ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2021/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 22 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI CÁC TUYẾN QUỐC LỘ VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành
chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03
tháng 9 năm 2013 và Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP
ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh
tra ngành Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Thông tư số
02/2014/TT-BGTVT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác
lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận
tải; Thông tư số 32/2016/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
02/2014/TT-BGTVT ngày 25 tháng 02 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT
ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015; Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29
tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và Thông tư số
35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017;
Căn cứ Thông tư số
04/2019/TT-BGTVT ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BCA
ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an quy định lực
lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ;
Căn cứ Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy định chế độ
báo cáo phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 54/TTr-SGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
đối với các tuyến Quốc lộ và Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
10 tháng 11 năm 2021.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và Thủ trưởng
các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
nầy./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Công an;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Cục Quản lý đường bộ III;
- Chi cục Quản lý đường bộ III.5;
- Công ty CP BOT&BT Đức Long Đắk Nông;
- Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Băng Dương và Công ty CP
ĐT và XD Toàn Mỹ 14;
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
- Báo Đắk Nông, Đài PT&TH tỉnh;
- Website tỉnh, Công báo tỉnh;
- Trung tâm lưu trữ - Sở Nội vụ;
- Lưu: VT, KTN(MNC).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Văn Mười
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI CÁC TUYẾN QUỐC LỘ VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK
NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh
Đắk Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nội dung,
hình thức, nguyên tắc và trách nhiệm phối hợp xử lý vi phạm quy định trong công
tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (viết tắt là KCHTGTĐB)
đối với các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
2. Quy chế này áp dụng đối với Sở
Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ III; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là UBND cấp xã); lực lượng Công an; Nhà thầu bảo trì công trình đường
bộ; Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ và
các tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Nhà thầu quản lý đường bộ
là Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ hoặc Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản
lý khai thác công trình đường bộ.
2. Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông gồm: Đoạn tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), đoạn tuyến Quốc lộ 14C
và đoạn tuyến Quốc lộ 28.
3. Phòng Nghiệp vụ của UBND cấp
huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB
trên địa bàn huyện.
4. Phạm vi đất dành cho đường bộ
gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ; Đất của đường bộ bao gồm
phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường
bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc
hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo
vệ, bảo trì đường bộ); Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của
đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo
đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ; kèm theo mặt cắt ngang điển
hình minh họa.
Điều 3. Nội dung
và hình thức phối hợp
1. Phối hợp trong việc lập biên bản
vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức
thực hiện cưỡng chế tháo dỡ, giải tỏa công trình xây dựng vi phạm.
2. Phối hợp theo chương trình, kế hoạch
công tác hoặc đột xuất theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc theo đề xuất,
yêu cầu của Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ III, UBND cấp huyện,
Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5 và UBND cấp xã.
3. Thống kê, báo cáo kết quả; tổ chức
sơ kết, tổng kết công tác xử lý vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB
trên địa bàn tỉnh.
4. Các hình thức phối hợp khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 4. Các hành
vi vi phạm về KCHTGTĐB phối hợp xử lý
1. Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông,
lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
2. Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất
hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến
an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; Trồng cây trong phạm vi đất
dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao
thông.
3. Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong
phạm vi đất dành cho đường bộ.
4. Đổ rác, xả nước ra đường bộ không
đúng nơi quy định; rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ.
5. Sử dụng đường bộ trái quy định để
tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; chiếm dụng phần đường
xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị làm nơi trông, giữ xe.
6. Các hành vi gây ảnh hưởng đến trật
tự, an toàn giao thông đường bộ như: Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác
trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Treo bàng rôn, biểu ngữ
trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép
đất của đường bộ làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm
nước mui xe.
7. Đặt, treo biển hiệu, biển quảng
cáo trên phần đất dành cho đường bộ.
8. Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào,
tường rào các loại, biển quảng cáo, công trình khác trái phép trong phạm vi đất
dành cho đường bộ.
9. Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế
thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép đất dành cho đường
bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy
móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.
10. Thi công công trình trong phạm vi
đất dành cho đường bộ không đúng quy định.
11. Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng
của hệ thống thoát nước công trình đường bộ.
12. Tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt,
làm hư hỏng, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín
hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ,
lan can phòng hộ, mốc chỉ giới; Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội
dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; Phá dỡ trái
phép dải phân cách, gương câu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên
đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ; Tự ý tháo, mở làm hư hỏng
nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông;
khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép.
13. Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng
trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản
lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
14. Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc
đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở.
15. Mở đường nhánh đấu nối trái phép
vào đường chính.
16. Các hành vi bị cấm khác theo quy
định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc
phối hợp và xử lý vi phạm
1. Công tác phối hợp được thực hiện
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị theo quy định
của pháp luật, nhằm đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo và tăng cường hiệu
lực, hiệu quả trong việc xử lý vi phạm quy định trong công tác quản lý, bảo vệ
KCHTGTĐB trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm
chủ động trong việc xử lý và phối hợp xử lý vi phạm quy định trong công tác quản
lý, bảo vệ KCHTGTĐB trên địa bàn tỉnh.
3. Xác định rõ trách nhiệm của cơ
quan chủ trì xử phạt vi phạm hành chính; các cơ quan phối hợp có trách nhiệm
tham gia, phối hợp với cơ quan chủ trì theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đề
cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ
quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp.
4. Hoạt động phối hợp giữa các cơ
quan phải kịp thời, thống nhất, đảm bảo việc xử lý vi phạm quy định trong công
tác quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB được thực hiện thường xuyên, liên tục, đúng thẩm
quyền.
5. Các vướng mắc, phát sinh trong quá
trình phối hợp sẽ được bàn bạc thống nhất giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ của
mồi cơ quan, đơn vị.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI
HỢP XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. TRÁCH NHIỆM
PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 6. Trách nhiệm
của Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ III
1. Chỉ đạo Nhà thầu quản lý đường bộ,
Ban quản lý dự án bảo trì đường bộ và các đơn vị, tổ chức có liên quan:
a) Tăng cường dọn dẹp rác thải, vệ
sinh sạch sẽ mặt đường, lề đường; tổ chức phát quang, cắt xén cây, cành cây, có
ảnh hưởng đến tầm nhìn và vi phạm Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 07:2013/TCĐBVN;
b) Bố trí và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ tuần đường, tuần kiểm theo quy định tại Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày
23/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải; phát hiện kịp thời vi phạm ngay từ lúc đầu,
lập biên bản làm việc xác nhận hành vi vi phạm; có biện pháp ngăn chặn kịp thời
đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ KCHTGTĐB; tuyên
truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành các quy định của pháp luật,
tự giác tháo dỡ công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn
giao thông;
c) Trường hợp các tổ chức, cá nhân cố
tình vi phạm, Nhà thầu quản lý đường bộ báo cáo Sở Giao thông vận tải, Cục Quản
lý đường bộ III, chính quyền địa phương thực hiện biện pháp ngăn chặn những
hành vi xâm hại đến công trình giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn
đường bộ; cung cấp nhân lực, phương tiện hỗ trợ chính quyền địa phương tổ chức
cưỡng chế hành vi vi phạm;
d) Trong quá trình thực hiện, nếu Nhà
thầu quản lý đường bộ không tổ chức lực lượng tuần đường theo quy định, không
phát hiện kịp thời hoặc không báo cáo các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ
KCHTGTĐB hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện hợp đồng, Sở Giao thông vận
tải, Cục Quản lý đường bộ III căn cứ điều kiện hợp đồng để
khấu trừ kinh phí; trường hợp cố tình không thực hiện, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Tổng cục đường bộ Việt Nam và xem xét việc chấm dứt hợp đồng
hoặc hạn chế giao thầu trong thời gian tới.
2. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở
Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5.
a) Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Nhà thầu quản lý đường bộ để xử
lý vi phạm quy định về bảo vệ KCHTGTĐB. Khi phát hiện vi phạm quy định về bảo vệ
KCHTGTĐB phải thông báo (bằng văn bản hoặc điện thoại) đến UBND cấp xã, Nhà thầu
quản lý đường bộ để phối hợp xử lý vi phạm; tuyên truyền vận động các tổ chức,
cá nhân vi phạm chấp hành các quy định của pháp luật, tự giác tháo dỡ công
trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông;
b) Trường hợp các tổ chức, cá nhân cố
tình vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định hoặc chuyển vụ việc
vi phạm cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã để ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Việc chuyển vụ việc vi phạm
hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 31 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP
ngày 31/5/2013 của Chính phủ và khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 18
Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải; phối hợp
với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong quá trình cưỡng chế
giải tỏa;
c) Chuyển các vụ việc vi phạm hành
chính;
- Các trường hợp vụ việc vi phạm hành
chính mà Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5 lập biên
bản vi phạm hành chính chuyển Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính theo thẩm quyền quy định:
+ Dựng biển quảng cáo trên đất hành
lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng
ý bằng văn bản;
+ Dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc
hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
+ Chiếm dụng đất của đường bộ, đất
hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng khác.
- Các trường hợp vụ việc vi phạm hành
chính mà Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5 lập
biên bản vi phạm hành chính chuyển Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định: Dựng rạp, lều quán, cống ra vào,
tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường
bộ.
d) Chủ trì hoặc tham mưu cho Sở Giao
thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ III xây dựng các kế hoạch kiểm tra, xử lý
vi phạm, trong đó tập trung vào các tháng cao điểm để tuyên truyền, vận động
người dân và các tổ chức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ KCHTGTĐB.
3. Theo dõi, tổng hợp kết quả xử lý
vi phạm quy định về bảo vệ KCHTGTĐB trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và báo cáo
UBND tỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm
của Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Bố trí bộ phận chuyên môn phối hợp
với Nhà thầu quản lý đường bộ, tiếp nhận thông tin, chủ trì xử lý các vi phạm
trên đất HLATĐB và phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ. Trường hợp các tổ chức,
cá nhân cố tình vi phạm, chỉ đạo lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền
quy định.
2. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm
hành chính do Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5
chuyến đến theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Quy chế này để ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
và thông báo bằng văn bản kết quả xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông
tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
3. Tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ,
giải tỏa công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 40 và
khoản 5 Điều 41 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
4. Xem xét trách nhiệm của Chủ tịch
UBND cấp xã và những cán bộ, công chức dưới quyền được phân công nhiệm vụ quản
lý, bảo vệ KCHTGTĐB để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng,
bao che cho hành vi vi phạm.
5. Theo thẩm quyền quy định, trường hợp
để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất HLATĐB tại địa
phương thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
Điều 8. Trách nhiệm
của Chủ tịch UBND cấp xã
1. Chủ động tổ chức kiểm tra, phát hiện
và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép
trên đất HLATĐB và phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ. Trường hợp các tổ chức,
cá nhân cố tình vi phạm, chỉ đạo và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính,
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
theo thẩm quyền quy định; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
nhân dân trên địa bàn các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm chấp
hành các quy định của pháp luật, tự giác tháo dỡ công trình vi phạm, khôi phục
nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông.
2. Cử công chức được phân công nhiệm
vụ quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB và nhân sự thuộc quyền quản lý có thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số
100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, để xử lý vụ việc vi phạm khi có
thông báo hoặc yêu cầu (bằng văn bản hoặc điện thoại, zalo) của Thanh tra Sở
Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5, Nhà thầu quản lý đường bộ
và thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp không cử
người hoặc cử người không kịp thời hoặc cử người không đúng chức năng, nhiệm vụ
dẫn đến quá trình xử lý vi phạm không kịp thời theo quy định thì Chủ tịch UBND
cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Nông.
3. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm
hành chính do Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5
chuyển đến theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Quy chế này để ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm
quyền và thông báo bằng văn bản kết quả xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 18
Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
4. Xử lý hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND
cấp huyện xử lý cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
KCHTGTĐB để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho
hành vi vi phạm.
5. Huy động lực lượng tham gia thực
hiện công tác cưỡng chế tháo dỡ, giải tỏa các công trình vi phạm trong phân đất
dành cho đường bộ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Theo thẩm quyền quy định, trường hợp
để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất HLATĐB tại địa
phương thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm
của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công
an các cấp thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ KCHTGTĐB
theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 74 và Điều 76 Nghị định số
100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ; Thông tư số 39/2011/TT-BCA ngày
21/6/2011 của Bộ Công an quy định lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ có
liên quan, Công an huyện, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn tham gia phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình cưỡng chế, giải tỏa; xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật
tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong việc tổ chức thực hiện quyết định,
kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 10. Trách
nhiệm của Nhà thầu quản lý đường bộ
1. Thực hiện nghiêm túc công tác tuần
đường theo quy định tại Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ
trương Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ
KCHTGTĐB; đảm bảo các hành vi vi phạm quy định về KCHTGTĐB phải được phát hiện
ngay từ ban đầu. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải tiến hành ngay các biện
pháp ngăn chặn, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, đồng thời phối hợp
với UBND các cấp và Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện các bước xử lý
theo quy định.
2. Phối hợp với UBND cấp huyện, cấp
xã và lực lượng chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế, giải tỏa vi
phạm khi có yêu cầu.
3. Thực hiện công tác thống kê, báo
cáo hàng tháng, quý về Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án bảo trì đường bộ
và cập nhật hồ sơ, theo dõi tình hình xử lý vi phạm quy định về bảo vệ KCHTGTĐB
theo phạm vi được giao.
Mục 2. PHỐI HỢP
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 11. Phối hợp
trong việc thực hiện Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp xã, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường
bộ III theo thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính. UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản
lý đường bộ III.5, Nhà thầu quản lý đường bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan chủ trì trong quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế khi có yêu cầu.
Trường hợp cưỡng chế buộc thực hiện
biện pháp khắc phục hậu quả có liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ, giải tỏa
công trình xây dựng vi phạm thì Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì ban hành quyết
định và tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ, giải tỏa công trình xây dựng vi phạm. UBND cấp xã, Thanh tra Sở Giao
thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5, Nhà thầu quản lý đường bộ có
trách nhiệm phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ, giải
tỏa công trình xây dựng vi phạm.
2. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Nghị định số
166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Sau khi áp dụng hình thức cưỡng chế
buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cơ quan quyết định cưỡng chế có
trách nhiệm bàn giao hiện trạng mặt bằng đã giải tỏa cho UBND cấp xã quản lý
theo địa giới hành chính và Nhà thầu quản lý đường bộ theo phạm vi được giao.
Việc bàn giao được thực hiện tại hiện trường và được lập thành biên bản.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Phương tiện và kinh
phí thực hiện
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì và tham
gia phối hợp sử dụng phương tiện của cơ quan, đơn vị mình trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện phối hợp, cơ quan, đơn vị nào cử người tham gia thì cơ quan, đơn vị đó chịu
trách nhiệm thanh toán chế độ cho người tham gia theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
2. Kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế
tháo dỡ, giải tỏa công trình xây dựng vi phạm thực hiện theo quy định pháp luật
hiện hành.
Điều 13. Chế độ
báo cáo
Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện
có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện công tác xử lý
vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB thuộc địa bàn, tuyến đường quản lý
theo quy định sau:
1. UBND cấp huyện có trách nhiệm báo
cáo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất cho Sở Giao thông vận tải.
2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
báo cáo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất cho UBND tỉnh và Tổng cục Đường bộ
Việt Nam.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo, thời
hạn báo cáo theo quy định tại Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Quy định chế độ báo cáo
phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ban hành kèm theo
Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh Đắk Nông; báo cáo đột
xuất theo yêu cầu.
4. Nội dung báo cáo theo Phụ lục kèm
theo quy chế này.
Điều 14. Triển
khai thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan có trách nhiệm triển khai trong cơ quan, đơn vị mình; chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc thực hiện cũng như giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Quy chế này.
2. UBND cấp huyện, UBND cấp xã cung cấp
số điện thoại, zalo của người được giao nhiệm vụ liên quan và gửi về Thanh tra
Sở Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý đường bộ III.5 tổng hợp, thành lập nhóm
zalo để chủ động liên hệ, phối hợp xử lý trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
3. Sở Giao thông vận tải thường xuyên
theo dõi, đánh giá việc thực hiện Quy chế và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo
quy định. Hàng năm, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện
và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức sơ kết kết quả thực hiện công tác xử
lý vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB trên địa bàn tỉnh; đề xuất UBND
tỉnh biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc cũng
như xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm việc thực hiện
Quy chế.
4. Trường hợp các văn bản pháp luật
được viện dẫn để áp dụng tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng
các văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản mới đó.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có
những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh cần sửa đổi, bổ sung thì
các cơ quan, đơn vị có ý kiến băng văn bản gửi về Sở Giao thông vận tải để trao
đổi, giải quyết; nếu vượt thẩm quyền thì tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các cơ
quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN
QUỐC LỘ ỦY THÁC VÀ TỈNH LỘ
(Kèm theo Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản
lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến Quốc lộ và Tỉnh
lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ban hành kèm theo Quyết định số ...../2021/QĐ-UBND ngày .... tháng ..... năm
2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
TÊN CƠ
QUAN QUẢN LÝ
TÊN CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
........./BC-....
|
Đắk Nông, ngày ... tháng ... năm 2021
|
BÁO
CÁO
Tình
hình xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ ủy thác và tỉnh lộ (tháng, quý, năm)
Kính gửi:
...............................
Thực hiện Quyết định số ..../2021/QĐ-UBND ngày .../.../2021 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành
Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ đối với các tuyến Quốc lộ và Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông, <cơ quan, đơn vị> báo cáo kết quả xử lý vi phạm trong công tác quản
lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn, tuyến đường quản
lý trong (tháng, quý, năm) (từ ngày ...../..../202.. đến
ngày ..../..../202...), như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
- Việc triển khai phổ biến, quán triệt
các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong công tác quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Việc tham mưu ban hành hoặc trực tiếp
ban hành chương trình, kế hoạch, quyết định, công văn để lãnh đạo, chỉ đạo kiểm
tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả xử lý vi phạm về kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến Quốc lộ ủy thác
- Số biên bản vi phạm hành chính xử
lý (bao gồm biên bản do cơ quan, đơn vị lập, xử lý và biên bản tiếp nhận từ cơ
quan, đơn vị khác chuyển đến).
- Số Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đã ban hành; số tổ chức, cá nhân vi phạm; tổng số tiền xử phạt vi phạm
hành chính;
- Số trường hợp
đã chấp hành; tổng số tiền đã nộp kho bạc nhà nước;
- Số Quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đã ban hành;
- Lũy kế kết quả xử lý vi phạm;
....
2. Kết quả xử lý vi phạm về kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến Tỉnh lộ
- Số biên bản vi phạm hành chính xử
lý (bao gồm biên bản do cơ quan, đơn vị lập, xử lý và biên bản tiếp nhận từ cơ
quan, đơn vị khác chuyển đến).
- Số Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đã ban hành; số tổ chức, cá nhân vi phạm; tổng số tiền xử phạt vi phạm
hành chính;
- Số trường hợp đã chấp hành; tổng số
tiền đã nộp kho bạc nhà nước;
- Số Quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đã ban hành;
- Lũy kế kết quả xử lý vi phạm;
....
(Chi
tiết theo biểu mẫu số 01 và biểu mẫu số 02 gửi kèm)
III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nêu cụ thể những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và kiến nghị, đề
xuất nếu có.
Nơi nhận:
|
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên và đóng dấu)
|
Lưu ý: Đối
với báo cáo tháng chỉ báo cáo thông tin tại Mục II của Đề cương.
Biểu mẫu số 01
TÊN CƠ
QUAN QUẢN LÝ
TÊN CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THỐNG KÊ CHI TIẾT TÌNH HÌNH VI PHẠM KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (THÁNG, QUÝ, NĂM)
(Kèm theo Báo cáo số .......... /BC-............ ngày ...../..../2021 của <cơ quan, đơn vị>)
TT
|
Tên
tuyến đường bộ
|
Lý
trình
|
Nội
dung vi phạm
|
Tổ
chức, cá nhân vi phạm (họ tên, địa chỉ)
|
Thời
điểm phát hiện
|
Quy
mô vi phạm (ĐVT: m2)
|
Hình
thức xử lý
|
Kết
quả xử lý
|
Ghi
chú
|
Km
|
Trái/Phải
|
01
|
Tỉnh
lộ 5
|
35
|
+
|
847
|
TT
|
Thi
công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có Giấy phép thi
công
|
Công
ty TNHH TM&XL điện Việt Anh - Địa chỉ: số 05, Thôn
Hòa Nam, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
|
1/6/2021
|
|
Lập
biên bản vi phạm hành chính; Buộc trả lại hiện trạng như ban đầu
|
Đã
chấp hành ...
|
|
02
|
Tỉnh
lộ 4B
|
07
|
+
|
980
|
TT
|
Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng
nhà ở
|
Ông
Vi Văn Đức - Địa chỉ: thôn Phú Bình - xã Quảng Phú - huyện Krông Nô
|
26/5/2021
|
35,88
|
Lập
biên bản vi phạm hành chính; Buộc tháo dỡ diện tích vi phạm
|
Chưa
chấp hành ...
|
|
03
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả xử lý là: Kết quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có
thẩm quyền, đã thực hiện xong hay đang thực hiện kể cả nội dung khắc phục hậu
quả (nếu có).
Biểu mẫu số 02
TÊN CƠ
QUAN QUẢN LÝ
TÊN CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH VI PHẠM KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (THÁNG, QUÝ, NĂM)
(Kèm theo Báo cáo số .......... /BC-............. ngày ..../..../2021của <cơ quan, đơn vị>)
TT
|
Tên
tuyến đường bộ
|
Số
vụ vi phạm KCHTGTĐB
|
Tổng
số vụ vi phạm KCHTGTĐB đã được xử lý trong kỳ báo cáo
|
Tổng
số vụ vi phạm KCHTGTĐB còn tồn tại, chưa được xử lý cộng dồn từ trước đến thời
điểm báo cáo
|
So
sánh với cùng kỳ trước
|
Nguyên
nhân
|
Ghi
chú
|
|
Đào,
khoan, xẻ, tháo dỡ công trình ĐB trái phép
|
XD
công trình trái phép trong HLĐB
|
Đấu
nối trái phép
|
Khác
(dựng lều, quán, để vật liệu....)
|
|
Tăng
|
Giảm
|
|
01
|
Hồ
Chí Minh (QL.14)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
QL.14C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
03
|
TL.2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
04
|
.....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẶT
CẮT NGANG ĐIỂN HÌNH
(Đối với vị trí đường không
đào, không đắp)
MẶT
CẮT NGANG ĐIỂN HÌNH
(Đối với vị trí đường có Taluy)