Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 498/QĐ-UBND 2022 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số Bình Định

Số hiệu: 498/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 18/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 498/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 18 tháng 02 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Quyết định số 4950/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 74/TTr-BDT ngày 10/02/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- PVP NN;
- Lưu: VT, K3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh Bình Định)

Thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” (sau đây gọi chung là Đề án), Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2025”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nêu trên trên địa bàn tỉnh năm 2022, với một số nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 25/9/2018;

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xây dựng mô hình điểm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, tiến tới nhằm xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số;

- Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới. Góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Ưu tiên và tăng cường nguồn lực trong triển khai thực hiện trên các địa bàn có biểu hiện, nguy cơ cao bất bình đẳng giới;

- Các hoạt động phải thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, bám sát vào sự chỉ đạo của cấp trên phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương và từng nhóm đối tượng;

- Lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch khác đã và đang triển khai để đảm bảo không chồng chéo, tiết kiệm, hiệu quả;

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong tổ chức thực hiện Đề án phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, bám sát Đề án và sự chỉ đạo của Trung ương.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2022

1. Hoạt động thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới

1.1. Thiết kế xây dựng Panô tuyên truyền trực quan về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

Đặt 10 Panô tại Nhà văn hóa xã (hoặc tại nhà văn hóa thôn, làng) của các xã Vĩnh Kim, xã Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh; xã Canh Liên và xã Canh Thuận, huyện Vân Canh; xã An Toàn, xã An Dũng, xã An Hưng và xã An Trung, huyện An Lão; xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân; tiếp tục cấp phát tờ rơi cho các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn.

1.2. Tổ chức các Hội thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền về pháp luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới, chú trọng các đối tượng tại các địa bàn thôn, xã khu vực đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi

Tổ chức 04 Hội thi về bình đẳng giới tại 04 xã trên địa bàn các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, (Dự kiến tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, xã An Vinh, huyện An Lão, xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân). Hình thức sân khấu hóa, đối tượng tham gia dự thi là các chi hội phụ nữ trong xã.

2. Hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

2.1. Nội dung, hình thức thực hiện

- Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, lãnh đạo các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về bình đẳng giới;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hành vi bất bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, luật hôn nhân và gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số; cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn và các sản phẩm truyền thông, tài liệu pháp luật liên quan về bình đẳng giới.

2.2. Số lớp và địa điểm: Tổ chức 04 lớp tập huấn trên địa bàn xã có đông đồng bào DTTS sinh sống, thời gian 01 ngày, số lượng mời 50 đại biểu/lớp (trong đó có 45 đại biểu không hưởng lương/lớp). Tại 04 xã trên địa bàn các huyện: Xã Canh Liên, huyện Vân Canh; xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh; xã An Hưng, huyện An Lão; xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân.

3. Duy trì hoạt động Câu lạc bộ Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới của xã

- Nội dung:

+ Hướng dẫn quy chế hoạt động của 02 mô hình điểm câu lạc bộ “tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới xã” và các kỹ năng tư vấn, tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho đồng bào vùng DTTS;

+ Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, cung cấp các thông tin, phổ biến pháp luật, vận động, tư vấn, can thiệp, hòa giải, hỗ trợ pháp lý về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, phát huy vai trò của người có uy tín, đoàn thanh niên, phụ nữ;

+ Theo dõi và phát hiện những trường hợp có nguy cơ bị bạo lực để kịp thời can thiệp, tư vấn, vận động, ngăn chặn vụ việc.

- Thời gian triển khai: Các thành viên Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng (01 lần/tháng).

- Địa điểm: Tại 02 xã mô hình điểm của 02 huyện (xã An Vinh, huyện An Lão và xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh).

4. Hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án

- Tăng cường quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Đề án; Phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới (bạo hành gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ...) để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa;

- Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương triển khai thực hiện;

Đối với 02 xã mô hình điểm thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/6/2022), hàng năm (trước ngày 15/11/2022) về kết quả thực hiện Đề án, kết quả hoạt động, sinh hoạt câu lạc bộ gửi về Ban Dân tộc tỉnh theo dõi, tổng hợp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện các nội dung trong Kế hoạch là 243.000.000 đồng (Hai trăm bốn mươi ba triệu đồng) được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 4950/QĐ- UBND ngày 13/12/2021 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung đã được phê duyệt;

- Phê duyệt dự toán kinh phí chi tiết;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Mô hình điểm và các hoạt động của Kế hoạch;

- Trong quá trình triển khai thực hiện cho phép Ban Dân tộc tỉnh chủ động điều chỉnh hoặc bổ sung các hoạt động không thực hiện được sang các hình thức phù hợp khác được quy định tại Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND tỉnh và Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổng hợp báo cáo Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch vào cuối năm 2022.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức lồng ghép triển khai các hoạt động liên quan thuộc Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách về bình đẳng giới quốc gia và các hoạt động hỗ trợ.

4. Sở Tư pháp

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh mở các lớp tập huấn tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia tuyên truyền; cung cấp tài liệu, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bình đẳng giới để đưa vào nội dung tuyên truyền.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra các ấn phẩm, tài liệu liên quan đến định kiến giới và mất cân bằng giới tính khi sinh đối với vùng dân tộc thiểu số;

- Phối hợp chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí và hệ thống Đài Truyền thanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền Đề án “Hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Văn hóa và Thể thao

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo việc giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; hướng dẫn đưa các quy định liên quan đến bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của thôn, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa.

7. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện thống nhất và lồng ghép các nội dung hoạt động của Kế hoạch với các chương trình, dự án liên quan của sở, ngành mình.

8. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 04 hội thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền về pháp luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện trong công tác tuyên truyền thực hiện Đề án trên với các tổ chức thành viên.

10. UBND các huyện liên quan

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch này;

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) trước ngày 30/11/2022 để tổng hợp báo cáo Uỷ ban Dân tộc và Bộ, ngành Trung ương theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh năm 2022. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan báo cáo, kiến nghị về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) để xem xét, giải quyết kịp thời./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 498/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.986

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.117.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!