ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/CT-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 24 tháng 6 năm 2021
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm gần đây, công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được chú trọng, các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình, phần
lớn các công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đều đạt chất lượng
theo yêu cầu. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế
như: chất lượng hồ sơ dự án, thiết kế xây dựng chưa đảm bảo, còn chỉnh sửa, bổ
sung nhiều làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư;
một số công trình thi công xây dựng hoàn thành còn có khiếm khuyết về chất
lượng, phải xử lý về kỹ, mỹ thuật mới đủ điều kiện đưa công trình vào khai
thác, sử dụng; một số công trình sau khi đưa vào sử dụng không được bảo trì dẫn
đến nhanh xuống cấp,…
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế
nêu trên, nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình trong
tỉnh nghiêm túc thực hiện theo các quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13,
Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (viết
tắt là Nghị định 06/2021/NĐ-CP), Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây
dựng (viết tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP)và các quy định của pháp luật
khác có liên quan.
2. Các sở: Xây dựng, Giao thông Vận
tải, Công thương, Nông nghiệp & PTNT:
- Tăng cường công tác kiểm tra định
kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất về công tác quản lý chất lượng và an toàn
trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình; kiểm tra
chất lượng các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành, phạm vi quản lý khi cần
thiết hoặc khi được yêu cầu.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả, trách
nhiệm trong công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng, trong việc
kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc
thẩm quyền quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố:
- Chỉ đạo, kiểm tra phòng Kinh tế hạ
tầng hoặc phòng Quản lý đô thị tổ chức thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu
công trình xây dựng trên địa bàn quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
- Kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm
quyền quản lý đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng do
cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư có vi phạm về tiến độ, chất lượng xây dựng
công trình, gửi Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.
- Triển khai việc thực hiện nội dung
chỉ thị này đến các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan
trên địa bàn quản lý.
- Tiếp tục kiện toàn Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng trực thuộc, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán
bộ quản lý dự án đảm bảo đủ năng lực thực hiện và đáp ứng tốt nhiệm vụ quản lý
các dự án được giao.
4. Ban quản lý các Khu công nghiệp
tỉnh bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn
phù hợp để thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được giao
quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Đối với các chủ thể tham gia hoạt
động xây dựng
a) Chủ đầu tư:
- Thực hiện nghiêm việc quản lý thi
công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định 06/NĐ-CP và các
quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Chỉ được triển khai thi công xây
dựng khi bảo đảm các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại
Khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39
Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
- Đối với các công trình sử dụng vốn
đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được phép quyết toán hợp
đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định
về lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà thầu đảm bảo đủ điều kiện năng lực phù hợp
với công việc đảm nhận; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu tuân thủ
các điều khoản hợp đồng đã ký kết, kiên quyết xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm
hợp đồng theo thẩm quyền.
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm
trong tổ chức quản lý thực hiện dự án đặc biệt là việc giám sát thi công công
trình tại thực địa; nâng cao chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo
sát, nhiệm vụ thiết kế; giám sát và nghiệm thu kết quả khảo sát đúng quy định;
kiểm soát chất lượng hồ sơ trước khi trình thẩm định, phê duyệt; trình cơ quan
chuyên môn thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật,
Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo đúng quy định của Nghị định
15/2021/NĐ-CP .
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ các nội
dung về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý về xây dựng.
b) Các đơn vị tư vấn xây dựng công
trình:
- Tư vấn khảo sát, thiết kế: Thực
hiện nghiêm việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng theo quy định tại Mục 1,
Mục 2 Chương III Nghị định 15/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có
liên quan.
- Tư vấn thẩm tra: Yêu cầu hoạt động
độc lập, khách quan trong công tác thẩm tra. Bố trí cán bộ đủ năng lực thẩm tra
phù hợp với loại và cấp công trình; nâng cao chất lượng trong công tác thẩm
tra.
- Tư vấn giám sát: Yêu cầu hoạt động
độc lập, khách quan trong việc giám sát công trình. Nghiêm túc thực hiện việc
giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 19 Nghị định
06/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
c) Nhà thầu thi công xây dựng công
trình: Nghiêm túc thực hiện việc thi công xây dựng công trình theo quy định tại
Điều 13 Nghị định 06/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
6. Đối với chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình: Nghiêm túc thực hiện các quy định về Bảo trì công
trình, đánh giá an toàn công trình, xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy
hiểm, công trình hết thời hạn sử dụng được quy định tại Mục 2, Mục 3, Mục 4
Chương III Nghị định 06/2021/NĐ-CP .
7. Các cơ quan truyền thông của
tỉnh: Tăng cường tuyên truyền về công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động
và vệ sinh môi trường để nhân dân tham gia giám sát, kịp thời phát hiện, phản
ánh các sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, để các cơ quan có thẩm
quyền xem xét, xử lý; Đồng thời giới thiệu, biểu dương các công trình điển hình
về chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường để phát huy, nhân rộng.
8. Định kỳ hàng năm các sở, ngành,
UBND các huyện, thành phố, các Ban Quản lý dự án thuộc tỉnh lập báo cáo về việc
thực hiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình của đơn vị, gửi Sở
Xây dựng trước ngày 30 tháng 12 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị
trấn; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn
tỉnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Giao Sở Xây dựng và các Sở quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm
về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định hiện hành và nội
dung của Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh;
- Các cơ quan báo, đài, cổng TTĐT tỉnh;
- CVNCTH;
- Lưu: VT, CN2.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|