ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 453/QĐ-UBND-HC
|
Đồng Tháp, ngày 14
tháng 4 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG TỈNH
ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (năm 2014) về “Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”;
Căn cứ Chương trình
hành động số 199-CTr/TU ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Tỉnh ủy Đồng Tháp thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước”;
Căn cứ Quyết định số
03/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số
05-NQ/TU ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tạo dựng
hình ảnh tỉnh Đồng Tháp;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 738/TTr-SVHTTDL ngày 05
tháng 4 năm 2021.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát huy giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện
Đề án đạt hiệu quả.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ
trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- TT/TU, TT/HĐND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX.VD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn
Tấn Bửu
|
ĐỀ
ÁN
PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025
TỔNG
QUAN ĐỀ ÁN
I. TÊN ĐỀ ÁN: ĐỀ ÁN
PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025
II. CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐỀ
ÁN: ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
III. CƠ QUAN THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
IV. CƠ QUAN PHỐI HỢP
THỰC HIỆN:
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên.
3. Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
4. Sở Tài chính.
5. Sở Thông tin và
Truyền thông, các cơ quan truyền thông đại chúng trong tỉnh.
6. Sở Giáo dục và Đào
tạo.
7. Sở Tài nguyên và Môi
trường.
8. Đài Phát thanh và
Truyền hình Đồng Tháp.
9. Hội Khoa học Lịch sử
tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
11. Phòng Văn hóa và
Thông tin các huyện, thành phố.
12. UBND các xã,
phường, thị trấn nơi đình tọa lạc.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN: Từ
năm 2021 đến năm 2025.
VI. PHẠM VI THỰC HIỆN: Trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
Chương I
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Các căn cứ quan
trọng của Trung ương
- Luật Di sản Văn hóa
năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Luật Du lịch số
09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.
- Thông tư số
19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (năm 2014) về “Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”.
- Quyết định số
581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến
lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
- Quyết định số
22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số
1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Công văn số
3897/BVHTTDL-VHCS ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông
thôn mới.
- Hướng dẫn số
747/HD-BVHTTDL ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thực hiện Tiêu chí 06 - Cơ sở vật chất văn hóa và Tiêu chí 16 - Văn hóa trong
Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Các căn cứ quan
trọng của địa phương
- Chương trình hành
động số 199-CTr/TU ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Tỉnh ủy Đồng Tháp thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp
hành Đảng bộ Tỉnh về tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp.
- Kế hoạch số
24/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2016-2020.
- Công văn số
175/VPUBND-TH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại
Hội nghị Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và triển khai kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
- Nghị quyết số
80/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Ban hành
Đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020.
- Quyết định số
03/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về
việc ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định số
379/QĐ-UBND-HC ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban
hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020.
- Công văn số
293/VPUBND-THVX ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đoàn Tấn Bửu về việc hoàn
chỉnh Đề án phát huy giá trị đình làng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
Đình làng, một cơ sở
tín ngưỡng được hình thành từ rất sớm, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống
văn hóa của người Việt xưa và nay, là biểu tượng của văn hóa làng xã Việt Nam
nói chung và Nam Bộ nói riêng; nơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng cộng
đồng gắn với đời sống xã hội như một dạng thiết chế văn hóa đa chức năng ở làng
xã, là nguồn mạch nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tinh thần của cư dân nông
nghiệp.
Với ba chức năng chính:
tín ngưỡng dân gian, hành chính và sinh hoạt văn hóa, đình làng hội tụ
nhiều nét kiến trúc - nghệ thuật thuộc văn hóa vật thể; nơi diễn ra các hoạt
động văn hóa cộng đồng, văn hóa phi vật thể như: nghi lễ, lễ hội, phong tục tập
quán, văn hóa dân gian...; nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống về đất
và người của một địa phương; nguồn cảm hứng để người dân sáng tạo nên các giá
trị văn hóa mới, trong đó bao gồm các giá trị văn hóa đặc sắc đã ăn sâu vào đời
sống cộng đồng. Tuy nhiên, ngày nay văn hóa Nam Bộ nói chung, tỉnh Đồng Tháp
nói riêng có nhiều thay đổi: sự xuất hiện và phát triển của nhiều hình thái
sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật mới; sự phát triển của truyền thông đa phương
tiện; nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng có chiều hướng
giảm; quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh chóng; các giá trị văn hóa
mang đậm bản sắc dân tộc, địa phương dần bị mai một… ảnh hưởng không nhỏ đến
vai trò của đình làng đối với cộng đồng xã hội.
Cùng với cả nước tỉnh
Đồng Tháp đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, trong đó tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa là một trong những
tiêu chí rất quan trọng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa tinh thần, sinh hoạt cộng đồng của người dân; theo hướng dẫn
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương có thể tận dụng đình làng để
thực hiện chức năng của Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng cấp xã vẫn tính
đạt tiêu chí này; đồng thời, Đề án sẽ đưa một số ngôi đình có giá trị tiêu biểu
về kiến trúc - nghệ thuật, lịch sử vào các tour, tuyến du lịch góp phần thực
hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch của tỉnh, Đề án tạo dựng hình ảnh địa
phương; tiết kiệm ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng để hoàn thành tiêu chí Cơ
sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới; đặc biệt Đề án là cơ sở rất
quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị đình làng trên địa bàn tỉnh trong thời
kỳ hội nhập quốc tế.
Chương II
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP
I.
HIỆN TRẠNG ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP
Toàn tỉnh Đồng Tháp có
96 ngôi đình tọa lạc tại 11 huyện, thành phố (huyện Tháp Mười không có đình
làng).
Trong đó được phân cấp
xếp hạng di tích như sau:
1. Đình được xếp hạng
Di tích Quốc gia: có
04 ngôi đình.
Đình Long Khánh (xã
Long Khánh A, huyện Hồng Ngự), Đình Tân Phú Trung (xã Tân Phú Trung, huyện Châu
Thành), Đình Phú Hựu (thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành), Đình Định Yên (xã
Định Yên, huyện Lấp Vò).
Di
tích Quốc gia: Đình thần Định Yên Xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
2. Đình được xếp hạng
Di tích cấp Tỉnh: có
26 ngôi đình.
Đình Tân An Trung, Đình
Tòng Sơn, Đình Cai Châu, Đình Long Khánh, Đình Bình Thạnh Trung (huyện Lấp Vò);
Đình Vĩnh Thới - Tân Hòa, Đình Tân Dương (huyện Lai Vung); Đình thần Vĩnh
Phước, Đình Tân Qui Tây (thành phố Sa Đéc); Đình Phú Thành A, Đình An Long,
(huyện Tam Nông); Đình Tân
Di
tích cấp Tỉnh: Đình thần Vĩnh Phước phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Long, Đình An Phong
(huyện Thanh Bình); Đình Mỹ Long, Đình Thượng Văn (huyện Cao Lãnh); Đình Tân
An, Đình Tân Tịch, Đình Mỹ Ngãi, Đình Tân Thuận Tây, Đình Tịnh Thới (thành phố
Cao Lãnh); Đình Thường Lạc, Đình Tân Hội (thành phố Hồng Ngự); Đình Tân Nhuận
Đông (huyện Châu Thành); Đình Thường Phước, Đình Long Thuận (huyện Hồng Ngự);
Đình Ngã ba Thông Bình (huyện Tân Hồng).
3. Đình chưa được xếp
hạng Di tích nhưng có trong danh mục kiểm kê di tích: có 14 ngôi đình.
Đình Tân Phú, Đình Tân
Hòa, Đình Tân Thạnh (huyện Thanh Bình); Đình Mỹ Hội, Đình Trà Bông, Đình Bình
Hàng Trung (huyện Cao Lãnh); Đình An Nhơn, Đình Mỹ Thạnh (thành phố Cao Lãnh);
Đình Tân Xuân (huyện Châu Thành); Đình Phong Hòa (huyện Lai Vung); Đình Phú
Thọ, Đình Phú Cường, Đình Phú Đức, Đình Phú Hiệp (huyện Tam Nông).
Đình
thần Bình Hàng Trung
Xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp
4. Đình chưa được xếp
hạng Di tích và chưa có trong danh mục kiểm kê di tích: có 52 ngôi đình (Danh
sách kèm theo tại Phụ lục I).
II.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP
1. Mặt tích cực đã phát
huy
- Đình làng tỉnh Đồng
Tháp cũng như đình làng Nam Bộ hầu hết được mô phỏng theo đình làng miền Bắc,
được định hình từ thế kỷ XVI; qua quá trình mấy trăm năm khai hoang mở đất được
thiết chế theo điền lệ chính thống của Triều Nguyễn nên có những quy định chặt
chẽ hơn nhưng vẫn mang đậm kiến trúc văn hóa Việt.
- Thời gian qua đình
làng được lãnh đạo Tỉnh rất quan tâm chỉ đạo trùng tu tôn tạo, phục dựng lại
nguyên trạng; một số lễ hội truyền thống được khôi phục về hình thức, quy mô tổ
chức các hoạt động ngày càng mở rộng thu hút sự quan tâm và tham gia của quần
chúng Nhân dân.
- Hoạt động tín ngưỡng
tại các đình làng ổn định, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, tuân thủ pháp
luật, đảm bảo an ninh - trật tự, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân; đồng
thời lưu giữ, kế thừa những giá trị văn hóa lịch sử riêng của vùng đất Nam Bộ,
của tỉnh Đồng Tháp và các địa phương.
- Trong sinh hoạt đình
làng các nghi thức, hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ; trong lễ hội thời gian
phần lễ được rút ngắn, kéo dài phần hội với nhiều nội dung hấp dẫn nhằm đáp ứng
nhu cầu tâm linh, vui chơi giải trí cho người dân.
- Ngày nay đình làng
không chỉ là thiết chế văn hóa tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, nơi sinh hoạt
tín ngưỡng dân gian, sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi tuyên truyền giáo dục
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tri ân các anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền nhân
có công trong việc khai hoang, mở cõi, lập ấp, lập làng; đình làng cũng là nơi
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trong tỉnh như Kinh, Hoa, Khmer Nam
bộ,… đoàn kết cùng nhau xây dựng và phát triển vùng đất mới - vùng đất Đồng
Tháp ngày nay.
Ngoài ra, đình làng còn
đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư như chức năng một thiết chế
văn hóa (Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, Nhà Văn hóa ấp): tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, học tập cộng đồng,
xây dựng và thực hiện Quy ước khóm, ấp và các nội dung khác trong Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tuyên truyền thực hiện các nhiệm
vụ chính trị tại địa phương.
2. Mặt cần khắc phục
- Kiến trúc một số đình
làng trong tỉnh bị thay đổi, không phù hợp, không giữ được nguyên gốc (mái
ngói âm dương cổ kính bị thay bằng mái tôn; tượng cổ thay bằng tượng thạch cao;
cột đình gỗ thay bằng cột bê tông; gạch ốp bệ bàn thờ thần, gạch lót nền đa
phần bằng gạch men - trước đây là gạch tàu…) ảnh hưởng đến vẻ cổ kính,
trang nghiêm của thiết chế văn hóa này.
- Việc bài trí bên
trong như: gian thờ, bệ thờ, tượng thờ, đèn chiếu sáng và các lễ thức, lễ nhạc,
lễ nghi dân gian… có nhiều biến đổi do tác động của những người cung hiến, ảnh
hưởng của một số tôn giáo dẫn tới làm chệch hướng, mất dần ý nghĩa tốt đẹp,
thiêng liêng của việc tôn thờ Thần Thành Hoàng ở đình làng.
- Việc lưu giữ, bảo tồn
các Sắc Thần, thư tích cũ, các khí cụ tại đình làng chưa được người có trách
nhiệm và cơ quan chức năng ở địa phương quan tâm đúng mức dẫn đến hư hỏng, mất
cắp rất khó phục hồi nguyên giá trị.
- Người đại diện Ban Tế
tự/Ban Quản lý đình làng thường ít quan tâm đến hồ sơ đất đai (Giấy Chứng
nhận Quyền sử dụng đất), do đó khi có kế hoạch xây dựng hoặc trùng tu, tôn
tạo thường kéo dài thời gian, nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp.
- Một số đình làng
trong tỉnh còn tồn tại các hủ tục: xin xăm, bói toán, đồng bóng và các hoạt
động mê tín dị đoan khác ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nơi thờ tự và an ninh -
trật tự của địa phương.
- Một số đình làng chưa
xây dựng được Lược sử của ngôi đình (đây là một thành phần rất quan trọng của
mỗi ngôi đình), có trường hợp đã xây dựng Lược sử nhưng chưa được cơ quan chức
năng thẩm định nội dung dẫn đến thiếu tính chính danh về mặt lịch sử.
- Nhiều đình làng trên
địa bàn tỉnh đã hoặc đang có dấu hiệu xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây
dựng, trùng tu, tôn tạo kịp thời ảnh hưởng đến hoạt động của thiết chế văn hóa
này nhất là tại các kỳ lễ hội lớn trong năm.
Chương III
PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI
ĐOẠN 2021-2025
I.
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Bảo tồn, giữ gìn một
loại hình di sản kiến trúc - nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc Việt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; đồng thời, là cơ sở nền tảng đặc biệt
quan trọng góp phần phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người dân Đồng
Tháp đất Sen Hồng.
- Phát huy tốt 03 chức
năng chính của đình làng: tín ngưỡng dân gian, hành chính, sinh hoạt văn hóa
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân địa phương, tập
trung nhất là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian.
- Phục hồi vai trò điều
tiết hoạt động cộng đồng của đình làng tại địa phương; tạo mối quan hệ gắn kết
chặt chẽ giữa chính quyền với cơ sở tín ngưỡng và Nhân dân trong triển khai,
thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
- Tăng cường kết nối
các ngôi đình có giá trị tiêu biểu về kiến trúc - nghệ thuật, lịch sử vào các
tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát
triển du lịch tỉnh Đồng Tháp và Đề án tạo dựng hình ảnh của tỉnh.
- Thực hiện hoàn thành
tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tiết kiệm Ngân sách nhà nước đầu tư
xây dựng để đạt tiêu chí này.
2. Mục tiêu
2.1. Từ năm 2021 -
2023:
Các ngành, đơn vị liên
quan và địa phương phối hợp triển khai thực hiện Đề án, trong đó tập trung các
nội dung:
* Năm 2021:
- Xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án thuộc lĩnh vực ngành, địa phương phụ trách.
- Chọn 01 đình làng
tiêu biểu nhất trong tỉnh làm mẫu để thực hiện Đề án.
- Thực hiện hoàn chỉnh
Lược sử ngôi đình được chọn làm mẫu.
- Mở lớp tập huấn
nghiệp vụ về tổ chức sinh hoạt đình làng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dành cho
cán bộ văn hóa ở cơ sở, Ban Tế tự/Ban Quản lý, Học trò lễ…
* Năm 2022:
- Các
huyện, thành phố (trừ huyện Tháp Mười và địa phương đã chọn thực hiện mẫu năm
2021) chọn ít nhất 01 đình làng tiêu biểu trên địa bàn phụ trách, chỉ đạo triển
khai thực hiện thí điểm Đề án.
- Tổ chức
biên soạn Lược sử các ngôi đình được chọn thí điểm.
- Tiếp tục
đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo và nâng cấp các hạng mục đình làng theo đề
nghị của địa phương.
* Năm 2023:
- Tiếp tục
biên soạn Lược sử các ngôi đình được chọn thí điểm.
- Tổ chức
Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá 03 năm thực hiện Đề án Phát huy giá trị
đình làng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025.
2.2. Từ năm
2024 - 2025:
- Phát huy
những mặt làm được; đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế phân đoạn 2021-2023;
tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án.
- Hoàn
thành biên soạn Lược sử các ngôi đình được chọn thí điểm.
- Xây dựng
kế hoạch thực hiện nhân rộng Đề án trên cơ sở thí điểm tại các huyện, thành
phố.
- Kết nối
các đình làng tiêu biểu với các tour, tuyến du lịch để thu hút du khách đến với
loại hình kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc này.
- Tổ chức
Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát huy giá trị đình làng
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025.
II. NỘI DUNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN
2021-2025
1. Phát huy
chức năng tín ngưỡng dân gian của đình làng
Đình làng
Đồng Tháp đa phần thờ cúng Thần Thành Hoàng bổn cảnh, gồm cả dạng nhân thần và
dạng vô tính (thờ chữ “Thần”). Bên cạnh đó, còn thờ các bộ hạ của thần như: Tả
ban - Hữu ban (là hai cánh quân tả hữu bảo vệ cho thần); Bạch Mã Thái Giám
(hiểu theo dân gian là ngựa thần dùng để thần đi lại); thờ Tiền hiền, Hậu hiền,
anh hùng liệt sĩ, trăm quan cựu thần, chiến sĩ trận vong, những người có công
khai phá vùng đất mới, dạy nghề hay tạo công đức cho Nhân dân như các ông (bà):
Tống Phước Hòa, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, Đỗ Công
Tường, Tiên sư…; thờ các thần linh với tư cách thần bảo hộ (Ngũ hành, Bà
Chúa Xứ, Ông Tà, Thổ Thần, Thần Nông, Thần Tài…); thờ thần bản địa (Bà Chúa
Ngọc, Ngũ hành Nương Nương, Quan Thánh Đế quân, Bà Thiên Hậu…). Hàng năm, vào
các ngày Rằm lớn hoặc mùa màng đã xong người dân các địa phương thường tổ chức
lễ cúng cầu an, cầu mùa màng sung túc, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an.
Đây cũng là lúc bày tỏ và giáo dục đức tin tín ngưỡng, truyền thống “nhân
nghĩa”, “yêu nước chống giặc ngoại xâm”, “cần cù lao động”, “uống nước nhớ
nguồn” của người dân Đồng Tháp - một nét đẹp văn hóa cần lưu lại cho đời sau.
Hiện nay,
phần lớn đình làng trong tỉnh thường duy trì tổ chức 02 lễ hội lớn trong năm là
Hạ điền và Thượng điền. Do đó, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng dân gian
của Nhân dân cần thiết phải phục hồi, nâng cấp các lễ cúng đình truyền thống
khác như: Lễ Tam ngươn (03 ngày Rằm lớn: tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười);
Đưa ông Táo về Trời (23 tháng Chạp); Tết Nguyên đán (1 tháng Giêng); cúng Khai
Sơn (7 tháng Giêng); tết Hàn thực (3 tháng Ba); tết Thanh minh (khoảng tháng
Ba); tết Đoan ngọ (5 tháng Năm); tết Trung thu (15 tháng Tám); Trùng cửu (9
tháng Chín); Trùng thập (10 tháng Mười)… và các lễ cúng khác riêng có của từng
địa phương để thu hút người dân đến sinh hoạt tại thiết chế văn hóa quan trọng
này.
Lễ đón nhận Sắc Thần tại Đình thần Mỹ Thọ, thị trấn Mỹ Thọ, huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
2. Phát huy
chức năng hành chính
Từ xa xưa
đình vốn là trụ sở hành chính của làng, nơi hội họp dân làng, làm việc và phân
xử các tranh chấp trong làng của chức việc hương thôn; nơi thể hiện sức mạnh
tinh thần của dân làng. Tùy vào hoàn cảnh, phong tục tập quán lâu đời của từng
làng mà người dân đưa ra những quy định chung về hương ước, quy ước để cùng tự
giác thực hiện từ đó đình làng dần trở thành nơi cân bằng phép tắc, duy trì
công lý và tình người trên tinh thần tương ái, tương thân. Có thể nói đình là
thành lũy của từng làng, làng là thành lũy của cả nước.
Ngày nay,
hoạt động quản lý hành chính có sự thay đổi nhiều so với trước: Nhà nước quản
lý xã hội bằng pháp luật, hầu hết các vấn đề xã hội ở địa phương đều được giải
quyết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nên vai trò, chức năng hành chính của đình
làng không còn thể hiện rõ như trước đây. Cũng như đình làng Nam bộ, đình làng
Đồng Tháp thường có không gian rộng rãi, thoáng mát nhưng nhiều địa phương chưa
tận dụng được cơ sở vật chất này để sinh hoạt trong khi trụ sở Ban nhân dân
ấp/Văn phòng ấp chưa được xây dựng, nhiều hoạt động cộng đồng phải mượn nhà
dân. Nhằm tiếp tục phát huy chức năng hành chính của đình làng trong giai đoạn
hiện nay cần đưa các nội dung sau vào đình làng để thực hiện: Tổ chức họp bình
xét các danh hiệu văn hóa (nhất là “Gia đình văn hóa”) hàng năm của Tổ Nhân dân
tự quản, khóm, ấp; lấy ý kiến Nhân dân trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung,
triển khai thực hiện Quy ước khóm, ấp; sinh hoạt định kỳ Hội quán, câu lạc bộ
“Gia đình phát triển bền vững”; hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở; Học tập
chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; công tác bầu
cử ở địa phương; sinh hoạt lệ của các đoàn thể; lễ kết nạp đoàn viên, hội viên;
sinh hoạt chi bộ định kỳ; các hoạt động thiện nguyện; trao quà hỗ trợ; khám sức
khỏe và phát thuốc miễn phí cho người nghèo, dạy nghề nông thôn…
Sinh hoạt CLB “Gia đình phát triển bền vững” tại Đình Tòng Sơn, xã
Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
3. Phát huy
chức năng sinh hoạt văn hóa
Trong hoạt
động đình làng, nếu thờ cúng Thần Thành Hoàng là chức năng tín ngưỡng - “phần
lễ” thì “phần hội” chính là chức năng sinh hoạt văn hóa. Phần hội là phần sôi
động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông, mọi
người ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm để tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn
tuồng đến các trò chơi dân gian như: chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, hát bội, đờn
ca tài tử, hát dân ca, múa giao duyên, Hò Đồng Tháp, trò chơi dân gian, trao
đổi tâm linh và cùng nhau ăn uống vui vẻ phù hợp với văn hóa truyền thống địa phương;
đồng thời, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền
nhân có nhiều công lao đóng góp cho quê hương đất nước và vùng đất bản địa.
Hiện nay,
trong tổ chức lễ hội cúng đình hàng năm, Ban Tổ chức thường quan tâm nhiều đến
“phần lễ” còn “phần hội” hình thức và nội dung có nhiều thay đổi, đơn giản hóa.
Do đó, để phát huy chức năng sinh hoạt văn hóa trước tiên trong lễ hội đình
làng cần thực hiện đầy đủ nội dung phần “hội”; đồng thời, lồng ghép thêm các
hoạt động ngoại khóa “về nguồn”, giáo dục phổ biến kiến thức lĩnh vực di sản
văn hóa cho học sinh, sinh viên; triển lãm tranh ảnh; trưng bày giới thiệu
sách; hoạt động văn nghệ quần chúng (sinh hoạt câu lạc bộ đờn ca tài tử, câu
lạc bộ hát với nhau, biểu diễn văn nghệ của Đội tuyên truyền lưu động); hoạt
động thể dục thể thao (bóng chuyền, cầu lông, thể dục dưỡng sinh, cờ tướng…)
vào các dịp lễ hội, ngày lễ lớn của đất nước và địa phương.
Lễ hội cúng Đình Định Yên, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp
III. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải
pháp về tài chính
Sử dụng
nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; nguồn vận động xã hội
hóa và các nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện Đề án.
2. Giải
pháp về nhân lực
- Cấp tỉnh:
Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án cấp tỉnh: Phó Chủ tịch UBND Tỉnh phụ trách Khối Văn
hóa - Xã hội làm Trưởng ban; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Phó
Trưởng ban Thường trực; Lãnh đạo các sở, ngành có liên quan làm Uỷ viên. Ban
Chỉ đạo Đề án cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu UBND Tỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện
và điều phối toàn bộ hoạt động của Đề án đạt hiệu quả.
- Cấp
huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án cấp huyện: Phó Chủ tịch UBND cấp huyện phụ
trách Khối Văn hóa - Xã hội làm Trưởng ban; Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin
cấp huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực; Lãnh đạo các ngành chuyên môn liên
quan thuộc UBND cấp huyện làm Uỷ viên. Ban Chỉ đạo Đề án cấp huyện có trách
nhiệm tham mưu UBND cùng cấp kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án trên địa
bàn phụ trách.
- UBND cấp
xã: hỗ trợ Ban Quản lý/Ban Tế tự quản lý đình làng, tổ chức các hoạt động lễ
hội cúng đình hàng năm và các hoạt động khác đảm bảo an ninh trật tự và đúng
quy định của pháp luật.
3. Giải pháp lồng ghép với các Đề án, Chương trình trọng tâm
của Tỉnh:
Nghiên cứu lồng ghép một số nội dung của Đề án phát huy giá
trị đình làng Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 vào Đề án phát triển du lịch,
Đề án tạo dựng hình ảnh địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp (tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. NHIỆM VỤ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VÀ CÁC CƠ QUAN,
BAN, NGÀNH LIÊN QUAN
1. Đề nghị
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ, hiệu
quả thực hiện Đề án.
- Định
hướng nội dung tuyên truyền; góp ý các ấn phẩm nghệ thuật, nghi thức, nghi lễ,
nội dung của chương trình văn hóa nghệ thuật trước, trong và sau các kỳ lễ hội
hàng năm.
2. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
thành viên
- Phối hợp
với các ban, ngành liên quan, Ban Quản lý/Ban Tế tự thực hiện các nội dung về
bảo tồn các giá trị văn hóa của đình làng.
- Tuyên
truyền phổ biến đến người dân về truyền thống lịch sử của đình làng; giá trị
văn hóa nghệ thuật, vai trò bảo vệ chủ quyền biên giới của đình làng (đối với
các địa phương khu vực biên giới) để Nhân dân biết, thực hiện.
3. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh các
nhiệm vụ:
- Tham mưu UBND Tỉnh Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đề án
cấp tỉnh.
- Trình UBND Tỉnh ra quyết định công nhận đình được xếp hạng
Di tích cấp Tỉnh hoặc đề nghị Trung ương công nhận xếp hạng Di tích Quốc
gia theo Luật Di sản văn hóa (Bảo tàng tỉnh phối hợp thực hiện kiểm kê, lập hồ
sơ khoa học theo quy định).
- Phối hợp
với các đơn vị liên quan, địa phương theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết
quả thực hiện Đề án định kỳ hàng năm về UBND Tỉnh.
- Phối hợp
với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, các ngành liên quan và địa phương biên soạn hoàn
chỉnh lược sử 11 đình làng được chọn thực hiện mẫu và thí điểm của Đề án.
- Chủ trì,
phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Hội Khoa học lịch sử tỉnh
thực hiện các chuyên mục chủ đề đình làng Đồng Tháp.
- Kết nối
các đình làng có giá trị tiêu biểu với các tour, tuyến du lịch trên địa bàn
tỉnh để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan du lịch của người dân và
du khách.
- Tham mưu
UBND Tỉnh kế hoạch thực hiện nhân rộng Đề án ra toàn tỉnh sau thời gian thí
điểm.
4. Sở Tài
chính
Tham mưu Ủy
ban nhân dân Tỉnh hướng dẫn, thẩm định kinh phí thực hiện Đề án Phát huy giá
trị đình làng Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 đúng quy định.
5. Sở Thông
tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh
- Hướng
dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh phối hợp với các ngành
liên quan tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước; mục đích, ý nghĩa Đề án Phát huy giá trị đình làng Đồng Tháp giai đoạn
2021-2025 đến người dân.
- Phối hợp
thực hiện các chuyên trang, bài viết về đình làng Đồng Tháp.
6. Sở Giáo
dục và Đào tạo
Chủ trì,
phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục phổ biến kiến thức lĩnh vực di sản văn
hóa cho học sinh, sinh viên (giáo dục lịch sử ngoài nhà trường); thực hiện các
đợt ngoại khóa “về nguồn” tại các thiết chế văn hóa đình làng trong tỉnh và địa
phương.
7. Sở Tài
nguyên và Môi trường
Chủ trì,
phối hợp với các ngành liên quan và địa phương rà soát, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các đình làng đúng quy định.
8. Đài Phát
thanh và Truyền hình Đồng Tháp
Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh thực hiện các
chuyên mục chủ đề đình làng Đồng Tháp.
9. Hội Khoa
học Lịch sử tỉnh
- Chủ trì,
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bảo tàng tỉnh), các ngành liên
quan và địa phương biên soạn hoàn chỉnh lược sử 11 đình làng được chọn thực
hiện mẫu và thí điểm của Đề án.
- Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp
thực hiện các chuyên mục chủ đề đình làng Đồng Tháp.
10. UBND
các huyện, thành phố
Xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án. Chỉ đạo tăng cường vai trò, trách nhiệm và
phân cấp quản lý hoạt động đình làng cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện theo
quy định.
11. Phòng
Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố
Tham mưu
UBND cùng cấp kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với các đơn vị liên
quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện Đề án định kỳ
hàng năm theo quy định.
12. UBND
các xã, phường, thị trấn nơi đình tọa lạc
Thực hiện
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động các đình trên địa bàn phụ trách
theo chức năng, nhiệm vụ được UBND cấp huyện phân cấp.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Dự toán
tổng kinh phí thực hiện Đề án: 556.000.000 đồng (Năm trăm
năm mươi sáu triệu đồng).
(Xem chi tiết tại Phụ lục II đính kèm)
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
- Bảo tồn
và phát huy giá trị một thiết chế văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc và địa
phương; phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí của quần chúng nhân dân và du khách thập phương trong
thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Đề án là
một điểm nhấn để quảng bá hình ảnh địa phương; bản đồ du lịch Đồng Tháp có thêm
điểm tham quan, du lịch góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch và
Đề án tạo dựng hình tỉnh Đồng Tháp.
- Đề án
tiết kiệm được một khoản kinh phí đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Học tập
cộng đồng cấp xã, Nhà văn hóa ấp (tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa) trong xây dựng
nông thôn mới.
- Tạo không
gian cổ kính, trang nghiêm, rộng rãi, yên bình để người dân sinh hoạt tín
ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, học tập… góp phần phát triển các
hoạt động cộng đồng tại địa phương.
- Đình làng
trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ viết hoàn chỉnh lược sử; cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; chuẩn hóa các nghi lễ cúng đình hàng năm; chính quyền địa
phương sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tế tự/Ban Quản lý trong việc lưu giữ, bảo
tồn Sắc Thần, thư tích cũ, các khí cụ và tổ chức hoạt động khác tại đình làng.
Trên đây là
Đề án Phát huy giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025. Các sở,
ban, ngành, địa phương căn cứ nội dung Đề án, chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện thực tế đảm bảo Đề án đạt hiệu
quả./.
PHỤ
LỤC 1
DANH SÁCH CÁC ĐÌNH CHƯA ĐƯỢC XẾP HẠNG DI TÍCH
VÀ CHƯA CÓ TRONG DANH MỤC KIỂM KÊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm
theo Quyết định số 453/QĐ-UBND-HC ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp)
STT
|
Tên
Đình
|
Địa
chỉ
|
Ghi
chú
|
I. HUYỆN TÂN HỒNG (01
đình)
|
1
|
Đình Bình Phú
|
Xã Tân Hộ Cơ, huyện
Tân Hồng
|
|
II. HUYỆN HỒNG NGỰ
(02 đình)
|
2
|
Đình Phú Thuận
|
Xã Phú Thuận A, huyện
Hồng Ngự
|
|
3
|
Đình Thường Thới
|
Xã Thường Lạc, huyện
Hồng Ngự
|
|
III. THÀNH PHỐ HỒNG
NGỰ (02 đình)
|
4
|
Đình An Bình
|
Phường An Thạnh, thị
xã Hồng Ngự
|
|
5
|
Đình An Thành
|
Phường An Thạnh, thị
xã Hồng Ngự
|
|
IV. HUYỆN THANH BÌNH
(02 đình)
|
6
|
Đình Tân Quới
|
Xã Tân Quới, huyện
Thanh Bình
|
|
7
|
Đình Bình Thành
|
Xã Bình Thành, huyện
Thanh Bình
|
|
V. HUYỆN CAO LÃNH (08
đình)
|
8
|
Đình Bình Hàng Tây
|
Xã Bình Hàng Tây,
huyện Cao Lãnh
|
|
9
|
Đình Mỹ Xương
|
Xã Mỹ Xương, huyện
Cao Lãnh
|
|
10
|
Đình Phong Mỹ
|
Xã Phong Mỹ, huyện
Cao Lãnh
|
|
11
|
Đình An Bình
|
Xã An Bình, huyện Cao
Lãnh
|
|
12
|
Đình Mỹ Hiệp
|
Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao
Lãnh
|
|
13
|
Đình Mỹ Thọ
|
Thị trấn Mỹ Thọ,
huyện Cao Lãnh
|
|
14
|
Đình Mỹ Thành
|
Xã Mỹ Hội, huyện Cao
Lãnh
|
|
15
|
Đình Bình Thạnh
|
Xã Bình Thạnh, huyện
Cao Lãnh
|
|
VI. THÀNH PHỐ SA ĐÉC
(05 đình)
|
16
|
Đình Tân Phú Đông
|
Xã Tân Phú Đông,
thành phố Sa Đéc
|
|
17
|
Đình Tân Quy Đông
|
Phường Tân Quy Đông,
thành phố Sa Đéc
|
|
18
|
Đình Tân Hưng
|
Phường 4, thành phố
Sa Đéc
|
|
19
|
Đình Tân Đông
|
Xã Tân Khánh Đông,
thành phố Sa Đéc
|
|
20
|
Đình Tân Khánh
|
Xã Tân Khánh Đông,
thành phố Sa Đéc
|
|
VII. HUYỆN CHÂU THÀNH
(12 đình)
|
21
|
Đình An Tịch
|
Xã An Hiệp, huyện
Châu Thành
|
|
22
|
Đình Tân Lễ
|
Xã An Hiệp, huyện
Châu Thành
|
|
23
|
Đình Hội Xuân
|
Xã An Hiệp, huyện
Châu Thành
|
|
24
|
Đình Xẻo Vạt
|
Xã Tân Bình, huyện
Châu Thành
|
|
25
|
Đình Bình Tiên
|
Xã Tân Bình, huyện
Châu Thành
|
|
26
|
Đình An Khánh
|
Xã An Khánh, huyện
Châu Thành
|
|
27
|
Đình An Phú Thuận
|
Xã An Phú Thuận, huyện
Châu Thành
|
|
28
|
Đình Phú An
|
Xã An Phú Thuận, huyện
Châu Thành
|
|
29
|
Đình Tân Long
|
Xã Phú Long, huyện
Châu Thành
|
|
30
|
Đình An Long
|
Xã Phú Long, huyện
Châu Thành
|
|
31
|
Đình An Nhơn (Cái
Xếp)
|
Xã An Nhơn, huyện Châu
Thành
|
|
32
|
Đình An Phú (Mù U)
|
Xã An Nhơn, huyện
Châu Thành
|
|
VIII. HUYỆN LẤP VÒ
(10 đình)
|
33
|
Đình Bình Thành
|
Thị trấn Lấp Vò,
huyện Lấp Vò
|
|
34
|
Đình Cựu Tân Bình Đông
|
Thị trấn Lấp Vò,
huyện Lấp Vò
|
|
35
|
Đình Tân Thạnh Trung
|
Xã Vĩnh Thạnh, huyện
Lấp Vò
|
|
36
|
Đình Vĩnh Thạnh
|
Xã Vĩnh Thạnh, huyện
Lấp Vò
|
|
37
|
Đình Nhơn Quới (Thủ
Ô)
|
Xã Vĩnh Thạnh, huyện
Lấp Vò
|
|
38
|
Đình Long Hưng A
|
Xã Long Hưng A, huyện
Lấp Vò
|
|
39
|
Đình Long Hưng B
|
Xã Long Hưng B, huyện
Lấp Vò
|
|
40
|
Đình Tân Khánh Tây
|
Xã Tân Khánh Trung,
huyện Lấp Vò
|
|
41
|
Đình Mỹ An Hưng B
|
Xã Mỹ An Hưng B,
huyện Lấp Vò
|
|
42
|
Đình Hội An Đông
|
Xã Hội An Đông, huyện
Lấp Vò
|
|
IX. HUYỆN LAI VUNG
(10 đình)
|
43
|
Đình thần Long Hậu
|
Xã Long Hậu, huyện
Lai Vung
|
|
44
|
Đình Thới Hòa
|
Xã Vĩnh Thới, huyện
Lai Vung
|
|
45
|
Đình Nhơn Hòa
|
Xã Long Thắng, huyện
Lai Vung
|
|
46
|
Đình Long Thắng
|
Xã Long Thắng, huyện
Lai Vung
|
|
47
|
Đình Hòa Thành
|
Xã Hòa Thành, huyện
Lai Vung
|
|
48
|
Đình thần Hòa Long
|
Thị trấn Lai Vung,
huyện Lai Vung
|
|
49
|
Đình Tân Thành
|
Xã Tân Thành, huyện
Lai Vung
|
|
50
|
Đình Tân Phước
|
Xã Tân Phước, huyện
Lai Vung
|
|
51
|
Đình Định Hòa
|
Xã Định Hòa, huyện
Lai Vung
|
|
52
|
Đình Hậu Thành
|
Xã Tân Dương, huyện
Lai Vung
|
|
Tổng
cộng: 52 ngôi đình
|
PHỤ
LỤC 2
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT HUY GIÁ
TRỊ ĐÌNH LÀNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Quyết định số 453/QĐ-UBND-HC ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp)
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chuyên mục về
phát huy giá trị đình làng.
Đơn vị: triệu đồng
TT
|
Nội
dung
|
Diễn
giải
|
Cộng
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Ghi
chú
|
A
|
B
|
C
|
|
|
D
|
|
TỔNG
CỘNG
|
556
|
82
|
132
|
120
|
117
|
105
|
|
I
|
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
|
191
|
27
|
47
|
35
|
47
|
35
|
tính
tròn
|
1
|
Kinh phí xây dựng,
triển khai, sơ, tổng kết
|
16
|
0
|
0
|
8
|
0
|
8
|
|
1.1
|
Hội thảo lấy ý kiến
các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, để hoàn chỉnh Đề án Phát huy
giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp (Đã thực hiện năm 2020)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thiết kế, vận chuyển
lắp đặt màn hình Led, trang trí khánh tiết Hội thảo
|
3.000.000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thiết kế và in băng
rol Hội thảo
|
300.000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu
|
30.000/bộ
x 150 bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nước uống
|
20.000/người
x 150 người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người chủ trì Hội
thảo
|
1.200.000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thư ký Hội thảo
|
400.000đ
x 2 người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thành viên tham dự
Hội thảo
|
100.000đ
/người x 137 đb
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo viên tại Hội
thảo (chuyên gia, nhà nghiên cứu)
|
1.000.000đ
/người x 03 báo cáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo viên tại Hội
thảo (Sở, ngành, địa phương)
|
500.000đ
/người x 07 báo cáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giữ xe đại biểu
|
500.000đ
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Hội nghị triển khai,
sơ, tổng kết Đề án Phát huy giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp
|
16
|
0
|
0
|
8
|
0
|
8.0
|
|
|
Xây dựng video clip
báo cáo
|
3.000.000
đ
|
6
|
|
|
3
|
|
3
|
|
|
Tài liệu
|
20.000/bộ
x 100 bộ
|
4
|
|
|
2
|
|
2
|
|
|
Nước uống
|
20.000/
người x 100 người
|
4
|
|
|
2
|
|
2
|
|
|
Báo cáo tham luận
|
200.000đ/bcx
05/bc
|
2
|
|
|
1
|
|
1
|
|
2
|
Kinh phí đào tạo, tập
huấn
|
174.82
|
26.9
|
47.06
|
26.90
|
47.06
|
26.90
|
|
2.1
|
Tập huấn về nhạc lễ,
nghi thức lễ tín ngưỡng dân gian
|
Tổ
chức 01 lớp/ năm (2022 và 2024), tập trung trong 01 ngày Thành phần: Phòng
VH&TT cấp huyện, UBND cấp xã và đại diện Ban Tế tự đình Số lượng:
khoảng 406 người
|
94.12
|
0
|
47.06
|
0
|
47.06
|
0
|
|
|
Tài liệu
|
20.000/bộ
x 406 bộ
|
16.24
|
|
8.12
|
|
8.12
|
|
|
|
Nước uống
|
20.000/
người x 406 người x 02 buổi
|
32.48
|
|
16.24
|
|
16.24
|
|
|
|
Chi tiền ăn cho Ban
Tế tự 96 ngôi đình (đối tượng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước)
|
150.000đ/người/ngày
x 96 người x
01 ngày
|
28.8
|
|
14.4
|
|
14.4
|
|
|
|
Bồi dưỡng báo cáo
viên cấp tỉnh (báo cáo bài trong 01 buổi)
|
800.000đ
/người x 2 người x 01 buổi
|
1.6
|
|
0.8
|
|
0.8
|
|
800.000đ/buổi
|
|
Chi phí đi lại cho
giảng viên từ TP.HCM (kể cả xăng xe, tiền ăn, nghỉ trong thời gian tổ chức
Lớp tập huấn và báo cáo bài trong 01 buổi)
|
7.000.000
người x 1 người
|
14
|
|
7
|
|
7
|
|
Thanh
toán theo chi phí thực tế
|
|
Giữ xe đại biểu
|
500.000đ
|
1
|
|
0.5
|
|
0.5
|
|
|
2.2
|
Tổ chức Lớp tập huấn,
bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về văn hóa cho lực lượng cán bộ, công
chức, viên
chức phụ trách lĩnh vực văn hóa cấp huyện, cấp xã.
|
Tổ
chức 01 lớp/ năm, tập trung trong 01 ngày (năm 2021, 2023 và
2025) Thành phần: Phòng VH&TT cấp huyện, UBND cấp xã Số lượng:
khoảng 310 người
|
80.7
|
26.9
|
0
|
26.9
|
0
|
26.9
|
|
|
Tài liệu
|
20.000/bộ
x 310 bộ
|
18.6
|
6.2
|
|
6.2
|
|
6.2
|
|
|
Nước uống
|
20.000/
người x 310 người x 02 buổi
|
37.2
|
12.4
|
|
12.4
|
|
12.4
|
|
|
Bồi dưỡng báo cáo
viên cấp tỉnh (báo cáo bài trong 01 buổi)
|
800.000đ
/người x 2 người x 01 buổi
|
2.4
|
0.8
|
|
0.8
|
|
0.8
|
800.000
đồng/buổi
|
|
Chi phí đi lại cho
giảng viên từ TP.HCM (kể cả xăng xe, tiền ăn, nghỉ trong thời gian tổ chức
Lớp tập huấn và báo cáo bài trong 01 buổi)
|
7.000.000
người x 1 người
|
21
|
7
|
|
7
|
|
7
|
Thanh
toán theo chi phí
thực tế
|
|
Giữ xe đại biểu
|
500.000đ
|
1.5
|
0.5
|
|
0.5
|
|
0.5
|
|
II
|
HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ
TỈNH
|
|
165
|
15
|
45
|
45
|
30
|
30
|
|
1.
|
Biên soạn lược sử các
ngôi đình thí điểm (11 ngôi đình)
|
Thực
hiện ở 11 ngôi đình (năm 2021: 01 đình, năm 2022, 2023: mỗi năm 03 đình; năm
2024,2025: mỗi năm 02 đình)
|
165
|
15
|
45
|
45
|
30
|
30
|
|
|
Chi phí đi lại
|
5.000.000
đồng/đình
|
55
|
5
|
15
|
15
|
10
|
10
|
Dự
toán tạm tính, đơn vị chi, quyết toán theo chi phí thực tế và chế độ quy định
hiện hành
|
|
Sưu tầm tài liệu
|
5.000.000
đồng/đình
|
55
|
5
|
15
|
15
|
10
|
10
|
|
Dịch thuật tài liệu
Hán - Nôm
|
1.000.000
đồng/ đình (bao gồm sắc phong, đối liễn, hoành phi, tài liệu khác...)
|
11
|
1
|
3
|
3
|
2
|
2
|
|
Chi phí biên soạn
|
4.000.000
đồng/đình
|
44
|
4
|
12
|
12
|
8
|
8
|
III
|
ĐÀI PHÁT THANH VÀ
TRUYỀN HÌNH ĐỒNG THÁP
|
|
200
|
40
|
40
|
40
|
40
|
40
|
|
1.
|
Phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chuyên mục về phát huy giá trị đình làng.
|
10.000.000
đồng/chuyên mục/quý x 04 chuyên mục/ năm (hoặc tính theo giá thực tế)
|
200
|
40
|
40
|
40
|
40
|
40
|
|