình, thành phố Phan Thiết
|
1.6
|
Đoạn Mũi Né - vòng xoay đầu đường Võ Nguyên Giáp
(đường Võ Nguyên Giáp)
|
Thành phố Phan Thiết
|
1.7
|
Đoạn Võ Nguyên Giáp - cầu Hùng Vương (ĐT.716)
|
Thành phố Phan Thiết
|
1.8
|
Đường vào Cảng hàng không Phan Thiết
|
Thành phố Phan Thiết
|
1.9
|
Đường Hồng Thái - Hồng Thắng
|
Huyện Bắc Bình
|
1.10
|
Đường Phan Thanh - Hòa Thắng
|
Huyện Bắc Bình
|
2
|
Đường thủy nội địa
|
|
2.1
|
01 bến du thuyền tại thị trấn Phan Rí Cửa
|
Huyện Tuy Phong
|
2.2
|
03 bến du thuyền tại xã Hòa Thắng, xã Hồng Phong
|
Huyện Bắc Bình
|
2.3
|
04 bến du thuyền tại các phường Phú Hài, Hàm Tiến,
Mũi Né
|
Thành phố Phan Thiết
|
II
|
Các công trình/Dự án cấp nước
|
|
1
|
Nâng cấp, mở rộng hệ thống nước Thiện Nghiệp,
thành phố Phan Thiết
|
Thành phố Phan Thiết
|
2
|
Nâng cấp, mở rộng tuyến ống cấp nước Hệ thống nước
Mũi Né, thành phố Phan Thiết
|
Thành phố Phan Thiết
|
3
|
Nâng cấp, mở rộng tuyến ống cấp nước Hệ thống nước
Long Sơn - Suối Nước
|
Thành phố Phan Thiết
|
4
|
Nâng cấp các nhà máy, mở rộng tuyến ống cấp nước
huyện Tuy Phong
|
Huyện Tuy Phong
|
5
|
Nâng công suất nhà máy nước Hoà Thắng
|
Huyện Bắc Bình
|
6
|
Nâng công suất nhà máy nước Sông Mao
|
Huyện Bắc Bình
|
III
|
Các công trình/Dự án thoát nước thải
|
|
1
|
Xây mới hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải
Phan Rí Cửa
|
Huyện Tuy Phong
|
2
|
Hoàn thiện mạng lưới thoát nước, nâng cấp trạm xử
lý nước thải Phan Thiết lên công suất theo thiết kế
|
Thành phố Phan Thiết
|
3
|
Xây mới hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải
Phan Thiết 3
|
Thành phố Phan Thiết
|
4
|
Xây mới hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải
Phan Thiết 4
|
Thành phố Phan Thiết
|
5
|
Hệ thống xử lý nước thải KDL Mũi Né - Suối Nước
|
Thành phố Phan Thiết
|
6
|
Khu xử lý rác thải Thiện Nghiệp
|
Thành phố Phan Thiết
|
7
|
Xây dựng các hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước
thải: Phan Rí Cửa, Phan Thiết, Hòa Thắng
|
Huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, thành phố Phan
Thiết
|
8
|
Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại các khu
đô thị du lịch
|
Thành phố Phan Thiết, huyện Bắc Bình, huyện Tuy
Phong
|
9
|
Xây dựng các trạm xử lý nước thải
|
Huyện Bắc Bình
|
10
|
Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn
du lịch tại các bãi tắm công cộng trên địa bàn
|
|
11
|
Xây dựng các khu xử lý rác thải trên địa bàn
|
|
IV
|
Các công trình/Dự án thủy lợi, phòng chống
thiên tai
|
|
1
|
Dự án thủy lợi
|
|
1.1
|
Dự án xây dựng Đập ngăn mặn Sông Lũy kết hợp cầu
giao thông
|
Huyện Bắc Bình
|
2
|
Dự án phòng chống thiên tai
|
|
2.1
|
Dự án nạo vét đảm bảo tiêu thoát lũ các sông, suối,
tuyến xả lũ hồ chứa và xây dựng Kè bảo vệ bờ các sông, suối nhỏ qua các khu
dân cư, du lịch trên địa bàn các huyện thành phố
|
Huyện Bắc Bình, huyện Tuy Phong, thành phố Phan
Thiết
|
2.2
|
Xây dựng hệ thống đê kè chống sóng, bảo vệ và tôn
tạo bãi để giảm tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hỗ trợ du lịch
biển phát triển tại các khu vực bãi biển bị xói lở và Hệ thống đê kè bảo vệ
chống xói lở bờ biển tại các khu dân cư, khu du lịch các huyện thành phố;
nâng cấp, sửa chữa các tuyến kè bị hư hỏng, xuống cấp.
|
Ưu tiên các khu vực huyện Bắc Bình, huyện Tuy
Phong, thành phố Phan Thiết
|