ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
310/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 20 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN TỈNH BẮC KẠN
ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
161/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa -
Xã hội ASEAN đến năm 2025 ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 273/TTr-LĐTBXH ngày 09 tháng 3
năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các
mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn
vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ LĐTBXH;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Huệ
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy sự phát triển và tăng cường việc gắn kết
các thể chế và khuôn khổ chính sách của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, nhằm đạt
được các mục tiêu khu vực về xây dựng một Cộng đồng ASEAN
hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Các cơ quan, ban, ngành có liên quan và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hành động để triển khai thực hiện
các mục tiêu của Đề án đến năm 2025 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn
vị.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và
năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân được biết về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Thực hiện các mục tiêu đa phương hóa, đa dạng
hóa, tranh thủ các cơ hội nhằm huy động nguồn lực để đảm bảo thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết và mang lại lợi ích, hòa nhập
bền vững.
- Thực hiện các mục tiêu Cộng đồng ASEAN gắn với
mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Triển
khai các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân
- Quảng bá, giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đất
nước, con người, cơ hội kinh doanh, đầu tư, du lịch... của Việt Nam nói chung
và tỉnh Bắc Kạn nói riêng đến các nước thành viên ASEAN và các đối tác Cộng đồng
ASEAN. Kịp thời chuyển tải thông tin về tình hình hợp tác của Cộng đồng ASEAN đến
người dân và doanh nghiệp nhằm trao đổi, giao lưu về cơ hội phát triển du lịch,
kinh doanh, đầu tư, học tập tại các nước trong Công đồng ASEAN.
- Tăng cường sự tham gia của các
bên liên quan trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các
chương trình, chính sách, pháp luật, hoạt động liên quan đến các lĩnh vực của Cộng
đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Từng bước hoàn thiện thể chế, tổ
chức bộ máy, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân; củng
cố và hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân.
2. Triển
khai các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập
- Giảm dần các rào cản, bất bình đẳng
trong các lĩnh vực của đời sống, đặc
biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; đồng
thời đẩy mạnh việc tuyên truyền tiếp cận bình đẳng về an sinh xã hội tạo sự
bình đẳng trong cộng đồng.
- Thúc đẩy, bảo vệ quyền của các
nhóm yếu thế và những đối tượng đặc thù.
3. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững
- Tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn, các hệ sinh
thái quan trọng, môi trường sống của các loại động vật, thực vật trước áp lực của
con người ngày một tăng lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Góp phần thực hiện
thành công kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học để ngăn chặn sự mất mát của đa
dạng sinh học và nâng cao lợi ích của con người.
- Tích cực tuyên truyền tới cộng đồng dân cư về
xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và từng bước hiện đại. Nâng cao nhận thức của
người dân, từng bước thay đổi hành vi thói quen xả rác thải, nâng cao ý thức và
trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, làm sạch đường phố, đường làng, ngõ
xóm, khu công cộng. Giảm sử dụng các loại túi ni lông, bao
bì khó phân hủy, đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng
các loại bao bì thân thiện với môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải,
hài hòa, bảo vệ môi trường.
4. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng tự lực, tự cường
- Tăng cường khả năng ứng phó với
các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân như nguy cơ
sinh học, hóa học, phóng xạ, hạt nhân và các nguy cơ tiềm ẩn hoặc mới phát
sinh. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố nhanh chóng, kịp thời nhằm giảm hậu
quả của sự cố, gây ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của con người.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cả
người dân làm công tác hợp tác ASEAN, nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về
nghiệp vụ để tham gia tích cực vào hợp tác khu vực Cộng đồng ASEAN.
- Tăng cường an sinh xã hội cho
các nhóm dễ bị tổn thương, những người sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và biến đổi môi trường khác.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm của nhân dân, bảo vệ môi trường sản xuất mang tính bền vững. Tạo điều kiện
hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường tiếp nhận và cung cấp
thông tin thị trường, tổ chức hội thi, hội chợ để giúp nông dân giới thiệu, quảng
bá sản phẩm hướng tới hòa nhập Cộng đồng ASEAN.
- Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống
ma túy trên địa bàn tỉnh hướng tới một ASEAN “không ma túy”.
5. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng năng động
- Xây dựng địa phương bền vững về môi trường hướng
tới ASEAN xanh, sạch, đẹp.
- Tích cực và chủ động hội nhập ASEAN, thực hiện
đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các quốc gia thành viên
ASEAN, tranh thủ tối đa các cơ hội và nguồn lực để hội nhập và phát triển.
- Xây dựng cộng đồng có khả năng ứng phó với biến
đổi khí hậu vì một môi trường bền vững với sự tham gia tích cực của chính quyền,
cộng đồng dân cư.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Thực hiện các mục tiêu của Đề án gắn với thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Nâng cao năng lực thể chế để thúc đẩy việc tiếp
cận tốt hơn đến các dịch vụ xã hội cơ bản cho tất cả mọi người.
- Tăng cường các nguồn lực phát triển, đặc biệt
là dành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa
thông qua việc tiếp cận giáo dục, cơ hội việc làm... hướng tới tự chủ kinh tế
và sinh kế bền vững.
- Bảo tồn quản lý bền vững đa dạng hệ sinh thái
học và nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Tăng cường quản lý môi trường
hướng tới sử dụng bền vững hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên thông
qua giáo dục môi trường, gắn kết cộng đồng.
- Nâng cao năng lực con người và thể chế trong
việc thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại của biến đổi
khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Thúc đẩy sự gắn kết chính sách và gắn kết lẫn
nhau, tổng hợp sáng kiến liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó giảm
nhẹ biến đổi khí hậu, hành động nhân đạo, phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác an sinh xã hội cho phụ nữ,
trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, nhóm dễ bị tổn thương và những người
sống trong khu vực có nguy cơ cao để giảm sự tổn thương trong giai đoạn khủng
hoảng liên quan đến biến đổi khí hậu, thiên tai, biến đổi môi trường khác.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội,
các tác động xấu của ma túy thông qua sự tham gia, vận động cộng đồng và các hoạt
động liên quan khác.
- Thúc đẩy các biện pháp nhằm đảm bảo sự tôn trọng,
hiểu biết và trân trọng với tín ngưỡng, lịch sử, xã hội, nghệ thuật và các tôn
giáo khác nhau trong Cộng đồng ASEAN.
- Khuyến khích hợp tác khu vực trong các lĩnh vực
giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, tăng cường vai trò của ASEAN trong mạng lưới
nghiên cứu khu vực và toàn cầu thông qua việc thúc đẩy các sáng kiến, cung cấp
các ưu đãi, hỗ trợ cho việc nghiên cứu phát triển.
- Xây dựng văn hóa phát triển doanh nghiệp trong
ASEAN, tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp,
cho thanh niên, người khuyết tật, phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương, thiệt
thòi khác.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định.
Hàng năm các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung trong Kế hoạch có
trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn xã hội hóa, đóng góp của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và
các nguồn hợp pháp khác theo quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành
có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch.
- Triển khai các hoạt động dạy nghề, giới thiệu
việc làm và hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan tới công tác bảo hiểm
xã hội, an sinh xã hội.
- Phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo
cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực ngành.
- Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện Đề án
hàng năm theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và các ban, ngành có liên quan trong thực hiện Kế hoạch; bố trí kinh phí thực
hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch trung hạn của các
ban, ngành có liên quan.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan vận động
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để thực
hiện Đề án.
4. Các cơ quan, ban, ngành có liên quan
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Y tế, Sở Nội vụ, Sở Khoa
học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tỉnh đoàn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện
theo lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Định kỳ trước
ngày 15 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh
(thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội).
- Tạo điều kiện, khuyến khích các
tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các đối tác khác (gọi tắt là
tổ chức) tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai, giám sát, đánh giá việc
thực hiện kế hoạch trên cơ sở phù hợp chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và
tôn chỉ của tổ chức.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn về thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực
hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tỉnh Bắc Kạn đến năm
2025./.