Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3072/QĐ-UBND 2021 Đề án Bảo tồn giá trị di sản văn hóa dân tộc Đà Nẵng

Số hiệu: 3072/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 27/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3072/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức cnh quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của BCHTW Đảng (khóa IX) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;

Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật th và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019f của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 -2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao và kết quả ly ý kiến biểu quyết của các Thành viên UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025”, với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu của Đề án:

a) Hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, đảm bảo cảnh quan môi trường hài hòa, phục vụ phát huy giá trị di tích; quy hoạch các di tích tiêu biểu của thành phố. Thí điểm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 05 di tích có khả năng phát triển du lịch để đáp ứng đủ điều kiện công nhận là điểm đến theo quy định của Luật Du lịch.

b) Lập hồ sơ xếp hạng 08 di tích cấp quốc gia và cấp thành phố; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 01-02 hiện vật. Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

c) Thực hiện trùng tu 12 nhà cổ dân gian chưa được xếp hạng nhưng có giá trị trên địa bàn thành phố.

d) Hoàn thành việc số hóa các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu đã được công nhận; bản đồ di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng. Lựa chọn 01 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản hóa hóa phi vật thể quốc gia; 01-02 nghệ nhân được xét tặng là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

2. Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2021 - 2025.

3. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp khác.

4. Nội dung chi tiết tại Đề án đính kèm.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ VHTTDL (để b/c);
- TTTU, TTHĐND (để b/c);
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, SVHTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trung Chinh

 

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3072/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG Đ ÁN

I. SỰ CN THIT XÂY DỰNG Đ ÁN

Di sn văn hóa là kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống của các thế hệ. Mặc dù phải trải qua bao biến cố của lịch sử, bị mất mát, hủy hoại bởi chiến tranh và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhưng kho tàng di sản văn hóa của thành phố Đà Nẵng vẫn vô cùng phong phú, đa dạng. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mảnh đất và con người Đà Nẵng hiện đại - với tư cách là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển thành phố.

Những năm qua, di sản văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính quyền và nhân dân thành phố. Xác định tầm quan trọng đặc biệt của di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng, thành phố Đà Nng đã ban hành nhiu Chương trình hành động, kế hoạch, đề án, dự án về bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020”.

Trong 8 năm triển khai các Đề án này, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến, khởi sắc, bước đầu khai thác tốt các giá trị di sản văn hóa để phục vụ du lịch, phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số di tích xuống cấp nhưng chưa được trùng tu, công tác nghiên cứu, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa hiệu quả và tương xứng với tim năng vn có. Một số di tích sau khi trùng tu tôn tạo chưa phát huy giá trị đúng tầm, chưa trở thành những điểm sinh hoạt văn hóa gắn liền với cộng đồng hay những điểm tham quan, du lịch được đông đảo du khách biết đến.

Chính vì vậy, việc tiếp tục xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 ” trong đó, ly việc bảo tn di sản văn hóa bn vững gắn với phát triển du lịch làm trọng điểm đang là vấn đề hết sức cấp thiết, mang tính chiến lược lâu dài, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;

- Luật Du lịch năm 2017;

- Luật Kiến trúc 2019;

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng (khóa IX) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;

- Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 ngày 6 tháng 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu b, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật th đđưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

-Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 -2025;

- Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/1/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nng về “Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “thành phố đáng sống” đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

- Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về triển khai Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

Đối tượng triển khai của đề án là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 2020

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về công tác bảo tồn di sản văn hóa

Trong những năm qua, công tác bo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được quan tâm đầu tư và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:

a) Đối với di sản văn hóa vật thể: Thành tựu nổi bật nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích là việc nghiên cứu đề nghị xếp hạng di tích, trong giai đoạn 2016 - 2020, đã tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 01 di tích quốc gia và 14 di tích cấp thành phố[1]. Đến nay, thành phố có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp thành phố và 06 hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia[2] (kèm theo Phụ lục 1).

Trong 05 năm, thành phố đã đầu tư 250.496 tỷ đồng để trùng tu 35 di tích xếp hạng (đính kèm Phụ lục 2). Về cơ bản, các di tích xuống cấp đều được trùng tu, tôn tạo và công tác trùng tu, tôn tạo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng công trình, tuân thủ các quan điểm, nguyên tắc về bảo tồn, không làm sai lệch biến dạng, đặc điểm vốn có và các yếu tố gốc cấu thành di tích. Một số di tích được trùng tu hoàn chỉnh, khang trang từ công trình ngoại vi đến công trình trung tâm, đã làm nổi bật lên được giá trị và tạo cảnh quan hài hòa cho di tích, như các di tích Miếu Hàm Trung, đình Xuân Thiều... Hiện nay, thành phố đang triển khai một số dự án lớn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích gồm: dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2; dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng; dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan; Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn; dự án Bảo tồn và phát huy giá trị khảo cổ học Chăm Phong Lệ.

Cùng với các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, các hoạt động văn hóa lễ hội, văn hóa tâm linh được quan tâm và người dân nhiệt tình hưởng ứng. Các lễ hội đình làng, lễ hội tôn giáo được tổ chức ngày càng quy mô đi vào nề nếp, có nét mới nhưng vẫn đảm bảo nội dung ý nghĩa truyền thống, đáp ứng nguyện vọng tâm linh của người dân.

Bên cạnh đó, các hoạt động kiểm kê, nghiên cứu khoa học được triển khai như: Kiểm kê, đánh giá hệ thống di tích trên địa bàn để công bố Danh mục kiểm kê di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa; thực hiện điều tra, nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ, di chỉ khảo cổ Vườn Đình Khuê Bắc, di chi khảo cổ Nam Thổ Sơn, phế tích tháp Chăm tại thôn La Bông, phế tích tháp Chăm Xuân Dương, phế tích tháp Chăm tại Trường Mầm non Ngọc Lan cơ sở 2 (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn), phế tích đồn Chơn Sảng tại Làng Vân. Đặc biệt, đã phối hợp với Trung tâm Bảo tn di tích cố đô Huế Bảo tàng lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ hơn 900m2 di tích Hải Vân Quan. Kết quả của đợt khảo cổ này đã làm cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý định hướng và đề ra được giải pháp phù hợp cho Dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tổ chức 02 Hội thảo khoa học quốc gia (Hội thảo khoa học quốc gia Đà Nẵng chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha (1858 - 1860): Quá khứ và Hiện tại và Hội tho bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải) và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học để nhận diện, đánh giá di sản văn hóa.

Ngoài ra, ngành Văn hóa và Thể thao đã thực hiện khảo sát thực địa, đánh giá hiện trạng, đo vẽ kỹ thuật hệ thống nhà cổ trên địa bàn thành phố; thực hiện cắm mốc một số di tích; thống kê, sao chụp và số hóa toàn bộ các bản sắc phong tại Đà Nẵng; triển khai các phương án phòng, chống mối mọt, phong hóa, cháy nổ, trộm cp tại các di tích; làm các bảng thông tin giới thiệu lịch sử, văn hóa cho một số di tích trên địa bàn. Thành phố đã ban hành Quy chế-phối hợp Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để phân công trách nhiệm cho các ngành trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích... Hiện nay, đang thực hiện hồ sơ khoa học Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn để trình UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức Thế giới Châu Á - Thái Bình Dương.

b) Đối với di sản văn hóa phi vật thể: Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã triển khai hiệu quả các kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như Nghệ thuật Bài Chòi, Lễ hội Cầu ngư, nghệ thuật Tung xứ Quảng và văn hóa cộng đồng người Cơ Tu, cụ thể:

Về Nghệ thuật Bài Chòi: Đã tổ chức 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các nghệ nhân, câu lạc bộ, giáo viên thanh nhạc và người có khả năng tiếp thu và thực hành di sản Bài Chòi trên địa bàn thành phố; tổ chức sáng tác lời mới về nghệ thuật Bài Chòi; hỗ trợ 112 triệu đồng cho 3 câu lạc bộ Bài Chòi và 50 triệu đồng cho CLB Bài Chòi Sông Yên để dàn dựng biểu diễn, mua sắm trang thiết bị, đạo cụ phục vụ luyện tập và biểu diễn; thực hiện 03 đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; kết quả có 08 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú thuộc loại hình nghệ thuật Bài Chòi. Ngoài ra, thành phố đã tham gia Liên hoan Bài Chòi toàn quốc năm 2016, 2017, 2018; tổ chức Liên hoan hát dân ca Bài Chòi tại thành phố Đà Nẵng năm 2016, 2019; đưa nghệ thuật Bài Chòi giới thiệu lồng ghép trong các giờ hoạt động ngoại khóa tại các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Hòa Vang đã giới thiệu tại 42 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện.

Về Lễ hội Cầu Ngư: Đã tổ chức kiểm kê, điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá toàn bộ hiện trạng việc tổ chức Lễ hội cầu Ngư tại các địa phương có thiết chế thờ tự cá Ông (Thần Nam Hải); Hỗ trợ địa phương khôi phục, kiện toàn các Ban quản lý lăng thờ tự cá Ông và Ban tế lễ trực tiếp thực hành nghi lễ tại các cơ sở thờ tự; tổ chức Lễ vinh danh “Lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng” là di sản nằm trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Thực hiện việc tư liệu hóa, số hóa di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội cầu Ngư thông qua phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp hình, quay phim làm tư liệu, sưu tầm các hiện vật... để lưu trữ và phục vụ công chúng trong công tác nghiên cứu, học tập; tổ chức biên soạn các tư liệu, tờ gấp giới thiệu, quảng bá di sản Lễ hội cầu Ngư đến Nhân dân và du khách khi khi tham gia Lễ hội.

Về Bảo tồn và phát huy văn hóa cộng đồng người Cơ Tu: Tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống cộng đồng người Cơ Tu trên các phương diện như: đặc điểm về kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội; kiểm kê các loại hình di sản văn hóa của người Cơ Tu: tập quán xã hội, phong tục, lễ hội, tri thức dân gian, kiến trúc truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng dân gian... Xuất bản 02 tập sách “Văn hóa dân gian Đà Nẵng” (năm 2018) và “Bảo tn văn hóa dân gian người Cơ Tu huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng” (năm 2019). Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã đầu tư nâng cấp, ci tạo 03 nhà Gươl tại 03 thôn Phú Túc, Tà Lang, Giàn Bí; hỗ trợ mua sắm âm thanh, thiết bị nghe nhìn, bộ vật dụng, tác phẩm điêu khắc cho nhà Gươl của 03 thôn trên với kinh phí 95 triệu đồng/bộ âm thanh/thôn và 20 triệu đồng/bộ vật dụng, tác phẩm điêu khắc/thôn; Thực hiện biên tập, xây dựng và phát hành ấn phẩm tuyên truyền về các giá trị văn hóa truyền thông và trách nhiệm của đồng bào trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; Tổ chức 03 chương trình văn nghệ tuyên truyền lưu động về chủ đề bảo tồn các giá trị văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh tại các thôn có đồng bào Cơ Tu sinh sng; Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí cho đội văn nghệ qun chúng 3 thôn duy trì hoạt động các nội dung liên quan đến văn hóa truyền thống Cơ Tư như: múa Tung tung - Da dá và nghệ thuật đánh cồng chiêng; Tổ chức nhiều hoạt động nhằm phục hồi một số loại hình nghệ thuật truyền thống như: tổ chức 01 lớp học điêu khắc gỗ cho đồng bào; mở lớp dệt thổ cẩm và tham quan, học tập mô hình dệt th cm tại huyện Nam Giang, Tây Giang tỉnh Quảng Nam cho phụ nữ người Cơ Tu, 02 lớp truyền dạy nghệ thuật cồng chiếng và múa Tung tung - da đá...; Xây dựng và triển khai Đề án mô hình làng văn hóa - du lịch tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, đã thực hiện 03 đạt kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả cho thấy, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn tồn tại 6/7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, gồm: ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. Trên cơ sở này, thành phố đã lựa chọn lập 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nghề làm nước mắm Nam Ô, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn). Đến nay, thành phố có 06 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia[3], số hóa, tư liệu hóa 3.300 tư liệu về văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, lưu trữ tại Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng để phục vụ công tác tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và quảng bá, giới thiệu với công chúng về các loại hình di sản văn hóa Đà Nẵng (kèm theo Phụ lục 3).

2. Về hoạt động phát huy, quảng bá di sản văn hóa

Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, quản lý, bảo vệ và trùng tu tôn tạo, công tác quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa đã được quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giới thiệu rộng khắp giá trị di sản đến với đông đảo người dân địa phương, du khách và đạt được một số kết quả nhất định như:

Ngành Văn hóa và Thể thao đã chủ động khai thác giá trị các di sn phục vụ du lịch. Đà Nẵng với những thuận lợi của vị trí địa lý, ưu đãi của tự nhiên tạo ra những vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa đã góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho ngành kinh tế du lịch. Sau 15 năm, cùng với sự phát triển về kinh tế và đô thị, Đà Nẵng đã hình thành nên một diện mạo mới về du lịch, một năng lực mới với chất lượng cao về dịch vụ du lịch. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Riêng đối với định hướng phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là các di tích lịch sử, những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã rất quan tâm đầu tư để phát triển sự nghiệp văn hóa của thành phố thông qua việc đầu tư tổ chức nhiều hoạt động giữ gìn, phát huy nét văn hóa đặc trưng, truyền thống địa phương, đồng thời khai thác tốt các giá trị văn hóa đphục vụ du lịch. Một số di tích đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách, là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Tiêu biu, năm 2019, danh thắng Ngũ Hành Sơn đã đón được hơn 2 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 83 tỷ đồng. Cùng với Ngũ Hành Sơn, di tích Thành Điện Hải - Bảo tàng Đà Nẵng đạt hơn 330.000 lượt khách tham quan. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã chủ động triển khai xây dựng các đề án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch như “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị đình Lỗ Giáng” của UBND quận Cẩm Lệ, “Đề án du lịch cộng đồng Nam Ô” của UBND quận Liên Chiêu. Đưa vào khai thác các chương trình nghệ thuật truyền thống như “Hồn Việt”, “Tuồng xuống phố”, “Sân khấu Bài Chòi”... để phục vụ người dân và du khách.

Ngoài ra, thành phố đã hình thành các tour, tuyến du lịch kết nối các điểm di sản, các lễ hội truyền thống tại Đà Nẵng. Theo đó, bên cạnh việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch đường thủy nội địa tạo sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, việc làm này còn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích lịch sử, các nghề truyền thống tại các làng quê dọc tuyến sông, nhất là các Tuyến Sông Hàn - Khu căn cứ cách mạng K20; tuyến Sông Hàn - Túy Loan - Thái Lai; Tuyến du lịch Sông Cu Đê. Đặc biệt, ngành đã từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý và phát huy giá trị di tích như dự án số hóa 2D, 3D các di tích để giới thiệu cho du khách trên bản đồ số di sản văn hóa[4]. Năm 2019, ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng đã được ra mắt tại Bảo tàng Đà Nẵng. Đã xuất bản 02 ấn phẩm nghiên cứu, sưu tầm về di sản văn hóa Đà Nẵng như “Sắc phong Đình làng Đà Nẵng” và “Di tích - Danh nhân quận Cẩm Lệ”.

Việc phát huy giá trị di sản văn hóa còn được thực hiện gắn với hoạt động học tập tại trường học: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai rộng khắp, thông qua việc tổ chức tham quan, nghiên cứu, học tập, tổ chức sinh hoạt truyền thống về các nhân vật, sự kiện lịch sử, thực hiện dọn dẹp vệ sinh di tích đã giúp các em học sinh, sinh viên hiểu rõ thêm về giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, thông qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tự tôn dân tộc. Đặc biệt, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa Đà Nẵng cho nhiều đối tượng bằng các hình thức mới mẻ, sôi nổi hấp dẫn đã thu hút được đông đảo các em học sinh, sinh viên tham gia như cuộc thi “Hành trình di sản văn hóa Đà Nẵng bằng hình thức teambuiding” do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức, cuộc thi “Hành trình về nguồn và tìm hiểu di tích lịch sử thành phố” do UBND quận Hải Châu tổ chức, cuộc thi “Khám phá di sản văn hóa” do UBND quận Thanh Khê tổ chức....

Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động lễ hội gắn với không gian di tích được quan tâm gìn giữ. Hằng năm, tại các di tích là những thiết chế văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng, thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, thực hành tín ngưỡng một cách văn minh, trang trọng nhưng cũng không kém phần sinh động, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân, đồng thời tạo nên những giá trị cố kết cộng đồng bền chặt, hun đúc thuần phong mỹ tục, tạo ra lối sống, lối ứng xử hòa nhã, nặng tình giữa người với người như: Lễ hội đinh làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, lễ ky tiền hiền làng An Hải và lễ kỷ niệm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu... Năm 2018, nhân kỷ niệm 160 năm Ngày Đà Nẵng chống Liên quân Pháp - Tây Ban Nha, thành phố đã tổ chức thành công “Lễ kỷ niệm 160 năm ngày Đà Nẵng chng Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tại Nghĩa trang Hòa Vang. Hoạt động hướng dẫn tham quan tại các di tích đã được quan tâm, giúp cho người tham gia trực tiếp chiêm nghiệm vừa tiếp nhận thông tin về lịch sử văn hóa, giá trị của di sản. Việc phát huy giá trị di tích bằng hình thức này đã thực hiện được tại một số di tích tiêu biểu như Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu, Thành Điện Hải, Nhà lưu niệm mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê...

II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn di sản văn hóa vẫn còn một số hạn chế như:

- Công tác kêu gọi, vận động xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích chưa thật sự hiệu quả và thu hút sự hưởng ứng của các tổ chức, doanh nghiệp. Một số di tích xuống cấp nhưng chưa được trùng tu; nhiều địa phương vẫn còn có tâm lý trông chờ kinh phí nhà nước cho bảo vệ, tu bổ di tích; chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với di tích trước các đợt thiên tai.

- Đa số các Ban Quản lý/Tổ Bảo vệ hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trò của Ban quản lý trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, một số di tích chưa thành lập ban quản lý. Ngoài ra, thành viên các tổ chức quản lý trực tiếp di tích này chủ yếu là người dân địa phương hoặc chủ sở hữu nhưng phần lớn là người cao tuổi, hoạt động theo hình thức tự nguyện và không được hưởng bất kì cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ nào, vì vậy rất hạn chế trong việc ràng buộc trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, mất mát.

- Một số hiện vật tiêu biểu trong các di tích chưa được bảo quản, giữ gìn đúng kỹ thuật, khoa học, phù hợp với quan điểm bảo tồn nên có khả năng gây nguy hại cho hiện vật trong tương lai.

- Đội ngũ nghệ nhân, những người lưu giữ và thực hành di sản văn hóa phi vật thể ngày càng cao tuổi, việc truyền dạy di sản văn hóa cũng gặp không ít khó khăn. Chưa có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nghệ nhân, người thực hành di sản.

- Một số di tích, công trình, địa điểm có giá trị chưa được kiểm kê, xếp hạng kịp thời dẫn đến khi di tích bị xâm hại được cộng đồng lên tiếng thì chính quyền địa phương mới vào cuộc để đề nghị xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích. Việc khảo sát, đo đạc, điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc di tích triển khai còn chậm, chưa theo kịp thực tế phát sinh đã làm ảnh hưng đến công tác quản lý và bảo vệ di tích.

- Công tác nghiên cứu, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được triển khai đồng đều giữa các cấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Một số di tích sau trùng tu tôn tạo chưa trở thành những điểm sinh hoạt văn hóa gắn lin với cộng đồng hay những điểm tham quan, du lịch được đông đảo du khách biết đến.

- Các hình thức quảng bá chưa phong phú, hình thức tuyên truyền chưa thật sự sáng tạo và phù hợp nên hiệu quả mang lại chưa cao. Ngoài một số lễ hội được tổ chức quy củ thì các lễ hội dân gian khác chưa được phát triển về quy mô, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí và đối tượng tham gia còn bị bó hẹp. Bên cạnh đó, có hiện tượng giống nhau giữa các lễ hội, nhất là lễ hội đình làng đã ít nhiều làm mất đi tính phong phú, đa dạng của lễ hội.

- Hầu hết các di tích chưa đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch (trừ Danh thắng Ngũ Hành Sơn và Thành Điện Hải).

- Hiện nay, các thách thức về các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một gia tăng như bão lũ, xói mòn và sạt lỡ đất, đặc biệt tại các khu vực ven biển, ven sông, những vùng đất thấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, các di tích của thành phố nêu không có những biện pháp bảo tồn, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng.

- Có nhiều loại hình di sản văn hóa chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để bảo tồn và phát huy giá trị như: các di chỉ khảo cổ, mộ cổ ...và đặc biệt là hệ thống các nhà cô trên địa bàn. Hơn thê nữa, sau năm 1945, trải qua các biến động về khí hậu, lịch sử và xã hội mà quỹ di sản kiến trúc này đã bị hao hụt một phần. Đặc biệt, từ sau năm 2000, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà các công trình này đang dần bị mất đi hoặc xung cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị biến dạng, hủy hoại, trong khi bản thân chủ sở hữu không có đủ tài chính và kiến thức chuyên môn để thực hiện việc trùng tu, tôn tạo theo đúng nguyên tắc khoa học.

- Hoạt động phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch còn thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách đã có tác động tiêu cực đến môi trường văn hóa và môi trường sinh thái tại di tích. Các sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ di sản văn hóa còn ít và thiếu tính bản sắc địa phương.

- Công tác lập quy hoạch di tích còn chậm và chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển của địa phương trong khi quá trình đô thị hóa của thành phố đang diễn ra rất nhanh khiến nhiều di tích, công trình có giá trị đã bị hủy hoại hoặc mất đi yếu tố nguyên gốc.

2. Nguyên nhân

- Sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường dẫn đến sự xâm nhập của nhiều yếu tvăn hóa mới, khiến cho sức hút của các giá trị văn hóa truyền thống bị suy giảm.

- Một số cấp ủy, chính quyền cấp quận, huyện, phường (xã) chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong đời sng kinh tế, văn hóa xã hội nên chưa thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện.

- Công tác tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ và nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa thật sự sâu sc. Đội ngũ cán bộ làm công tác di sản văn hóa còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và trong công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa ở cơ sở.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa đã được ban hành tương đối đầy đủ nhưng không đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế.

- Bộ máy tổ chức quản lý di sản văn hóa các cấp còn mỏng, một số trường hợp chng chéo chức năng, nhiệm vụ. Sự hạn chế về nhân lực chuyên môn ở cơ sở dân đến ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý di sản văn hóa. Việc phối hợp giữa các ngành trong công tác quản lý di sản văn hóa chưa thật sự chặt chẽ.

- Một số địa phương ưu tiên khai thác di sản văn hóa để phục vụ du lịch hơn là dành nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn đúng nghĩa; thiếu quản lý và khai thác di sản văn hóa một cách bền vững.

Phần thứ ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG BẢO TN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

1. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là nhiệm vụ chiến lược mang tính lâu đài và là trách nhiệm của toàn xã hội, chính quyền các cấp có sự phối hợp chặt chẽ với người dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội. Trong đó, nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo điền kiện để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.

2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn, phát huy di sản với phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản.

3. Ưu tiên bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa được quốc tế, quốc gia và thành phố công nhận, các di sản mang tính đặc trưng của thành phố, tạo nên bản sắc văn hóa Đà Nẵng.

II. MC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy có chọn lọc, có định hướng giá trị di sản văn hóa dân tộc. Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, đ văn hóa thực sự là nn tảng tinh thn của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng, tiêu biểu, tạo điểm nhấn cho văn hóa Đà Nẵng.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm và thu nhập ổn đnh cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể và một số chỉ tiêu cơ bản 2021 - 2025

- Hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, đảm bảo cảnh quan môi trường hài hòa, phục vụ phát huy giá trị di tích; quy hoạch các di tích tiêu biểu của thành phố.

- Thí điểm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 05 di tích có khả năng phát triển du lịch để đáp ứng đủ điều kiện công nhận là điểm đến theo quy định của Luật Du lịch.

- Lập hồ sơ xếp hạng 08 di tích cấp quốc gia và cấp thành phố; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 01-02 hiện vật.

- Thực hiện trùng tu 12 nhà cổ dân gian chưa được xếp hạng nhưng có giá trị v trên địa bàn thành phố.

- Hoàn thành việc số hóa các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu đã được công nhận; bản đồ di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng.

- Lựa chọn 01 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản hóa hóa phi vật thể quốc gia; 01-02 nghệ nhân được xét tặng là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

- Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

III. NHIỆM VỤ

1. Về công tác bảo tồn di sản văn hóa

a) Đối với di sản văn hóa vật thể

- Công tác xếp hạng di tích

+ Lập hồ sơ xếp hạng 01 di tích quốc gia và 07 di tích cấp thành phố và đề nghị công nhận 01-02 hiện vật là bảo vật quốc gia.

+ Thực hiện 01 đợt tổng kiểm kê, đánh giá và nhận diện các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Công tác quy hoạch di tích

+ Hoàn thành Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn.

+ Hoàn thành Quy hoạch, mở rộng di tích cấp quốc gia Nghĩa trũng Hòa Vang.

+ Nghiên cứu xây dựng quy định phương án kiến trúc đô thị cho các công trình ở khu vực lân cận các di tích nhằm bảo đảm, giữ gìn mỹ quan và tôn nghiêm của di tích.

+ Điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích cấp quốc gia Khu căn cứ cách mạng huyện ủy Hòa Vang.

+ Phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn chỉnh quy hoạch di tích Hải Vân Quan.

+ Hoàn thành quy hoạch khu vực phía Tây di tích cấp quốc gia Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu.

- Công tác trùng tu, tôn tạo di tích và chống biến đổi khí hậu

+ Định kỳ hằng năm, thực hiện các biện pháp bảo quản định kỳ, ngăn ngừa các tác nhân gây xuống cấp di tích, di vật, cổ vật và di sản tư liệu.

+ Tổ chức lớp tập huấn phổ biến những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với di sản văn hóa (cả những kinh nghiệm dân gian truyền thống và kỹ thuật tiên tiến).

+ Tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải - giai đoạn 2, Danh thắng Ngũ Hành Sơn; phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế trùng tu di tích Hải Vân Quan; trùng tu các di tích bị xuống cấp và xếp hạng mới trong giai đoạn 2021-2025.

+ Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch cho 05 di tích như đình Hải Châu, đinh Tuý Loan, Cụm di tích Nam Ô, Khu căn cứ huyện ủy Hòa Vang, Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu theo đúng quy định của Luật Du lịch năm 2017 và các nghị định liên quan.

+ Trùng tu, tôn tạo 12 nhà cổ dân gian trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ khảo sát, đánh giá và tham mưu UBND thành phố công tác tu bổ, tôn tạo đối với những di tích xuống cấp để bảo đảm bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Các công tác khác

+ Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự tại một số di tích quan trọng; định kỳ chống mối mọt cho các di tích kiến trúc bằng gỗ.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc nhà cổ truyền thống và nhà kiến trúc Pháp.

+ Chỉnh lý hồ sơ khoa học cho các di tích được xếp hạng trước năm 2011 để đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trên cơ sở này thực hiện cắm mốc các di tích để đảm bảo tính khoa học và pháp lý trong công tác quản lý, bảo vệ di tích.

+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách bảo tồn nhà cổ dân gian trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b) Đối với di sản văn hóa phi vật thể

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó tập trung vào việc truyền dạy kỹ năng, bí quyết và quảng bá, giới thiệu giá trị di sản, cụ thể:

+ Tổ chức kiểm kê, số hóa các tập quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống, các thiết chế thờ tự, các đội, nhóm, câu lạc bộ và nghệ nhân đang thực hành các di sản để bảo tồn và phát huy hiệu quả.

+ Khôi phục, kiện toàn các câu lạc bộ, đội nhóm thực hiện di sản để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Duy trì và nâng cao chất lượng của các liên hoan, hội thi, hội diễn hàng năm về nghệ thuật Bài Chòi, nghệ thuật Tuồng xứ Quảng; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những người thực hành di sản tham gia các hội thi, sự kiện cộng đồng trong và ngoài nước; chương trình giới thiệu di sản vào trường học theo hình thức ngoại khóa.

+ Mở rộng hình thức, phương pháp truyền dạy di sản văn hóa. Tổ chức 05 lớp truyền dạy kỹ năng, kiến thức về di sản[5]. Nghiên cứu, phục dựng bài bản các làn điệu, diễn thức biểu diễn để hình thành sản phẩm du lịch phục vụ nhân dân và du khách khi đến Đà Nẵng.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ xét tặng “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” cho những nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” ban hành tại Quyết định số số 1142/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng.

- Về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng Cơ Tu:

+ Sưu tầm, phục dựng và tổ chức các lớp truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đã hoặc có nguy cơ bị mai một cao (tiếng nói, nghề truyền thống, trình diễn dân gian, phong tục. Khôi phục, tổ chức các lễ hội truyền thông, đặc trưng của đồng bào dân tộc như: lễ ăn mừng lúa mới, l ăn thkết nghĩa anh em, lễ ăn mừng được mùa. Phát triển các loại hình câu lạc bộ văn hóa và các hình thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào như khảo sát nhu cầu và hỗ trợ đầu tư trang thiết bị âm thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng, sưu tm các hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa, đặc trưng của đồng bào để thực hiện trưng bày, giới thiệu tại nhà Gươl và đa dạng hóa các hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà Gươl trong việc nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào và thu hút khách.

+ Tổ chức các hoạt động để phát triển du lịch văn hóa, tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

- Hằng năm, thực hiện công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTT ngày 30/6/2010 của Bộ n hóa, Ththao và Du lịch, trên cơ sở đó xây dựng hồ sơ di sn văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục DSVHPVT quốc gia.

c) Đối với di sản tư liệu

- Thực hiện số hóa một số di sản văn hóa tư liệu đã được kiểm kê như: dịch toàn bộ tư liệu Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, sắc phong tại đình làng, gia phả...

- Tiếp tục sưu tầm, kiểm kê các di sản tư liệu trên địa bàn thành phố như thư tịch cổ, văn bia... Đồng thời, xây dựng phương án bảo quản và phát huy giá trị các di sản tư liệu.

d) Đối với hoạt động bảo tàng: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các bảo tàng, đổi mới nội dung, hình thức, đa dạng hóa các hoạt động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hệ thống các bảo tàng. Trước mắt, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng.

2. Về hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa

a) Truyền thông, quảng bá

- Thực hiện truyền thông, quảng bá các thông tin về di sản văn hóa Đà Nẵng băng nhiều phương thức khác nhau: thực hiện các ấn phẩm, in tập gấp, áp phích để giới thiệu đến người dân và các điểm du lịch trong và ngoài nước.

- Tiếp tục nghiên cứu khoa học, công bố các bài nghiên cứu về di sản văn hóa Đà Nẵng trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương; trên website của Cổng thông tin điện thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Đà Nẵng, trang thông tin điện tử của các quận, huyện; gắn biển chỉ báo đường và bảng thông tin cho một số di tích.

- Đầu tư hoàn thiện Bản đồ số di sản văn hóa trên địa bàn thành phố bằng hình thức 2D, 3D; số hóa toàn bộ các di sản văn hóa được kiểm kê để bổ sung vào ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng.

b) Gắn di sản văn hóa với hoạt động học tập tại trường học

- Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình “giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Sân khấu học đường”.

- Xây dựng khung chương trình “Giáo dục di sản văn hóa tại di tích” dành cho học sinh các cấp.

c) Khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

- Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch của hệ thống di tích trên địa bàn thành phố, trong đó chú trọng đánh giá cách tổ chức không gian du lịch, sức chứa phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường du lịch tại di tích. Trên cơ sở đó, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 05 di tích có khả năng phát triển du lịch, đáp ứng đủ điều kiện để công nhận là điểm đến theo quy định của Luật Du lịch. Từ đó hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng, kết nối các điểm di sản, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển du lịch văn hóa.

- Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế của từng địa phương. Xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh gắn với các loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện), du lịch làng nghề, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng... theo hướng du lịch xanh, bền vững. Trong đó tập trung tạo dựng và khai thác hiệu quả hơn ở di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải, Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu...

- Tiếp tục đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch đường thủy nội địa nhằm phát huy các giá trị các di tích lịch sử, các nghề truyền thống tại các làng quê dọc tuyến sông, nhất là các Tuyến Sông Hàn - Khu căn cứ cách mạng K20; tuyến Sông Hà - Túy loan - Thái lai; Tuyến du lịch Sông Cu Đê.

- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống các sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ các di sản văn hóa tiêu biểu của thành phố.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 7513/KH-UBND ngày 15/11/2020 của UBND thành phố về việc phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang - Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng[6], Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô[7], Đề án phát triển du lịch Khu Căn cứ cách mạng K20[8], Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030[9].

- Nghiên cu tổ chức các sự kiện, hoạt động giao lưu di sản văn hóa dân tộc giữa thành phố Đà Nẵng với các địa phương trong nước và nước ngoài để quảng bá, phát huy giá trị văn hóa di sản thành phố Đà Nẵng.

- Phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu, thống nhất phương án bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan sau khi hoàn thành Dự án bảo tồn, tu b, phục hồi và phát huy di tích Hải Vân Quan. Thực hiện khảo sát, đánh giá và xây dựng phương án phát huy giá trị di tích đồn Chơn Sảng tại Dự án Làng Vân.

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

a) Chú trọng đến các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu văn hóa đặc trưng địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch; thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng ngừa kịp thời những rủi ro xảy ra đối với các công trình di sản văn hóa trong cộng đồng ở các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân.

b) Đầu tư hiện đại hóa, chuyển đổi số Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu thông tin của người địa phương và khách du lịch;

c) Triển khai các hoạt động tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc Cơtu nhằm nâng cao tự tôn dân tộc và nhận thức của đồng bào trong loại bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào đối với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hướng dẫn địa phương thực hiện việc bài trừ hủ tục lạc hậu gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

d) Tập trung giới thiệu rộng rãi các di sản văn hóa tiêu biểu của thành phố trở thành điểm đến thông qua các ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, bản đồ, internet...

đ) Xây dựng Quy định ứng xtại di tích bằng hình ảnh.

e) Thực hiện bảng trích dẫn các quy phạm pháp luật về di sản văn hóa gắn tại di tích.

2. Giải pháp huy động nguồn lực đầu tư

a) Nguồn kinh phí đầu tư trong hoạt bảo tồn di tích:

- Đối với việc tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và thành phố, hệ thống nhà cổ dân gian, công trình kiến trúc có giá trị: Sử dụng 100% vốn ngân sách thành phố.

- Đối với việc tu bổ, tôn tạo các di tích nằm trong danh mục kiểm kê: Sử dụng vốn ngân sách của thành phố và xã hội hóa để cắm mốc giới, bảo vệ ranh giới di tích và tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

- Hàng năm UBND các quận, huyện chủ động xây dựng kinh phí để chi trả thù lao cho người trông coi trực tiếp và hỗ trợ cho các hoạt động thường xuyên của Ban Quản lý di tích nhằm quản lý hiệu quả các di tích này.

b) Tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí, tham gia đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích và khai thác dịch vụ thương mại tại các khu di tích; tổ chức các hoạt động liên quan đến truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.

- Huy động các nguồn lực xã hội cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Định kỳ 2 năm 1 lần, tổ chức khen thưng, vinh danh những tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, đầu tư và có đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của thành phố.

3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực

a) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ thợ lành nghề, được trang bị và nắm vững những quy định của pháp luật về di sản văn hóa; được trang bị các phương pháp khoa học về bảo tồn truyền thống và hiện đại; có năng lực phối hợp và liên kết các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau để quản lý và triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

b) Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được tiếp cận và tham gia các lớp tập hun chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước. Phổ biến kịp thời những tài liệu hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa để cán bộ văn hóa cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.

c) Thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ hướng dẫn, nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích.

d) Ưu tiên đào tạo, tuyển dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên tại các điểm di tích là người địa phương, hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa và đạt yêu cầu về trình độ kiến thức, ngoại ngữ, giao tiếp ứng xử, tổ chức sự kiện...

đ) Tiếp tục thành lập và kiện toàn các Ban Quản lý, Tổ Bảo vệ di tích theo Quyết định số 5009/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của UBND thành phố về việc việc ban hành Quy chế phối hợp, quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao.

4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, công tác phối hợp

- a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa; hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về di sản văn hóa; hướng dẫn thực hiện việc kiện toàn các ban quản lý, tổ bảo vệ di tích.

b) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để giải quyết kịp thời các khiếu nại, tcáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, không để xảy ra điểm nóng.

c) Hằng năm, tổ chức họp giao ban giữa Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các quận, huyện về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm tăng cường công tác phối, kết hợp.

5. Giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa

a) Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn di sản văn hóa và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá du lịch gắn với xây dựng thương hiệu điểm đến.

b) Xây dựng mô hình du lịch kết nối các loại hình di sản văn hóa.

c) Xây dựng mục tiêu phát triển du lịch di sản văn hóa cho cộng đồng tại địa phương nơi có các di sản vật thể và phi vật thể. Trong đó chú trọng các tiêu chí bảo vệ môi trường tự nhiên; đảm bảo phát triển kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội cho cộng đồng; an ninh trật tự; quản lý sức chứa của điểm đến...

d) Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận nhằm phát huy lợi thế “Con đường di sản văn hóa” để phát triển du lịch di sản cho thành phố trong hệ thống chung.

đ) Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư làm du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tư trực tiếp vào các điểm đến văn hóa hoặc khu vực lân cận đphát triển du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác.

e) Ký kết hợp tác với các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành, tăng cường truyền thông qua các kênh thông tin, xây dựng và phát triển các tour du lịch; đa dạng hơn các sản phẩm du lịch gắn với các di tích, kết nối các điểm di tích trong thành phố và với các địa phương lân cận. Tổ chức cho các đơn vị lữ hành khảo sát, tìm hiu các di tích có tim năng để khai thác, phát huy hình thành sản phẩm du lịch nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến kinh phí thực hiện trùng tu tôn tạo di tích là 803.500 tỷ đồng từ vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách thành phố (kèm theo Phụ lục 4).

2. Hàng năm, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan đề xuất nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Việc bố trí vốn và phân bổ kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

Là cơ quan thường trực, theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ và chủ động đề xuất UBND thành phố các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án. Đồng thời, định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố kết quả triển khai Đề án.

2. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc thẩm định, có ý kiến về phương án quy hoạch, kiến trúc, quản lý quy hoạch được duyệt theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích trên địa bàn thành phố, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định về nội dung đất đai, tác động môi trường liên quan đến các khu vực đề xuất lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích.

b) Tham gia xác nhận các khu vực đề xuất khoanh vùng bảo vệ di tích, trình UBND thành phố phê duyệt bản đồ khoanh vàng bảo vệ di tích.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo đúng quy định.

5. Sở Tài chính

a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt đảm bảo theo quy định đi với việc thu phí, lệ phí và các khoản thu cũng như cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở di tích trên địa bàn thành phố.

b) Hằng năm vào thời điểm xây dựng dự toán, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án theo khả năng cân đối ngân sách của nhà nước trong từng thời kỳ, từng năm trên cơ sở đề xuất kinh phí của Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị địa phương, và căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, chính sách của chế độ quy định hiện hành.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài của thành phố

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng các chương trình, nội dung tuyên truyền giá trị di sản văn hóa và vận động các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện Đề án.

7. Sở Du lch

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, phường, xã trong việc tổ chức, khai thác những giá trị của di sản văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch và hướng dẫn các thủ tục công nhận điểm du lịch.

b) Hướng dẫn các công ty lữ hành, hướng dẫn viên và du khách thực hiện đúng nội quy, quy chế tại các di tích và giữ gìn, bảo vệ di tích trong hoạt động du lịch.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học. Phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với bảo vệ di tích trên địa bàn thành phố.

9. Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai việc lắp đặt biển báo chỉ đường, bảng thông tin cho một số di tích theo chức năng nhiệm vụ.

10. Công an thành phố

Chủ trì xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự tại tại một số di tích quan trọng.

11. UBND các quận, huyện

a) Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

b) Tổ chức vận động, huy động, quản lý nguồn vốn xã hội hóa phục công tác tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và sửa chữa nhỏ di tích ở địa phương, đng thời đxuất hình thức khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân, gửi vSở Văn hóa và Thể thao trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định.

c) Chủ trì xây dựng hồ sơ công nhận điểm đến du lịch cho di tích đủ tiêu chí trên địa bàn quản lý.

d) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện các nội dung của Đán. Đồng thời, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, hăng năm có báo cáo UBND thành phổ thông qua Sở Văn hóa và Thể thao.

12. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phi hp tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện có hiệu quĐề án này./.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA, CẤP THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà Nẵng)

1. Di tích Quốc gia đặc biệt

STT

Tên di tích

Loại hình

Địa điểm

Ngày Quyết đnh

Số Quyết đnh

1

Thành Điện Hải

Lịch sử

Phường Thạch Thang, quận Hải Châu

25/12/2017

2082/QĐ-TTg

2

Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Danh thắng

Phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn

24/12/2018

1820/QĐ-TTg

2. Di tích quốc gia

STT

Tên di tích

Loại hình

Đa điểm

Ngày Quyết định

Số Quyết định

1

Nghĩa trủng Phước Ninh

Lịch sử- văn hóa

Phường Nam Dương, quận Hải Châu

16/11/1988

1288 - VH/QĐ

2

Bia chùa Long Thủ

Lịch sử- văn hóa

Phường Bình Hiên, quận Hải Châu

2/12/1992

3959-VH/QĐ

3

Đình Nại Nam

Kiến trúc nghệ thuật

Phường Hoà Cường Nam, quận Hải Châu

04/01/1999

01/1999/-QĐ-BVHTT

4

Đình Bồ Bản

Kiến trúc nghệ thuật

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

04/01/1999

01/1999/-QĐ-BVHTT

5

Đình Tuý Loan

Kiến trúc - nghệ thuật

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

04/01/1999

01/1999/-QĐ-BVHTT

6

Nghĩa trủng Hoà Vang

Lịch sử- văn hóa

Phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ

04/01/1999

01/1999/-QĐ-BVHTT

7

Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng

Kiến trúc - nghệ thuật

Xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang

01/02/2000

03/2000-QĐ-VH

8

Mộ danh nhân Ông ích Khiêm

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ

12/07/2001

38/2001/QĐ-BVHTT

9

Đình và Nhà thờ chư phái tộc Hải Châu

Lịch sử -Kiến trúc nghệ thuật

Phường Hải Châu I, quận Hải Châu

12/7/2001

38/2001/QĐ-BVHTT

10

Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu

Lịch sử

Phường An Hải Tây, quận Sơn Trà

27/8/2007

06/2007/QĐ-BVHTTDL

11

Đình Thạc Gián

Kiến trúc nghệ thuật

Phường Chính Gián, quận Thanh Khê

27/08/2007

05/2007/QĐ-BVHTTDL

12

Mộ Đỗ Thúc Tịnh

Lịch sử

Xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang

03/8/2007

45/2007/QĐ-BVHTTDL

13

Địa điểm nhà Mẹ Nhu và Bảy Dũng sĩ Thanh Khê

Lịch sử

Phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê

18/12/2009

4699/QĐ-BVHTTDL

14

Khu căn cứ cách mạng K.20

Lịch sử

Phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn

06/9/2010

3068/QĐ-BVHTTDL

15

Mộ và miếu thờ Ông ích Đường

Lịch sử

Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ; Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang

07/02/2013

675/QĐ-BVHTTDL

16

Căn cứ Huyện ủy Hòa Vang

Lịch sử

Xã Hòa Phú - Hòa Khương, huyện Hòa Vang

08/7/2014

2107/QĐ-BVHTTDL

17

Hải Vân Quan

Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế và Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng.

14/4/2017

1531/QĐ-BVHTTDL

3. Di tích cấp thành phố

STT

Tên di tích

Loại hình

Địa điểm

Ngày Quyết định

Số Quyết định

1

Đình Mỹ Khê

Lịch sử- văn hóa

Phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà

11/03/2005

1725/QĐ-UBND

2

Đình Dương Lâm

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

23/12/2005

9859/QĐ-UBND

3

Đình Trung Nghĩa

Lịch sử- văn hóa

PhườngHoà Minh, quận Liên Chiểu

23/12/2005

9861/QĐ-UBND

4

Đình Nam Thọ

Kiến trúc nghệ thuật

Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

23/12/2005

9860/QĐ-UBND

5

Nhà thờ tộc Đặng

Lịch sử- Văn hóa

Phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn

30/8/2006

5879/ QĐ-UBND

6

Đình Xuân Lộc

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang

30/8/2006

5877/QĐ-UBND

7

Đình Phước Thuận

Lịch sử-văn hóa

Xã Hoà Nhơn,huyện Hoà Vang

30/8/2006

5874/QĐ-UBND

8

Đình Trung Lương

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ

30/8/2006

5875/QĐ-UBND

9

Đình An Hải

Lịch sử- văn hóa

Phường An Hải Tây, quận Sơn Tra

30/8/2006

5878/ QĐ-UBND

10

Miếu Hàm Trung

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

14/6/2007

4425/ QĐ-UBND

11

Đình Thạch Nham

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

8/1/2007

152/QĐ-UBND

12

Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ

8/1/2007

150/QĐ- UBND

13

Đình Tùng Lâm

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà Xuân, quận cẩm Lệ

14/6/2007

4424/ QĐ-UBND

14

Đình Đại La

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang

8/1/2007

151/QĐ-UBND

15

Đình Phong Lệ

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang

14/6/2007

4426/QĐ-UBND

16

Đình Xuân Dương

Lịch sử văn hóa

Phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

24/12/2007

10228/QĐ-UBND

17

Đình Trước Bàu

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

24/12/2007

10225/QĐ-UBND

18

Đình Phong Lệ Bắc

Lịch sử-n hoá

Phường Hoà Thọ Tây, quận Cm Lệ

24/12/2007

10227/QĐ-UBND

19

Đình Cẩm Toại

Lịch sử-văn hóa

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

24/12/2007

10226/QĐ-UBND

20

Trường Tiểu học An Phước

Lịch sử- văn hóa

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

27/5/2008

4141/QĐ-UBND

21

Đình Mân Quang

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành sơn

8/7/2008

5481/QĐ-UBND

22

Đình Thanh Khê

Lịch sử- văn hóa

Phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê

31/7/2008

6198/QĐ-UBND

23

Đình Hoà An

Lịch sử- văn hóa

Phường Hoà An, quận Cẩm Lệ

29/9/2008

7945/QĐ-UBND

24

Địa điểm thành lập chi bộ Phổ Lo Sỹ

Lịch sử

Xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang

29/12/2008

10898/QĐ-UBND

25

Nhà thờ tộc Thái

Lịch sử- Văn hóa

Phường Hoà Phát, quận Cẩm L

12/8/2009

6099/QĐ-UBND

26

Đình Phú Hòa

Lịch sử- Văn hóa

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

12/8/2009

6100/QĐ-UBND

27

Nhà thờ tiền hiền làng Nại Hiên

Lịch sử- Văn hóa

Phường Bình Hiên, quận Hải Châu

12/8/2009

6101/QĐ-UBND

28

Đình Thái Lai

Lịch sử- Văn hóa

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

22/12/2009

9569/QĐ-UBND

29

Chứng tích tội ác Giáng Đông

Lịch sử

Xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

07/8/2010

5904/QĐ-UBND

30

Đình Đà Sơn

Lịch sử- Văn hóa

Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu

07/8/2010

5905/QĐ-UBND

31

Đình An Ngãi Đông

Lịch sử- Văn hóa

Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang

07/8/2010

5906/QĐ-UBND

32

Đình Phước Hưng

Lịch sử- Văn hóa

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

26/11/2010

9179/QĐ-UBND

33

Đình Khuê Bắc

Lịch s- Văn hóa

Phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn

14/12/2010

9726/QĐ-UBND

34

Đình Hoà Mỹ

Lịch sử- Văn hóa

Phường Hoà Minh, quận Liên Chiều

26/11/2010

9180/QĐ-UBND

35

Miếu Cây Sung

Lịch sử- Văn hóa

Phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ

26/11/2010

9181/QĐ-UBND

36

Nhà thờ tập linh nghề cá làng Thanh Khê

Lịch sử - Văn hóa

Phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê

08/07/2011

5834/QĐ-UBND

37

Đình làng Hưởng Phước

Lịch sử - Văn hóa

Xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang

08/07/2011

5833/QĐ-UBND

38

Đình Phú Thượng

Lịch sử - Văn hóa

Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang

15/6/2012

4727/QĐ-UBND

39

Lăng Ông Kim Liên

Kiến trúc - nghệ thuật

Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu

30/10/2012

8972/QĐ-UBND

40

Đình Yến Nê

Lịch sử

Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang

30/10/2012

8971/QĐ-UBND

41

Đình Hòa Khương

Kiến trúc - nghệ thuật

Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang

17/12/2012

10494/QĐ-UBND

42

Khu di tích lịch sử - văn hóa làng Mân Quang

Kiến trúc - nghệ thuật

Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

17/12/2012

10496/QĐ-UBND

43

Đình Quá Giáng

Lịch sử - văn hóa

Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang

03/5/2013

2948/QĐ-UBND

44

Đình Cổ Mân

Lịch sử - văn hóa

Phường Mân Thái, quận Sơn Trà

20/5/2013

3386/QĐ-UBND

45

Đình Thanh Vinh

Lịch sử

Phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu

10/3/2014

1499/QĐ-UBND

46

Nhà thờ tc Đinh

Kiến trúc - nghệ thuật

Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang

10/3/2014

1500/QĐ-UBND

47

Đình Hòa Phú

Kiến trúc - nghệ thuật

Phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu

22/01/2015

448/QĐ-UBND

48

Đình Đa Phước

Lịch sử

Phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu

04/2/2016

702/QĐ-UBND

49

Khu chứng tích sự kiện 45 em học sinh Trường tiểu học Mân Quang

Lịch sử

Phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn

04/2/2016

703/QĐ-UBND

50

Đinh Phước Trường

Lịch sử

Phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà

03/4/2017

1774/QĐ-UBND

51

Đình Nại Hiên Đông

Lịch sử

Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà

03/4/2017

1775/QĐ-UBND

52

Đình Xuân Thiều

Kiến trúc nghệ thuật

Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

21/12/2018

6237/QĐ-UBND

53

Căn cứ lõm B1 Hồng Phước

Lịch sử

Phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu

05/4/2019

1472/ QĐ-UBND

54

Mộ Thủy tổ tộc Huỳnh Đức

Lịch sử

Phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn

13/9/2019

4078/QĐ-UBND

55

Mộ Thống chế Lê Văn Hoan

Lịch sử

Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang

29/11/2019

5450/QĐ-UBND

56

Miếu Tam Vị

Lịch sử

Phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu

28/4/2020

1523/QĐ-UBND

57

Địa điểm chiến thắng Gò Hà

Lịch sử

Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang

12/5/2020

1683/QĐ-UBND

58

Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ

Khảo cổ

Phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ

27/11/2020

4568/QĐ-UBND

59

Cụm di tích lịch sử Nam Ô

Lịch sử

Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

27/11/2020

4569/QĐ-UBND

60

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Lịch sử

Phường Bình Hiên, quận Hải Châu

11/01/2021

63/QĐ-UBND

61

Đình Vân Dương

Lịch sử

Xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang

19/4/2021

1296/QĐ-UBND

62

Đến tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Liệt sĩ phường Hòa Hiệp Nam

Lịch sử

Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

20/7/2020

2490/QĐ/UBND

63

Mộ ngài Tiền hiền Phan Công Thiên

Lịch sử

Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu

20/7/2020

2491/QĐ/UBND

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DI TÍCH TRÙNG TU, TÔN TẠO TỪ NĂM 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà Nẵng)

STT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA ĐIỂM

KINH PHÍ

(Đơn vị: 1.000.000đ)

1

Thành Điện Hải

Phường Thạch Thang, quận Hải Châu

105.850

2

Đình Bồ Bản

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

1.000

3

Nghĩa trủng Hoà Vang

Phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ

4.550

4

Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng

Xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang

9.330

5

Đỉnh Thạc Gián

Phường Chính Gián, quận Thanh Khê

850

6

Khu căn cứ cách mng K.20

Phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn

20.600

7

Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường

Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ; Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang

950

8

Hải Vân Quan

Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

1.000

9

Đình Mỹ Khê

Phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà

1.700

10

Đình Nam Thọ

Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

2.000

11

Đình Xuân Lộc

Xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang

2.950

12

Đình Phước Thuận

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

4.198

13

Miếu Hàm Trung

Phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

16.650

14

Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng

Phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ

5.550

15

Đình Xuân Dương

Phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

3.341

16

Đình Cẩm Toại

Xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang

4.170

17

Đình Thanh Khê

Phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê

1.800

18

Đình Phú Hòa

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

2.700

19

Nhà thờ tiền hiền làng Nại Hiên

Phường Bình Hiên, quận Hải Châu

3.210

20

Đình Thái Lai

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

2.324

21

Đình Phước Hung

Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang

4.630

22

Đình Khuê Bắc

Phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn

7.700

23

Miếu Cây Sung

Phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ

1.820

24

Nhà thờ tập linh nghề cá làng Thanh Khê

Phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê

4.810

25

Đình làng Hưởng Phước

Xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang

1.100

26

Đình Phú Thượng

Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang

2.800

27

Lăng Ông Kim Liên

Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu

950

28

Đình Yến Nê

Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang

1.904

29

Đình Hòa Khương

Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang

1.890

30

Đình Quá Giáng

Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang

3.000

31

Đình Thanh Vinh

Phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu

1.600

32

Nhà thờ tộc Đinh

Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang

4.110

33

Đình Phước Trường

Phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà

3.830

34

Đình Nại Hiên Đông

Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà

6.500

35

Đình Xuân Thiều

Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu

9.129

Tổng cộng

250.496

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà Nẵng)

1. Di sản văn hóa phi vật thể Thế giới được UNESCO công nhận

STT

Tên gọi

Loại hình

Căn cứ

1

Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam (Đà Nẵng)

Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Được thông qua tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc (7/12/2017)

2. Danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia

STT

Tên gọi

Loi hình

Ngày quyết định

Số quyết định

1

Nghề điêu khắc mỹ nghệ đá Non Nước

Nghề thủ công truyền thống

25/08/2014

2684/QĐ-BVHTTDL

2

Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng

Nghệ thuật trình diễn dân gian

18/06/2015

1877/QĐ-BVHTTDL

3

Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng

Lễ hội truyền thống

10/3/2016

829/QĐ-BVHTTDL

4

Nghệ thuật Bài Chòi dân gian

Nghệ thuật trình diễn dân gian

21/11/2016

4036/QĐ-BVHTTDL

5

Nghề làm nước mắm Nam Ô

Nghề thủ công truyền thống

27/08/2019

2974/QĐ-BVHTTDL

6

Lễ hội Quán Thế Âm

Lễ hội truyền thống

03/2/2021

601/QĐ-BVHTTDL

 

PHỤ LỤC IV

KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRÙNG TU, TÔN TẠO GIAI ĐOẠN 2021 -2025
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà Nẵng)

(ĐVT: Triệu đồng)

TT

Danh mục dự án

Đơn vị thực hiện chuẩn bị đầu tư

Địa điểm xây dựng

 

Dự kiến KH vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025

Năm triển khai

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Tổng số

Trong đó:

Xây lắp

Đền bù

Dự phòng

 

TNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

CHI XDCB CÁC CÔNG TRÌNH

 

803.500

503.500

300.000

0

 

 

 

 

I

VĂN HÓA

 

 

803.500

503.500

300.000

0

803.500

 

 

 

1

Tu bổ, phục hồi và tôn tạo Di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 2)

SVH&TT/Han QLDA ĐTXD các CT DD&CN

Quận Hải Châu

84.000

84.000

 

 

84.000

2022

2022-2023

NQ số 291/NQ-HĐND ngày 13/3/2020 về Chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công TP Đà Nẵng

2

Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn

Sở VH&TT/Ban QLDA ĐTXD các CT DD&CN

Quận Ngũ Hành Sơn

500.000

200.000

300.000

 

500.000

2023

2023-2025 và các năm tiếp theo

Bố trí vốn để thực hiện công tác ĐBGT và đầu tư các hạng mục di tích gốc và hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà; các hạng mục thương mại dịch vụ sẽ xúc tiến kêu gọi đầu tư

3

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Thần Nông

SVH&TT

Huyện Hòa Vang

4.500

4.500

 

 

4.500

2022

2022-2023

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

4

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa Đình Hòa Mỹ

SVH&TT

Quận Liên Chiểu

4.000

4.000

 

 

4.000

2022

2022-2023

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

5

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đinh làng Túy Loan

SVH&TT

Huyện Hòa Vang

15.000

15.000

 

 

15.000

2022

2022-2023

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

6

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình làng Dương Lâm

SVH&TT

Huyện Hòa Vang

4.000

4.000

 

 

4.000

2022

2022-2023

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

7

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Vân Dương

SVH&TT

Huyện Hòa Vang

7.000

7.000

 

 

7.000

2022

2022-2023

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

8

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đồi Trung Sơn

SVH&TT

Huyện Hòa Vang

20.000

20.000

 

 

20.000

2022

2022-2023

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

9

Bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Đền tưng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang phường Hoà Hiệp Nam

SVH&TT

Quận Liên Chiểu

15.000

15.000

 

 

15.000

2022

2022-2023

 

10

Đầu tư một số di tích xuống cấp trong giai đoạn 2021-2025

Sở VH&TT

TP. Đà Nẵng

100.000

100.000

 

 

100.000

2022

2022-2025

NQ 303/NQ-HĐND ngày 8/7/2020

11

Tu bổ, tôn tạo các nhà cổ

Sở VH&TT

Quận Hải Châu

50.000

50.000

 

 

50.000

2022

2022-2025

 

 

PHỤ LỤC V

CÁC NHIỆM VỤ VÀ GII PHÁP TRỌNG TÂM
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà Nẵng)

STT

NHIỆM V, GIẢI PHÁP

ĐƠN V CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

THỜI GIAN THỰC HIỆN

GHI CHÚ

I

CÔNG TÁC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VẬT TH

1

Nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 01 di tích quốc gia và 07 di tích cấp thành phố, đề nghị công nhận 01-02 hiện vật là bảo vật quốc gia.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở: Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan

2021 - 2025

 

2

Thực hiện tổng kiểm kê, đánh giá và nhận diện các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trước mắt khảo sát, đánh giá và xây dựng phương án phát huy giá trị di tích đồn Chơn Sảng tại dự án Làng Vân.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan

2021 - 2023

 

3

Hoàn thành Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn; điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích cấp quốc gia Khu căn cứ cách mạng huyện ủy Hòa Vang.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, UBND quận Ngũ Hành Sơn, UBND huyện Hòa Vang

Năm 2021

 

4

Hoàn thành quy hoạch, mở rộng di tích cấp quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang.

UBND quận Cẩm Lệ

Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

Năm 2023

 

5

Phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành dự án Bảo tồn, phục hồi và phát huy di tích Hải Vân Quan; xây dựng kế hoạch phối hợp phát huy giá trị di tích này.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở: Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, UBND quận Liên Chiểu

Năm 2022

 

6

Hoàn thành quy hoạch khu vực phía Tây di tích quốc gia Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu

UBND quận Sơn Trà

Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

2021 -2025

 

7

Nghiên cứu xây dựng quy định phương án kiến trúc đô thị cho các công trình ở khu vực lân cận các di tích nhằm bảo đảm, giữ gìn mỹ quan và tôn nghiêm của di tích.

Sở Xây dựng

Sở VHTT, UBND các quận, huyện

Năm 2021

 

8

Tham mưu công tác tu bổ, tôn tạo đối với những di tích xuống cấp để bảo đảm bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện

2021 -2025

 

9

Rà soát, chỉnh lý, số hoá hồ sơ khoa học di tích đã được xếp hạng trước năm 2011 theo quy định và thực hiện cắm mốc một số di tích

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện

2021 - 2025

 

10

Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch cho 05 di tích như đình Hải Châu, đình Tuý Loan, Căn cứ Huyện ủy Hòa Vang, Cụm di tích Nam Ô, Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu theo đúng quy định của Luật Du lịch năm 2017 và các nghị định liên quan; thực hiện hồ sơ đăng ký công nhận điểm du lịch

UBND các quận, huyện

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch và các sở, ngành liên quan

2021 -2025

 

11

Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự tại tại một số di tích quan trọng

Công an thành phố

UBND các quận, huyện, Sở văn hóa và Thể thao và các đơn vị có liên quan

2021 -2025

 

12

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách bảo tồn nhà cổ dân gian trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và các sở ngành, đơn vị liên quan

Năm 2022

 

13

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các bảo tàng, đổi mới nội dung, hình thức, đa dạng hóa các hoạt động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hệ thống các bảo tàng. Trước mắt, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan

2021 -2025

 

II

CÔNG TÁC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

1

Tổ chức kiểm kê, số hóa các tập quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống, các thiết chế thờ tự, các đội, nhóm, câu lạc bộ và nghệ nhân đang thực hành các di sản; Duy trì và nâng cao chất lượng của các liên hoan, hội thi, hội diễn hàng năm; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những người thực hành di sản tham gia các hội thi, sự kiện cộng đồng trong và ngoài nước; chương trình giới thiệu di sản vào trường học theo hình thức ngoại khóa.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Ngoại vụ và UBND các quận, huyện; hội, đoàn thể

2021-2025

 

2

Khôi phục, kiện toàn các Câu lạc bộ, đội nhóm thực hiện di sản để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

UBND các quận, huyện

Sở Văn hóa và Thể thao, các hội, đoàn thể trên địa bàn thành phố

2021-2025

 

3

Tổ chức 05 lớp truyền dạy kỹ năng, kiến thức về di sản văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu, phục dựng bài bản các làn điệu, diễn thức biểu diễn; Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ xét tặng “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” cho những nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện; các hội, đoàn thể trên địa bàn thành phố

2021 - 2025

 

4

Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” ban hành tại Quyết định số số 1142/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng.

UBND quận Liên Chiểu

Sở Văn hóa và Thể thao

2021 -2025

 

5

Tham mưu xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước”

UBND quận Ngũ Hành Sơn

Sở Văn hóa và Thể thao, sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan

Năm 2022

 

6

Triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cng đồng Cơ Tu.

Sở VHTT, UBND huyện Hoà Vang

Các sở, ngành

2021 - 2025

 

7

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể để xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục DSVHPVT quốc gia.

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các quận, huyện

2021 - 2025

 

III

CÔNG TÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

 

 

 

 

7

Đa dạng hoá các hình thức truyền thông, quảng bá thông tin về du lịch văn hóa Đà Nẵng. Đồng thời, khai thác các tiềm năng, thế mạnh du lịch đường thủy nội địa nhằm phát huy giá trị di sản tại các khu vực dọc tuyến sông nhất là tuyến sông Hàn - Khu căn cứ cách mạng K20, tuyến Sông Hàn - Túy loan - Thái Lai; tuyến du lịch sông Cu Đê

Sở Du lịch

Sở VHTT, Sở Ngoại vụ và UBND các quận huyện; các cơ quan thông tấn báo chí, và các đơn vị liên quan

2021-2025

 

8

Đầu tư hoàn thiện Bản đồ số di sản văn hóa trên địa bàn thành phố bằng hình thức 2D, 3D; số hóa toàn bộ các di sản văn hóa được kiểm kê để bổ sung vào ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan

Năm 2023

 

9

Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình “giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Sân khấu học đường. Xây dựng khung chương trình “Giáo dục di sản văn hóa tại di tích” dành cho học sinh các cấp.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở VHTT, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan

2021 - 2025

 

10

Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch của hệ thống di tích trên địa bàn thành phố

Sở Du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan

Năm 2022

 

11

Tổ chức các hoạt động xúc tiến liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận để phát triển du lịch văn hóa. Đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch đường thủy nội địa nhằm phát huy các giá trị các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tư trực tiếp vào các điểm đến văn hóa hoặc khu vực lân cận để phát triển du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác.

Sở Du lịch

Sở VHTT và các đơn vị liên quan

2021 -2025

4

12

Thực hiện gắn biển báo chỉ đường, bảng thông tin giới thiệu một số di tích trên địa bàn thành phố

Sở văn hóa và Thể thao

Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan

2022 - 2025

 

13

Thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ hướng dẫn, nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích.

Sở Du lịch

Sở văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

2021 -2025

 

14

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 7 513/KH-UBND ngày 15/11/2020 của UBND thành phố về việc phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang - Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Đồ án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô, Đề án phát triển du lịch Khu Căn cứ cách mạng K20, Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.

Sở Du lịch, UBND các quận, huyện: Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang

Sở VHTT và các đơn vị liên quan

2021 - 2025

 

 

 



[1] 02 di tích quốc gia đặc biệt: Thành Điện Hải, Danh thắng Ngũ Hành Sơn. 01 di tích quốc gia: Hải Vân Quan; 14 di tích cấp thành phố: Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Di chi khảo cổ Chăm Phong Lệ, Cụm di tích lịch sử Nam o, Địa điểm chiến tháng Gò Hà, Miếu Tam V, Mộ Thống chế Lê Văn Hoan, Mộ Thủy tổ tộc Huỳnh Đức, Căn cứ lõm B1 Hồng Phước, Đình Xuân Thiều, Đinh Nại Hiên Đông, Đinh Phước Trường, Khu chứng tích sự kiện 45 em học sinh Trường tiểu học Mân Quang, Đình Đa Phước.

[2] 06 bảo vật quốc gia: Tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn El, Đài thờ Trà Kiệu, tượng Ganesha và tượng Gajasimha, Đài thờ Đồng Dương.

[3] Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng, Nghề đá Non nước Ngũ Hành Sơn, Nghề làm nước mắm Nam Ô, Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng, Nghệ thuật Bài Chòi, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.

[4] Bản đồ s di sn văn hóa đã thực hiện shóa được 2 di tích quốc gia đặc biệt, 01 di tích liên tnh (Hải Vân quan), 12 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp thành phố.

[5] 02 lớp về Bài Chòi, 01 lớp về Nghệ thuật Tuồng; 01 lớp về lễ hội cầu ngư,; 01 lớp về Nghề đá Non nước Ngũ Hành Sơn và Nghề làm nước mắm Nam Ô

[6] Quyết định số 5204/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND thành phố

[7] Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND thành phố

[8] Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 của UBND thành phố

[9] Quyết định số 4398/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 của UBND thành phố

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3072/QĐ-UBND ngày 27/09/2021 về Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.049

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!