Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 91/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Số hiệu: 91/2011/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bắt trẻ em đi bán vé số bị phạt 20.000.000đ

Ngày 17/10/2011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.


Theo đó, mức phạt có thể lên đến 20.000.000đ đối với hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số; đưa hình ảnh trẻ em vào sản phẩm văn hóa có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị; sử dụng trẻ em làm việc ở cơ sở xoa bóp, sòng bạc quán rượu, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy... có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định mức phạt đến 10.000.000đ đối với hành vi sau khi sinh con bỏ con không chăm sóc, nuôi dưỡng, cố ý bỏ rơi con nơi công cộng, dụ dỗ trẻ em bỏ gia đình đi lang thang; không khám bệnh cho trẻ em theo quy định hoặc trong trường hợp cấp cứu, thu tiền khám bệnh trẻ em dưới 6 tuổi trái quy định pháp luật...

Ngoài ra, xử phạt tới 5.000.000đ đối với cha, mẹ, người giám hộ bắt trẻ em đi lang thang kiếm sống; đánh đập, xâm phạm thân thể trẻ em, đối xử tồi tệ với trẻ em...

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 02/12/2011.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục xử phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định tại Chương II của Nghị định này là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

3. Các vi phạm hành chính khác về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện công vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được áp dụng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3, Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây viết tắt là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do người có thẩm quyền thực hiện phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 4. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong trường hợp đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Nếu quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 7. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ một tháng đến ba tháng hoặc từ ba tháng đến sáu tháng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chữa trị tai nạn, thương tích cho trẻ em;

b) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để đưa trẻ em trở về với gia đình, gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em;

c) Buộc cha, mẹ, người giám hộ thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho trẻ em theo quy định của pháp luật;

d) Buộc tiêu hủy sản phẩm có nội dung dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ nhà đi lang thang;

đ) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm, sản phẩm hoặc đồ chơi có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị, nguy hiểm có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

e) Buộc cách ly hoặc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ trẻ em, vật nuôi, cây trồng, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn, tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi vi phạm;

g) Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép;

h) Buộc tổ chức phải đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định;

i) Buộc cá nhân, tổ chức trả lại cho người đã nộp số tiền đã thu trái quy định hoặc nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

k) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền hoặc lợi ích vật chất khác có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 8. Hành vi cản trở, không khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người đang chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, dạy học cho trẻ em phát hiện ra trẻ em bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh mà không thông báo kịp thời cho gia đình hoặc không đưa ngay trẻ em đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em theo quy định hoặc trong trường hợp cấp cứu;

b) Thu tiền khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi trái với quy định của pháp luật;

c) Không sử dụng trang thiết bị, phương tiện khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em trong khi có điều kiện và được phép sử dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ ba tháng đến sáu tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức trả lại số tiền do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 9. Hành vi cha, mẹ, người giám hộ bỏ rơi trẻ em

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sau khi sinh con, cha hoặc mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng;

b) Cha, mẹ bỏ mặc con, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

c) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cha, mẹ, người giám hộ thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi bắt trẻ em đi lang thang kiếm sống.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản, ghi âm, ghi hình sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng, đĩa hoặc hành vi khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em bỏ nhà đi lang thang;

b) Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đang sinh sống cùng với gia đình bỏ nhà đi lang thang.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy đối với sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng, đĩa nhằm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em bỏ nhà đi lang thang theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 11. Hành vi cho trẻ em tiếp xúc với sản phẩm văn hóa, thông tin truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho trẻ em tiếp xúc với sản phẩm văn hóa, thông tin truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm văn hóa, thông tin truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 12. Hành vi lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dùng quan hệ tình cảm, uy tín, sự phụ thuộc của trẻ em; dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác; nói dối, gian lận để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em tiếp xúc, mua, bán, thuê, mượn, sử dụng, phát tán, tham gia sản xuất sản phẩm văn hóa, thông tin truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển của trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền ép buộc trẻ em tiếp xúc, mua, bán, thuê, mượn, sử dụng, phát tán, tham gia sản xuất sản phẩm văn hóa, thông tin truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển của trẻ em.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất, lưu hành, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, phát tán, quảng cáo đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

b) Viết, dịch, sao chép, sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, phát tán, quảng cáo sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng khiêu dâm trẻ em;

c) Nhập khẩu đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh không thời hạn (nếu có) đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 13. Hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với trẻ em;

b) Đối xử tồi tệ với trẻ em như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ trẻ em; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để đưa trẻ em trở về với gia đình, gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hành vi xúi giục, kích động trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ hoặc xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.

3. Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự do trẻ em thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em hoặc bắt trẻ em làm những công việc mà pháp luật không cho phép;

b) Người nhận dạy nghề cho trẻ em bắt trẻ em làm công việc quá sức, nặng nhọc, quá thời gian, trong môi trường độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng trẻ em làm những công việc trong cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, sòng bạc, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em;

b) Để trẻ em tham gia, sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh, phổ biến sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, nguy hiểm, không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng trốn thuế, hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu hàng trốn thuế, hàng hóa, tiền tệ do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, nguy hiểm không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 16. Hành vi cản trở việc học tập của trẻ em

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em phải bỏ học, nghỉ học;

b) Từ chối tiếp nhận, cản trở trẻ em bị nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định;

c) Từ chối tiếp nhận trẻ em bị khuyết tật mà vẫn có đủ điều kiện vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định;

d) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học, nghỉ học;

đ) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;

e) Có điều kiện mà không bảo đảm điều kiện học tập cho trẻ em làm hạn chế quyền được học tập của trẻ em;

g) Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không đảm bảo thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bắt trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật;

b) Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy đã bị phá hoại do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 17. Hành vi có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dùng lời nói, hành động hoặc hành vi khác có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi đặt nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đặt nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ trong phạm vi ảnh hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;

b) Đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn vượt quá giới hạn cho phép ảnh hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;

c) Đặt cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em trong phạm vi ảnh hưởng của nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị trái phép do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức thực hiện những biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 19. Hành vi không bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo, đặt biển báo, rào chắn hoặc chỉ dẫn kịp thời những nơi nguy hiểm, độc hại, dễ cháy nổ, điện giật hoặc không an toàn về giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em;

b) Không tuân thủ đầy đủ, kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn về sản xuất, kinh doanh, lưu hành các phương tiện giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức thực hiện ngay các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí chữa trị tai nạn, thương tích cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 20. Hành vi sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai mục đích, làm hư hại cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấn chiếm đất đai, công trình, nhà, diện tích, khu vực, thời gian sử dụng dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em;

b) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc làm sai lệch quy hoạch cơ sở dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em đã được phê duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền hoặc lợi ích vật chất khác có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 21. Hành vi không thông báo hoặc không ghi tuổi của trẻ em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không ghi chú về việc trẻ em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi nếu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi có nội dung không phù hợp với trẻ em.

b) Không thông báo tuổi của trẻ em không được xem, nghe chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh và các cuộc trình diễn nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ một tháng đến ba tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi của cá nhân, tổ chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 22. Hành vi vi phạm hành chính của cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm một trong các điều kiện đã đăng ký khi thành lập như không có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ có trình độ chuyên môn; phẩm chất, đạo đức của cán bộ, giáo viên không phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em đã đăng ký; không đủ nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp trẻ em;

b) Giấy phép hoạt động hết thời hạn nhưng chưa gia hạn theo quy định, mà vẫn tiếp tục hoạt động.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động không đúng nội dung trong giấy phép hoạt động;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của quy chế hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Không làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động khi thay đổi tên gọi, địa điểm trụ sở, chủ sở hữu, nội dung hoạt động.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo giấy tờ trong hồ sơ, tài liệu để được phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;

b) Sử dụng kinh phí của cơ sở trợ giúp trẻ em vào mục đích khác, không phục vụ cho việc trợ giúp trẻ em;

c) Tổ chức thu tiền dịch vụ trái với quy định của pháp luật;

d) Hoạt động mà không đăng ký thành lập hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

đ) Không đảm bảo đầy đủ khẩu phần ăn của trẻ em hoặc sử dụng những thực phẩm, hóa chất trái với quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ để chế biến thức ăn cho trẻ em.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ ba tháng đến sáu tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với cá nhân, tổ chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a  khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức phải đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các quy định của pháp luật có liên quan do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 3 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

Chương 3.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thanh tra viên Lao động - Thương binh và Xã hội trong khi thi hành công vụ có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12, điểm b khoản 3 Điều 13, điểm c khoản 5 Điều 15, khoản 4 Điều 16, khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12, điểm b khoản 3 Điều 13, điểm c khoản 5 Điều 15, khoản 4 Điều 16, khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12, điểm b khoản 3 Điều 13, điểm c khoản 5 Điều 15, khoản 4 Điều 16, khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này.

Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12, điểm b khoản 3 Điều 13, điểm c khoản 5 Điều 15, khoản 4 Điều 16, khoản 3 Điều 18 Nghị định này (trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này), điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này (trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định này).

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12, điểm b khoản 3 Điều 13, điểm c khoản 5 Điều 15, khoản 4 Điều 16, khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác

Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34, 36, 37, 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.

Điều 26. Phân định thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 27. Thủ tục xử phạt

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.

3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền theo Chương II của Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản, thời hạn ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 22 và Điều 23 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

4. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung tiền phạt đã được quy định. Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt cao hơn, nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền, phải công bố cho người bị phạt biết khung tiền phạt và mức phạt cụ thể.

5. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

6. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền, người thu tiền phạt phải tuân theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thực hiện theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Thủ tục tịch thu tang vật và phương tiện đã được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính

1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Việc xử lý tang vật, phương tiện đã được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Thi hành quyết định xử phạt

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt  trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn này được quy định rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

2. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Việc tổ chức cưỡng chế thi hành và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66, Điều 66a và Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt hoặc gửi thông báo cho họ đến nhận; thời điểm cá nhân, tổ chức bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định xử phạt.

Điều 31. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xem xét vụ vi phạm để có quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 32. Mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Ban hành kèm theo Nghị định này là phụ lục các mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2011.

2. Bãi bỏ các nội dung sau đây của Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em:

a) Cụm từ “và trẻ em” hoặc “trẻ em” tại tên và các điều khoản sau đây của Nghị định số 114/2006/NĐ-CP: các khoản 1, 2 và 4 Điều 1, tên khoản 3 Điều 1; khoản 1 Điều 2; Điều 3; các khoản 1, 2 và 3 Điều 5; Điều 6; khoản 2 Điều 7; Điều 26; Điều 27; Điều 28; các khoản 1 và 3 Điều 30; Điều 31; Điều 32;

b) Các điểm đ và e khoản 3 Điều 1; các điểm d, đ, e và g khoản 3 Điều 7;

c) Các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25.

Điều 34. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Mẫu quyết định số 01: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Mẫu quyết định số 02: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

5. Mẫu quyết định số 03: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

6. Mẫu quyết định số 04: Quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

 

Mẫu biên bản số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /BB-VPHC

2…….., ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại ................................................................

Chúng tôi gồm3:

1. ………………………………………………. Chức vụ: ..............................................................

2. ………………………………………………. Chức vụ: ..............................................................

Với sự chứng kiến của: 4

1. ………………………………….. Nghề nghiệp/Chức vụ: ..........................................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ..................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ..............................................................................................

Ngày cấp: …………………………………….; Nơi cấp: ..............................................................

2. ………………………………….. Nghề nghiệp/Chức vụ: ..........................................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ..................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ..............................................................................................

Ngày cấp: …………………………………….; Nơi cấp: ..............................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đối với:

Ông (bà)/tổ chức5 ……………………………………………; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):........

............................................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh số .......................

Cấp ngày: …………………………………. Tại: ..........................................................................

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau:6 ......................................................................

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều …… khoản ……. điểm … của Nghị định số ……………….. quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại7:

Họ tên: .................................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh số: ......................

Cấp ngày: ………………………….. Tại: ...................................................................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: .................

Ý kiến trình bày của người làm chứng: ...................................................................................

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có): ...

............................................................................................................................................

Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức: …………………………… đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

............................................................................................................................................

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: …………………….. để cấp có thẩm quyền giải quyết:

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng8

Ghi chú9

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại10 ……….. lúc …………. giờ … ngày … tháng … năm ……….. để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành ……….. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ........................................................................................................................ 11.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................................

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)12 : .............................................................................................

Biên bản này gồm ……………….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

 

NGƯỜI VI PHẠM
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản13:

............................................................................................................................................

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản14: .................................

____________

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh ………, xã …………… mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

4 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

8 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi sê ri của từng tờ.

9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …………….

10 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

11 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

12 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

13 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

14 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

 

Mẫu biên bản số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /BB-THTVPT

2…….., ngày … tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Căn cứ khoản 2 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………… QĐ/XPVP ngày ……… tháng ….. năm ………..;

Hôm nay, vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm ...................................................................

Tại: ......................................................................................................................................

Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

1. Ông (bà): ………………………………… Chức danh: .............................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

2. Ông (bà): ………………………………… Chức danh: .............................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

3. Ông (bà): ………………………………… Chức danh: .............................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

4. Ông (bà): ………………………………… Chức danh: .............................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

5. Ông (bà): ………………………………… Chức danh: .............................................................

Đại diện đơn vị: .....................................................................................................................

Tiến hành tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây:

STT

Tên tang vật, phương tiện

ĐV tính

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Hình thức tiêu hủy: ...............................................................................................................

............................................................................................................................................

Quá trình tiêu hủy có sự chứng kiến của3: ..............................................................................

............................................................................................................................................

Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi ……….. giờ ……… ngày …………… tháng ………. năm ………………………..

Biên bản này được lập thành …………….. bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản.

Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.

Biên bản này gồm ………… trang, được người làm chứng và các thành viên Hội đồng ký xác nhận vào từng trang.

 

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG4
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Tên cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyền phải ghi rõ họ tên chức vụ.

4 Từng thành viên hội đồng ký và ghi rõ họ tên.

 

Mẫu quyết định số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-XPHC

2…….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ……………. Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do3 ……………………….. lập hồi …………… giờ …….. ngày …………. tháng ………. năm …………. tại ........................................................................................................................ ;

Tôi4: ………………………………………….; Chức vụ: ................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức5: ............................................................................................................... ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh...........................

Cấp ngày: ……………………………………….. Tại: ..................................................................

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là ................................................................................ đồng

(viết bằng chữ: .................................................................................................................... ).

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: ........................................................

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm: ............................

............................................................................................................................................

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính 6: ......................................................................................

Quy định tại điểm ….. khoản …… Điều …… của Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ...........................................................

............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng ….. năm ….. trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc 7   

............................................................................................................................................

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ………………………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt theo quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ………………. của Kho bạc Nhà nước 8 ………………………….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức …………………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……….. tháng ….. năm ……….. 9.

Trong thời hạn ba ngày Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………………………........................................................ để chấp hành.

2. Kho bạc .................................................................................................... để thu tiền phạt.

3. ........................................................................................................................................

Quyết định này gồm ………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

4 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

7 Ghi rõ lý do.

8 Ghi rõ tên, địa chỉ kho bạc.

9 Ngày ký quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

 

Mẫu quyết định số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-CC

2…….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số …………………….. ngày ….. tháng … năm ……….. của ......................................................................................

Tôi3: ………………………………………….; Chức vụ: ................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………….. ngày … tháng … năm …….. của ……………. về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Đối với:

Ông (bà)/tổ chức4: ............................................................................................................... ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh:..........................

Cấp ngày: ……………………………………….. Tại: ..................................................................

Biện pháp cưỡng chế5:

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức …………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này và chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ….. tháng ….. năm ………..

Quyết định này gồm ………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức ………………………….......................................................... để thực hiện.

2. …………………………………………… để .........................................................................  6.

3. …………………………………………… để .........................................................................  7.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Họ tên người ra quyết định cưỡng chế.

4 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.

6  Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

7 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra thì quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

 

Mẫu quyết định số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-KPHQ

2…….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

Căn cứ Điều3 ……………… Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều 4 …………… Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi5:………………………………………….; Chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức6 ................................................................................................................ ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh:..........................

Cấp ngày: ……………………………………….. Tại: ..................................................................

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính7: .......................................................................................

Quy định tại điểm ……………… khoản …………… Điều …………………. của ............................

.......................................................................................................................................... 8.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ...........................................................

Hậu quả cần khắc phục là: ....................................................................................................

Biện pháp để khắc phục hậu quả là: .......................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ………………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày ….. tháng ….. năm ……….. trừ trường hợp ………………….. 9. Quá thời hạn này, nếu ông (bà)tổ chức ………………………………………….. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ………. tháng ….. năm ………..10

Quyết định này gồm ………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………………………........................................................ để chấp hành.

2. ........................................................................................................................................

3. ........................................................................................................................................

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Nếu quá thời hiệu xử phạt thì căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56.

4 Ghi cụ thể điều, khoản.

5 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

6  Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

8 Ghi cụ thể từng điều, khoản của Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

9 Ghi rõ lý do.

10 Ngày ký quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.

 

Mẫu quyết định số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-CHS

2…….., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Căn cứ Điều  62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ……………/BB-VPHC ngày …… tháng ….. năm .......... ;

Xét thấy hành vi vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều ……… Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Tôi: ………………………………………….; Chức vụ: .................................................................

Đơn vị công tác: ...................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: .........................................................3 ……......................................... để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm gồm: ...................................... 4..........(có biên bản bàn giao kèm theo).

Điều 2. Giao cho ông (bà): ....................................................................................................

Chức vụ: ..............................................................................................................................

Đơn vị công tác: ...................................................................................................................

Có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu và tang vật phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
- Như Điều 3;
- Lưu:

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Tên cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4 Ghi rõ các hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm. Hoặc ghi: “Như biên bản bàn giao kèm theo”.

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 91/2011/ND-CP

Hanoi, October 17, 2011

 

DECREE

REGULATING SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION ON PROTECTION, CARE FOR AND EDUCATION OF CHILDREN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Protection, Care for and Education of Children dated June 15, 2004;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated July 02, 2002 and Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated April 02, 2008;

At the proposal of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs,

DECREES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

1. This Decree prescribes the acts of administrative violation, the forms, the fine levels, the remedies; sanctioning procedures, competence to sanction administrative violations on the protection, care for and education of children.

2. Acts of administrative violation on the protection, care for and education of children specified in Chapter II of this Decree is the violations of the provisions of law on the protection, care for and education of children made by individuals or organizations deliberately or unintentionally without offenses and according to law must be sanctioned administratively.

3. Other acts of administrative violation on the protection, care for and education of children that are not directly specified in this Decree shall apply the provisions of administrative sanctions in the concerned areas of state management.

Article 2. Subjects of application

This Decree shall apply to the following subjects:

1. Individuals or organizations in Vietnam commit acts of administrative violation on the protection, care for and education of children be sanctioned under the provisions of this Decree and other concerned provisions of law on sanction of administrative violations.

2. Foreign Individuals, organizations that commit acts of administrative violation on the protection, care for and education of children in the territory of Vietnam shall be administratively sanctioned in accordance with the laws of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Principles for sanctioning administrative violations

1. Principles for sanctioning administrative violations on the protection, care for and education of children shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 3, Article 4 of Decree No.128/2008/ND -CP dated December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of some Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and Ordinance amending and supplementing some Articles of the 2008 Ordinance on Handling of violations (hereinafter referred to as Decree No.128/2008/ND-CP).

2. The sanction of administrative violations on the protection, care for and education of children made by competent persons shall comply with the provisions of law.

Article 4. Aggravating and extenuating circumstances

The aggravating and extenuating circumstances in administrative sanction for the violations of the provisions in Chapter II of this Decree shall comply with the provisions of Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No.128/2008/ND-CP.

Article 5. Statute of limitations for handling of administrative violations

1. Statute of limitations for sanction of administrative violations on the protection, care for and education of children shall be one year from the date that the administrative violation is committed.

2. For individuals who were sued, prosecuted or got decisions to be brought to trial according to criminal procedures, but later got decisions to suspend investigation or suspend the cases that acts of violation show signs of administrative violation of protection, care for and education of children, they shall be administratively sanctioned; within three days as from the date of issuing the decisions to suspend the investigation, suspend the cases, the decision issuers must send the decisions to the persons with sanctioning competence; for this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and the dossiers of the violations.

3. Within the time limits prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article, if the violating individuals and organizations commit new administrative violation on the protection, care for and education of children or deliberately evade or obstruct the sanction, the statute of limitations prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall not be applicable. In that case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be counted from the time that the new administrative violation is commited or from the time that the act of evading or/and obstructing the sanction is terminated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. The time limits for being considered as not yet been sanctioned for administrative violations

One year as from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for executing the sanctioning decisions, if the individuals and organizations sanctioned for administrative violations on the protection, care for and education of children do not repeat their violations, they shall be considered as not yet been administratively sanctioned on the protection, care for and education of children.

Article 7. Forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences

1. For each act of administrative violation, the violating individuals or organizations must be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a) Warning;

b) Fines.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, individuals and/or organizations that commit administrative violations on the protection, care for and education of children may also be subject to the application of one of the following additional sanctioning forms:

a) Stripping the right to use permits, practice certificates from one month to three months or from three months to six months or indefinitly stripping the right to use permits for violating individuals and organizations of administration on the protection, care for and education of children;

b) Confiscating material evidences, means of the individuals or organizations used to perform administrative violations on the protection, care for, and education of children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Forced to bear all expenses for medical examination and treatment, treatment in case of causing accidents, injuries to children;

b) Forced to bear all expenses to bring children back to their families, their alternative family, or child-support facilities;

c) Parents or guardian forced to be responsible for performing the care for, nurture and support for children in accordance with law provisions;

d) Forced to destruct the products containing the contents of enticing, seducing children to leave from their home to wander;

đ) Forced to destroy the cultural products, toys containing the contents of pornography, violence, porn, horror, danger causing harm to the fine development of children that are used to commit acts of administrative violations on protection, care for and education of children;

e) Forced to isolate or destroy articles causing harm to the health of children, pets, plants; to implement measures to redress the lack of safety, environmental pollution, the spread of disease for the acts of violation;

g) Forced to restore the original state which has been changed or to dismantle construction works, unauthorized installed devices;

h) Organizations shall be forced to register the establishment of child-support facilities as prescribed;

i) Forced to refund to the payer of the amount of money collected contrary to regulations or remit the money obtained by administrative violations on the protection, care for and education of children;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 2:

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 8. Acts of obstructing, refusing medical examination and treatment for children

1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the person who is caring for, nurturing, teaching children and found them to be ill or to have signs of disease but does not timely notify their families or quickly bring them to the nearest medical facility for medical examination and treatment leading to serious consequences for children.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Refusing medical examination or treatment for children under the regulations or in case of emergency;

b) Collecting money for medical examination, treatment for children under six years of age contrary to the provisions of law;

c) Failing to use available and allowable equipment, medical facilities of examination and treatment for children leading to serious consequences for them.

3. Forms of additional sanction:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Remedial measures:

a) To force individuals and organizations to bear all medical expenses and treatment for children due to the acts specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) To force individuals and organizations to return the amount of money due to the acts specified in clause 2 of this Article.

Article 9. Acts of parents, guardians’ children abandoning

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) After giving birth, mother or father abandons their child, without caring for and nurturing;

b) Father, mother abandons their children, guardian willfully abandons children in public place or forces children not living with their families, leaves children for living alone, fails to care for, nurture and educate children so that they fall in special circumstances as prescribed in Article 40 of Law on the Protection, Care for and Education of children;

c) Parents or guardians fail to perform the duty of raising, cut off affectionate and material relations with children, except for giving children for adoption or forced to isolate them in accordance with the law provisions.

2. Remedial measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Acts of enticement, seducing, coercing, control of children to wander; taking advantage of street children for benefits

1. A fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for parents and guardians committing act of forcing children to wander for a living.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Speaking, writing, translating, duplicating, sound or picture recording of books, newspapers, documents, pictures, photos, tapes, discs or other acts to seduce, entice, coerce, control children to wander;

b) Using money, materials, prestige or other benefits to seduce, entice, coerce, control children who are living with their families to wander.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of gathering, harboring street children to sell lottery tickets, books, newspapers, pictures, photos, street vendors or other activities for the purpose of benefits.

4. Remedial measures:

a) Forced to destroy books, newspapers, documents, pictures, photographs, tapes or discs which are used to seduce, entice, coerce, control children to leave their home for wandering as prescribed in point a clause 2 of this Article ;

b) To force individuals, organizations to remit the money that are benefited due to acts specified in clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of exposing children to cultural products, information, communication with pornography, violence, horror contents.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of attaching the children’s images into cultural products, information, communication with pornography, violence, horror contents.

3. Remedial measures:

Forced to destroy cultural products, information, media products with pornography, violence, horror contents used to perform acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 12. Acts of abusing, enticing or forcing children to buy, sell or use cultural products that promote violence, pornography, horror; making, copying, distributing, transporting, storing cultural products with child pornography content; producing, selling toys, games which are harmful to the fine development of children.

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of using relationship, reputation, dependence of children; using money, materials, reputation or other benefits; cheating, frauding to entice, seduce children for contacting, buying, selling, renting, borrowing, using, distributing, participating in producing cultural products, information, media, toys, games, gadgets with violation, pornography, horror contents that are harmful to the development of children.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of forcing, threating to use force or authority to compel children to contact, buy, sell, rent, borrow, use, distribute, produce cultural products, information, media, toys, games, gadgets with violation, pornography, horror contents that are harmful to the development of children.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Producing, distributing, transporting, trading, storing, disseminating, advertising toys, games which promote violence, pornography, horror that are harmful to the fine development of children;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Importing toys, games which promote violence, porn, horror that are harmful to the fine development of children.

4. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use bussiness license indefinitely (if any) for individuals or organizations committing acts prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Forced to destroy cultural products, information, media products, toys, games, gadgets with pornography, violence, porn, horror contents that are harmful to the fine development of children used to perform the acts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 13. Acts of beatings, torturing, maltreating chidren; abusing children for the purpose of benefit

1. A caution or a fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for one of the following acts:

a) Beatings, abusing the body, causing harm to children’s health;

b) Treating children badly, such as forcing them to abstain from eating, drinking, sufering the cold, wearing torn, limiting or prohibiting personal hygiene, forcing to live in a dangerous, toxic environment, preventing children from participating in lawful and fine social activities, community activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Taking measures to purnish to teach children hurting, making them feel physical and spiritual pain;

đ) Regularly threatening children with images, sounds, animals, objects so that they feel fear, mentaly pain.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Organizing, capturing children to beg;

b) Renting or lending children or using them to beg.

3. Remedial measures:

a) To force individuals and organizations to bear all expenses for medical examination, treatment (if any) for children due to the acts specified in clause 1 of this Article;

b) To force individuals and organizations to destroy articles causing harmful to children's health; take measures to redress the environmental pollution for individuals or organizations that commit acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article;

c) To force individuals and organizations to remit the money that is benifited from committing acts specified in Clause 2 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Acts of inciting, inducing children to hate their parents, guardians or inciting, instigating, deceiving children to abuse the body, dignity and honor of others

1. A caution or a fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for acts of instigating, inciting, deceiving children under any form to make children hate their parents or guardians.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for acts of instigating, inciting, deceiving children to abuse the body, dignity and honor of others.

3. To force individuals and organizations to bear all expenses for medical examination, treatment for people who are abused the body, dignity, and honor because the children commited acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 15. Acts of abusing children’s labor, using children for doing hard, dangerous work, exposuring children to hazardous subtances, doing other works contrary to the provisions of law

1. A caution or a fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for one of the following acts:

a) Parents force their children, guardians force children under their custody, adopters force their adoptees to work too much, over time that affect the learning, entertainment, recreation, negatively affect to the development of children or force children doing things forbidden by the laws;

b) The vocational trainers for children force them to work too hard, heavy, over time, in the toxic, dangerous environment, adversely affecting children's development.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Letting chidren participate in, using children in producing, trading, disseminating cultural products, information, media products, toys, games, gadgets with violence, porn, horror contents that are harmful to the fine development of children.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for acts of using children to buy, sell, and transport counterfeiting goods and tax evasive products, illegal commodities, currencies across the border.

4. Forms of additional sanction:

Confiscatiing tax evasive products, commodities, currencies due to the acts specified in clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) To force individuals and organizations to remit the money that is benefited from committing the acts specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) To force individuals and organizations to bear all expenses for medical examination and treatment for children due to the acts specified in Clause 2 of this Article;

c) To force individuals and organizations to destroy cultural products, information, media products, toys, games, gadgets with violence, pornography, horror, danger contents that are inappropriate or harmful to the children's development due to the acts specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 16. Acts of obstructing the children's learning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Using force, threating to use force or power to coerce children to give up their study;

b) Refusing to receive or hinder children infected or suspected to have, at risk of HIV/AIDS infection or children whose parents have HIV / AIDS for studying in the education institution as prescribed;

c) Refusing to receive disable children who are eligible to study at the education institution as prescribed;

d) Enticing, dragging children to give up their study;

đ) Destroying books, textbooks, school supplies of children;

e) Having enough conditions but not ensuring or limiting the right to study of children;

g) Intentionally refusing the obligation to contribute to the learning of children as prescribed by law, not ensuring the time, learning conditions for children.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Forcing children to give up their study in order to cause pressure, appeals, and illegal protests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Forms of additional sanction:

Confiscating material evidences and means of individuals and organizations that are used to perform acts specified in point b clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

To force individuals and organizations to restore the original state that has been already altered of the material facilities, equipment for learning, teaching to be ruined due to the acts specified in point b clause 2 of this Article.

Article 17. Acts of offence, lowering the honor and dignity children who violate the law

1. A fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for one of the acts using words, actions or other behaviors with offensive, lowering the honor and dignity to children who violate the law.

2. Remedial measures:

To force individuals and organizations to bear all expenses for medical examination and treatment for children due to the acts specified in clause 1 of this Article.

Article 18. Acts of building cemeteries, production facilities, storage of pesticides, toxic chemicals, radioactive, inflammable or explosive substances near the nurturing centers, establishments of education, culture, places of recreation, entertainment of children or vice versa.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Placing the cemetery, production facilities, storage of pesticides, toxic chemicals, radioactive, inflammable or explosive substances within the area affecting the nurturing centers, establishments of education, culture, recreation, entertainment of children;

b) Placing the facilities of production and business having hazardous waste, large noise that exceed the permitted limit affecting the nurturing centers, establishments of education, culture, places of recreation, entertainment of children;

c) Placing the nurturing centers, establishments of education, culture, places of recreation, entertainment of children in the incidence of the cemetery, production facilities, storage of pesticides, chemical toxic, flammable, explosive or facilities of production, business having hazardous waste, noise that exceed the limits prescribed by law.

2. Forms of additional sanction:

Indefinitely stripping the right to use operation license for individuals and organizations that commit the acts prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

a) To force individuals or organizations to restore the original states that have been changed or force to dismantle the unlawful works of construction, equipment installation due to the acts specified in clause 1 of this Article;

b) To force individuals, organizations to take appropriate measures to redress the environmental pollution due to the acts specified at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 19. Acts of failing to ensure safety in production, trade, transportation resulting accidents, injuries to children

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Failing to notify, place signs, barricades or instruct timely the dangerous, toxic places easy to cause fire and explosion, electric shock or unsafe for transport leading to accidents and injuries to children;

b) Failing to comply fully and timely with solution to ensure safety in production, business, circulating means of transportation resulting accidents, injuries to children.

2. Remedial measures:

a) To force individuals and organizations to immediately take measures to correct the unsafe status due to the acts specified in clause 1 of this Article;

b) To force individuals and organizations to bear all costs for treating children got accidents and injured due to the acts specified in clause 1 of this Article.

Article 20. Acts of using material facilities for learning, living, entertainment of children for other purposes affecting the interests of the children

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of using for wrong purposes, damaging material facilities for learning, living, entertainment of children that affect their interests.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Encroaching land, buildings, houses, area, region, time for learning, living, entertainment of children;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Remedial measures:

a) To force individuals, organizations to remit money or other material benefits obtained due to commitment of acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) To force individuals and organizations to restore the original states that have been changed or force to dismantle construction works, equipment installed illegally due to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 21. Acts of failing to notify or to record the limit of using permitted age of children on publications, toys, radio programs, television, art, cinema with its inappropriate content for children’s usage

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to take note of the limit of using permitted age of children on publications, toys with inappropriate content for children’s usage.

b) Failing to take note of the limit of listening, watching permitted age of children on radio programs, television, art, cinema, and shows with inappropriate contents for children’s listening, watching.

2. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use operation license from one month to three months for individuals or organizations that commit the acts prescribed at Point a and Point b, Clause 1 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Acts of administrative violation of children caring for, nuturing centers

1. A caution or a fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to meet one of the conditions for establishment registered such as there are not adequate material facilities, equipment, qualified staffs; the qualifications and ethics of officials, teachers are not consistent with the registed activities of helping children; there are not enough financial resources to ensure funds for child-support operations;

b) Operation license was expired but not yet been extended as prescribed, and the operartion is still continued.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Operating inconsistently with the contents stated in the licenses;

b) Failing to implement or implementing improperly, insufficiently the provisions of the operation regulations that have been approved by competent authorities;

c) Failing to conduct procedures for changing operation license when there are changes of name, headquarter, ownership, operation contents.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Using fund of child-support facilities for other purposes, not for helping children;

c) Collecting service fees in contrary to the provisions of law;

d) Operating without establishment registration or operation license as prescribed by law;

đ) Failing to ensure adequate diet for children or using foods, chemicals contrary to the provisions of law which cause bad affect to the health to process meals for children.

4. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use operation license from three to six months for individuals or organizations that commit the acts prescribed at Point a, Clause 2 of this Article; Indefinitly stripping the right to use operation licenses for individuals and organizations that commit acts prescribed at Points a, b and c, Clause 3 of this Article;

b) Confiscating false documents made by individuals and organizations due to the acts specified in point a clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) To force the organizations to register the establishment of the child-support facilities as prescribed in the Law on Protection, Care for and Education of children and the provisions of relevant laws due to commitment of the acts specified at Point a, Clause 1 and Point d, Clause 3 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

COMPETENCE, PROCEDURES FOR HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENFORCEMENT OF SANCTION DECISION

Article 23. Competence to handle administrative violations of Inspectorate of Labor, Invalids and Social Affairs

1. The inspectors of Labour, Invalids and Social Affairs being on official duty shall have the right to:

a) Impose a caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations at value up to VND 2,000,000;

d) Apply remedial measures prescribed at Point a, Clause 4, Article 10, Clause 3 of Article 11, Clause 5 of Article 12, point b Clause 3 of Article 13 and point c Clause 5, Article 15, Clause 4 of Article 16, Clause 3 of Article 18, Point b, Clause 3 of Article 20 of this Decree.

2. Chief Inspectors of the Departments of Labour - Invalids and Social Affairs has the right to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Impose fines of up to VND 30,000,000;

c) Strip the right to use licenses, practice certificates under their jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used to commit acts of administrative violations;

đ) Apply remedial measures prescribed at Point a, Clause 4, Article 10, Clause 3 of Article 11, Clause 5 of Article 12, point b Clause 3 of Article 13 and point c, Clause 5, Article 15, Clause 4 of Article 16, Clause 3 of Article 18, Point b, Clause 3 of Article 20 of this Decree.

3. Chief Inspector of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs shall have the right to:

a) Impose a caution;

b) Impose fines of up to VND 40,000,000;

c) Strip the right to use licenses, practice certificates under his/her jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used to commit acts of administrative violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Competence to handle administrative violations of the chairmen of the People's Committees at all levels

1. Chairmen of commune-level People's Committees are competent to:

a) Impose a caution;

b) Impose fines of up to VND 2,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations at value up to VND 2,000,000;

d) Apply remedial measures prescribed at Point a, Clause 4, Article 10, Clause 3 of Article 11, Clause 5 of Article 12, point b Clause 3 of Article 13 and point c, Clause 5, Article 15, Clause 4 of Article 16, Clause 3 of Article 18 of this Decree (except for the enforcement of dismantlement of construction works, equipment installed illegally due to the acts prescribed in Clause 1 of Article 18 of this Decree), Point b, Clause 3 of Article 20 of this Decree (except for the enforcement of dismantlement of construction works, equipment installed illegally due to the acts prescribed in Clause 1 and Clause 2 of Article 20 of this Decree).

2. Chairmen of district-level People's Committees are competent to:

a) Impose a caution;

b) Impose fines of up to VND 30,000,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Confiscate material evidences and means used to commit acts of administrative violations;

đ) Apply remedial measures prescribed at Point a, Clause 4, Article 10, Clause 3 of Article 11, Clause 5 of Article 12, point b Clause 3 of Article 13 and point c, Clause 5, Article 15, Clause 4 of Article 16, Clause 3 of Article 18, point b Clause 3 of Article 20 of this Decree.

3. Chairmen of provincial-level People's Committees are competent to:

a) Impose a caution;

b) Impose fines of up to VND 40,000,000;

c) Strip the right to use licenses, practice certificates under their jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used to commit the acts of administrative violations;

đ) Apply remedial measures prescribed in Chapter II of this Decree.

Article 25. Competence to handle administrative violations of people's police, border guards, coast guard, customs, tax offices, market management and other specialized inspectors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Determination of competence to handle administrative violations

1. In case the administrative violation specified in this Decree is under the competence to handle of many persons, the sanction shall be made by the person who firstly assumes the case.

2. The sanctioning competence of the persons specified in Article 23, Article 24 and Article 25 of this Decree is applied for one administrative violation. In the case of fines, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each specific violation.

3. In the case of sanctioning a person who commits many acts of administrative violations, the sanctioning competence shall be determined according to the principles prescribed in Clause 3 of Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 27. Procedures for sanctioning

1. Upon detecting administrative violations on the protection, care for and education of children, the persons with sanctioning competence must order to suspend immediately the acts of administrative violations.

2. In the case of imposing a caution, the persons with sanctioning competence shall issue decision to sanction in place.

The sanctioning decision must clearly state the date of issue, the full name and address of the violator or the names and addresses of violating organizations; violations; location where the violation took place; full name and position of decision-makers; articles and clauses of the applied legislation. A copy of the decision must be given to sanctioned individuals or organizations.

3. Where the sanctioning of administrative violations in the form of fines under Chapter II of this Decree, the persons with sanctioning competent shall promptly make records on administrative violations. Procedures for making records, the time limit for issuing sanctioning decisions shall comply with the provisions of Article 55 and Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 22 and Article 23 of Decree No.128/2008/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The decision to sanction shall take effect as from its signing date, unless the decision specifies another date of effect.

The sanctioning decision shall be sent to the sanctioned individuals, fines collecting organizations within three days from the date of issuing the sanction decision.

6. Individuals and organizations to be fined, the fines collector must comply with the provisions of Article 57 and Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 28. Procedures for striping the right to use the licenses, practice certificates

Procedures for striping the right to use the licenses, practice certificates of protection, care for and education of children shall comply with the provisions of Article 59 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 29. The procedures for confiscating material evidences and means used to commit acts of administrative violations

1. When applying the form of confiscation of material evidences and means used for administrative violations on the protection, care for and education of children, the persons with sanctioning competence shall conduct the procedures prescribed in Article 60 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The handling of material evidences and means used to commit acts of administrative violation on the protection, care for and education of children shall comply with the provisions of Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 30. Execution of sanctioning decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The delay of execution of fining decisions is made as prescribed in Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. The organization of the enforcement and application of enforcement of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with the provisions of Article 66, Article 66a and Article 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No.37/2005/ND-CP dated March 18, 2005 of the Government regulating the procedures to apply coercive measures to implement the decisions on handling of administrative violations.

4. The decisions to sanction administrative violations shall be delivered to sanctioned individuals and organizations or a notice shall be sent to violator for coming to receive; the time that sanctioned individuals and organizations receive the sanctioning decisions is considered as the time that the sanctioning decisions are delivered.

Article 31. Transfer of violation dossiers with criminal signs for prosecution of criminal liability

When considering the violation for making the sanctioning decision, if it deems to have any signs of crime, the competent person must immediately transfer the dossiers to competent agencies for conducting criminal proceedings under specification in Article 62 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 32. Forms of record, decision on sanction of administrative violation

Issued together with this Decree is the Appendix of forms of records and decisions on sanction of administrative violation for the violations of the law on protection, care for, and education of children.

CHAPTER 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Decree takes effect from December 02, 2011.

2. To annul the following contents of the Decree No.114/2006/ND-CP of October 03, 2006 of the Government defining the sanction of administrative violations on population and children:

a) The phrase "and children" or "children" in the following names and provisions of Decree No.114/2006/ND-CP: Clauses 1, 2 and 4, Article 1, names of Clause 3 of Article 1; Clause 1, Article 2; Article 3; clauses 1, 2 and 3 of Article 5 and Article 6; Clause 2 of Article 7; Article 26; Article 27; Article 28; clauses 1 and 3 of Article 30 and Article 31 and Article 32;

b) The points đ and e, Clause 3, Article 1; the points d, đ, e and g, Clause 3, Article 7;

c) The Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 and 25.

Article 34. Responsibility for implementation

1. Minister of Labour - Invalids and Social Affairs shall preside over and coordinate with the ministers, heads of ministerial-level agencies to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, chairmen of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government, the concerned organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27.109

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.112.208
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!