Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 562/QĐ-UBND 2021 Bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Lai Châu

Số hiệu: 562/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Tống Thanh Hải
Ngày ban hành: 17/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 562/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 17 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030” (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- Lãnh đạo HĐND tỉnh (b/c);
- UBND tỉnh: U;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
- Lưu: VT, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải

 

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của UBND tỉnh Lai Châu)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái. Với diện tích tự nhiên 9.068,788 km2, dân số trên 46 vạn người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84,6%; có 08 huyện, thành phố với 106 xã, phường, thị trấn, trong đó: 60 xã đặc biệt khó khăn, 22 xã biên giới giáp Trung Quốc với tổng chiều dài đường biên 265,165 km. Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc của 20 dân tộc: Lễ hội, trang phục, nghề thủ công, kiến trúc nhà ở, ẩm thực, tri thức, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán... là tiềm năng, lợi thế lớn cho phát triển du lịch văn hóa.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, GRDP bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm, mặc dù đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, song vẫn ở mức thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ công nghệ thông tin, phương tiện nghe, nhìn hiện đại, ngày càng tác động mạnh mẽ vào môi trường sống của đồng bào các dân tộc, nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hóa tốt đẹp ở một số dân tộc đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Việc khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong khối dịch vụ. Một số sản phẩm du lịch văn hóa đã hình thành và đưa vào khai thác, song quy mô nhỏ, chất lượng, hiệu quả chưa cao. So với các tỉnh trong khu vực, Lai Châu là một tỉnh nghèo, địa hình phức tạp, xa các trung tâm kinh tế lớn là những rào cản lớn để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Trong bối cảnh đó, để khắc phục khó khăn, thách thức, tìm hướng đi đúng trong phát triển kinh tế là điều cấp thiết, nhất là kinh tế dịch vụ, khai thác tốt, hiệu quả lợi thế sẵn có, phát huy nội lực và thu hút sự tham gia của người dân nông thôn, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Việc xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là hướng đi đúng, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tiễn của tỉnh góp phần củng cố vững chắc nền tảng tinh thần xã hội; nhằm thực hiện “hai nhiệm vụ lớn” vừa bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp, vừa phát triển kinh tế, giúp người dân thay đổi tư duy, tích cực làm giàu, tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng, xã hội, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án

- Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/06/2014, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;

- Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

- Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

- Nghị quyết số 103/NQ-CP , ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”;

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam;

- Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL ngày 06/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Thông báo số 964-TB/TU ngày 10/6/2019 của Tỉnh ủy về Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2. Đối tượng:

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

3. Thời gian: Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Khái quát chung về văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Lai Châu với 20 dân tộc cùng sinh sống (84,6% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số), trong đó có 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng với 26 nhóm, ngành: Dân tộc Thái (02 ngành: Thái đen và Thái trắng); dân tộc Mông (04 ngành: Mông đen, Mông trắng, Mông súa, Mông hoa), dân tộc Dao (04 ngành: Dao đầu bằng, Dao đỏ, Dao tuyển, Dao Khâu); dân tộc Hà Nhì (03 ngành:Hà Nhì đen, Hà Nhì Lạ mí, Hà Nhì Cồ chồ), dân tộc La Hủ (03 ngành: La Hủ vàng, La Hủ trắng, La Hủ đen), dân tộc Mảng (02 ngành: Mảng gứng và Mảng lệ), dân tộc Giáy (02 ngành: Giáy, Pú Nả (Củi chu)), Si La, Lự, Lào, Cống, Kháng, Khơ Mú. Toàn tỉnh có 04 dân tộc có dân số dưới 10.000 người, gồm các dân tộc: Cống, Mảng, La Hủ, Si La. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ thể hiện qua trang phục, tiếng nói, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, cách ứng xử trong gia đình, cộng đồng, làng bản, tri thức dân gian đặc biệt là các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, kỹ thuật chế tác và sử dụng nhạc cụ; nghề thủ công truyền thống...

2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

2.1. Công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Tiếp tục được quan tâm, kịp thời cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh vào thực tiễn, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng lên; công tác tuyên truyền được đẩy mạnh; nhận thức của Nhân dân trong việc tự bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống có nhiều chuyển biến, người dân tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động văn hóa, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng.

2.2. Thực trạng di sản văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

2.2.1. Thực trạng di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh hiện nay

a) Văn hóa vật thể

Văn hóa vật thể của các dân tộc thể hiện rõ nét thông qua kiến trúc nhà ở, trang phục, đồ dùng sinh hoạt...Đây là lĩnh vực có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng nhiều nhất, vì những di sản này phụ thuộc vào nguyên vật liệu, giá cả thị trường, thị hiếu mới và nhu cầu của người sử dụng.

- Nhà ở: Do thiếu nguồn nguyên liệu và chịu ảnh hưởng tập quán làm nhà của người Kinh, nên hầu hết các dân tộc ở nhà sàn, nhà trình tường hay một số kiến trúc nhà ở truyền thống khác đều có xu hướng làm nhà theo kiến trúc nhà ở của người Kinh. Sự thay đổi này đã làm mất đi vẻ đẹp và sắc thái văn hóa độc đáo tộc người trong kiến trúc nhà ở; cùng với đó không gian văn hóa cư trú, các kiểu làng truyền thống mất đi, thay vào đó là khuynh hướng quy hoạch nhà theo kiểu kiến trúc đô thị, kéo theo đó là một số hình thức kiến trúc gắn với tín ngưỡng cũng thay đổi.

- Trang phục: Là một trong những tiêu chí để nhận diện tộc người, trong xã hội cổ truyền, mỗi dân tộc đều có thể tự tạo ra vải mặc hoặc cách thức tạo hình trang phục, trang trí phù hợp với quan niệm thẩm mĩ riêng. Tuy nhiên, ngày nay trong xu hướng công nghiệp hóa, giao lưu trong nước và quốc tế, trang phục của các dân tộc thiểu số đang có sự thay đổi lớn cả về chất liệu lẫn kiểu dáng, hoa văn... Rất ít dân tộc còn giữ lại đầy đủ bộ sắc phục dân tộc mà phần lớn đã bị pha tạp, thậm chí có dân tộc có nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn về trang phục như: Dân tộc Khơ Mú, Kháng. Hiện nay, trang phục dân tộc thiểu số nói chung và những yếu tố truyền thống trong trang phục nói riêng chỉ còn thấy trong các nghi lễ, phong tục của cộng đồng. Sự thay đổi này đã kéo theo sự mai một của nghề thủ công truyền thống như: Trồng bông, trồng lanh, nuôi tằm, dệt vải, nhuộm mầu, thêu, tạo hình trang phục và các sản phẩm từ nghề dệt, nghề chạm bạc... vốn rất phong phú và đạt tới trình độ nghệ thuật cao.

- Đồ dùng sinh hoạt: Phần lớn các đồ gia dụng (lu cở, bem, chiếu, giỏ đựng cơm, cối giã gạo,…) được sản xuất từ nguyên liệu tại chỗ như gỗ, tre, nứa, song mây….Có đồ gia dụng được lấy từ thiên nhiên rồi sơ chế trở thành vật dụng như ống vác nước, vỏ trái bầu khô, máng đựng thức ăn... những đồ dùng sinh hoạt bằng sắt thì có cán, vỏ bằng tre, gỗ. Ngày nay, cùng với sự phát triển giao lưu thì đồ nhôm, đồ nhựa, thủy tinh đã thay thế những đồ gia dụng truyền thống trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của các dân tộc thiểu số, còn rất ít người biết về kỹ thuật và tạo hình hoa văn trên sản phẩm đồ dùng sinh hoạt.

Nhìn chung, văn hóa vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú thành cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều loại hình đã bị mất đi vĩnh viễn, hoặc đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế hệ trẻ ngày nay không còn nhiều người biết đến trang phục, nhà ở… truyền thống của dân tộc mình.

b) Văn hóa phi vật thể

- Văn hóa phi vật thể Lai Châu độc đáo, giàu bản sắc được thể hiện qua tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc có nhiều biến đổi do tác động của nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập và đặc biệt là sự tác động của văn hóa ngoại lai làm cho văn hóa truyền thống dần mất đi vai trò, vị trí cũng như tầm ảnh hưởng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, cụ thể:

- Tiếng nói: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số ít tiếng nói dân tộc/nhóm địa phương không phát triển mà mai một, nghèo nàn dần, quên hẳn tiếng dân tộc mình như dân tộc Khơ Mú, dân tộc Kháng. Bên cạnh những ngôn ngữ chỉ có chức năng giao tiếp nội bộ tộc người, thì có một số ngôn ngữ có chiều hướng phát triển rộng, đóng vai trò là ngôn ngữ giao tiếp vùng như: Ngôn ngữ dân tộc Hà Nhì khu vực Mường Tè, ngôn ngữ dân tộc Thái trong toàn tỉnh. Hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ ở từng khu vực, làng bản thậm chí trong từng gia đình, vay mượn từ, nhất là từ về chính trị, xã hội, khoa học từ tiếng phổ thông là thực tế phổ biến hiện nay.

- Về chữ viết: Có 3 dân tộc Thái, Lào và Lự mang nguồn gốc Ấn Độ có chữ viết riêng (theo hình thức chữ Phạn). Các dân tộc Dao, Giáy thì dựa vào chữ Hán để tạo ra chữ Nôm cho ngôn ngữ của mình. Đến khi có ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, tiếp sau chữ quốc ngữ, chữ viết của dân tộc Mông được La tinh hóa. Hiện nay chỉ còn chữ viết của dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông còn được sử dụng, lưu truyền, tuy nhiên đối tượng sử dụng chủ yếu là những người trung, cao tuổi; môi trường sử dụng chủ yếu trong nghi thức, nghi lễ, ghi chép văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc, giới trẻ hiện nay đa số không còn biết và viết được chữ viết của dân tộc mình.

- Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết. Mỗi dân tộc đều có kho tàng ngữ văn dân gian phong phú, đa dạng kể về lịch sử hình thành, phát triển tộc người, răn dạy đạo đức, sản xuất...Song hiện nay chỉ có số ít người cao tuổi còn lưu giữ, hiểu được ý nghĩa các hình thức nghệ thuật này, trong khi đó việc trao truyền cho thế hệ sau gặp trở ngại, đó là nhận thức của lớp trẻ chưa đầy đủ, một bộ phận còn đánh giá thấp giá trị di sản văn hóa truyền thống hoặc bị huyễn hoặc bởi văn hóa ngoại lai. Còn các nhà nghiên cứu, sưu tầm thì không đủ kinh phí, thời gian để sưu tầm và khai thác vốn văn hóa quý giá này.

- Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác: Hình thức ca múa nhạc dân tộc, vốn rất phong phú và đa dạng, từng bước được khai thác, phát triển, sử dụng trong các chương trình nghệ thuật: Dân ca dân tộc Lào, Lự, Si La; múa dân tộc Hà Nhì, Thái, Mông, Giáy, Dao; hát Then - đàn tính dân tộc Thái; Khèn dân tộc Mông... Tuy nhiên, trong những năm qua vốn văn hóa nghệ thuật này đã và đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, những người nắm giữ và thực hành di sản tuổi ngày càng cao, giới trẻ không mặn mà với vốn văn hóa văn nghệ truyền thống và bị hấp dẫn bởi các thông tin, trò chơi, thiết bị công nghệ hiện đại khác. Công tác sưu tầm và nghiên cứu vẫn chưa hệ thống và chưa đầy đủ; công tác truyền dạy còn ít chưa trở thành phong trào, ý thức tự giác trong cộng đồng.

- Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác: Tín ngưỡng, lễ nghi và phong tục của các dân tộc thiểu số thể hiện tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, giáo dục đạo đức và hướng dẫn các hành vi của con người, chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, do tác động của đời sống xã hội hiện đại đến không gian sinh hoạt văn hóa của cá nhân, cộng đồng dẫn đến một số chuẩn mực đạo đức, nghi lễ, phong tục bị mai một. Thêm vào đó là sự xâm nhập, phát triển của các tôn giáo, nhất là hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số, dẫn tới những tác động, ảnh hưởng lớn đến tín ngưỡng, niềm tin, phong tục truyền thống. Một số đạo lạ còn tuyên truyền, vận động tín đồ từ bỏ thờ cúng tổ tiên, văn hóa truyền thống, tuyên truyền tư tưởng ly khai, cực đoan gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự tại cơ sở.

- Lễ hội truyền thống: Là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu ở tất cả các dân tộc, sau thời gian gián đoạn, ngày nay một số lễ hội đã dần hồi phục, duy trì tổ chức thường niên, tuy nhiên, quy mô, nội dung tổ chức lễ hội chưa phong phú, kinh phí tổ chức hạn hẹp, thiếu hấp dẫn. Một số lễ hội đã mai một không có khả năng phục hồi do không còn người nắm giữ và thực hành di sản.

- Nghề thủ công truyền thống: Xuất phát từ nhu cầu của đời sống, hầu hết các dân tộc có nghề thủ công truyền thống: đan lát, chạm, mộc, rèn, dệt... Các sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống thường có giá thành cao, mất nhiều thời gian sản xuất, khó khăn về nguyên liệu, nhu cầu của thị trường giới hạn, các sản phẩm công nghiệp dần thay thế các sản phẩm thủ công trong đời sống của đồng bào: trang phục, đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt... Thêm vào đó người nắm giữ kỹ thuật, ý nghĩa tạo hình hoa văn, bí quyết nghề tuổi ngày càng cao, nếu không được bảo tồn sẽ dẫn đến thất truyền.

- Tri thức dân gian: Bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác của các dân tộc thiểu số khá đa dạng, phong phú. Ngày nay, các tri thức dân gian vẫn được sử dụng, lưu truyền, song chỉ còn một số người cao tuổi trong cộng đồng còn lưu giữ. Để bảo tồn và phát huy những tri thức dân gian cần có biện pháp việc làm cụ thể thiết thực, nghiên cứu gắn với thực hành, kết hợp với kết quả phân tích hiện đại để áp dụng cho phù hợp.

2.2.2. Kết quả công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong cộng đồng

- Công tác sưu tầm hiện vật: Chủ động triển khai thực hiện việc tiếp nhận, sưu tầm trên 31.000 hiện vật, trong đó có 1.880 hiện vật dân tộc. Sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian của 02 dân tộc: Hà Nhì, Dao và 06 làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc: Thái, Si La, Lự, Mông, Hà Nhì.

- Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và xây dựng hồ sơ khoa học: Đã thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 13/13 dân tộc cư trú thành cộng đồng với 1.199 di sản (820 di sản vật thể, 379 di sản văn hóa phi vật thể), trong đó 474 di sản được duy trì bảo tồn trong cộng đồng, 725 di sản đã bị mai một. Từ kết quả kiểm kê, đã lựa chọn, xây dựng 05 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng 02 hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong cộng đồng: Giá trị di sản văn hóa phản ánh trình độ phát triển, sức mạnh cộng đồng, dân tộc, có ý nghĩa giáo dục truyền thống đoàn kết, chuẩn mực đạo đức xã hội để con người tự mình điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp, là nền tảng xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần của cá nhân, cộng đồng. Trong thời gian qua, Tỉnh ủy đã chỉ đạo, tập trung thực hiện công tác bảo tồn, đã tổ chức, phối hợp tổ chức13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc tại cộng đồng; 13 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú; phục dựng, bảo tồn 16 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc: Thái, Mông, Si La, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Lự, Mảng, Dao, Lào; duy trì tổ chức thường niên 40 lễ, lễ hội.

- Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Từng bước được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, chú trọng khai thác, phát triển vốn văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số trong xây dựng các chương trình biểu diễn tại tỉnh và tham gia các sự kiện, chương trình văn hóa, du lịch khu vực, toàn quốc1. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển, hiện toàn tỉnh có 940 đội văn nghệ, trong đó 830 đội có quyết định thành lập, hoạt động thường xuyên tăng 168 đội so với năm 2015. Các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm du lịch cộng đồng cơ bản được bảo tồn, phát huy như: trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc (kéo co, tung còn, đẩy gậy, tó má lẹ, én cáy, ném pao, đu lăng...).

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư, xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa, thể thao quần chúng của Nhân dân. Tính đến hết tháng 6/2020, toàn tỉnh có 984 nhà văn hóa2 tăng 642 nhà so với năm 2015; 105 nhà luyện tập Thể dục thể thao; 158 phòng đọc sách cấp xã và cấp thôn, bản; 04 điểm vui chơi, giải trí trẻ em....

Chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình, làng bản, khu dân cư văn hóa. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được kết quả đáng khích lệ, hiện toàn tỉnh có 82,5% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 78,2% thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 95,3% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng lần lượt4,9%, 13,5%, 6% so với năm 2015.

Các địa phương đã xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, văn minh. Đến nay, toàn tỉnh có 100% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng và thực hiện hương ước ước, quy ước; trên 90% gia đình thực hiện việc cưới, việc tang theo quy định, 100% lễ hội truyền thống được tổ chức đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh.

2.2.3. Thực trạng một số di sản đặc sắc ưu tiên bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua

a) Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận và đề nghị công nhận

- Di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật Múa xòe dân tộc Thái, Trò chơi Kéo co trong nghi lễ của người Thái, Lễ Tủ cải của người Dao, Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lự.

- Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận hoặc đang trình công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Nghệ thuật múa Xòe, Then dân tộc Thái.

- Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian về ẩm thực truyền thống dân tộc Thái, xã Mường So, Phong Thổ; Tri thức dân gian về y, dược học dân tộc Dao huyện Tam Đường và Sìn Hồ; Nghệ thuật múa Xòe dân tộc Hà Nhì huyện Mường Tè và Phong Thổ.

Đây là các di sản đã được công nhận và dự kiến tiếp tục trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; UNESCO công nhận hoặc đang trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các di sản này, hiện nay mặc dù vẫn còn được lưu giữ và thực hành trong cộng đồng, song số người nắm giữ và thực hành di sản rất ít, chủ yếu tập trung ở người cao tuổi, vì vậy di sản có nguy cơ mai một cao. Mặt khác, sau khi được công nhận theo quy định phải bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, tuy nhiên công tác bảo tồn, phát huy di sản tại cộng đồng nói chung và gắn với phát triển du lịch nói riêng còn hạn chế.

b) Xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa, các dân tộc cư trú thành cộng đồng phục vụ công tác trưng bày chuyên đề gắn với phát triển du lịch.

Văn hóa phi vật thể Lai Châu độc đáo, giàu bản sắc được thể hiện qua tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian. Trong những năm gần đây, một số di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc có nhiều biến đổi, mai một, song việc nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa phục vụ công tác bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch mặc dù được thực hiện nhưng số lượng, chất lượng, hiệu quả khai thác chưa cao. Hiện vật sưu tầm chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng và đủ để hình thành bộ sưu tập hiện vật đầy đủ phản ánh đời sống văn hóa của các dân tộc cư trú thành cộng đồng. Việc xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa, các dân tộc cư trú thành cộng đồng là hết cần thiết, đó không chỉ là tư liệu phản ánh toàn diện bức tranh về văn hóa, con người các dân tộc Lai Châu mà còn có giá trị về lịch sử, khoa học, là cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

3. Hoạt động du lịch

3.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số chủ trương, chính sách về du lịch, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch như: Quyết định số 316-QĐ/TU ngày 22/11/2016 của Tỉnh ủy về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020”; Nghị quyết số 68/2016/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020”; điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy chế quản lý hoạt động du lịch... Hiện nay, 100% các cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, vận chuyển đều niêm yết giá, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

3.2.Phát triển dịch vụ, thị trường và sản phẩm du lịch

a) Phát triển thị trường du lịch

Hàng năm, thông qua các sự kiện, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế thường niên; chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong khu vực, các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, các tỉnh Bắc Lào (U Đôm Xay, Luông Pha Băng, Phông Sa Lỳ) và Châu Hồng Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tỉnh Lai Châu đã triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh và điểm đến trên địa bàn. Hằng năm, lượng khách du lịch đến Lai Châu có tốc độ tăng trưởng ổn định, trong đó thị trường khách nội địa truyền thống chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc3 và thị trường khách mới đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh….Thị trường khách quốc tế truyền thống tập trung ở các nước: Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Bỉ… và thị trường khách mới mở rộng ở các nước: Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, Úc...

b) Phát triển sản phẩm du lịch

Một số sản phẩm du lịch hấp dẫn đã được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm, cụ thể:

- Sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh: Bước đầu đã đầu tư, nâng cấp gắn với khai thác bền vững giá trị cảnh quan thiên nhiên, cải tạo cảnh quan môi trường và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, tạo thành hệ thống sản phẩm hấp dẫn4.

- Đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp: Đã tạo được một số điểm nhấn phục vụ khách tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh, ghi hình như “một số đồi chè có cảnh quan đẹp” tại xã Phúc Khoa, thị trấn Tân Uyên, trang trại “Tân Châu Farm” tại thị trấn Tân Uyên; “trang trại trồng rau thủy canh”, “mô hình trồng hoa hồng” tại xã San Thàng (Thành phố Lai Châu); các vườn cây ăn quả đào, mận, lê... tại khu vực xã Giang Ma, xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường).

- Sản phẩm chợ phiên vùng cao: Đã đầu tư nâng cấp kết hợp với tuyên truyền, vận động Nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, ẩm thực và sản vật địa phương phục vụ du khách như: Chợ đêm San Thàng (thành phố Lai Châu), chợ phiên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ), chợ phiên Dào San (huyện Phong Thổ). Đến nay, chợ phiên đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách tham quan, mua sắm, nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.

- Sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm: Tổ chức chương trình, sự kiện du lịch thể thao mạo hiểm như dù lượn (bay trên đỉnh Putaleng), leo núi (chinh phục đỉnh Putaleng), du thuyền (vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản chát, Huổi quảng ...) bước đầu tạo được sự hấp dẫn của du khách.

c) Phát triển dịch vụ

Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm thu hút, khuyến kích các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm vui chơi, giải trí, mua sắm, vận chuyển, lữ hành... Đến nay, các loại hình dịch vụ cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, khách du lịch, khách công vụ khi đến tham quan và làm việc tại Lai Châu.

- Dịch vụ lưu trú: Đến tháng 12/2019 toàn tỉnh có 113 cơ sở, với 2.049/2.200 buồng/phòng đạt tiêu chuẩn đón tiếp khách du lịch5, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế là 1,6 ngày, khách du lịch nội địa là 1,75 ngày, công suất sử dụng phòng đạt bình quân 63%/năm.

- Dịch vụ kinh doanh lữ hành: Toàn tỉnh hiện có 01 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, 04 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa.

- Dịch vụ vận chuyển: Đã thành lập các tổ vận chuyển hành lý phục vụ du khách tham gia loại hình du lịch, dịch vụ taxi, cho thuê xe tự lái và một số hộ kinh doanh dịch vụ cho thuê xe ôtô, xe máy… tại các huyện, thành phố.

- Dịch vụ ẩm thực: Đến nay, toàn tỉnh đã có 132 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống; các quầy bán ẩm thực địa phương; ẩm thực truyền thống ngày càng phát triển, nhất là tại các điểm du lịch6.

- Dịch vụ viễn thông: Từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc và truy cập internet của người dân và du khách. Các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng và phủ sóng cáp quang đến các thôn/bản vùng sâu, vùng xa để mở rộng thị phần và cung cấp dịch vụ internet, wifi rộng khắp.

- Dịch vụ ngân hàng: Mạng lưới ngân hàng ngày càng được mở rộng từ tỉnh đến các huyện, thành phố với các chi nhánh ngân hàng lớn như: Vietinbank, BIDV, Agribank, Liên Việt Post, Ngân hàng Chính sách xã hội… chú trọng đổi mới, ứng dụng công nghệ thông minh và các tiện ích trong sử dụng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, khách du lịch trong thực hiện giao dịch tiền tệ trong nước và quốc tế.

- Dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm: Ngày càng đa dạng thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi truyền thống tại các lễ hội, chợ phiên, điểm du lịch cộng đồng; các mặt hàng địa phương đã có mặt tại các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn toàn tỉnh; phát triển các sản phẩm nghề thủ công truyền thống rèn, dệt, thêu, mây tre đan, chạm khắc bạc…của dân tộc Thái, Mông, Dao, Lự; phát triển sản phẩm nông nghiệp, cây ăn quả ôn đới (chè, mắc ca, đào, mận, sơn tra, cây dược liệu,...). Toàn tỉnh hiện có 39 cơ sở kinh doanh karaoke, xông hơi, tắm thuốc…

- Dịch vụ bổ trợ: Ngày càng được quan tâm phát triển đa dạng như: Thuê trang phục dân tộc, chụp hình lưu niệm…tại các điểm du lịch7.

d) Kết quả hoạt động du lịch

- Giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt 14,6%/năm; trong đó khách quốc tế đạt 13,4%/năm. Tổng doanh thu khách du lịch đến tháng 12/2019 đạt 1.731,034 tỷ đồng.

- Nguồn nhân lực du lịch tính đến tháng 12/2019 có 5.210 lao động, trong đó 970 lao động trực tiếp và 4.240 lao động gián tiếp.

3.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Toàn tỉnh hiện có 25 biên chế quản lý nhà nước về du lịch; Hiệp hội du lịch tỉnh Lai Châu được thành lập với 83 hội viên. Giai đoạn 2016- 2019 đã tổ chức 13 khóa tập huấn kỹ năng nghề du lịch8 cho trên 700 lượt cán bộ, nhân viên, quản lý khách sạn và người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Một số địa phương đã chủ động tổ chức đoàn cán bộ và các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch tham quan học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại tỉnh và các mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái tại các huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà (Lào Cai), huyện Mai Châu (Hòa Bình), huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La (Sơn La)…

3.4. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Lai Châu đã được quan tâm, chú trọng. Hàng năm đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai xây dựng các kế hoạch quảng bá, xúc tiến dưới nhiều nội dung và hình thức; đồng thời thường xuyên cập nhật và đăng tải thông tin du lịch của tỉnh trên website9. Ký kết với tổng đài Viettel và Vinaphone triển khai 547.620 tin nhắn quảng bá du lịch qua thuê bao di động của du khách khi đến địa phận tỉnh Lai Châu. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số thực hiện các chương trình quảng bá và các chương trình trải nghiệm thực tế10; Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu mở chuyên mục giới thiệu về Du lịch Lai Châu.

- Đã thực hiện đặt 11 bốt thông tin du lịch tại các bến xe, khách sạn trên địa bàn tỉnh; in ấn phát hành 5.500 bản đồ du lịch, 500 cuốn sách ảnh du lịch, 5.100 tờ rơi du lịch bằng song ngữ Việt - Anh và thường trực hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin về các điểm du lịch cho các hãng lữ hành, du khách qua điện thoại và hộp thư điện tử... qua đó giúp khách du lịch tiếp cận với những thông tin về du lịch tại Lai Châu một cách chính thống, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.

- Tham gia giới thiệu điểm đến Lai Châu với các hãng lữ hành, du khách trong nước và quốc tế, mở rộng tiếp cận thị trường khách mới các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên tại các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước11. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh trên các website du lịch Lai Châu, các ấn phẩm du lịch và tại các hội chợ, sự kiện du lịch lớn trong nước.

3.5. Liên kết hợp tác phát triển du lịch

- Triển khai thực hiện Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; khai thác hiệu quả tuyến du lịch Vòng cung Tây Bắc; xây dựng, phối hợp với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu hình thành tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà; liên kết phát triển du lịch 02 tỉnh Lào Cai - Lai Châu (đưa vào khai thác hiệu quả tuyến du lịch xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nối với xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu); liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa huyện Tam Đường (Lai Châu) với huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà (Lào Cai); mở rộng liên kết với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam như: Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... nhằm hỗ trợ quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tại các điểm cung cấp thông tin và trên Fanpage về du lịch, thu hút được các đơn vị lữ hành như: Saigontourist, Hanoitourist, Vietravel... đưa khách du lịch đến Lai Châu.

- Phối hợp với các tỉnh Lào Cai - Điện Biên - Hà Giang thảo luận nội dung ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; kết nối tua du lịch từ các tỉnh Tây Bắc (Việt Nam) sang khu vực Bắc Lào và ngược lại.

3.6. Phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch

- Hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp: Tuyến đường thị trấn Tam Đường đi Sì Thâu Chải; hạ tầng khu du lịch cao nguyên Sìn Hồ; hạ tầng kỹ thuật và cải tạo mặt bằng bản văn hóa Mường So; đường Vàng Pheo - Nà Củng; đường đến khu sinh thái và quần thể hang động Pusamcap.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch từng bước được đầu tư phục vụ khách du lịch tại một số điểm du lịch cộng đồng12; nâng cấp chợ San Thàng, thành phố Lai Châu thành điểm tham quan văn hóa hấp dẫn. Hỗ trợ trang thiết bị, xây dựng các chương trình văn nghệ tại các điểm du lịch; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn nghề đan ghế mây cho 10 hộ gia đình dân tộc Dao bản Sì Thâu Chải; hỗ trợ bao bì nông sản cho các sản phẩm: Gạo Tẻ Dâu, bánh khảo, bánh bỏng tại xã San Thàng và sản phẩm Miến dong xã Bình Lư…

- Các dự án du lịch được đầu tư đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả13. Ngoài ra, thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: FLC, Mitsumitsi, Công ty cổ phần Năng lượng ES-LC, Công ty cổ phần đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương, Hội đồng doanh nghiệp gia đình Việt Nam… khảo sát, lập quy hoạch và các phương án đầu tư vào các điểm du lịch tiềm năng tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đường và huyện Phong Thổ…

4. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch

Thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020”, đã tập trung quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng, khai thác, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, điểm nhấn là loại hình du lịch homestay phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm và dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Các bản văn hóa du lịch cộng đồng thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm: Bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ), bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ). Tại các điểm du lịch cộng đồng thường xuyên duy trì đội văn nghệ và sinh hoạt văn hóa dân gian phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, bảo tồn, phát triển sản phẩm chợ phiên trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu.

4.1. Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ

- Kết quả: Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch năm 2015. Hiện nay bản có 10 hộ kinh doanh homestay, mỗi hộ có thể phục vụ từ 8 - 10 khách/ngày; lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan bản khoảng 20.000 lượt người, doanh thu khoảng 6.000 triệu đồng/năm. Các hoạt động du lịch hiện nay của bản: tham quan các hoạt động trải nghiệm cùng với người dân, tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ dân gian, chinh phục đỉnh Sơn Bạc Mây, tắm lá thuốc, tham quan thác Trái Tim,...

- Khó khăn, hạn chế: Mặc dù bản Sin Suối Hồ đã trở thành điểm đến hấp dẫn, tiêu biểu của tỉnh, thu hút khách du lịch; người dân nhiệt tình, tích cực tham gia làm du lịch, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu khách du lịch. Song bản chưa được quy hoạch chi tiết nhằm khai thác triệt để lợi thế, tiềm năng sẵn có; hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch còn hạn chế (nhà truyền thống); hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa còn mang tính tự phát, thiếu định hướng và hoạt động cụ thể (bảo tồn kiến trúc nhà ở, chợ phiên, lễ hội, truyền dạy nghề thủ công...). Thu nhập bình quân/người của bản còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (35,8%); việc khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới (trải nghiệm sinh thái nông nghiệp) còn hạn chế. Ẩm thực truyền thống chưa phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, chưa bảo tồn, phát huy được giá trị của lễ hội....

- Tiềm năng, thế mạnh: Bản Sin Suối Hồ có diện tích đất tự nhiên 830,4ha, nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, bản có tổng số 127 hộ với 672 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Mông. Bản Sin Suối Hồ có địa hình đồi núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng với nhiều khe suối và thác như thác trái tim, thác tình yêu, dòng chảy lưu lượng lớn có tiềm năng khai thác và phát triển thủy điện nhỏ, thủy lợi để khai hoang đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, các cây trồng ưa lạnh, có thể phát triển mô hình trồng rau sạch tại địa phương, chăn nuôi gia súc, gia cầm; từ bản Sin Suối Hồ du khách tham quan du lịch mạo hiểm đỉnh Bạch Mộc Nương Tử cao 3.045m. Nguồn tài nguyên rừng với thảm thực vật phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, có hệ thống cảnh quan thiên nhiên, đẹp: ruộng bậc thang, thác Trái tim là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông.

4.2. Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường

- Kết quả: Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng năm 2016. Lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan bản khoảng 5.000 lượt người, doanh thu khoảng 1.500 triệu đồng/năm. Người dân đã có ý thức làm du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sạch đẹp.

- Khó khăn, hạn chế: Bản chưa được quy hoạch chi tiết, nên chưa phát huy được hiệu quả không gian, cũng như bố trí các khu vực, hoạt động phù hợp để thu hút khách du lịch; hoạt động dịch vụ rất hạn chế, chưa có các hộ làm homestay và các dịch vụ khác. Các hoạt động bảo tồn thiếu định hướng, chưa cụ thể, rõ nét; hạ tầng du lịch còn khó khăn (đường, nhà truyền thống...); chưa phát huy được những lợi thế, tiềm năng sẵn có gắn với phát triển du lịch mạo hiểm và kết nối với các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh khu vực phụ cận.Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; sản xuất nông nghiệp canh tác còn theo lối truyền thống, nhỏ lẻ, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa cung cấp cho du lịch; việc chỉnh trang nhà cửa và vườn tạp còn chậm, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Nghệ thuật trình diễn dân gian chưa phong phú, nghề thủ công truyền thống mai một, chưa xây dựng được sản phẩm văn hóa hấp dẫn khách du lịch.

- Tiềm năng, thế mạnh: Bản Sì Thâu Chải xã Hồ Thầu có diện tích tự nhiên 309 ha, nằm cách trung tâm huyện Tam Đường 8 km và trung tâm thành phố Lai Châu 35 km; bản có 62 hộ với 295 người, 100% là người Dao. Là một bản vùng cao nằm lưng chừng núi, với độ cao gần 1.500 m, người dân tộc Dao đầu bằng vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa dân tộc như: Dệt thổ cẩm, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội (Tủ Cải, Nhảy lửa), nghề thuốc, nghề thủ công truyền thống, kiến trúc nhà ở (nhà trình tường) và nét hoang sơ của bản vùng cao. Ngoài ra, bản Sì Thâu Chải còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi có địa điểm bay dù lượn quốc tế. Từ bản Sì Thâu Chải ngắm thung lũng Bình Lư và thị trấn Tam Đường, khám phá thác Tác Tình, thăm quan các vườn cây ăn quả ôn đới, ruộng bậc thang, cánh đồng dong giềng và chinh phục và khám phá đỉnh Putaleng với độ cao 3049 m.

4.3. Bản San Thàng, xã San Thàng, Thành phố Lai Châu

- Kết quả: Bản San Thàng, xã San Thàng được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng năm 2014, bước đầu đã đón được lượng khách du lịch nhất định thông qua hoạt động chợ phiên, chợ đêm và trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực người Giáy. Người dân đã có ý thức làm du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sạch đẹp. Từ năm 2019 đến nay, lượng khách đến với bản và chợ đêm khoảng 100.000 lượt, doanh thu khoảng 20 tỷ đồng.

- Khó khăn, hạn chế: Bản chưa được quy hoạch chi tiết, nên chưa phát huy được hiệu quả không gian, cũng như bố trí các khu vực, hoạt động phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác, phát huy, thu hút khách du lịch; hoạt động dịch vụ rất hạn chế (homestay, trải nghiệm, hàng lưu niệm..). Không gian văn hóa truyền thống chưa được cải tạo, phát huy để tạo thành điểm nhấn, sự khác biệt; thiếu định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống; nghề thủ công truyền thống chưa được phát huy để tạo thành sản phẩm du lịch, nghệ thuật trình diễn dân gian chưa đa dạng...

- Tiềm năng, lợi thế: Bản nằm ngay sát Trung tâm thành phố Lai Châu, có chợ phiên và chợ đêm San Thàng, là một trong những chợ phiên lớn của tỉnh thu hút lượng lớn người dân đến giao thương. Bản nằm ở vị trí thuận lợi, không gian, kiến trúc đẹp, văn hóa truyền thống khá phong phú; từ bản du khách có thể tham quan, trải nghiệm một số điểm du lịch của huyện Tam Đường: Đồi Thông, ruộng bậc thang Tả Lèng.

4.4. Bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ

- Kết quả: Bản Vàng Pheo được công nhận là bản văn hóa du lịch cấp tỉnh năm 2012. Lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan khoảng 1.000 người, doanh thu khoảng 300 triệu đồng/năm. Các hoạt động du lịch hiện nay của bản: Tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Thái trắng, trải nghiệm đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân bản địa (đánh bắt cá, đi thuyền, tắm suối, tham quan hang động, thưởng thức ẩm thực và văn nghệ dân gian: xòe, sạp, chế tác và sử dụng đàn tính...).

- Khó khăn, hạn chế: Bản chưa được quy hoạch chi tiết, cần mở rộng quy mô của bản; cảnh quan môi trường chưa đảm bảo; hạ tầng du lịch chưa được đầu tư; một số hoạt động văn hóa truyền thống cần khôi phục, bảo tồn, phát huy. Thu nhập bình quân/người của bản còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác theo lối truyền thống, chưa có sản phẩm áp dụng công nghệ cao; chưa xây dựng được cảnh quan môi trường; việc khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Chưa tạo được sản phẩm du lịch từ nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán chưa được bảo tồn phát huy gắn với phát triển du lịch, hoạt động trải nghiệm dựa trên lợi thế tự nhiên của bản chưa được phát huy.

- Tiềm năng, thế mạnh: Bản Vàng Pheo, xã Mường So có diện tích tự nhiên 350 ha, nằm cách trung tâm huyện Phong Thổ 11km và trung tâm thành phố Lai Châu 30km; bản có 118 hộ với 486 người, trong đó 100% là dân tộc Thái. Bản có vị trí địa lý đẹp, tựa mình vào núi Pu Khọ Nhọ, là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Là bản thuần dân tộc Thái, còn lưu giữ được cơ bản các nét văn hóa truyền thống: lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu; trang phục, nghề thủ công truyền thống, tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian: Then, xòe, sạp, dân ca, dân vũ; ẩm thực; phong tục tập quán...Đặc biệt từ Vàng Pheo du khách có thể tham quan trải nghiệm các khu vực phụ cận: cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, hang kháng chiến Nà Củng, hang Thẳm Tạo, di chỉ khảo cổ học Nậm Tun, Đền thờ Nàng Han...

4.5. Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường

- Kết quả: Bản Thẳm, xã Bản Hon được công nhận là bản văn hóa du lịch cấp tỉnh năm 2019, hạ tầng du lịch bước đầu được quan tâm đầu tư (đường nội bản, đường thăm quan các điểm trong khu vực bản); người dân thân thiện, nhiệt tình tích cực tham gia các hoạt động du lịch, có ý thức trong công tác bảo tồn.

- Khó khăn, hạn chế: Chưa có quy hoạch chi tiết điểm du lịch; hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa còn thụ động; các hoạt động dịch vụ còn hạn chế; hạ tầng du lịch thiếu đồng bộ; cảnh quan môi trường chưa đảm bảo; kiến trúc nhà ở của một số hộ không phù hợp với truyền thống; chưa phát huy được lợi thế về bản sắc văn hóa độc đáo trong khai thác, phát triển du lịch, nhất là thu hút người dân tham gia. Việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống sau khi được bảo tồn, phục dựng hiệu quả chưa cao. Chưa tạo được sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống, việc bảo tồn, phát huy phong tục tập quán gắn với phát triển du lịch chưa thường xuyên, ẩm thực truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian chưa đa dạng....

- Tiềm năng, thế mạnh: Bản Thẳm có tổng diện tích tự nhiên 225,54 ha; có động Đông Pao đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh; nằm trên trục đường nội tỉnh; bản cách thành phố Lai Châu 8km; cách trung tâm thị trấn Tam Đường 12km. Với dân số 41 hộ, 191 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Lự sinh sống hầu hết vẫn lưu giữ nguyên các nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Bản có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đường giao thông thuận tiện từ Quốc lộ 4D đi vào (100% đã được bê tông hóa, cứng hóa); đường nội bản đã được bê tông hoá tạo thuận lợi cho việc tham quan của du khách; người dân sống hài hoà, thân thiện, bản sắc văn hóa đặc trưng.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

1.1. Về bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

- Một số bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ. Hình thức bảo tồn, phát huy còn trong phạm vi hẹp, mới tập trung khôi phục các lễ hội tiêu biểu, bảo tồn một số làn điệu dân ca, dân vũ, tổ chức lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể một số dân tộc. Việc duy trì và phát huy sau khi được bảo tồn, phục dựng chưa thực sự hiệu quả.

- Chưa có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân Nhân dân tham gia trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

- Việc bảo tồn nghề thủ công, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, các sản phẩm truyền thống như: Dệt thổ cẩm, đan lát, thêu thùa... không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp.

- Không gian văn hóa và kiến trúc nhà truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn có nguy cơ bị thu hẹp và mai một, do quá trình đô thị hóa và xu hướng thẩm mỹ. Việc nghiên cứu, định hướng hoạt động bảo tồn tại các điểm du lịch đã được công nhận chưa cụ thể và chưa có sự hỗ trợ, can thiệp của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng phá vỡ bản sắc văn hóa truyền thống nhất là trong kiến trúc nhà ở, cảnh quan môi trường.

- Hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch còn hạn chế, chủ yếu là các điểm du lịch cộng đồng song chưa phong phú, chất lượng, hiệu quả còn thấp. Các điểm du lịch cộng đồng đã quan tâm đến công tác bảo tồn bản sắc văn hóa, một số sản phẩm thủ công truyền thống đã được phát triển thành sản phẩm du lịch, tuy nhiên còn mang tính tự phát, số lượng chưa nhiều, chất lượng, hiệu quả đạt được chưa cao. Sản phẩm du lịch cộng đồng đã được hình thành song hầu hết chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa tạo được sự cạnh tranh nổi trội trong thị trường du lịch khu vực và cả nước.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, dân tộc ở các địa phương còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

- Nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho các hoạt động văn hóa còn thấp, đặc biệt cho việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư cho phát triển văn hóa, nhất là cho hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc còn hạn chế.

1.2. Về hoạt động du lịch

- Chưa có chính sách cụ thể cho phát triển du lịch, kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020” chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có; thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách còn thấp.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tại một số khu, điểm phát triển chậm, thiếu đồng bộ. Thiếu các dự án đầu tư lớn, đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm quy mô, chất lượng cao; hệ thống biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch. Chưa có cáctrạm dừng chân ngắm cảnh gắn với cung cấp thông tin du lịch và giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh.

- Sản phẩm du lịch, quà lưu niệm còn đơn điệu, thiếu tính đặc trưng, chưa có sản phẩm du lịch chất lượng cao và tính cạnh tranh nổi trội tại khu vực. Các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số được tổ chức còn khiêm tốn cả về quy mô và mức kinh phí, chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch văn hóa có sức hút đối với khách du lịch.Thiếu các dịch vụ bổ trợ cho du lịch như: vui chơi giải trí, khu ẩm thực, khu mua sắm, khu giao lưu văn hóa nghệ thuật… để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch thiếu chuyên nghiệp; trình độ chuyên môn một bộ phận cán bộ làm công tác du lịch từ tỉnh tới cơ sở còn yếu; đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phần lớn chưa qua đào tạo chuyên ngành dịch vụ, du lịch. Thiếu đội ngũ lao động có tay nghề và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch có trình độ ngoại ngữ.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thiếu chuyên nghiệp và hiệu quả. Một số loại hình thông tin có hình thức và nội dung chưa phong phú; công tác quảng bá qua mạng internet và trang mạng xã hội chưa được triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài còn thiếu chủ động, hình ảnh du lịch Lai Châu chưa đến được các thị trường quốc tế.

- Tính liên kết của du lịch Lai Châu với các địa phương, các trung tâm du lịch lớn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường tại một số điểm du lịch chưa được giải quyết triệt để; một số điểm du lịch chưa có dịch vụ wifi phục vụ nhu cầu truy cập, tra cứu thông tin của du khách; chưa xây dựng được quy hoạch chi tiết các khu du lịch.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

a) Về bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

- Địa hình núi cao, chia cắt, rộng,dân cư sống không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn; thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; không gian sống, môi trường thực hành di sản văn hóa cũng bị ảnh hưởng.

- Các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền thực hiện các hoạt động chống phá, âm mưu “diễn biến hòa bình”, thành lập “Nhà nước Mông”, truyền đạo trái pháp luật...lôi kéo đồng bào các dân tộc tin theo, từ bỏ văn hóa truyền thống.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, thông tin, các phương tiện nghe, nhìn hiện đại và sản xuất hàng hóa đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, thị hiếu và nhu cầu thẩm mỹ của người dân dẫn đến xu hướng vay mượn, đồng hóa, lai căng trong văn hóa.

b) Về hoạt động du lịch

- Xa các trung tâm kinh tế lớn, hạ tầng giao thông kém, chỉ duy nhất bằng đường bộ.

- Thiếu các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh và liên kết, phối hợp tạo thành một hệ thống cung ứng dịch vụ hiện đại, chất lượng cao. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn có ít, năng lực hoạt động hạn chế, chưa chủ động, tích cực khai thác các tua du lịch hấp dẫn của địa phương.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, việc đầu tư cho hạ tầng du lịch còn thấp, chủ yếu lồng ghép với các nguồn vốn khác nên hiệu quả không cao.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

a) Về bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, các ngành về vị trí, vai trò cũng như công tác phối hợp giữa các các cấp, các ngành trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc còn hạn chế.

- Công tác tham mưu của Ngành văn hóa có thời điểm, có việc chưa chủ động, kịp thời; việc phối hợp, hướng dẫn bảo tồn các giá trị văn hóa đối với cấp cơ sở còn hạn chế; công tác đánh giá hiệu quả sau bảo tồn chưa thường xuyên.

- Chưa có cơ chế, chính sách, lộ trình thực hiện cụ thể về công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy văn hóa tốt đẹp của các dân tộc và hỗ trợ nghệ nhân.

- Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh tới cơ sở còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Đội ngũ cán bộ cơ sở vùng dân tộc và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch chưa có định hướng, lộ trình, nguồn lực thực hiện cụ thể.

b) Về hoạt động du lịch

- Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội địa phương còn nhiều bất cập, chưa quan tâm, quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch.

- Công tác phối hợp trong triển khai thực hiện phát triển du lịch còn chưa chặt chẽ, việc trao đổi thông tin đôi khi chưa kịp thời; công tác hướng dẫn, tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để đảm an ninh du lịch còn hạn chế.

- Hoạt động xã hội hóa cho phát triển du lịch chưa được quan tâm thực hiện, nguồn ngân sách địa phương đầu tư hạ tầng du lịch còn ít, chủ yếu phải dựa vào việc lồng ghép với các nguồn vốn khác; chưa có cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương về hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch để thu hút đầu tư.

- Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, chưa có những doanh nghiệp lớn, chưa đủ sức giữ vai trò chủ lực để tạo thành một hệ thống cung ứng dịch vụ hiện đại, chất lượng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong tỉnh chủ yếu khai thác thị trường khách trong tỉnh đi du lịch trong nước, chưa chú trọng việc xây dựng các tua du lịch hấp dẫn tại địa phương để thu hút khách trong nước và quốc tế đến du lịch tại tỉnh.

- Công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, hiệu quả để phát triển du lịch địa phương còn hạn chế; nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Phần thứ ba

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của tỉnh; là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền, Nhân dân là chủ thể thực hiện.

- Bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc phải gắn với ngăn chặn, xóa bỏ hủ tục lạc hậu; đồng thời phát triển văn hóa, xây dựng con người mới, nếp sống mới, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Lai Châu.

- Giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc phải trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển du lịch. Lấy bảo tồn, phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc làm điều kiện cốt lõi để xây dựng môi trường du lịch bền vững, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch Lai Châu.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Tập trung nghiên cứu, bảo tồn, trao truyền giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tỉnh Lai Châu một cách khoa học và hệ thống. Khơi dậy, phát huy tiềm năng giá trị, di sản văn hóa, hướng tới hình thành một số không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu, xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong Nhân dân. Huy động nguồn lực đầu tư, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021-2025

(1). Hằng năm, phấn đấu mỗi dân tộc được bảo tồn ít nhất 01 di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp, trong đó ưu tiên: Lễ hội, chữ viết, ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian.

(2). Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 02 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; xây dựng 03 hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa các dân tộc cư trú thành cộng đồng phục vụ công tác trưng bày chuyên đề gắn với phát triển du lịch.

(3). Xây dựng 05 sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có ít nhất 01 sản phẩm du lịch đạt sản phẩm OCOP 4-5 sao.

(4). Xây dựng 3 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, sản phẩm OCOP, nông sản gắn với các điểm thăm quan, du lịch.

(5). Tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 20%/năm; tổng doanh thu đạt trên 2.350 tỷ đồng.

(6). Phấn đấu xây dựng 01 bản du lịch cộng đồng tiêu biểu quốc gia, tiến tới đề nghị công nhận điểm du lịch cộng đồng ASEAN.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

(1). Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đề nghị UNESCO vinh danh 01 di sản là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; phấn đấu xây dựng mới và nâng tầm thêm 01 bản du lịch cộng đồng thành làng văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của quốc gia.

(2). Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển 01 chợ phiên truyền thống trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, trao đổi sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc.

(3). Tập trung xây dựng 01 - 02 sản phẩm du lịch văn hóa thường niên của tỉnh góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Lai Châu.

(4). Xây dựng 01 - 02 sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ gắn với trải nghiệm văn hóa tốt đẹp các dân tộc.

II. NHIỆM VỤ

1. Giai đoạn 2021- 2025

1.1. Hàng năm trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương các huyện, thành phố bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc cư trú thành cộng đồng gắn với giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, trong đó tập trung ưu tiên:

- Về lễ hội: Nâng tầm quy mô tổ chức, nghiên cứu bổ sung, các hoạt động phần hội trên cơ sở văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc, tốt đẹp, lợi thế của từng địa phương gắn với các hoạt động sự kiện và hoạt động du lịch cộng đồng như: Lễ hội Nhảy lửa (dân tộc Dao) xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường; Lễ hội Then Kin Pang (dân tộc Thái) xã Khổng Lào huyện Phong Thổ; Lễ hội Xòe Chiêng (dân tộc Thái) xã Mường Kim, huyện Than Uyên và xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên; Lễ hội Bun Vốc Nặm (dân tộc Lào) xã Nà Tăm, huyện Tam Đường...

- Về bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo, đặc sắc các dân tộc (gồm âm nhạc, múa, hát và các hình thức trình diễn dân gian khác): Thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu có liên quan; thống kê lập danh sách người nắm giữ và thực hành di sản, tổ chức các lớp truyền dạy trong cộng đồng.

- Về tiếng nói, chữ viết: Thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu về chữ viết của các dân tộc; tổ chức các lớp truyền dạy chữ viết trong cộng đồng.

- Về bảo tồn, phát huy ẩm thực truyền thống đặc sắc của các dân tộc: Thực hiện nghiên cứu, sưu tầm về nghệ thuật, quy trình, bí quyết chế biến, nguyên liệu, gia vị ẩm thực; tổ chức lớp truyền dạy; phát triển dịch vụ ẩm thực dân tộc tại các điểm du lịch cộng đồng, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu ẩm thực truyền thống bằng nhiều hình thức.

- Về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc: Thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tài liệu, tổ chức lớp truyền dạy trong cộng đồng.

- Về bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống tiêu biểu các dân tộc: thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tài liệu, tổ chức lớp truyền dạy trong cộng đồng, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống thông qua hoạt động sự kiện nhằm phát triển, sản xuất quà lưu niệm gắn với nghề thủ công truyền thống, phát triển đa dạng hóa mẫu mã tại các điểm du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho du khách tham quan, trải nghiệm, hướng tới sản xuất hàng hóa. Khuyến khích thành lập Hợp tác xã sản xuất sản phẩm văn hóa truyền thống: Dệt, mây tre đan, ẩm thực... gắn với kinh doanh dịch vụ du lịch.

1.2. Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu có liên quan đến di sản; xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa, các dân tộc cư trú thành cộng đồng phục vụ công tác trưng bày chuyên đề; hỗ trợ nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, người nắm giữ và thực hành di sản sưu tầm, truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc gắn với phát triển du lịch

a) Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 02 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Đối tượng: 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Trò chơi Kéo co trong nghi lễ dân tộc Thái; Lễ Tủ cải dân tộc Dao; Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông; Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lự); 02 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Nghệ thuật Múa xòe,Then dân tộc Thái).

- Nội dung:

+ Tổ chức các lớp truyền dạy di sản gắn với phát triển đội văn nghệ, nghề thủ công truyền thống; duy trì thường niên lễ hội, thành lập câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian, từ đó bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong cộng đồng.

+ Hỗ trợ nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, người nắm giữ và thực hành di sản sưu tầm, truyền dạy trong cộng đồng.

+ Thực hành, trình diễn di sản phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn.

b) Xây dựng 03 hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

- Đối tượng: Tri thức dân gian về ẩm thực truyền thống dân tộc Thái, xã Mường So, huyện Phong Thổ; tri thức dân gian về y, dược học dân tộc Dao huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ; nghệ thuật múa Xòe dân tộc Hà Nhì huyện Mường Tè và huyện Phong Thổ.

- Nội dung:

+ Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu có liên quan đến di sản, thống kê lập danh sách người nắm giữ và thực hành di sản, thực hiện cam kết cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản, xác định bản đồ phân bố di sản.

+ Tổ chức các lớp truyền dạy, thành lập câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian từ đó bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong cộng đồng.

+ Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

c) Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu có liên quan đến di sản; xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa, các dân tộc cư trú thành cộng đồng phục vụ công tác trưng bày chuyên đề; hỗ trợ nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân sưu tầm, truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc gắn với phát triển du lịch

- Đối tượng:

+ Di sản văn hóa của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng (gồm các dân tộc: Thái, Mông, Dao, Lào, Lự, Giáy, Kháng, Khơ Mú, Cống, Mảng, La Hủ, Hà Nhì, Si La); Chợ phiên tiêu biểu và vùng văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Trang phục và trang sức; công cụ và sản phẩm nghề thủ công truyền thống; công cụ, dụng cụ thực hành phong tục và tín ngưỡng tốt đẹp, trò chơi dân gian, nhạc cụ.

- Nội dung:

+ Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

+ Hỗ trợ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân sưu tầm, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.

+ Tổ chức phục dựng, tái hiện và hoàn thiện phim tư liệu về văn hóa các dân tộc, chợ phiên tiêu biểu và vùng văn hóa phục vụ trưng bày, quảng bá, giáo dục truyền thống lịch sử.

+ Nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, lập hồ sơ hộ chiếu hiện vật dân tộc.

+ Thực hiện trưng bày bộ sưu tập hiện vật theo chuyên đề gắn với tái hiện lễ hội, trình diễn và trải nghiệm nghệ thuật trình diễn dân gian, ẩm thực, nghề thủ công, trò chơi dân gian nhằm tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch.

1.3. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng

(1). Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Mông bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ gắn với du lịch sinh thái, nông nghiệp.

a) Xây dựng phương án sắp xếp không gian điểm du lịch, tạo cơ sở cho bố trí, sắp xếp không gian văn hóa, các công trình hạ tầng du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường, lắp đặt nhà vệ sinh thông minh và máy lọc nước… một cách hợp lý, khoa học, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư và cảnh quan chung của điểm du lịch...

b) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với du lịch

- Tổ chức truyền dạy nghề thủ công truyền thống (nhuộm chàm, kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, chế tác nhạc cụ (khèn, sáo, đàn môi)); nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ) gắn với phát triển đội văn nghệ quần chúng; ẩm thực truyền thống, đồng thời bổ sung các thực đơn ẩm thực phù hợp với các đối tượng khách.

- Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách.

- Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản thành nhà truyền thống (bảo tàng thu nhỏ), có không gian tổ chức các hoạt động trình diễn dân gian (văn nghệ, nghề thủ công...), biểu diễn, giao lưu văn nghệ, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống; trưng bày, giới thiệu hiện vật đời sống văn hóa, sản phẩm nông sản, ẩm thực, sản phẩm OCOP, quà tặng lưu niệm dân tộc Mông.

- Phát triển chợ phiên truyền thống gắn với không gian trải nghiệm bản sắc văn hóa tốt đẹp và đời sống sinh hoạt cộng đồng dân tộc Mông.

c) Trải nghiệm du lịch sinh thái, nông nghiệp

- Xây dựng phương án trồng các loại cây ăn trái phù hợp với vùng khí hậu, gắn với văn hóa đồng bào dân tộc Mông: Sơn tra, đào, lê, mận….

- Phát triển mô hình trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch tại chỗ cho Nhân dân và du khách.

- Tiếp tục phát triển cây hoa Lan vừa trở thành sản phẩm hàng hóa vừa cải tạo cảnh quan môi trường thu hút khách tham quan (vườn địa Lan lớn, con đường địa Lan), cải tạo nâng cấp đường đến thác Trái tim, thác Tình yêu, đỉnh Sơn Bạc Mây.

- Từ điểm du lịch, hướng dẫn du khách khám phá rừng nguyên sinh, thác Tình Yêu, thác Trái Tim, những con suối, cánh đồng lúa chín, các loại địa lan, cánh rừng thảo quả.. hay chinh phục đỉnh Bạch Mộc Nương Tử, đỉnh Sơn Bạc Mây...

(2). Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Dao (nhóm ngành Dao Đầu bằng) bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường gắn với du lịch mạo hiểm (dù lượn, chinh phục đỉnh Putaleng).

a) Xây dựng phương án sắp xếp không gian điểm du lịch, tạo cơ sở cho bố trí, sắp xếp không gian văn hóa, các công trình hạ tầng du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường… một cách hợp lý, khoa học, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư và cảnh quan chung của điểm du lịch

b) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với du lịch

- Tổ chức truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc) gắn với phát triển đội văn nghệ; nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, đan mũ lông đuôi ngựa, nghề mây tre đan); tri thức dân gian về y dược học tiến tới xây dựng hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; ẩm thực truyền thống, đồng thời bổ sung các thực đơn ẩm thực phù hợp với các đối tượng khách

- Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách; duy trì thường niên lễ hội Nhảy lửa và Lễ Tủ cải.

- Xây dựng vườn thuốc nam, điểm tắm thuốc nam, tạo thương hiệu sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe từ tri thức dân gian về y dược học.

- Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản thành nhà truyền thống (bảo tàng thu nhỏ), có không gian tổ chức các hoạt động trình diễn dân gian (văn nghệ, nghề thủ công...), biểu diễn, giao lưu văn nghệ, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống; trưng bày, giới thiệu hiện vật đời sống văn hóa; sản phẩm nông sản, ẩm thực, sản phẩm OCOP, quà tặng lưu niệm dân tộc Dao.

- Cải tạo cảnh quan môi trường, không gian văn hóa truyền thống như hàng rào cây xanh hoặc hàng rào đá, cổng vào các hộ gia đình, trồng hoa, cây cảnh dọc đường nội bản, cây đặc trưng: Đào chín sớm, sơn tra, móc…

c) Trải nghiệm du lịch mạo hiểm

- Phối hợp với Câu lạc bộ Dù lượn xây dựng điểm bay dù lượn quốc tế và hàng năm tổ chức biểu diễn dù lượn.

- Chinh phục đỉnh Putaleng.

- Khám phá bản Bình Luông - Thác Tác tình - bản Sì Thâu Chải - ruộng bậc thang - cánh đồng dong riềng.

- Trải nghiệm đi xe đạp địa hình vòng quanh bản, thác Tác Tình, ngắm cảnh thị trấn Tam Đường, trải nghiệm hoạt động thường nhật của người dân trong bản (làm nương, nghề thủ công, hái thuốc nam...).

(3). Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Giáy bản San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu theo hướng du lịch cộng đồng gắn với chợ phiên và chợ đêm San Thàng.

a) Xây dựng phương án sắp xếp không gian điểm du lịch, tạo cơ sở cho bố trí, sắp xếp không gian văn hóa, các công trình hạ tầng du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường… một cách hợp lý, khoa học, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư và cảnh quan chung của điểm du lịch

b) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với du lịch

- Tổ chức truyền dạy nghề thủ công (làm giày vải); tri thức ẩm thực; kỹ thuật sử dụng nhạc cụ (Pí kẻo); nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ).

- Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách; duy trì thường niên Lễ hội Tú Tỷ.

- Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản thành nhà truyền thống (bảo tàng thu nhỏ), có không gian tổ chức các hoạt động trình diễn dân gian (văn nghệ, nghề...), biểu diễn, giao lưu văn nghệ, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống; trưng bày, giới thiệu hiện vật đời sống văn hóa; sản phẩm nông sản, ẩm thực, sản phẩm OCOP, quà tặng lưu niệm dân tộc Giáy.

- Duy trì, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chợ phiên, chợ đêm San Thàng gắn với ẩm thực dân tộc. Đa dạng các sản phẩm dịch vụ ăn uống, ngoài ẩm thực truyền thống còn bổ sung các thực đơn ẩm thực phù hợp với các đối tượng khách.

- Cải tạo lại không gian văn hóa truyền thống của bản với các hàng rào đá cuội dọc đường nội bản, cổng, bờ rào các hộ gia đình. Cải tạo cảnh quan môi trường, di dời khu chăn nuôi, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, trồng hoa, cây cảnh dọc đường nội bản.

c) Phát triển chợ phiên và chợ đêm San Thàng

- Nâng cao chất lượng, tổ chức các hoạt động tại chợ đêm gắn với giới thiệu và quảng bá văn hóa truyền thống các dân tộc.

- Phát huy, nâng cao chất lượng ẩm thực, chất lượng dịch vụ ẩm thực dân tộc Giáy và ẩm thực các dân tộc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phong phú của các sản phẩm ẩm thực đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Xây dựng phương án sắp xếp bố trí khu vực bán, giới thiệu nông sản và sản vật địa phương, sản phẩm văn hóa, nghề thủ công truyền thống tiêu biểu các dân tộc... quảng bá giới thiệu văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn cho phù hợp, khoa học giữa khu vực văn hóa, ẩm thực, sản phẩm nông sản (đồ tươi sống) tại chợ phiên.

d) Hoạt động trải nghiệm

- Hướng dẫn du khách trải nghiệm chợ phiên, chợ đêm San Thàng; tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc Giáy: kỹ thuật làm bờ rào đá, làm bánh, làm giày vải, sử dụng nhạc cụ, giao lưu văn nghệ, lễ hội Tú Tỷ, làm nương...

- Khám phá bản San Thàng - Đồi Thông - Ruộng bậc thang Tả Lèng; quần thể danh thắng Pusamcap.

- Cải tạo đường nối từ bản San Thàng đến các điểm tham quan du lịch phụ cận: Đồi Thông, ruộng bậc thang Tả Lèng. Bảo tồn diện tích ruộng bậc thang Tả Lèng hiện có; nghiên cứu lịch nông vụ, hướng dẫn tổ chức sản xuất vừa tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa tạo cảnh quan, góp phần xây dựng điểm đến hấp dẫn và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch.

(4). Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Thái bản du lịch cộng đồng Vàng Pheo xã Mường So, huyện Phong Thổ gắn với trải nghiệm bản sắc văn hóa.

a) Xây dựng phương án sắp xếp không gian điểm du lịch, tạo cơ sở cho bố trí, sắp xếp không gian văn hóa, các công trình hạ tầng du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường …một cách hợp lý, khoa học, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư và cảnh quan chung của điểm du lịch

b) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với du lịch

- Bảo tồn, phát huy ẩm thực truyền thống: Nghiên cứu, sưu tầm nghệ thuật, tri thức, quy trình, bí quyết chế biến, nguyên liệu, gia vị ẩm thực của dân tộc Thái sau đó xuất bản ấn phẩm, tổ chức lớp truyền dạy trong cộng đồng. Phát triển dịch vụ ẩm thực dân tộc Thái thông qua hệ thống nhà hàng, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu ẩm thực truyền thống bằng nhiều hình thức, hướng đến xây dựng thương hiệu ẩm thực dân tộc Thái Lai Châu, đồng thời bổ sung các thực đơn ẩm thực phù hợp với các đối tượng khách.

- Tổ chức truyền dạy nghề thủ công truyền thống (nghề dệt vải, chế tác đàn tính); nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, nhạc cụ) gắn với phát triển đội văn nghệ; tri thức ẩm thực dân tộc Thái tiến tới xây dựng thương hiệu ẩm thực dân tộc Thái Lai Châu.

- Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách.

- Khôi phục và duy trì thường niên lễ hội Gội đầu cuối năm “Áp hô chiêng”.

- Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng dọc đường nội bản; đầu tư xây dựng kè chống sạt lở hai bên bờ suối Nậm So quanh bản; xây dựng tuyến đường đi bộ ven suối quanh bản (đường vành đai ven suối).

- Cải tạo cảnh quan môi trường, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn trái, cây gia vị ẩm thực đặc trưng dân tộc Thái. Vận động các hộ dân di chuyển, bố trí hệ thống vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh; cải tạo không gian sinh hoạt xanh, sạch, đẹp, phù hợp với văn hóa truyền thống. Phát triển trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm cung cấp nguồn thực phẩm sạch tại chỗ phục vụ Nhân dân và khách du lịch. Xây dựng hệ thống cổng chào, trạm đón tiếp theo văn hóa truyền thống dân tộc Thái.

c) Hoạt động trải nghiệm

- Xây dựng không gian trải nghiệm: Đánh bắt cá, bơi thuyền; trải nghiệm đời sống sinh hoạt hàng ngày (ăn, ở, trò chơi, giao lưu văn nghệ, lao động, sản xuất nông nghiệp, khai thác sản vật…); nghề thủ công truyền thống (chế tác đàn tính, dệt vải, mây tre đan...) tại bản, các homestay theo văn hóa truyền thống.

- Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản thành nhà truyền thống (bảo tàng thu nhỏ) theo kiến trúc truyền thống dân tộc Thái, có không gian tổ chức các hoạt động trình diễn dân gian (Then, Xòe, Đàn tính, nghề thủ công..), biểu diễn, giao lưu văn nghệ; tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống; trưng bày, giới thiệu hiện vật đời sống văn hóa; sản phẩm nông sản, ẩm thực, sản phẩm OCOP, quà tặng lưu niệm dân tộc Thái.

- Tham quan bản, ngắm suối (xây dựng tua đi bộ ven suối, khám phá hệ thống hang động (Hang kháng chiến Nà Củng, hang Thẳm Tạo), đền thờ Nàng Han, di chỉ khảo cổ học Nậm Tun, tìm hiểu hệ sinh thái rừng, khu sinh thái và chợ phiên khu vực Dào San; tắm suối nước nóng Vàng Pó, tham quan mua sắm tại khu vực cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng...). Phát triển các dịch vụ khác như: Cho thuê trang phục dân tộc, dịch vụ ẩm thực, bơi, chèo thuyền...

- Trùng tu, tôn tạo các điểm di tích đã xếp hạng như hang kháng chiến Nà Củng, hang Thẳm Tạo, đền thờ Nàng Han, di chỉ khảo cổ học Nậm Tun, quy hoạch rừng; bảo tồn, phát triển chợ phiên truyền thống Dào San và quy hoạch các điểm bán hàng, mua sắm, trưng bày, giới thiệu tại khu vực cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, dịch vụ tắm khoáng nóng Vàng Pó… tạo điểm tham quan, tìm hiểu khu vực phụ cận hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

(5). Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Lự bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường gắn với bản sắc văn hóa độc đáo.

a) Xây dựng phương án sắp xếp không gian điểm du lịch, tạo cơ sở cho bố trí, sắp xếp không gian văn hóa, các công trình hạ tầng du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường … một cách hợp lý, khoa học, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư và cảnh quan chung điểm du lịch

b) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo gắn với du lịch

- Tổ chức truyền dạy nghề thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, nghề mây tre đan; chế tác và sử dụng nhạc cụ (sáo mẹ, sáo con); nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ); ẩm thực truyền thống, đồng thời bổ sung các thực đơn ẩm thực phù hợp với các đối tượng khách.

- Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở, công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách.

- Cải tạo nâng cấp đường từ trung tâm Bản Thẳm đến Động Bản Thẳm, cầu qua suối vào động, điện lưới, hệ thống điện chiếu sáng và các hạng mục phụ trợ khác..., duy trì thường niên Tết Cơm mới.

- Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản thành nhà truyền thống (bảo tàng thu nhỏ), có không gian tổ chức các hoạt động trình diễn dân gian (văn nghệ, nghề dệt thổ cẩm...), biểu diễn, giao lưu văn nghệ, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống; trưng bày, giới thiệu hiện vật đời sống văn hóa; sản phẩm nông sản, ẩm thực, sản phẩm OCOP, quà tặng lưu niệm dân tộc Lự.

- Cải tạo cảnh quan môi trường, không gian văn hóa truyền thống như: Hàng rào cây xanh, cổng vào các hộ gia đình, di dời khu chăn nuôi, cải tạo hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải; cải tạo đường nội bản theo hướng thân thiện với môi trường.

- Hướng dẫn du khách khám phá, tham quan làng bản (đánh bắt cá, làm ruộng, nương, làm vườn, trồng cây...). Trải nghiệm văn hóa dân tộc Lự: Dệt thổ cẩm, nhuộm răng đen, lưu văn nghệ….

1.4. Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, nông sản gắn với các điểm tham quan, ngắm cảnh, chụp ảnh trên cung đường Quốc lộ 4D Sa Pa - Lai Châu nhằm thu hút khách từ Sa Pa sang và thành lập Trung tâm thông tin du lịch tại Sa Pa

- Điểm đỉnh đèo Ô Quý Hồ

- Điểm gần Cầu kính Rồng Mây

- Điểm đèo Giang Ma.

- Thành lập Trung tâm thông tin du lịch tại Sapa.

1.5. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khách du lịch và xây dựng bản du lịch cộng đồng tiêu biểu quốc gia, tiến tới đề nghị công nhận điểm du lịch cộng đồng ASEAN

1.5.1. Hỗ trợ bảo tồn văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch

- Hỗ trợ nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, người nắm giữ và thực hành di sản sưu tầm, truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

- Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa bản thành nhà truyền thống trưng bày, quảng bá văn hóa, sản phẩm địa phương.

- Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách; mua sắm trang thiết bị phục vụ dịch vụ homestay (mỗi bản 10 hộ theo bình chọn của bản).

- Hỗ trợ xây dựng các tiết mục văn nghệ dân gian truyền thống phục vụ khách du lịch.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp đường nội bản, đường dạo và các hạng mục khác.

- Hỗ trợ 01 lần cho các hộ gia đình sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch; xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn đến 05 du lịch cộng đồng

- Hỗ trợ xây dựng bãi đỗ xe, cổng chào, trạm đón tiếp; nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn; hệ thống thu gom rác thải; cải tạo cảnh quan, không gian văn hóa truyền thống.

1.5.2. Phát triển hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Ưu tiên đầu tư xây dựng đường giao thông nối các trục Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đến điểm du lịch và đường nội bộ tại điểm du lịch.

- Hỗ trợ mở tuyến xe Buýt từ thành phố Lai Châu đi Sa Pa và ngược lại trong 02 năm đầu hoạt động; trồng cây xanh đặc trưng của tỉnh dọc tuyến đường từ thành phố Lai Châu đi huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Đầu tư điện chiếu sáng cung đường Lai Châu - Sa Pa (Lào Cai) nhất là tại các khúc cua, điểm cảnh báo nguy hiểm.

- Ưu tiên đầu tư đường vào điểm du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ, nhằm tạo điểm nhấn sản phẩm.

- Bãi đỗ xe: Bố trí khu đất trống phù hợp tổ chức bãi đỗ xe cho các đoàn khách đến tham quan tại 05 bản du lịch cộng đồng.

1.5.3. Phát triển nguồn nhân lực văn hóa gắn với du lịch

- Nâng cao chất lượng nhân lực văn hóa, du lịch cả về quản lý nhà nước, công tác bảo tồn, nghiên cứu, sưu tầm và kỹ năng nghề du lịch. Cử cán bộ làm công tác văn hóa du lịch tham gia các lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về bảo tồn văn hóa gắn với du lịch nhằm nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch do Tổng cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm,... về giá trị văn hóa các dân tộc.

- Mời các chuyên gia về văn hóa, du lịch đến tư vấn về quản lý du lịch, văn hóa; xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng.

- Thực hiện đào tạo kỹ năng nghề du lịch cho cộng đồng 200 lao động, 120 hướng dẫn viên du lịch tại điểm; bồi dưỡng, tập huấn cho 500 lao động tại các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống (xã hội hóa); đào tạo 150 lượt cán bộ quản lý về hoạt động du lịch.

1.5.4. Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch

- Thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch Lai Châu.

- Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa: Khai thác thị trường chính là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Trung du và miền núi Bắc Bộ; từng bước tiếp cận thị trường mới là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

- Phát triển thị trường khách du lịch quốc tế: Tập trung khai thác khách của thị trường Châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Nga…), các nước ASEAN; khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…).

1.5.5. Công tác xúc tiến, quảng bá

- Xây dựng phần mềm quản lý di sản nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch; phần mềm quản lý khách du lịch nhằm thống kê đầy đủ, chính xác lượng khách, đối tượng khách du lịch đến Lai Châu từ đó đề xuất nội dung, hình thức xúc tiến quảng bá phù hợp với thị trường khách du lịch.

- Hàng năm tổ chức ít nhất 01 sự kiện văn hóa du lịch cấp tỉnh; tổ chức sự kiện quảng bá văn hóa du lịch tại các trung tâm du lịch lớn của cả nước: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ.

- Hàng năm quảng bá văn hóa, du lịch trên các báo, tạp chí và tham gia các hội chợ du lịch cấp vùng, quốc tế lớn tại Việt Nam: VITM (Hà Nội), ITE HCM (Thành phố Hồ Chí Minh), BMTM (Đà Nẵng); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá và xúc tiến du lịch như sử dụng mạng xã hội facebook, youtube, twitter, zalo, fanpage và các trang thông tin điện tử (website)... để thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, các nhà đầu tư, xây dựng phim quảng bá du lịch.

- Tổ chức đón các đoàn FAM trip, Press Trip (cho các hãng lữ hành và giới báo chí) trong nước để giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch Lai Châu. Liên kết, phối hợp với Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đón đoàn các đoàn FAM trip, Press Trip quốc tế đến với Lai Châu và vùng Tây Bắc nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch Lai Châu ra thị trường quốc tế.

- Sản xuất phim tổng quan, nghệ thuật trình diễn, lễ hội, nghề thủ công truyền thống; xây dựng và duy trì hoạt động website riêng của các bản.

- Phối hợp với các hãng phim trong và ngoài nước xây dựng các chương trình, bộ phim về văn hóa, du lịch Lai Châu hoặc lồng ghép văn hóa du lịch Lai Châu trong các cảnh quay, góp phần quảng bá du lịch văn hóa của tỉnh.

- Thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá phù hợp với từng phân khúc thị trường khách du lịch, kích cầu, thu hút khách.

1.5.6. Liên kết phát triển phát triển du lịch

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hợp tác 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội.

- Liên kết với các vùng Trung Bộ, Nam Bộ để đưa khách du lịch đến Lai Châu.

- Liên kết với ba tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc để quảng bá và đưa khách đến Lai Châu.

- Mời các doanh nghiệp lữ hành trong nước lên khảo sát, nghiên cứu thị trường du lịch Lai Châu để đưa khách du lịch đến Lai Châu.

- Kết nối giữa điểm du lịch cộng đồng của tỉnh với các điểm tham quan phụ cận: danh lam thắng cảnh, các di tích, khu du lịch sinh thái (chè, nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ), lòng hồ Thủy điện Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát gắn với trải nghiệm văn hóa các dân tộc, từng bước hình thành sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo sự phong phú trong sản phẩm du lịch kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

2. Định hướng đến năm 2030

2.1. Tiếp tục xây dựng và phát triển bản du lịch cộng đồng thành làng văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của quốc gia

- Đánh giá, lựa chọn, đầu tư, xây dựng và phát triển 01 bản văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu trở thành làng văn hóa du lịch đặc trưng.

- Tiếp tục đầu tư:

+ Bãi đỗ xe: Bố trí khu đất trống phù hợp tổ chức bãi đỗ xe cho các đoàn khách đến tham quan làng văn hóa du lịch.

+ Nâng cấp nhà truyền thống và sân lễ hội trở thành nhà bảo tàng thu nhỏ trưng bày và lưu giữ các tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến lịch sử, văn hóa … của dân tộc trở thành điểm đến hấp dẫn tìm hiểu, cung cấp thông tin về văn hóa, du lịch của tỉnh; là nơi cung cấp dịch vụ tại chỗ: Cà phê, giải khát, quà tặng lưu niệm, giới thiệu và bán sản phẩm ẩm thực, nông sản; trình diễn văn hóa dân gian, nghề thủ công truyền thống…

+ Thiết kế, trang trí trong khu vực làng văn hóa du lịch dân tộc mang đậm nét truyền thống, độc đáo: Cổng chào, bảng chỉ dẫn, chọn câu chuyện kể để vẽ bích họa, câu chuyện được kể bằng các hình ảnh lắp ghép thành một câu chuyện xuyên suốt tuyến du lịch gây ấn tượng cho du khách…

2.2. Phát triển chợ phiên truyền thống trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, trao đổi sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc thu hút và đáp ứng nhu cầu mua sắm nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, quà tặng, đồ lưu niệm, sản vật địa phương của khách du lịch

- Hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa du lịch, văn hóa truyền thống giới thiệu và bán tại chợ.

- Liên kết, giới thiệu, bán các sản phẩm nông sản tại chợ để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tìm hiểu của Nhân dân và du khách.

2.3. Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa thường niên của tỉnh góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Lai Châu

Nghiên cứu, tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch thường niên thể hiện được đặc trưng văn hóa, du lịch, nông nghiệp, thế mạnh của tỉnh, tiến tới trở thành sự kiện nhận diện du lịch văn hóa Lai Châu.

2.4. Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ gắn với trải nghiệm văn hóa tốt đẹp các dân tộc.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự phối hợp của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội và sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thực hiện có hiệu quả phân cấp quản lý di tích, danh lam, thắng cảnh, xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động của các ban quản lý di tích, điểm du lịch phù hợp với quy mô, tính chất loại hình, tình hình và điều kiện thực tế ở địa phương. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch vào chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương, đơn vị.

Tăng cường sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí trong tuyên truyền, quảng bá về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

2. Tăng cường nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Ưu tiên triển khai các đề tài khoa học nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc. Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương thông qua việc tư liệu hóa, vật thể hóa di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định giá trị của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.

Quan tâm ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một; nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh. Thực hành bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng; phát huy vai trò của các quy ước, hương ước trong bảo tồn các giá trị văn hóa.

Tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, sáng tạo, phổ biến văn hóa truyền thống trong cộng đồng, gia đình, trường học. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hằng năm... Xây dựng các đội văn nghệ truyền thống thôn bản, câu lạc bộ văn nghệ dân gian cấp xã.

Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các bản, các chợ phiên nhằm bảo lưu, trao truyền các loại hình văn hóa truyền thống như: Nhà ở, nghề thủ công, ẩm thực, các loại hình dân ca, dân vũ, lễ hội… tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,…

Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm việc truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trong các nhà trường. Khuyến khích các tầng lớp Nhân dân sáng tạo và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục lạc hậu.

3. Sử dụng các giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch

Lựa chọn, có định hướng cụ thể đối với việc sử dụng giá trị văn hóa đặc sắc, tốt đẹp các dân tộc trong phát triển du lịch, đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương. Tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc gắn với thực hiện tốt công tác giới thiệu, quảng bá các bản sắc văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của từng dân tộc, địa phương đến với du khách, bạn bè trong và ngoài nước.

Có cơ chế, nguồn lực để sử dụng, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc vào du lịch cộng đồng, tạo thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc; ưu tiên thực hiện đối với một số điểm du lịch cộng đồng có điều kiện, lợi thế, tiêu biểu của tỉnh.

Thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cộng đồng. Lựa chọn các bản, các điểm cộng đồng dân cư có các sản phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc để phát triển du lịch.

Xây dựng cơ chế, nội dung hợp tác và phối hợp để triển khai hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực và các tỉnh, thành trong cả nước trên các lĩnh vực; trao đổi và phổ biến sâu rộng giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, cũng như các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư,…Tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, các cơ quan, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có nhiều cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa truyền thống.

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; tập trung các nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc

Nghiên cứu ban hành các chính sách đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa ở cơ sở, thiết chế du lịch; chính sách hỗ trợ, đãi ngộ các nghệ nhân, người nắm giữ và thực hành di sản trong nghiên cứu, sưu tầm, thực hành truyền dạy; hỗ trợ hoạt động đội văn nghệ quần chúng; chính sách khuyến khích các hoạt động hợp tác, liên kết trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc tốt đẹp các dân tộc... Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tăng cường liên kết với các tỉnh trong khu vực, các tỉnh, thành có thị trường khách du lịch lớn.

Huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Bố trí nguồn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; đồng thời, lồng ghép phù hợp với các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án, các cuộc vận động khác. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Củng cố, kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm,... về giá trị văn hóa các dân tộc tại địa phương có chuyên môn, nghiệp vụ.

Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số. Ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch văn hóa, cộng đồng;tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cách làm du lịch văn hóa cho người dân bản địa ở các điểm du lịch.

Chú trọng phát hiện, xét duyệt, đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân Nhân dân về văn hóa dân gian trong cộng đồng các dân tộc; phát huy vai trò các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng.

6. Tăng cường liên kết, hợp tác trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và phát triển du lịch.

Phối hợp với Đài Phát thanh, Truyền hình Trung ương và các địa phương để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, những tiềm năng du lịch của Lai Châu.

Tiếp tục tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, các sản phẩm du lịch văn hóa tại các trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn trong nước.

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

Đề án được phê duyệt và tổ chức thực hiện sẽ có nhiều tác động tích cực đến kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh.

- Về kinh tế: Xác định được đối tượng ưu tiên đầu tư phát triển, góp phần thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm ổn định cho người dân; hình thành các điểm du lịch cộng đồng giúp người dân địa phương tiếp cận với việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch từ đó nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, là động lực quan trọng giúp đồng bào các dân tộc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp; tiếp thu các yếu tố văn hóa mới phù hợp để giao lưu, hội nhập quốc tế, từng bước hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước.

- Về văn hóa - xã hội: Góp phần giữ gìn các nét đẹp văn hóa truyền thống, phát huy cốt cách của con người Việt Nam, xây dựng lối sống, môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ; gắn với thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa; ngăn ngừa, phòng, chống ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa ngoại lai, tiêu cực; đẩy lùi tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu các giá trị văn hóa mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, hướng về cội nguồn, dân tộc và tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Về quốc phòng - an ninh: Củng cố và phát huy sức mạnh các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bảo tồn, khôi phục và phát triển bản sắc văn hóa một số dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Về môi trường: Góp phần cải tạo cảnh quan, bảo vệ rừng, thảm thực vật, xây dựng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức của người dân, du khách về bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh sáng, xanh, sạch đẹp.

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, thực hiện Đề án có thể phát sinh một số tác động không mong muốn về kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính tất yếu và để hạn chế những tác động này yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ ràng, đầy đủ và đồng thuận trong việc tổ chức triển khai thực hiện đề án.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Tổng vốn dự kiến thực hiện đề án trong giai đoạn 2021-2025 là: 215.580.000.000 đồng (Hai trăm mười lăm tỷ, năm trăm tám mươi triệu đồng chẵn).

- Nguồn vốn thực hiện Đề án: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

- Dự kiến phân kỳ nguồn vốn giai đoạn 2021-2025:

Đvt: Triệu đồng

STT

Phân kỳ theo từng năm

Nguồn vốn

Tổng cộng

Ghi chú

Ngân sách Nhà nước

1

2021

54.850

 

 

2

2022

68.490

 

 

3

2023

32.890

 

 

4

2024

31.750

 

 

5

2025

28.650

 

 

Tổng cộng

215.580

 

 

Hai trăm mười lăm tỷ, năm trăm tám mươi triệu đồng chẵn

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan chủ trì, đầu mối thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chủ trương, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện, đạt được mục tiêu của Đề án.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án, kế hoạch hàng năm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án; tích cực chủ động, nắm bắt thông tin về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Đề án và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tình hình triển khai thực hiện đề án ở các đơn vị; tham mưu tổ chức sơ, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, cơ quan đơn vị, UBND các huyện, thành phố có liên quan, tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ vốn và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách Nhà nước và lồng ghép từ các nguồn vốn khác.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn: Về lịch sử địa phương, giữ gìn bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu; điều tra, nghiên cứu và triển khai các mô hình dự án khôi phục di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa, du lịch của địa phương.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Đưa nội dung giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong chương trình giáo dục địa phương và lồng ghép tích hợp trong các môn học; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thanh phố thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tại các bản xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn theo Quyết định số theo quy định số 30/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, qua hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện cổng thông tin, tuyên truyền các nội dung, sản phẩm của Đề án; xử lý kịp thời những trường hợp đăng, phát và xuất bản nội dung thông tin thiếu khách quan, không chính xác khi tuyên truyền về Đề án.

8. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định các dự án tu bổ, phục hồi di tích theo quy định.

9. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong duyệt, kiểm định các nội dung có liên quan về các nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa.

- Thực hiện công tác nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu văn hóa dân gian các dân tộc trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật.

- Tham mưu, xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số.

10. Ban Dân tộc tỉnh

Thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương.

11. Các Sở: Tài Nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành, lĩnh vực chuyên môn, xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án để triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung của Đề án đã được phê duyệt.

12. Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng các chương trình, chuyên mục về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc nhằm tuyên truyền, giới thiệu về Đề án.

13. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Tăng cường công tác quản lý và phối hợp với các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền cơ sở và Nhân dân, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo quốc phòng và an ninh gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc; góp phần bảo vệ an ninh biên giới, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các dân tộc, tích cực tham gia thực hiện nội dung của Đề án.

- Các Hội chuyên ngành hoạt động tại địa phương phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu theo loại hình di sản và lĩnh vực chuyên ngành.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên địa bàn quản lý theo nội dung Đề án đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao. Hàng năm xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án tại địa phương.

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án ở địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo việc tổ chức thực hiện Đề án về UBND tỉnh qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Căn cứ tình tình hình thực tế của địa phương, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với du lịch nông thôn.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, thường xuyên đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương để thực hiện, đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa.

Trên đây là Đề án bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030./.



1 Ngày hội Văn hóa dân tộc: Thái, Mông, Dao toàn quốc; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam...

2 Gồm: 01 nhà văn hóa cấp tỉnh; 07 nhà văn hóa cấp huyện; 93 nhà văn hóa cấp xã; 883 nhà văn hóa cấp thôn, bản.

3 Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình…

4 Di tích Quốc gia Pusamcap, bản văn hóa dân tộc Mông gắn với hệ thống hang động Gia Khâu 1; động Tiên Sơn, Thác Tác Tình, đỉnh Putaleng (cao 3.049m), đỉnh Tả Liên Sơn (cao 2.993m), đỉnh Bạch mộc Nương Tử (cao 3.040 m), cảnh quan thành phố Lai Châu; bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo, bản Sì Thâu Chải, bản Nà Khương, bản Hon; các lễ hội truyền thống: Then Kin Pang, Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Nàng Han (dân tộc Thái); Tú Tỉ (dân tộc Giáy); Bun Vốc Nậm (dân tộc Lào), Gầu Tào Cha (dân tộc Mông), Tủ Cải (dân tộc Dao), Tết Độc Lập, Đền thờ vua Lê Lợi (thành phố Lai Châu); Quần thể đền thờ vua Lê Thái Tổ và bảo vật quốc gia gắn với lễ hội đua thuyền đuôi én; du lịch lòng hồ thủy điện Lai Châu - Sơn La, thủy điện Bản Chát, Huổi Quảng.

5 Trong đó: 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao,02 khách sạn 3 sao, 23 khách sạn từ 1 - 2 sao và 87 nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê/nhà Homestay.

6 Thịt nướng, thịt sấy, lạp xườn, cá bống vùi tro nóng, cá nướng, trứng kiến, nộm rau rớn, canh bon da trâu, sâu đá…(dân tộc Thái); thịt lợn treo, xương băm nhỏ xào bã đậu, canh rau cải nấu xương, mèn mén, canh đậu tương, bánh dày, bánh ngô…(dân tộc Mông); thịt lợn tẩm bột với trứng, xương quay, nhộng ong, bánh bỏng, bánh khảo, bánh phở…(dân tộc Giáy).

7 Đồi thông Tả Lèng, Sì Thâu Chải, Nà Khương, Bản Hon (huyện Tam Đường); bản Gia Khâu (thành phố Lai Châu); bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ).

8 Nghiệp vụ về quản lý nhà nước về du lịch và kiến thức phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái, lễ tân/buồng, nghiệp vụ lưu trú cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, kỹ năng Homestay, kỹ năng phục vụ khách du lịch và kỹ năng chế biến món ăn, đồ uống, hướng dẫn viên, thuyết minh viên.

9 Laichau.tourism.vn, dulichtaybac.vn, vietnamtourism.gov.vn; báo in, báo điện tử Lai Châu; Tạp chí Du lịch Việt Nam, Báo du lịch, VnExpress, Langvietonline, tintuc.vn; hệ thống các trang mạng xã hội: Facebook, Youtube, Zalo, Fanpage vẻ đẹp du lịch Lai Châu....

10 Chương trình “Nét đẹp dân gian”, chương trình “Nét ẩm thực Việt”, chương trình “S Việt Nam - Hương vị cuộc sống”, chương trình “Phong tục Việt”; chương trình “Đi đâu? Ăn gì?”

11 Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Hoa Ban Điện Biên…và hội chợ du lịch quốc tế thường niên: VITM Hà Nội, ITE thành phố Hồ Chí Minh.

12 Bản Sin Suối Hồ, Vàng Pheo (huyện Phong Thổ); bản Gia Khâu 1,San Thàng 1 (thành phố Lai Châu); bản Sì Thâu Chải, Bản Hon (huyện Tam Đường).

13 Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên, Thác trắng đèo Hoàng Liên Sơn, khách sạn Sky Gate, khách sạn Putaleng (huyện Tam Đường), Khách sạn Hoàng Nhâm (thành phố Lai Châu), hợp tác xã Trái tim (bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/05/2021 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021–2025, định hướng đến 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


823

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.248.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!