Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3238/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Phan Thị Mỹ Thanh
Ngày ban hành: 05/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3238/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH VỀ PHỐI HỢP KIỂM TRA, XỬ LÝ TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02/7/2002;

Căn cứ Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/4/2008 của Ủy ban thường Vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Xét đề nghị của Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tại Tờ trình số 54/TTr-QLTT ngày 11/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình về phối hợp kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch;
- Chánh - Phó Văn phòng;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KT.
ThaiTM

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thị Mỹ Thanh

 

QUY TRÌNH

PHỐI HỢP KIỂM TRA, XỬ LÝ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Trong những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ở Đồng Nai được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP ngày càng được tăng cường, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xãy ra và gây nhiều hậu quả đáng tiếc, một trong những nguyên nhân đó là sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chưa thực sự tập trung và liên tục, thiếu chặt chẽ, kiên quyết trong công tác đảm bảo VSATTP, phòng chống dịch bệnh.

Nhằm khắc phục tồn tại trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quy trình phối hợp kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh như sau:

I. PHẠM VI, NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP

1. Phạm vi phối hợp

Quy trình này quy định nguyên tắc và trách nhiệm giữa các cơ quan, ban, ngành chức năng như: Công an tỉnh (Công an kinh tế, Công an Môi trường), Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường), Sở Y tế (Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy hải sản), Sở Thông tin và Truyền Thông, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa trong công tác phối hợp kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

2. Nguyên tắc phối hợp

a) Bảo đảm thống nhất công tác quản lý nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, tránh việc tổ chức kiểm tra, xử lý mang tính hình thức, hoặc chồng chéo, hoặc bỏ trống địa bàn quản lý.

b) Công tác phối hợp kiểm tra, xử lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan theo quy định của pháp luật trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Bảo đảm công bằng khách quan trong quá trình phối hợp, cùng phát hiện những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp trong việc tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ, bảo đảm được yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời gian quy định.

d) Đơn vị khi nhận được yêu cầu phối hợp kiểm tra, xử lý của đơn vị tổ chức kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lĩnh vực, chuyên môn quản lý của ngành mình.

II. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM

1. Sở Công Thương

a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.

b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.

d) Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

2. Sở Y tế

a) Sở Y tế chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

b) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

c) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố;

d) Chủ trì, phối hợp với các sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành;

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.

b) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Công an tỉnh

a) Chịu trách nhiệm điều tra, truy tố các đối tượng sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm giả, kém chất lượng; lương thực - thực phẩm cấm sản xuất, nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam có quy mô lớn theo quy định.

b) Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp

Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể của các công ty, đơn vị đóng trong các khu công nghiệp.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Phối hợp các ngành chức năng trong việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên toàn tỉnh.

7. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa

a) Trực tiếp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý.

b) Quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa theo phân cấp.

III. TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC VI PHẠM

1. Đối với hoạt động thanh, kiểm tra có sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành

a) Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ vụ việc trình xử lý theo nguyên tắc sau:

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm đều thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ trì, thì ban hành quyết định xử phạt theo quy định;

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền (hoặc không thuộc thẩm quyền) của người đứng đầu cơ quan chủ trì, thì phải chuyển vụ việc vi phạm đến cấp (hoặc cơ quan) có thẩm quyền xử phạt;

- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

b) Cơ quan phối hợp:

- Chịu trách nhiệm tham mưu cho Cơ quan chủ trì trong việc xử lý đối với các vi phạm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

- Chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ vụ việc, ban hành quyết định xử lý đối với các vụ việc thuộc lĩnh vực, thẩm quyền của ngành được cơ quan chủ trì chuyển qua. Sau khi xử lý xong, có báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan chủ trì biết theo quy đinh.

2. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra độc lập của các sở, ban, ngành theo chức năng

a) Các vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền, lĩnh vực được phân công quản lý thì chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, xử lý theo quy định.

b) Khi phát hiện vụ việc vi phạm có liên quan đến các đơn vị quản lý chuyên ngành (Sở Y tế, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương…) thì cần phối hợp hoặc chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan quản lý chuyên ngành để xử lý theo thẩm quyền.

3. Trách nhiệm xử lý hàng hoá vi phạm bị tịch thu, tiêu hủy

a) Hàng hoá thuộc lĩnh ­vực được phân công quản lý của cơ quan tiến hành kiểm tra:

Cơ quan kiểm tra chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thành lập Hội đồng tiêu huỷ hàng hoá theo quy định.

b) Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng, lĩnh vực được phân công quản lý của cơ quan tiến hành kiểm tra:

Cơ quan kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ theo trình tự, thẩm quyền quy định để xử lý hành vi vi phạm. Nếu có tịch thu hàng hoá thì phải chuyển cho cơ quan quản lý chuyên ngành để tiến hành tiêu hủy.

Trên đây là Quy trình phối hợp kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời gửi Sở Công Thương tổng hợp tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3238/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 về Quy trình phối hợp kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.329

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.200.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!