Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3191/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Quý Phương
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3191/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; Căn cứ Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” giai đoạn 2023 - 2026;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 5303/TTr-SKHĐT ngày 19 tháng 12 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quyết định này kèm theo Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân thành phố Huế và Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở và Thủ trưởng các đơn vị: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Huế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các đại diện hợp pháp nhà vườn đặc trưng;
- VP: CVP và các PCVP;
- Các phòng: TH, KGVX;
- Lưu: VT, ĐC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Quý Phương

ĐỀ ÁN

“CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”
(Kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” triển khai thực hiện giai đoạn 2015 – 2020 được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐND ngày 05/04/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng (gọi tắt là Nghị quyết số 02); qua quá trình thực hiện, kết quả chủ yếu thực hiện trùng tu và bảo vệ được giá trị kiến trúc đặc trưng của nhà rường Huế, về công tác khai thác và phát huy giá trị nhà vườn chưa đồng bộ, chưa đem lại hiệu quả cao, một số chính sách hỗ trợ kèm theo còn nhiều bất cập chưa thể triển khai trong thực tế. Qua 5 năm triển khai thực hiện, trong 09 chính sách hỗ trợ, chỉ mới tập trung thực hiện 02 chính sách: hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính tại các nhà vườn (Thành phố Huế, Làng cổ Phước Tích) và chính sách hỗ trợ tôn tạo khuôn viên vườn (được thực hiện tập trung ở Làng cổ Phước Tích); còn 07 chính sách khác như: chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ cải tạo nhà vệ sinh, hỗ trợ vay để trùng tu nhà vườn, hỗ trợ vay cải tạo vườn, hỗ trợ vay kinh doanh dịch vụ nhà vườn, chính sách hỗ trợ tham quan, tổ chức khai thác phát triển dịch vụ, phát huy giá trị nhà vườn chưa được triển khai thực thi đồng bộ tại các nhà vườn, tỷ lệ hỗ trợ thấp, không phải nhà nào cũng được hỗ trợ 07 chính sách nói trên; do đó kết quả thực hiện Đề án chủ yếu là trùng tu, cứu nguy khẩn cấp và bảo vệ được giá trị kiến trúc đặc trưng của 38 nhà vườn Huế (Thành phố Huế 13 nhà vườn và Huyện Phong Điền 25 nhà vườn). Công tác khai thác và phát huy giá trị nhà vườn chưa đồng bộ, chưa đem lại hiệu quả cao, một số chính sách hỗ trợ kèm theo còn nhiều bất cập, chưa thể áp dụng trong thực tiễn, cần điều chỉnh và bổ sung một số chính sách, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và theo định hướng phát triển chung của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.

Ngày 08/12/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết số 26/2022/NQ- HĐND); trong đó các chính sách để hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2026 cần xây dựng theo hướng điều chỉnh bổ sung một số chính sách đáp ứng khả năng thực thi hiệu quả trong thực tiễn bảo vệ và phát huy các giá trị di sản của nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ các chính sách cho các cụm điểm nhà vườn đặc trưng tập trung thuộc khu vực Thuỷ Biều, Kim Long, thành phố Huế và Làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền để nhằm tổ chức khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch mang tính liên kết, tập trung, tạo tiền đề hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp, liên doanh liên kết giữa các chủ nhà vườn ở trong cùng một cụm điểm với các tổ chức doanh nghiệp du lịch, lữ hành; tổ chức khai thác, phát huy hiệu quả giá trị nhà vườn đặc trưng gắn với tạo sinh kế cho chủ thể các nhà vườn, cộng đồng dân cư đang sinh sống nơi khu vực có nhà vườn đặc trưng tập trung, cũng như doanh nghiệp tham gia phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng; góp phần tạo nền tảng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI; việc xây dựng và triển khai Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” để cụ thể hóa và tổ chức thực thi các chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND để tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2023 - 2026 là rất cần thiết.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ các đề xuất của UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong ĐIền và các đơn đăng ký tham gia Đề án của các hộ dân có nhà vườn đặc trưng trên địa bàn Phường Kim Long, Phường Thuỷ Biểu, thành phố Huế và Làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền.

Phần thứ hai

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, BẢO VỆ NHÀ VƯỜN HUẾ ĐẶC TRƯNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” được quy định tại Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐND ngày 05/04/2015 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” (gọi tắt là Nghị quyết số 02) đã triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020 đến nay kết thúc niên độ thực hiện; qua quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã phê duyệt cho 46 nhà vườn được thụ hưởng chính sách theo Đề án, trong đó thành phố Huế có 21 nhà, Làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền 25 nhà vườn.

Qua 5 năm thực hiện, có tổng cộng 55 nhà vườn thuộc thành phố Huế và huyện Phong Điền đã được trùng tu, tôn tạo từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác (thành phố Huế 30 nhà và huyện Phong Điền 25 nhà); cụ thể:

STT

Địa phương

Tổng cộng

Được phê duyệt tham gia Đề án
(46 nhà vườn)

Không tham gia Đề án, tự trùng tu

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Trong đó:

Được NN hỗ trợ trùng tu, kết hợp đón du khách tham quan

Được NN hỗ trợ trùng tu, và tự tổ chức phát triển

dịch vụ

Tự trùng tu, kết hợp đón du khách tham quan

Tự trùng tu, tự tổ chức phát triển dịch vụ

Tự trùng tu, kết hợp đón du khách tham quan

Tự trùng tu, tự tổ chức phát triển dịch vụ

Tổng (1+2)

55

38

21

12

02

03

17

14

03

1

Thành phố Huế

30

13

04

06

01

02

17

14

03

2

Huyện Phong Điền

25

25

17

06

01

01

0

0

0

Danh mục nhà vườn thuộc Đề án phê duyệt có 38 nhà tham gia thụ hưởng chính sách trong giai đoạn 2015 – 2020. Bên cạnh đó, trên địa bàn Thành phố Huế có 17 nhà vườn nằm ngoài danh mục các nhà vườn thuộc Đề án đã được các chủ nhà tự tổ chức trùng tu, tôn tạo nhà theo hướng bảo tồn kiến trúc, phong thủy đặc trưng của nhà rường, nhà vườn Huế.

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Đề án:

1. Chính sách về tài chính, thuế

a) Chính sách hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính:

* Hỗ trợ kinh phí trùng tu nhà vườn (bao gồm hỗ trợ chi phí khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế):

Tổng kinh phí hỗ trợ trùng tu nhà vườn (bao gồm hỗ trợ chi phí khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế): Nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện trùng tu nhà chính đạt 20.517,602 triệu đồng, chiếm 84,21% tổng vốn ngân sách thực hiện toàn bộ chính sách theo Nghị quyết số 02 (24.365,806 triệu đồng).

* Hỗ trợ lãi suất vay trùng tu nhà vườn: Không thực hiện vì các nhà vườn không đăng ký vay vốn.

b) Chính sách hỗ trợ tôn tạo khuôn viên vườn

* Hỗ trợ duy trì cảnh quan vườn, thiết kế vườn, mua cây giống

Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách này là 559 triệu đồng, trong đó:

- Tại Thành phố Huế, đã hỗ trợ tôn tạo khuôn viên vườn 05 nhà vườn, kinh phí thực hiện 72 triệu đồng.

- Tại Làng cổ Phước Tích, hỗ trợ từ ngân sách huyện cho 23 nhà vườn với kinh phí 487 triệu đồng.

* Hỗ trợ vốn vay để tôn tạo khuôn viên vườn: Chưa đưa vào thực hiện do các chủ nhà vườn không đăng ký.

c) Chính sách hỗ trợ kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn

* Hỗ trợ lãi suất vay để tổ chức kinh doanh trong các nhà vườn: Chưa thực hiện do các chủ nhà vườn không đăng ký.

* Hỗ trợ đào tạo nghề, kỹ năng về hướng dẫn viên du lịch: Chưa thực hiện do các chủ nhà vườn không đăng ký.

* Hỗ trợ xây mới nhà vệ sinh

Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách này là 280 triệu đồng, trong đó:

- Tại địa bàn Thành phố Huế, đã hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà vệ sinh mới phục vụ khách du lịch cho 03 nhà vườn.

- Tại địa bàn huyện Phong Điền: Chưa triển khai hỗ trợ thực hiện chính sách này.

d) Hỗ trợ về thuế

Đã hỗ trợ 5,6 triệu đồng tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho 4 nhà vườn, trong đó:

+ Thành phố Huế: đã hỗ trợ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho 04 nhà vườn với kinh phí 5,6 triệu đồng.

+ Huyện Phong Điền: Không thực hiện vì được hưởng chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Chính sách hỗ trợ kinh doanh tham quan, du lịch

- Đối với nhà vườn trên địa bàn thành phố Huế: UBND thành phố Huế đã chủ động, phối hợp các cơ quan liên quan kết nối các đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở lữ hành khảo sát các nhà vườn nhằm kết nối tour tuyến tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống thực của người dân địa phương. Đến nay, một số nhà vườn đã trở thành địa chỉ du lịch, đón khách đến tham quan kiến trúc, trải nghiệm ẩm thực.

- Đối với nhà vườn ở làng cổ Phước Tích: UBND huyện Phong Điền và Ban quản lý Làng cổ Phước Tích đã hình thành tour tham quan nhà vườn, trải nghiệm homestay khi tham quan Làng cổ Phước Tích. Quá trình hợp tác khai thác các nhà vườn cơ bản đảm bảo lợi ích về tài chính cho các hộ dân.

3. Chính sách quản lý, bảo vệ nhà vườn

- Các nhà vườn nghiêm túc chấp hành quy định về quản lý đất đai. Các nhà vườn không tách thửa đất, không xây dựng các công trình trái phép phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng kiến trúc tổng thể.

- Về quản lý quy hoạch - kiến trúc và xây dựng: các chủ nhà vườn cải tạo, sửa chữa, việc cải tạo và sửa chữa nhà vườn được thực hiện theo quy định. Hằng năm đăng ký và được HĐND tỉnh phê duyệt danh mục trùng tu. Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các dự án trùng tu được UBND thành phố Huế và UBND huyện Phong Điền phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng. Quá trình tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật đấu thầu. Đến nay, không xảy ra sai phạm về kiến trúc, xây dựng.

- Về quản lý các chính sách hỗ trợ: các địa phương đã thực hiện tốt quy định quản lý các chính sách hỗ trợ, không để sai phạm hay khiếu kiện về định mức kinh phí hỗ trợ; đồng thời, đảm bảo không vi phạm nguyên tắc “mỗi nhà vườn được xem xét hỗ trợ một hoặc nhiều chính sách quy định nhưng mỗi chính sách chỉ được hưởng một lần”.

Kết quả về công tác khai thác, phát huy giá trị: các nhà vườn sau khi được trùng tu, một số chủ nhà vườn đã tổ chức tốt việc khai thác, phát huy giá trị nhà vườn sau trùng tu, tạo hiệu ứng phát triển mô hình bảo tồn nhà vườn kết hợp kinh doanh phát triển dịch vụ, du lịch. Cụ thể như sau:

+ Thành phố Huế: Trong 13 nhà vườn thuộc Đề án được trùng tu, có 09 nhà đưa vào tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo hiệu ứng phát triển mô hình bảo tồn nhà vườn kết hợp kinh doanh du lịch. Một số sản phẩm du lịch đã được hình thành như: tham quan, lưu trú homestay; thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế; chế biến một số món ăn dân dã Huế; ngâm chân với nguyên liệu cây lá trong vườn; tour xe đạp khám phá cuộc sống, các công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc của cộng đồng dân cư và nghề truyền thống Huế; nói chuyện, trao đổi, tìm hiểu về lịch sử văn hóa và con người Huế, bán hàng lưu niệm… Tổng doanh thu các nhà đạt khoảng 3.340 triệu đồng/năm1. Ngoài ra, có 03 nhà vườn không tham gia hỗ trợ từ Đề án cũng tự tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch2.

+ Làng cổ Phước Tích: Trong 23 nhà vườn tham gia Đề án được trùng tu, có 06 nhà làm dịch vụ (03 nhà làm dịch vụ homestay, 03 nhà làm dịch vụ ẩm thực và quảng diễn bánh trái truyền thống); các nhà còn lại được đưa vào tour tham quan. Để phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong làng tham gia phát triển dịch vụ du lịch, Ban quản lý Làng cổ Phước Tích đã thành lập tổ thuyết minh và tổ ẩm thực với 24 thành viên thuộc Chi hội Phụ nữ thôn. Các tổ này chuyên nấu ăn cho du khách tham quan làng cổ khi có nhu cầu trải nghiệm ẩm thực, quảng diễn nghề làm bánh, làm gốm, sản phẩm từ cỏ bàng và thuyết minh hướng dẫn khách đến tham quan. Hoạt động tham quan Làng cổ sôi nổi vào các dịp lễ hội Festival Huế, các ngày lễ của làng. Đã hình thành phiên chợ “Hương xưa làng cổ”, phấn đấu tổ chức theo định kỳ trong các năm tới. Giai đoạn từ năm 2017 - 2020, đã tổ chức được 03 phiên chợ thu hút được 2.150 khách về tham quan, mua sắm, doanh thu đạt khoảng 120 triệu đồng, từ tháng 3/2022 đến 5/2022 đã có hơn 6000 lượt khách tham quan, lưu trú và trải nghiệm dịch vụ tại Phước Tích với doanh thu đạt được hơn 300 triệu đồng.

Những kết quả bước đầu tạo sự khích lệ cho người dân trong việc tham gia xây dựng tour tuyến, các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn với hình thức độc lập theo từng chủ nhà riêng biệt hoặc từng cụm 2-3 nhà ở trong một khu vực mà chưa có sự kết nối, liên kết hệ thống tour tuyến, người dân chưa thực sự tham gia cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp nhằm hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng đất mang đậm nét văn hóa, truyền thống còn được bảo tồn, lưu giữ. Cơ sở dữ liệu theo dõi về các thông tin như số lượng khách tham quan, số khách lưu trú, doanh thu lưu trú… từ các hoạt động dịch vụ tại các nhà vườn chưa được hình thành; vì vậy, chưa thể đánh giá cụ thể hiệu quả việc khai thác kinh doanh cũng như việc cải thiện thu nhập cho các nhà vườn tham gia kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả của Đề án đã đạt được nêu trên thì một số mục tiêu của Đề án chưa triển khai đồng bộ, toàn diện. Nhìn chung, kết quả thực hiện Đề án chủ yếu chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ trùng tu tôn tạo các nhà chính trong tổng thể nhà vườn Huế đặc trưng, vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp góp phần nhằm cứu vãn, phục dựng, lưu giữ những kiến trúc độc đáo của kiến trúc nhà rường truyền thống Huế, công tác khai thác và phát huy giá trị nhà vườn chưa đồng bộ, chưa đem lại hiệu quả cao, một số chính sách hỗ trợ kèm theo còn nhiều bất cập chưa thể triển khai trong thực tế hoặc triển khai chưa đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả rõ rệt. Một số chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo vườn chưa thể triển khai thực hiện mặc dù kinh phí bố trí vẫn còn nhưng do niên độ thực hiện Đề án kết thúc nên không thể sử dụng; một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay để trùng tu nhà vườn, hỗ trợ vay cải tạo vườn, hỗ trợ vay kinh doanh dịch vụ nhà vườn…, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tham quan, tổ chức khai thác phát triển dịch vụ, phát huy giá trị nhà vườn chưa thực thi đồng bộ, hiệu quả nên tác động và lan tỏa các chính sách về mặt xã hội chưa lớn, chưa cao.

Theo báo cáo UBND thành phố Huế, mặc dù niên độ thực hiện Đề án đã kết thúc nhưng một số chủ nhà vườn thuộc Đề án đã phê duyệt danh sách tham gia theo Nghị quyết số 02 mà chưa được bố trí kinh phí hỗ trợ trùng tu vẫn mong muốn được tiếp tục hỗ trợ chính sách của Đề án; đồng thời, một số chủ nhà vườn khác chưa được tham gia Đề án theo Nghị quyết số 02 có nguyện vọng được tham gia hỗ trợ. Bên cạnh đó, trên địa bàn làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền vẫn còn một số chủ hộ nhà vườn chưa được tham gia Đề án theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND (2 hộ thuộc loại 2, 5 hộ nhà loại 3) và 01 nhà loại 1 nhưng chưa được nhận hỗ trợ trùng tu (do đã tự trùng tu trước đó nay đã xuống cấp) cũng mong muốn được tiếp tục tham gia Đề án. Tuy nhiên, sau khi khảo sát và tự nguyện đăng ký tham gia Đề án trong giai đoạn tiếp theo, trên địa bàn thành phố Huế có 02 nhà đăng ký hỗ trợ trùng tu nhà chính, 05 nhà đăng ký hỗ trợ kinh doanh dịch vụ du lịch tại nhà (cải tạo phòng ngủ, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà vệ sinh), 10 nhà đăng ký thiết kế cải tạo vườn, 02 nhà đăng ký hỗ trợ tài chính tín dụng (hỗ trợ lãi suất vay để cải tạo vườn); trên địa bàn Làng cổ Phước Tích có 8 nhà (5 nhà tư nhân và 3 nhà thờ họ) đăng ký hỗ trợ trùng tu nhà chính, 16 nhà đăng ký hỗ trợ kinh doanh dịch vụ du lịch tại nhà (cải tạo phòng ngủ, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà vệ sinh), 12 nhà đăng ký thiết kế cải tạo vườn, 01 nhà đăng ký hỗ trợ tài chính tín dụng (hỗ trợ lãi suất vay để cải tạo vườn).

Như vậy, triển khai Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” để thực thi các chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND cần phải triển khai thực hiện ngay để sớm đưa chủ trương, chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành đi vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Phần thứ ba

HỖ TRỢ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2023 – 2026

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể

a) Hỗ trợ người dân, cộng đồng dân cư bảo tồn, gìn giữ những giá trị kiến trúc của nhà vườn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa Huế; đồng thời bảo tồn, phát huy hệ sinh thái vườn gắn liền với nhà rường truyền thống; tổ chức khai thác phát triển du lịch dịch vụ gắn với bảo tồn giá trị nhà vườn góp phần quảng bá giá trị di sản Huế.

b) Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch, dịch vụ gắn với công cuộc bảo tồn giá trị nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ truyền thống; tạo sự chủ động tham gia của các chủ nhà, các đại diện hợp pháp cũng như thu hút các nhà đầu tư có năng lực tham gia tổ chức khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển ngành kinh tế du lịch, dịch vụ của tỉnh.

c) Làm tiền đề lan tỏa, phát huy ý thức tự nguyện của người dân trong công cuộc bảo vệ những giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế góp phần xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị di sản, văn hóa, sinh thái cảnh quan, thân thiện môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu đến năm 2026, tiếp tục hỗ trợ tôn tạo từ 10 đến 15 nhà vườn đặc trưng chưa được trùng tu; hỗ trợ đầu tư các công trình vệ sinh và hệ sinh thái vườn gắn liền với nhà rường.

b) Hình thành, phát triển khoảng 03 cụm điểm nhà vườn đặc trưng để tổ chức khai thác dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các nhà vườn đặc trưng theo hướng du lịch xanh bền vững.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC THAM GIA CHÍNH SÁCH

1. Phạm vi thực hiện

a) Không gian: Địa bàn thành phố Huế; Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

b) Thời gian: 04 năm (giai đoạn 2023 - 2026).

2. Đối tượng áp dụng

a) Các chủ quản nhà vườn đặc trưng được phê duyệt danh mục tham gia Đề án.

b) Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch tại các nhà vườn đặc trưng được phê duyệt danh mục tham gia Đề án.

c) Ủy ban nhân dân thành phố Huế và Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền.

3. Tiêu chí phân loại nhà vườn đặc trưng

a) Giải thích từ ngữ

Nhà vườn đặc trưng là một tổ hợp kiến trúc cảnh quan bao gồm 2 yếu tố cơ bản là Nhà và Vườn. Nhà là công trình theo kiểu kiến trúc nhà rường truyền thống đặc trưng; Vườn là cảnh quan bao quanh nhà, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhà để tạo thành một không gian sống hoàn chỉnh, mang đậm đặc trưng của văn hóa Huế; là nơi trồng các loại cây xanh gồm cây cảnh, cây hoa và cây ăn trái cùng với các công trình kiến trúc phụ trợ như cổng ngõ, bình phong, hàng dậu cây xanh, hòn non bộ, bể cạn. Vườn có diện tích tối thiểu 1.000 m2 và có khả năng tổ chức khai thác giá trị phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, du lịch cộng đồng.

b) Phân loại nhà vườn đặc trưng

Nhà loại 1: Những nhà vườn có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật gắn liền với danh nhân văn hóa lịch sử của đất nước được xây dựng dưới thời quân chủ, hiện còn bảo lưu tổng thể giá trị kiến trúc cảnh quan, không gian cư trú đặc trưng và hình thức tạo cảnh (cổng, bình phong, bể cạn, non bộ) kết hợp các hình thức trang trí truyền thống có giá trị thẩm mỹ cao; có cấu trúc khung gỗ là nhà kép (tiền đường và chính đường có quy mô 5 gian hoặc 3 gian kết hợp với 3 gian 2 chái trở lên (kiến trúc kiểu trùng thiềm điệp ốc).

Nhà loại 2: Những nhà vườn truyền thống đặc trưng, có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật; có cấu trúc khung gỗ là nhà đơn có quy mô 3 gian 2 chái, 1 gian 2 chái; hệ thống khung gỗ chính còn nguyên vẹn, kết hợp các hình thức trang trí truyền thống; về cơ bản vẫn giữ được các yếu tố nguyên gốc của ngôi nhà nhưng đã có sự biến đổi về cảnh quan, kiến trúc (xây dựng thêm một số công trình hiện đại hoặc cải tạo, thay đổi tính nguyên gốc của công trình).

Nhà loại 3: Những nhà vườn truyền thống đặc trưng; có cấu trúc khung gỗ là nhà đơn, có quy mô 3 gian hoặc 1 gian 2 chái đơn; đã có cải tạo, thay đổi tính nguyên gốc của công trình.

4. Điều kiện nhà vườn đặc trưng được tham gia Đề án

Các nhà vườn đặc trưng được tham gia Đề án hỗ trợ phải hội đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc một trong các loại nhà theo tiêu chí phân loại nhà vườn đặc trưng quy định tại điểm a, b Khoản 3 mục này.

b) Thuộc danh mục nhà vườn đặc trưng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt được hỗ trợ chính sách trong giai đoạn 2023 - 2026.

c) Chủ quản nhà vườn truyền thống hoặc đại diện hợp pháp (gọi chung là chủ nhà vườn) có nguyện vọng cam kết tham gia Đề án Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trong giai đoạn 2023 - 2026.

III. CÁC CHÍNH SÁCH, NHIỆM VỤ HỖ TRỢ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG

Căn cứ theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; các chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng

1.1. Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

a) Hỗ trợ chi phí khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế trùng tu nhà chính tối đa không quá 50 triệu đồng/nhà.

b) Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng

- Nhà xếp loại 1: Tối đa 1.000 triệu đồng/nhà

- Nhà xếp loại 2: Tối đa 800 triệu đồng/nhà

- Nhà xếp loại 3: Tối đa 600 triệu đồng/ nhà

1.2. Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

Các nhà vườn đặc trưng được hỗ trợ cải tạo, phục hồi, tái tạo phát triển vườn gắn với phục hồi, phát triển các loại cây cây ăn quả bản địa, cây cảnh, cây dược liệu đặc trưng của Huế tại các vườn, tạo cảnh quan sinh thái vườn phục vụ quảng bá, khai thác phát triển dịch vụ du lịch bao gồm:

a) Hỗ trợ chi phí thiết kế cảnh quan, cải tạo sân vườn tối đa 30 triệu đồng/vườn.

b) Hỗ trợ chi phí mua cây giống tối đa 50 triệu đồng/vườn.

2. Hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà vườn

2.1. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cấp cơ sở nhà vườn đặc trưng phục vụ lưu trú

a) Hỗ trợ hỗ trợ cải tạo, sửa chữa phòng gắn liền với nhà chính làm phòng lưu trú, không quá 50 triệu đồng/phòng và tối đa 03 phòng/nhà.

b) Hỗ trợ xây mới, cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh, thiết bị thu gom và xử lý rác thải, nước thải; cải tạo bố trí phòng thính nhạc tại các nhà có tổ chức một trong các dịch vụ ẩm thực, ca Huế truyền thống, dịch vụ lưu trú tại nhà vườn đặc trưng không quá 50 triệu đồng/nhà đối với công trình xây mới.

2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề

a) Hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu về các quy trình sản xuất thủ công truyền thống, chế biến các món ăn truyền thống tại các cụm điểm du lịch nhà vườn đặc trưng với mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng cho cả giai đoạn thực hiện Đề án.

b) Hỗ trợ tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ; tập huấn các kỹ năng làm du lịch, quảng bá, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững cho người dân; mức hỗ trợ các khóa tập huấn không quá 150 triệu đồng/1 cụm điểm.

c) Hỗ trợ các nghệ nhân tổ chức truyền nghề cho người dân, người học nghề tại các cụm điểm du lịch nhà vườn; mức hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/1 cụm điểm.

d) Hỗ trợ tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức khai thác, phát triển dịch vụ du lịch nhà vườn, mức hỗ trợ không quá 25 triệu đồng/1 cụm điểm, tối đa 75 triệu đồng cho cả giai đoạn thực hiện Đề án.

2.3. Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch

a) Hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, thiết lập hình thành các tßour tuyến tham quan du lịch trải nghiệm đến các cụm điểm tập trung các nhà vườn thuộc khu vực Phường Thuỷ Biều, phường Kim Long, Làng cổ Phước Tích. Mức hỗ trợ tối đa 25 triệu đồng/1 cụm điểm, tổng mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng cho cả giai đoạn thực hiện Đề án.

b) Hỗ trợ xây dựng chuyên trang trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế để quảng bá về du lịch nhà vườn đặc trưng với mức hỗ trợ không quá 150 triệu đồng cho cả giai đoạn thực hiện Đề án.

3. Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

3.1. Lập quy hoạch chi tiết

Hỗ trợ ngân sách các địa phương để tổ chức lập quy hoạch và xây dựng đề án phát triển du lịch của các cụm điểm tập trung các nhà vườn đặc trưng thuộc phường Thủy Biểu, phường Kim Long, thành phố Huế (riêng đối với Làng cổ Phước Tích- huyện Phong Điền đã được lập quy hoạch chi tiết 1/500 và UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích duyệt tại Quyết định 3334/QĐ-UBND ngày 29/12/2020).

3.2. Đầu tư hạ tầng cơ bản

Hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào đến các khu đất quy hoạch phục vụ kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư tổ chức khai thác dịch vụ du lịch, ẩm thực, trình diễn, triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống…thuộc khu vực các cụm điểm tập trung các nhà vườn tại Phường Thuỷ Biều, Phường Kim Long, Làng cổ Phước.

Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ bản (đường giao thông nội bộ, bến thuyền, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, vệ sinh môi trường, internet…) tại các cụm điểm tập trung các nhà vườn tại Phường Thuỷ Biều, Phường Kim Long, Làng cổ Phước Tích.

Mức hỗ trợ cho mỗi cụm điểm không quá 5.000 triệu đồng.

4. Hỗ trợ tài chính tín dụng

a) Hỗ trợ 100% lãi suất vay cho các chủ nhà vay vốn của các tổ chức tín dụng để trùng tu nhà chính, cải tạo vườn, tổ chức khai thác phát triển dịch vụ tại nhà.

b) Tổng mức vay được hỗ trợ lãi suất vay để trùng tu tôn tạo nhà chính là không quá 500 triệu đồng/nhà. Tổng mức vay được hỗ trợ lãi suất vay để cải tạo vườn là không quá 200 triệu đồng/nhà. Tổng mức vay được hỗ trợ lãi suất vay để tổ chức khai thác phát triển dịch vụ tại nhà là không quá 300 triệu đồng/nhà.

c) Thời gian hỗ trợ lãi suất vay: giai đoạn 2023 - 2026.

IV. DANH MỤC NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG THAM GIA ĐỀ ÁN

Trên cơ sở khảo sát thống kê của đoàn công tác, căn cứ tiêu chuẩn phân loại và giá trị nhà vườn, thống kê được 119 nhà vườn đặc trưng hiện còn có giá trị, cụ thể: trên địa bàn thành phố Huế (87 nhà vườn) và Làng cổ Phước Tích (32 nhà vườn).

Bảng: Danh mục nhà vườn đặc trưng được lựa chọn khảo sát, thống kê

STT

HỌ TÊN CHỦ HỘ

ĐỊA CHỈ

XẾP LOẠI

DIỆN TÍCH

NĂM XÂY DỰNG

Ghi chú

Nhận chính sách hỗ trợ

A

THÀNH PHỐ HUẾ

87

I

Phường Kim Long

19

1

Phạm Đăng Thiêm (Đền thờ Đức Quốc Công)

06 Phạm Thị Liên

Loại 1

2440

1850

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận, ĐK tham gia Đề án gđ 2023 - 2026

2

Phạm Thị Túy (Xuân viên tiểu cung)

3/22 Phú Mộng

Loại 1

2.512

1930

DS 51

NQ02

3

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

Loại 1

1.379

1890

DS 51

NQ02

ĐK mới tham gia Đề án gđ 2023 - 2026

4

Phạm Thị Tuyết Mai (Diên Phước Trưởng Công chúa)

24 Kim Long

Loại 1

7.063 (260)

1854

DS 51

NQ02

Được Viện nghiên cứu di sản UNESCO (Đại học Waseda) tài trợ trùng tu năm 2012.

5

Lê Thị Gái (Thường Lạc Viên)

20 Phú Mộng

Loại 2

2.844

1920

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận

6

Đoàn Kim Khánh

145 Vạn Xuân

Loại 2

5.203

1900

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

7

Hồ Văn Bình

26 Phạm Thị Liên

Loại 2

1.895

1450

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

8

Lê Lương

38 Nguyễn Hoàng

Loại 2

1.583

1897

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

9

Hoàng Xuân Bậc

34 Phú Mộng

Loại 2

2.000

1915

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

10

Nguyễn Văn Trọng

28 Phú Mộng

Loại 2

2.661

1920

QĐ 2993

NQ02

Chưa nhận

11

Đoàn Văn Khuyến

Tổ 4, 137 Vạn Xuân

Loại 2

5.000

1916

DS 51

NQ02

12

Võ Văn Long (An Lạc Viên)

54/7 Phú Mộng

Loại 2

1662

1920

DS 51

NQ02

18

Mai Khắc Lưu

180 Lý Nam Đế

Loại 2

2.130

1903

DS 51

NQ02

13

Lê Mộng Long

Tổ 9, 110/24 Kim Long

Loại 3

1.044

1900

DS 51

NQ02

14

Lê Xuân Tuấn

1B Phú Mộng

Loại 3

2.841

1989

DS 51

NQ02

15

Phủ Cẩm Xuyên

73 Vạn Xuân

Loại 3

1843

1923

DS 51

NQ02

16

Lý Thị Cơ

33/8 Nguyễn Hoàng

Loại 3

1068

1936

DS 51

NQ02

17

Trần Hữu Luyến

2/1 Lý Nam Đế

Loại 3

1095

1900

DS 51

NQ02

18

Phan Công Tịnh

7/22 Phú Mộng

1637

1913

KS, TK

19

Huỳnh Văn Niệm

Tổ 1

1716

1945

KS, TK

II

Phường Thuỷ Biều

16

20

Hồ Xuân Ninh (Hồ Xuân Doanh)

51 Thanh Nghị

Loại 1

16.444

1890

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

21

Đặng Văn Thành (Đặng Phi Hùng- Đỗ Thị Bích)

43 Lương Quán

Loại 1

3.212

1920

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

22

Nhà thờ họ Tôn Thất (Tôn Thất Hùng)

7 kiệt 72 Thân Văn Nhiếp

Loại 1

2.500

Trước 1945

QĐ 2993

NQ02

Trùng tu

23

Hoàng Trọng Dũng

1/12 Ngô Hà

Loại 2

3.273

Hơn 100 năm

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận

24

Tôn Thất Phương

41 Lương Quán

Loại 2

3.293

1885

QĐ 2993

NQ02

Trùng tu

25

Hồ Xuân Đài

12 kiệt 22 Thanh Nghị

Loại 3

1.125,6

1866

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận

26

Hoàng Trọng Sằng

101 Nguyệt Biều

Loại 3

2367

1928

QĐ 2993

NQ02

Đề án

27

Hồ Xuân Bổng

32 Thanh Nghị

Loại 3

7744

1955

DS 51

NQ02

28

Hoàng Trọng Lánh

Tổ 15, khu vực Trung Thượng

Loại 3

1908

DS 51

NQ02

29

Hoàng Trọng Vưu

8/572 Bùi Thị Xuân

Loại 3

1835

DS 51

NQ02

30

Võ Đăng Hiển

Tổ 12

Loại 3

1940

DS 51

NQ02

31

Tôn Thất Tòa

13A Lương Quán

Loại 3

1938

DS 51

NQ02

32

Phủ thờ Huấn Vũ hầu

27 Lương Quán

Loại 3

1542

thế kỷ XVIII

DS 51

NQ02

33

Nguyễn Phúc Vĩnh Dực (Phủ thờ Tương An Quận vương)

28/10/373 Bùi Thị Xuân

Loại 3

1930

DS 51

NQ02

34

Phủ thờ Mai Am (Thân Văn Hiếu)

Kiệt 588 Bùi Thị Xuân

9179

KS, TK

35

Hoàng Minh Nhật

75 Nguyệt Biều

4260,4

1915

KS, TK

III

Phường Gia Hội (Phú Cát và Phú Hiệp sát nhập)

8

36

Phan Thuận An (Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn)

31 Nguyễn Chí Thanh

Loại 1

2.379

1921

QĐ 200

NQ02

Trùng tu

37

Mai Hữu Bảo

45 Nguyễn Chí Thanh

Loại 3

789

DS 51

NQ02

38

Thái Nguyên Hạnh

45 Nguyễn Chí Thanh

Loại 3

789

DS 51

NQ02

39

Phủ thờ Tuy An quận vương

180 Bạch Đằng

Loại 3

366,6

1905

DS 51

NQ02

40

Phan Hồng Sâm

148 Nguyễn Chí Thanh

Loại 3

4143,7

1930

DS 51

NQ02

41

Trần Quốc Việt

4/24/228 Bạch Đằng

Loại 3

1726,5

1910

DS 51

NQ02

42

Phạm Quang Đức

38 Lê Đình Chinh

Loại 3

1910

DS 51

NQ02

43

Nguyễn Thị Tâm

31 Nguyễn Bỉnh Khiêm

Loại 3

3.528

QĐ 2993

NQ02

Chưa nhận

IV

Phường Vỹ Dạ

21

44

Phủ thờ Diên Khánh Vương

228 Nguyễn Sinh Cung

Loại 2

1.170,70

1857

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận

45

Vĩnh Tháp (Bảo Tài)

310 Nguyễn Sinh Cung

Loại 2

2925

1930

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận

46

Cao Thị Đạm

40 Tuy Lý Vương

Loại 2

1499,6

1890

DS 51

NQ02

47

Phủ Phong Quốc Công

306 Nguyễn Sinh Cung

Loại 2

1131,6

1848

DS 51

NQ02

48

Phủ Kiến An Vương

Tổ 3, Kiệt 1 Hàn Mặc Tử

2676

1900

KS, TK

49

Nguyễn Phước Hiệp Văn

76 Nguyễn Sinh Cung

1000

1920

KS, TK

50

Hoàng Thị Bích Trà

226 Nguyễn Sinh Cung

2014

KS, TK

51

La Thị Thoa

208/3 Nguyễn Sinh Cung

1100

1920

KS, TK

52

Trần Thị Thuyết

47C Nguyễn Sinh Cung

3000

KS, TK

53

Nguyễn Đăng Tuấn

81 Nguyễn Sinh Cung

2296

KS, TK

54

Nguyễn Thị Môn

118/29 Nguyễn Sinh Cung

1683

KS, TK

55

Nguyễn Kim Loan

118 Nguyễn Sinh Cung

900

KS, TK

56

Tôn Nữ Liên Trì

25 Tùng Thiện Vương

890

KS, TK

57

Trần Thị Hường

Tổ 11

1581

KS, TK

58

Nguyễn Văn Sĩ

Tổ 13

900

KS, TK

59

Nguyễn Văn Trai

Tổ 8

1600

KS, TK

60

Nguyễn Thị Nữ

Tổ 8

1379

KS, TK

61

Trần Hữu Giáp

Tổ 8

1500

KS, TK

62

Lê Thị Y

Tổ 8

861

KS, TK

63

Bùi Thị Pha

Tổ 9

1500

KS, TK

64

Nguyễn Anh Cường

205 Nguyễn Sinh Cung

526

KS, TK

V

Phường Đúc

3

65

Nguyễn Hữu Thông (Sum Viên)

313 Bùi Thị Xuân

Loại 1

2500

1910

QĐ 2993

NQ02

Trùng tu

66

Hồ Thị Gái

07 Lịch Đợi

Loại 3

2776

1920

DS 51

NQ02

67

Trần Văn Hoàng

Số 1 Kiệt 30 Lịch Đợi

Loại 3

1361

1920

DS 51

NQ02

VI

Phường Phú Nhuận

1

68

Phủ Phú Quốc Công từ

181 Phan Đình Phùng

Loại 1

1069,07

Cuối TK XIX

DS 51

NQ02

VII

Phường An Cựu

5

69

Lê Thị Bích Hồng (Lê Khánh Tùng)

48 Hải Triều

Loại 3

1153

1936

QĐ 200

NQ02

Chưa nhận

70

Nguyễn Hoà Nhân, Nguyễn Bỉnh Nhị

386/16 Phan Chu Trinh

Loại 3

1930

DS 51

NQ02

71

Nguyễn Bỉnh Di

16/386 Phan Chu Trinh

1000

1940

KS, TK

72

Quý Tiết

298 Phan Chu Trinh

1000

1920

KS, TK

73

Tôn Thất Đính

Kiệt 36 Nguyễn Khoa Chiêm

1200

1920

KS, TK

VIII

Phường Hương Long

2

74

Tôn Thất Nghệ

5/310 Lý Nam Đế

Loại 2

5079

1930

QĐ 2993

NQ02

Chưa nhận

75

An Hiên

58 Nguyễn Phúc Nguyên

4608

Cuối TK XIX

KS, TK

IX

Phường An Đông

1

76

Hoàng Ngọc Anh

165 Đặng Văn Ngữ

1.000

1930

DS 51

NQ02

X

Phường Phú Hậu

1

77

Nguyễn Văn Tây

64 Nguyễn Gia Thiều

995

1930

DS 51

NQ02

XI

Phường Phú Hội

3

78

Phạm Công Tiển (Phủ An Thường công chúa)

63 Nguyễn Công Trứ

3.704

1910

KS, TK

Xây dựng thêm một phần nhà ở

79

Phủ Hàm Thuận

79 Nguyễn Công Trứ

2.926

1930

KS, TK

80

Chế Thị Thanh

51 Nguyễn Công Trứ

1.096

1952

KS, TK

XIII

Phường Xuân Phú

4

81

Tôn Thất Qụy

78/2 Nguyễn Lộ Trạch

1.525

1837

KS, TK

82

Trương Đình Cường

6/29 Dương Văn An

3.209

1935

KS, TK

83

Lê Viết Thanh Sơn

56 Nguyễn Lộ Trạch

1.000

1945

KS, TK

84

Trương Thị Túy

23 Dương Văn An

1.500

1935

KS, TK

XII

Phường Tây Lộc

3

85

Nguyễn Luyến

113 Thái Phiên

1.158

1950

KS, TK

01 nhà rường,

01 nhà 2 tầng

86

Nguyễn Văn Em

82 Lương Ngọc Quyến

902

1946

KS, TK

Nhà cấp 4

87

Nguyễn Công Thành

260 Nguyễn Trãi

1.727

1946

KS, TK

nhà cấp 4, 01 nhà 02 tầng

B

Làng cổ Phước Tích

32

1

Lương Thanh Phong

Phước Tích

Loại 1

822

1890

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

2

Hồ Văn Hưng

Phước Tích

Loại 1

1030

1893

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

3

Lê Trọng Kiểm (Lê Trọng Khương)

Phước Tích

Loại 1

1811

1896

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

4

Trương Thị Thú

Phước Tích

Loại 1

1220

1908

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

5

Lê Ngọc Thị Thí

Phước Tích

Loại 1

1744

1833

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

6

Lê Trọng Đào

Phước Tích

Loại 1

990

1858

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

7

Hồ Văn Tế

Phước Tích

Loại 1

1367

1880

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

8

Lê Trọng Thị Vui

Phước Tích

Loại 1

860

1890

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

9

Hồ Thanh Yên

Phước Tích

Loại 1

1500

1885

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

10

Lương Thanh Thị Trảng

Phước Tích

Loại 1

1313

1900

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

11

Hồ Thị Thanh Nga

Phước Tích

Loại 1

1856

885

QĐ2808

NQ09

Chưa nhận, ĐK giai đoạn mới 2023 -2026

12

Lê Thị Hoa

Phước Tích

Loại 1

1373

1888

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

13

Lê Trọng Phú

Phước Tích

Loại 1

1465

1871

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

13

Lê Trọng Quân

Phước Tích

Loại 1

5980

1906

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

15

Đoàn Tào

Phước Tích

Loại 2

350

1918

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

16

Đoàn Thị Nguyệt

Phước Tích

Loại 2

1828

1908

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

17

Lương Thanh Thị Loan

Phước Tích

Loại 2

2030

1906

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

18

Lê Thị Phương

Phước Tích

Loại 2

2175

1888

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

19

Lương Thanh Hoàng

Phước Tích

Loại 2

2054

1908

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

20

Lương Thanh Bạch

Phước Tích

Loại 2

1158

1867

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

21

Hồ Văn Thuyên

Phước Tích

Loại 2

943

1902

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

22

Trương Công Huấn

Phước Tích

Loại 2

880

1908

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

23

Trương Duy Thanh

Phước Tích

Loại 2

1802

1893

QĐ2808

NQ09

Chưa nhận

24

Hồ Văn Chúc

Phước Tích

Loại 3

987

1910

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

25

Lê Trọng Kiêm (Lê Trọng Diễn)

Phước Tích

Loại 3

576

1908

QĐ2808

NQ09

Trùng tu

26

Nhà thờ họ Lê Ngọc

Phước Tích

Loại 2

TK XIX

ĐK mới

27

Nhà thờ họ Trương Công

Phước Tích

Loại 2

360

TK XVIII

ĐK mới

28

Trương Văn Thoàn

Phước Tích

Loại 3

538

1950

ĐK mới

29

Sử Kim Tiến

Phước Tích

Loại 3

1,901

1820

ĐK mới

30

Lê Ngọc Thị Chắt

Phước Tích

Loại 3

777

1899

ĐK mới

Có đơn xin không tham gia

31

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

Phước Tích

Loại 3

500

1905

ĐK mới

32

Nhà thờ nhánh Đức Chương

Phước Tích

Loại 3

925

1900

ĐK mới

Tổng cộng: 119 nhà vườn

Ghi chú:

- DS51 NQ02: Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng" kèm theo danh mục 51 nhà vườn đã được phân loại, lựa chọn đưa vào Đề án được ban hành theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ;

- QĐ200 NQ02: Quyết định số 200/QĐ0UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách nhà vườn Huế đặc trưng tham gia đề án (đợt 1 gồm 14 nhà vườn);

- QĐ2993 NQ02: Quyết định số 2993/2017/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt danh sách nhà vườn Huế đặc trưng tham gia đề án (đợt 2 gồm 07 nhà vườn);

- QĐ2808 NQ09: Quyết định số 2808/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục nhà vườn thuộc Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền tham gia Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”;

- ĐK mới: Đăng ký mới tham gia Đề án chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2026;

- KS, TK: Khảo sát, thống kê nhà vườn đặc trưng có giá trị hiện còn tồn tại trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa được công nhận phân loại.

Từ danh mục 119 nhà vườn đặc trưng được khảo sát, thống kê; Đoàn công tác liên ngành và địa phương đã tiến hành phối hợp kiểm kê, làm việc với các hộ dân là đại diện hợp pháp nhà vườn đặc trưng trên địa bàn thành phố Huế và Làng cổ Phước Tích có điều kiện phù hợp tiêu chí theo phạm vi, đối tượng áp dụng, tiêu chí phân loại nhà vườn và điều kiện được tham gia chính sách phù hợp với quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 26/2022/NQ- HĐND và theo nguyện vọng, nhu cầu đăng ký của đại diện pháp luật nhà vườn tham gia Đề án; đáp ứng tổ chức sử dụng, khai thác phát triển dịch vụ du lịch (dịch vụ lưu trú, du lịch, ẩm thực, du lịch cộng đồng...); theo đơn đăng ký các hạng mục hỗ trợ và tham gia dịch vụ, khai thác phát triển dịch vụ du lịch của nhà vườn và theo danh mục đề xuất nhà vườn tham gia đề án do UBND thành phố và UBND huyện Phong Điền đề xuất.

Với tôn chỉ lựa chọn nhà vườn đặc trưng trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia Đề án, có cam kết bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ và tham gia khai thác dịch vụ, phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng; căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá của đoàn công tác liên ngành về các tiêu chí xếp loại. Đã lựa chọn được danh mục 40 nhà vườn tự nguyện đăng ký tham gia Đề án và phù hợp điều kiện tiêu chí (có đơn đăng ký và các văn bản kèm theo); cụ thể: Thành phố Huế có 09 nhà vườn (Phường Kim Long 04 nhà, phường Thuỷ Biều 05 nhà); Làng cổ Phước Tích có 31 nhà vườn; trong đó có 25 nhà vườn đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 – 2020 có nguyện vọng tiếp tục tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026 và 06 nhà vườn đăng ký mới Đề án giai đoạn 2023 – 2026.

Bảng: Danh mục nhà vườn đặc trưng tham gia Đề án

TT

Nhà vườn đặc trưng

Địa chỉ

Năm xây dựng nhà chính

Xếp loại nhà vườn

Quyền sở hữu

Quy mô diện tích
(m2)

Nhà chính

Nhà phụ

Vườn

A

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 – 2020, đăng ký tham gia tiếp Đề án giai đoạn 2023 - 2026

33 nhà vườn

I

Kim Long

03 nhà vườn

1

Hồ Văn Bình

26 Phạm Thị Liên

1900

2

Cá nhân

120

110

1.220

2

Hoàng Xuân Bậc

34 Phú Mộng

1820

2

Cá nhân

90

60

1.570

3

Phạm Đăng Thiêm (Đền thờ Đức Quốc Công)

06 Phạm Thị Liên

1850

1

Đồng sở hữu

400

100

1.840

II

Thủy Biều

05 nhà vườn

1

Tôn Thất Phương

47 Lương Quán

1885

2

Cá nhân

1601

160

2.973

2

Đặng Văn Thành

43 Lương Quán

Trước 1945

1

Cá nhân

75

100

3.037

3

Tôn Thất Hùng

5/72 Thân Văn Nhiếp

Trước 1945

1

Cá nhân

180

0

2.320

4

Hồ Xuân Doanh - Hồ Xuân Ninh (đại diện)

51 Thanh Nghị

Trước 1945

1

Cá nhân

137

155

16.444

5

Hồ Xuân Đài

12/22 Thanh Nghị

1866

3

Cá nhân

50

60

1.8015

III

Làng cổ Phước Tích

25 nhà vườn

1

Lương Thanh Phong

LCPT

1890

1

Cá nhân

96

35

691

2

Trương Thị Thú

LCPT

1908

1

Cá nhân

96

48

1.076

3

Hồ Văn Tế

LCPT

1880

1

Cá nhân

96

56

1.215

4

Hồ Văn Hưng

LCPT

1893

1

Cá nhân

96

30

904

5

Lê Trọng Phú

LCPT

1871

1

Cá nhân

96

45

1.324

6

Lương Thanh Thị Trảng

LCPT

1900

1

Cá nhân

96

25

1.192

7

Đoàn Thị Nguyệt

LCPT

1908

2

Cá nhân

56

20

1.752

8

Lê Trọng Quân

LCPT

1906

1

Cá nhân

96

35

5.849

9

Lê Trọng Kiêm (Lê Trọng Diễn)

LCPT

1908

3

Cá nhân

64

30

482

10

Lê Trọng Kiểm (Lê Trọng Khương)

LCPT

1896

1

Cá nhân

96

35

1.680

11

Lê Trọng Đào

LCPT

1858

1

Cá nhân

96

35

859

12

Lê Ngọc Thị Thí (Lê Trọng Nam)

LCPT

1833

1

Cá nhân

96

30

1.618

13

Lương Thanh Thị Loan

LCPT

1906

2

Cá nhân

64

30

1.936

14

Hồ Văn Chúc

LCPT

1910

3

Cá nhân

56

30

901

15

Lương Thanh Hoàng

LCPT

1908

2

Cá nhân

64

30

1.960

16

Đoàn Tào

LCPT

1918

2

Cá nhân

64

27

259

17

Lương Thanh Bạch

LCPT

1867

1

Cá nhân

56

40

1.062

18

Lê Thị Hoa

LCPT

1888

1

Cá nhân

96

25

1.252

19

Trương Công Huấn

LCPT

1908

2

Cá nhân

56

30

794

20

Hồ Văn Thuyên

LCPT

1902

2

Cá nhân

64

30

849

21

Hồ Thanh Yên

LCPT

1885

1

Cá nhân

72

35

1.393

22

Lê Trọng Thị Vui

LCPT

1890

1

Cá nhân

96

30

734

23

Lê Thị Phương

LCPT

1888

1

Cá nhân

96

35

2.044

24

Hồ Thị Thanh Nga

LCPT

1885

1

Cá nhân

96

56

1.704

25

Trương Duy Thanh

LCPT

1893

2

Cá nhân

150

60

1.802

B

Đăng ký mới giai đoạn 2023 – 2026

07 nhà vườn

I

Phường Kim Long – thành phố Huế

01 nhà vườn

1

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

1890

1

Cá nhân

110

10

1.379

II

Làng cổ Phước Tích

06 nhà vườn

1

Trương Văn Thoàn

LCPT

1950

3

Cá nhân

56

35

538

2

Sử Kim Tiến

LCPT

1820

3

Cá nhân

64

35

1.901

3

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

LCPT

1905

3

Cá nhân

56

30

500

4

Nhà thờ họ Lê Ngọc

LCPT

TK XIX

2

Đồng sở hữu

64

732

5

Nhà thờ nhánh Đức Chương

LCPT

1900

3

Đồng sở hữu

64

60

925

6

Nhà thờ họ Trương Công

LCPT

TK XVIII

2

Đồng sở hữu

64

360

Tổng cộng (A+B):

40 nhà vườn

(Phụ lục 1 kèm theo)

Bảng: Danh mục chính sách cụ thể nhà vườn đăng ký

TT

Nhà vườn đặc trưng

Địa chỉ

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ phục vụ lưu trú

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

Hỗ trợ tài chính tín dụng

Cải tạo 3 phòng ngủ

Xây mới NVS

Cải tạo NVS

Thiết kế, cải tạo vườn

Hỗ trợ cây giống

Hỗ trợ lãi suất vay trùng tu nhà

Hỗ trợ lãi suất vay cải tạo vườn

Hỗ trợ lãi suất vay phát triển dịch vụ

A

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 – 2020, đăng ký tham gia tiếp Đề án giai đoạn 2023 - 2026: 34 nhà vườn

I

Kim Long: 03 nhà vườn

1

Hồ Văn Bình

26 Phạm Thị Liên

ĐK

ĐK

2

Hoàng Xuân Bậc

34 Phú Mộng

ĐK

ĐK

3

Phạm Đăng Thiêm (đền thờ Đức Quốc Công)

06 Phạm Thị Liên

ĐK

ĐK

ĐK

II

Thủy Biều: 05 nhà vườn

1

Tôn Thất Phương

47 Lương Quán

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

2

Đặng Văn Thành

43 Lương Quán

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

3

Tôn Thất Hùng

5/72 Thân Văn Nhiếp

ĐK

ĐK

ĐK

4

Hồ Xuân Ninh (Hồ Xuân Doanh)

51 Thanh Nghị

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

5

Hồ Xuân Đài

12/22 Thanh Nghị

ĐK

ĐK

ĐK

III

Làng cổ Phước Tích: 25 nhà vườn

1

Lương Thanh Phong

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

2

Trương Thị Thú

Làng cổ Phước Tích

ĐK

3

Hồ Văn Tế

Làng cổ Phước Tích

ĐK

4

Hồ Văn Hưng

Làng cổ Phước Tích

ĐK

5

Lê Trọng Phú

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

6

Lương Thanh Thị Trảng

Làng cổ Phước Tích

ĐK

7

Đoàn Thị Nguyệt

Làng cổ Phước Tích

ĐK

8

Lê Trọng Quân

Làng cổ Phước Tích

ĐK

9

Lê Trọng Kiêm (Lê Trọng Diễn)

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

10

Lê Trọng Kiểm (Lê Trọng Khương)

Làng cổ Phước Tích

ĐK

11

Lê Trọng Đào

Làng cổ Phước Tích

ĐK

12

Lê Ngọc Thị Thí (Lê Trọng Nam)

Làng cổ Phước Tích

ĐK

13

Lương Thanh Thị Loan

Làng cổ Phước Tích

ĐK

14

Hồ Văn Chúc

Làng cổ Phước Tích

ĐK

15

Lương Thanh Hoàng

Làng cổ Phước Tích

ĐK

16

Đoàn Tào

Làng cổ Phước Tích

ĐK

17

Lương Thanh Bạch

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

18

Lê Thị Hoa

Làng cổ Phước Tích

ĐK

19

Trương Công Huấn

Làng cổ Phước Tích

ĐK

20

Hồ Văn Thuyên

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

21

Hồ Thanh Yên

Làng cổ Phước Tích

ĐK

22

Lê Trọng Thị Vui

Làng cổ Phước Tích

ĐK

23

Lê Thị Phương

Làng cổ Phước Tích

ĐK

24

Hồ Thị Thanh Nga

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

25

Trương Duy Thanh

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

B

Đăng ký tham gia mới giai đoạn 2023 – 2026: 07 nhà vườn

I

Phường Kim Long – thành phố Huế: 01 nhà vườn

1

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

ĐK

ĐK

ĐK

II

Làng cổ Phước Tích: 06 nhà vườn

1

Trương Văn Thoàn

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

2

Sử Kim Tiến

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

3

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

4

Nhà thờ họ Lê Ngọc

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

5

Nhà thờ nhánh Đức Chương

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

6

Nhà thờ họ Trương Công

Làng cổ Phước Tích

ĐK

ĐK

ĐK

Tổng cộng (A+B): 40 nhà vườn

9

5

16

16

20

20

0

2

1

V. TỔNG HỢP DỰ KIẾN SƠ BỘ KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí dự kiến triển khai thực hiện Đề án (nguồn ngân sách tỉnh, huyện và huy động XHH, các nguồn hợp pháp khác): 131.044 triệu đồng; cụ thể:

ĐVT: Triệu đồng

STT

Cụm điểm

Tổng cộng

Trong đó:

Theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND

Các nguồn huy động hợp pháp khác3

Tổng

Trong đó:

Tỉnh

Huyện

XHH

1

Kim Long

58.811

7.845

6.064

1.696

85

50.966

2

Thuỷ Biều

59.011

6.631

5.241

1.305

85

52.380

3

Phước Tích

13.222

13.222

10.505

2.632

85

0

Tổng cộng

131.044

27.698

21.810

5.633

255

103.346

2. Dự kiến kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND:

Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án phân theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND (nguồn NS tỉnh, huyện và huy động XHH): 27.698 triệu đồng, trong đó:

2.1. Kinh phí hỗ trợ trực tiếp đến nhà vườn đặc trưng:

- Kinh phí để trùng tu nhà chính: 7.450 triệu đồng

- Kinh phí để cải tạo công trình phụ để kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực, lưu trú: 2.030 triệu đồng

- Kinh phí thiết kế cải tạo vườn: 1.600 triệu đồng

- Kinh phí hỗ trợ tài chính tín dụng: 343 triệu đồng

2.2. Kinh phí bố trí để địa phương, cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện đề án:

- Kinh phí lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản: 15.000 triệu đồng

- Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, xúc tiến du lịch, tour tuyến du lịch: 1.275 triệu đồng

3. Phân kỳ thực hiện Đề án theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND:

3.1. Phân kỳ đầu tư

- Năm 2023:

Hoàn thiện xây dựng Đề án và lập Kế hoạch triển khai thực hiện.

- Năm 2024:

+ Hỗ trợ trùng tu nhà vườn: 05 nhà vườn.

+ Hỗ trợ các chính sách khác của nhà vườn: 10 nhà vườn.

+ Hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, xúc tiến du lịch, tour tuyến du lịch tại 3 cụm điểm Kim Long, Thuỷ Biều, Làng cổ Phước Tích.

+ Hỗ trợ tài chính tín dụng tại 3 cụm điểm Kim Long, Thuỷ Biều, Làng cổ Phước Tích.

+ Hạ tầng cơ bản Thuỷ Biều, Kim Long, Phước Tích.

+ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cụm điểm tập trung nhà vườn tại Phường Kim Long và Thuỷ Biều.

- Năm 2025:

+ Hỗ trợ trùng tu nhà vườn: 02 nhà vườn.

+ Hỗ trợ các chính sách khác của nhà vườn: 15 nhà vườn.

+ Hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, xúc tiến du lịch, tour tuyến du lịch tại 3 cụm điểm Kim Long, Thuỷ Biều, Làng cổ Phước Tích.

+ Hỗ trợ tài chính tín dụng tại 3 cụm điểm Kim Long, Thuỷ Biều, Làng cổ Phước Tích.

+ Hạ tầng cơ bản tại cụm điểm Thuỷ Biều, Kim Long, Phước Tích.

- Năm 2026:

+ Hỗ trợ trùng tu nhà vườn: 02 nhà vườn.

+ Hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, xúc tiến du lịch, tour tuyến du lịch tại 3 cụm điểm Kim Long, Thuỷ Biều, Làng cổ Phước Tích.

+ Hỗ trợ tài chính tín dụng tại 3 cụm điểm Kim Long, Thuỷ Biều, Làng cổ Phước Tích.

+ Hỗ trợ các chính sách khác của nhà vườn: 15 nhà vườn

+ Hạ tầng cơ bản tại cụm điểm Thuỷ Biều, Kim Long, Phước Tích

3.2. Phân kỳ vốn đầu tư từng giai đoạn:

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 26/2022/NQ- HĐND

Tổng

Phân kỳ

2024

2025

2026

27.698

6.519

9.730

11.449

(Phụ lục 2,3,4,5 kèm theo)

VII. PHÂN THEO TỪNG CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN KIM LONG, THUỶ BIỀU VÀ LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH

Để tập trung ưu tiên hỗ trợ các chính sách cho các cụm điểm nhà vườn tập trung thuộc khu vực Thuỷ Biều, Kim Long thuộc thành phố Huế và Làng cổ Phước Tích thuộc huyện Phong Điền để tập trung bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị nhà vườn đã hình thành và tập trung tại Thuỷ Biều, Kim Long, Làng cổ Phước Tích, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, tổ chức khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch mang tính liên kết, tập trung. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của chính sách trong giai đoạn trước, hướng đến tổ chức khai thác, phát huy hiệu quả giá trị nhà vườn đặc trưng gắn với tạo sinh kế cho chủ thể các nhà vườn, cộng đồng dân cư đang sinh sống nơi khu vực có nhà vườn, cũng như doanh nghiệp tham gia phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng; Đề án phân theo từng cụm điểm nhà vườn Kim Long, Thuỷ Biều và Làng cổ Phước Tích như sau:

1. CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN KIM LONG:

- Nhà vườn tham gia Đề án: Có 04 nhà vườn đặc trưng tại cụm điểm Kim Long đăng ký tham gia Đề án, trong đó có 03 nhà đã tham gia Đề án giai đoạn trước, có nguyện vọng tiếp tục tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026 và 01 nhà vườn đăng ký mới.

- Về chính sách hỗ trợ: có 02 nhà đăng ký hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính; 04 nhà đăng ký hỗ trợ chính sách thiết kế cả tạo vườn (Thiết kế cải tạo vườn và hỗ trợ cây giống).

TT

Nhà vườn đặc trưng

Địa chỉ

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở nhà vườn đặc trưng phục vụ lưu trú

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

Hỗ trợ tài chính tín dụng

Cải tạo 3 phòng ngủ

Xây mới NVS

Cải tạo NVS

Thiết kế, cải tạo vườn

Hỗ trợ cây giống

Trùng tu nhà

Cải tạo vườn

Phát triển dịch vụ

I

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 - 2020: 03 nhà vườn

1

Hồ Văn Bình

26 Phạm Thị Liên

ĐK

ĐK

2

Hoàng Xuân Bậc

34 Phú Mộng

ĐK

ĐK

3

Phạm Đăng Thiêm (đền thờ Đức Quốc Công)

06 Phạm Thị Liên

ĐK

ĐK

ĐK

II

Đăng ký mới tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026: 01 nhà vườn

1

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

ĐK

ĐK

ĐK

- Về chính sách hỗ trợ chung cho cụm điểm Kim Long:

STT

Nội dung chính sách

ĐVT

Số lượng

I

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề

1

Xây dựng, biên soạn tài liệu

Tài liệu

1

2

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ

Lớp

9

3

Hỗ trợ nghệ nhân truyền nghề

Lớp

9

4

Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm

Đợt

1

II

Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch

1

Công tác xúc tiến, quảng bá

Đợt

1

2

Xây dựng chuyên trang quảng bá xúc tiến

Chuyên mục

2

- Về hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và định hướng đầu tư hạ tầng cơ bản tại cụm điểm Kim Long: Đối với khu vực phía Nam đường Phạm Thị Liên đến sông Hương, bao gồm Phú Mộng – Kim Long (diện tích khoảng 120 ha): tập trung bảo tồn các di tích lịch sử, bảo tồn nhà vườn và khai thác giá trị nhà vườn đặc trưng; kết nối, giữ gìn và phát huy cấu trúc Làng văn hoá du lịch Kim Long; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng khai thác tốt du lịch tại khu vực.

TT

Tên công trình

Vị trí

Ghi chú

1

Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

Khu vực Phú Mộng, Khu vực xung quanh đường Phạm Thị Liên, nơi tập trung nhiều nhà vườn đặc trưng

2

Nâng cấp, cải tạo sông Lấp, mặt đường bê tông xi măng dọc hai bên kè sông Lấp và các công trình phụ trợ liên quan

Khu vực Phú Mộng – Kim Long

Dự án thuộc Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)

3

Xây dựng 04 bãi đỗ xe tĩnh, xây hộp cống, bổ sung hệ thống cấp nước tưới cây; thoát nước mưa,...

Kim Long

Dự án thuộc Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)

4

Chỉnh trang địa điểm trước đình làng Vạn Xuân

Kim Long

Các vị trí được duyệt tại quy hoạch theo Quyết định số 1675/QĐ- UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh phân khu.

5

Đường nội bộ/ hệ thống thoát nước nội bộ/ điện đường nội bộ….

2. CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN THUỶ BIỀU:

- Nhà vườn tham gia Đề án: Có 05 nhà vườn đặc trưng tại cụm điểm Thuỷ Biều đăng ký tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026, trong đó cả 05 nhà đều đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 - 2020, có nguyện vọng tiếp tục tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026.

- Về chính sách hỗ trợ: 03 nhà đều đăng ký hỗ trợ kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực, lưu trú (03 nhà cải tạo 3 phòng ngủ, 02 nhà xây mới nhà vệ sinh, 01 nhà cải tạo nhà vệ sinh); 05 nhà đều đăng ký hỗ trợ chính sách thiết kế cả tạo vườn (Thiết kế cải tạo vườn và hỗ trợ cây giống); 02 nhà đăng ký hỗ trợ tài chính tín dụng để cải tạo vườn.

TT

Nhà vườn đặc trưng

Địa chỉ

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở nhà vườn đặc trưng phục vụ lưu trú

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

Hỗ trợ tài chính tín dụng

Cải tạo 3 phòng ngủ

Xây mới NVS

Cải tạo NVS

Thiết kế, cải tạo vườn

Hỗ trợ cây giống

Trùng tu nhà

Cải tạo vườn

Phát triển dịch vụ

I

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 - 2020: 04 nhà vườn

1

Tôn Thất Phương

47 Lương Quán

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

2

Đặng Văn Thành

43 Lương Quán

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

3

Tôn Thất Hùng

5/72 Thân Văn Nhiếp

ĐK

ĐK

ĐK

4

Hồ Xuân Doanh -Hồ Xuân Ninh (đại diện)

51 Thanh Nghị

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

5

Hồ Xuân Đài

12/22 Thanh Nghị

ĐK

ĐK

ĐK

II

Đăng ký mới tham gia Đề án giai đoạn 2023 - 2026

1

Không có

- Về chính sách hỗ trợ chung cho cụm điểm Thuỷ Biều:

STT

Nội dung chính sách

ĐVT

Số lượng

I

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề

1

Xây dựng, biên soạn tài liệu

Tài liệu

1

2

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ

Lớp

9

3

Hỗ trợ nghệ nhân truyền nghề

Lớp

9

4

Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm

Đợt

1

II

Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch

1

Công tác xúc tiến, quảng bá

Đợt

1

2

Xây dựng chuyên trang quảng bá xúc tiến

Chuyên mục

2

- Về hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và định hướng đầu tư hạ tầng cơ bản tại cụm điểm Thuỷ Biều: Đối với khu vực làng Lương Quán và làng Nguyệt Biều – phường Thuỷ Biều: tập trung bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng với phát triển dịch vụ du lịch nhà vườn đặc trưng, kết nối không gian văn hoá bãi bồi Lương Quán và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng khai thác tốt du lịch tại khu vực.

TT

Tên công trình

Vị trí

Ghi chú

1

Dự án nâng cấp mở rộng Cầu Long Thọ và đường Bùi Thị Xuân (có điểm đầu từ cầu Long Thọ, điểm cuối tại trường Tiểu học Thủy Biều, trong đó có tuyến qua khu vực bãi bồi Lương Quán)

Cầu Long Thọ, đường Bùi Thị Xuân

Dự án thuộc Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh); Các vị trí được duyệt tại quy hoạch phân khu theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh

2

02 Bãi đỗ xe tĩnh

Khu vực Nguyệt Biều, Lương Quán

Các vị trí được duyệt tại quy hoạch phân khu theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh

3

02 bến thuyền nhỏ phục vụ du khách tham quan nhà vườn Thuỷ Biều

3. CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH:

- Nhà vườn tham gia Đề án: Có 31 nhà vườn đặc trưng tại cụm điểm Làng cổ Phước Tích đăng ký tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026, trong đó có 25 nhà đều đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 - 2020, có nguyện vọng tiếp tục tham gia Đề án giai đoạn 2023 – 2026 ; 06 nhà vườn đăng ký mới.

- Về chính sách hỗ trợ: 07 nhà đăng ký trùng tu nhà chính (01 nhà đã tham gia đề án giai đoạn 2015 – 2020; 06 nhà đăng ký mới); 28 nhà đăng ký hỗ trợ kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực, lưu trú (02 nhà cải tạo 3 phòng ngủ, 14 nhà xây mới nhà vệ sinh, 14 nhà cải tạo nhà vệ sinh); 11 nhà đăng ký hỗ trợ chính sách thiết kế cả tạo vườn (Thiết kế cải tạo vườn và hỗ trợ cây giống).

TT

Nhà vườn đặc trưng

Địa chỉ

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở nhà vườn đặc trưng phục vụ lưu trú

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

Hỗ trợ tài chính tín dụng

Cải tạo 3 phòng ngủ

Xây mới NVS

Cải tạo NVS

Thiết kế, cải tạo vườn

Hỗ trợ cây giống

Trùng tu nhà

Cải tạo vườn

Phát triển dịch vụ

I

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 - 2020: 25 nhà vườn

1

Lương Thanh Phong

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

2

Trương Thị Thú

LCPT

ĐK

3

Hồ Văn Tế

LCPT

ĐK

4

Hồ Văn Hưng

LCPT

ĐK

5

Lê Trọng Phú

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

6

Lương Thanh Thị Trảng

LCPT

ĐK

7

Đoàn Thị Nguyệt

LCPT

ĐK

8

Lê Trọng Quân

LCPT

ĐK

9

Lê Trọng Kiêm (Lê Trọng Diễn)

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

10

Lê Trọng Kiểm (Lê Trọng Khương)

LCPT

ĐK

11

Lê Trọng Đào

LCPT

ĐK

12

Lê Ngọc Thị Thí (Lê Trọng Nam)

LCPT

ĐK

13

Lương Thanh Thị Loan

LCPT

ĐK

14

Hồ Văn Chúc

LCPT

ĐK

15

Lương Thanh Hoàng

LCPT

ĐK

16

Đoàn Tào

LCPT

ĐK

17

Lương Thanh Bạch

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

18

Lê Thị Hoa

LCPT

ĐK

19

Trương Công Huấn

LCPT

ĐK

20

Hồ Văn Thuyên

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

21

Hồ Thanh Yên

LCPT

ĐK

22

Lê Trọng Thị Vui

LCPT

ĐK

23

Lê Thị Phương

LCPT

ĐK

24

Trương Duy Thanh

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

25

Hồ Thị Thanh Nga

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

II

Đăng ký mới tham gia Đề án giai đoạn 2023 - 2026

1

Trương Văn Thoàn

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

2

Sử Kim Tiến

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

3

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

ĐK

4

Nhà thờ họ Lê Ngọc

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

5

Nhà thờ nhánh Đức Chương

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

6

Nhà thờ họ Trương Công

LCPT

ĐK

ĐK

ĐK

- Về chính sách hỗ trợ chung cho cụm điểm Làng cổ Phước Tích:

STT

Nội dung chính sách

ĐVT

Số lượng

I

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề

1

Xây dựng, biên soạn tài liệu

Tài liệu

1

2

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ

Lớp

9

3

Hỗ trợ nghệ nhân truyền nghề

Lớp

9

4

Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm

Đợt

1

II

Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch

1

Công tác xúc tiến, quảng bá

Đợt

1

2

Xây dựng chuyên trang quảng bá xúc tiến

Chuyên mục

2

- Về định hướng đầu tư hạ tầng cơ bản tại cụm điểm Làng cổ Phước Tích: Bảo tồn nhà vườn và khai thác giá trị hệ thống nhà vườn trong làng cổ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng khai thác tốt du lịch tại khu vực; triển khai thực hiện nội dung đã được quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 29/12/2020.

Đối với cụm điểm Làng cổ Phước Tích: theo đề xuất thực tế của địa phương:

TT

Tên công trình

Vị trí

Ghi chú

1

Đường chính vào làng cổ Phước Tích (đoạn từ bến cây cừa đến QL49B)

Đường chính vào làng cổ Phước Tích (đoạn từ bến cây cừa đến QL49B)

Các vị trí được duyệt tại quy hoạch phân khu theo Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 29/12/2020

2

Đường từ QL49B vào chợ Du lịch (gần Hồ Sen)

Đường từ QL49B vào chợ Du lịch (gần Hồ Sen)

3

Đường nội bộ Xóm hội

Đường nội bộ Xóm hội

Phần thứ tư

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp để trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng (bao gồm cả trùng tu nhà chính, công trình phụ và thiết kế cải tạo vườn)

Hồ sơ, trình tự thủ tục hỗ trợ trùng tu nhà chính, công trình phụ, thiết kế cải tạo vườn: Theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đầu tư (Quyết định số 54/2021/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về công tác quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế) và các quy định pháp luật về Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Giải pháp chung để thực hiện các chính sách hỗ trợ khác

2.1. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, công tác phối hợp

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước; hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn; việc kiện toàn các ban quản lý, quỹ nhà vườn.

b) Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các nhà vườn để chấp hành nghiêm túc chấp hành quy định về quản lý đất đai, không xây dựng các công trình trái phép phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng kiến trúc tổng thể.

c) UBND tỉnh phê duyệt danh mục trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị nhà vườn hàng năm. Ủy ban nhân dân thành phố Huế và Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền phê duyệt hồ sơ chủ trương đầu tư, hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ quyết toán cho các dự án trùng tu, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, tuân theo pháp luật về Đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Đấu thầu, Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. Đồng thời quá trình thi công chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng để không xảy ra sai phạm về kiến trúc, xây dựng, đảm bảo giữ nguyên kết cấu kiến trúc ban đầu của ngôi nhà rường, hạn chế sự thay thế các chi tiết, vật liệu khác để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kiến trúc của ngôi nhà rường.

d) Thực hiện tốt quản lý quy hoạch - kiến trúc và xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà vườn đặc trưng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

e) Triển khai thực hiện tốt quy định quản lý các chính sách hỗ trợ, không để sai phạm hay khiếu kiện về định mức kinh phí hỗ trợ. Đảm bảo không vi phạm nguyên tắc “mỗi nhà vườn được xem xét hỗ trợ một hoặc nhiều chính sách quy định nhưng mỗi chính sách chỉ được hưởng một lần”.

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao, được trang bị và nắm vững những quy định của pháp luật về bảo tồn di sản, văn hoá đặc trưng, du lịch kết nối, du lịch cộng đồng; được trang bị các phương pháp khoa học về bảo tồn truyền thống và hiện đại; có năng lực phối hợp và liên kết các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau để quản lý và triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh.

b) Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã, cấp huyện được tiếp cận kịp thời những tài liệu hướng dẫn công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn và tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cũng như công tác quản lý về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tại địa phương.

c) Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm (thuyết minh viên) cho người địa phương tại các cụm điểm nhà vườn ở Thuỷ Biều, Kim Long, Làng cổ Phước Tích và các địa phương khác xung quanh. Ưu tiên tuyển dụng thuyết minh viên tại các cụm điểm nhà vườn là người địa phương đã được đào tạo nghiệp vụ du lịch, đảm bảo yêu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ giao tiếp, kỹ năng ứng xử.

2.3. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy giá trị nhà vườn Huế phải gắn liền với phát triển du lịch.

b) Thông qua các ấn phẩm quảng cáo như: tập gấp, sách hướng dẫn, bản đồ, bản tin, internet... để quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của di sản kiến trúc, văn hóa nhà vườn Huế. Tập trung giới thiệu cụm điểm nhà vườn Thuỷ Biều, Kim Long, Làng cổ Phước Tích trở thành điểm đến du lịch. Đặc biệt là tập trung xây dựng chuyên trang để quảng bá trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác bảo tồn, phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng.

c) Tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng. Vận động các nhà vườn, người dân tham gia cùng chính quyền địa phương trong công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị đặc sắc về văn hoá, kiến trúc của nhà vườn đặc trưng của Huế và đa dạng hoá các loại hình khai thác phát triển dịch vụ du lịch đem lại hiệu quả kinh tế.

đ) Vận động các nhà vườn tổ chức và khai thác các dịch vụ du lịch: tham quan, lưu trú, ăn uống, giới thiệu về các món ăn, ẩm thực Huế, bán hàng lưu niệm (sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đặc sản Huế), quảng diễn các món ăn đặc trưng của địa phương, các sản phẩm thủ công truyền thống,…để tạo thêm thu nhập thông qua hoạt động du lịch.

e) Xây dựng môi trường văn hóa, văn minh du lịch tại các cụm điểm nhà vườn đặc trưng như: công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, ứng xử của người làm du lịch (phong cách ứng xử văn minh, thái độ thân thiện cởi mở, chân thành) nhằm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm đến nhà vườn Huế để tham quan, khám phá, trải nghiệm

2.4. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn liền bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng

a) Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch, du lịch cộng đồng và phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, du lịch cộng đồng gắn liền bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá du lịch gắn với xây dựng thương hiệu điểm đến nhà vườn Thuỷ Biểu, Kim Long và Làng cổ Phước Tích và không gian phụ cận, kết nối điểm đến các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, công trình có giá trị trị lịch sử, tiêu biểu trong vùng và phụ cận.

b) Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận để kết nối các điểm di sản, văn hoá đặc trưng phát triển du lịch cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong hệ thống chung.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư làm du lịch. Hướng tới, cần xây dựng mỗi nhà vườn là một điểm đến, xây dựng không gian Huế xưa để thu hút du khách du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tư trực tiếp vào các cụm điểm Thuỷ Biểu, Kim Long và Làng cổ Phước Tích hoặc khu vực lân cận để phát triển du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác. Đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo, hướng dẫn người dân phát triển các sản phẩm du lịch mới.

d) Hợp tác với các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành, tăng cường truyền thông qua các kênh thông tin, xây dựng và phát triển các tour tuyến du lịch; đa dạng hơn các sản phẩm du lịch gắn với cụm điểm nhà vườn, nhà vườn đặc trưng, kết nối các điểm di tích, làng nghề truyền thống trong thành phố Huế và huyện Phong Điền và với các địa phương lân cận. Tổ chức cho các đơn vị lữ hành khảo sát, tìm hiểu các di tích có tiềm năng để khai thác, phát huy hình thành sản phẩm du lịch nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Huế, huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

2.5. Giải pháp quy hoạch chi tiết, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cụm điểm nhà vườn đặc trưng và định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản

a) Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, cụ thể hoá các nội dung của đồ án phân khu phường Thuỷ Biều, phường Kim Long thành phố Huế trên cơ sở quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Thuỷ Biều (theo Quyết định số 2424/QĐ- UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh) và phường Kim Long (theo Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh); chú trọng ưu tiên cụm điểm tập trung nhà vườn và vùng có nhà vườn tham gia Đề án.

Riêng đối với Làng cổ Phước Tích- huyện Phong Điền đã được lập quy hoạch chi tiết 1/500 và UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích tại Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 29/12/2020.

b) Chú trọng quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực quy hoạch được thiết lập dựa trên nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hoá và không gian hệ sinh thái nhà vườn đặc trưng, khai thác cảnh quan dọc theo hệ thống sông đi qua; hình thành không gian hệ sinh thái nhà vườn đặc trưng, dịch vụ du lịch tập trung khu vực dọc hai bên sông (Sông Lấp, Sông Vạn – phường Kim Long và sông Hương, sông Cổ - phường Thuỷ Biều); khu vực dọc trục đường chính và hệ thống nhà vườn tại Làng cổ Phước Tích.

c) Định hướng xây dựng hạ tầng cơ bản

- Đối với cụm điểm phường Thuỷ Biều: tiếp tục triển khai dự án nâng cấp mở rộng Cầu Long Thọ và tuyến đường Bùi Thị Xuân; xây dựng mới bãi đổ xe, 02 bến thuyền phục vụ khách du lịch sông Hương, sông Cổ tại khu vực Nguyệt Biều, Lương Quán theo các vị trí được duyệt tại quy hoạch phân khu tại Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh.

- Đối với cụm điểm phường Kim Long: Chỉnh trang khu vực Phú Mộng – Kim Long, chỉnh trang đường giao thông đối nội hai bên sông Lấp, sông Vạn nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng công cộng khu vực Phú Mộng, chỉnh trang các điểm cây xanh, hình thành công viên cây xanh xung quanh khu vực Phú Mộng, đình làng Kim Long, đình làng Vạn Xuân; nâng cấp các bãi đổ xe tĩnh xung quanh vùng Phú Mộng,... theo các vị trí được duyệt tại quy hoạch phân khu tại Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh.

- Đối với cụm điểm Làng cổ Phước Tích: Chỉnh trang đường giao thông nội bộ trong làng cổ, giao thông kết nối các xóm; chỉnh trang hệ thống đèn điện chiếu sáng công cộng, hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường làng cổ Phước Tích.

3. Giải pháp về nguồn vốn, điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện đề án

3.1. Lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

Dự kiến kinh phí thực hiện lập quy hoạch chi tiết phường Kim Long, phường Thuỷ Biều của thành phố Huế và đầu tư hạ tầng cơ bản cho phường Kim Long, Phường Thuỷ Biều của thành phố Huế, Làng cổ Phước Tích của huyện Phong Điền khoảng 15 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư ( trong đó ngân sách tỉnh 80% khoảng 10,8 tỷ đồng và ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý 20% khoảng 4,2 tỷ đồng).

Căn cứ kế hoạch thực hiện hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố Huế và huyện Phong Điền thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật đầu tư công.

3.2. Các chính sách hỗ trợ khác

Dự kiến kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nhà vườn đặc trưng, giai đoạn 2023 - 2026 khoảng 27,698 tỷ đồng (trong đó: ngân sách tỉnh nguồn sự nghiệp 9,610 tỷ đồng, ngân sách huyện 5,633 tỷ đồng, xã hội hoá 255 triệu đồng), cụ thể:

- Kinh phí hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng khoảng 9,050 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp cấp tỉnh, trong đó:

+ Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính khoảng 7,450 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn khoảng 1,6 tỷ đồng.

- Kinh phí hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà vườn khoảng 3,305 tỷ đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở nhà vườn, nhà rường phục vụ lưu trú khoảng 2,030 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch khoảng 1,275 tỷ đồng.

- Kinh phí hỗ trợ tài chính tín dụng khoảng 343 triệu đồng.

Căn cứ kế hoạch thực hiện hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí từ nguồn sự nghiệp để hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố Huế và huyện Phong Điền thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3.3. Cơ cấu nguồn vốn

Tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án khoảng 27,698 tỷ đồng, trong đó: ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 27,443 tỷ (ngân sách tỉnh hỗ trợ khoảng 21,810 tỷ đồng, trong đó nguồn đầu tư 12,200 tỷ đồng, nguồn ngân sách sự nghiệp 9,610 tỷ đồng); ngân sách UBND thành phố Huế và UBND huyện Phong Điền đảm bảo khoảng 5,633 tỷ đồng); Nguồn huy động đóng góp xã hội hóa khoảng 225 triệu đồng.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND thành phố Huế và UBND huyện Phong Điền

a) Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo theo đúng quy định.

b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, nhằm đảm bảo công tác đầu tư, hỗ trợ trùng tu và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Chỉ đạo các phòng chức năng của huyện, thành phố phối hợp các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Đề án này.

c) Định kỳ hằng năm, báo cáo tình hình thực hiện và những vấn đề phát sinh, đăng ký kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 01 tháng 09 để thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện.

d) Ban quản lý Nhà vườn Huế, Ban Quản lý kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích lập hồ sơ thủ tục đầu tư theo quy định để trùng tu, tu bổ, bảo tồn các nhà vườn thuộc Đề án trình UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền phê duyệt theo quy định pháp luật. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức giám sát chất lượng công trình, thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân liên quan đúng quy định.

đ) UBND thành phố Huế giao đơn vị có chuyên môn lập hồ sơ và tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại cụm điểm nhiều nhà vườn tập trung thuộc phường Kim Long, Phường Thuỷ Biều, thành phố Huế.

e) Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch trong công tác quản lý, bảo tồn các nhà vườn đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Thiết lập và đưa các điểm tham quan du lịch nhà vườn vào các tuyến du lịch cụ thể, đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch nhà vườn, du lịch cộng đồng tại địa phương. Xây dựng kế hoạch, hỗ trợ tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức khai thác, phát triển du lịch nhà vườn.

g) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đặc trưng của nhà vườn đặc trưng.

h) Phối hợp với Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương để xây dựng tài liệu và trực tiếp tổ chức tập huấn đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề thủ công truyền thống tại các cụm điểm cho người dân, người học nghề tại nhà vườn và các cụm điểm được hỗ trợ.

k) Hỗ trợ, hướng dẫn thành lập Hội nhà vườn Huế để tăng cường được sự liên kết giữa các chủ nhà vườn với nhau, giữa chủ nhà vườn với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, giữa chủ nhà vườn với các hãng lữ hành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ có mục tiêu cho hai địa phương để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

b) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND tỉnh xử lý kịp thời các vướng mắc, phát sinh khi triển khai thực hiện Đề án trong thực tế. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2023 - 2026.

c) Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện Đề án trên phù hợp với quy định.

d) Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn hằng năm theo quy định.

3. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp trong dự toán kế hoạch hằng năm để thực hiện Đề án.

b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hướng dẫn việc thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

4. Sở Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức đưa sản phẩm tham quan, khai thác nhà vườn đặc trưng vào các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch Huế và các tour tuyến du lịch trong và ngoài nước.

b) Phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền xây dựng các mô hình kết hợp bảo tồn nhà vườn Huế với kinh doanh du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực.

c) Phối hợp UBND thành Huế và UBND huyện Phong Điền nghiên cứu tuyên truyền, quảng bá Đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” gắn với việc tổ chức khai thác phát triển du lịch đến các cụm điểm, khuyến khích người dân tham gia Đề án.

d) Phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi và truyền nghề truyền thống cho người dân, người học nghề tại các cụm điểm nhà vườn được quy định tại Đề án.

5. Sở Văn hóa và Thể thao

a) Chủ trì, thẩm định hồ sơ nhà vườn được xếp hạng di tích, hướng dẫn UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền thoả thuận thiết kế về hồ sơ trùng tu nhà vườn đặc trưng có yếu tố di tích.

b) Phối hợp các sở ban ngành, địa phương có liên quan để tổ chức các hội thảo khoa học, các hoạt động cộng đồng nhằm kêu gọi sự chung tay góp sức của toàn xã hội trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị nhà vườn Huế.

c) Phối hợp UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền khôi phục, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa Huế, nếp sống của người Huế, nhà vườn Huế đặc trưng gắn với xây dựng môi trường du lịch văn hóa; khai thác phát huy giá trị các cụm điểm nhà vườn đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

d) Phối hợp UBND thành Huế và UBND huyện Phong Điền nghiên cứu tuyên truyền, quảng bá Đề án “Huế - Kinh đô áo dài” gắn với việc tổ chức khai thác phát triển du lịch đến các cụm điểm, khuyến khích người dân tham gia Đề án.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì phối hợp với UBND huyện Phong Điền, UBND thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn hỗ trợ thực hiện cải tạo, phục hồi, tái tạo phát triển vườn gắn với phục hồi, phát triển các loại cây cây ăn quả bản địa, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu đặc trưng của Huế tại các vườn, tạo cảnh quan sinh thái vườn phục vụ quảng bá, khai thác phát triển dịch vụ du lịch tại các cụm điểm nhà vườn và địa phương.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND huyện Phong Điền, UBND thành phố Huế trong công tác quy hoạch, xây dựng các dự án phát triển du lịch nhà vườn, du lịch cộng đồng tại địa phương.

c) Phối hợp với địa phương và các sở ban ngành liên quan hỗ trợ các nghệ nhân trực tiếp mở các lớp truyền nghề truyền thống do ngành phụ trách cho người dân, người học nghề tại các cụm điểm du lịch nhà vườn.

7. Sở Xây dựng

a) Chủ trì hướng dẫn và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu đồng cấp có thẩm quyền quyết định liên quan đối với các nội dung quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng liên quan đến các đối tượng theo Đề án này.

b) Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, thủ tục liên quan về công tác trùng tu nhà vườn được xếp loại di tích, phủ đệ đảm bảo tuân thủ nguyên tắc bảo tồn những giá trị kiến trúc đặc trưng tiêu biểu, phục chế, tôn tạo theo nguyên trạng kiến trúc nhà vườn đặc trưng và theo đúng quy định của pháp luật.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, hỗ trợ và theo dõi, kiểm tra công tác quản lý đất đai theo quy định của pháp luật đất đai theo thẩm quyền hoặc tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định, giải quyết.

b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, hỗ trợ và theo dõi, kiểm tra công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong công tác tuyên truyền vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch nhà vườn, địa phương.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu nhà vườn đặc trưng vào chương trình giáo dục ngoại khóa, giáo dục trải nghiệm hàng năm của các cấp học, trường học và chương trình giáo dục địa phương của tỉnh.

10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp với các địa phương và sở ban ngành có liên quan, thẩm định nội dung và chương trình để tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đào tạo nghề cho đội ngũ lao động tại các điểm du lịch nhà vườn, địa phương; xây dựng chỉ dẫn địa lý.

11. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng bản đồ số hoá.

b) Chủ trì, phối hợp với Hội nhà vườn Huế để tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu nhà vườn đặc trưng.

12. Sở Công thương

a) Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền, các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo tồn đối với nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền; hỗ trợ các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được công nhận và đang hoạt động hiệu quả để phát triển và nhân rộng.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, địa phương khuyến khích, tạo diều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, chủ nhà vườn nghiên cứu, thiết kế ra các sản phẩm nhà rường (có thể lắp ghép) làm hàng lưu niệm, quà tặng phục cụ du lịch thông qua việc tổ chức các hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình khuyến công.

13. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền, Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng các chương trình, nội dung tuyên truyền quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và vận động các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện Đề án trên nền tảng số.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền số hoá các tài liệu, mã hoá thông tin từng ngôi nhà vườn đặc trưng để làm cơ sở khoa học, dễ dàng tra cứu trong công tác bảo tồn, tôn tạo nhà vường đặc trưng.

c) Phối hợp với các sở ban ngành, địa phương liên quan tiến hành số hóa VR hoặc AR các nhà vườn đặc trưng truyền thống tiêu biểu, có giá trị cao. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu cần thiết để ghi lại, phục vụ cho công tác bảo tồn. Ngoài ra, các dữ liệu này cũng để quảng bá, áp dụng du lịch trải nghiệm cho du khách khi không có điều kiện đến tham quan trực tiếp.

14. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế, các cơ quan báo, đài của tỉnh

a) Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về nhà vườn đặc trưng, về du lịch nhà vườn; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương để tuyên truyền rộng rãi hình ảnh về nét kiến trúc hệ sinh thái nhà vườn đặc trưng kết hợp ngành nghề truyền thống và con người Huế, văn hóa Huế; phổ biến, tuyên truyền cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Huế, UBND huyện Phong Điền và các các cơ quan chuyên môn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường các tin, bài tuyên truyền, quảng bá về du lịch nhà vườn đặc trưng theo định kỳ.

15. Nhà vườn, đại diện hợp pháp nhà vườn

a) Thực hiện tốt chính sách quản lý bảo vệ nhà vườn Huế theo đề án này . b) Có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng quy định và đạt hiệu quả. Người dân tham gia du lịch nhà vườn phải phát huy vai trò chủ thể trong hoạt động du lịch, tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch nhà vườn; có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà vườn đặc trưng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Phần thứ năm

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG

1. Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ

a) Các chủ nhà vườn đặc trưng nhận hỗ trợ chính sách phải cam kết tổ chức trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các giá trị đặc trưng của nhà vườn theo hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cam kết tham gia tổ chức khai thác phát triển dịch vụ du lịch thông qua hình thức tự tổ chức kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết với doanh nghiệp tại cơ sở nhà vườn đặc trưng do mình quản lý theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Việc tổ chức triển khai thực thi các chính sách được thực hiện trên nguyên tắc ngân sách Nhà nước hỗ trợ chỉ là vốn “mồi”, các chủ thể tham gia thực hiện Đề án phải bố trí lồng ghép các nguồn lực tự có hoặc huy động hợp pháp khác.

c) Các chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn kết hợp kinh doanh du lịch giá trị nhà vườn đặc trưng tại Đề án là công cụ, giải pháp để giúp nhà vườn Huế đặc trưng bảo tồn kiến trúc nhà vườn, nhà rường cổ truyền thống Huế, các công trình cổ có giá trị văn hoá, kiến trúc nghệ thuật đặc trưng kết hợp vườn cần được bảo tồn, khai thác phát huy theo hướng khai thác hiệu quả loại hình du lịch homestay, văn hóa, sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống; qua đó làm đa dạng hoá các loại hình phát triển du lịch của từng địa phương và tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, chủ nhà vườn, doanh nghiệp khi tham gia thực hiện Đề án.

d) Mỗi đối tượng chỉ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần theo nội dung chính sách quy định tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND. Trường hợp cùng một nội dung, đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND thì không được hỗ trợ theo các quy định khác.

- Trường hợp đối tượng đáp ứng điều kiện được đồng thời nhận nhiều mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND và các chính sách hỗ trợ khác có liên quan thì chỉ được chọn được một mức hỗ trợ cao nhất.

- Trường hợp chủ nhà đã đăng ký tham gia nhận hỗ trợ từ các chính sách Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho người khác thì chủ quản mới của nhà đó phải tuân thủ theo các nội dung đã cam kết mà chủ nhà trước đó đã đăng ký và được tiếp tục hưởng các chính sách đã hỗ trợ cho chủ nhà trước đó mà không được hưởng thêm một lần nữa.

- Trường hợp chủ nhà có đăng ký tham gia nhận hỗ trợ từ các chính sách tại Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND cho người khác thuê một phần hoặc toàn bộ diện tích đất và tài sản gắn liền với đất để kinh doanh dịch vụ du lịch thì người thuê đó phải tuân thủ theo các cam kết mà chủ nhà đã đăng ký và được nhận hỗ trợ các chính sách để trùng tu và kinh doanh dịch vụ du lịch mà chủ nhà cho thuê đó được nhận hỗ trợ. Trong trường hợp chủ nhà chỉ cho thuê một phần diện tích nhà hoặc một phần diện tích vườn để tổ chức kinh doanh dịch vụ thì các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND được hỗ trợ trực tiếp cho chủ nhà.

e) Nhà nước khuyến khích chủ nhà, các tổ chức, doanh nghiệp tự bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện trùng tu, tôn tạo và tổ chức khai thác phát triển dịch vụ du lịch tại nhà vườn đặc trưng.

2. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà vườn đặc trưng

a) Chủ quản nhà vườn truyền thống hoặc đại diện hợp pháp (gọi chung là chủ nhà vườn) được hiểu là người chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà hoặc người được ủy quyền, người đại diện hợp pháp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

b) Các chủ nhà vườn đặc trưng nằm trong danh mục được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giai đoạn 2023 - 2026, ngoài việc phải chấp hành các quy định của pháp luật trên từng lĩnh vực còn phải chấp hành các quy định tại văn bản này khi lập vườn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tổ chức sản xuất, kinh doanh; trùng tu, tôn tạo, xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà vườn do mình là chủ nhà vườn hoặc được giao quản lý.

c) Các chủ nhà vườn đặc trưng trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của nhà vườn đặc trưng được tổ chức khai thác các dịch vụ du lịch, lưu trú, tổ chức các hoạt động văn hóa tại nhà vườn đặc trưng phù hợp với bản sắc văn hóa Huế nhằm mục đích phục vụ du khách, quần chúng nhân dân trong khu vực.

3. Quản lý đất đai, quản lý quy hoạch - kiến trúc và xây dựng, cải tạo, sửa chữa

a) Quản lý đất đai của các nhà vườn đặc trưng tham gia chính sách được quản lý theo các quy định của pháp luật đất đai hiện hành có liên quan.

b) Chủ quản nhà phải bảo tồn những giá trị kiến trúc đặc trưng tiêu biểu theo hồ sơ thiết kế trùng tu, tôn tạo các nhà vườn đặc trưng do cơ quan, đơn vị có chức năng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền giao nhiệm vụ thẩm duyệt theo quy định. Các hoạt động đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, trùng tu, tôn tạo phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn, phục hồi, phục chế theo nguyên trạng kiến trúc của các nhà và theo đúng quy định của pháp luật.

c) Chủ nhà vườn đặc trưng được quyền đầu tư, tu bổ vườn nhằm mục đích khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị tiêu biểu của nhà vườn đặc trưng.

d) Chủ nhà vườn đặc trưng được phép xây dựng các công trình phụ, nhà ở, cơ sở kinh doanh theo hồ sơ, bản vẽ quy hoạch chi tiết cho từng nhà vườn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

e) Việc tự ý xây dựng, cải tạo, sửa chữa và tháo dỡ nhà, không xin phép cấp có thẩm quyền phê duyệt là UBND thành phố Huế (đại diện là Ban Quản lý nhà vường Huế) hoặc UBND huyện Phong Điền (đại diện là Ban quản lý kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích) sẽ bị xử lý theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật; đồng thời phải bồi thường kinh phí đã hỗ trợ và không được xem xét hỗ trợ theo các quy định về chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng.

Phần thứ sáu

KẾT LUẬN

Đề án hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng được triển khai thực hiện giai đoạn 2023 – 2026 không chỉ giúp giữ lại được giá trị cốt lõi của văn hóa Huế, phát huy như một giá trị khác biệt của văn hóa Huế mà còn giúp chủ nhân những ngôi nhà ấy phát triển việc kinh doanh dịch vụ và tạo được sinh kế, doanh thu từ nhà vườn.

Việc thực thi có hiệu quả Đề án tại các cụm điểm nhà vườn tập trung thuộc khu vực Thuỷ Biều, Kim Long, thành phố Huế và Làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền vừa bảo tồn tổng thể nhà vườn đặc trưng, vừa đáp ứng khả năng thực thi hiệu quả trong thực tiễn bảo vệ và phát huy các giá trị di sản của nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời triển khai tổ chức khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch mang tính liên kết, tập trung, tạo tiền đề hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp, liên doanh liên kết giữa các chủ nhà vườn ở trong cùng một cụm điểm với các tổ chức doanh nghiệp du lịch, lữ hành; tổ chức khai thác, phát huy hiệu quả giá trị nhà vườn đặc trưng gắn với tạo sinh kế cho chủ thể các nhà vườn, cộng đồng dân cư đang sinh sống nơi khu vực có nhà vườn đặc trưng tập trung, cũng như doanh nghiệp tham gia phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng; góp phần tạo nền tảng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 12/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI./.

MỤC LỤC

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.Sự cần thiết xây dựng Đề án

2.Căn cứ xây dựng Đề án

Phần thứ hai

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, BẢO VỆ NHÀ VƯỜN HUẾ ĐẶC TRƯNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Phần thứ ba

HỖ TRỢ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2023 – 2026

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể

2. Mục tiêu cụ thể

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC THAM GIA CHÍNH SÁCH

1. Phạm vi thực hiện

2. Đối tượng áp dụng

3. Tiêu chí phân loại nhà vườn đặc trưng

4. Điều kiện nhà vườn đặc trưng được tham gia Đề án

III. CÁC CHÍNH SÁCH, NHIỆM VỤ HỖ TRỢ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG

1. Hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng

1.1. Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

1.2. Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

2. Hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà vườn

2.1. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cấp cơ sở nhà vườn đặc trưng phục vụ lưu trú

2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề

2.3. Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch

3. Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

3.1. Lập quy hoạch chi tiết

3.2. Đầu tư hạ tầng cơ bản

4. Hỗ trợ tài chính tín dụng

IV. DANH MỤC NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG THAM GIA ĐỀ ÁN

V. TỔNG HỢP DỰ KIẾN SƠ BỘ KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án

2. Dự kiến kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND:

3. Phân kỳ thực hiện Đề án theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND:

VII. PHÂN THEO TỪNG CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN KIM LONG, THUỶ BIỀU VÀ LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH

1.CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN KIM LONG:

2.CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN THUỶ BIỀU: 3

3.CỤM ĐIỂM NHÀ VƯỜN LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH:

Phần thứ tư

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp để trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng (bao gồm cả trùng tu nhà chính, công trình phụ và thiết kế cải tạo vườn)

2. Giải pháp chung để thực hiện các chính sách hỗ trợ khác

2.1. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, công tác phối hợp

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.3. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá

2.4. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn liền bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng

2.5. Giải pháp quy hoạch chi tiết, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cụm điểm nhà vườn đặc trưng và định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản

3. Giải pháp về nguồn vốn, điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện đề án

3.1. Lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

3.2. Các chính sách hỗ trợ khác

3.3. Cơ cấu nguồn vốn

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phần thứ năm

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG

1. Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ

2. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà vườn đặc trưng

3. Quản lý đất đai, quản lý quy hoạch - kiến trúc và xây dựng, cải tạo, sửa chữa

Phần thứ sáu

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG THAM GIA ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ VƯỜN ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”
(Kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nhà vườn đặc trưng

Địa chỉ

Năm xây dựng nhà chính

Xếp loại nhà vườn

Quyền sở hữu

Quy mô diện tích (m2)

Nhà chính

Nhà phụ

Vườn

A

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 – 2

33 nhà vườn

I

Kim Long

03 nhà vườn

1

Hồ Văn Bình

26 Phạm Thị Liên

1900

2

Cá nhân

120

110

1.220

2

Hoàng Xuân Bậc

34 Phú Mộng

1820

2

Cá nhân

90

60

1.570

3

Phạm Đăng Thiêm (đền thờ Đức Quốc Công)

06 Phạm Thị Liên

1850

1

Đồng sở hữu

400

100

1.840

II

Thủy Biều

05 nhà vườn

1

Tôn Thất Phương

47 Lương Quán

1885

2

Cá nhân

1601

160

2.973

2

Đặng Văn Thành

43 Lương Quán

Trước 1945

1

Cá nhân

75

100

3.037

3

Tôn Thất Hùng

5/72 Thân Văn Nhiếp

Trước 1945

1

Cá nhân

180

0

2.320

4

Hồ Xuân Doanh -Hồ Xuân Ninh (đại diện)

51 Thanh Nghị

Trước 1945

1

Cá nhân

137

155

16.444

5

Hồ Xuân Đài

12/22 Thanh Nghị

1866

3

Cá nhân

50

60

18.015

III

Làng cổ Phước Tích

25 nhà vườn

1

Lương Thanh Phong

LCPT

1890

1

Cá nhân

96

35

691

2

Trương Thị Thú

LCPT

1908

1

Cá nhân

96

48

1.076

3

Hồ Văn Tế

LCPT

1880

1

Cá nhân

96

56

1.215

4

Hồ Văn Hưng

LCPT

1893

1

Cá nhân

96

30

904

5

Lê Trọng Phú

LCPT

1871

1

Cá nhân

96

45

1.324

6

Lương Thanh Thị Trảng

LCPT

1900

1

Cá nhân

96

25

1.192

7

Đoàn Thị Nguyệt

LCPT

1908

2

Cá nhân

56

20

1.752

8

Lê Trọng Quân

LCPT

1906

1

Cá nhân

96

35

5.849

9

Lê Trọng Kiêm (Lê Trọng Diễn)

LCPT

1908

3

Cá nhân

64

30

482

10

Lê Trọng Kiểm (Lê Trọng Khương)

LCPT

1896

1

Cá nhân

96

35

1.680

11

Lê Trọng Đào

LCPT

1858

1

Cá nhân

96

35

859

12

Lê Ngọc Thị Thí (Lê Trọng Nam)

LCPT

1833

1

Cá nhân

96

30

1.618

13

Lương Thanh Thị Loan

LCPT

1906

2

Cá nhân

64

30

1.936

14

Hồ Văn Chúc

LCPT

1910

3

Cá nhân

56

30

901

15

Lương Thanh Hoàng

LCPT

1908

2

Cá nhân

64

30

1.960

16

Đoàn Tào

LCPT

1918

2

Cá nhân

64

27

259

17

Lương Thanh Bạch

LCPT

1867

1

Cá nhân

56

40

1.062

18

Lê Thị Hoa

LCPT

1888

1

Cá nhân

96

25

1.252

19

Trương Công Huấn

LCPT

1908

2

Cá nhân

56

30

794

20

Hồ Văn Thuyên

LCPT

1902

2

Cá nhân

64

30

849

21

Hồ Thanh Yên

LCPT

1885

1

Cá nhân

72

35

1.393

22

Lê Trọng Thị Vui

LCPT

1890

1

Cá nhân

96

30

734

23

Lê Thị Phương

LCPT

1888

1

Cá nhân

96

35

2.044

24

Hồ Thị Thanh Nga

LCPT

1885

1

Cá nhân

96

56

1.704

25

Trương Duy Thanh

LCPT

1893

2

Cá nhân

150

60

1.802

B

Đăng ký mới giai đoạn 2023 – 2026

07 nhà vườn

I

Phường Kim Long – thành phố Huế

01 nhà vườn

1

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

1890

1

Cá nhân

110

10

1.379

II

Làng cổ Phước Tích

06 nhà vườn

1

Trương Văn Thoàn

LCPT

1950

3

Cá nhân

56

35

538

2

Sử Kim Tiến

LCPT

1820

3

Cá nhân

64

35

1.901

3

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

LCPT

1905

3

Cá nhân

56

30

500

4

Nhà thờ họ Lê Ngọc

LCPT

TK XIX

2

Đồng sở hữu

64

732

5

Nhà thờ nhánh Đức Chương

LCPT

1900

3

Đồng sở hữu

64

60

925

6

Nhà thờ họ Trương Công

LCPT

TK XVIII

2

Đồng sở hữu

64

360

Tổng cộng (A+B):

40 nhà vườn

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2023 - 2026
(Kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Nội dung

TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Phân kỳ thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước

Tổng

Tổng

Trong đó:

Trong đó:

Năm 2024

Trong đó

Năm 2025

Trong đó

Năm 2026

Trong đó

NS tỉnh

Trong đó

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

XHH

Nguồn khác (ngoài NQ26)

Ngân sách tỉnh

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

Ngân sách tỉnh

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

Ngân sách tỉnh

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

1

2

3=4+5
+6+7

4=4a+4b

4a

4b

5

6

7

8=9+10
+11+12

10=sum (10a:10c)

10a

10b

10c

11=sum
(11a:11c)

11a

11b

11c

12=sum
(12a:12c)

12a

12b

12c

Tổng cộng

131.044

21.810

12.200

9.610

5.633

255

103.346

27.443

6.434

0

4.926

1.508

9.645

5.000

2.804

1.841

11.364

7.200

1.880

2.284

0

A

Huyện Phong Điền

13.222

10.505

4.000

6.505

2.632

85

0

13.137

4.269

0

3.391

878

6.909

4.000

1.537

1.372

1.959

0

1.577

382

1

Hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng

6.230

4.984

0

4.984

1.246

0

6.230

3.230

0

2.584

646

1.500

0

1.200

300

1.500

0

1.200

300

a

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

5.350

4.280

4.280

1.070

5.350

2.350

1.880

470

1.500

1.200

300

1.500

1.200

300

b

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

880

704

704

176

880

880

704

176

0

0

2

Hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà vườn

1.845

1.374

0

1.374

386

85

0

1.760

990

0

758

232

360

0

288

72

410

0

328

82

a

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cấp cơ sở nhà vườn, nhà rường phục vụ lưu trú

1.420

1.136

1.136

284

1.420

650

520

130

360

288

72

410

328

82

b

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tua-tuyến du lịch

425

238

0

238

102

85

340

340

238

102

0

0

3

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

5.000

4.000

4.000

0

1.000

0

0

5.000

0

0

0

5.000

4.000

0

1.000

a

Lập quy hoạch chi tiết

0

0

0

0

0

0

0

0

0

b

Đầu tư hạ tầng cơ bản

5.000

4.000

4.000

0

1.000

0

5.000

0

5.000

4.000

1.000

4

Hỗ trợ tài chính tín dụng

147

147

147

0

0

147

49

0

49

49

0

49

49

0

49

B

Thành phố Huế

117.822

11.305

8.200

3.105

3.001

170

103.346

14.306

2.165

0

1.535

630

2.736

1.000

1.267

469

9.405

7.200

303

1.902

I

Kim Long

58.811

6.064

4.100

1.964

1.696

85

50.966

7.760

2.100

0

1.470

630

820

500

256

64

4.840

3.600

238

1.002

1

Hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng

2.420

1.726

0

1.726

694

0

0

2.420

2.100

0

1.470

630

320

0

256

64

0

0

0

0

a

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

2.100

1.470

0

1.470

630

2.100

2.100

1.470

630

0

0

b

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

320

256

0

256

64

320

0

0

320

256

64

0

2

Hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà vườn

425

238

0

238

102

85

340

0

0

0

0

0

0

0

0

340

0

238

102

a

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cấp cơ sở nhà vườn, nhà rường phục vụ lưu trú

0

0

0

0

0

0

0

0

0

b

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề,

truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tua-tuyến du lịch

425

238

0

238

102

85

340

0

0

0

340

238

102

3

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

55.966

4.100

4.100

0

900

0

50.966

5.000

0

0

0

0

500

500

0

0

4.500

3.600

0

900

a

Lập quy hoạch chi tiết

500

500

500

0

500

500

500

0

b

Đầu tư hạ tầng cơ bản

55.466

3.600

3.600

900

50.966

4.500

4.500

3.600

0

900

4

Hỗ trợ tài chính tín dụng

0

0

0

0

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2023 - 2026
(Kèm theo Quyết định số 3191 /QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Nội dung

TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Phân kỳ thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước

Tổng

Tổng

Trong đó:

Trong đó:

Năm 2024

Trong đó

Năm 2025

Trong đó

Năm 2026

Trong đó

NS tỉnh

Trong đó

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

XHH

Nguồn khác (ngoài NQ26)

Ngân sách tỉnh

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

Ngân sách tỉnh

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

Ngân sách tỉnh

NS huyện (Nghị quyết 05 và NS huyện)

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

Nguồn đầu tư

Nguồn sự nghiệp

1

2

3=4+5+6+7

4=4a+4b

4a

4b

5

6

7

8=9+10+
11+12

10=sum
(10a:10c)

10a

10b

10c

11=sum
(11a:11c)

11a

11b

11c

12=sum
(12a:12c)

12a

12b

12c

Tổng cộng

131.044

21.810

12.200

9.610

5.633

255

103.346

27.443

6.434

0

4.926

1.508

9.645

5.000

2.804

1.841

11.364

7.200

1.880

2.284

II

Thuỷ Biều

59.011

5.241

4.100

1.141

1.305

85

52.380

6.546

65

0

65

0

1.916

500

1.011

405

4.565

3.600

65

900

1

Hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng

400

280

0

280

120

0

0

400

0

0

0

0

400

0

280

120

0

0

0

0

a

Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

b

Hỗ trợ tôn tạo, phát triển khuôn viên vườn

400

280

280

120

280

0

0

0

0

280

280

0

2

Hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà vườn

1.035

665

0

665

285

85

0

950

0

0

0

0

950

0

665

285

0

0

0

0

a

Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cấp cơ sở nhà vườn, nhà rường phục vụ lưu trú

610

427

427

183

610

0

610

427

183

0

b

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tua-tuyến du lịch

425

238

0

238

102

85

340

0

0

340

238

102

0

3

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

57.380

4.100

4.100

0

900

0

52.380

5.000

0

0

0

0

500

500

0

0

4.500

3.600

0

900

a

Lập quy hoạch chi tiết

500

500

500

0

500

500

500

0

b

Đầu tư hạ tầng cơ bản

56.880

3.600

3.600

900

52.380

4.500

0

4.500

3.600

900

4

Hỗ trợ tài chính tín dụng

196

196

196

0

196

65

0

65

66

66

65

65

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC NHÀ VƯỜN ĐĂNG KÝ TRÙNG TU NHÀ CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ

Địa chỉ

Năm xây dựng nhà chính

Xếp loại

Quyền sở hữu

Quy mô diện tích (m2)

Đăng ký hỗ trợ trùng tu nhà chính giai đoạn 2023 - 2026

Ghi chú

Diện tích nhà chính

Nhà phụ (bao gồm nhà phụ trợ, NVS)

Vườn

Tổng (1+2)

Trùng tu nhà (1)

Thiết kế (2)

Tổng cộng (I+II+III+IV)

7.450

7.000

450

I

Khu vực phường Kim Long

2.100

2.000

100

1

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

1890

1

Cá nhân

110

10

1.259

1.050

1.000

50

2

Phạm Đăng Thiêm (đền thờ Đức Quốc Công)

06 Kim Long

1850

1

Đồng sở hữu

400

200

1.840

1.050

1.000

50

Đã tham gia đề án 2015-2020

II

Khu vực phường Thủy Biều

0

0

0

III

Khu vực Làng cổ Phước Tích

5.350

5.000

350

1

Hồ Thị Thanh Nga

LCPT, P.Điền

1885

1

Cá nhân

96

56

1.704

1.050

1.000

50

Đã tham gia đề án 2015-2020

2

Trương Văn Thoàn

LCPT, P.Điền

1950

3

Cá nhân

56

35

538

650

600

50

3

Sử Kim Tiến

LCPT, P.Điền

1820

3

Cá nhân

64

35

1.901

650

600

50

4

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

LCPT, P.Điền

1905

3

Cá nhân

56

30

500

650

600

50

5

Nhà thờ họ Lê Ngọc

LCPT, P.Điền

TK XIX

2

Đồng sở hữu

64

300

850

800

50

6

Nhà thờ nhánh Đức Chương

LCPT, P.Điền

1900

3

Đồng sở hữu

64

60

925

650

600

50

7

Nhà thờ họ Trương Công

LCPT, P.Điền

TK XVIII

2

Đồng sở hữu

64

360

850

800

50

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC NHÀ VƯỜN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ, CẢI TẠO THIẾT KẾ VƯỜN VÀ VAY VỐN TÍN DỤNG
(Kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ

Địa chỉ

Đăng ký chính sách giai đoạn 2023 - 2026

Tổng số (1+2+3)

Kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực, lưu trú (*)

Thiết kế, cải tạo vườn (*)

Hỗ trợ tài chính tín dụng/4 năm (theo từng nhà)

Tổng (1)

Cải tạo 3 phòng ngủ

Xây mới NVS

Cải tạo NVS

Tổng (2)

Thiết kế, cải tạo vườn

Hỗ trợ cây giống (cây ăn quả bản địa)

Tổng (3)

Hỗ trợ lãi suất vay trùng tu nhà

Hỗ trợ lãi suất vay cải tạo vườn

Hỗ trợ lãi suất vay phát triển dịch vụ

Tổng cộng (A+B)

3.973

2.030

750

800

480

1.600

600

1.000

343

0

196

147

A

Đã tham gia Đề án giai đoạn 2015 - 2020

3.303

1.920

750

750

420

1.040

390

650

343

0

196

147

I

Kim Long

240

0

0

0

0

240

90

150

0

0

0

0

1

Hồ Văn Bình

26 Phạm Thị Liên

80

0

80

30

50

0

2

Hoàng Xuân Tiệp (Hoàng Xuân Bậc)

34 Phú Mộng

80

0

80

30

50

0

3

Phạm Đăng Thiêm (đền thờ Đức Quốc Công)

06 Kim Long

80

0

80

30

50

0

II

Thủy Biều

1.206

610

450

100

60

400

150

250

196

0

196

0

1

Tôn Thất Phương

47 Lương Quán

260

180

150

30

80

30

50

0

2

Đặng Văn Thành

43 Lương Quán

280

200

150

50

80

30

50

0

3

Tôn Thất Hùng

5/72 Thân Văn Nhiếp

178

0

80

30

50

98

98

4

Hồ Xuân Ninh (Hồ Xuân Doanh)

51 Thanh Nghị

378

200

150

50

80

30

50

98

98

5

Hồ Xuân Đài

12/22 Thanh Nghị

110

30

30

80

30

50

0

III

Làng cổ Phước Tích

1.857

1.310

300

650

360

400

150

250

147

0

0

147

1

Lương Thanh Phong

LCPT, P.Điền

347

200

150

50

0

147

147

2

Trương Thị Thú

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

3

Hồ Văn Tế

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

4

Hồ Văn Hưng

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

5

Lê Trọng Phú

LCPT, P.Điền

110

30

30

80

30

50

0

6

Lương Thanh Thị Trảng

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

7

Đoàn Thị Nguyệt

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

8

Lê Trọng Quân

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

9

Lê Trọng Kiêm (Lê Trọng Diễn)

LCPT, P.Điền

110

30

30

80

30

50

0

10

Lê Trọng Kiểm (Lê Trọng Khương)

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

11

Lê Trọng Đào

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

12

Lê Ngọc Thị Thí (Lê Trọng Nam)

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

13

Lương Thanh Thị Loan

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

14

Hồ Văn Chúc

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

15

Lương Thanh Hoàng

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

16

Đoàn Tào

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

17

Lương Thanh Bạch

LCPT, P.Điền

130

50

50

80

30

50

0

18

Lê Thị Hoa

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

19

Trương Công Huấn

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

20

Hồ Văn Thuyên

LCPT, P.Điền

130

50

50

80

30

50

0

21

Hồ Thanh Yên

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

22

Lê Trọng Thị Vui

LCPT, P.Điền

30

30

30

0

0

23

Lê Thị Phương

LCPT, P.Điền

50

50

50

0

0

24

Hồ Thị Thanh Nga

LCPT, P.Điền

180

180

150

30

0

0

25

Trương Duy Thanh

LCPT, P.Điền

130

50

50

80

30

50

0

B

Đăng ký mới tham gia giai đoạn 2023 - 2026

670

110

0

50

60

560

210

350

0

0

0

0

I

Phường Kim Long

80

0

0

0

0

80

30

50

0

0

0

0

1

Nguyễn Thị Ngộ

03 Phạm Thị Liên

80

0

80

30

50

II

Làng cổ Phước Tích

590

110

0

50

60

480

180

300

0

0

0

0

1

Trương Văn Thoàn

LCPT, P.Điền

110

30

30

80

30

50

2

Sử Kim Tiến

LCPT, P.Điền

130

50

50

80

30

50

3

Lê Ngọc Hối (Lê Ngọc Nhạc)

LCPT, P.Điền

110

30

30

80

30

50

4

Nhà thờ họ Lê Ngọc

LCPT, P.Điền

80

0

80

30

50

5

Nhà thờ nhánh Đức Chương

LCPT, P.Điền

80

0

80

30

50

6

Nhà thờ họ Trương Công

LCPT, P.Điền

80

0

80

30

50

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CỤM ĐIỂM ĐĂNG KÝ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CƠ BẢN
(Kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Cụm điểm

Đơn vị tính

Phân theo nguồn vốn

Tổng

Trong đó

Nghị quyết số 26

Nguồn khác ngoài NQ 26

Tổng cộng

Trong đó

NS tỉnh

NS huyện

XHH

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Tổng cộng (A+B+C)

119.621

16.479

14.520

13.500

714

1.806

255

103.346

A

Khu vực phường Kim Long

56.391

5.527

5.340

5.000

238

102

85

50.966

I

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tua-tuyến du lịch

425

527

340

0

238

102

85

0

II

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

55.966

5.000

5.000

5.000

0

50.966

1

Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

Quy hoạch

500

500

500

500

2

Đầu tư hạ tầng cơ bản (Các vị trí được duyệt quy hoạch phân khu theo Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND)

Công trình

55.466

4.500

4.500

4.500

0

50.966

a

Nâng cấp, cải tạo sông Lấp

Công trình

38.250

0

0

0

0

0

38.250

b

Nâng cấp mặt đường bê tông xi măng dọc hai bên kè sông Lấp: đường Phú Mộng và kiệt 104 Kim Long)

Công trình

3.150

0

0

0

0

0

3.150

c

Xây dựng 01 bãi đỗ xe tĩnh tại vị trí đường Phú Mộng giao kiệt 104 đường Kim Long

Công trình

450

0

0

0

0

0

450

d

Bổ sung hệ thống cấp nước tưới cây cho khu công viên gần sông Lấp

Công trình

360

0

0

0

0

0

360

e

Xây dựng mới 01 cống hộp băng

Công trình

316

0

0

0

0

0

316

g

Nạo vét và kè sông Kẻ Vạn, đường đi bộ, cây xanh, điện chiếu sáng dọc bờ sông kẻ Vạn

Công trình

5.000

0

0

0

0

0

5.000

h

Bổ sung hệ thống cấp nước tưới cây cho khu công viên dọc đường Vạn Xuân

Công trình

90

0

0

0

0

0

90

i

Bổ sung 03 điểm đỗ xe tĩnh

Công trình

470

0

0

0

0

0

470

k

Bổ sung hệ thống thoát nước mưa và xây dựng bổ sung vỉa hè phía bờ sông tiếp giáp công viên dọc đường Vạn Xuân

Công trình

2.880

0

0

0

0

0

2.880

l

Chỉnh trang địa điểm trước đình làng Vạn Xuân

Công trình

1.000

1.000

1.000

1.000

0

0

m

Đường nội bộ/ hệ thống thoát nước nội bộ/ điện đường nội bộ.

Công trình

3.500

3.500

3.500

3.500

0

0

B

Khu vực phường Thủy Biều

57.805

5.527

5.340

5.000

238

102

85

52.380

I

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tua-tuyến du lịch

425

527

340

0

238

102

85

0

II

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

57.380

5.000

5.000

5.000

0

52.380

1

Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

QH

500

500

500

500

0

2

Đầu tư hạ tầng cơ bản (Các vị trí được duyệt tại quy hoạch phân khu theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh )

Công trình

56.880

4.500

4.500

4.500

0

52.380

a

Dự án nâng cấp mở rộng Cầu Long Thọ và đường Bùi Thị Xuân (có điểm đầu từ cầu Long Thọ, điểm cuối tại trường Tiểu học Thủy Biều.

Công trình

52.380

0

0

0

0

52.380

b

02 Bãi đỗ xe tĩnh

Công trình

2.500

2.500

2.500

2.500

0

0

c

02 bến thuyền nhỏ khu vực sông Hương, sông Cổ gần Lương Quán

Công trình

2.000

2.000

2.000

2.000

0

0

C

Khu vực Làng cổ Phước Tích

5.425

5.425

3.840

3.500

238

1.602

85

0

I

Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; Tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng tua-tuyến du lịch

425

425

340

0

238

102

85

0

II

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cơ bản

5.000

5.000

3.500

3.500

0

1.500

0

0

1

Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500: Đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 29/12/2020

QH

0

0

0

0

0

0

2

Đầu tư hạ tầng cơ bản (theo đề xuất thực tế của địa phương)

Công trình

5.000

5.000

3.500

3.500

0

1.500

0

0

a

Đường chính vào làng cổ Phước Tích (đoạn từ bến cây cừa đến QL49B)dài 620m

Công trình

3.000

3.000

2.100

2.100

900

b

Đường từ QL49B vào chợ Du lịch (gần Hồ Sen) dài 180m

Công trình

500

500

350

350

150

c

Đường nội bộ Xóm hội dài 530

Công trình

1.500

1.500

1.050

1.050

450



1 Nhà vườn Hồ Xuân Doanh: 120 triệu đồng/năm, nhà vườn Đặng Văn Thành 600 đồng/năm, nhà vườn Hồ Xuân Đài 400 triệu đồng/năm, nhà vườn Phan Thuận An 400 triệu đồng/năm, nhà vườn Nguyễn Hữu Thông 100 triệu đồng/năm, nhà vườn Tôn Thất Nghệ 200 triệu đồng/năm, nhà vườn Hoàng Xuân Bậc 1.000 triệu đồng/năm, nhà vườn Lê Thị Gái 120 triệu đồng/năm,…

2 Nhà vườn An Hiên, nhà vườn Quý Tiết, nhà vườn Lạc Tịnh Viên.

3 Nguồn huy động khác: hỗ trợ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản tại phường Kim Long, phường Thuỷ Biều thành phố Huế thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3191/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 phê duyệt Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


158

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.27.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!