ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/CT-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 06 tháng 03 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Trong những năm qua việc thực hiện
đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt được kết quả nhất định và
tỷ lệ giải ngân đều đạt trên 95% kế hoạch vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, việc quản lý vốn đầu tư từng bước thực
hiện theo đúng quy định.
Bên cạnh những mặt làm được, còn
có những mặt tồn tại, hạn chế như: Chất lượng tư vấn chưa cao, một số chủ đầu
tư chưa đảm bảo năng lực, còn có dự án đề xuất chủ trương chưa phù hợp với quy
hoạch ngành đã phê duyệt hoặc chưa có trong quy hoạch ngành, đề án, chương
trình, dẫn đến việc triển khai đầu tư xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn về
mặt trình tự, thủ tục; tổ chức lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo theo quy định, lập
hồ sơ mời thầu có những điều kiện hạn chế nhà thầu tham gia,… làm chậm tiến độ
thực hiện dự án, kéo dài thời gian gây lãng phí.
Để khắc phục các tồn tại và bất
cập nêu trên; đồng thời, chấn chỉnh và tăng cường quản lý đầu tư nguồn ngân
sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và công tác quản lý đầu tư xây dựng công
trình trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố chỉ thị:
1. Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ
trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện có hiệu quả
các nội dung sau:
a) Chấp hành nghiêm Luật Đầu tư
công, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, thực hiện có hiệu
quả các Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và Nghị định số
136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
Đầu tư công, Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về tăng cường công
tác quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
b) Không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản, Giám
đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND quận,
huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố trong trường hợp để xảy
ra nợ đọng, phân bổ vốn không đúng quy định, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu
tư khi không cân đối được nguồn vốn thực hiện và không phù hợp với Luật Đầu tư
công.
c) Thường xuyên rà soát, bám sát quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, thực hiện đề xuất chủ
trương, thẩm định chủ trương đầu tư. Trường hợp cần thiết rà soát, đề xuất cấp
thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch các dự án đề xuất chủ
trương đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công.
d) Rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, phân kỳ
hợp lý đầu tư dự án trong giai đoạn 2016-2020, tránh trường hợp đề nghị ghi vốn
để khởi công mới nhiều dự án tập trung vào 02 năm đầu của giai đoạn 2016-2017,
ngân sách thành phố không đủ khả năng cân đối, dự án đã được quyết định đầu tư
nhưng không có vốn để bố trí. Trường hợp chưa thật sự cần thiết có đề xuất chuyển
sang giai đoạn trung hạn sau (sau năm 2020) sẽ tổ chức triển khai thực hiện.
đ) Các chủ đầu tư, UBND quận, huyện thực hiện
nghiêm Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và Công
văn số 8836/BKHĐT-TH ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
dự kiến kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 và
năm 2017: Đối với các dự án dở dang và các dự án khởi công mới, trong từng dự
án thực hiện tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư; hạn chế phát sinh trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
e) Thực hiện
công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư Nhà
nước, trong đó đặc biệt chú trọng đối với vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn
ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Thực hiện đầy đủ các quy định về giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định
tại Luật Đầu tư công; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Thông
tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư.
g) Thực hiện tổ chức triển khai đấu thầu qua mạng
theo lộ trình và đảm bảo theo quy định của Thông tư liên tịch số
07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
a) Lập và điều chỉnh
kế hoạch vốn đầu tư xây dựng và danh mục dự án công trình hàng năm theo từng dự án và danh mục công trình; đảm bảo thực hiện đúng
theo quy định Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng
9 năm 2015 và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính
phủ.
b) Chủ trì cùng Sở
Tài chính thực hiện việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và danh mục công trình đảm
bảo tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số
77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015. Tổng hợp báo cáo UBND
thành phố theo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và hàng năm về kết quả thực hiện
vốn đầu tư xây dựng công trình.
c) Chủ trì cùng
các sở, ngành có liên quan thực hiện việc kiểm tra thường xuyên theo định kỳ
hàng quý về tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm và việc quản lý đầu tư
xây dựng từ nguồn ngân sách cấp quận, huyện quản lý, xử lý và báo cáo xử lý, chấn
chỉnh kịp thời các sai phạm.
d) Tham mưu UBND
thành phố theo lộ trình đấu thầu qua mạng, giám sát và đánh giá đầu tư trên địa
bàn theo Luật Đầu tư công; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ và Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp công tác giám
sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn thành phố trình UBND thành phố báo cáo về Bộ
Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
đ) Phối hợp UBND quận, huyện thực
hiện, tham mưu kế hoạch bố trí vốn cho từng dự án không vượt quá 90% tổng mức đầu
tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trách nhiệm của các sở xây dựng chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Giao
thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):
a) Tổ chức thẩm định
nhanh, chính xác, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế và dự toán
công trình theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định
pháp luật có liên quan.
b) Thực hiện kiểm
tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư, trong
đó bao gồm việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư số
26/2016/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Khi có dấu
hiệu ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thì Sở quản lý công trình chuyên
ngành chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư
làm rõ hoặc tổ chức kiểm định đánh giá và kịp thời xử lý theo quy định. Định kỳ
06 tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo UBND thành phố, Sở Xây dựng về việc tuân
thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng
công trình.
c) Đánh giá, phân
loại về năng lực và điều kiện hoạt động của các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi
công xây dựng, lắp đặt thiết bị; định kỳ 06 tháng có đánh giá, báo cáo cấp thẩm
quyền; thông báo đến UBND quận, huyện và các chủ đầu tư về tình hình hoạt động
của các nhà thầu trên địa bàn thành phố.
4. Trách nhiệm Sở Tài chính:
a) Cân đối đảm bảo
nguồn vốn đầu tư phát triển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch vốn đầu
tư xây dựng cho các dự án công trình hàng năm, đảm bảo thực hiện đúng theo quy
định tại Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn.
b) Phối hợp với
cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành
chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán và
quyết toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, có giải pháp xử lý,
xử phạt các trường hợp vi phạm theo quy định.
c) Chủ trì phối hợp
cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở xây dựng chuyên ngành thực hiện kiểm tra, rà
soát, đánh giá công tác thanh, quyết toán công trình theo đúng quy định.
5. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Thường xuyên
nâng cao năng lực quản lý đầu tư xây dựng cho các cán bộ tại đơn vị mình để đảm
bảo thực hiện tốt việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản; chịu trách nhiệm
chính về: Tính hiệu quả, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, công tác nghiệm
thu giám sát, chất lượng công trình và tiến độ của dự án đầu tư xây dựng, quyết
toán công trình do mình quản lý.
b) Thực hiện
nghiêm túc công tác báo cáo theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho
các sở quản lý theo định kỳ báo cáo hàng tháng, quý, 06 tháng, năm; nâng cao chất
lượng nội dung báo cáo, số liệu phải đầy đủ và trung thực; thời gian báo cáo
tuân thủ theo đúng quy định.
6. Xử lý các
vi phạm:
a) Không cho phép tham gia đấu thầu
dự án mới đối với những nhà thầu vi phạm các hợp đồng đã ký kết đang thi công,
không tích cực phối hợp với chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án hoàn tất thủ tục
quyết toán dự án hoàn thành theo quy định, mà lỗi thuộc về các nhà thầu.
b) Xem xét không điều chỉnh dự án
đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ
theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính
phủ.
c) Xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm theo Luật Cán bộ công chức, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm
2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
7. Tổ chức thực hiện:
a) Các vướng mắc
liên quan đến thủ tục khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng,
giám sát thi công xây dựng, quản lý chất lượng công trình, quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, hợp đồng giao nhận thầu, quản lý chi phí xây dựng,...: Các
đơn vị gửi kiến nghị về Sở Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện. Trường hợp vượt
thẩm quyền, thì báo cáo đề xuất UBND thành phố xem xét, giải quyết hoặc báo cáo
xin ý kiến của Bộ, ngành Trung ương.
b) Các vướng mắc
liên quan đến thủ tục lập chủ trương đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình,
kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng công
trình, về nguồn vốn đầu tư: Các đơn vị gửi kiến nghị về Sở Kế hoạch và Đầu tư để
được hướng dẫn thực hiện. Trường hợp vượt thẩm quyền, thì báo cáo đề xuất UBND
thành phố xem xét, giải quyết hoặc báo cáo xin ý kiến của Bộ, ngành Trung ương.
c) Các vướng mắc
liên quan đến công tác thanh toán chi phí, quyết toán công trình: Các đơn vị gửi
kiến nghị về Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Cần Thơ để được hướng dẫn thực hiện.
Trường hợp vượt thẩm quyền, thì báo cáo đề xuất UBND thành phố xem xét giải quyết
hoặc báo cáo xin ý kiến của Bộ, ngành Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ.
d) Giao Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với cùng Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Kho
bạc Nhà nước Cần Thơ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các đơn vị có liên quan thực
hiện theo đúng Chỉ thị này. Định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả thực hiện; tham
mưu, đề xuất điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình mới và quy định mới
trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Bãi bỏ Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày
30 tháng 8 năm 2013 về việc tăng cường công tác quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2016 của
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ về việc chấn chỉnh công tác đầu tư xây dựng cơ
bản năm 2016 và 05 năm 2016-2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện tổ chức
triển khai thực hiện./.