Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 84/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Võ Thành Kỳ
Ngày ban hành: 23/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 84/2009/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 23 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2009-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số 1957/TTr-SYT ngày 16/12/2009 về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009-2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009-2020.

Điều 2. Giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ “Để báo cáo”;
- Website Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản)
- Tổng cụ DS-KHHGĐ;
- BQL đề án 52 (Bộ Y tế);
- TTr.Tu, TTr.HĐND Tỉnh;
- CT, PCT và các thành viên UBND tỉnh;
- Thành viên UBND Tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UB Mặt trận tổ quốc Tỉnh và các đoàn thể;
- Các Ban thuộc HĐND Tỉnh;
- Sở Tư pháp (theo dõi);
- Đài Phát thanh – Truyền hình, Báo BRVT;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT-TH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Kỳ

 

ĐỀ ÁN

KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2009-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 23/12/2009 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN

1. Tên đề án

Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009-2020

2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3. Cơ quan quản lý: Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

4. Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

5. Cơ quan đơn vị phối hợp:

- Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

6. Mục tiêu đề án:

a) Mục tiêu tổng quát:

Kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

b) Các mục tiêu cụ thể:

- Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh không vượt quá 1,026 triệu người vào năm 2010; 1,090 triệu người vào năm 2015 và 1,150 triệu người vào năm 2020.

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72% vào năm 2010, 75% từ năm 2015 đến năm 2020.

- Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 70% vào năm 2010, 85% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2011-2020.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kế hoạch hóa gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh và Trung ương.

7. Địa bàn triển khai:

Đề án triển khai tại 08/08 huyện và 82/82 xã, phường thị trấn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó tập trung chủ yếu tại 01 huyện đảo Côn Đảo; số xã, phường, thị trấn ven biển: 24, ngập mặn và đầm phá: 12, cảng cá và âu thuyền, vạn chài: 09, cửa sông cửa biển: 05, khu công nghiệp và kinh tế tập trung: 07, khu du lịch: 12.

8. Thời gian thực hiện:

- Giai đoạn I từ năm 2009 đến năm 2015

- Giai đoạn II từ năm 2016 đến năm 2020

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DS-KHHGĐ                   Dân số và kế hoạch hóa gia đình

GDP                             Tổng sản phẩm quốc nội

KHHGĐ                         Kế hoạch hóa gia đình

SKSS                           Sức khỏe sinh sản

SKSS/KHHGĐ               Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình

DS-SKSS                      Dân số - Sức khỏe sinh sản

 

NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập từ năm 1991, Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 1.988,65 km2 và là cửa ngõ phía Đông của miền Đông Nam bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam là biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 06 huyện: Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và huyện đảo Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km.

Vị trí địa lý của Bà Rịa – Vũng Tàu rất đặc biệt: đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí; khai thác cảng biển; vật tải, khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh đó Bà Rịa – Vũng Tàu có đủ điều kiện phát triển các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt. Toàn tỉnh đều chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, biển Vũng Tàu bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè. Thềm lục địa dài 100.000km2, hàng năm khai thác đạt 170.000 – 200.000 tấn cá và hải sản. Ngoài ra còn có 10.000 ha mặt nước để nuôi tôm cá và các loại hải sản khác. Với khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như vậy nên tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cư dân hoạt động ngành nghề biển rất phát triển. Điều này vừa có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện quản lý dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm khai thác, chế biến dầu khí đầu tiên và lớn nhất của cả nước. Trữ lượng dầu khí đã xác định ở vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép khai thác công nghiệp, hiện đang khai thác bình quân hàng năm 16 – 17 triệu tấn dầu và 1,5 – 2 tỷ m3 khí. Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mục tiêu trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch và khai thác hải sản, một thương cảng quốc gia và quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo thông tin tư vấn của tổ chức JICA Nhật Bản thì khu vực Sao Mai – Bến Đình, sông Thị Vải phát triển được các cảng nước sâu, tàu trọng tải 6 – 10 tấn ra vào được. Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 đã được xác định là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp và ngày càng khẳng định sự đúng hướng, tính hiệu quả và tích cực. Năm 2009, các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá trên nền móng vững chắc của 2 ngành chủ lực: công nghiệp và dịch vụ. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp (trừ dầu khí) ước đạt 47.850 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 5,098 USD/năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng, công nghiệp tăng nhanh hơn dịch vụ và nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp đang triển khai. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn tiếp tục là “điểm đến” của nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng mạnh thuộc các lĩnh vực du lịch, viễn thông, ngân hàng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hải sản, cao su, hạt điều, may mặc có giá trị gia tăng. Kim ngạch xuất khẩu hải sản chiếm 208 triệu USD. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) đã vượt lên ở vị trí top 10. Đến nay, Chính phủ đã quyết định cho Bà Rịa – Vũng Tàu thành lập 7 Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép và Đông Xuyên với tổng diện tích 2.549 ha, đã khai thác được 559,1 ha. Do đó, lực lượng lao động của tỉnh phát triển rất mạnh và nhất là tình trạng biến động dân số cơ học hàng năm tăng để đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế địa phương. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư như hệ thống giao thông thủy bộ, nguồn điện Phú Mỹ, nguồn nước (hồ Đá Đen, Sông Dinh, Sông Ray với sức chứa khoảng 160 triệu m3).

Về văn hóa – xã hội: dân tộc Kinh chiếm đa số dân số của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài ra còn có dân tộc Hoa, Châu Ro, Mường, Tày… Những năm qua, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quan tâm chỉ đạo, triển khai và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa phục vụ cho người dân. Việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã được chú trọng, lực lượng lao động trong toàn tỉnh chiếm khoảng 50% dân số. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Dân số vùng biển hiện nay là 321.033 người, trong đó phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 141.312 người; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng 94.298 người. Về lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tại vùng biển còn nhiều hạn chế, bất cập như sau:

- Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của huyện đảo và ven biển cao hơn các huyện khác trong tỉnh và cao hơn mức bình quân của cả tỉnh, nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao, nhất là sinh con trai. Vì vậy, thực hiện mục tiêu giảm sinh ở các xã ven biển vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiều năm tới.

- Dân di cư đến vùng biển để lao động và sinh sống ngày càng đông, việc phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ kinh tế biển đã thu hút nhiều dân nhập cư vào tỉnh, một mặt đã hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt và gây nhiều khó khăn trong việc quản lý xã hội nhất là vấn đề kiểm soát dân số, an sinh xã hội…

- Từ nay đến năm 2020, thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam, tỉnh sẽ tập trung đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, khu kinh tế hướng biển, khu công nghiệp tập trung… tại vùng biển. Quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu lao động công nghiệp – dịch vụ tăng lên, dẫn đến hiện tượng di dân, dịch chuyển lao động tới vùng biển ngày càng nhiều.

- Tỷ suất chết mẹ, mang thai ngoài ý muốn còn cao; tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều;

- Số trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ còn đáng lo ngại, do: (1) Đa số các phụ nữ chuẩn bị kết hôn hoặc trước khi sinh, sống trong môi trường biển, ngập mặn chưa được tư vấn và khám để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai và chất lượng bào thai; (2) Trẻ sơ sinh chưa được phát hiện và can thiệp điều trị sớm các bệnh lý chuyển hóa, di truyền.

- Cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu biển, không bền vững.

- Các hoạt động xây dựng và củng cố hệ thông tin quản lý dân số và kế hoạch hóa gia đình quốc gia chưa phủ các huyện đảo; chưa thu thập được thông tin quản lý dân số và kế hoạch hóa gia đình với người dân làm ăn, sinh sống trên biển và người dân đến các khu kinh tế biển. Do đó, các thông tin quản lý dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội tại vùng biển.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập nêu trên là:

- Lao động đặc thù nghề biển luôn phải tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, thiếu nước ngọt và ô nhiễm; nhu cầu lao động nam giới cao, phải đi làm ăn xa nhà dài ngày, có nhiều rủi ro, dễ tiếp xúc với các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

- Tâm lý, tập quán, nhận thức của người dân vùng biển còn hạn chế về mang thai, sinh sản và phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai và trẻ sơ sinh.

- Cơ sở y tế cấp xã tại các vùng ven biển, đảo chưa tổ chức cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình thường xuyên và có chất lượng do cán bộ y tế còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, không cập nhật kiến thức; trang thiết bị chưa đầy đủ; điều kiện địa lý khó khăn, ảnh hưởng của môi trường biển, chi phí đầu tư cao; chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động tại khu kinh tế biển, âu thuyền, cảng cá và điểm có đông người lao động nhập cư.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chương trình mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa đủ điều kiện giải quyết các đặc thù, đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng biển, của người dân sống trên đảo, ven biển, người lao động trên biển, tại các cửa sông, cửa biển, người di dân đến lao động tại khu kinh tế biển.

Tuy vậy những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh công tác Dân số - KHHGĐ đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong các tỉnh có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp của cả nước và tỉnh đã đạt được mức sinh thay thế (có nghĩa bình quân mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con), bình quân tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời gian qua giảm 0,04%/năm. Tuy nhiên với mức tăng dân số cơ học cao (bình quân từ 10-15/năm) đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát dân số và thực hiện kế hoạch hóa gia đình của tỉnh. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số đến năm 2010 là giai đoạn mà việc nâng cao chất lượng dân số được chú trọng. Một số chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong thời gian qua đã đạt kết quả khá tốt do những nỗ lực trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi bình quân là 3,7 phần ngàn và ở mức thấp của cả nước. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã được khống chế và còn khoảng 15%. Thông qua các chỉ số sức khỏe đạt được trong thời gian qua có thể khẳng định tầm vóc, thể lực của trẻ em, thanh thiếu niên của tỉnh có tăng trưởng.

Tóm lại, mặc dù tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhiều kết quả tốt trong công tác Dân số - KHHGĐ thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều bất cập nhất là trong việc kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển. Tâm lý tập quán của người dân vùng biển muốn sinh nhiều con, phải “có nếp có tẻ” là nguyên nhân khó khăn phức tạp và lâu dài để thực hiện mô hình quy mô nhỏ từ 1 đến 2 con, bảo đảm cân bằng giới tính và nâng cao chất lượng dân số.

Việc xây dựng Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh sẽ tăng cường việc kiểm soát dân số bao gồm kiểm soát quy mô dân số, kiểm soát chất lượng dân số, kiểm soát cơ cấu dân số và kiểm soát phân bố dân số. Đề án sẽ tập trung hỗ trợ các hoạt động nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của người dân do đặc điểm của vùng biển; nâng cao chất lượng dân số trước và ngay sau sinh; tăng cường thu thập và cung cấp thông tin dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm kiểm soát quy mô dân số, kiểm soát chất lượng nguồn lao động, tổ chức không gian kinh tế và phân bổ dân cư cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng biển, hoạt động kinh tế biển (hoạt động kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên đất liền ven biển), các khu kinh tế (khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, khu du lịch…) phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng các vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

2. Các mục tiêu cụ thể:

- Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh không vượt quá 1,026 triệu người vào năm 2010; 1,090 triệu người vào năm 2015 và 1,150 triệu người vào năm 2020.

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72% vào năm 2010, 75% từ năm 2015 đến năm 2020.

- Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 70% vào năm 2010, 85% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2011-2020.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kế hoạch hóa gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh và Trung ương.

3. Địa bàn triển khai đề án:

Đề án triển khai tại 08/08 huyện và 82/82 xã, phường thị trấn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó có 01 huyện đảo Côn Đảo; số xã, phường, thị trấn ven biển: 24, ngập mặn và đầm phá: 12, cảng cá và âu thuyền, vạn chài: 09, cửa sông cửa biển: 05, khu công nghiệp và kinh tế tập trung: 07, khu du lịch 12. (Phụ lục 01 kèm theo).

4. Nhiệm vụ hoạt động chủ yếu của Đề án:

a) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) ở các vùng biển, đảo và ven biển:

- Tổ chức Đội lưu động Dân số - Sức khỏe sinh sản (DS-SKSS) để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã đảo, xã ven biển, xã có đông người lao động nhập cư.

+ Phương thức thực hiện:

Tổ chức Đội lưu động DS-SKSS tuyến huyện gồm những cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ, Bệnh viện/Trung tâm Y tế/ Trung tâm Y tế dự phòng. Đối với huyện đã có Đội lưu động DS-SKSS sẽ tập trung củng cố và nâng cao năng lực của Đội, đối với huyện chưa có Đội lưu động DS-SKSS sẽ thành lập Đội.

Đội lưu động DS-SKSS tuyến huyện hoặc tỉnh huy động đội ngũ cán bộ của tỉnh và các đơn vị khác trong tỉnh sẽ định kỳ tổ chức truyền thông, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các nhóm đối tượng của đề án.

Địa điểm cung cấp dịch vụ của Đội lưu động DS-SKSS là tại phương tiện lưu động, trạm y tế xã, cơ sở y tế của các cơ quan, xí nghiệp hoặc điểm cung cấp dịch vụ khác có đủ điều kiện.

+ Các hoạt động chủ yếu của Đội lưu động DS-SKSS:

Truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng tại địa bàn.

Tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật dịch vụ; tập huấn kiến thức kỹ năng truyền thông, tư vấn cho cán bộ y tế của trạm y tế xã, của cơ sở y tế quân dân y kết hợp, của cơ sở y tế khác có đủ điều kiện.

+ Địa bàn triển khai:

01 huyện đảo là huyện Côn Đảo.

07/07 huyện, thị xã, thành phố ven biển và tập trung chủ yếu tại 24 xã, phường, thị trấn ven biển và 13 xã, phường, thị trấn có trên 5.000 người lao động nhập cư làm việc tại khu kinh tế, cửa sông cửa biển, ngập mặn, âu thuyền chưa đủ điều kiện hoặc chưa có cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thường xuyên và có chất lượng.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015:

2009-2010: Cung cấp dịch vụ định kỳ 3 tháng/lần đối với huyện đảo; định kỳ 2 tháng/lần với các xã ven biển và xã có trên 5.000 người lao động nhập cư.

2011-2015: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ định kỳ 6 tháng/lần đối với các huyện đảo; định kỳ 3 tháng/lần đối với các xã, phường, thị trấn ven biển, xã, phường, thị trấn có trên 5.000 người lao động nhập cư.

Giai đoạn 2016-2020: Tổ chức giám sát, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ định kỳ 6 tháng/lần đối với huyện đảo; định kỳ 3 tháng/lần đối với xã, phường, thị trấn ven biển, xã, phường, thị trấn có trên 5.000 người lao động nhập cư.

- Nâng cao năng lực cho Đội lưu động DS-SKSS và cơ sở làm dịch vụ thuộc các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

+ Phương thức thực hiện:

Hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ cho Đội lưu động DS-SKSS và cơ sở làm dịch vụ thuộc các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Cung cấp phương tiện vận chuyển phù hợp cho Đội lưu động DS-SKSS.

Nâng cao năng lực thực hiện kỹ thuật dịch vụ và tư vấn cho nhân sự của Đội lưu động DS-SKSS và cơ sở làm dịch vụ thuộc các loại hình.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Bổ sung, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ y tế về chăm sóc SKSS/KHHGĐ đảm bảo đủ cơ số theo chuẩn quốc gia và theo đặc thù vùng biển, bổ sung một số trang thiết bị đặc thù cho Đội lưu động DS-SKSS và cơ sở làm dịch vụ.

Tổ chức đào tạo, tập huấn về các kỹ thuật dịch vụ và tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho nhân sự của Đội lưu động DS-SKSS và cơ sở làm dịch vụ.

+ Địa bàn triển khai:

07 Đội lưu động DS-SKSS tại 7 huyện, riêng huyện Côn Đảo sẽ do Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đảm nhiệm.

24 xã, phường, thị trấn ven biển và 13 xã, phường, thị trấn có trên 5.000 người lao động nhập cư làm việc tại khu kinh tế, ngập mặn, âu thuyền, cửa sông cửa biển.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: (1) Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật dịch vụ và tư vấn; (2) Cung cấp phương tiện vận chuyển; (3) Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ.

Giai đoạn 2016-2020: (1) Tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật dịch vụ và tư vấn; (2) Tiếp tục cung cấp phương tiện vận chuyển cho các huyện còn lại; (3) Bổ sung và thay thế trang thiết bị, dụng cụ.

- Xây dựng các loại hình cung cấp thông tin, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai cho người làm việc trên biển trước khi xuất bến đi biển dài ngày, khi cập bờ và vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển.

+ Phương thức thực hiện:

Tham gia xây dựng và triển khai thí điểm mô hình.

Tổ chức nhân rộng mô hình.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm mô hình các điểm cung cấp dịch vụ và tư vấn cho đối tượng.

Tổ chức tập huấn kỹ năng tư vấn cho cán bộ làm dịch vụ và tư vấn.

Tổ chức và hỗ trợ trang thiết bị cho các điểm cung cấp dịch vụ.

Tổ chức cung cấp dịch vụ, tư vấn trực tiếp, tài liệu truyền thông cho các nhóm đối tượng.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 24 xã ven biển có nhiều người lao động trên biển.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Xây dựng mô hình thí điểm tại 10 xã.

Giai đoạn 2016-2020: Duy trì và nhân rộng thêm 14 xã còn lại.

- Xây dựng loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân sinh sống trên các đảo dựa vào cơ sở y tế quân – dân y kết hợp.

+ Phương thức thực hiện:

Tham gia xây dựng, triển khai thí điểm, tổ chức nhân rộng mô hình.

Trong những năm đầu, Đội lưu động DS-SKSS tuyến huyện sẽ hỗ trợ cung cấp dịch vụ và từng bước chuyển giao kỹ thuật để các cơ sở y tế này cung cấp được dịch vụ thường xuyên về chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm mô hình.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nhân sự các điểm dịch vụ.

Tổ chức cung cấp dịch vụ và tư vấn, hỗ trợ chuyển tuyến cho người dân sống và làm việc trên đảo.

Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ cho các điểm cung cấp dịch vụ.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 03 điểm dịch vụ thuộc huyện Côn Đảo

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Thí điểm tại 01 điểm dịch vụ; và nhân rộng ra 02 điểm dịch vụ còn lại.

Giai đoạn 2016-2020: Duy trì hoạt động.

- Xây dựng loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người làm việc trong các khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế dựa vào cơ sở y tế của các cơ quan, xí nghiệp, công trường.

+ Phương thức triển khai:

Tham gia xây dựng và triển khai thí điểm, tổ chức nhân rộng mô hình.

Trong những năm đầu, Đội lưu động DS-SKSS tuyến huyện sẽ hỗ trợ cung cấp dịch vụ và từng bước chuyển giao kỹ thuật để các cơ sở y tế này cung cấp được dịch vụ thường xuyên về chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm mô hình.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nhân sự các điểm dịch vụ.

Tổ chức cung cấp dịch vụ, tư vấn và chuyển tuyến cho đối tượng chính sách và người nghèo.

Hỗ trợ trang thiết bị và dụng cụ cho các điểm cung cấp dịch vụ.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 07 xã thuộc khu kinh tế có trên 5.000 người lao động nhập cư.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Thí điểm tại 2 xã. Duy trì, nhân rộng 05 xã.

Giai đoạn 2016-2020: Duy trì các xã đã triển khai.

b) Nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại các vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh:

- Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn.

+ Phương thức thực hiện:

Đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế cơ sở (bao gồm cả y tế tư nhân) thực hiện cung cấp thông tin ban đầu cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn về những yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai và chất lượng bào thai.

Trạm y tế cấp xã thực hiện tư vấn, khám, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm phát hiện yếu tố Rh, vi-rút viêm gan B cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn.

Trạm Y tế xã tổ chức quản lý đối tượng có nguy cơ cao.

Cơ sở y tế tuyến trên thực hiện chẩn đoán xác định đối với những trường hợp nghi ngờ có nguy cơ cao do tuyến xã chuyển lên.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm mô hình.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.

Tổ chức tư vấn trực tiếp và quản lý đối tượng tại cộng đồng.

Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm kiểm tra yếu tố Rh (Rhesus), vi-rút viêm gan B và các yếu tố khác.

Hỗ trợ trang thiết bị, các phương tiện thiết yếu các các cơ sở triển khai kỹ thuật (tuyến huyện và xã) và vật tư tiêu hao, hóa chất cho xét nghiệm.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 82/82 xã thuộc 07/07 huyện ven biển và huyện Côn Đảo của tỉnh.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Thí điểm tại 35 xã (mỗi huyện triển khai 5 xã) và 01 huyện đảo Côn Đảo. Nhân rộng 35 xã của 07/07 huyện ven biển.

Giai đoạn 2016-2020: Nhân rộng 12 xã thuộc 07/07 huyện ven biển và duy trì tại các xã đã triển khai.

- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ cao tại vùng ven biển để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai do tác động của môi trường biển.

+ Phương thức thực hiện:

Sử dụng đội ngũ cộng tác viên dân số, cán bộ y tế cơ sở lập danh sách những bà mẹ đang mang thai trên địa bàn.

Trạm y tế xã phân loại và tổng hợp tình hình, số liệu về những bà mẹ có nguy cơ cao như tiền sử gia đình và bản thân có sinh con bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ, những bà mẹ trên 35 tuổi sinh con, ông bà, bố mẹ, bản thân hoặc chồng nhiễm chất độc màu da cam, bà mẹ nghiện thuốc lá, rượu, chất gây nghiện, sống trong môi trường biển bị ô nhiễm, có nhiều chất độc hại khác.

Trạm y tế xã và y tế tuyến huyện tổ chức tư vấn, khám kiểm tra định kỳ cho nhóm bà mẹ đã được phân loại có nguy cơ cao, tư vấn để các bà mẹ có hướng xử lý đúng, kịp thời đối với những trường hợp phát hiện có bất thường bào thai.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm mô hình.

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên dân số, cán bộ y tế xã và huyện.

Quản lý đối tượng tại cộng đồng và thiết lập sổ sách theo dõi.

Tổ chức tư vấn trực tiếp.

Khám kiểm tra sức khỏe và chuyển tuyến với đối tượng chính sách và đối tượng nghèo.

Cung cấp trang thiết bị phục vụ khám và quản lý đối tượng.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 07/07 huyện ven biển và 01 huyện Côn Đảo.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Thí điểm tại 01 huyện đảo Côn Đảo và 7 xã (mỗi huyện ven biển 1 xã) và nhân rộng 35 xã của 07/07 huyện ven biển.

Giai đoạn 2016-2020: Triển khai mở rộng 40 xã thuộc các huyện ven biển.

- Xây dựng mô hình can thiệp đảm bảo sự phát triển bình thường bào thai và sức khỏe cho các bà mẹ mang thai sống và làm việc tại khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển.

+ Phương thức thực hiện:

Sử dụng đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế cơ sở lập danh sách theo dõi những bà mẹ mang thai sống và làm việc tại khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển;

Tư vấn, giáo dục kỹ năng sống trong thời kỳ mang thai, kỹ năng chăm sóc cho các bà mẹ mang thai, kỹ năng chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh, kỹ năng phòng tránh những yếu tố nguy cơ khi sống trên môi trường ngập mặn, trên mặt sông, biển;

Đội lưu động DS-SKSS hỗ trợ cho trạm y tế xã, điểm cung cấp dịch vụ để tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám thai, phát viên sắt, tiêm phòng uốn ván, tư vấn để họ sinh đẻ tại các cơ sở y tế.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm và nhân rộng mô hình.

Tổ chức tập huấn kỹ năng chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho bà mẹ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã có chồng.

Vận động, tổ chức tư vấn trực tiếp và quản lý đối tượng tại cộng đồng.

Khám, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm.

Cung cấp trang thiết bị, dụng cụ cho các điểm cung cấp dịch vụ.

Tổ chức chuyển tuyến, hỗ trợ cho đối tượng nghèo, chính sách.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 14 xã ven biển thuộc khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông cửa biển.

+ Tiến độ triển khai: chủ yếu là giai đoạn 2016-2020.

Những năm đầu sẽ thí điểm tại 4 xã và nhân rộng mô hình ra 4 xã thuộc các xã ven biển có trên 1.000 người sống và làm việc tại khu vực đầm phá, ngập mặn, cửa sông cửa biển.

Các năm sau sẽ duy trì và triển khai mở rộng ra các xã ven biển còn lại có người dân sống và làm việc tại khu vực đầm phá, ngập mặn, cửa sông cửa biển.

c) Hỗ trợ phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn:

Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người từ 15 đến 24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định.

+ Phương thức thực hiện:

Xây dựng và triển khai mô hình tư vấn, cung cấp thông tin kiến thức kỹ năng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh sống của nhóm đối tượng thông qua sinh hoạt câu lạc bộ, giáo dục đồng đẳng, tư vấn điện thoại và Internet.

Cán bộ dân số xã tổ chức, quản lý và cung cấp tài liệu; giáo dục viên đồng đẳng tổ chức hoạt động của nhóm, câu lạc bộ đồng đẳng; cơ quan DS-KHHGĐ cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức và quản lý, tư vấn điện thoại và Internet.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thí điểm và nhân rộng mô hình.

Sản xuất và cung cấp sách mỏng, tờ gấp về kỹ năng sống trong việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục hướng tới đối tượng vùng biển.

Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng, cung cấp tư vấn qua điện thoại và Internet.

Khám sức khỏe, cung cấp dịch vụ và tư vấn; cung cấp bao cao su và thuốc tránh thai cho nhóm đối tượng.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 37 xã ven biển và xã có khu kinh tế, khu du lịch, vùng ngập mặn, cảng cá, cửa sông cửa biển, đảo.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Xây dựng mô hình thí điểm tại 7 xã (mỗi huyện ven biển triển khai tại 1 xã) và nhân rộng 14 xã.

Giai đoạn 2016-2020: Duy trì và nhân rộng mô hình ở các xã còn lại của tỉnh.

d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý:

- Đáp ứng nhu cầu thông tin về kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cộng tác viên dân số, cán bộ cơ sở, bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân tham gia triển khai kho dữ liệu.

Rà soát, thu thập thông tin đầu vào, cập nhật và xử lý thông tin.

Cập nhật phần mềm về kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển cho kho dữ liệu điện tử.

Tổ chức cung cấp thông tin trên giấy, trên điện tử cho Ủy ban nhân dân, các sở, các ngành liên quan.

Quản lý, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá và các hoạt động khác.

+ Địa bàn triển khai: 07/07 huyện ven biển

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Rà soát thông tin đầu vào, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật, duy trì các kho dữ liệu điện tử, nâng cao năng lực cán bộ, cung cấp thông tin điện tử cho Ủy ban nhân dân, các Sở, ngành liên quan.

Giai đoạn 2016-2020: Duy trì kho dữ liệu điện tử; cung cấp thông tin điện tử cho Ủy ban nhân dân, các Sở, ngành liên quan và đối tượng có nhu cầu.

- Thiết lập và vận hành kho dữ liệu điện tử tại huyện đảo Côn Đảo:

+ Phương thức thực hiện

Sử dụng các cộng tác viên, nhân viên y tế, bộ đội hải quân biên phòng, cán bộ của hệ thống chính trị để thu thập thông tin.

Hình thành các điểm thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin tại cấp xã hoặc đảo để cập nhật thông tin trực tiếp vào kho dữ liệu điện tử qua Internet.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Quản lý, vận hành và khai thác kho dữ liệu điện tử chuyên ngành.

Hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, quản trị kho dữ liệu điện tử.

Tổ chức đào tạo, tập huấn và cung cấp phần mềm cho các điểm thu tin của đảo.

Cung cấp trang thiết bị phù hợp cho xã, điểm thu tin trên đảo.

+ Địa bàn triển khai: huyện đảo Côn Đảo chưa triển khai kho dữ liệu trong Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015: Triển khai tại huyện đảo Côn Đảo

Giai đoạn 2016-2020: Duy trì và triển khai nâng cấp tại huyện đảo Côn Đảo.

- Thu thập, truyền gửi và quản lý thông tin về dân số, bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình thông qua giao dịch điện tử:

+ Phương thức thực hiện:

Căn cứ sơ đồ hộ gia đình, cấp tỉnh/huyện xác định các điểm thu tin, cách thức thu thập thông tin và người thu thập thông tin phù hợp với địa hình các đảo, cửa sông cửa biển, âu thuyền, cảng cá, vùng ngập mặn, khu kinh tế.

Tổ chức việc truyền tin bằng giao dịch điện tử đối với điểm thu tin khó vận chuyển thông tin báo cáo bằng giấy.

Tổ chức cập nhật và quản lý thông tin của dân số lưu động phù hợp với đặc điểm của người di dân.

Sử dụng giao dịch điện tử để nhóm dân số lưu động được đáp ứng đúng, đủ và liên tục nhu cầu dịch vụ và tư vấn về dân số, SKSS/KHHGĐ tại các điểm cung cấp dịch vụ khác nhau.

+ Các hoạt động chủ yếu:

Thu thập, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống.

Hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, quản trị hệ thống.

Tổ chức đào tạo, tập huấn và cung cấp phần mềm quản lý cho các điểm thu tin.

Cung cấp trang thiết bị cho các điểm giao dịch, thu tin.

Cung cấp các đánh giá về nhu cầu sử dụng dịch vụ.

+ Địa bàn triển khai: 37 xã ven biển và khu kinh tế, vùng ngập mặn, âu thuyền, cảng cá, cửa sông cửa biển.

+ Tiến độ triển khai:

Giai đoạn 2009-2015:

Năm 2009-2010: Thí điểm tại 07/07 huyện (mỗi huyện triển khai tại 1 xã).

Năm 2011-2015: Duy trì và nhân rộng mô hình ra 14 xã.

Giai đoạn 2016-2020: Nhân rộng mô hình ở các xã còn lại.

đ) Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình:

- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông vận động về kiểm soát dân số.

+ Phương thức triển khai:

Xây dựng và phát huy hiệu quả các hoạt động vận động để lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách, chương trình hành động; đầu tư đủ nguồn lực; huy động được tối đa sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng và trong các tổ chức tôn giáo để thực hiện mục tiêu kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

Nội dung vận động tập trung vào sự cần thiết và lợi ích của việc thực hiện kiểm soát dân số đối với sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng của vùng biển, thực trạng dân số, sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình của vùng biển và tình hình thực hiện Đề án ở các cấp (gọi chung là các vấn đề vùng biển).

+ Các hoạt động chủ yếu:

Sản xuất, cung cấp các loại tài liệu vận động về các vấn đề vùng biển để cấp cho các tổ chức làm công tác truyền thông và các đối tượng vận động.

Sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh về các vấn đề vùng biển để phát trên Đài phát thanh, truyền hình địa phương.

Xây dựng các chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự để đăng tải về các vấn đề vùng biển trên báo, tạp chí, website có uy tín tại địa phương.

+ Địa bàn triển khai: tại 8/8 huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

+ Tiến độ triển khai: Hàng năm phát hành các loại tài liệu vận động; sản xuất 5 chương trình truyền hình và 5 chương trình phát thanh; đăng tải tin bài trên các chuyên trang, chuyên đề về các vấn đề vùng biển.

- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chuyển đổi hành vi cho đối tượng đặc thù vùng biển, đảo và ven biển.

+ Phương thức triển khai:

Xây dựng và phát huy hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức, tạo sự chuyển đổi hành vi đúng đắn và bền vững của các đối tượng đặc thù để góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

Nội dung ưu tiên là chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và trẻ mới sinh; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, chất lượng bào thai; phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao gây dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai do ảnh hưởng của môi trường biển; phòng tránh phá thai và phá thai an toàn; phòng ngừa và chữa trị các bệnh nhiểm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục; SKSS vị thành niên, thanh niên; thông tin DS-KHHGĐ các vùng biển, đảo và ven biển (gọi chung là các vấn đề ưu tiên).

+ Các hoạt động chủ yếu:

Sản xuất, cung cấp các loại tài liệu truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về các vấn đề ưu tiên của vùng biển để cấp cho các tổ chức làm công tác truyền thông và các đối tượng đặc thù.

Sản xuất các phóng sự, phim, tiểu phẩm, kịch truyền hình, phát thanh: lồng ghép các nội dung, thông điệp truyền thông chuyển đổi hành vi với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sản xuất các phóng sự, phim, tiểu phẩm, kịch truyền hình, phát thanh về các nội dung ưu tiên cho các đối tượng đặc thù để phát trên Đài phát thanh, truyền hình địa phương và nhân bản đĩa DVD/VCD/CD cung cấp cho các hoạt động truyền thông thường xuyên và các hoạt động truyền thông, tư vấn trong các mô hình của Đề án.

Các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi tại cộng đồng: Phối hợp với Ban Văn hóa – Thông tin cấp xã biên tập và phát thường xuyên các bản tin trên hệ thống truyền thanh xã phù hợp với đối tượng đặc thù; Lồng ghép việc cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về các vấn đề liên quan đến đối tượng đặc thù vào các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội; Triển khai các đợt truyền thông gắn với các sự kiện và hoạt động của các mô hình; Truyền thông, tư vấn trực tiếp thường xuyên cho các đối tượng đặc thù tại cộng đồng.

+ Địa bàn triển khai: tại 8/8 huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

+ Tiến độ triển khai: Hàng năm phát hành các loại tài liệu truyền thông thay đổi hành vi; sản xuất các phóng sự, phim, tiểu phẩm, kịch truyền hình, phát thanh và nhân bản ra đĩa CD, VCD, DVD; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã; truyền thông chuyển đổi hành vi tại cộng đồng.

e) Nâng cao hiệu quả quản lý Đề án: các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức các đợt giám sát định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật.

- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, xây dựng chính sách.

- Tổ chức khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên môn, chuyên đề, sơ kết, tổng kết.

- Các hoạt động hỗ trợ, quản lý chuyên môn khác.

5. Tiến độ thực hiện đề án:

Các hoạt động thường xuyên hàng năm: kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật; khảo sát nghiên cứu đánh giá; bản đồ hóa các thông tin; cập nhật thông tin và vận hành website; khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị; các hoạt động quản lý khác.

- Năm 2009, xây dựng các chỉ báo giám sát, đánh giá; điều tra, đánh giá thông tin cơ bản của các vùng biển, đảo và ven biển đầu kỳ; xây dựng các kế hoạch triển khai đề án.

- Năm 2013, hoàn thiện các chỉ báo giám sát, đánh giá.

- Năm 2014, điều tra, đánh giá thông tin cơ bản của các vùng biển, đảo và ven biển giữa kỳ.

- Năm 2015, xây dựng kế hoạch hoạt động giai đoạn 3; xây dựng các kế hoạch triển khai Đề án giai đoạn 2.

- Năm 2019, điều tra, đánh giá thông tin cơ bản của các vùng biển, đảo và ven biển cuối kỳ.

- Năm 2020, tổng kết Đề án.

6. Kinh phí đầu tư triển khai đề án: Kinh phí chủ yếu từ 2 nguồn cung cấp chính:

- Nguồn kinh phí Trung ương: theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

- Nguồn kinh phí địa phương: căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm tỉnh sẽ bổ sung kinh phí để mở rộng các hoạt động của Đề án.

7. Tiêu chuẩn thực hiện:

a) Tổ chức Ban quản lý đề án cấp tỉnh và Tiểu ban quản lý cấp huyện:

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lựa chọn và ra quyết định thành lập Ban quản lý đề án cấp tỉnh và Tiểu ban quản lý đề án cấp huyện; đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý cấp tỉnh và Tiểu ban quản lý cấp huyện, trong đó các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

- Thành phần Ban quản lý đề án cấp tỉnh

+ Trưởng ban: Lãnh đạo Sở Y tế.

+ Phó trưởng ban thường trực: Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ.

+ Thành viên thư ký: Chi cục DS-KHHGĐ.

+ Thành viên khác: đại diện lãnh đạo của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, Bệnh viện tỉnh (khoa sản, khoa nhi tỉnh); Giám đốc trung tâm DS-KHHGĐ các huyện triển khai đề án; một số thành viên được lựa chọn từ các đơn vị nghiệp vụ của Sở Y tế, Chi cục Dân số-KHHGĐ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,…

- Thành phần Tiểu ban quản lý đề án cấp huyện:

+ Trưởng ban: Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện.

+ Thành viên: đại diện Bệnh viện huyện (khoa sản, khoa nhi), Phòng Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Đội Sức khỏe sinh sản, Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện,…

b) Nhiệm vụ các Sở, Ngành:

- Sở Y tế:

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 08 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ven biển chỉ đạo thực hiện Đề án.

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 08 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ven biển thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết những vấn đề về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ở những cặp vợ chồng có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền hoặc bị nhiễm chất độc màu da cam.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền vận động, tư vấn và các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho quân nhân và nhân dân sống và làm việc tại các đảo.

+ Giao Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của Đề án; là đầu mối phối hợp với các đơn vị tham gia để triển khai thống nhất các hoạt động Đề án trên địa bàn.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế cân đối và phân bổ nguồn lực cho Đề án; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân 08 huyện, thị xã, thành phố ven biển trực thuộc tỉnh lồng ghép có hiệu quả Đề án với Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên cùng một địa bàn.

- Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách cho các Sở, Ngành, địa phương để thực hiện Đề án và tổng hợp chung trong kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định; Kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường tại địa bàn Đề án.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: lồng ghép nội dung dân số vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển nông thôn tại khu vực địa bàn Đề án.

- Các Sở, ngành khác: phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài Nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân 08 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ven biển tham gia thực hiện Đề án trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển trực thuộc tỉnh: tích cực huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện Đề án theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Y tế và các sở, ngành chức năng.

c) Kinh phí, cơ chế quản lý và điều hành Đề án:

- Kinh phí thực hiện Đề án:

+ Nguồn lực để triển khai Đề án: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó nguồn ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo đủ nguồn lực, đúng tiến độ triển khai các hoạt động của Đề án.

+ Ngân sách Trung ương là nguồn vốn tối thiểu để triển khai các hoạt động của Đề án. Kinh phí hàng năm thực hiện đề án sẽ được phân bổ trực tiếp về địa phương theo cơ chế Chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Ngân sách địa phương là nguồn vốn bổ sung để mở rộng các nhiệm vụ và hoạt động của Đề án; nguồn vốn tăng cường thêm để thực hiện các nhiệm vụ và chính sách chế độ của địa phương để thực hiện đề án.

+ Các nguồn vốn khác huy động thêm nguồn lực từ các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng để mở rộng nội dung can thiệp hoặc mở rộng quy mô địa bàn thực hiện đề án.

- Cơ chế quản lý và điều hành Đề án:

+ Cơ chế quản lý và điều hành Đề án thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành khác liên quan.

+ Sở Y tế là cơ quan chủ trì, thành lập Ban quản lý để quản lý và điều hành Đề án. Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Hợp đồng với các ngành liên quan để triển khai hoạt động của Đề án. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức, triển khai hoạt động tại cơ sở.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động, tích cực trong việc huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung của Đề án theo chỉ đạo và hướng dẫn của ngành Y tế và đơn vị chức năng.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Đề án trên địa bàn theo quy định hiện hành.

8. Đối tượng thụ hưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội của Đề án.

a) Đối tượng thụ hưởng của Đề án:

Người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển; ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, người dân sống, làm việc tại cửa sông và ven biển.

b) Hiệu quả kinh tế - xã hội của Đề án:

- Triển khai Đề án, việc kiểm soát dân số, kiểm soát chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn lao động sẽ từng bước được cải thiện, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao, đảm bảo phát triển kinh tế biển và an ninh, quốc phòng theo định hướng của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Cụ thể là:

+ Góp phần trực tiếp thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là “Phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP cả nước; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước” và định hướng: “Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc”;

+ Tạo mối quan hệ hữu cơ giữa Đề án Kiểm soát dân số với các Đề án có liên quan mật thiết đã nêu trong Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Một khi dân số và nguồn nhân lực vừa là một lực lượng triển khai, vừa là đối tượng thụ hưởng của các Đề án, nhất là đối với các Đề án là đòn bẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ tại vùng biển, đảo và ven biển. Điển hình là các công trường, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tập trung, khu du lịch, dịch vụ nghề biển, âu thuyền, cảng cá…

+ Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân khác, việc triển khai Đề án sẽ góp phần khắc phục những hạn chế đã nêu trong văn bản Đề án này; tạo nên sự triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả hơn công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại vùng biển, đảo và ven biển. Đầu tư cho Đề án Kiểm soát dân số sẽ góp phần duy trì mức giảm sinh của tỉnh một cách vững chắc đồng thời nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển.

- Việc triển khai Đề án không chỉ đạt mục tiêu giảm sinh mà còng giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong sơ sinh, tử vong trẻ em, nạo phá thai… và nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực tại vùng biển, đảo và ven biển; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Các nhóm đối tượng đích thực sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và dịch vụ y tế khác gần hơn, dễ tiếp cận hơn. Bà mẹ và trẻ em được tư vấn và chăm sóc y tế để cải thiện sức khỏe, phòng chống lây nhiễm HIV và tệ nạn xã hội khác; giảm số lượng sơ sinh có dị tật dị dạng, giảm gánh nặng về chi phí và xã hội để chăm sóc người tàn tật. Tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội và khẳng định ưu thế của kinh tế biển.

+ Góp phần phát triển kinh tế tại 100% huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Dân số ổn định sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cung cấp thông tin DS-KHHGĐ cho Ủy ban nhân dân, các sở, ban ngành phục vụ xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách, quy hoạch mạng lưới dịch vụ xã hội cơ bản sát với hiện trạng dân số và cơ cấu dân số.

+ Góp phần giữ vững an ninh quốc phòng các vùng biển, đảo và ven biển; đưa người dân ra các đảo và sinh sống ổn định và lâu dài, cùng với việc quản lý người lao động trên biển sẽ là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng an ninh quốc phòng.

 


PHỤ LỤC 01

ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(ban hành kèm theo Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Stt

Địa bàn triển khai

Diện tích (km2)

Dân số (ngàn người)

Số lượng CTV (người)

Thuộc các khu vực

Ven biển

Đầm phá

Ngập mặn

Âu thuyền

Cảng cá

Vạn chài

Cửa sông, cửa biển

Đảo

Khu công nghiệp

Khu chế xuất

Khu du lịch

Khu KT tập trung

I

Thành phố Vũng Tàu

145.938

243,793

312

14

1

1

3

1

0

0

0

1

0

5

0

1

Phường 1

1.830

11,177

11

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

2

Phường 2

1.920

12,436

17

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

3

Phường Thắng Tam

2.464

16,771

21

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

4

Phường 05

3.874

18,902

31

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

5

Phường 06

2.728

24,019

18

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Phường 08

1.877

21,738

35

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phường Nguyễn An Ninh

4.480

12,946

16

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

8

Phường 09

3.926

10,992

13

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Phường Thắng Nhất

8.595

25,989

34

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Phường 10

4.144

14,978

19

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

11

Phường Rạch Dừa

5.864

17,841

21

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

12

Phường 11

10.201

20,672

24

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Phường 12

36.869

21,033

24

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Long Sơn

57.166

14,299

28

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thị xã Bà Rịa

30,5081

32.574

48

0

0

2

0

0

0

2

0

0

0

0

0

1

Phường Kim Dinh

11,8685

9.217

14

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phường Phước Trung

6,2064

6.487

9

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

3

Phường Phước Hiệp

0,9633

8.405

13

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

4

Phường Long Hương

11,4699

8.465

12

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Huyện Tân Thành

270,1048

106.180

133

0

1

6

1

0

0

3

0

4

0

2

1

1

Thị trấn Phú Mỹ

31,7280

16.535

18

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

2

Xã Tân Hải

22,6105

13.287

17

 

1

1

 

 

 

1

 

 

 

1

 

3

Xã Phước Hòa

54,9104

11.000

14

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Tân Phước

29,8190

10.175

13

 

 

1

 

 

 

1

 

1

 

 

 

5

Xã Tân Hòa

30,3166

11.481

16

 

 

1

1

 

 

1

 

 

 

 

 

6

Xã Mỹ Xuân

39,6870

22.800

26

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

1

 

7

Xã Hắc Dịch

32,0051

13.000

18

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

8

Xã Sông Xoài

29,0282

7.902

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

IV

Huyện Long Điền

42,9310

97.016

120

3

0

1

0

2

0

0

0

0

0

1

0

1

Xã An Ngãi

17,4722

6.820

10

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Phước Hưng

9,4068

21.529

28

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Phước Tỉnh

5,4616

27.652

32

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

4

Thị trấn Long Hải

10,5904

41.015

50

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

V

Huyện Đất Đỏ

33,1974

25.908

32

2

0

1

0

1

0

0

0

0

0

1

0

1

Xã Lộc An

17,2274

3.492

6

1

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

Thị trấn Phước Hải

15,9700

22.416

26

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

VI

Huyện Xuyên Mộc

328,5200

53.170

76

5

0

1

1

1

1

0

0

0

0

3

1

1

Xã Phước Thuận

60,6400

8.114

13

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

2

Xã Bình Châu

87,4500

22.182

29

1

 

 

1

1

1

 

 

 

 

1

 

3

Xã Bưng Riềng

49,9900

5.503

8

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

4

Thị trấn Phước Bửu

92,0200

13.282

20

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5

Xã Bông Trang

38,4200

4.089

6

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Huyện Côn Đảo

72,0000

5.941

11

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

TOÀN TỈNH

146.715,26

321.033

732

24

2

12

5

5

1

5

1

5

0

12

2

 

PHỤ LỤC 02

ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(ban hành kèm theo Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Stt

Địa bàn triển khai

Dân số

Phụ nữ 15 - 49

Phụ nữ 15 - 49 có chồng

Trạm y tế đạt chuẩn

Trạm y tế có bác sĩ

Trạm y tế có Y sỹ sản - nhi

Xã có ngư dân đánh bắt hải sản nhiều

Ghi chú

I

Thành phố Vũng Tàu

243,793

60.948

38.804

9

7

0

0

 

1

Phường 1

11,177

2.794

1.022

1

1

 

 

 

2

Phường 2

12,436

3.109

2.140

 

 

 

 

 

3

Phường Thắng Tam

16,771

4.193

2.206

1

1

 

 

 

4

Phường 05

18,902

4.726

3.309

1

 

 

 

 

5

Phường 06

24,019

6.005

3.442

1

1

 

 

 

6

Phường 08

21,738

5.435

3.559

1

 

 

 

 

7

Phường Nguyễn An Ninh

12,946

3.236

2.263

 

 

 

 

 

8

Phường 09

10,992

2.748

1.742

 

1

 

 

 

9

Phường Thắng Nhất

25,989

6.497

4.760

1

 

 

 

 

10

Phường 10

14,978

3.744

2.159

 

 

 

 

 

11

Phường Rạch Dừa

17,841

4.460

2.970

 

1

 

 

 

12

Phường 11

20,672

5.168

3.334

1

 

 

 

 

13

Phường 12

21,033

5.258

4.910

1

1

 

 

 

14

Xã Long Sơn

14,299

3.575

988

1

1

 

 

 

II

Thị xã Bà Rịa

32.574

8.143

6.268

4

2

0

0

 

1

Phường Kim Dinh

9.217

2.304

1.745

1

1

 

 

 

2

Phường Phước Trung

6.487

1.622

1.362

1

 

 

 

 

3

Phường Phước Hiệp

8.405

2.101

1.376

1

 

 

 

 

4

Phường Long Hương

8.465

2.116

1.785

1

1

 

 

 

III

Huyện Tân Thành

106.180

26.545

16.437

8

4

2

0

 

1

Thị trấn Phú Mỹ

16.535

4.134

2.183

1

 

1

 

 

2

Xã Tân Hải

13.287

3.322

1.859

1

 

 

 

 

3

Xã Phước Hòa

11.000

2.750

1.779

1

1

 

 

 

4

Xã Tân Phước

10.175

2.544

1.402

1

1

 

 

 

5

Xã Tân Hòa

11.481

2.870

2.132

1

 

1

 

 

6

Xã Mỹ Xuân

22.800

5.700

4.104

1

1

 

 

 

7

Xã Hắc Dịch

13.000

3.250

1.624

1

 

 

 

 

8

Xã Sông Xoài

7.902

1.975

1.354

1

1

 

 

 

IV

Huyện Long Điền

97.016

24.254

17.853

4

1

4

0

 

1

Xã An Ngãi

6.820

1.705

1.051

1

 

1

 

 

2

Xã Phước Hưng

21.529

5.382

3.901

1

 

1

 

 

3

Xã Phước Tỉnh

27.652

6.913

6.305

1

 

1

 

 

4

Thị trấn Long Hải

41.015

10.254

6.596

1

1

1

 

 

V

Huyện Đất Đỏ

25.908

6.477

4.580

2

1

0

 

 

1

Xã Lộc An

3.492

873

802

1

1

 

 

 

2

Thị trấn Phước Hải

22.416

5.604

3.778

1

 

 

 

 

VI

Huyện Xuyên Mộc

53.170

13.460

9.516

5

2

5

3

 

1

Xã Phước Thuận

8.114

2.028

1.490

1

1

1

1

 

2

Xã Bình Châu

22.182

5.545

3.899

1

1

1

1

 

3

Xã Bưng Riềng

5.503

1.376

1.050

1

 

1

1

 

4

Thị trấn Phước Bửu

13.282

3.320

2.423

1

 

1

 

 

5

Xã Bông Trang

4.089

1.191

654

1

 

1

 

 

VII

Huyện Côn Đảo

5.941

1.485

840

1

1

1

 

 

 

TOÀN TỈNH

321.033

141.312

94.298

33

18

12

3

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 84/2009/QĐ-UBND ngày 23/12/2009 ban hành Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.236

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.32.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!