Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/2008/PL-UBTVQH12 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 02/04/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 04/2008/PL-UBTVQH12

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2008

PHÁP LỆNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2007/QH12 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khoá XII (2007 – 2011) và năm 2008;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:

1. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

đ) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ.

4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”

2. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Phạt tiền

1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:

a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;

b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia;

c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;

d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;

đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.

3. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật.”

3. Bổ sung Điều 21a sau Điều 21 như sau:

“Điều 21a. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 của Pháp lệnh này hoặc bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là thật cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông và trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.”

4. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

6. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

5. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 29. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này;

6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

7. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.”

6. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 31. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này, trừ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này;

e) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

8. Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

9. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”

7. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 32. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.”

8. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 33. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.”

9. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 34. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Hải quan

1. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực hải quan, thuế quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

10. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.”

11. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 36. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế

Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền:

1. Nhân viên thuế đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”

12. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 38. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.”

13. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không

Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.”

14. Điều 40 được sửa đổi, bổ sung thành các Điều 40 và 40a như sau:

“Điều 40. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân

1. Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

2. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 40a. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

4. Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ phá sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.”

15. Bổ sung Điều 40b, 40c và 40d sau Điều 40a như sau:

“Điều 40b. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước

1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp buộc người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước theo quy định tại khoản 6 Điều 75 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 75 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 75 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 40c. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

Trừ trường hợp luật có quy định khác, những người sau đây có quyền:

1. Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

2. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

Điều 40d. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban chứng khoán

1. Chánh Thanh tra chứng khoán có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực chứng khoán quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 119 của Luật chứng khoán.”

16. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 41. Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33, các khoản 2, 3 và 4 Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3 và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2, 3 Điều 38, Điều 39, các khoản 3, 4 Điều 40, các khoản 2, 3 Điều 40a, Điều 40b, Điều 40c, Điều 40d của Pháp lệnh này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.”

17. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 42. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 31 đến Điều 40d của Pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 28 đến Điều 40d của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.”

18. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 45. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường;

b) Trưởng Công an cấp huyện;

c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh;

d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;

đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động;

e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;

h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển;

k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt và được uỷ quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính khác. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định tạm giữ người của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

19. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 46. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.

Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở và Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ.

3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh này.

5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.

6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.”

20. Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 49. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.

3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.”

21. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Thủ tục đơn giản

Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập.

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.”

22. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 55. Lập biên bản về vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.

2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

Trong trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.”

23. Bổ sung Điều 55a sau Điều 55 như sau:

“Điều 55a. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính

1. Camera, máy đo tốc độ bằng hình ảnh hoặc phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác được sử dụng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính.

2. Chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để thu thập chứng cứ vi phạm hành chính.”

24. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 57. Thủ tục phạt tiền

1. Việc phạt tiền trên 200.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Pháp lệnh này.

2. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

3. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

4. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

5. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

6. Chính phủ quy định cụ thể trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần, việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.”

25. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:

"Điều 61. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì người quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm để bán đấu giá.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu đóng trụ sở để bán đấu giá.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp huyện trở xuống ra quyết định tịch thu thì thành lập Hội đồng bán đấu giá của cấp huyện để bán đấu giá.

Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu mà không bán được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu thành lập hội đồng để thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu huỷ hoặc tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng thì người có thẩm quyền phải lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Tuỳ thuộc vào tính chất của tang vật, phương tiện, thành phần Hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý.

Đối với hàng hoá, vật phẩm, phương tiện bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc bị buộc tái xuất, thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trong trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ tang vật, phương tiện quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo được niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

6. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc không áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.

7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 46 của Pháp lệnh này.

Trong trường hợp người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được thông báo đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ mà không đến nhận đúng thời hạn thông báo thì phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm và các khoản chi phí khác cho thời gian vượt quá thời hạn thông báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng; nếu quá thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo thông báo mà người có tang vật, phương tiện không đến nhận thì tang vật, phương tiện đó được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này."

26. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 64. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 57 của Pháp lệnh này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.”

27. Bổ sung Điều 66a sau Điều 66 như sau:

“Điều 66a. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, nếu tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi có số dư đủ hoặc nhiều hơn so với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp; đồng thời trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế, có trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản tiền gửi nói trên vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp; trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trước khi trích chuyển năm ngày làm việc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển, nhưng việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.

2. Trường hợp tổ chức tín dụng không thực hiện việc giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức tín dụng phải nộp thay. Cá nhân, tổ chức tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã nộp cho Nhà nước. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền phải trích chuyển thì cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ngoài việc phải trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã nộp thay thì còn phải nộp cho Nhà nước phần còn lại cho đủ số tiền phải nộp.

3. Trường hợp không thực hiện việc trích chuyển thì tổ chức tín dụng đó bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng.”

28. Điều 67 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 67. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;

2. Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;

3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;

4. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan;

5. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

6. Cục trưởng Cục Thuế;

7. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;

8. Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

9. Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh;

10. Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước;

11. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ;

12. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;

13. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao; Trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.”

29. Sửa đổi, bổ sung Điều 113 như sau:

“Điều 113. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh

"1. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

2. Trong trường hợp đối tượng nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thực hiện việc cai nghiện cho loại đối tượng này.

3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh nếu có hành vi vi phạm các quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 và khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.

Giám đốc cơ sở chữa bệnh tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đối với các đối tượng có hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về các hành vi vi phạm mới gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh nơi đã ra quyết định để xem xét áp dụng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này.

Thủ tục xem xét về việc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 2.

1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008.

2. Những quy định về xử lý vi phạm hành chính trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ. Trong trường hợp luật có quy định khác thì áp dụng theo quy định của luật.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

THE STADING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 04/2008/PL-UBTVQH12

Hanoi, April 02, 2008

 

ORDINANCE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to Resolution No. 11/2007/QH10 of the National Assembly on the law-and ordinance-making programs of its XIIth term (2007-2011) and 2008;
The Standing Committee of the National Assembly promulgates the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 1. - To amend and supplement a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations:

1. To amend and supplement Article 12 into the following:

"Article 12. - Forms of sanction for administrative violations and remedies

Forms of sanction for administrative violations and remedies

1. For each act of administrative violation, the violating individuals or organizations will be subject to one of the following principal forms of sanction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, individuals or organizations that commit administrative violations may also be subject to one or more of the following additional forms of sanction:

a/ Deprivation of the right to use licenses or professional practice certificates;

b/ Confiscation of material evidence and means used in administrative violations.

3. Apart from the forms of sanction specified in Clause l and Clause 2 of this Article, the violating individuals and organizations may also be subject to the application of one or several of the following remedies:

a/ Forced restoration of the initial state altered due to the administrative violation or forced dismantlement of illegally constructed works;

b/ Forced application of measures to overcome the environmental pollution or epidemic spread caused by the administrative violation;

c/ Forced bringing out of the Vietnamese territory or forced re-export of goods, articles and means;

d/ Forced destruction of articles harmful to human health, domestic animals or cultivated plants, and of harmful cultural products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Foreigners who commit administrative violations may also be sanctioned by expulsion. Expulsion may be applied as a principal or an additional form of sanction on a case-by-case basis."

2. To amend and supplement Article 14 into the following:

"Article 14.- Fines

Fines

1. Fine levels imposed for administrative violations range from VND 10,000 VND to VND 500,000,000.

2. Depending on the nature and seriousness of violations, the maximum fine levels applicable to state management domains are prescribed as follows:

a/ A fine of up to VND 30,000,000 may be imposed for acts of administrative violation in the domains of security, social order and safety; traffic works management and protection; irrigation works exploitation and protection; labor; measurement and product and goods quality; accounting; statistics; justice; social, insurance, and fire prevention and fighting;

b/ A fine of up to VND 40,000,000 may be imposed for acts of administrative violation in the domains of road traffic; inland waterway traffic; culture and information; tourism; social evils prevention and combat; dikes and flood and storm prevention and fighting; health; pricing; electricity; plant protection and quarantine; aquatic resource protection; veterinary; plant varieties; livestock breeds; defense; population and children; overseas guest workers; vocational training; and national boundaries;

c/ A fine of up to VND 70,000,000 may be imposed for acts of administrative violation in the domains of trade; charges and fees; customs; radiation safety and control; railway traffic; post, telecommunications and radio frequencies; technology transfer; insurance business; industrial explosive management; and physical training and sports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A fine of up to VND 500,000,000 may be imposed for acts of administrative violation in the domains of environmental protection; securities; construction; land; banking; intellectual property; forest management, forest protection and forest product management; investigation, exploration and exploitation of marine resources, oil and gas and other minerals.

3. For acts of administrative violation in the state management domains not yet prescribed in Clause 2 this Article, the Government shall stipulate fine levels which, however, must not exceed VND 100,000,000.

When a law provides for a maximum fine level different from those stipulated in this Article, the provisions of such law prevail."

3. To add the following Article 21a to Article 21:

"Article 21a. - Expenses for taking remedies

Expenses for taking remedies

In case individuals or organizations are unable to take remedies for consequences caused by their acts of administrative violation specified in Articles 18, 19, 20 and 21 of this Ordinance or they flee away but taking remedies is extremely urgent to protect the environment or ensure

Uninterrupted traffic or social order and safety, competent management agencies may use funds from their allocated state budgets to take such remedies. Violating individuals and organizations shall repay such funds to remedy-taking agencies."

4. To amend and supplement Article 28 into the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Competence of commune-level People's Committee presidents to handle administrative violations

Commune-level People's Committee presidents have the power to:

1. Impose caution;

2. Impose fines of up to VND 2,000,000;

3. Confiscate material evidence and means used in administrative violations valued at up to VND 2,000,000;

4. Compel the restoration of the initial state altered due to administrative violations;

5. Compel the taking of remedies for environmental pollution or epidemic spread caused by administrative violations;

6. Compel the destruction of articles which are harmful to human health, domestic animals and cultivated plants; and of harmful cultural products;

7. Decide on the application of the measure of education at commune, ward or district township."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 29. - Competence of district-level People's Committee presidents to handle administrative violations

Competence of district-level People's Committee presidents to handle administrative violations

District-level People's Committee presidents have the power to:

1. Impose caution;

2. Impose fines of up to VND 30,000,000;

3. Deprive of the right to use licenses or professional practice certificates falling under their competence;

4. Confiscate material evidence and means used for administrative violations;

5. Take remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance;

6. Decide to apply the measure of confinement to a reformatory;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To amend and supplement Article 31 into the following:

"Article 31. - Competence of People's Police to handle administrative violations

Competence of People's Police to handle administrative violations

1. People's police officers on duty have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 200,000.

2. Station heads and team heads of persons defined in Clause l of this Article have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. District-level police chiefs have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;

c/ Deprive of the right to use licenses or professional practice certificates falling under their competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d of Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

5. Heads of Police Bureaus for Administrative Management of Social Order, heads of Order Police Bureaus, Police Bureaus for Investigation into Social Order-Related Crimes, Police Bureaus for Investigation into Economic Management Order and Position-Related Crimes, Police Bureaus for Investigation into Drug- Related Crimes, Road and Railway Traffic Police Bureaus, Waterway Traffic Police Bureaus, Fire Prevention and Fighting Police Bureaus, Judicial Protection and Assistance Police Bureaus, Environmental Police Bureaus, Immigration Management Bureaus, Mobile Police units of company or higher level; and police stations or posts at border gates or export processing zones have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

6. Directors of provincial-level Police Departments and Fire Prevention and Fighting Police Departments have the power to:

a/ Impose caution;

b/ impose fines of up to VND 30,000,000

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their competence;

d/ Confiscate material evidence and means used for administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

f/ Directors of provincial level Police Departments have the power to apply the sanction of expulsion as decentralized by the Minister of Public Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to maximum levels applicable to domains under their respective management specified in Clause 2 and Clause 3, Article 14 of this Ordinance;

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause Article 12 of this Ordinance.

8. The director of the Immigration Management Department has the power to impose sanctions according to Clause 7 of this Article and decide to apply the sanction of expulsion as decentralized by the Minister of Public Security.

9. The Minister of Public Security shall decide on the application of the sanction of expulsion."

7. To amend and supplement Article 32 into the following:

"Article 32.- Competence of the border guard to handle administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Border guard soldiers on duty have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 200,000.

2. Team leaders of the persons defined in Clause 1 of this Article, and chiefs of border-guard control stations have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000.

3. Border guard post chiefs, border guard flotilla commanders, sub-regional border guard commanders and port border guard commanders have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

4. Provincial-level border guard commanders and commanders of border guard fleets under the Border Guard Command have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to maximum levels applicable to the domains under their respective management specified at Points a, b, c and d of Clause 2 and Clause 3, Article 14 of this Ordinance;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

d/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance."

8. To amend and supplement Article 33 into the following.

" Article 33. - Competence of the coast guard to handle administrative violations

- Competence of the coast guard to handle administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000.

2. Heads of coast guard operation units have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 1,000,000.

3. Heads of coast guard operation teams have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 5,000,000.

4. Coast guard flotilla captains have the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;

c/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

5. Coast guard fleet commanders have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

d/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Claude 3, Article 12 of this Ordinance.

6. Coast guard region commanders have the power to:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

d/ Apply remedies specified at Point a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

7. The director of the Coast Guard Department has the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to maximum levels applicable to the domains under his/her management specified at Clauses 2 and 3, Article 14 of this Ordinance;

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under/his/her competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance."

9. To amend and supplement Article 34 into the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Competence of customs to handle administrative violations

1. Customs officers on duty have the power:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 200,000.

2. Operation team leaders under Customs Sub-Departments and Post-Clearance Examination Sup-Departments have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 5,000,000.

3. Heads of Customs Sub-Departments and Post-Clearance Inspection Sub-Departments, heads of control teams of provincial, inter-provincial, municipal Customs Departments (below collectively referred to as Customs Departments), leaders of Anti-Smuggling Control Teams and commanders of sea control flotillas under the Anti-Smuggle Investigation Department of the General Department of Customs have the power to:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations.

4. Directors of Anti-Smuggling Investigation Departments, Post-Clearance Inspection Departments and Customs Departments have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to maximum levels applicable in the customs and taxation domains specified at Points c and d, Clause 2, Article 14 of this Ordinance;

c/ Deprive of the right to use licenses falling under their respective competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points c and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

10. To amend and supplement Article 35 into the following:

"Article 35. - Competence of the Ranger to handle administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Ranger officers on duty have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 200,000.

2. Ranger station chiefs have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 5,000,0000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations valued at up to VND 20,000,000.

3. Heads of ranger units, heads of Forest Products Re-Inspection Sub-Departments and heads of Mobile Ranger teams have the power to:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations valued at up to VND 30,000,000;

d/ Compel the restoration of the initial state altered due to administrative violations.

4. Directors of Ranger Sub-Departments and heads of ranger task force teams have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

5. The director of the Ranger Department has the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Impose fines of up to maximum levels in the field of forest management, forest protection and forest product management specified at Point e, Clause 2, Article 14 of this Ordinance;

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under his/her competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance."

11. To amend and supplement Article 36 into the following:

"Article 36. - Competence of tax offices to handle administrative violations

Unless fine levels are otherwise prescribed by law, the following persons have the power to:

1. Tax officers on duty:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Tax station chiefs and tax team leaders:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 5,000,000.

3. District-level Tax Department directors:

a/ Impose caution;

b/impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations.

4. Provincial-level Tax Department directors:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations."

12. To amend and supplement Article 38 into the following:

"Article 38.- Competence of specialized inspectorates to handle administrative violations

Competence of specialized inspectorates to handle administrative violations

1. Specialized inspectors on duty have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000;

c/ Confiscate material evidence and used in administrative violations valued at up VND 2,000,000;

d/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance, except for forced dismantlement of illegally constructed works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 30,000,000

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

3. Specialized chief inspectors of ministries or ministerial-level agencies have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to maximum levels applicable in the domains under their respective management specified at Clause 2 and Clause 3, Article 14 of this Ordinance;

c/ Deprive of the right to use licenses, and professional practice certificates falling under their respective competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

3. Specialized chief inspectors of ministries or ministerial-level agencies have the power to:

a/ Impose caution:

b/ Impose fines of up to maximum levels applicable in the domains under their respective management specified at Clause 2 and Clause 3, Article 14 of this Ordinance;

c/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their respective competence;

d/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

e/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance."

13. To amend and supplement article 39 into the following:

"Article 39. - Competence of directors of seaport authorities, inland river port authorities and airport authorities to handle administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Directors of seaport authorities, inland river port authorities and airport authorities have the power to:

1. Impose caution;

2. Impose fines of up to VND 10,000,000;

3. Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their respective competence;

4. Confiscate material evidence and means use in administrative violations;

5. Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause Article 12 of this Ordinance."

14. To amend and supplement Article 40 into the following Article 40 and Article 40a:

"Article 40. - Competence of People's Courts to handle administrative violations

Competence of People's Courts to handle administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 2,000,000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations.

2. Judges assigned to settle bankruptcy cases have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations.

3. Presidents of district-level People’s Courts, provincial-level People's Courts and regional Military Courts have the power:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations.

4. Presidents of provincial-level People's Courts and military zone- or equivalent level military courts and the president of the Supreme People's Court have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations.

Article 40a. - Competence of civil judgment enforcement agencies to handle administrative violations

Competence of civil judgment enforcement agencies to handle administrative violations

1. Civil judgment enforcers on duty have the power to:

a/ Impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Heads of district-level civil judgment enforcement agencies have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000.

3. Heads of provincial-level civil judgment enforcement agencies and military-zone judgment enforcement agencies have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 1,000,000.

4. Civil judgment enforcers who are leaders of property liquidation and management groups in bankruptcy cases have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 5,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 40b. - Competence of heads of overseas Vietnamese diplomatic missions, consulates and other agencies authorized to perform consular functions, and the director of the Overseas Labor Management Department to handle administrative violations

-Competence of heads of overseas Vietnamese diplomatic missions, consulates and other agencies authorized to perform consular functions, and the director of the Overseas Labor Management Department to handle administrative violations

1. Heads of overseas Vietnamese diplomatic missions, consulates and other agencies authorized to perform consular functions have the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000;

c/ Apply the measure of compelling overseas guest workers to return home under Clause 6, Article 75 of the Law on Vietnamese Guest Workers Working Under Contracts.

2. The director of the Overseas Labor Management Department has the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 40,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Apply remedies specified in Clause 4, Article 75 of the Law on Vietnamese Guest Workers Working Under Contracts.

Article 40c. - Competence of the Chairman of the Competition Council and the head of the Competition Management Agency to handle administrative violations

Competence of the Chairman of the Competition Council and the head of the Competition Management Agency to handle administrative violations

Unless otherwise provided for by law, the following persons have the power:

1. The director of the Competition Management Department:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 70,000,000;

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

d/ Deprive of the right to use licenses and professional practice certificates falling under their respective competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 70,000,000

c/ Confiscate material evidence and means used in administrative violations;

d/ Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Ordinance.

Article 40d. - Competence of the State Securities Commission to handle administrative violations.

- Competence of the State Securities Commission to handle administrative violations.

1. The chief securities inspector has the power to:

a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to VND 70,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose caution;

b/ Impose fines of up to the maximum level applicable in the securities domain specified at Point e, Clause 2, Article 14 of this Ordinance;

c/ Apply additional forms of sanction and remedies specified in Clause 2 and Clause 2 and Clause 3, Article 119 of the Securities Law."

16. To amend and supplement Article 41 into the following:

"Article 41. - Authorization of the power to administrative violations Persons competent to handle administrative violations defined in Articles 28, 29 and 30; Clauses 2, 3,4,5,6, 7 and 8 of Article 31; Clauses 2, 3 and 4 of Article 32; Clause 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 33; Clauses 2, 3 and 4 of Article 34; Clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 35; Clauses 2, 3 and 4 of Article 36; Clause 2, 3 and 4 of Article 37; Clauses 2 and 3 of Article 38; Article 39; Clauses 3 and 4 of Article 40; Clauses 2 and 3 of Article 40a, Article 40b, Article 40c and Article 40d of this Ordinance may authorize their deputies to exercise the power to handle administrative violations. Authorized deputies shall take responsibility to their heads and law for their decisions to handle administrative violations."

Authorization of the power to administrative violations Persons competent to handle administrative violations defined in Articles 28, 29 and 30; Clauses 2, 3,4,5,6, 7 and 8 of Article 31; Clauses 2, 3 and 4 of Article 32; Clause 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 33; Clauses 2, 3 and 4 of Article 34; Clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 35; Clauses 2, 3 and 4 of Article 36; Clause 2, 3 and 4 of Article 37; Clauses 2 and 3 of Article 38; Article 39; Clauses 3 and 4 of Article 40; Clauses 2 and 3 of Article 40a, Article 40b, Article 40c and Article 40d of this Ordinance may authorize their deputies to exercise the power to handle administrative violations. Authorized deputies shall take responsibility to their heads and law for their decisions to handle administrative violations."

17. To amend and supplement Article 42 into the following:

"Article 42. - Principles for determining the competence to handle administrative violations.

Principles for determining the competence to handle administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons competent to sanction administrative violations defined in Articles 31 thru 40d of this Ordinance are competent to sanction administrative violations in the domains and branches falling under their respective management.

Where an administrative violation falls under the sanctioning competence of more than one person, sanctioning shall be effected by the person who fist receives and processes the case.

2. The sanctioning competence of the persons defined in Articles 28 thru 40d of this Ordinance is applicable to a single act of administrative violation. In case of fine, the sanctioning competence shall be determined on the basis of the maximum level of the fine table prescribed for each specific act of violation.

3. In case a person is sanctioned for more than one act of administrative violation, the sanctioning competence shall be determined on the following principles:

a/ If the sanctioning form and level prescribed for each act fall under the competence of the sanctioning person, the sanctioning competence also rests with such person;

b/ If the sanctioning form and level prescribed for one of the acts fall beyond the competence of the sanctioning person, he/she shall transfer the case of violation to an authority with sanctioning competence;

c/ If acts fall within the sanctioning competence of more than one person in different branches, the sanctioning competence will belong to the People's Committee president' with sanctioning competence in the locality where the violation is committed."

18. To amend and supplement Article 45 into the following:

"Article 45. - Competence to keep persons in custody according to administrative procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The following persons may decide to keep persons in custody according to administrative procedures:

a/ Commune/ward/township People's Committee presidents and ward police chiefs;

b/ District police chiefs;

c/ Heads of Police Bureaus for Administrative Management of Social Order, Order Police Bureaus, Road and Railway Traffic Police Bureaus, Waterway Traffic Police Bureaus, Police Bureaus for Investigation into Economic Management Order and Position-Related Crimes, Police Bureaus for Investigation into Social Order-Related Crimes, Police Bureaus for Investigation into Drug-Related Crimes and Immigration Management Bureaus of provincial-level police;

d/ Heads of mobile police units of company or higher levels and heads of border-gate police stations;

e/ Heads of ranger units and leaders of mobile ranger teams;

f/ Heads of Customs Sub-Departments, leaders of Control Teams of Customs Departments, leaders of Anti-Smuggling Control Teams and leaders of sea control flotillas under the Anti Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs;

g/ Leaders of market management teams;

h/ Commanders of border guard sub-regions, commanders of border guard fleets, commanders of border guard flotillas, heads of border guard posts and commanders of border guard units stationed in border regions and islands;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ Airplane or ship captains when airplanes or ships have left airports or seaports.

2. Persons defined in Clause 1 of this Article may authorize their deputies to exercise the power to keep persons in custody according to administrative procedures and authorize the taking of measures to stop administrative violations and ensure the handling of other administrative

violations. Authorization must be effected in writing. Authorized deputies shall take responsibility to their heads and law for custody decisions.

19. To amend and supplement Article 46 into the following:

"Article 46. - Seizure of material evidence and means of administrative violations

-Seizure of material evidence and means of administrative violations

1. Seizure of material evidence and means of administrative violations may apply only to cases in which it is necessary to verify circumstances used as a basis for deciding to handle or immediately stop administrative violations.

Persons defined in Article 45 of this Ordinance, chief specialized inspectors of provincial-level Services and chief specialized inspectors of ministries and ministerial-level agencies, directors of seaport authorities, directors of inland river port authorities and directors of airport authorities may decide to seize material evidence and means used in administrative violations.

2. In case there are grounds to believe that the material evidence and means of administrative violations can be dispersed or destroyed if they are not seized immediately, immediate superiors of people's police officers, border guards, ranger officers, customs officers, market controllers or specialized inspectors may decide to seize such material evidence and means. Within 24 hours after the decisions are issued, the decision issuers shall report to their superiors who are competent to seize material evidence and means of administrative violations defined in Clause 1 of this Article and get their written consent; in case of failure to get written consent of such persons, the decision issuers shall immediately cancel their seizure decisions and return the seized articles, money, goods and means.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case the material evidence and means need to be sealed, the sealing must be conducted in front of the violators; if the violators are absent, the sealing must be conducted in front of their families’ representatives, organizations' representatives, local administration's representatives and

witnesses.

4. For Vietnamese currency, foreign currencies, gold, silver, precious stones, precious metals, narcotics and other objects subject to special management, they shall be preserved in accordance with law.

For material evidence being commodities and articles which are easy to decay, the persons issuing decisions on their seizure shall handle them under Clause 3, Article 61 of this Ordinance.

5. Within ten days from the date of seizure, the persons who have issued the seizure decisions shall handle the seized material evidence and means with measures indicated in the handling decisions or return them to the concerned individuals or organizations if the sanctioning form of confiscation is not applied. This seizure duration may be prolonged in complicated cases requiring verification but must not exceed sixty days counting from the date of seizure. Prolongation of the duration of seizure of material evidence and means shall be decided by persons defined in Clause 1 of this Article.

6. Seizure of material evidence and means of administrative violations must be effected under written decisions enclosed with seizure records to be handed over to the violators or representatives of the violating organizations, one copy each."

20. To amend and supplement Article 49 into the following:

"Article 49. - Search of places where material evidence and means of administrative violations are hidden

-Search of places where material evidence and means of administrative violations are hidden

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons defined in Article 45 of this Ordinance may decide to search places where material evidence and means of administrative violations are hidden; if such place is a residence, the search decision must be consented in writing by the district-level People’s Committee president before the search is conducted.

3. Search of places where material evidence and means of administrative violations are hidden must be conducted in the presence of the owners of such places or members of their families and witnesses. In case the place owners or members of their families are absent while the search cannot be postponed, the presence of a representative of the local administration and two witnesses is required.

4. Search of places where material evidence and means of administrative violations are hidden must not be conducted at night, except in emergency cases or when the search cannot be finished before night, but the reason therefore must be clearly indicated in the search records.

5. All searches of places where material evidence and means of administrative violations are hidden must be effected under written decisions and recorded in writing. Such decisions and records must be handed to the place owners, one copy each."

21. To amend and supplement Article 54 into the following:

"Article 54. - Simple procedures

Simple procedures

For caution or fine of between VND 10,000 and 200,000 persons with sanctioning competence may issue decisions to sanction on the spot. For on-the-spot sanctions, it is not required to make a written record, except for administrative violations detected with the aid of professional technical devices.

A sanctioning decision must clearly state the date of issuance; the full name and address of the violator or violating organization; act of violation; place where the violation is committed; full name and position of the decision issuer; and applicable legal provisions. Such decision must be handed to the sanctioned individual or organization, one copy each. When a caution is imposed on a minor, the caution decision must be sent to his/her parent or guardian or the school where he/she is studying.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



22. To amend and supplement Article 55 into the following:

"Article 55. - Making records of administrative violations

. - Making records of administrative violations

1. Upon detecting administrative violations in their respective management domains, persons with sanctioning competence on duty shall promptly make records thereof, except for cases of sanctioning according to simple procedures. When the administrative violation does not fall under the sanctioning competence of the record maker, the record shall be promptly sent to a person with sanctioning competence for sanctioning.

For administrative violations detected by professional technical devices, a record shall be made immediately after violators are identified.

For administrative violations committed on aircraft or ships, the aircraft or ship captains must make records the records thereof and send them to persons with sanctioning competence when the aircraft or ships return to the airports or seaports.

2. An administrative violation record must clearly indicate the date and place of making the record; full name and position of the maker, full name, address and occupation of the violator or name and address of the violating organization; time, date and location when and where the administrative violations occur; act of violation; measures taken to prevent the administrative violation and ensure sanctioning (if any); conditions of the seized material evidence and means (if any); statements of the violator or representative of the violating organization. If there are witnesses, victim or representative of the victim organization, their full names, addresses and statements must be indicated in the record.

If the administrative violator deliberately escapes or is absent from the place where the violation occurred for objective reason, the record must be signed by a representative of the administration of the place where the violation occurred or by two witnesses.

3. A record must be made in at least two copies; signed by the record maker and the violator or the representative of the violating organization. If there are witnesses, victims or representatives of the victim organizations, they must also sign the record. If the record consists of many pages, the persons mentioned in this Clause shall sign on each page. If the violator, the representative of the violating organization, witnesses, victims or representatives of the victim organizations refuse to sign, the record maker shall write the reasons there in the record.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23. To add the following Article 55a to Article 55:

"Article 55a. - Use of professional technical devices ensuring traffic order and safety to detect and track down administrative violators

Use of professional technical devices ensuring traffic order and safety to detect and track down administrative violators

1. Cameras, visual speedometers or other professional technical devices may be used in ensuring traffic order and safety inroads, railways, inland waterways, maritime navigation and civil aviation to detect and track down administrative violators.

2. Evidence collected through professional technical devices must be indicated in records of administrative violations.

3. The Prime Minister shall issue regulations on management and use and a list of professional technical devices used to collect evidence of administrative violations."

24. To amend and supplement Article 57 into the following:

Article 57. - Fining procedures

Fining procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When fining, the specific fine level for an act of administrative violation is the average of the fine bracket prescribed for such act; if extenuating circumstances are involved, the fine level can be reduced but not to below the minimum level of the fine bracket; if aggravating circumstances are involved, the fine level may be increased but not beyond the maximum level of the fine bracket.

3. Where only a fine is imposed on the violating individual or organization, the person with sanctioning competence may temporarily seize the permit for circulation of the vehicle or driving license or other necessary relevant paper until such individual or organization completely abides by the sanctioning decision. If the violating individual or organization does not have any of these papers, the person with sanctioning competence may temporarily seize the material evidence or means in violation.

4. Fined individuals and organizations shall pay fines and get fine receipts.

5. Collected fines must be remitted into the state budget via accounts opened at state treasuries.

Fines may be paid in installments or lump sum within the time limit decided by persons with sanctioning competence.

6. The Government shall stipulate the payment of fines in installments and the management of fine receipts and fine money."

25. To amend and supplement Article 61 into the following:

"Article 61. - Handing of material evidence and means used in administrative violations

Handing of material evidence and means used in administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the material evidence and means used in administrative violations are confiscated under decisions issued by competent persons of central agencies, they shall be delivered to the provincial-level auction service center of the place where administrative violations occur for auction.

If the material evidence and means used in administrative violations are confiscated under decisions issued by competent persons of provincial-level agencies, they shall be delivered to the provincial-level auction service center of the place where the agency of the competent person who has issued the confiscation decision is headquartered for auction.

If the material evidence and means used in administrative violations are confiscated under decisions issued by competent persons of district-or lower level agencies, a district-level auction board will be set up to auction such material evidence and means.

Auction of material evidence and means used in administrative violations must be carried out according to the law on auction.

When confiscated material evidence and means cannot be sold, the agency of the competent person that has issued the confiscation decision shall set up a board to liquidate the property in accordance with law.

Proceeds from the auction or material evidences and means used in administrative violations, after subtracting expenses according to law, must be remitted into the state budget via accounts opened at state treasuries.

2. For material evidence and means used in administrative violations which are harmful cultural products, fake goods of no use value, articles harmful to human health, domestic animals or plants and must be destroyed or confiscated material evidence and means are of no use value, competent persons shall set up a handling board to destroy them. Depending on the nature of the material evidence and means, the handling board may be composed of representatives of concerned state bodies. The destruction of material evidence and means used for administrative violations must be recorded in a minute signed by members of the handling board.

For goods, articles and means forced to be brought out of the Vietnamese territory or forced to be re-exported, the violating individuals or organizations shall take them out of Vietnamese territory within the time limit prescribed in the sanctioning decisions.

3. For material evidence used in administrative violations being goods and articles which are easy to decay, the persons competent to confiscate them shall make records thereof and immediately organize their sale. The proceeds from the sale must be deposited into temporary custody accounts opened at state treasuries. If later, by decisions of competent persons, such material evidence is confiscated, the proceeds shall be remitted into the state budget. In case such material evidence is not confiscated, the proceeds shall be returned to the lawful owners, managers or users.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. For material evidence and means illegally appropriated and used in administrative violations, they must be returned to their lawful owners, managers or users.

6. Expenses for warehousing, yard storage and preservation of material evidence and means used in administrative violations and other expenses compliant with legal provisions may be subtracted from the proceeds from the sale of material evidence and means used in administrative violations.

Charges for warehousing, yard storage and preservation of material evidence and means shall not be collected if the owners of such material evidence and means are not at fault in the administrative violations or the measure of confiscation is not applied to their material evidence and means.

7. Persons with material evidence and means used in administrative violations which are seized shall pay charges for their warehousing, yard

storage and preservation and other expenses as prescribed by law according to the duration of seizure within the time limit specified in Clause 5,Article 46 of this Ordinance.

If the person with material evidence and means used in administrative violations who has been notified to receive the material evidence and means fails to come to receive them on time as notified, he/she shall pay charges for the warehousing, yard storage and preservation of the material evidence and means and other expenses for the time beyond the notified deadline, unless he/she has a plausible reason. Past 30 days after

the notified deadline, if the person with the material evidence and means fails to come to receive them, the material evidence and means will be handled according to Clause 4 of this Article."

26. To amend and supplement Article 64 into the following:

"Article 64.- Compliance with decisions to sanction administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations shall comply with the sanctioning decisions within ten days from the date they are given the sanctioning decisions, unless otherwise provided for by law.

2. Past the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, if the individuals or organizations sanctioned for administrative violations still fail to voluntarily comply with the sanctioning decisions, they shall be forced to do so.

27. To add the following Article 66a to Article 66:

"Article 66a.- Responsibilities of credit institutions in implementing decisions to enforce compliance with decisions on sanctioning administrative violations

.-Responsibilities of credit institutions in implementing decisions to enforce compliance with decisions on sanctioning administrative violations

1. Upon receiving a decision to enforce compliance with the decision on sanctioning an administrative violation, the credit institution at which the individual or organization against whom compliance is enforced shah retain in the account of that individual or organization a sum of money equivalent to the sum of money that individual or organization is ordered to pay by the competent agency or person that has issued the enforcement decision, if, at that time, the deposit account has a balance equal to or higher than the sum of money payable by that individual or organization; at the same time, within ten days from the date of receipt of the enforcement decision, shall deduct and transfer the sum of money payable by that individual or organization from this deposit account into the state budget via a state treasury account; if the balance of the deposit account is smaller than the sum of money payable by that individual or organization, the credit institution shall still retain, deduct and transfer the balance. Five working days before deducting and transferring money, the credit institution shall notify that individual or organization of the deduction and transfer but such deduction and transfer does not require approval of that individual or organization.

2. A Credit institution that fails to retain in the account of the individual or organization against whom compliance is enforced the sum of money as prescribed in Clause 1 of this Article shall pay that sum of money by itself. The individual or organization against whom compliance is enforced shall refund the sum of money which the credit institution has paid to the State. If the balance of the deposit account is less than the sum of money to be deducted and transferred, the individual or organization against whom compliance is enforced shall, apart from paying the sum of money already paid by the credit institution, pay to the State the deficit of the payable sum.

3. If failing to deduct to deduct and transfer money, the credit institution shall be imposed a fine equal to the sum of money which it fails to deduct and transfer into the state budget via a state treasury account but not exceeding VND 500,000,000."

28. To amend and supplement Article 67 into the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. - Competence to issue enforcement decisions

The following persons are competent to issue enforcement decisions and tasked to organize enforcement of compliance with sanctioning decisions of their own and their subordinates:

1. Presidents of commune-level, or provincial-level People’s Committees;

2. Chiefs of police stations, chiefs of district-level police, directors of provincial-level fire prevention and fighting police departments, directors of provincial-level police, the director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the director of the Police Department for Investigation into Social Order-related Crimes, the director of the Police Department for Investigation into Economic Management Order- and Position-Related Crimes, the director of the Police Department for Investigation into Drug-Related Crimes, the director of the Land and Railway Traffic Police Department, the director of the Waterway Traffic Police Department, the director of the Fire Prevention and Fighting Police Department, the director of the Immigration Management Department, the director of the Judicial Protection and Assistance Department and the director of the Environmental Police Department;

3. Heads of border guard posts, commanders of port border-gate border guard stations, commanders of provincial-level border guards; commanders of border guar guard fleets under the Border Guard Command; and the director of the Coast Guard Department;

4. Directors of Customs Departments, the director of the Post-Clearance Inspection Department, and the director of the Anti-Smuggling Investigation Department under the General Department of Customs;

5. Heads of Ranger Sub-Departments and the director of the Ranger Department;

6. Directors of provincial Tax Departments;

7. Heads of Market Management Sub-Departments and the director of the Market Management Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. The director of the Competition Management Department:

10. The Chairman of the State Securities Commission;

11. Specialized chief inspectors of provincial-level services, specialized chief inspectors of ministries or ministerial-level agencies;

12. Directors of seaport authorities, directors of inland river port authorities and directors of airport authorities.

13. Presidents of district-level People’s Courts, presidents of provincial-level People's Courts, presidents of regional military courts, presidents of military zone- and equivalent level military courts, the president of the Supreme People's Court, heads of provincial-level civil judgment enforcement agencies."

29. To amend and supplement Article 113 into the following:

"Article 113. - Handling of cases where a person is subject to both confinement to an educational establishment and confinement to a medical treatment establishment or both confinement to a reformatory and confinement to a medical treatment establishment

- Handling of cases where a person is subject to both confinement to an educational establishment and confinement to a medical treatment establishment or both confinement to a reformatory and confinement to a medical treatment establishment

1. In case a person has committed an act in violation of law subject to both confinement to an educational establishment and confinement to a medical treatment establishment or both confinement to a reformatory and confinement to a medical treatment establishment, the measure of confinement to a medical treatment establishment will be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In the period of detoxification and rehabilitation, lf persons who are staying in a medical treatment establishment commit acts in violation of Point c, Clause 2, Article 24 and Clause 2, Article 25 of this Ordinance, they shall be confined to an educational establishment or a reformatory.

Directors of medical treatment establishments shall compile dossiers of proposal to confine to an educational establishment or a reformatory persons who commit acts specified in Clause 3 of this Article on the basis of their existing dossiers and records of new acts of violations and send them to presidents of district- or provincial-level People's Committees that have issued decisions for consideration and application of the measure specified in Clause 1, Article 24 or Clause 1, Article 25 of this Ordinance.

Procedures for considering confinement of the above persons to an educational establishment or a reformatory shall be carried out under the provisions of this Ordinance.

Article 2.

1. This Ordinance takes effect on August 1, 2008.

2. All previous regulations on handling of administrative violations which are contrary to this Ordinance are annulled. In case it is otherwise provided for by a law, the provisions of the law apply. 

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
 CHAIRMAN




Nguyen Phu Trong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


101.918

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.25.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!