Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3071/QĐ-UBND 2021 Phát triển hệ thống Thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng

Số hiệu: 3071/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 27/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3071/-UBND

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Quy hoạch hệ thống thiết chế Văn hóa, Thể thao cơ sở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4817/QĐ-UBND ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Giám đc Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 1771/SVHTT-QLVH ngày 8 tháng 7 năm 2021 và kết quả lấy ý kiến biểu quyết của các Thành viên UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống Thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”, gồm những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu của Đề án:

a) Giai đoạn 2021 - 2025

- Phấn đấu và giữ vững chỉ tiêu mỗi người dân đọc tối thiểu từ 0,8 bản sách (kể cả sách điện tử, sách s) tại hệ thống thư viện công cộng; từ 50% dân số toàn thành phố tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của thư viện công cộng.

- Phát triển mạng lưới thư viện công cộng rộng khắp, linh hoạt, phù hợp với các địa bàn dân cư. Xây dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng nhằm góp phần tạo nên một thế hệ tương lai có nền tng văn hóa đọc tốt.

- Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị; kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ người làm công tác thư viện; đảm bảo phát triển đồng bộ toàn hệ thống thư viện công cộng từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, trong đó tập trung vào thư viện công cộng cấp quận, huyện.

- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ thư viện và phát triển mạnh thư viện điện tử trong toàn hệ thống.

- Mỗi năm, bổ sung bằng ngân sách 17.000 bản sách giấy, 1.500 đầu sách điện tử, 200 đầu báo - tạp chí. Số người đăng kí thẻ bạn đọc mới tại thư viện đạt tối thiểu 9.000 thẻ/năm.

b) Định hướng đến năm 2030

- Phấn đấu mỗi người dân đạt 1,2 bản sách (kể cả sách điện t, sách số) trong thư viện công cộng; từ 60% dân số toàn thành phố sử dụng các dịch vụ của thư viện công cộng.

- Mỗi năm bổ sung bằng ngân sách 20.000 bản sách giấy; 2.000 đầu sách điện tử; 200 đầu báo - tạp chí. Luân chuyển 1.500.000 lượt người đọc/3.000.000 lượt tài liệu (bao gồm cả phục vụ tại thư viện, phục vụ lưu động và phục vụ trên không gian mạng). Số người đăng kí thẻ bạn đọc mới tại thư viện đạt tối thiểu 11.000 thẻ.

- Tiếp tục nâng cấp phần mềm liên thông, phát triển và khai thác hiệu quả hệ thống thư viện điện tử công cộng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, hiện đại hóa các khâu hoạt động của thư viện.

- Phát triển mạng lưới thư viện thành phố theo đúng định hướng quy hoạch chiến lược phát triển ngành Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ thư viện công cộng cấp quận huyện, xã phường.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

3. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp khác.

4. Nội dung chi tiết tại Đề án đính kèm.

Điều 2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ VH,TT&DL (b/c);
- TTTU, TTHĐND (b/c);
- CT, các PCT UBND TP;
- Lưu: VT, KGVX, SVHTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trung Chinh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3071/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN

Đề án “Phát triển hệ thống Thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 - 2020” được UBND thành phố ban hành tại Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 06/2/2017. Đây là văn bản có tính định hướng để hệ thống thư viện công cộng triển khai các hoạt động trong từng năm đạt hiệu quả, đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc nói riêng và lĩnh vực thư viện nói chung.

Qua 04 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu đối với toàn hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn thành phố cơ bản đã đạt được theo đúng lộ trình đề ra, gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại, nguồn nhân lực thư viện được quan tâm bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng có chuyên môn nghiệp vụ tốt; các hoạt động được tổ chức ngày càng quy mô, chất lượng, thu hút được đông đảo bạn đọc tham gia, hưng ứng... đã từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và hưởng thụ văn hóa của bạn đọc và các tầng lớp nhân dân; góp phần vào các thành tích chung của toàn ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Hệ thống thư viện quận, huyện, phòng đọc sách xã, phường phát triển chậm so với sự phát triển chung của thành phố do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, con người; nguồn kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của thư viện, nhất là trong việc cấp kinh phí bổ sung tài liệu. Đội ngũ cán bộ thư viện thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn. Việc phát triển chưa đồng bộ của hệ thống thư viện dẫn đến việc chưa đáp ứng nhu cầu đọc sách, khuyến khích, lan tỏa văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, việc tiếp tục xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống Thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” là quan trọng và cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;

- Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện;

- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hưng đến năm 2030;

- Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập Ngành Văn hóa và Thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Quy hoạch hệ thống thiết chế Văn hóa, Thể thao cơ sở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 3997/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án “Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025”.

III. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA ĐỀ ÁN

Việc xây dựng Đề án đảm bảo tuân thủ pháp luật, tính thống nhất trong quản lý nhà nước; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm, thực trạng quản lý hoạt động thư viện công cộng trên địa bàn thành phố. Nội dung quản lý nhà nước về thư viện thực hiện theo Luật Thư viện, các văn bản hiện hành của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Phạm vi của Đề án: Địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Đối tượng của Đề án: Hệ thống thư viện công cộng.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Thư viện cấp thành phố

Năm 2015, Thư viện Khoa học Tổng hợp (KHTH) Đà Nẵng đã được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa với tổng diện tích 3.247 m2, được chia thành 02 khu vực: Khu phục vụ bạn đọc và khu hành chính.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin được đầu tư khá đồng bộ, gm: 03 máy chủ HP; 70 máy tính trạm; 12 máy in; 04 máy scan, 01 máy Scan Robot 2.0 và 02 máy photocopy,... Từ năm 2006, Thư viện KHTH Đà Nẵng đã triển khai và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý thư viện như: Ilib 3.6 (năm 2006); Ilib 6.5 (năm 2016) và hiện tại đang khai thác phần mềm Ilib web 8.0.

Hệ thống phòng đọc mới cho phép đón tiếp và phục vụ 500 độc giả/ngày (tăng gấp 2,5 lần so với trước khi được nâng cấp), hệ thống phòng mượn, phòng thiếu nhi, phòng dành cho người khiếm thị, không gian Shub cùng các phương tiện hiện đại, đồng bộ như có thang máy, thiết bị thông gió và phòng hội nghị rộng 400m2. Với những đặc điểm này, Thư viện KHTH Đà Nẵng là một điểm nhấn văn hóa của thành phố; đồng thời là địa điểm lý tưởng cho việc đọc sách, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân dân thành phố.

Tuy nhiên, Thư viện KHTH thành phố tại 46 Bạch Đằng hiện đã quá tải, không đáp ứng đủ nhu cầu của bạn đọc. Vào những tháng cao điểm ôn thi, Thư viện phục vụ trung bình khoảng 750 bạn đọc/ngày (trong khi chỗ ngồi thực tế tại các phòng phục vụ chỉ có khoảng 500 chỗ ngồi), nên Thư viện đã phải trưng dụng cả không gian hội trường để bạn đọc có chỗ ngồi đọc sách, nghiên cứu tài liệu, học bài. Bên cạnh đó, diện tích kho chứa tài liệu cũng quá tải, sách phục vụ tại các phòng phải bó chất đống; kho phòng đọc tổng hợp phải tận dụng cả dọc hành lang đchứa sách, một số lượng lớn sách luân chuyển và báo tạp chí lưu đang phải gửi tại Cung thể thao Tiên Sơn nhiều năm nay, vì thế rất khó khăn trong việc phục vụ nhu cầu bạn đọc. Để phát triển thư viện thành phố xứng tầm là một thư viện trung tâm, mang tầm vóc của thư viện cấp vùng thì việc mở rộng, đầu tư một công trình thư viện tổng hợp với quy mô lớn là điều cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

2. Thư viện cấp quận, huyện

Trên địa bàn thành phố hiện có 6/7 quận, huyện (không kể huyện đảo Hoàng Sa) có thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao/Trung tâm Văn hóa và Thể thao các quận huyện gồm: Cẩm Lệ, Sơn Trà, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.

Trong số đó có 04 thư viện quận, huyện chưa có trụ sở riêng gồm: Sơn Trà, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu. Hiện tại, các thư viện này được bố trí tạm thời một số phòng trong nhà văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa, Thông Tin và Thể thao quận, huyện. Diện tích các thư viện nhỏ hẹp, không có phòng riêng biệt để phục vụ bạn đọc, lưu trữ tài liệu, khó triển khai các hoạt động đặc thù của thư viện.

Nhìn chung, hệ thống thư viện quận, huyện đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng chưa đồng bộ, cụ thể như: Được đầu tư máy tính kết nối Internet phục vụ công tác chuyên môn và phục vụ bạn đọc, tuy nhiên, số lượng còn quá ít, bình quân 02 máy/ thư viện nên hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Hầu hết, các thư viện xây dựng kho sách đạt về số lượng, nhưng chưa đạt chất lượng. Công tác sưu tầm và bổ sung nguồn tài liệu địa chỉ chưa được quan tâm thực hiện.

3. Phòng đọc sách phường, xã

Toàn thành phố có 16/56 xã, phường có thư viện, phòng đọc sách (không tính Tủ sách pháp luật Bộ đội Biên phòng, Bưu điện Văn hóa xã) gồm: phường Khuê Trung, phường Hòa Phát, phường Hòa Xuân, phường Hòa An, phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ); phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn); phường Xuân Hà, phường Vĩnh Trung (quận Thanh Khê); phường Thọ Quang, phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà); xã Hòa Châu, xã Hòa Ninh, xã Hòa Phú, xã Hòa Nhơn, xã Hòa Phong, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang). Một số phòng đọc sách xã, phường đã được bố trí trụ sở riêng như: Phòng đọc sách phường Xuân Hà, phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Tây. Các phòng đọc sách xã, phường còn lại được bố trí kết hợp tại phòng truyền thông, nhà văn hóa cộng đồng hoặc nm trong phòng làm việc của cán bộ Văn hóa Thông tin xã, phường, do đó không có bàn ghế để phục vụ bạn đọc.

Vốn tài liệu của các thư viện, phòng đọc sách cơ sở chủ yếu từ các nguồn xã hội hóa, vận động quyên góp trong nhân dân, một số khác được Thư viện KHTH tài trợ tủ sách hạt nhân, vì vậy hạn chế về số bản, chất lượng nội dung; đa số sách tại các thư viện trong tình trạng cũ.

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÁN BỘ

1. Thư viện cấp thành phố

Thư viện KHTH Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, được xếp hạng II theo Quyết định số 5416/QĐ-UBND ngày 27 tháng 08 năm 2015 của UBND thành phố.

Những năm qua, đội ngũ viên chức Thư viện được tăng cường về số lượng, đáp ứng nhu cầu thực tế và được tạo điều kiện đi học tập để nâng cao trình độ về mọi mt.

Chỉ tiêu số lượng người làm việc được giao năm 2020 và năm 2021 là 40 người (trong đó có 02 hợp đồng 161). Tính đến nay, tổng số viên chức và người lao động của Thư viện là 37 người (26 nữ, 11 nam).

Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban Giám đốc (03 người) và 04 phòng chức năng.

Về trình độ học vấn: Thạc sĩ (04); Đại học (26); Cao đẳng (04); Trung cấp (02); Trình độ khác (01).

Về trình độ Lý luận chính trị: Cao cấp chính trị (03); Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (06).

Về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chức, viên chức: Chuyên viên chính (02); chuyên viên (15); Thư vin viên hạng II (05); Thư viện viên hạng III (02). 100% viên chức, người lao động của đơn vị đủ tiêu chuẩn về Ngoại ngữ, Tin học theo quy định.

Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 09 người; từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi có 19 người; từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi có 07 người và từ 50 tuổi trở lên có 02 người.

2. Thư viện cấp quận, huyện

Thư viện quận, huyện là đơn vị sự nghiệp công lập do UBND cấp quận, huyện thành lập, trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao/Trung Tâm Văn hóa và Thể thao quận, huyện; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế mẫu hoạt động của Thư viện công cộng cấp tỉnh, huyện, xã do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2016.

Tại 06 thư viện quận, huyện, hiện có 09 người (Thư viện Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, mỗi thư viện có 2 người). Trong đó, trình độ đại học (08 người), cao đng (01 người). Nhìn chung, đội ngũ viên chức làm công tác thư viện quận, huyện chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ thư viện nên rất khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Với số biên chế ít, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên khó thực hiện tốt việc xử lý nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc.

3. Phòng đọc sách phường, xã

Phòng đọc sách xã - phường là đơn vị do UBND xã, phường thành lập trực tiếp quản lý. Đây là một thiết chế văn hóa, nm trong phòng truyền thng, nhà văn hóa xã, phường.

Nhân sự đa phần là cán bộ văn hóa thông tin, cán bộ văn hóa xã hội xã, phường, các tổ chức đoàn thể kiêm nhiệm, thay phiên nhau quản lý. Đội ngũ này phần lớn không có chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên biến động, không có chế độ chính sách riêng nên họ không yên tâm công tác lâu dài, làm ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động thường xuyên.

III. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH

1. Thư viện cấp thành phố

Thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thư viện KHTH là đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cấp hoàn toàn kinh phí đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện kế hoạch hoạt động, chi tiêu có hiệu quả. Những năm gần đây, Thư viện KHTH Đà Nẵng được quan tâm đầu tư về kinh phí, kinh phí năm sau cao hơn năm trước: Từ 5.973.000.000 đồng năm 2015, đến năm 2019, 2020 kinh phí đã được cấp hàng năm khoảng 11.144.000.000 đồng (gấp 02 lần, bao gồm cả kinh phí chi thường xuyên và kinh phí thực hiện Đề án phát triển hệ thống thư viện giai đoạn 2017-2020).

Năm 2021, trong tình hình khó khăn chung do dịch bệnh Covid-19, ngân sách cấp cho Thư viện cắt giảm 50 % so với năm 2020 (cắt khoảng 2.563.000.000 đồng/ gần 6.000.000.000 đồng kinh phí chi thường xuyên, không có kinh phí từ nguồn Đề án) cũng là một khó khăn cho hoạt động của Thư viện.

2. Thư viện cấp quận, huyện

Những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện các Đề án, Kế hoạch lĩnh vực thư viện giai đoạn 2017 - 2020 được UBND thành phố ban hành, thư viện quận, huyện được quan tâm đầu tư kinh phí cho các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, kinh phí bổ sung tài liệu hằng năm của thư viện quận, huyện còn thấp (trung bình 30-60 triệu đồng/năm). Việc giá thành xuất bản phẩm trên thị trường tăng cao, với mức kinh phí bổ sung này thì thư viện, quận, huyện chỉ đảm bảo bổ sung thường xuyên một số đầu sách mới và các báo, tạp chí hàng ngày, khó có thể bổ sung đa dạng các loại sách, báo, tài liệu đáp ứng nhu cầu của bạn đọc tại địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 01/06 thư viện được cấp kinh phí cho hoạt động truyền thông vận động (Thư viện quận Sơn Trà năm 2017 được cấp 5.000.000 đồng và năm 2019 được cấp 1.820.000 đồng để tổ chức Hội nghị Bạn đọc).

3. Phòng đọc sách phường, xã

Phòng đọc sách xã, phường hầu như không được cấp kinh phí để duy trì hoạt động hàng năm, ngoại trừ phòng đọc sách phường Xuân Hà quận Thanh Khê được cấp trung bình 8-10 triệu/năm và phòng đọc sách phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn được cấp 5 triệu đồng trong năm 2019 để mua báo mới phục vụ bạn đọc.

IV. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

1. Thư viện cấp thành phố

a) Xây dựng nguồn tài nguyên thông tin:

Hiện nay, thư viện đang có tổng khoảng 311.106 bản/105.242 tên tài liệu, trong đó có 47.934 bản sách trong kho luân chuyển, 596.606 tài liệu điện tử/tài liệu số và 230 tên báo, tạp chí các loại đáp ứng nhu cầu của người đọc. Hàng năm, bổ sung từ các nguồn khoảng từ 12.000 - 14.000 bản sách mới vào các kho, hơn 1.000 tài liệu điện tử và 230 loại báo, tạp chí.

Việc bổ sung, phát triển nguồn tài liệu số, tài liệu điện tử với mục tiêu phát triển thư viện điện ttiến tới xây dựng thư viện kỹ thuật số được Thư viện quan tâm, đã bổ sung 5.150 bản/1.665 tên, nâng tổng số sách điện tử hiện nay lên 7.687 bản/2.486 tên sách. Tiếp tục ký hợp đồng để sử dụng dịch vụ tra cứu tài liệu số trực tuyến với khoảng 533.858 tài liệu. Tham gia vào liên hp thư viện thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia để mua quyền truy cập sử dụng chung các CSDL như: CSDL tài liệu KH&CN Việt Nam; bộ CSDL ProQuest Central; CSDL Credo Reference; Tiếp tục số hóa 426.628 trang nguồn tài liệu địa chỉ, tài liệu quý hiếm tại chỗ. Tính từ năm 2018 đến năm 2020, đã có 576.585 lượt bạn đọc truy cập sách điện tử; 22,326 lượt bạn đọc truy cập tailieuso; 894.770 lượt bạn đọc truy cập website Thư viện.

b) Công tác phục vụ:

Tổng lượt bạn đọc và lượt tài liệu luân chuyển giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Tổng lượt bạn đọc đến thư viện: 3.637.801 lượt, trung bình 727.560 lượt/1 năm. Tổng lượt sách, báo luân chuyển: 5.157.426 lượt, trung bình 1.031.485 lượt/1 năm. Tổng số thẻ được cấp mới: 40.285 thẻ, trung bình 8.057 thẻ/1 năm (chưa kể 270.000 Thẻ thư viện liên thông).

Bng 1: Kết quả hoạt động của thư viện thành phố giai đoạn 2016-2020

Năm/Kết quả

2016

2017

2018

2019

2020

Cấp thẻ bạn đọc (thẻ)

5.423

7.626

11.011

10.213

6.012

Lượt bạn đọc (lượt)

374.786

785.388

837.203

848.003

792.421

Lượt sách báo luân chuyển (lượt)

719.786

1.006.076

1.221.512

1.308.734

901.318

Năm 2020 do tình hình dịch bệnh COVID - 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đơn vị, vì thế, số liệu có giảm sút hơn so với năm 2019. Tuy nhiên, chỉ so sánh riêng số liệu của năm 2020 và số liệu năm 2016 cũng cho thấy: Tổng lượt bạn đọc tăng 111%; Tổng lượt sách báo luân chuyển tăng 25%; Tổng thẻ cấp mới tăng 11%, không kể 270.000 Thẻ thư viện liên thông.

Hiện nay, Thư viện vẫn chưa triển khai được một số bộ phận như phục vụ liên thông thư viện, giao sách tại nhà và mở rộng phát triển bộ phận phong trào cơ sở, lý do thiếu nguồn nhân lực.

c) Các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện:

Hiện nay, Thư viện đã cung cấp cho bạn đọc nhiều loại sản phẩm và dịch thông tin - thư viện, cụ thể: Thư mục dưới dạng giấy in hoặc file điện tử; Cơ sở dữ liệu thư mục (trên 135.000 biểu ghi); Cơ sở dữ liệu toàn văn các bài báo tạp chí về Đà Nẵng gần 1.000 tài liệu); Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc và dịch vụ tra cứu thư mục trực tuyến (OPAC); Website thư viện; Dịch vụ tra cứu, sử dụng tài liệu số, sách điện tử trực tuyến. Những năm gần đây, Thư viện tập trung công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, tổ chức sự kiện, tọa đàm trong và ngoài thư viện. Ngoài các hoạt động thường xuyên liên tục, thư viện đã chủ động đề xuất, phối kết hợp với các tổ chức cá nhân tổ chức hơn 30 sự kiện lớn nhỏ, hơn 40 lần tọa đàm, giới thiệu tác giả tác phẩm; khoảng hơn 50.000 bản sách mới, sách hay, sách theo chủ đề được trưng bày giới thiệu đến bạn đọc.

d) Công tác triển khai ứng dụng CNTT:

- Về hệ thống thiết bị máy móc: Được đầu tư khá đồng bộ, bao gồm: 03 máy chủ Hp ML350 Gen 8, DL380, DL 380 Gen 10; 70 máy tính trạm; 12 máy in; 04 máy scan thông thường; 01 máy Scan Robort Trevenus 2.0; 01 thiết bị lưu trữ Nas Synology dung lượng 8T; 03 cổng từ; 02 máy ảnh kĩ thuật số; 04 máy chiếu; 02 máy photocopy;...

- Về phần mềm quản trị thư viện: Từ năm 2006 Thư viện KHTH Đà Nẵng đã triển khai và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử Ilib 3.6; năm 2016 nâng cấp lên Ilib 6.5; năm 2020 tiếp tục nâng cấp lên phần mềm quản trị tích hợp thư viện số Ilib web 8.0.

- Về nguồn tài nguyên thông tin: Ngoài thư viện số là các tư liệu địa chỉ, tư liệu quý hiếm mà Thư viện tự số hóa và cập nhật thường xuyên, hiện nay, Thư viện đã bổ sung được 7.687 bản/2.486 tên sách điện tử và đang đồng thời liên kết với 03 đơn vị cung cấp tài liệu điện tử, tài liệu số cùng tích hợp trên trang chủ website để phục vụ bạn đọc, cụ thể:

- Mua trang sách điện tử của Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh với 2.521 tên tài liệu. Bạn đọc có thể tra tìm và đọc sách trên môi trường internet với user và password do Thư viện Đà Nẵng cung cấp.

- Hợp đồng thuê sử dụng trang thư viện số của Công ty Tài liệu số trực tuyến Vina thành phố Hồ Chí Minh với khoảng trên 582.642 tài liệu.

- Tham gia vào Liên hợp thư viện thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia để mua quyền truy cập sử dụng chung các CSDL như: CSDL tài liệu KH&CN Việt Nam; bộ CSDL ProQuest Central; CSDL Credo Reference.

Kết quả phục vụ: Chỉ tính riêng năm 2020 đã có 240.580 lượt bạn đọc truy cập sách điện tử; 19.811 lượt bạn đọc truy cập tailieuso; 183.831 lượt bạn đọc truy cập trang website Thư viện.

đ) Công tác xây dựng, phát triển mạng lưới thư viện cơ sở:

Thư viện thành phố là đầu mối trong công tác hướng dẫn, tập huấn các chuẩn nghiệp vụ áp dụng, hồi cố dữ liệu, tổ chức kho giá, định hướng hoạt động,... đẩy nhanh, mạnh công tác phong trào cơ sở. Ngoài ra, Thư viện thành phố còn tích cực luân chuyển sách báo phục vụ các điểm cơ sở, đặc biệt tiếp nhận và nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện.

2. Thư viện cấp quận, huyện

Trong những năm qua, các thư viện quận, huyện đã cố gắng nỗ lực tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền giới thiệu sách, báo để thu hút người đọc đến thư viện; tổ chức các đợt vận động đọc sách, báo; xây dựng phong trào và hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, thư viện quận, huyện cũng đã triển khai công tác giới thiệu sách mới hàng tháng tại bản thông tin thư viện, trưng bày sách vào các đợt lễ trong năm, phối hợp quận đoàn tổ chức hội thi kchuyện sách thiếu nhi, các cuộc thi tìm hiểu và thuyết trình sách báo. Tuy nhiên do thiếu nguồn nhân lực và nguồn tài liệu chưa phong phú nên kết quả hoạt động phục vụ bạn đọc còn rất thấp. Tổng lượt phục vụ bạn đọc giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là 81.837 lượt người đọc, mượn; 77.512 lượt tài liệu luân chuyển. Trung bình mỗi năm đạt 16.367 lượt người đọc, mượn; 15.502 lượt tài liệu luân chuyển. Tổng số thẻ cấp mới là 267 thẻ, trung bình 53 thẻ/năm.

Bảng 2: Kết quả hoạt động của thư viện quận/huyện giai đoạn 2016-2020

Năm/Kết quả

2016

2017

2018

2019

2020

Cấp thẻ bạn đọc (thẻ)

30

3

177

4

53

Lượt bạn đọc (lượt)

41.844

19.690

10.020

7.709

2.574

Lượt sách báo luân chuyển (lượt)

21.917

24.632

18.474

8.309

4.180

Hiện nay, tổng vốn tài liệu Thư viện quận, huyện là: 27.165 bản sách. Trung bình mỗi thư viện có khoản 4.600 bản và 15 loại báo - tạp chí. Hầu hết, các thư viện xây dựng kho sách đạt chuẩn về số lượng, nhưng chưa đảm bảo chất lượng. Công tác sưu tầm và bổ sung nguồn tài liệu địa chỉ - một nội dung quan trọng, đặc thù của công tác thư viện cấp huyện chưa được quan tâm thực hiện. Công tác xây dựng mạng lưới thư viện xã, phường gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, vốn tài liệu hạn hẹp.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ hệ thống thư viện cấp quận, huyện đã được triển khai ứng dụng phần mềm thư viện liên thông Ilib web 8.0 để chuẩn hóa công tác nghiệp vụ.

3. Phòng đọc sách phường, xã

Vốn tài liệu của các phòng đọc sách xã, phường chủ yếu từ các nguồn xã hội hóa, vận động quyên góp trong nhân dân, một số khác được Thư viện KHTH Đà Nẵng tài trợ tủ sách hạt nhân. Do đó, vốn tài liệu hạn chế về số bản (trung bình khoảng 500 bản /01 phòng đọc sách) và chất lượng, đa số là sách cũ, lỗi thời, không thường xuyên tiếp nhận luân chuyển sách báo từ thư viện quận, huyện.

Từ những khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, con người nên hoạt động Phòng đọc sách xã, phường không phát huy hiệu quả, chưa phục vụ tốt cho bạn đọc.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Giai đoạn 2021 - 2025

a) Toàn hệ thống thư viện công cộng thành phố

- Phấn đấu và giữ vững chỉ tiêu mỗi người dân đọc tối thiểu từ 0,8 bản sách (kể cả sách điện tử, sách s) tại hệ thống thư viện công cộng, từ 50% dân số toàn thành phố tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của thư viện công cộng.

- Phát triển mạng lưới thư viện công cộng rộng khắp, linh hoạt, phù hợp với các địa bàn dân cư. Xây dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc rộng khắp trong cộng đồng nhằm góp phần tạo nên một thế hệ tương lai có nền tảng văn hóa đọc tốt.

- Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị; kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ người làm công tác thư viện; đảm bảo phát triển đồng bộ toàn hệ thống thư viện công cộng từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, trong đó tập trung vào thư viện công cộng cấp quận, huyện.

- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ thư viện và phát triển mạnh thư viện điện tử trong toàn hệ thống.

- Mỗi năm, bổ sung bằng ngân sách 17.000 bản sách giấy, 1.500 đầu sách điện tử, 200 đầu báo - tạp chí. Số người đăng kí thẻ bạn đọc mới tại thư viện đạt tối thiểu 9.000 thẻ/năm.

b) Thư viện KHTH thành phố

- Đến năm 2025, phấn đấu xây dựng thư viện thành phố là thư viện số hiện đại hàng đầu toàn quốc đáp ứng tốt nhu cầu đọc và thông tin đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế với chất lượng dịch vụ cao.

- Hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin đầu tư xây dựng Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố - cơ sở 2.

- Mỗi năm, bổ sung bằng ngân sách 11.000 bản sách giấy, 1.500 đầu sách điện tử, 200 đầu báo - tạp chí. Luân chuyển 1.100.000 lượt người đọc/2.300.000 lượt tài liệu.

- Thực hiện các chuyên đề về ứng dụng công nghệ số trong quản lý và cung cấp các dịch vụ thư viện công cộng trên địa bàn thành phố.

- Phát triển và sử dụng tối ưu vốn tài liệu địa chỉ về thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các tài liệu quý, hiếm (hằng năm bổ sung khoảng 100 tài liệu). Xây dựng được bộ sưu tập số tài liệu cổ Hán Nôm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân tộc, phục vụ công tác nghiên cứu về địa phương.

- Phấn đấu trở thành trung tâm biên mục tập trung cho hệ thống thư viện cơ sở trên địa bàn thành phố, nhằm đảm bảo tính chính xác, thống nhất, chuẩn hóa trong nghiệp vụ thư viện.

- Tiếp tục bổ sung, phát triển nguồn tài nguyên - thông tin, đặc biệt nguồn tài nguyên số. Thực hiện tốt việc luân chuyển sách báo để phát huy hiệu quả nguồn sách báo trong toàn hệ thống.

- Là đầu mối bổ sung, trao đổi tài nguyên thông tin, thực hiện tốt các phương thức hợp tác chia sẻ, liên kết tài nguyên thông tin giữa các thư viện và trung tâm thông tin tư liệu lớn trong nước và quốc tế.

- Xử lý nghiệp vụ, biên mục tập trung tất cả nguồn sách mới bổ sung cho toàn hệ thống thư viện cơ sở theo đề án để chuyển về các đơn vị quận, huyện.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông các hoạt động thư viện dưới nhiều hình thức qua nhiều kênh.

- Triển khai mở rộng thêm một số bộ phận mới trực thuộc các phòng chức năng.

- Bổ sung thêm 06 chỉ tiêu số lượng người làm việc phục vụ tại 03 vị trí: Công tác bạn đọc (05 Chỉ tiêu); Nghiệp vụ (01 chỉ tiêu). Đảm bảo đến năm 2025, tổng số viên chức, người lao động của Thư viện là 46 chỉ tiêu phù hp với từng vị trí việc làm.

c) Thư viện quận, huyện

- Mỗi năm bổ sung bằng ngân sách 6.000 bản sách giấy, 70 đầu báo - tạp chí. Luân chuyển 100.000 lượt người đọc/200.000 lượt tài liệu.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm tiêu chuẩn phát triển thư viện hiện đại, đáp ứng yêu cầu phục vụ được từ 100 - 150 bạn đọc/01 thư viện/ngày.

- 100% thư viện quận, huyện có tối thiểu từ 03 nhân sự chuyên trách, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ Thư viện và Tin học nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc.

- Ứng dụng thành thạo, hiệu quả phần mềm thư viện liên thông Ilibweb 8.0 trong các khâu hoạt động nghiệp vụ thư viện.

- Chấm điểm, xếp loại thư viện hàng năm theo bộ tiêu chí cụ thể để khuyến khích các địa phương quan tâm đầu tư, phát triển.

d) Phòng đọc sách xã, phường

- Củng cố, tăng cường đầu tư thiết bị, tài liệu, nhân lực cho các phòng đọc sách hiện có;

- Khuyến khích xây dựng mới phòng đọc sách (nằm trong thiết chế văn hóa thể thao xã, phường), ưu tiên phát triển tại các xã của huyện Hòa Vang để đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

2. Định hướng đến năm 2030

a) Toàn hệ thống thư viện công cộng thành phố

- Phấn đấu mỗi người dân đạt 1,2 bản sách (kể cả bản sách điện tử, bản sách số) trong thư viện công cộng, từ 60% dân số toàn thành phố sử dụng các dịch vụ của thư viện công cộng.

- Mỗi năm bổ sung bằng ngân sách 20.000 bản sách giấy; 2.000 đầu sách điện tử; 200 đầu báo - tạp chí. Luân chuyển 1.500.000 lượt người đọc/3.000.000 lượt tài liệu (bao gồm cả phục vụ tại thư viện, phục vụ lưu động và phục vụ trên không gian mạng), số người đăng kí thẻ bạn đọc mới tại thư viện đạt tối thiểu 11.000 thẻ.

- Tiếp tục nâng cấp phần mềm liên thông, phát triển và khai thác hiệu quả hệ thống thư viện điện tử công cộng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, hiện đại hóa các khâu hoạt động của thư viện.

- Phát triển mạng lưới thư viện thành phố theo đúng định hướng quy hoạch chiến lược phát triển ngành Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ thư viện công cộng cấp quận, huyện, xã phường.

b) Thư viện KHTH thành phố:

- Khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố - cơ sở 2.

- Tiếp tục phát triển Thư viện thành phố theo hướng thư viện số hiện đại hàng đầu toàn quốc đáp ứng tốt nhu cầu đọc và thông tin đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân thành phố, bạn đọc trong nước và quốc tế với chất lượng dịch vụ cao.

- Từng bước hướng tới mô hình “Thư viện không biên giới”, thực hiện liên kết mạnh mẽ với các thư viện trong nước và quốc tế để đẩy mạnh quá trình trao đổi tài nguyên thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.

- Hiện đại hóa các điểm truy cập và giao diện nhằm phổ biến việc truy cập các nguồn tin từ mọi nơi, mọi lúc.

- Tiếp tục phát triển bộ phận Phong trào cơ sở, phục vụ thường xuyên liên tục các điểm trên địa bàn thành phố.

- Bổ sung thêm 11 chỉ tiêu số lượng người làm việc phục vụ tại cơ sở 02 ở 02 vị trí: Công tác bạn đọc (08 Chỉ tiêu); Công nghệ thông tin (03 Chỉ tiêu). Đảm bảo đến năm 2030, tổng số viên chức, người lao động của Thư viện là 57 chỉ tiêu phù hợp với từng vị trí việc làm.

c) Thư viện quận, huyện:

- Tập trung đầu tư mạnh mẽ để thư viện quận, huyện trở thành thư viện vtinh của Thư viện KHTH thành phố.

- Đảm bảo được bố trí trụ sở ổn định, trang thiết bị hiện đại, kinh phí và nguồn nhân lực để hoạt động hiệu quả.

- Hằng năm, bổ sung 1.000 bản sách và 15 tên báo - tạp chí/ 01 thư viện từ nguồn ngân sách nhà nước.

d) Phòng đọc sách xã, phường:

- Xây dựng mới 10 phòng đọc sách xã, phường.

- Phấn đấu 100% tổng số phòng đọc sách xã, phường đạt chuẩn về vốn tài liệu, trụ sở trang thiết bị, cán bộ chuyên trách và kinh phí hoạt động.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

Ngoài các mục tiêu chung, thực hiện xuyên suốt trong cả giai đoạn, hệ thống thư viện công cộng phấn đu thực hiện các mục tiêu cụ thể theo từng năm như sau:

1. Đối với Thư viện KHTH thành phố

a) Năm 2021

- Phát triển thư viện thành phố trở thành hệ thống thư viện điện tử phục vụ nhân dân thành phố tra cứu, đọc sách:

+ Nâng cấp website Thư viện về giao diện.

+ Tạo App Thư viện trên nền tảng di động.

+ Ký hợp đồng thuê thư viện điện tử sách số của các nhà cung cấp.

+ Tham gia liên hp thư viện, các tổ chức thư viện để mua quyền truy cập sử dụng chung một số CSDL báo, tạp chí khoa học quốc tế như Proquest Central, Credo Reference.

+ Nghiên cứu chấm chọn mua bổ sung sách điện tử ngoại văn của CSDL Springger Nature hoặc IG Library.

+ S hóa và biên mục nguồn tài liệu nội sinh khoảng 200 tên/01 năm.

- Triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm quản trị thư viện liên thông trên toàn hệ thống.

- Xây dựng, hình thành các hoạt động dịch vụ của thư viện như: dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề, dịch vụ giao sách tận nhà.

- Đội ngũ viên chức thư viện thành phố được đào tạo và trang bị các kỹ năng nâng cao chất lượng phục vụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn thuyết, trình bày, kỹ năng xử lý tình huống...

b) Năm 2022

- Phát triển hệ thống thư viện điện tử: Bổ sung sách điện tử, các CSDL số, cập nhật nguồn tài liệu số hóa nội sinh (tối thiểu từ 1.500 tài liệu) để tiến tới xây dựng và phát triển thư viện số phục vụ nhu cầu đọc sách của bạn đọc ở mọi lúc mọi nơi.

- Trang bị một số thiết bị công nghệ để chuẩn bị cho công tác ứng dụng công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến RFID quản lý thư viện như: Phần mềm thư viện tích hợp thiết bị RFID, Cổng RFID; Nhãn RFID; Thẻ thư viện RFID; Trạm thủ thư; Máy kiểm kê tự động RFID.

- Nâng cấp, mở rộng thêm không gian các phòng phục vụ, kho chứa sách theo hướng đề xuất xây dựng thêm tầng 3 khu phục vụ hoặc xây dựng thêm các kho chứa sách ngoài khuôn viên thư viện để đảm bảo các phòng phục vụ phải có không gian thông thoáng, thân thiện, tạo hứng thú cho việc nghiên cứu đọc sách và trải nghiệm các dịch vụ của thư viện.

- Đẩy mạnh triển khai, nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm quản trị thư viện liên thông trên toàn hệ thống.

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ RFID xây dựng kho sách phòng mượn và kho sách phòng đọc hiện đại.

c) Năm 2023

- Trang bị 02 máy mượn trả sách sách tự động 24/7 (tích hợp với phần mềm mượn trả).

- Đội ngũ viên chức thư viện thành phố được tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng tra cứu thông tin và các kỹ năng mang tính kỹ thuật để cung cấp và hướng dẫn tra cứu thông tin tốt nhất cho bạn đọc.

- Tổ chức triển khai tốt dịch vụ phục vụ liên thư viện và giao sách tại nhà cho những đối tượng bạn đọc có nhu cầu.

- Bổ sung 03 chỉ tiêu số lượng người làm việc, trong đó 02 chỉ tiêu cho vị trí Công tác Bạn đọc (phục vụ liên thư viện) và 01 chỉ tiêu cho vị trí Nghiệp vụ (Bảo quản, đóng và phục hồi sách báo).

d) Năm 2024

- Tiếp tục phát triển hệ thống thư viện điện tử: Bổ sung sách điện tử, các CSDL s, cập nhật nguồn tài liệu số hóa nội sinh (tối thiểu từ 1.500 tài liệu).

- Bổ sung 01 xe thư viện lưu động đa phương tiện phục vụ cơ sở.

- Bổ sung 03 chỉ tiêu số lượng người làm việc cho vị trí Công tác Bạn đọc (phục vụ phong trào cơ sở).

e) Năm 2025

- Nâng cấp phần mềm thư viện điện tử/thư viện số tích hợp tập trung, hướng đến mô hình thư viện số hoàn toàn. Liên thông liên kết phát triển thư viện KHTH Đà Nẵng thành thư viện vùng.

- Tiếp tục phát triển hệ thống thư viện số: Bổ sung sách điện tử; các CSDL số; cập nhật nguồn tài liệu số hóa nội sinh.

- Nâng cấp phần mềm quản trị thư viện toàn hệ thống.

- 100% đội ngũ viên chức thư viện thành phố được đào tạo và đào tạo lại các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại, có chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, làm chủ các phương tiện, thiết bị hiện đại, ứng dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ vào công việc và xây dựng, phát triển thư viện thành phố.

f) Đến năm 2030

- Năm 2026 khởi công xây dựng và đến năm 2027 khánh thành, đưa vào sử dụng Thư viện KHTH Đà Nẵng cơ sở 2.

- Bổ sung 11 chỉ tiêu số lượng người làm việc cho các vị trí: Công nghệ thông tin (03 chỉ tiêu); Công tác Bạn đọc (08 chỉ tiêu) cho Thư viện cơ sở 2 đi vào hoạt động.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện số, bổ sung sách điện tử, các CSDL sách số, cập nhật nguồn tài liệu số hóa nội sinh (tối thiểu 2.000 tài liệu/năm) và đầu tư thay thế các trang thiết bị công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển. Từng bước hướng tới mô hình “Thư viện không biên giới”, thực hiện liên kết mạnh mẽ với các thư viện trong nước và quốc tế để đẩy mạnh quá trình trao đổi tài nguyên thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.

- Nâng cấp phần mềm Thư viện điện tử kết nối với thư viện số, kết nối dữ liệu thư viện điện tử và thư viện số.

- Nâng cấp hệ thống máy tra cứu dữ liệu và hệ thống máy mượn trả tự động để đáp ứng tốt nhu cầu bạn đọc.

- Bổ sung thêm 06 máy mượn trả tự động tại 06 điểm thư viện quận, huyện (hoặc đặt tại các trung tâm hành chính quận, huyện) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên toàn địa bàn thành phố mượn trả sách.

- Tiếp tục đẩy mạnh chất lượng các hoạt động chuyên môn tại 02 cơ sở. Đảm bảo đạt chỉ tiêu mỗi năm bổ sung bằng ngân sách 14.000 bản sách giấy; 200 đầu báo - tạp chí; 10.000 thẻ bạn đọc đăng kí mới; phục vụ 1.350.000 lượt người đọc/2.700.000 lượt tài liệu luân chuyển (bao gồm cả phục vụ tại thư viện, phục vụ lưu động và phục vụ trên không gian mạng).

2. Đối với Thư viện quận/huyện

a) Năm 2021

- Xây dựng trụ sở, đầu tư trang thiết bị đảm bảo đủ chuẩn theo Điều 12, Nghị định số 93/NĐ-CP ngày 18/8/2020 cho Thư viện quận Liên Chiểu và thư viện quận Sơn Trà.

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, cụ thể: bổ sung mỗi thư viện 03 bộ máy tính, 05 bộ bàn ghế bạn đọc; 05 giá sách; 01 máy potocopy, 01 máy scan, 2 máy điều hòa tại các phòng đọc sách.

- Chuẩn hóa dữ liệu quản lý bạn đọc, tiến hành in thẻ liên thông của 06 thư viện Sơn Trà, Cẩm Lệ, Hòa Vang, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu.

- Xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm xếp loại thư viện quận, huyện hàng năm.

- Tiến hành phân cấp việc cấp thẻ bạn đọc theo địa phương quận/huyện (thẻ sử dụng tại tt cả các thư viện), nhằm giới thiệu thư viện quận huyện đến với bạn đọc.

b) Năm 2022

- Xây dựng trụ sở, đầu tư trang thiết bị đảm bảo đủ chuẩn theo Điều 12, Nghị định số 93/NĐ-CP ngày 18/8/2020 cho Thư viện quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.

- Bổ sung mỗi Thư viện 05 máy tính.

- Đảm bảo mỗi thư viện có 02 người làm công tác thư viện chuyên trách (01 chuyên môn thư viện, 01 chuyên môn tin học).

- Triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm thư viện liên thông trên toàn hệ thống.

- Xây dựng website Thư viện với giao diện hiện đại và các tính năng tìm kiếm nhanh, phục vụ bạn đọc.

c) Năm 2023:

- Xây dựng và phát huy hiệu quả website Thư viện điện tử.

- Bổ sung cho mỗi thư viện quận, huyện 01 người làm công tác thư viện có trình độ có chuyên môn thư viện (đảm bảo mỗi thư viện có 03 người chuyên trách).

d) Năm 2024:

Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện. Phát triển văn hóa đọc, tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân địa phương.

- Đội ngũ người làm công tác thư viện ở 06 thư viện quận, huyện được đào tạo kiến thức thông tin, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tổ chức các hoạt động học tập suốt đời.

đ) Năm 2025:

- 100% thư viện quận, huyện đạt chuẩn về trụ sở, trang thiết bị công nghệ, kinh phí và nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

- Tham mưu UBND quận, huyện chuyển đổi thống nhất mô hình tổ chức bộ máy thư viện quận, huyện theo hướng thư viện quận, huyện trực thuộc UBND quận, huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và mở tài khoản tại kho bạc theo quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05/05/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thư viện trong việc chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

e) Đến năm 2030

- 100% thư viện quận, huyện đạt chuẩn về trụ sở, trang thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Tổ chức và cung cấp các dịch vụ hữu ích, thân thiện, đặc biệt các dịch vụ trực tuyến, dịch vụ có giá trị gia tăng phục vụ nhu cầu đọc với các mục đích khác nhau của người sử dụng.

- Phấn đấu mỗi năm phục vụ 150.000 lượt người đọc/300.000 lượt tài liệu luân chuyển (bao gồm cả phục vụ tại thư viện, phục vụ lưu động và phục vụ trên không gian mạng). Số người đăng kí thẻ bạn đọc mới tại thư viện đạt tối thiểu 1.000 thẻ/năm.

- Tiếp tục hiện đại hóa thư viện quận huyện, thay thế, nâng cấp các trang thiết bị công nghệ mới.

- Xây dựng các ứng dụng thư viện điện tử/ thư viện số đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn đọc theo tình hình thực tế.

4. Đối với phòng đọc sách xã, phường

a) Giai đoạn 2021 - 2025:

- 100% phòng đọc sách xã, phường đạt yêu cầu ban đầu về vn tài liệu, trụ sở, trang thiết bị, cán bộ chuyên trách và kinh phí hoạt động. Cụ thể:

+ Bố trí, cải tạo trụ sở ổn định cho các phòng đọc sách hiện nay theo lộ trình:

Năm

Phòng đọc sách

Năm 2022

Phòng đọc sách xã Hòa Phú, phòng đọc sách xã Hòa Phong, phòng đọc sách xã Hòa Châu thuộc huyện Hòa Vang

Năm 2023

Phòng đọc sách xã Hòa Bắc, phòng đọc sách xã Hòa Ninh, phòng đọc sách xã Hòa Nhơn thuộc huyện Hòa Vang

Năm 2024

Phòng đọc sách phường Vĩnh Trung thuộc quận Thanh Khê; Phòng đọc sách phường Thọ Quang, Phòng đọc sách phường Phước Mỹ thuộc quận Sơn Trà; Phòng đọc sách phường Hòa Xuân, Phòng đọc sách phường Hòa Phát, Phòng đọc sách phường Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ

+ Đảm bảo mỗi phòng đọc sách có 1.000 bản sách; 01 máy tính và 01 cán bộ phụ trách.

- Xây dựng mới 10 phòng đọc sách xã, phường nằm trong các thiết chế văn hóa cấp xã, phường đạt được các yêu cầu ban đầu về vốn tài liệu, trụ sở trang thiết bị, cán bộ chuyên trách và kinh phí hoạt động theo lộ trình cụ thể:

Năm

Phòng đọc sách

Năm 2021

Phường Tân Chính (quận Thanh Khê), Phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu)

Năm 2022

Xã Hòa Sơn, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang)

Năm 2023

Xã Hòa Phước, xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang)

Năm 2024

Phường Mân Thái, phường Nại Hiên (quận Sơn Trà)

Năm 2025

Phường An Khê, phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê)

- Đưa hoạt động của phòng đọc sách vào tiêu chí đánh giá công nhận danh hiệu xã, phường văn hóa.

b) Giai đoạn 2026 - 2030:

- Củng cố, tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách báo, con người cho 25 phòng đọc sách xã, phường đã xây dựng. Đảm bảo mỗi phòng đọc sách có 1.500 bản sách; 02 máy tính và 01 cán bộ phụ trách.

- Xây dựng mới thêm 10 phòng đọc sách xã/ phường, cụ thể: phường Hòa Khánh Nam, phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu), phường Hòa Hải, phường Khuê Mỹ (Ngũ Hành Sơn), phường Hòa Khê, phường Chính Gián (quận Thanh Khê), phường An Hải Bắc, phường An Hải Tây (quận Sơn Trà), xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ) nằm trong các thiết chế văn hóa cấp xã, phường đạt được các yêu cầu ban đầu về vốn tài liệu, trụ sở trang thiết bị, người làm công tác thư viện chuyên trách và kinh phí hoạt động. Nâng tổng số phòng đọc sách xã, phường lên 36/56 xã, phường.

Phần thứ ba

GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm giải pháp đầu tư xây dựng, kinh phí tổ chức hoạt động

a) Đầu tư từ ngân sách nhà nước

- Đầu tư ngân sách nhà nước để xây dựng mới, cải tạo hệ thống thư viện, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đổi mới thiết bị, chuyển giao công nghệ, bảo quản di sản thư tịch, tài liệu quý hiếm trong nhân dân, đào tạo đội ngũ CBVC... theo nguyên tắc thư viện thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó có trách nhiệm đảm bảo nguồn kinh phí.

- Đảm bảo phần kinh phí ổn định, thường xuyên cho hoạt động thư viện, nhất là thư viện quận, huyện, xã, phường. Trong đó, ưu tiên kinh phí bổ sung trang thiết bị, sách, báo - tạp chí và các loại tài liệu mới để phục vụ nhu cầu đọc, học tập của nhân dân trên địa bàn.

b) Từ nguồn xã hội hóa

- Củng cố và phát triển mối quan hệ với các nhà xuất bản, các nhà sách, các tổ chức thông tin - thư viện trong cả nước như: Vụ Thư viện, Hội Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam,... và các tổ chức quốc tế có khả năng tài trợ cho thư viện địa phương.

- Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng thư viện tư nhân, thư viện gia đình, tộc họ có phục vụ cộng đồng. Phát triển rộng rãi các tủ sách, phòng đọc sách ở thôn, làng, khu phố phục vụ cộng đồng dân cư. Xây dựng các tủ sách, phòng đọc sách phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp, cụm kinh tế theo hình thức xã hội hóa có sự hỗ trợ luân chuyển sách báo của hệ thống thư viện công cộng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực thư viện; Huy động các nguồn khác trong nước (cộng đồng dân cư, doanh nghiệp...) và nước ngoài được khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực thư viện.

2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

a) Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động thư viện các cấp.

b) Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng và chất lượng đội ngũ CBCCVC thư viện từ thành phố đến xã, phường, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng vị trí, đề xuất về nhu cầu tuyển dụng CBCCVC thư viện của toàn hệ thống thư viện theo định hướng đến năm 2030.

c) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, ưu đãi đối với các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thư viện - thông tin, tin học, ngoại ngữ về công tác tại thư viện địa phương và những người làm công tác thư viện cơ sở.

d) Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ CBCCVC thư viện từ thành phố đến quận, huyện, cụ thể giai đoạn từ năm 2021-2025

- Thư viện thành phố cần được bổ sung 17 chỉ tiêu số lượng người làm việc.

- Đối với tuyến quận, huyện hiện nay đã có 09 CBVC, cần bổ sung 09 chỉ tiêu số lượng người làm việc để đảm bảo mỗi thư viện quận, huyện có tối thiểu 03 CBVC trong đó có 01 CBVC tin học.

d) Giai đoạn 2026 - 2030, ổn định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng chuyên môn sau khi cơ sở thư viện 2 đi vào hoạt động.

3. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước (cơ chế, chính sách)

a) Rà soát, cập nhật, tham mưu chính sách nhằm tạo ra những cơ chế thông thoáng đối với hoạt động thư viện, đảm bảo cho các thư viện hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hóa, tự động hóa hoạt động chuyên môn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện theo đúng lộ trình.

b) Khen thưởng động viên các tổ chức, cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp thư viện: trao tặng huy chương, kỷ niệm chương các danh hiệu văn hóa..., có chính sách trợ giúp các tổ chức, cá nhân bảo tồn và phát huy các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm.

4. Giải pháp triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc

a) Hàng năm, xây dựng Kế hoạch khuyến khích, phát triển phong trào văn hóa đọc tại địa phương, trong đó lồng ghép kế hoạch truyền thông, đa dạng hóa các kênh thông tin và hình thước quảng bá đối với các nội dung về phát triển văn hóa đọc.

b) Chủ động, đổi mới nội dung của các sự kiện nhằm phát triển phong trào văn hóa đọc, trong đó chú trọng các hoạt động nhân các ngày lễ lớn trong năm như: Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4) và Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4); Ngày hội Văn hóa đọc; Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc hàng năm;...

c) Vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân duy trì thói quen đọc sách trong điều kiện phù hợp với mỗi cá nhân. Tăng cường vai trò phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc hình thành và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ em. Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng.

d) Tích cực nâng cao chất lượng vốn tài liệu, sản phẩm và dịch vụ thông tin đphục vụ bạn đọc ngày một tt hơn. Thường xuyên tổ chức các sự kiện về sách và văn hóa đọc nhằm góp phần thúc đẩy việc phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố.

đ) Duy trì và khuyến khích các mô hình phát triển văn hóa đọc như: cà phê sách, hội sách, đường sách, tuần lễ sách, thư viện tư nhân, gia đình, dòng tộc, tủ sách trường học, các cuộc thi, chuyên trang trên các kênh truyền thông để khuyến khích sự tương tác (thông qua việc viết bài cảm nghĩ về các tác phẩm, đánh giá, trao đổi...)

e) Tham gia hoặc phối hợp tổ chức các Hội chợ sách quốc tế.

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2021 - 2025: 50.963.068.000 đồng, trong đó:

a) Thư viện KHTH thành phố: 22.863.273.000 đồng

b) Hệ thống thư viện quận, huyện: 8.622.127.000 đồng

c) Phòng đọc sách xã, phường: 19.477.667.000 đồng

2. Giai đoạn 2026 - 2030: 381.547.490.000 đồng, trong đó:

a) Thư viện KHTH thành phố: 338.153.166.000 đồng

b) Hệ thống thư viện quận, huyện: 7.626.627.000 đồng

c) Phòng đọc sách xã, phường: 35.767.697.000 đồng

3. Nguồn vốn thực hiện

a) Giai đoạn 2021 - 2025: Nguồn vốn chi thường xuyên (50.963.068.000 đồng).

b) Giai đoạn 2026 - 2030: 381.547.490.000 đồng

- Nguồn vốn chi thường xuyên và dự kiến nguồn vốn xã hội hóa: 81.547.490.000 đồng

- Nguồn xây dựng cơ bản: 300.000.000.000 đồng

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo dõi, kiểm tra, tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND thành phố.

b) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung đề án, phù hợp với tiến độ thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo quy định.

b) Hướng dẫn các thủ tục về đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và nước ngoài đối với các dự án thuộc lĩnh vực thư viện.

3. Sở Tài chính

a) Trên cơ sở đề xuất kinh phí của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, cân đối kinh phí chi thường xuyên thực hiện Đề án và các chương trình theo phân cấp ngân sách hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, từng năm.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển thư viện địa phương.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho các công trình văn hóa, ưu tiên bố trí đất để xây dựng thư viện.

b) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cơ chế cho thuê đất đối với thư viện ngoài công lập.

5. Sở Xây dựng

Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương xác định về mặt quy hoạch tổng thể tuyến thư viện từ cấp thành phố đến cấp xã, phường. Thực hiện quản lý xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản về xây dựng có liên quan trong công trình thư viện.

6. Sở Nội vụ

a) Tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn nhân lực theo nhu cầu thực tế của hệ thng thư viện công cộng địa phương.

b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ thư viện và đào tạo cán bộ thư viện.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan thực hiện nội dung chuyển đổi số trong quản lý và cung cấp các dịch vụ thư viện công cộng trên địa bàn thành phố.

b) Phối hợp xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc.

8. UBND các quận, huyện

a) Hàng năm cân đối, bố trí ngân sách huyện Hòa Vang cho hệ thống thư viện huyện và phòng đọc sách xã; phân bổ ngân sách cho hệ thống thư viện quận và phòng đọc sách phường.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

c) Vận động các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tích cực tham gia xã hội hóa các hoạt động thư viện.

d) Tổ chức thực hiện phương án quản lý, sử dụng tài sản công của thư viện, phòng đọc được giao quản lý theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

đ) Đề xuất kịp thời những vấn đề phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình thực hiện Đề án với tình hình, điều kiện của từng địa phương.

e) Chỉ đạo UBND các xã, phường

- Tổ chức thực hiện phương án quản lý, sử dụng tài sản công của thư viện, phòng đọc được giao quản lý theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

- Phát huy hiệu quả tối đa hoạt động của các phòng đọc sách xã, phường.

10. Các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp

Vận động các tổ chức, đoàn thể, công ty, xí nghiệp, nhà máy, cán bộ viên chức, công nhân, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện và hoàn thành các mục tiêu được phê duyệt trong Đề án này./.

 

PHỤ LỤC

BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3071/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Đvt: 1.000 đ

Stt

Nội dung

Giai đoạn 2021-2025

TNG

Giai đoạn 2026-2030

TỔNG

Năm: 2021

Năm: 2022

Năm: 2023

Năm: 2024

Năm: 2025

2021-2025

Năm 2026

Năm: 2027

Năm: 2028

Năm: 2029

Năm: 2030

2026-2030

Nguồn kinh phí thành phố cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thư vin thành phố (cơ sở 01)

1.036,250

7.071.172

7.019.284

3.953.284

3.783.284

22.863.273

24.617.284

2.417.284

2.417.284

2.417.284

2.417.284

34.286.418

1

Xây dựng hệ thng thư viện điện tử công cộng

460.000

5.883.650

5.726.000

660.000

2.490.000

15.219.650

23.040.000

840.000

840.000

840.000

840.000

26.400.000

-

Máy chủ cho toàn hệ thng

 

 

 

 

300.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy trạm tra cứu, đọc sách điện tử cho thư viện quận, huyện (01 máy/01 thư viện * 15 triệu/máy*06 thư viện)

 

90.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

UPS lưu trữ cho máy chủ

 

50.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

Phần mềm Thư viện liên thông cho Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu (2 licence x 200 triệu/1 lice)

 

400.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy quét mã vạch (6 cái x 7 triệu/1 máy)

 

42.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nâng cấp giao diện website

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nâng cấp phần mềm quản trthư viện toàn h thng

 

 

 

 

1.500.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Bảo trì phần mm quản trthư viện điện tử hàng năm

 

100.000

100.000

100.000

100 000

 

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

 

-

Phần mềm bản quyền windows server

 

 

30.000

 

30.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Phần mềm thư viện tích hợp thiết bị RFID: 2 thiết bị RFID

 

900.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhãn RFID dùng cho sách (2.000 chiếc/cuộn x 70 cuộn)

 

1.386.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cổng RFID 3 cánh 2 li đi

 

423.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cổng RFID 2 cánh 1 lối đi (02 bộ)

 

627.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trm thủ thư (ghi thông tin lên chip RFID) (2 bộ)

 

385.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Giy in dùng cho máy mượn trà tự động (05 hộp)

 

15.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Th thư viện RFID (10.000 cái)

 

330.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị trả sách động 24/7 (bao gồm phần mềm trả sách)

+Tại thư viện TP: 01 máy * 3 t7

+ Tại thư viện quận huyện: 06 máy * 3 tỷ 7

 

 

3.700.000

 

 

 

22.200.000

 

 

 

 

 

-

Thiết bị tmượn/trsách (tích hợp với phn mền mượn tr)

+ Tại thư viện: 02 máy * 668 triệu /01 máy)

 

 

1.336.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy kim kê tự động RFID

 

151.250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhân công biên mục, dán nhãn RFID 100 ngàn tài liệu

 

242.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Triển khai lắp đặt thiết bị

 

181.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Sách điện tử tiếng Anh (01 gói)

300.000

500.000

500.000

500.000

500.000

 

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

 

-

Sách điện tử tiếng Việt 120.000 đ/ tựa x 1.000 tựa

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

 

240.000

240.000

240.000

240.000

240.000

 

2

Bsung sách phục vụ

240.000

S40.000

540.000

540.000

540.000

2.400.000

780.000

780.000

780.000

780.000

780.000

3.900.000

-

Bổ sung sách luân chuyển: 2021-2025 (4.500bản x 120.000d); 2026 - 2030:(6.500bản x 120.000đ)

240.000

540.000

540.000

540.000

540.000

 

780.000

780.000

780.000

780.000

780.000

 

3

Sưu tầm tài liệu quý hiếm

176.250

136.000

66.000

66.000

66.000

510.250

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

300.000

-

Photo bn gốc bình quân: 150.000đ x 200 bản

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

-

Mua dữ liệu TL đã s hóa (150.000đ x 200 file)

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

 

Thuê chuyên gia dịch thuật tài liệu Hán Nôm: (bao gồm đánh máy, phiên âm, dch); 350.000đ x 315 tài liệu (2021); 350.000đ x 200 tài liệu (2022)

110.250

70.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Điền dã, sưu tầm (200.000d/ngày*30 ngày)

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

 

 

 

 

 

 

 

4

Phục vụ cơ sở

160.000

160.000

160.000

2.160.000

160.000

2.800.000

210.000

210.000

210.000

210.000

210.000

1.050.000

-

Tập hun chuyên môn nghiệp v (01 lp/năm)

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

 

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

-

Xử lý kỹ thuật nghiệp vụ tài liệu cơ sở (7.000 bản x 20.000đ/bản)

140.000

140.000

140.000

140.000

140.000

 

180.000

180.000

180.000

180.000

180.000

 

-

Xe lưu động đa phương tiện phục vụ cơ sở (loại xe tải cải biến)

 

 

 

2.000.000

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Con người

-

351.522

527.284

527.284

527.284

1.933.373

527.284

527.284

527.284

527.284

527.284

2.636.418

 

Số người x 2,34 x 12 tháng x 1.24 x 1.490.000 đ/người : 2022 (4 người); 2023 (6 người)

-

351.522

527.284

527.284

527.284

 

527.284

527.284

527.284

527.284

527.284

 

II

Thư viện thành ph (cơ s 02)

-

-

-

-

-

-

300.000.000

966.687

966.687

966.687

966.687

303.866.747

1

Đầu tư xây dựng: Thiết kế, xây dựng....

 

 

 

 

 

0

300.000.000

 

 

 

 

300.000.000

2

Cơ svật chất: Trang thiết bị, nội thất..,.

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

0

3

Con người

-

-

-

-

-

-

-

966.687

966.687

966.687

966.687

3.866.747

 

11 người x 2.34 x 12tháng x 1.24 x 1.490.000d/người

 

 

 

 

 

 

 

966.687

966,687

966.687

966.687

 

Nguồn kinh phí quận huyện cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thư viện quận, huyện

1.920.825

2.125.325

1.525.325

1,525.325

1.525.325

8.622.127

1.525.325

1.525.325

1.525.325

1.525.325

1.525.325

7.626.627

1

Thư viện Huyện Hòa Vang

357.761

395.761

295.761

295.761

295.761

1.640.806

295,761

295.761

295.761

295.761

295.761

1.478.806

-

Con ngưi: 2 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

175.761

175.761

175.761

175.761

175.761

 

175.761

175.761

175.761

175.761

175.761

 

-

Xây dựng website TV

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy vi tính: 02 máy x 8.000.000/1 máy

16.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy in A4

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Điều hòa: 02 máy * 18 triệu/01 máy

36.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bổ sung sách: 1.000 bán x 120.000 đ/bản

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

2

Thư viện Quận Cm Lệ

269.881

307.881

207.881

207.881

207.881

1.201.403

207.881

207.881

207.881

207.881

207.881

1.039.403

 

Con người: 1 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

87.881

87.881

87.881

87.881

87.881

 

87.881

87.881

87.881

87.881

87.881

 

 

Xây dựng website TV

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy vi tính: 02 máy x 8.000.000/ 1 máy

16.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy in A4

10.000

 

 

 

 

 

 

 

I

 

 

 

 

Điều hòa: 02 máy * 18 triệu/01 máy

36.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B sung sách: 1.000 bn x 120.000 d/bn

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

3

Thư viện Quận Sơn Trà

277.881

307.881

207.881

207.881

207.881

1.209.403

207.881

207.881

207.881

207.881

207.881

1.039.403

-

Con người: 1 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

87.881

87.881

87.881

87.881

87.881

 

87.881

87.881

87.881

87.881

87.881

 

-

Xây dựng website TV

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy vi tính: 03 máy x 8.000.000/ 1 máy

24.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy in A4

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Điều hòa: 02 máy * 18 triệu/01 máy

36.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B sung sách: 1.000 bản x 120.000 đ/bản

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

4

Thư viện Quận Thanh Khê

370.561

400.561

300.561

300.561

300.561

1.672.806

300.561

300.561

300.561

300.561

300.561

1.502.806

-

Xây dựng website TV

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Con người: 2 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

175.761

175.761

175.761

175.761

175.761

 

175.761

175.761

175.761

175.761

175.761

 

-

Máy in A4

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy vi tính (03 máy x 8.000.000/1 máy)

24.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bổ sung sách: 1.000 bán x 120.000 đ/bn

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

-

Điều hòa: 02 máy * 18 triệu/01 máy

36.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bổ sung báo mới định kỳ: 10 tên (1 tên có 2 bán)x 20.000 đ/bản x 12 tháng

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

5

Thư viện Quận Ngũ Hành Sơn

370.561

400.561

300.561

300.561

300.561

1.672.806

300.561

300.561

300.561

300.561

300.561

1.502.806

-

Xây dựng website TV

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Con người: 2 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

175.761

175.761

175.761

175.761

175.761

 

175.761

175.761

175.761

175.761

175.761

 

-

Máy in A4

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy vi tính (03 máy x 8.000.000/ 1 máy)

24.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bsung sách: 2000 bản x 120.000 đ/bản

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

-

Điều hòa: 02 máy * 18 triệu/01 máy

36.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

B sung báo mới định k: 10 tên (1 tên có 2 bản)x 20.000 đ/ bản

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

6

Thư viện Quận Liên Chiu

274.181

312.681

212.681

212.681

212.681

1.224.903

212.681

212.681

212681

212.681

212.681

1.063.403

-

Xây dựng website TV

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Con người: 1 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

87.881

87.881

87.881

87.881

87.881

 

87.881

87.881

87.881

87.881

87.881

 

 

Đường truyền internet

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Máy in A4

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Điều hòa: 02 máy * 18 triệu/01 máy

36.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

B sung sách: 1000 bản x 120.000 đ/bn

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

-

Bổ sung báo mới định kỳ: 10 tên (1 tên có 2 bản) x 20.000 đ/ bn

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

-

Tủ h sơ: 03 x 3.500.000 đ/cái

10.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Phòng đọc sách xã, phường

2.684.491

3.213.212

3.869.933

4.526.655

5.183.376

19.477.667

5.840.097

6.496.818

7.153.539

7.810.261

8.466.982

35.767.697

1

Củng c16 phòng đọc sách đang có (Vĩnh Trung, Khuê Trung, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân, Hòa Thọ Tây, Xuân Hà, Hòa Qúy, Hòa Châu, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Nhơn, Hòa Bắc, Hòa Phong, Thọ Quang, Phước Mỹ)

1.925.770

1.797.770

1.797.770

1.797.770

1.797.770

9.116.849

1.797.770

1.797.770

1.797.770

1.797.770

1.797.770

8.988.849

-

Bổ sung sách (1.000 bản x 120.000 đ/ bn) x 16 phòng

384,000

384.000

384.000

384.000

384.000

 

384.000

384.000

384.000

384.000

384.000

 

-

B sung báo mới định kỳ: 2 tên/ 1 tháng (1 tên có 2 bản) x 10.000 đ/ bản x 16 phòng

7.680

7.680

7.680

7.680

7.680

 

7.680

7.680

7.680

7.680

7.680

 

-

Máy vi tính ( 16 máy * 8 triu/1 máy)

128.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Con người: 16 người x 2.34 x 1.24 x 12 x 1.490

1.406.090

1.406.090

1.406.090

1.406.090

1.406.090

 

1.406.090

1.406.090

1.406.090

1.406.090

1.406.090

 

2

Xây dựng mi 20 phòng đọc sách (Giai đoạn 2021-2025: Tân Chính, Hòa Hiệp Nam, Mân Thái, Nại Hiên, An Khê, Thanh Khê Tây, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Phước, Hòa Khương. Giai đoạn 2026-2030: Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hải, Khuê Mỹ, Hòa Khê, Chính Gián, An Hài Bắc, An Hải Tây, Hòa Tiến, Hòa Thọ Đông)

758.721

1.415.442

2.072.164

2.728.885

3.385.606

10.360.818

4.042.327

4.699.049

5.355.770

6.012.491

6.669.212

26.778.849

-

Bổ sung sách: 2000 bản x 120.000 đ/bản, trong đó: 2021 (2 phòng); 2022 (4 phòng); 2023 (6 phòng); 2024 (8 phòng); 2025 (10 phòng)...

480.000

960.000

1.440.000

1.920.000

2.400.000

 

2.880.000

3.360.000

3.840.000

4.320.000

4.800.000

 

-

B sung báo mới đnh kỳ: 2 tên (4 bản) /1 tháng x 10.000 đ/ bn x 20 phòng

960

1.920

2.880

3.840

4.800

 

5.760

6.720

7.680

8.640

9.600

 

-

Máy tính: 01 máy x 8.000.000 đ/máy x 01 phòng

16.000

16.000

16.000

16.000

16.000

 

16.000

16 000

16.000

16.000

16.000

 

-

Con người: 01 người/p x 2.34 x 1.490 x 1.24 x 12 tháng

175.761

351.522

527.284

703.045

878.806

 

1.054.567

1.230.329

1.406.090

1.581.851

1.757.612

 

-

Bàn ghế : 05 bộ x 3.500.000 đ/ bộ x 01 phòng

35.000

35.000

35.000

35.000

35.000

 

35.000

35.000

35.000

35.000

35.000

 

-

Giá sách : 3 cái x 5.000.000 đ/cái x 01 phòng

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

-

Tủ h sơ: 03 x 3.500.000 đ/ cái x 01 phòng

21.000

21.000

21.000

21.000

21.000

 

21.000

21.000

21.000

21.000

21.000

 

TNG CỘNG = 1+2+3

5.641.566

12.409.710

12.414.542

10.005.264

10.491.985

50.963.068

331.982.706

11.406.114

12.062.835

12.719.556

13.376.278

381.547.490

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3071/QĐ-UBND ngày 27/09/2021 về Đề án “Phát triển hệ thống Thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.211

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.214.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!