VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 416/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TÂY BẮC
TẠI HỘI NGHỊ BÀN BIỆN PHÁP GIẢM NGHÈO NHANH, BỀN VỮNG 6 TỈNH CÓ TỶ LỆ HỘ NGHÈO
CAO VÙNG TÂY BẮC
Ngày 10 tháng 12 năm 2015 tại Hà Nội,
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã chủ trì Hội nghị
bàn biện pháp giảm nghèo nhanh, bền vững 6 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây
Bắc. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo 6 tỉnh vùng Tây
Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Cao
Bằng), lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, đại diện một số Bộ, ngành ở Trung ương, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và đại diện một số
doanh nghiệp.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách và
phương hướng giảm nghèo bền vững đối với 6 tỉnh có tỷ lệ hộ
nghèo cao vùng Tây Bắc giai đoạn 2016 - 2020, phát biểu của các Bộ, ngành ở
Trung ương, các địa phương, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt
Nam và một số đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây
Bắc kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Phó Thủ tướng hoan nghênh các Bộ, ngành, đoàn thể, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Thế giới và
doanh nghiệp đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, nhất là
các cấp ủy đảng, chính quyền ở địa phương đã nỗ lực, trách nhiệm, có nhiều đóng
góp trong công tác giảm nghèo bền vững đạt kết quả tốt, góp phần thiết thực vào
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc nói chung và 06 tỉnh Hà
Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu nói riêng; nhiều mô hình
giảm nghèo hiệu quả được nhân rộng.
Thành quả, tiến bộ trong phát triển kinh tế-xã hội và công tác giảm nghèo đã giúp Việt Nam về
đích trước thời hạn đối với một số mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong đó có mục tiêu giảm nghèo, được Nhân dân hưởng ứng, ghi nhận và cộng
đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, nhiều nơi giảm nghèo chưa
bền vững, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc vẫn còn cao, 06 tỉnh
có tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao 20%-30%; hiệu quả huy động và
sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo còn hạn chế; có nơi nhận
thức và sự quan tâm thực hiện công tác giảm nghèo chưa đạt yêu cầu đặt ra. Một
số giải pháp giảm nghèo chưa hiệu quả, còn bộc lộ những bất cập, hạn chế; việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và phục vụ đời sống
còn chậm, chưa tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội...
II. VỀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỜI
GIAN TỚI
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Bắc một cách bền vững trên cơ sở khai thác tiềm
năng, lợi thế của vùng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ và kinh tế biên mậu; ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất; đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, chú trọng
đào tạo nghề cho yêu cầu phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu lao động;
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh của cả vùng và đối với từng địa phương, tháo
gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thu hút nguồn lực
trong nước và quốc tế đầu tư vào Tây Bắc. Thực hiện liên kết sản xuất, chú trọng
liên kết giữa 4 Nhà (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông), tạo
điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn trong vùng;
- Coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ
trọng tâm của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị, nhất là đối với các địa phương trong vùng Tây Bắc. Cần quan tâm nhân rộng các
mô hình giảm nghèo hiệu quả; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để thu hút
nguồn lực, hỗ trợ để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.
1. Đối với các Bộ,
ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Bắc
- Ban Chỉ đạo
Tây Bắc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các
đại biểu, xây dựng Chương trình phát triển bền vững vùng Tây Bắc để bảo đảm
vùng Tây Bắc phát triển đồng bộ, toàn diện, góp phần giảm
nghèo nhanh và bền vững;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
các Bộ, ngành liên quan và các địa phương cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà
soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến giảm nghèo bền vững
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19 tháng
12 năm 2014);
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng
phê duyệt. Trong đó, lưu ý tập trung hơn nguồn lực cho vùng Tây Bắc, nhất là những
nơi có tỷ lệ nghèo cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng đặc biệt khó khăn trong đó có 6
tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu;
- Các Bộ: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thuơng binh và Xã hội, Ủy
ban Dân tộc xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 để kịp ban hành ngay sau
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình có thể triển khai được ngay;
- Các Bộ: Lao động - Thương binh và
Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phân bổ ngân sách kịp thời, phù hợp với kế
hoạch của các địa phương để các địa phương chủ động triển khai thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
bố trí nguồn lực triển khai thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng
09 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn
với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
làm việc cụ thể với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam để xây dựng, đề nghị
hỗ trợ 01 đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ nghèo cao
vùng Tây Bắc.
2. Đối với các địa
phương vùng Tây Bắc
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện các chính sách mới của Chính phủ, ưu tiên bố trí ngân sách,
tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện. Trong đó lưu ý:
+ Xác định mục tiêu, các chỉ tiêu cụ
thể thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn mình gắn với phát triển bền vững sau năm 2015 vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm bảo đảm phù hợp với Quyết định
1557/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Tổ chức thực hiện hiệu quả các
chính sách hỗ trợ về giáo dục, cơ chế thu, quản lý học
phí, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
hộ nghèo, cận nghèo tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của
Chính phủ, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ;
+ Triển khai có hiệu
quả Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày
09 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng,
gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
+ Tiếp tục vận động, tuyên truyền để
hộ cận nghèo chủ động tham gia bảo hiểm y tế; đồng thời chủ động các nguồn lực của địa phương, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thêm phần còn lại (30%, ngoài phần ngân
sách nhà nước hỗ trợ 70%) để các hộ cận nghèo tham gia bảo
hiểm y tế, góp phần thực hiện chủ trương bảo hiểm y tế toàn dân;
- Chủ động phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc thực hiện tốt cuộc
điều tra về hộ nghèo, từ đó có kiến nghị về chính sách giảm nghèo cụ thể, nhất là đối với một
số đối tượng không thể thoát nghèo theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15 tháng
9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Cần bám sát nội dung Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, chủ động xây dựng kế hoạch
triển khai. Kế hoạch, giải pháp sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo cần bảo đảm toàn
diện, hiệu quả trên các nội dung giảm nghèo đa chiều; chuyển
dần từ hình thức hỗ trợ cho không
sang hình thức hỗ trợ có điều kiện để người dân chủ động
thoát nghèo, tránh tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ cho không của Nhà nước;
- Có giải pháp cụ thể để bố trí, huy
động thêm nguồn lực, thực hiện lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia Xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, chương trình mục
tiêu, các chương trình, dự án của địa phương mình để có nguồn lực lớn hơn cho
giảm nghèo bền vững;
- Giải quyết triệt để những vấn đề
còn bất cập về đất sản xuất, đất rừng để người dân yên tâm sản xuất; bố trí nguồn
lực và hỗ trợ hộ nghèo những điều kiện cần thiết cho sản xuất như: giống, vốn,
kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm,..
- Xây dựng nghị quyết chuyên đề về công
tác giảm nghèo bền vững ở mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương, cụ thể hóa thành
chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, xác định rõ trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện,
đánh giá, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thường xuyên;
- Củng cố hệ thống chính trị cơ sở,
phát huy vai trò người có uy tín, cán bộ đảng viên, người làm kinh tế giỏi
trong cộng đồng, làng bản tạo nên phong trào tương thân, tương ái, giúp đỡ hộ nghèo.
3. Cảm ơn Ngân hàng
Thế giới đã có sự hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn lực và kỹ thuật trong công cuộc giảm
nghèo của Việt Nam. Đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công
tác giảm nghèo cả nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để
Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh trong vùng Tây Bắc
biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Các Bộ: LĐTBXH, KHĐT, Tài chính, Công Thương, NNPTNT, KHCN; Ủy ban
Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước;
- Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương;
- Các cơ quan liên quan: Ngân hàng chính sách xã hội, Trung ương Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam;
- Tỉnh ủy, UBND các tỉnh vùng Tây Bắc;
- Các đồng chí thành viên kiêm nhiệm Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TKBT, KTTH, V.III,
KTN, QHQT, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3), 1b.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Cao Lục
|