ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 367/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 08
tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA, DÂN VŨ, DÂN NHẠC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các
dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 19/TTr-SVHTTDL ngày 28 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu
số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN
CA, DÂN VŨ, DÂN NHẠC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI
ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 367/QĐ-UBND
ngày 08/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm triển
khai thực hiện có hiệu quả Quyết định
số 3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các
dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn
tỉnh, qua đó góp phần giữ
gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ,
dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số, nhất là các loại hình có nguy
cơ mai một; nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân
trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình và nâng
cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân.
2.
Yêu cầu
- Nghiên cứu, lựa chọn bảo
tồn và phát huy những loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các
dân tộc thiểu số có giá trị tiêu biểu, đặc sắc (trọng tâm là các di sản nằm
trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh), các
di sản có nguy cơ mai một để ưu tiên triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch
bảo tồn và phát huy bền vững.
- Các nhiệm vụ, giải pháp
đề ra phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn công tác bảo tồn và phát huy bền vững
các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc
trên địa bàn tỉnh với hoạt động khai thác, phát
triển du lịch địa phương.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đơn vị, địa
phương trong công tác phối hợp, triển khai thực hiện Kế hoạch này.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Giữ gìn, phổ biến, trao truyền những giá trị đặc sắc
về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn; phát huy giá trị trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trở
thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng từ đó góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2022 - 2025
- Phấn đấu 30% số thôn, bản có câu lạc bộ văn nghệ
dân gian hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
- 03% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của
các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển du lịch.
- Hỗ trợ thí điểm 10 mô hình câu lạc bộ văn nghệ
dân gian.
- Phấn đấu 50% công chức, viên chức văn hóa, nghệ
nhân, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
- Phấn đấu có ít nhất 03 nghệ nhân là người dân tộc
thiểu số được quan tâm xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân,
Nghệ nhân ưu tú”.
2.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Phấn đấu 10 di sản văn hóa phi vật thể liên quan
đến loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu
số được xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia.
- 05% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc được hỗ
trợ bảo tồn, phục dựng và các giá trị tiêu biểu được khai thác, xây dựng sản phẩm
phục vụ phát triển du lịch.
- Phấn đấu 40% thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số
có câu lạc bộ văn nghệ dân gian truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
- Hỗ trợ xây dựng thí điểm 20 mô hình câu lạc bộ
văn nghệ dân gian.
- Phấn đấu từ 70% công chức, viên chức văn hóa, các
nghệ nhân, người uy tín được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về công tác
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
- Phấn đấu có ít nhất 05 nghệ nhân là người dân tộc
thiểu số được quan tâm xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân
dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.
III. NHIỆM VỤ
1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với
phát triển du lịch
- Nội
dung: Tuyên truyền nội dung Đề án
“Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số
gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
- Hình thức: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực
quan, tuyên truyền lưu động, trang/cổng thông tin điện tử.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn; Báo Bắc Kạn; Cổng Thông tin
điện tử tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
2. Tổ chức khảo sát, kiểm kê và lập danh mục loại hình di sản
văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu
số và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia
- Nội dung: Khảo sát, kiểm kê và lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc
truyền thống của 06 dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh, gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa và Sán
Chay.
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Từ quý III năm 2022 đến năm 2030.
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực
cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hóa trong công tác quản lý, gìn giữ và
phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh
- Nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể, dự kiến gồm:
+ 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cập
nhật, bổ sung và nâng cao kiến thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cơ bản trong
công tác bảo tồn di sản văn hóa cho đối tượng công chức xã, nghệ nhân, trưởng
thôn, bản, người có uy tín.
+ 02 lớp truyền dạy thực hành diễn
xướng các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc nằm trong danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia của tỉnh như: Hát Then - đàn Tính, lượn Cọi, múa Bát của
người Tày, hát Pá Dung của người Dao, múa Khèn của người Mông… cho đối tượng
không hưởng lương ngân sách nhà nước.
+ 02 lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ
khách du lịch cho đối tượng cộng đồng dân tộc thiểu số tại các điểm du lịch
sinh thái, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Từ quý II năm 2022 đến năm 2025.
4. Tổ chức phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ,
dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
4.1. Hỗ trợ xây dựng và vận hành
các mô hình câu lạc bộ văn nghệ dân gian
- Nội dung: Hỗ trợ xây dựng và vận
hành các mô hình câu lạc bộ văn nghệ dân gian (hát Then - đàn Tính, lượn
Slương, lượn Cọi, múa Bát (dân tộc Tày); hát Sli, lượn Nàng ới (dân tộc Nùng);
hát Páo Dung, múa truyền thống (dân tộc Dao); nghệ thuật múa Khèn của người
Mông...) tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Từ quý III năm 2022 đến năm 2030.
4.2. Tổ
chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch
các dân tộc tỉnh Bắc Kạn
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Theo định kỳ 03 năm/lần.
4.3. Bảo tồn, phát huy một
số lễ hội
truyền thống tại các địa phương nhằm tạo
môi trường thực hành và trao truyền các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc nhằm
khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch
- Nội dung: Tổ chức bảo tồn, phục dựng một số loại hình dân ca,
dân vũ, dân nhạc gắn với lễ hội truyền thống như: Hát Then - đàn Tính; múa Nộc
Niệc; múa Khèn của người Mông; lượn Nàng ới; lượn Cọi.
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm
2030.
4.4. Phục dựng Lễ
cấp sắc và múa truyền thống của dân tộc Dao tỉnh Bắc Kạn
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ
quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và các đơn vị liên
quan.
- Thời gian thực
hiện: Năm 2023.
4.5. Thí
điểm đưa di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Nghệ thuật hát Then
- đàn Tính” vào hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại các cơ
sở giáo dục phổ thông
- Đơn vị
chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đơn vị
phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Dân tộc tỉnh và Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Năm 2023.
4.6. Xây
dựng hành trình kết nối di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc gắn với phát triển du lịch
- Nội
dung: Phối hợp với các tỉnh vùng Đông Bắc xây dựng hành trình gắn di sản dân
ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số trong các tour, tuyến du lịch.
- Đơn vị
tham mưu: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: Năm 2025.
5. Tổ chức
sơ kết theo giai đoạn, tổng kết việc thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá
trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
giai đoạn 2021- 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Nội dung: Tổ chức
đánh giá kết quả thực hiện Đề án; tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân có
công truyền dạy văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc; động viên, khen thưởng
các tập thể, cá nhân có thành tích cao, có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với
phát triển du lịch.
- Đơn vị
chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị
phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Ngân sách Trung ương từ nguồn kinh phí Chương
trình mục tiêu quốc gia thực hiện Đề án.
- Ngân sách địa phương bảo đảm theo khả năng cân đối
ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép kinh phí trong các
chương trình, dự án có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trên
cơ sở các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, hằng năm chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện đảm
bảo hiệu quả, chất lượng.
- Nghiên cứu, tham mưu ban hành cơ
chế chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
- Cung cấp nội dung tuyên truyền
cho các đơn vị, địa phương liên quan; tham mưu đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú”cho các nghệ nhân có đủ điều kiện
theo quy định.
- Tổng hợp,
báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Ban Dân tộc tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và các địa phương triển khai các nhiệm vụ có liên quan.
3. Sở
Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo
các cơ quan báo chí của tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới
thiệu những giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc trên các phương tiện thông tin đại
chúng để nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và phát huy bền vững giá trị
di sản văn hóa.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ động phối hợp, triển
khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả và báo cáo
kết quả triển khai thí điểm việc đưa di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại “Nghệ thuật hát Then - đàn Tính” vào hoạt động giảng dạy và hoạt động
giáo dục ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục phổ thông và đề xuất hướng triển
khai trong thời gian tới.
5. Sở
Tài chính
Căn cứ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc
gia thực hiện Đề án được phân bổ và khả năng ngân sách hằng năm của tỉnh, tham
mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bổ sung kinh phí để triển khai thực
hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng,
thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
6. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ
Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và bố trí kinh phí thực hiện
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Chủ động
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan trong quá
trình triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc
của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Yêu cầu các đơn vị, địa phương phối hợp triển khai thực
hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng./.