Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 19/2001/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ

Số hiệu: 19/2001/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/05/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 19/2001/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ bao gồm:

a) Hành vi vi phạm quy định về khai báo, đăng ký, giấy phép quy định tại Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ;

b) Hành vi vi phạm các quy định về kỹ thuật đảm bảo an toàn bức xạ;

c) Hành vi vi phạm các quy định cụ thể của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạNghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thiết bị bức xạ là thiết bị có thể phát ra bức xạ ion hoá, bao gồm các thiết bị chỉ phát bức xạ khi ở chế độ hoạt động (như các máy phát tia X, máy gia tốc...) và thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ ở bên trong (như thiết bị xạ trị từ xa, thiết bị xạ trị áp sát, các máy phát tia X dùng trong phân tích ở các cửa hàng vàng bạc, các cơ sở chiếu xạ, lò phản ứng hạt nhân...).

2. Nguồn phóng xạ hiệu dụng (trong Nghị định này gọi tắt là nguồn phóng xạ) bao gồm nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ hở. Nguồn phóng xạ là các chất phóng xạ được sử dụng cùng với máy móc thiết bị hoặc sử dụng một mình trong việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào một mục tiêu xác định.

3. Nguồn phóng xạ kín là nguồn phóng xạ trong đó chất phóng xạ được bao kín trong lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt đảm bảo không cho chất phóng xạ của nó thoát ra môi trường trong điều kiện làm việc bình thường hoặc trong trường hợp có sự cố bức xạ.

4. Nguồn phóng xạ hở là nguồn phóng xạ không được bao kín trong một lớp vỏ bọc mà nó có cấu trúc đặc biệt như nguồn phóng xạ kín, chất phóng xạ có thể bị rò rỉ khi có sự cố bức xạ.

5. Công việc bức xạ đặc biệt là những công việc lắp đặt, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố bức xạ, hỏng hóc lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc, máy xạ trị, thiết bị chiếu xạ bán công nghiệp và công nghiệp, các máy xạ hình công nghiệp và các công việc bức xạ có liên quan đến sức khoẻ và đòi hỏi môi trường làm việc đặc biệt.

6. Dịch vụ an toàn bức xạ là các hoạt động phục vụ các công việc về an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, làm dịch vụ đo liều xạ cá nhân, thiết kế xây dựng cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở bức xạ như phòng X quang, khoa y học hạt nhân, cơ sở xạ trị từ xa, kho chứa nguồn phóng xạ, kho chứa chất phóng xạ và chất thải phóng xạ, thẩm định an toàn bức xạ, đánh giá tác động bức xạ đối với môi trường, kiểm định chất lượng của các thiết bị bức xạ, hiệu chuẩn thiết bị đo lường bức xạ và thiết bị bức xạ.

7. Chỉ số vận chuyển là chỉ số dùng để kiểm soát sự chiếu xạ, để quy định lượng chất phóng xạ đựng trong kiện hàng phóng xạ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

8. Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ là Ban An toàn Bức xạ và Hạt nhân thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ khi có các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 1.

3. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ gây thiệt hại về vật chất, sức khoẻ con người phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Một hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ chỉ bị xử phạt 1 lần.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ thì mọi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.

Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc các hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Trong trường hợp xử phạt bằng tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định của Nghị định này là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể thấp hơn mức trung bình, nhưng không được thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt. Trường hợp hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt cụ thể cao hơn mức trung bình, nhưng không được cao hơn mức cao nhất của khung tiền phạt.

7. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ

1. Hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Hình thức phạt bổ sung:

a) Tước có thời hạn hoặc không thời hạn quyền sử dụng giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.

3. Áp dụng các biện pháp khác:

a) Buộc tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc tiêu huỷ, chôn cất vật phẩm, hàng hoá chứa chất phóng xạ theo đúng quy định an toàn bức xạ;

d) Buộc cải tạo lại kết cấu xây dựng, che chắn theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ để đảm bảo môi trường xung quanh.

đ) Buộc tái xuất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tang vật vi phạm đã nhập khẩu;

e) Buộc bố trí công việc thích hợp đối với người dưới 18 tuổi, người bị các bệnh cấm theo quy định của Bộ Y tế; phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú theo quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ và Luật Môi trường.

g) Buộc bồi thường thiệt hại: việc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên. Đối với những thiệt hại có giá trị đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì mức bồi thường do người có thẩm quyền xử phạt quyết định; những thiệt hại có giá trị trên 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Thời hạn trên được tính là hai năm đối với hành vi vi phạm hành chính trong xuất khẩu, nhập khẩu nguồn bức xạ, bảo vệ môi trường. Nếu quá các thời hạn nói trên thì tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt hành chính nếu vi phạm các quy định nêu tại nghị định này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu được tính lại kể từ khi thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ khi hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt chấm dứt.

4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ, nếu qua một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về khai báo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân khai báo chậm nhưng không quá 30 ngày so với thời gian quy định đối với một trong các đối tượng sau đây: cơ sở bức xạ, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Gian dối trong khai báo, khai báo không đầy đủ;

b) Sửa chữa, tẩy xoá hồ sơ để có đủ điều kiện được áp dụng miễn trừ khai báo, đăng ký cấp giấy phép;

c) Không khai báo cơ sở bức xạ;

d) Không khai báo nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;

đ) Không khai báo thiết bị bức xạ.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không đăng ký theo quy định: cơ sở bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc địa điểm cất giữ, xử lý chất thải phóng xạ.

Điều 8. Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, nhập khẩu chất thải phóng xạ

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu không đúng các tham số kỹ thuật của thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ ghi trong giấy phép.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu chất thải phóng xạ.

3. Áp dụng các biện pháp khác: buộc tái xuất tang vật vi phạm theo đúng quy định về an toàn bức xạ.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về lưu giữ, mua bán thiết bị bức xạ

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Mua bán, phân phối thiết bị bức xạ mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp;

b) Lưu giữ thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây về vận chuyển nguồn phóng xạ, và chất thải phóng xạ:

a) Vận chuyển không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép;

b) Sử dụng bao bì không đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn bức xạ;

c) Đóng gói không đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn bức xạ;

d) Sử dụng nhãn kiện hàng phóng xạ không đúng quy định về an toàn bức xạ;

đ) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;

e) Vận chuyển mà không có nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ đi kèm (trừ trường hợp vận chuyển các thiết bị bức xạ chỉ khi hoạt động mới phát ra bức xạ);

g) Vận chuyển các kiện hàng và các chuyến hàng quá chỉ số vận chuyển quy định;

h) Vận chuyển trong điều kiện liều bức xạ tại buồng lái và tại chỗ người ngồi vượt quá quy định về an toàn bức xạ.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân để rơi vãi nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ trong quá trình vận chuyển.

3. Áp dụng các biện pháp khác: buộc tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ đối với trường hợp nêu ở khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về giấy phép sử dụng do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định sau đây:

a) Sử dụng thiết bị bức xạ trong khám, chữa bệnh mà không có giấy phép;

b) Sử dụng thiết bị bức xạ để phân tích cấu trúc, thành phần hoá học của các vật liệu (kể cả xác định hàm lượng vàng), để kiểm tra hàng hoá mà không có giấy phép;

c) Sử dụng thiết bị bức xạ để nghiên cứu khoa học mà không có giấy phép;

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị bức xạ để kiểm tra không phá mẫu mà không có giấy phép.

3. áp dụng các biện pháp khác:

Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gây ra đến 1.000.000 đồng.

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về nâng cấp, mở rộng cơ sở bức xạ

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định sau đây:

1. Nâng cấp, mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sở bức xạ mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp;

2. Đưa cơ sở bức xạ hoạt động trở lại sau khi nâng cấp, mở rộng mà không có giấy phép hoạt động trở lại do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp.

Điều 13. Hành vi làm công việc bức xạ đặc biệt mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên bức xạ không có giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ.

Điều 14. Hành vi vi phạm quy định làm dịch vụ an toàn bức xạ

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Làm các dịch vụ an toàn bức xạ khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ;

2. Không gửi kết quả đo liều bức xạ cá nhân về cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ;

3. Hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.

Điều 15. Hành vi vi phạm điều kiện được quy định trong giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các điều kiện đã ghi trong giấy phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn bức xạ vào mục đích khác với giấy phép đã cấp.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này và tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 16. Hành vi sử dụng giấy phép quá thời hạn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép hoạt động, giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã hết hạn sử dụng nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày giấy phép hết hạn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép hoạt động, giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã hết hạn sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về giải thể cơ sở bức xạ

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải thể cơ sở bức xạ không đúng thủ tục, trình tự quy định tại Điều 15 của Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về xử lý và quản lý chất thải phóng xạ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ lưu giữ đặc trưng chất thải phóng xạ của mỗi lần thải;

b) Không xử lý hoặc xử lý chất thải phóng xạ không theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn bức xạ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng bể chứa, kho chứa chất thải phóng xạ không đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn bức xạ.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

4. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với tổ chức, cá nhân thải chất thải phóng xạ ra môi trường quá mức cho phép.

5. Áp dụng các biện pháp khác:

a) Buộc cải tạo lại kết cấu xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra đến 1.000.000 đồng.

Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về địa điểm cơ sở bức xạ

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân bố trí cơ sở bức xạ không đúng nơi quy định.

2. Áp dụng các biện pháp khác:

Buộc phải di chuyển đến địa điểm quy định và tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ.

Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về kích thước phòng để tiến hành công việc bức xạ

1. Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phòng để tiến hành công việc bức xạ mà kích thước không đạt tiêu chuẩn quy định.

2. Áp dụng các biện pháp khác: buộc cải tạo lại.

Điều 21. Hành vi vi phạm quy định bảo vệ che chắn

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Để lọt tia bức xạ quá mức liều giới hạn cho phép;

b) Sử dụng phòng để tiến hành công việc bức xạ mà có chiều dày của tường, trần nhà, sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ không đủ dày theo quy định về an toàn bức xạ, chiều cao của mép dưới cửa sổ, cửa thông gió không cao quá 2 mét so với nền ở phía ngoài.

2. Hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác: tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng, buộc cải tạo lại kết cấu xây dựng.

Điều 22. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép trong quá trình sản xuất, chế biến, sử dụng chất phóng xạ, nguồn phóng xạ.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không có biện pháp khắc phục kịp thời khi phát hiện môi trường bị nhiễm xạ.

3. Áp dụng các biện pháp khác: Buộc phải tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 23. Hành vi vi phạm các quy định cụ thể của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ và Nghị định số 50/1998/NĐ-CP

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định sau đây:

a) Không có biển báo bức xạ gắn tại những nơi quy định;

b) Không có nội quy về an toàn bức xạ đối với cơ sở bức xạ;

c) Không có quy trình vận hành thiết bị bức xạ.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không tổ chức lưu giữ một trong các hồ sơ sau đây:

a) Hồ sơ kiểm xạ môi trường;

b) Hồ sơ bảo dưỡng định kỳ máy móc và hệ thống đảm bảo an toàn bức xạ;

c) Hồ sơ sức khoẻ của nhân viên bức xạ;

d) Hồ sơ liều cá nhân của nhân viên bức xạ;

đ) Các hồ sơ về nâng cấp, mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sở bức xạ, kiểm tra chất lượng định kỳ, kiểm chuẩn hàng năm các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ theo quy định;

e) Nhật ký vận hành thiết bị;

g) Hồ sơ các đợt thải chất thải phóng xạ;

h) Hồ sơ về thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ;

i) Hồ sơ về các đợt kiểm tra, thanh tra.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định sau đây:

a) Không bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ;

b) Bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ không có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ theo đúng quy định tại Điều 5, 8 và 26 Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ;

c) Không tổ chức đào tạo và đào tạo lại các kiến thức an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ theo quy định của Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định sau đây:

a) Không kiểm kê nguồn bức xạ theo định kỳ hàng năm;

b) Không báo cáo tình hình an toàn bức xạ hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ;

c) Không có kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ;

d) Không kiểm xạ định kỳ môi trường xung quanh cơ sở bức xạ;

đ) Không kiểm xạ định kỳ tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ;

e) Không có máy cảnh báo bức xạ đối với các cơ sở có lò phản ứng, máy gia tốc, chiếu xạ, cơ sở xạ trị từ xa, các cơ sở khai thác và chế biến quặng phóng xạ.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện bảo dưỡng thiết bị bức xạ theo định kỳ.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định sau đây:

a) Tuyển dụng người dưới 18 tuổi làm nhân viên bức xạ;

b) Tuyển dụng người bị bệnh cấm kỵ bức xạ làm nhân viên bức xạ;

c) Không kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng nhân viên bức xạ;

d) Không kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhân viên bức xạ theo quy định;

đ) Để phụ nữ có thai, trong thời gian cho con bú làm việc với bức xạ;

e) Không trang bị liều xạ kế cá nhân cho nhân viên bức xạ;

g) Không tổ chức định kỳ đánh giá liều bức xạ cá nhân theo quy định;

h) Không trang bị bảo hộ lao động thích hợp cho nhân viên bức xạ;

i) Không trang bị tủ hút thích hợp cho công việc với chất phóng xạ sinh ra dạng khí, hơi, sol khí;

k) Không có các dụng cụ che chắn thích hợp cho từng loại công việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân;

l) Không định kỳ kiểm tra chất lượng của các thiết bị bức xạ sử dụng trong y tế;

m) Không kiểm chuẩn hàng năm đối với các thiết bị đo liều bức xạ, nguồn xạ trị;

n) Sữa chữa làm sai lệch các thông số của thiết bị bức xạ mà không được kiểm chuẩn và cho phép sử dụng trở lại.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Tự động cắt bỏ hệ thống bảo đảm an toàn bức xạ;

b) Không tổ chức bảo dưỡng định kỳ hệ thống bảo đảm an toàn bức xạ.

8. Áp dụng các biện pháp khác.

Buộc bố trí công việc thích hợp cho nhân viên bức xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, đ khoản 6 Điều này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM

Điều 24. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;

d) Ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;

đ) Áp dụng một hoặc các biện pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp đến 6 tháng hoặc không thời hạn;

Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp trên cấp thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, thu hồi giấy phép và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép đó.

đ) áp dụng một hoặc các biện pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ

1. Thanh tra viên chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Áp dụng một hoặc các biện pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm có giá trị đến 100.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép do Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp đến 6 tháng hoặc không thời hạn;

đ) áp dụng một hoặc các biện pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp đến 6 tháng hoặc không thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm;

đ) Áp dụng một hoặc các biện pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra Y tế, Thanh tra Lao động, Thanh tra Môi trường và Thanh tra chuyên ngành khác

Cơ quan Công an, cơ quan Hải quan, cơ quan quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành về Y tế, Thanh tra chuyên ngành về Lao động, Thanh tra chuyên ngành về Môi trường và Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 29, 30, 33, 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính liên quan đến an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình.

Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trong việc xử lý vi phạm hành chính

Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ theo pháp luật và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương trong việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ khi các cơ quan này yêu cầu.

Điều 28. Thủ tục xử phạt

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

2. Trường hợp xác định được rõ ràng hành vi vi phạm thuộc diện áp dụng hình thức phạt cảnh cáo thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định bằng văn bản ngay tại nơi xảy ra vi phạm.

Trường hợp xét thấy vi phạm có thể phải áp dụng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính tuân theo quy định tại Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Sau khi lập biên bản về vi phạm, nếu xét thấy việc xử lý vi phạm cần có ý kiến đánh giá, kết luận của cơ quan chuyên môn về an toàn và kiểm soát bức xạ thì người có thẩm quyền xử phạt phải gửi hồ sơ, chứng cứ vi phạm và văn bản trưng cầu giám định (nếu có) cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ hoặc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo quy định tại Điều 28 Nghị định này để cho ý kiến đánh giá, kết luận về vi phạm và các hình thức, biện pháp xử lý phù hợp với hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và hồ sơ, chứng cứ vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ hoặc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải có ý kiến bằng văn bản gửi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm, trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Việc quyết định xử phạt và nội dung quyết định xử phạt tuân theo quy định tại Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Ngày có hiệu lực của quyết định xử phạt là ngày ký hoặc ngày khác được quy định trong quyết định xử phạt nhưng không được quá 15 ngày sau ngày ký quyết định xử phạt.

Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ký, đồng thời phải được gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để phối hợp theo dõi và thực hiện các thủ tục về xác lập, sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ giấy phép.

Điều 29. Thủ tục phạt tiền

Việc phạt tiền phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Mức phạt tiền, thời hạn và nơi nộp phải được ghi rõ trong quyết định xử phạt.

2. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt; khi thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành.

3. Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ.

4. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước.

5. Quyết định phạt tiền từ mức 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Điều 30. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

1. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép phải tuân theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về tên, loại, số giấy phép và thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, đồng thời phải có văn bản thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết, trong đó ghi rõ lý do và thời hạn giấy phép bị tước quyền sử dụng.

Trường hợp xét thấy loại giấy phép hoặc thời hạn tước quyền sử dụng cần áp dụng vượt quá thẩm quyền quyết định của mình, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và yêu cầu cơ quan cấp trên có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan đã cấp giấy phép đó ra quyết định tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép.

2. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm có thể thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả do vi phạm gây ra, chấm dứt vi phạm và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm sau một thời hạn nhất định.

Kết thúc thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép phải trao trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép đó

3. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó thu hồi giấy phép đối với trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn hoặc tái phạm nhiều lần.

Trường hợp phát hiện thấy giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, không tuân theo thủ tục quy định hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải thu hồi ngay giấy phép, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan đã cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp, quản lý giấy phép đó biết.

Điều 31. Thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tuân theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc bảo đảm chứng cứ cần thiết để xác minh tình tiết làm căn cứ cho việc quyết định xử lý vi phạm.

3. Kết thúc thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định, nếu xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể ra quyết định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính và Điều 32 Nghị định này.

Điều 32. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ tuân theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 33. Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ tuân theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định sau đây:

Áp dụng biện pháp tiêu huỷ trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm là những đối tượng sau:

1. Hàng hoá vi phạm có thể gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con người và môi trường.

2. Hàng hóa, vật phẩm vi phạm không có giá trị sử dụng.

Điều 34. Thi hành quyết định xử phạt

1. Trường hợp vượt quá 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt mà không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

2. Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm được thực hiện theo quy định tại các Điều 54, 55, 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

Điều 35. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền những vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ của công dân, tổ chức khác hoặc tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 36. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ nếu có hành vi vi phạm các quy định về xử phạt hành chính, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất cho Nhà nước, tổ chức, công dân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ được khen thưởng theo chế độ chung của nhà nước.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Bãi bỏ các quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Điều 39. Hướng dẫn thi hành Nghị định

Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.

Điều 40. Trách nhiệm thi hành Nghị định

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 19/2001/ND-CP

Hanoi, May 11, 2001

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF RADIATION SAFETY AND CONTROL

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
Pursuant to the Ordinance on Radiation Safety and Control of June 25, 1996;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Application objects and scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the field of State management over radiation safety and control shall include:

a) Acts of violating the regulations on declaration, registration and permits prescribed in the Ordinance on Radiation Safety and Control;

b) Acts of violating the regulations on techniques to ensure radiation safety;

c) Acts of violating the specific provisions of the Ordinance on Radiation Safety and Control and the Governments Decree No.50/1998/ND-CP of July 16, 1998 detailing the implementation of the Ordinance on Radiation Safety and Control.

Article 2.- Term interpretation

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Radiation equipment mean the equipment which can emit ionized radiation, including those which can only emit radiation when in operation (like X-ray irradiators, accelerators) and those which are affixed with radioactive sources inside (like remote radiotherapy equipment, close radiotherapy equipment, X-ray radiators for analytical use at jewelery shops, radiotherapy establishments, nuclear reactors).

2. Effective radioactive source (in this Decree called radioactive source for short) include closed radioactive source and open radioactive source. Radioactive sources mean radioactive substances which are used together with machinery and equipment or used singly in the application of nuclear techniques to a set objective.

3. Closed radioactive source means the radioactive source in which the radioactive substances are enclosed with a specially-structured cover layer which prevents its radioactive elements from emitting into the environment under normal working conditions or in case of radiation incidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Special radiation jobs mean jobs of installing, operating, repairing nuclear reactors, accelerators, radiotherapy machines, semi-industrial and industrial irradiation equipment, industrial image irradiation, overcoming radiation incidents, nuclear reactor breakdown and radiation jobs related to health and requiring special working environment.

6. Radiation safety service means activities in service of radiation safety jobs for radiation establishments, the provision of services on measuring personal irradiation dose, construction and renovation design, expansion and upgrading of radiation establishments such as X-ray room, nuclear medicine department, remote radiotherapy establishments, radioactive sources depots, radioactive substance and waste depots, radiation safety appraisal, assessment of radiation impact on environment, expertise of quality of radiation equipment, precision readjustment of radiation measuring devices and radiation equipment.

7. Transportation index means that used to control the irradiation, to quantify radioactive substances in radioactive cargo packs with a view to ensuring safety in the course of transportation.

8. Body exercising the State management over radiation safety and control means the Radiation and Nuclear Safety Board of the Ministry of Science, Technology and Environment.

Article 3.- Principles on application of forms of sanctioning administrative violations

1. The handling of administrative violations must be carried out by competent persons in strict accordance with the provisions of law.

2. Organizations and individuals shall only be sanctioned for administrative violations in the field of radiation safety and control when they commit acts of violation prescribed in Clause 2, Article 1.

3. All acts of administrative violation in the field of radiation safety and control must be detected in time and stopped immediately. The sanctioning must be carried out promptly and justly; all consequences caused by acts of administrative violation regarding radiation safety and control must be overcome in strict accordance with the provisions of this Decree. Organizations and individuals that commit acts of administrative violation regarding radiation safety and control and cause material damage, harms to human health, shall have to make compensation therefor according to the provisions of law.

4. An act of administrative violation regarding radiation safety and control shall be sanctioned only once.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If many persons commit an act of administrative violation regarding radiation safety and control, each of the violators shall be sanctioned.

5. The sanctioning of administrative violations regarding radiation safety and control must be based on the nature and seriousness thereof, the personal record as well as extenuating and aggravating circumstances in order to decide the sanctioning forms and appropriate handling measures according to the provisions of this Decree.

No sanction shall be imposed on administrative violations committed in the field of radiation safety and control in cases of urgency, legitimate defense, unexpected incidents or administrative violations committed while the violators are suffering from mental or other diseases which deprive them of the capacity to cognize or control their acts.

6. In case of pecuniary sanction, the specific sanctioning level for an act of violating the provisions of this Decree shall be the average level of the fine bracket prescribed for such act. Where the violation acts involve extenuating circumstances, the specific fine levels shall be lower than the average level, but must not be lower than the lowest level of the fine bracket. Where the violation acts involve aggravating circumstances, the specific fine levels shall be higher than the average level, but must not be higher than the highest level of the fine bracket.

7. The extenuating and aggravating circumstances shall comply with Article 7 and Article 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 4.- Forms of sanctioning administrative violations in the field of radiation safety and control

1. Forms of main sanction: warning or fine.

2. Forms of additional sanction:

a) Definite or indefinite deprivation of the right to use the radiation safety and control permits granted by the State body managing radiation safety and control;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Application of other measures:

a) Forced decontamination of radiation-affected areas;

b) Forced restoration of the initial state already altered due to the administrative violation;

c) Forced destruction or burial of products, commodities which contain radioactive substances according to the regulations on radiation safety;

d) Forced renovation of construction structure, shields according to radiation safety standards in order to protect the surrounding environment.

e) Forced re-export of the imported material evidences of the violation according to the law provisions on environmental protection;

f) Forced arrangement of appropriate jobs for people under 18 years old, people suffering from forbidden diseases under the provisions of the Ministry of Health; pregnant or breast-feeding women under the provisions in Clause 1 of Article 6, Clause 3 of Article 10, of the Governments Decree No. 50/1998/ND-CP of July 16, 1998 and the Environment Law.

g) Forced compensation for damage: The compensation for damage caused by acts of administrative violation shall be made on the principle of agreement reached between the parties. For damage valued up to VND 1,000,000, for which the parties cannot reach agreement on the compensation level, the persons with sanctioning competence shall decide; for damage valued more than VND 1,000,000 for which the parties cannot reach agreement on the compensation level, the cases shall be settled according to civil procedures.

Article 5.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations and time limits for being regarded as having not yet been administratively sanctioned

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For individuals who have committed acts of violating the legislation on radiation safety and control and been sued or prosecuted or got the decisions to bring their cases to trial according to the criminal procedures but later got the decisions to suspend the investigation or suspend the cases, they shall be administratively sanctioned if they have violated the provisions stated in this Decree; the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the decision on suspension is issued.

3. Within the time limits prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, if organizations or individuals commit new administrative violations or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations shall be recalculated as from the time the new administrative violations are committed or from the time the acts of evading or obstructing the sanctioning terminate.

4. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations regarding radiation safety and control, if one year after completion of the execution of the sanctioning decision or after the expiry of the effect for the execution of the sanctioning decision they do not relapse into the violations, shall be regarded as having not yet been sanctioned for administrative violations regarding radiation safety and control.

Chapter II

VIOLATION ACTS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 6.- Acts of violating provisions on declaration and report

1. Warning or a fine of up to VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals for their late declaration and report, but not more than 30 days as compared to the time limit prescribed for one of the following subjects: radiation establishments, radioactive sources, radiation equipment, radioactive wastes.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations and individuals for committing one of the following acts of violation:

a) Making false or incomplete declarations and/or reports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Failing to declare and report on radiation establishments;

d) Failing to declare and report on radioactive sources, radioactive wastes;

e) Failing to declare and report on radiation equipment.

Article 7.- Acts of violating the regulations on registration

A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for failing to register as prescribed: radiation establishments, radiation equipment, radioactive sources, radioactive wastes or places where radioactive wastes are stored and treated.

Article 8.- Acts of violating the regulations on export and/or import of radiation equipment, radioactive sources, import of radioactive wastes

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for exporting or importing radiation equipment and/or radioactive sources not according to the technical parameters inscribed in the permits.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for importing radioactive wastes.

3. The application of other measures: Forced re-export of the material evidences of the violation strictly according to the regulations on radiation safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for committing one of the following acts:

a) Trading, distributing radiation equipment without permits granted by State management bodies in charge of radiation safety and control;

b) Keeping radiation equipment, radioactive wastes without permits granted by State management bodies in charge of radiation safety and control.

2. Additional form of sanction: Confiscation of material evidences and means of violation.

Article 10.- Acts of violating the regulations on the transportation of radioactive sources, radioactive wastes

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for committing one of the following acts regarding the transportation of radioactive sources and radioactive wastes:

a) Transporting them not on the routes prescribed in the permits;

b) Using packing not up to the prescribed radiation safety standards;

c) Packing them not according to the prescribed radiation safety standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Using the transport means not in accordance with the regulation on radiation safety;

f) Transporting them without radiation safety personnel on escort (except for the transportation of radiation equipment which emit radiation only when in operation);

g) Transporting cargo packs and consignments beyond the prescribed transportation indexes;

h) Transporting them under conditions when the radiation doze in cabin and at peoples seats reaches beyond the prescribed radiation safety limits.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for dropping radioactive sources, radioactive wastes in the course of transportation.

3. The application of other measures: Forced decontamination of radiation-affected areas for cases mentioned in Clause 2 of this Article.

Article 11.- Acts of violating the regulations on use permits granted by State management bodies in charge of radiation safety and control

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for violating one of the following regulations:

a) Using radiation equipment in medical examination and treatment without permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Using radiation equipment for scientific research without permits;

2. A fine of between VND 8,000,000 and 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for using radiation equipment for inspection of non-destruction of sample without permits.

3. Application of other measures:

Forced compensation for damage caused by acts of violation prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, valued at up to VND 1,000,000.

Article 12.- Acts of violating the regulations on upgrading and/or expansion of radiation establishments

A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for violating one of the following regulations:

1. Upgrading, expanding the scope of operations of radiation establishments without permits granted by the State management bodies in charge of radiation safety and control;

2. Re-commissioning radiation establishments after their upgrading or expansion without permits for resumed operation, granted by the State management bodies in charge of radiation safety and control.

Article 13.- Acts of performing special radiation jobs without permits granted by the State management bodies in charge of radiation safety and control

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Acts of violating the regulations on provision of radiation safety services

A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for committing one of the following acts of violation:

1. Providing radiation safety services without permits granted by the State management bodies in charge of radiation safety and control;

2. Failing to send results of personal radiation doze measurement to the State management bodies in charge of radiation safety and control as provided for in Clause 2, Article 13 of the Governments Decree No. 50/1998/ND-CP of July 16,1998.

3. Additional sanctioning form: Deprivation of the right to use permits for a period of up to 6 months for acts of violation stated in Clause 1 of this Article.

Article 15.- Acts of violating the conditions prescribed in the permits granted by the State management bodies in charge of radiation safety and control

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for breaching one of the conditions prescribed in the permits.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for using radiation sources for purposes other than those prescribed in the granted permits.

3. Additional sanctioning forms: Deprivation of the right to use permits for a period of up to 3 months for acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article and indefinite deprivation of the right to use permits for acts of violation prescribed in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Warning or a fine of up to VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals for using the operation permits and/or the radiation work performance permits, which have already expired but for not more than 30 days as from their expiry date.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for using expired operation permits and/or radiation work performance permits other than the cases prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 17.- Acts of violating the regulations on dissolution of radiation establishments

A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for dissolving radiation establishments not according to the order and procedures prescribed in Article 15 of the Governments Decree No. 50/1998/ND-CP of July 16, 1998.

Article 18.- Acts of violating the regulations on radioactive waste treatment and management

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for committing one of the following acts:

a) Failing to compile dossiers on typical storage of radioactive waste of each discharge;

b) Failing to treat or having treated the radioactive wastes not according to the prescribed standards on radiation safety.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for using radioactive waste tanks and/or depots not according to the prescribed standards on radiation safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for discharging radioactive wastes into the environment beyond the permitted limits.

5. Application of other measures:

a) Forced renovation of construction structure, for acts of violation prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Force decontamination of radiation-affected areas, for acts of violation prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article;

c) Forced compensation for damage caused by acts of violation prescribed at Point b of Clause 1, Clause 3 and Clause 4 of this Article, valued at up to VND 1,000,000.

Article 19.- Acts of violating the regulations on location of radiation establishments

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for locating radiation establishments not at prescribed places.

2. Application of other measures:

Forced removal to the prescribed places and decontamination of radiation-affected areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for using radiation work rooms with sizes below the prescribed standards.

2. Application of other measures: Forced modification.

Article 21.- Acts of violating the regulations on shield protection

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for committing one of the following acts:

a) Letting radiation rays leak beyond the permitted dose limits;

b) Using the radiation work rooms with their walls, ceilings, floors, doors, windows being not thick enough under the radiation safety regulations, with windows and ventilating openings being not more than 2m high from their lower side to the ground outside.

2. Additional sanctioning form and other measures: Deprivation of the right to use permits for up to 3 months, forced modification of construction structures.

Article 22.- Acts of violating the regulations on environmental protection

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for contaminating the environment with radiation beyond the permitted levels in the process of producing, processing and/or using radioactive substances, radioactive sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Application of other measures: Forced decontamination of radiation-affected areas, for acts of violation prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 23.- Acts of violating the specific provisions of the Ordinance on Radiation Safety and Control and Decree No. 50/1998/ND-CP

1. Warning or a fine of up to VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals for violating one of the following provisions:

a) Having no radiation signboards affixed at prescribed places;

b) Having no internal regulations on radiation safety for radiation establishments;

c) Having no process for operating radiation equipment.

2. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for failing to organize the archive of one of the following dossiers:

a) Dossier on radiation inspection of the environment;

b) Dossier on periodical maintenance of radiation safety machinery and system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Dossier on personal dose of radiation personnel;

e) Dossiers on the upgrading or expansion of the scope of operation of radiation establishments, periodical quality inspection, annual standard inspection of radiation equipment, radioactive sources as prescribed;

f) Diary on operation of equipment;

g) Dossiers on various discharges of radioactive wastes;

h) Dossiers on radiation equipment and radioactive sources;

i) Dossiers on various drives of examination and inspection.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for violating one of the following regulations:

a) Failing to appoint radiation safety chief;

b) Having appointed radiation safety chief who has no certificate of training in radiation safety as provided for in Articles 5, 8 and 26 of Decree No. 50/1998/ND-CP of July 16, 1998 of the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for violating one of the following regulations:

a) Failing to conduct annual inventory of radiation sources;

b) Failing to annually report on radiation safety situation to the State management bodies in charge of radiation safety and control;

c) Having no plan to prevent and combat radiation incidents;

d) Failing to conduct periodical radiation inspection of the environment around the radiation establishments;

e) Failing to conduct periodical radiation inspection of the working places of radiation personnel;

f) Having no radiation warning devices for establishments with reactors, accelerators, irradiator, remote radioactive therapy establishments, radioactive ore exploitation and processing establishments.

5. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for failing to carry out the periodical maintenance of radiation equipment.

6. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for violating one of the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Recruiting people who suffer from ailments for which they are prohibited from performing radiation jobs to work as radiation personnel;

c) Failing to give medical examinations when recruiting radiation personnel;

d) Failing to give periodical health check-ups to radiation personnel as prescribed;

e) Letting pregnant women or feeding mothers to work with radiation;

f) Failing to equip radiation personnel with personal radiation dose meters;

g) Failing to organize periodical evaluation of personal radiation dose as prescribed;

h) Failing to equip radiation personnel with proper labor protection devices;

i) Failing to equip appropriate suction cabinets for jobs with radioactive substances producing gas, steam, sol gas;

j) Having no shielding devices suited to each type of work of applying nuclear techniques;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



l) Failing to conduct annual standard inspection of radiation dose measuring devices, radioactive therapy sources;

m) Erroneously correcting parameters of radiation equipment which are not put under standard inspection and permitted for use resumption.

7. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for committing one of the following acts:

a) Arbitrarily abandoning the radiation safety system;

b) Failing to organize periodical maintenance of radiation safety systems.

8. Application of other measures

Compulsory arrangement of appropriate jobs for radiation personnel, for acts of violating the provisions at Points a, b and e of Clause 6 of this Article.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The presidents of the Peoples Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns are competent to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000;

c) Confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations, with a value of up to VND 100,000,000;

d) Issue decisions to stop acts of violation and propose the competent State bodies to withdraw permits;

e) Apply one or several other measures prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. The presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities are competent to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to VND 100,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Strip of the right to use permits granted by the provincial/municipal Services of Science, Technology and Environment for up to 6 months or indefinitely;

In case of stripping of the right to use permits relating to the field of radiation safety and control, which are granted by superior State management bodies in charge of radiation safety and control, the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall issue decisions to stop the violation acts, withdraw the permits and propose the competent bodies to strip of the right to use such permits.

e) Apply one or several other measures prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 25.- The sanctioning competence of the specialized radiation safety and control inspectorate

1. Specialized radiation safety and control inspectors of the Ministry of Science, Technology and Environment and the provincial/municipal Services of Science, Technology and Environment, while on duty, shall have the power to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to VND 200,000;

c) Confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations, with a value of up to VND 500,000;

d) Apply one or several other measures prescribed at Clause 3, Article 4 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000;

c) Confiscate material evidences, means used for commission of violations, with a value of up to VND 100,000,000;

d) Strip of the right to use permits granted by directors of the provincial/municipal Services of Science, Technology and Environment for up to 6 months or indefinitely;

e) Apply one or several other measures prescribed in Clause 3 of Article 4 of this Decree.

3. Specialized radiation safety and control chief inspector of the Ministry of Science, Technology and Environment shall have the power to:

a) Serve warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000;

c) Strip of the right to use permits granted by the State management bodies in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment or by the directors of the provincial/ municipal Services of Science, Technology and Environment for up to 6 months or indefinitely;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Apply one or several other measures prescribed at Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 26.- The sanctioning competence of the police offices, customs offices, market management offices, health inspectorate, labor inspectorate, environment inspectorate and other specialized inspectorates

The police offices, the customs offices, the market management offices, the specialized health inspectorate, the specialized labor inspectorate, the specialized environment inspectorate and other specialized inspectorate are competent to sanction administrative violations as provided for in Articles 29, 30, 33 and 34 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations regarding the administrative violations related to radiation safety and control which fall under the scope of State management of their respective ministries and branches.

Article 27.- Responsibility of State management body in charge of radiation safety and control in handling administrative violations

The State management body in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment shall perform the function of State management over radiation safety and control according to law and have to coordinate with other central and local competent bodies in handling administrative violations regarding the radiation safety and control when so requested by these bodies.

Article 28.- Sanctioning procedures

1. Upon detecting acts of violation or signs of administrative violations regarding the radiation safety and control, the persons with sanctioning competence shall have to order the immediate cessation of acts of violation and demand organizations, individuals strictly comply with the law provisions on radiation safety and control.

2. Where acts of violation are clearly determined as being subject to the sanctioning form of warning, the persons with sanctioning competence shall decide in writing on the sanctioning right at the places where the violations are committed.

Where they deem that the violations may be subject to pecuniary penalty, the persons with sanctioning competence shall have to make record on the administrative violations in compliance with the provisions at Article 47 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 10 days after receiving the written request and violation dossiers as well as evidences, the State management body in charge of radiation safety and control or the provincial/municipal Services of Science, Technology and Environment must send their written opinions to the persons with competence to sanction the violations.

4. Within 15 days as from the date of making record on the violation, the competent persons shall have to issue decisions to sanction acts of violation; in case of serious violations involving many complicated circumstances, the above time limit may be prolonged but shall not exceed 30 days. The sanctioning decision and the contents thereof shall comply with the provisions in Article 48 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

The effective date of a sanctioning decision shall be the date of its signing or other date stated in the sanctioning decision, which, however, must not exceed 15 days after its signing.

Sanctioning decisions must be sent to sanctioned organizations or individuals and the fine collecting bodies within 3 days as from the dates of their signing, and at the same time to the State management body in charge of radiation safety and control under the Ministry of Science, Technology and Environment for coordination in monitoring and in carrying out procedures for formulation, amendment, suspension or cancellation of permits.

Article 29.- Fining procedures

The fining must comply with the following regulations:

1. The fine level, time limit and place for fine payment must be inscribed clearly in the sanctioning decision.

2. The fined organizations and individuals shall have to pay fines on time and at places prescribed in the sanctioning decisions and be given the fine collection receipts; when fines are collected, the money collection receipts issued by the Finance Ministry must be used.

3. The fine collectors are strictly forbidden to collect fines on spot.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The decisions to impose a fine of VND 2,000,000 or more must be sent to the Peoples Procuracy of the same level.

Article 30.- Procedures to strip of the right to use permits

1. The procedures for stripping of the right to use permits must comply with the provisions in Article 50 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

The persons with sanctioning competence, when deciding on the application of the sanctioning form of stripping of the right to use permits, must clearly inscribe in the sanctioning decisions the titles, types and serial numbers of the permits, the duration of stripping of the right to use the permits, and at the same time notify such immediately in writing to the bodies which have issued such permits, clearly stating the reasons for the duration of stripping of the right to use permits.

Where they deem that the permit types or the use right deprivation duration are beyond their deciding competence, the persons with sanctioning competence must issue decisions to stop the violation acts and request the superior bodies with sanctioning competence or the bodies which have issued such permits to issue decisions to strip of the use right or to withdraw such permits.

2. The persons with sanctioning competence shall decide to apply form of definite deprivation of the permit use right to cases where they deem that the violating organizations or individuals may take measures to overcome and limit the consequences caused by their violations, cease violations and get rid of the causes and conditions for repeated violations after a given period of time.

Upon the expiry of the time limit inscribed in the sanctioning decisions, the competent persons who have issued the decisions to strip of the permit use right must return such permits to organizations or individuals using such permits.

3. The persons with sanctioning competence shall decide to apply the form of indefinite deprivation of the permit use right or propose the bodies which have issued such permits to withdraw them immediately, to cases of organized, large-scale or repeated violations.

Where they detect that the permits have been granted not according to the prescribed competence or procedures or contained illegal contents, the persons with sanctioning competence must immediately withdraw such permits and at the same time promptly notify the bodies which have issued such permits and the bodies competent to grant and manage permits thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The competence and procedures to apply the measure of temporary seizure of material evidences and means of administrative violations shall comply with the provisions in Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The measure of temporary seizure of material evidences and means of administrative violations shall apply to cases where acts of violation must be immediately prevented or stopped or necessary evidences must be ensured to verify circumstances for use as basis for deciding the handling of violation.

3. Upon the expiry of the prescribed time limit for temporary seizure of material evidences and means of administrative violations, if deeming it necessary to apply the measure of confiscating the material evidences and means of administrative violations, the competent persons who have issued decisions to apply measure of temporary seizure of material evidences and means of administrative violations may issue decisions or propose the competent bodies to issue decisions to confiscate material evidences and means of administrative violations as provided for in Article 51 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 32 of this Decree.

Article 32.- Procedures for confiscation of material evidences and means of administrative violations

The procedures for confiscation of material evidences and means of administrative violations in the field of radiation safety and control shall comply with the provisions in Article 51 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 33.- Procedures for handling confiscated material evidences and means of administrative violations

The procedures for handling confiscated material evidences and means of administrative violations in the field of radiation safety and control shall comply with the provisions in Article 52 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the following regulations:

The measure of destruction shall apply to cases where the violation material evidences and/or means are the following objects:

1. The violation commodities may cause harms to human lives and health as well as the environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.- Execution of sanctioning decisions

1. Where past 5 days after receiving the sanctioning decisions the sanctioned organizations or individuals fail to voluntarily abide by them, the persons with sanctioning competence shall issue decisions on forced execution of the sanctioning decisions.

2. The execution of sanctioning decisions, the forced execution of sanctioning decisions and the statute of limitations for execution of sanctioning decisions shall comply with the provisions in Articles 54, 55 and 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, HANDLING OF VIOLATIONS AND COMMENDATION

Article 35.- Complaints and denunciations and the settlement thereof

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of radiation safety and control or their lawful representatives may complain about sanctioning decisions of persons competent to sanction administrative violations.

2. Citizens may denounce to competent bodies, organizations or individuals administrative violations in the field of radiation safety and control committed by other citizens and/or organizations or denounce illegal acts committed by persons competent to sanction administrative violations in the field of radiation safety and control.

Within 10 days after receiving the written complaints and/or denunciations, the bodies, organizations and individuals that receive the written complaints and/or denunciations under their respective competence shall have to process and settle them strictly according to the order and procedures prescribed by the Law on Complaints and Denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If persons with competence to sanction administrative violations in the field of radiation safety and control commit acts of violating the provisions on administrative sanctions, harassing, tolerating or covering up the violators, failing to impose sanction or sanctioning not according to their competence, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. Where material loss is caused to the State, organizations and/or individuals, compensation therefor must be paid according to the provisions of law.

Article 37.- Commendation and reward

Organizations and individuals that record achievements in supplying information on, detecting, preventing and/or handling administrative violations regarding radiation safety and control shall be commended and/or rewarded according to the general regime of the State.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 38.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. To annul the provisions in Article 13 and Article 14 of Decree No. 26/CP of April 26, 1996 of the Government stipulating the sanctioning of administrative violations regarding environmental protection.

Article 39.- Guiding the implementation of the Decree

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.- Responsibility to implement the Decree

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 19/2001/ND-CP of May 11, 2001 promulgated by The Government, on sanctioning administrative violations in the field of radiation safety and control.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.479

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.9.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!