CHÍNH PHỦ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 114/2006/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2006
|
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ DÂN SỐ VÀ TRẺ EM
CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15
tháng 6 năm 2004;
Căn
cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7
năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em,
NGHỊ ĐỊNH :
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc
phục hậu quả; thẩm quyền và thủ tục xử phạt.
2.
Vi phạm hành chính về dân số và trẻ em là những hành vi
vi phạm các quy định của pháp luật về dân số và trẻ em do
cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và
theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử
phạt vi phạm hành chính.
3.
Vi phạm hành chính về dân số và trẻ em quy định trong
Nghị định này bao gồm các hành vi:
a)
Tuyên truyền, phổ biến thông tin dân số trái quy định của pháp luật;
b)
Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai trái với quy
định của pháp luật;
c)
Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
d)
Lựa chọn giới tính thai nhi;
đ) Vi phạm quyền trẻ em;
e) Vi phạm quy định trong hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ
em.
4.
Các hành vi vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã được
quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thì
thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Nghị định đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a)
Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính. Người
chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính về dân số và
trẻ em thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính.
b)
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về dân số và trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt hành chính
theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó.
2.
Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ
luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các doàn thể nhân dân, tổ chức
xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định
của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy
định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em
được áp dụng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính.
2. Việc
xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em do người
có thẩm quyền thực hiện phải tuân theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 và Điều
28 Nghị định này.
3. Việc
xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về dân số và trẻ em phải tuân theo quy định tại Điều
121 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với
các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo
quy định tại Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt
1. Thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em là
12 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Cá
nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ
tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ
vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về dân số và trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn
03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã
ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ
sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt
nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3.
Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm hành chính mới về dân số và trẻ em hoặc
cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong trường hợp đó, thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới
hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Nếu
quá các thời hạn nói trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định
này.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính
Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ
em nếu quá 12 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ
ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi
như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em.
Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một
trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a)
Cảnh cáo;
b)
Phạt tiền.
2.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành
chính về dân số và trẻ em còn có thể bị áp dụng một hoặc
các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu
quả sau đây:
a)
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây
ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị trái phép;
b)
Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm
hành chính gây ra; tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm
độc hại;
c)
Buộc thu hồi số tiền do vi phạm hành chính gây ra; nộp lại số tiền bằng giá trị
tang vật, phương tiện vi phạm đã tiêu thụ, tẩu tán trái với quy định của pháp
luật;
d) Buộc thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em,
thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
đ) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em
do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc thực hiện các quy định về việc thành lập, hoạt động
của cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định tại
Điều 45, Điều 46 và Điều 47 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em;
g) Buộc chịu
mọi chi phí để đưa trẻ em trở về gia đình, gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ
giúp trẻ em.
Chương 2:
HÀNH
VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 8. Hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá
gia đình
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a)
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người sử dụng biện pháp tránh thai, người
sinh toàn con trai hoặc toàn con gái;
b)
Không cung cấp phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu sử dụng, mặc dù người
đó có đủ điều kiện được sử dụng;
c)
ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
2.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a)
Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người sử dụng biện pháp tránh
thai phải thôi sử dụng biện pháp tránh thai;
b)
ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con
gái;
c)
Tự ý đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai mà chưa có sự đồng ý của người
sử dụng.
3.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Tự ý áp dụng biện pháp triệt sản mà chưa có sự đồng ý của người bị triệt sản;
b)
Xâm phạm thân thể người khác bắt họ phải sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng
sử dụng biện pháp tránh thai, ộp buộc người đã có toàn con trai hoặc toàn con
gái phải sinh thêm con.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này; tước quyền
sử dụng giấy phép không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy
định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 9. Hành vi lựa chọn giới tính thai nhi
1.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a)
Bắt mạch, xác định qua triệu chứng, bói toán hoặc bằng các hình thức khác không
được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi mà các hành vi này có
tính chất trục lợi;
b) Nói
chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm,
ghi hình hoặc các hình thức khác không được pháp luật cho phép để tuyên truyền,
phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào hoặc các biện pháp khác không được
pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi;
b)
Cung cấp hoá chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ
người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
c)
Nghiên cứu hoặc áp dụng phương pháp nhân tạo để tạo nên giới tính thai nhi theo
mong muốn;
d)
Tàng trữ, lưu hành các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương
pháp tạo giới tính thai nhi.
3.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai
nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b)
Phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn
giới tính.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối
với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều
này; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng
đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều
này;
b)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm
a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
5.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
tiêu huỷ các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo
giới tính thai nhi được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm
b khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 10. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương
tiện tránh thai trái với quy định của pháp luật
1.
Phạt tiền bằng gấp đôi giá trị của phương tiện tránh thai đã vi phạm nhưng mức
tối đa không vượt quá 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a)
Kinh doanh, cung cấp phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh, cung cấp phương tiện tránh thai kém chất
lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận
bằng văn bản;
c)
Kinh doanh, cung cấp phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm,
bao bì sản phẩm hoặc tuy chưa quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm
nhưng đã có thông báo không được tiếp tục sử dụng của cơ quan có thẩm quyền;
d)
Sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định của pháp luật;
đ)
Sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận bằng văn bản;
e)
Nhập khẩu phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản
phẩm;
g)
Kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép lưu hành ở Việt Nam.
2.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ phương tiện tránh thai trái với quy định
của pháp luật;
b)
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc tiêu huỷ phương tiện tránh thai có hại cho sức khoẻ con người;
b)
Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền bằng giá trị phương tiện tránh thai đã được
tiêu thụ, tẩu tán trái với quy định của pháp luật.
Điều 11. Hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số
trái quy định của pháp luật
1.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một
trong các hành vi sau đây:
a)
Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; thông tin về dân số sai lệch, không có căn cứ pháp lý,
không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc chấp nhận về thông tin đó;
b)
Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hoá gia đình để phát tán tài liệu, vật phẩm có nội dung mang tính đồi trụy,
thô tục hoặc trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức thực
hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a)
Tịch thu tài liệu, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản
1 Điều này;
b)
Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá
nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Hành vi cản trở, không khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ
em
1.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a)
Người đang chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, dạy học cho trẻ em mà không thông
báo kịp thời cho gia đình hoặc không đưa ngay trẻ em đến khám bệnh, chữa bệnh tại
các cơ sở y tế gần nhất khi trẻ em đột xuất có dấu hiệu bị bệnh nặng dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng;
b)
Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.
2.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Thu tiền khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi tại các cơ sở y tế công lập
trái với quy định của pháp luật;
b)
Cố tình không sử dụng trang thiết bị, phương tiện khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ
em trong khi có điều kiện và được phép sử dụng.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh cho trẻ em do thực hiện
hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b)
Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại
điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 13. Hành vi cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi
trẻ em được mình giám hộ
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Ngay sau khi sinh con, cha hoặc mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Cha, mẹ để con, người
giám hộ để trẻ em được mình giám hộ cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không
thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em, mặc dù có khả năng thực hiện
nghĩa vụ này, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi theo quy định của pháp luật;
c) Cha, mẹ bỏ mặc con, người giám hộ bỏ mặc trẻ em được mình giám hộ tự
sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em này, để trẻ
em này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Điều 40 Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cá nhân thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho
trẻ em theo quy định của pháp luật do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm
c khoản 1 Điều này.
Điều 14. Hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng
trẻ em lang thang để trục lợi
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cha, mẹ có hành vi bắt
con đi lang thang kiếm sống, người giám hộ có hành vi bắt trẻ em mà mình giám hộ
đi lang thang kiếm sống.
2.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu,
tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc hành vi khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ
nhà đi lang thang;
b)
Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đang
sinh sống cùng với gia đình bỏ nhà đi lang thang.
3. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tập hợp,
chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong
hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng, đĩa có nội dung dụ dỗ, lôi kéo trẻ
em bỏ nhà đi lang thang.
5. Biện
pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc
cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản
3 Điều này;
b) Buộc
tiêu hủy sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng, đĩa có nội dung dụ dỗ, lôi kéo
trẻ em bỏ nhà đi lang thang được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm
a khoản 2 Điều này.
Điều 15. Hành vi kích động tình dục trẻ em
1. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Cho trẻ em tiếp xúc với văn hoá phẩm, sản phẩm có nội
dung khiêu dâm;
b)
Tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em.
2. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ
em vào văn hoá phẩm có nội dung khiêu dâm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu văn hoá phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm được
sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều
16. Hành vi lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm có nội
dung kích động bạo lực, đồi trụy; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại
cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với hành vi dùng quan hệ tình cảm, uy tín, sự phụ thuộc
của trẻ em, dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác, nói dối, gian lận để
dụ dỗ, lôi kéo trẻ em mua, bán, thuê, mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm
có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy.
2. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a)
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền ép buộc trẻ em mua, bán,
thuê, mượn, sử dụng văn hoá phẩm hoặc sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi
trụy;
b) Sản
xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy,
nguy hiểm, có hại cho sự phát triển nhân cách, sức khoẻ của trẻ em.
3. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu đồ chơi,
trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm, có hại cho sự phát triển nhân
cách, sức khoẻ của trẻ em.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với cá
nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều
này;
b) Tịch
thu tài liệu, văn hoá phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực,
đồi trụy được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản
3 Điều này.
Điều 17. Hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em; lợi dụng
trẻ em vì mục đích trục lợi
1.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của
trẻ em;
b) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không
cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm
hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
c) Bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để
xin ăn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập
hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể
xác và tinh thần.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
cho trẻ em đi xin ăn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ
em do thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, khoản 2 Điều
này;
b) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để đưa trẻ em trở về với gia
đình, gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em do thực hiện hành vi quy định
tại điểm b và điểm c khoản 1, khoản 3 Điều này.
Điều 18. Hành vi xúi giục trẻ em thù
ghét cha, mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh
dự của người khác
1.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động
trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em này thù ghét cha, mẹ, người giám hộ hoặc
các thành viên khác trong gia đình.
2.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động
trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.
3. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho trẻ em
xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.
Điều 19. Hành vi lạm dụng sức lao động
trẻ em, sử dụng sức lao động trẻ em vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp
xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật
về lao động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cha, mẹ bắt con,
người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ
em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển của trẻ em.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng hoá, tiền tệ trái phép ở
trong nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng hoá, tiền tệ trái phép
qua biên giới.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 20. Hành vi cản trở việc học tập của trẻ em
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em
phải bỏ học, nghỉ học;
b) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học, nghỉ học;
c) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định, không bảo đảm
thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Bắt trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái
pháp luật;
b) Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được sử dụng để thực
hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc
bồi thường để khôi phục lại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy
đã bị phá hoại do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 21. Hành vi áp dụng biện pháp có
tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ
em vi phạm pháp luật
1.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a)
Lăng nhục, bắt làm những việc có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm
đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
b) Xâm phạm thân thể, gây đau đớn về thể xác hoặc làm tổn thương về tinh
thần đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ
em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Hành vi đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ
sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy
nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui
chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại
1. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Đặt
cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ
trong phạm vi ảnh hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế,
cơ sở văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;
b) Đặt
cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn trong phạm vi ảnh
hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở văn hoá, điểm
vui chơi, giải trí của trẻ em;
c) Đặt
cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở văn hoá, điểm vui
chơi, giải trí của trẻ em trong phạm vi ảnh hưởng của cơ sở sản xuất, kho chứa
thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ hoặc cơ sở sản xuất, kinh
doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn.
2.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền
sử dụng giấy phép không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy
định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện
pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc
cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo
dỡ công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị trái phép do thực hiện hành vi quy định
tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc
cá nhân, tổ chức thực hiện những biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 23. Hành vi sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập,
sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi
ích của trẻ em
1.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng cơ sở vật
chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục
đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền chênh lệch có được
do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc
cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo
dỡ công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị trái phép do thực hiện hành vi quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 24. Hành vi không thông báo hoặc không ghi tuổi của trẻ
em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh,
truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em
1. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a)
Không ghi tuổi của trẻ em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, đồ chơi nếu có
nội dung không phù hợp với trẻ em;
b)
Không thông báo tuổi của trẻ em không được xem, nghe chương trình phát thanh,
truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh và các cuộc trình diễn nếu có nội dung không
phù hợp với trẻ em.
2.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước
quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật của cá nhân, tổ chức được sử dụng để
thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm hành chính của cơ sở trợ giúp trẻ
em
1. Phạt
tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt
động mà không đăng ký thành lập hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định
của pháp luật;
b)
Không bảo đảm một trong các điều kiện đã đăng ký khi thành lập như không có đầy
đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ có trình độ chuyên môn; phẩm chất, đạo
đức của cán bộ, giáo viên không phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em
đã đăng ký; không có nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp
trẻ em;
c)
Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của quy chế
hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Giấy
phép hoạt động hết thời hạn mà không xin gia hạn theo quy định, vẫn tiếp tục hoạt
động.
2. Phạt
tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt
động không đúng nội dung trong giấy phép hoạt động;
b)
Không làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động khi thay đổi tên gọi, địa điểm trụ sở,
chủ sở hữu, nội dung hoạt động.
3. Phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Sửa
chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tài liệu để được phép thành lập cơ sở trợ
giúp trẻ em;
b) Sử
dụng kinh phí của cơ sở trợ giúp trẻ em vào mục đích khác, không phục vụ cho việc
trợ giúp trẻ em;
c) Tổ
chức thu tiền dịch vụ trái với quy định của pháp luật hoặc không có hợp đồng
thoả thuận.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước
quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
5. Biện
pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc
tổ chức phải đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 47 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại
số tiền chênh lệch có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản
3 Điều này.
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
1.
Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em đang thi hành
công vụ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến 2.000.000 đồng được sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm hành chính;
d)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
2.
Chánh Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em của ủy ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh đang thi hành công vụ
có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thẩm quyền;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành
chính;
đ)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3.
Chánh Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em của ủy ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em đang thi hành công vụ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thẩm quyền;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành
chính;
đ)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch
ủy ban nhân dân các cấp
Chủ
tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định tại Điều 28, Điều 29 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính trong phạm vi địa phương mình quản lý đối với các hành vi vi phạm
hành chính về dân số và trẻ em được quy định tại Nghị định
này.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an
nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị
trường và Thanh tra chuyên ngành khác
Công
an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý
thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 36, Điều 37 và Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về dân số và
trẻ em liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị
định này.
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
hành vi vi phạm hành chính
1.
Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền
xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2.
Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 26,
điều 27 và điều 28 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một số hành vi
vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác
định căn cứ vào mức tối đa của khung hình phạt tiền được quy định đối với từng
hành vi vi phạm cụ thể.
3.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính
thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Thủ tục xử phạt
1.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về dân số và trẻ em,
người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành
chính.
2.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
đến 100.000 đồng, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ
theo thủ tục xử phạt đơn giản quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính và tại Điều 19 Nghị định số
134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trên 100.000 đồng,
người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm hành
chính. Thủ tục lập biên bản, thời hạn ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị
định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Thời
hạn ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về dân số và trẻ em được thực hiện theo quy định tại Điều
56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm
hành chính là mức trung bình của khung hình phạt tương ứng với hành vi đó được
quy định tại Nghị định này. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể
phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tiền đã
được quy định. Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt cao
hơn, nhưng không vượt mức tối đa của khung hình phạt tiền đã được quy định. Khi
phạt tiền, phải công bố cho người bị phạt biết khung hình phạt và mức phạt cụ
thể.
5.
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định
quy định ngày có hiệu lực khác.
Quyết
định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt
trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
6.
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng nơi nộp tiền phạt quy định
tại Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 31. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề
Thủ
tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề về dân số và trẻ em thực hiện theo quy định tại Điều
59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 11 Nghị định
số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Thủ tục tịch thu tang vật và phương tiện đã được sử
dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1.
Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm
hành chính về dân số và trẻ em, người có thẩm quyền xử
phạt phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính.
2.
Việc xử lý tang vật, phương tiện đã được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
hành chính về dân số và trẻ em được thực hiện theo quy định
tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 33. Thi hành quyết định xử phạt
1.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính phải thi hành quyết định
xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn này được quy định rõ trong quyết
định xử phạt. Quá thời hạn trên, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự giác
chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính có quyền
áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
2.
Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3.
Việc tổ chức cưỡng chế thi hành và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và tại Nghị định số
37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4.
Quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính phải được giao cho cá nhân, tổ chức
bị xử phạt hoặc gửi thông báo cho họ đến nhận; thời điểm cá nhân, tổ chức bị xử
phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định xử
phạt. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp
hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Điều 64
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì họ sẽ bị cưỡng chế thi hành. Trường
hợp đã qua 12 tháng mà quyết định xử phạt không thể giao đến cho cá nhân, tổ chức
bị xử phạt, do họ không đến nhận hoặc do không xác định được địa chỉ của họ hoặc
vì lý do khách quan khác, thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình
chỉ thi hành các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả ghi trong quyết
định, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện
hành vi vi phạm hành chính; đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm hành chính đang bị tạm giữ thì áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 34. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để
truy cứu trách nhiệm hình sự
Khi
xem xét vụ vi phạm để có quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu
hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm
quyền để tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 62
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan Tố tụng hình sự
phải giải quyết vụ vi phạm trong thời hạn quy định tại Điều 103
Bộ luật Tố tụng hình sự và phải trả lời kết quả giải quyết cho người có thẩm
quyền đã chuyển hồ sơ vụ vi phạm theo quy định tại Điều
26 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 35. Hiệu lực thi hành
Nghị định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 36. Trách nhiệm thi hành
1.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|