ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
304/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 10 tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM
2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Du lịch số
09/2017/QH14, ngày 19/6/2017;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2350/QĐ-TTg
ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2714/QĐ-TTg
ngày 03/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản
phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg
ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày
22/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
02/11/2021 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ V khóa XX về đẩy mạnh phát triển du lịch,
từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-HĐND
ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 22 về Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-HĐND
ngày 08/9/2021 của HĐND tỉnh về việc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-UBND
ngày 21/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-UBND
ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 890/QĐ-UBND
ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 283/TTr-SVHTTDL ngày 03/3/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển
du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Hiệp hội Du lịch Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP, KTTH, KTN, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.Tr
|
CHỦ
TỊCH
Đặng Văn Minh
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 10/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU
1. Quan điểm
a) Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng
tâm gắn với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, thúc đẩy du lịch phục hồi
và phát triển nhanh sau đại dịch; tăng tỷ trọng đóng góp của khối ngành dịch vụ
du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; phát triển du lịch từng bước trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển một số ngành, lĩnh vực khác.
b) Phát triển du lịch theo đúng định
hướng, nguyên tắc phát triển bền vững và gắn với bảo tồn và phát huy các di sản
văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo lợi ích cộng đồng,
tạo nhiều việc làm và giải quyết tốt an sinh xã hội; lấy tăng trưởng xanh làm
phương thức phát triển, tôn trọng và bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực chống chịu và thích ứng với biến
đổi khí hậu; đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.
c) Phát triển du lịch biển, đảo làm
chủ đạo, lấy Lý Sơn làm hạt nhân trong tứ giác phát triển: Lý Sơn - Bình Sơn -
Mỹ Khê - Sa Huỳnh; tập trung khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển, đảo
để hình thành các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, tổ hợp giải trí có
quy mô lớn. Lấy phát triển du lịch văn hóa, du lịch địa chất làm trọng tâm để tạo
ra các sản phẩm du lịch khác biệt, riêng có so với các địa phương trong vùng.
Phát triển du lịch sinh thái làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.
d) Chú trọng phát triển cả thị trường
nội địa và quốc tế. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc
tiến quảng bá, ứng dụng khoa học hiện đại và công nghệ 4.0. Khuyến khích, hỗ trợ
cộng đồng tham gia làm du lịch, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống
của người dân, hướng đến xây dựng xã hội du lịch.
e) Phát triển du lịch có trọng tâm,
trọng điểm, theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có thương hiệu và sức cạnh
tranh cao. Phát triển Lý Sơn, Bình Sơn, Đức Phổ, Ba Tơ, Trà Bồng, thành phố Quảng
Ngãi trở thành những địa bàn du lịch trọng điểm; trong đó thành phố Quảng Ngãi
giữ vai trò là trung tâm du lịch - dịch vụ và là trung tâm điều phối du lịch
toàn tỉnh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Đến năm 2025, du lịch Quảng Ngãi cơ
bản trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh; phấn đấu đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những điểm đến hấp
dẫn trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo tiền đề phát triển đột phá du lịch
trong giai đoạn tiếp theo.
- Đến năm 2030, du lịch Quảng Ngãi thực
sự là ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực
khác; khẳng định vị trí vững chắc của du lịch Quảng Ngãi trong khu vực miền
Trung - Tây Nguyên, từng bước tạo dựng thương hiệu trên bản đồ du lịch của cả
nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
+ Quảng Ngãi đón được 1.360.000 lượt
khách, trong đó, 160.000 lượt khách quốc tế, 1.200.000 lượt khách nội địa. Tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025: tổng lượt khách đạt khoảng 24,3%/năm;
khách quốc tế đạt khoảng 77,6%/năm; khách nội địa đạt khoảng 21,7%/năm.
+ Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 2.780
tỷ đồng (tương đương 120 triệu USD); trong đó, thu từ khách quốc tế đạt hơn 800
tỷ đồng (tương đương khoảng 35 triệu USD); đóng góp của du lịch vào GRDP đạt
khoảng 1,7%.
+ Tổng số buồng lưu trú đạt khoảng
5.200 buồng, trong đó có khoảng 1.500 buồng lưu trú đạt
chuẩn 3-5 sao; công suất sử dụng buồng trung bình đạt khoảng 55%/năm. Ngày lưu
trú bình quân của khách du lịch đạt 3 ngày.
+ Tạo việc làm cho khoảng 21.900 lao
động, trong đó có khoảng 7.300 lao động trực tiếp, tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2020 - 2025 đạt khoảng 20,3%/năm.
- Đến năm 2030:
+ Quảng Ngãi đón được 2.550.000 lượt
khách, trong đó, 250.000 lượt khách quốc tế, 2.300.000 lượt khách nội địa. Tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2025 - 2030: tổng lượt khách đạt khoảng 13,4%/năm;
khách quốc tế đạt khoảng 9,3%/năm; khách nội địa đạt khoảng 14%/năm.
+ Tổng thu từ du lịch đạt khoảng
13.825 tỷ đồng (tương đương 600 triệu USD); trong đó, thu từ khách quốc tế đạt
khoảng 1.900 tỷ đồng (tương đương khoảng 82,5 triệu USD); đóng góp của du lịch
vào GRDP đạt khoảng 5,7%.
+ Tổng số buồng lưu trú đạt khoảng
11.000 buồng, trong đó có khoảng 3.000 buồng lưu trú đạt chuẩn 3-5 sao; công suất
sử dụng buồng trung bình đạt khoảng 60%/năm.
+ Tạo việc làm cho khoảng 49.500 lao
động, trong đó có khoảng 16.500 lao động trực tiếp; tăng trưởng bình quân khoảng
17,7%/năm.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh
công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ du lịch
- Xây dựng, triển khai quy hoạch du lịch
trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Phát triển đồng bộ hệ thống giao
thông kết nối và giao thông nội bộ tại Trung tâm du lịch thành phố Quảng Ngãi
và hai khu vực trọng điểm du lịch phía Đông Bắc (Lý Sơn, Bình Sơn, Trà Bồng) và
Tây Nam (Ba Tơ, Đức Phổ), tạo thuận lợi tối đa về hạ tầng để đảm bảo phát triển,
hình thành các khu, điểm du lịch.
- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật
giao thông, nhất là các dự án: Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi đến sân bay Chu Lai;
tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn IIa (thành phần 1, thành phần
2); đê chắn sóng cảng Bến Đình huyện Lý Sơn.
- Huy động nguồn lực xã hội để đầu tư
nâng cấp một số tuyến đường tỉnh; các bến xe hoặc bãi đỗ xe công cộng tại các
trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch; tàu vận tải hành khách phục vụ
nhu cầu đi lại và du lịch tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé, Vạn Tường -
Lý Sơn; phối hợp cùng thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam mở tuyến vận tải khách
đường thủy từ bờ ra đảo và ngược lại nối Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Sa Kỳ để
phát triển sản phẩm mới du lịch đường biển cho vùng Duyên hải miền Trung.
- Cải tạo, nâng cấp các công trình
văn hóa, công trình thể thao quan trọng, có khả năng tổ chức các sự kiện văn
hóa - thể thao quy mô cấp tỉnh trở lên. Phát triển các trung tâm thương mại,
siêu thị, chợ hạng 1, hạng 2, hệ thống cửa hàng tiện lợi tại các địa phương có
du lịch phát triển, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp, phát
huy có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, di chỉ
khảo cổ, công trình kiến trúc nghệ thuật, công trình tôn giáo, nhất là phát huy
các giá trị văn hóa Sa Huỳnh để phát triển du lịch mang đặc trưng riêng của Quảng
Ngãi.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
phát triển hệ thống viễn thông, wifi tại các khu điểm du lịch của tỉnh. Đầu tư
và nâng cao chất lượng các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất
thải trong khu điểm du lịch và tại các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Thu hút đầu tư các tổ hợp đô thị -
dịch vụ - du lịch - giải trí có quy mô lớn và chất lượng cao dọc tuyến ven biển
Dung Quất - Sa Huỳnh và đảo Lý Sơn nhằm tạo động lực cho du lịch tỉnh phát triển
đột phá; đồng thời thu hút đầu tư vào khu du lịch Thạch Bích, khu du lịch Cà
Đam và các khu điểm du lịch ở các huyện miền núi để tạo động lực phát triển du
lịch khu vực phía Tây của tỉnh. Tập trung đầu tư, phát triển và khai thác có hiệu
quả 02 khu du lịch cấp tỉnh đã được công nhận (Khu Du lịch Mỹ Khê, Khu du lịch
Lý Sơn). Phấn đấu đến năm 2030, có 02 khu du lịch quốc gia (Khu Du lịch Mỹ Khê,
Khu du lịch Lý Sơn), 4 khu du lịch cấp tỉnh (Khu du lịch Sa Huỳnh; Khu du lịch
Hồ Núi Ngang, Khu du lịch sinh thái Thạch Bích, Khu du lịch Bình Châu) và 7 điểm
du lịch cấp tỉnh (Điểm du lịch sinh thái Suối Chí, điểm du lịch thảo nguyên Bùi
Hui, điểm du lịch Thác Trắng (Minh Long), điểm du lịch trải nghiệm văn hóa Hre
(Ba Thành, Ba Tơ), điểm du lịch miệt vườn trái cây Bình Thành (Hành Nhân, Nghĩa
Hành), điểm du lịch Làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ, điểm du lịch cộng đồng cây Gạo
(Đức Tân, Mộ Đức) được công nhận.
- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú,
khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 4-5 sao, nhà hàng cao cấp; phát triển một số trung tâm
tổ chức sự kiện, triển lãm, hội chợ, hội nghị, hội thảo, trung tâm thể thao,
phát triển dịch vụ đêm, hình thành các tuyến phố đi bộ tại huyện Bình Sơn,
thành phố Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn và thị xã Đức Phổ; tiếp tục đầu tư phát
triển thành phố Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch; tổ chức các dịch
vụ trải nghiệm, phát triển cảnh quan, dịch vụ trên sông, nhà hàng ẩm thực, các
khu thương mại, dịch vụ văn hóa, thể thao, các điểm tham quan dọc hai bên bờ
sông Trà Khúc.
2. Phát triển sản
phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh
a) Tiếp tục phát triển mạnh 03 dòng sản
phẩm du lịch chủ đạo là: Du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái.
Trong đó, lấy du lịch biển, đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm trọng tâm, du
lịch sinh thái làm nền tảng cho phát triển du lịch bền vững. Cụ thể:
a1) Sản phẩm du lịch biển, đảo
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm du
lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp tại Lý Sơn, Bình Sơn, khu du lịch Mỹ Khê (thành phố
Quảng Ngãi), khu du lịch Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ); trong đó, hình thành ít nhất
ở mỗi khu vực 01 khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp đạt chuẩn 4 - 5 sao.
- Quản lý, khai thác có hiệu quả các
bãi biển Khe Hai, Gành Yến, Sa cần, Minh Tân, Châu Me... để phát triển du lịch
đại chúng, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch, người dân địa phương; tạo
điều kiện cho người dân sinh sống trên địa bàn tham gia kinh doanh các dịch vụ
tại các bãi biển này.
a2) Sản phẩm du lịch văn hóa
- Tiếp tục phát triển các sản phẩm du
lịch gắn với tham quan, tìm hiểu, giáo dục, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử,
truyền thống cách mạng tại các điểm di tích, di chỉ khảo cổ như: Di tích chiến
thắng Vạn Tường, Di tích chiến thắng Ba Gia, Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm
về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi;
Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, Khu lưu niệm cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng; Cụm di tích anh hùng liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm; Di chỉ khảo cổ
văn hóa Sa Huỳnh; Trường Luỹ Quảng Ngãi; Thành cổ Quảng Ngãi, Đình làng An
Vĩnh, Đình làng An Hải, Âm linh tự và Mộ lính Hoàng Sa...
- Phát triển sản phẩm du lịch tâm
linh gắn với chùa Thiên Ấn, chùa Minh Đức, chùa Ông, chùa Diệu Giác, Điện Trường
Bà, các địa điểm tâm linh trên đảo Lý Sơn và các công trình, di tích tôn giáo
khác có giá trị để phục vụ khách du lịch.
- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với
tìm hiểu các giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít người sinh sống trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi như dân tộc Chăm, H’rê, Cor, Ca Dong...
- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với
các lễ hội truyền thống của người dân địa phương, đặc biệt là một số lễ hội được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo dấu ấn riêng có cho du lịch
Quảng Ngãi như: Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo
Lý Sơn, Lễ hội Điện Trường Bà ở Trà Bồng...
a3) Sản phẩm du lịch sinh thái
- Phát triển các sản phẩm du lịch
sinh thái nghỉ dưỡng tại hồ Núi Ngang, Bùi Hui (Ba Tơ), hồ Nước Trong, núi Cà
Đam (Trà Bồng), hồ Liệt Sơn (Đức Phổ), thác Trắng (Minh Long), suối Chí (Nghĩa
Hành), hồ Đăkdrinh (Sơn Tây)...
- Phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái gắn với nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khoẻ tại các suối nước nóng Nghĩa Thuận
(Tư Nghĩa), Thạch Trụ (Mộ Đức), Thạch Bích (Trà Bồng), Hành Nhân (Nghĩa
Hành)...
- Phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái gắn với rừng ngập mặn Bàu Cá Cái (Bình Sơn) và tham quan thắng cảnh thiên
nhiên; trải nghiệm leo núi, cắm trại, khám phá núi rừng hoang dã tại các huyện
Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ.
b) Phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch
của từng địa phương, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của
thị trường. Một số sản phẩm du lịch có tiềm năng phát triển trong giai đoạn
2022 - 2025 như: Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch hội
nghị, hội thảo và thương mại, công vụ.
- Du lịch cộng đồng: Tiếp tục đầu tư,
khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lý Sơn, Làng Gò có (Đức Phổ),
Làng tranh bích hoạ 3D Thanh Thủy (Bình Sơn), trải nghiệm văn hóa Hre tại huyện
Ba Tơ; nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng tại những địa phương khác có tiềm
năng khác.
- Du lịch nông nghiệp, nông thôn:
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn tham gia làm du lịch,
kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch theo mô hình OCOP, du lịch nông nghiệp,
nông thôn theo mô hình homestay. Tiếp tục phát triển du lịch nông nghiệp, nông
thôn gắn với nghề trồng hành, tỏi ở Lý Sơn, nông nghiệp công nghệ cao và nghề
nông ở Mộ Đức, nghề làm muối ở Đức Phổ, sản xuất các sản phẩm từ cây quế ở Trà
Bồng... Khai thác, phát triển mô hình du lịch miệt vườn trái cây tại thôn Bình
Thành (xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành).
Phát triển du lịch làng nghề, bảo tồn,
khôi phục và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống lâu đời như: Làng gốm
Mỹ Thiện (Bình Sơn), dệt thổ cẩm Làng Teng (Ba Tơ), nghề dệt chiếu, tằm nhang,
làm đầu lân tại xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) và nghề đan lát của đồng bào H’rê...
- Du lịch hội nghị, hội thảo và công
vụ: Tiếp tục phát triển thành phố Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch;
hình thành các trung tâm tổ chức sự kiện, hội nghị có quy mô quốc gia; đăng cai
tổ chức các lễ hội, sự kiện, hội nghị, hội thảo lớn của các cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
c) Nghiên cứu, phát triển thí điểm một
số sản phẩm du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu, xu hướng tiêu dùng du lịch mới của
một số phân khúc thị trường, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo (đến
năm 2030) như:
- Du lịch về đêm: Phát triển dịch vụ
đêm, chú trọng đưa vào hoạt động hiệu quả chợ đêm, hình thành một số tuyến đi bộ
tại thành phố Quảng Ngãi và một số đô thị đông dân cư có nhiều khách du lịch.
- Du lịch thể thao: Tổ chức các giải
thi đấu và hoạt động thể thao như việt dã, đua xe đạp, dù lượn, leo núi tại Lý
Sơn, một số huyện miền núi và các địa bàn tiềm năng khác; đua thuyền, thể thao
bãi biển tại Lý Sơn, Bình Sơn, Mỹ Khê, Sa Huỳnh và một số bãi biển tiềm năng
khác; trong đó hàng năm tổ chức giải dù lượn quốc tế như là sự kiện thể thao định
vị thương hiệu du lịch Lý Sơn.
- Du lịch công nghiệp: Khuyến khích mở
các tour tham quan các nhà máy công nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu
công nghiệp tỉnh phục vụ du khách.
d) Phát triển hệ thống sản phẩm quà
lưu niệm đa dạng, chất lượng, mang đặc trưng, thương hiệu của Quảng Ngãi như:
Quế Trà Bồng; hành, tỏi Lý Sơn; cá bống Sông Trà; mạch nha, kẹo gương, thổ cẩm,
quà tặng từ vỏ sò, ốc biển, hải sản khô, hải sản đông lạnh, trái cây... nhằm
đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch và gia tăng doanh thu du lịch.
3. Phục hồi và
mở rộng thị trường du lịch, tuyến du lịch
a) Đối với thị trường nội địa
Giai đoạn 2022 - 2025, tập trung ưu
tiên thị trường nội địa, xác định thị trường nội địa là động lực, đòn bẩy để phục
hồi và phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong và sau đại dịch COVID-19.
Đẩy mạnh khai thác thị trường mục
tiêu truyền thống là Hà Nội và các tỉnh miền Bắc; tăng cường khai thác thị trường
khách nội vùng, cận vùng và khách nội tỉnh, thu hút khách từ thị trường Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai,...
b) Đối với thị trường khách quốc tế:
Giai đoạn 2022 - 2025, thực hiện theo
chủ trương của Trung ương việc mở cửa đón khách quốc tế trở lại; ưu tiên khai
thác các thị trường gần Đông Bắc Á, tập trung khai thác thị trường Trung Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông; chú trọng khai thác thị trường khách Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chú trọng khai thác thị trường ASEAN
như Campuchia, Thái Lan, Lào thông qua các cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), Nam Giang (Quảng
Nam), Lệ Thanh (Gia Lai), qua các tuyến quốc lộ 14, 14D, 19, 40, 40B đấu nối với
quốc lộ 1A, cao tốc CT.01 và quốc lộ 24 đến Quảng Ngãi.
Tiếp cận, khai thác một số phân khúc
thị trường khách Nga, Mỹ, Pháp và một số quốc gia châu Âu có nhu cầu du lịch
tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa - lịch sử gắn với hai cuộc chiến tranh
Việt Nam và du lịch kết hợp với nghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ tại Quảng
Ngãi.
c) Giai đoạn 2026 - 2030: Phát triển
đa dạng thị trường, cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, hướng tới các
thị trường cao cấp, khách có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày khi sản
phẩm du lịch Quảng Ngãi đa dạng, với nhiều sản phẩm chất lượng, đẳng cấp.
d) Phát triển hiệu quả tuyến du lịch
nội tỉnh và liên tỉnh, liên vùng.
- Tuyến du lịch nội tỉnh (5 tuyến):
(1) TP.Quảng Ngãi - Bình Sơn - Trà Bồng; (2) TP.Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Minh
Long - Ba Tơ; (3) TP.Quảng Ngãi - Bình Sơn - Lý Sơn; (4) TP.Quảng Ngãi - Mộ Đức
- Đức Phổ - Ba Tơ; (5) TP.Quảng Ngãi - Sơn Hà - Sơn Tây.
- Tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng
(3 tuyến): (1) TP.Quảng Ngãi - TP.Tam Kỳ - TP.Hội An - TP.Đà Nẵng; (2) TP.Quảng
Ngãi - TP.Quy Nhơn - TP.Tuy Hòa - TP.Nha Trang; (3) TP.Quảng Ngãi - Ba Tơ -
Măng Đen - Kon Tum.
- Tuyến du lịch đường thủy Đà Nẵng -
Cù Lao Chàm - Lý Sơn - Sa Kỳ.
4. Đổi mới công
tác xúc tiến, quảng bá và liên kết hợp tác phát triển du lịch
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại,
đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác xúc tiến, quảng
bá du lịch.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch
“Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch” nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá của điểm
đến, tối ưu hóa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng như hoạt động
du lịch, đáp ứng xu hướng sử dụng công nghệ 4.0 của du khách hiện nay; phát triển
các sản phẩm công nghệ 4D, VR360 phục vụ trải nghiệm cho khách du lịch tại Bảo
tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm phát huy giá trị di sản văn hóa đa
năng Quảng Ngãi, Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ, Khu chứng tích Sơn Mỹ. Tối ưu hóa
và đẩy mạnh quảng bá để sử dụng rộng rãi App Du lịch Quảng Ngãi.
- Triển khai hoạt động truyền thông
thương hiệu du lịch Quảng Ngãi hiệu quả, góp phần định vị và phát triển thương
hiệu du lịch Quảng Ngãi.
- Phát triển kênh “Khám phá Quảng
Ngãi” trên Youtube do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi quản lý, phụ
trách nội dung, đăng tải các video/clip về du lịch của tỉnh. Tiếp tục quản lý,
vận hành chuyên trang du lịch trên cổng thông tin điện tử
https://svhttdl.quangngai.gov.vn/.
b) Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng, sản xuất ấn phẩm, vật phẩm
phục vụ xúc tiến du lịch; triển khai thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch bằng
nhiều phương thức, hình thức khác nhau, kết hợp cả phương pháp truyền thống và
phương pháp hiện đại.
c) Đổi mới hình thức triển lãm, giới
thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch tại các hội chợ du lịch để nâng cao chất lượng,
chú trọng phát huy hình thức gian hàng online trong hoạt động xúc tiến du lịch.
d) Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ 4.0, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, điều hành và kinh
doanh. Tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong hoạt động quảng bá,
xúc tiến du lịch.
e) Tăng cường phối hợp liên ngành,
liên địa phương, liên vùng và hợp tác quốc tế trong công tác xúc tiến, quảng bá
và phát triển du lịch.
- Liên kết với các doanh nghiệp và
nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, các đơn vị truyền thông báo chí tổ chức các
đoàn khảo sát, đoàn FAMTRIP, PRESSTRIP tham quan trải nghiệm, giới thiệu, quảng
bá các sản phẩm du lịch và khảo sát môi trường đầu tư tại tỉnh.
- Đẩy mạnh hợp tác với cơ quan thông
tấn báo chí Trung ương, địa phương và quốc tế, website, cổng thông tin điện tử
của tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương trong cả nước để đăng tải, truyền, phát
các thông tin, chương trình quảng bá du lịch của tỉnh.
- Liên kết với các địa phương trọng
điểm về du lịch của cả nước, nhất là các tỉnh, thành trong liên kết phát triển
du lịch giữa TP. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tạo
thành chuỗi liên kết phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
du khách.
- Hợp tác, liên kết với các đối tác,
tổ chức du lịch quốc tế để tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại
các thị trường nước ngoài nhằm thu hút khách quốc tế vào tỉnh; đồng thời, đẩy mạnh
hợp tác với các hãng hàng không trong hoạt động quảng bá du lịch và các chiến dịch
thu hút khách đến với Quảng Ngãi.
5. Phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030.
- Đảm bảo đủ nguồn nhân lực tương ứng
với vị trí việc làm theo quy định đối với nguồn nhân lực du lịch tại các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch; bổ sung nhân lực phụ trách lĩnh vực xúc tiến
quảng bá du lịch (hiện tại không có Trung tâm xúc tiến du lịch). Tùy theo đặc
điểm tình hình phát triển du lịch ở địa phương, có thể xem xét, bổ sung thêm mỗi
huyện 01 biên chế để tuyển dụng công chức phụ trách tham mưu về lĩnh vực phát
triển du lịch, đặc biệt với những địa phương có du lịch phát triển như Lý Sơn,
Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh du lịch đào tạo tại chỗ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về
du lịch, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học cho người lao động.
- Đối với cộng đồng, người dân tham
gia làm du lịch: Tổ chức đi thực tế, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm làm du lịch
cộng đồng tại những địa phương có du lịch cộng đồng phát triển.
III. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Đổi mới nhận
thức, tư duy của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển du lịch
a) Đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức
về vị trí, vai trò, tầm quan trọng du lịch; xác định du lịch là ngành kinh tế
quan trọng, đóng góp tích cực đối với kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Nhận thức đầy đủ du lịch là ngành
kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hoá cao.
Để thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, cần có sự thống nhất, chung tay, vào
cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp; sự tham gia, ủng hộ và đồng thuận của
các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, ý thức của người dân, cộng đồng doanh nghiệp trong ứng xử với khách du lịch;
nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
2. Hoàn thiện
cơ chế, chính sách
a) Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng tạo thuận lợi tối đa, thu hút các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia phát triển du lịch, đưa du lịch
từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
b) Ưu tiên các nhà đầu tư lớn trong
nước và quốc tế có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch đầu
tư vào các khu du lịch trọng điểm đã được định hướng trở thành khu du lịch quốc
gia, khu du lịch cấp tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu
tư phát triển khu, điểm du lịch tại những nơi có tiềm năng du lịch.
c) Có cơ chế thông thoáng, cải cách
thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng và các cơ chế, thủ
tục có liên quan khác nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng triển
khai các dự án đầu tư.
d) Tạo lập môi trường kinh doanh du lịch
lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp
nước ngoài, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữa doanh nghiệp
kinh doanh du lịch với cộng đồng tham gia làm du lịch; khuyến khích tỉnh thần
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để
đầu tư phát triển du lịch, trong đó, vốn ngân sách tập trung để đầu tư kết cấu
hạ tầng, tạo động lực cho du lịch phát triển; đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ xã
hội để đầu tư các khu du lịch, tổ hợp du lịch - giải trí đẳng cấp và hạ tầng dịch
vụ phục vụ du lịch khác, cụ thể:
- Tổng nhu cầu vốn ngân sách để thực
hiện Đề án đến năm 2025 là: 3.230.897 triệu đồng (trong đó vốn đã bố trí trong
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.114.900 triệu đồng); phân
theo nguồn vốn:
+ Vốn đầu tư (trực tiếp và gián tiếp)
để phát triển du lịch: 3.120.897 triệu đồng (trực tiếp: 374.101 triệu đồng;
gián tiếp: 2.746.796 triệu đồng).
(Chi
tiết tại Phụ lục số 1)
+ Vốn sự nghiệp để quảng bá, xúc tiến,
thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch; phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn tài nguyên
du lịch: 110.000 triệu đồng.
(Chi
tiết tại Phụ lục số 2)
- Huy động nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước tham gia đầu tư các dự án lĩnh vực du lịch đến năm 2025: 3.300.000 triệu
đồng; dự báo giai đoạn 2026- 2030: 14.910.000 triệu đồng
(Chi
tiết tại Phụ lục số 3)
- Tăng cường đầu tư công phát triển hạ
tầng giao thông kết nối giữa các trung tâm thành thị, sân bay, nhà ga, bến xe,
cảng biển đến các khu, điểm du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
tại các khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia đã được định hướng và tại
các địa bàn vùng sâu vùng xa có tiềm năng du lịch.
- Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước của địa phương cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường tại các khu du
lịch trọng điểm; công tác xúc tiến quảng bá du lịch và công tác phát triển nguồn
nhân lực du lịch của tỉnh.
- Tăng cường hợp tác giữa nhà nước với
doanh nghiệp trong đầu tư, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt là
đầu tư phát triển các tổ hợp dịch vụ thương mại - du lịch, tổ hợp dịch vụ văn
hóa - thể thao - du lịch,... để tận dụng có hiệu quả không gian tài nguyên, diện
tích đất, tránh lãng phí nguồn lực.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân kết hợp giữa đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với phát triển du
lịch như các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nhà vườn, phát
triển làng nghề truyền thống...
- Huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) cho phát triển các cơ sở lưu trú - giải trí cao cấp, cơ sở
kinh doanh dịch vụ nhà hàng - ăn uống, cơ sở kinh doanh thương mại - mua sắm
(siêu thị, trung tâm thương mại)...
- Tăng cường hợp tác, liên kết với
các tổ chức quốc tế như UNDP, OECD, UNWTO, UNESCO, IUCN, JICA,... đang có các
chương trình hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam để tranh thủ thu hút các
nguồn tài trợ, hỗ trợ cho phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là du lịch sinh
thái, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, du lịch xanh thích ứng với biến đổi
khí hậu,...
4. Kiện toàn bộ
máy tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý du lịch
- Kiện toàn, củng cố, nâng cao chất
lượng bộ máy quản lý nhà nước các cấp về du lịch, đôi mới và nâng cao vai trò
trong công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong việc triển
khai nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch.
- UBND huyện, cấp xã chủ động, kịp thời
xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển
du lịch trong ngắn hạn (đến năm 2025), trung hạn (đến năm 2030) và dài hạn (đến
năm 2045, 2050), đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển du lịch trong bối cảnh
mới, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn và nguồn lực hiện có của địa
phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám
sát, hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án
có yếu tố nước ngoài, ven biển, hải đảo nhạy cảm về an ninh, quốc phòng; kiên
quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ kéo dài nhiều năm hoặc không triển khai thực
hiện để tạo cơ hội thu hút nhà đầu tư khác có tiềm lực thực hiện đầu tư; có chế
tài xử phạt nghiêm minh đối với các dự án đầu tư trái với quy định của nhà nước
và chính quyền địa phương, phá vỡ cảnh quan, hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
- Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh du lịch; đảm bảo an
ninh, trật tự, an toàn; phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất
lượng; an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
5. Khai thác, sử
dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Thực hiện điều tra, đánh giá, phân
loại tài nguyên và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch; tiếp tục thực
hiện công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển; quản lý tổng hợp tài
nguyên vùng bờ; ứng phó sự cố tràn dầu để quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển du lịch.
- Thực hiện đánh giá sức chịu tải môi
trường du lịch tại các khu du lịch trọng điểm, có ý nghĩa về giá trị tài nguyên
và môi trường như đảo Lý Sơn, Khu du lịch biển Mỹ Khê, Khu du lịch biển Sa Huỳnh.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý
thức của khách du lịch, cộng đồng và xã hội trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường,
bảo vệ tài nguyên, cảnh quan tại các khu, điểm du lịch. Khuyến khích người dân,
khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng làm du lịch không sử dụng
sản phẩm làm từ nhựa dùng một lần; tăng cường sử dụng sản phẩm dễ tái chế, tái
sử dụng, sản phẩm làm từ vật liệu thiên nhiên (mây, tre, gỗ, lá); không xả thải
trực tiếp ra môi trường tự nhiên trong các hoạt động du lịch.
- Tiếp tục rà soát những khu vực có
tài nguyên du lịch nhưng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu gây
ra, đặc biệt là khu vực miền núi, ven biển và hải đảo; đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đối với các dự án phát triển du lịch tại các khu vực này trước khi
triển khai các hoạt động đầu tư.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Căn cứ nội dung Đề án, xây dựng Kế
hoạch triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ thuộc
chức năng và nhiệm vụ của ngành; phối hợp liên ngành, tổ chức thanh tra, kiểm
tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.
b) Hằng năm, trên cơ sở nhiệm vụ của
ngành, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán trình cấp có thẩm
quyền phân bổ dự toán, bổ sung dự toán ngân sách từ nguồn vốn sự nghiệp, nguồn
chi thường xuyên khác để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành và
nhiệm vụ phát triển du lịch đến năm 2030.
c) Tổ chức sơ kết hàng năm; tổng kết
vào năm 2025 để đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển
du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến 2025, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn
tiếp theo; kiến nghị cấp có thẩm quyền những nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung trong quá trình thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán chi thường xuyên để
trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí trong dự toán hàng năm theo khả
năng cân đối ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan khác.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổng hợp nhu cầu và tham mưu UBND tỉnh bố trí Kế hoạch đầu
tư công hàng năm và trung hạn 2021-2025 theo quy định.
b) Tham gia, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch lồng ghép các chương trình xúc tiến đầu tư với chương trình
xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh; tăng cường thu hút các nhà đầu tư tiềm năng
để đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
c) Phối hợp liên ngành tổ chức kiểm
tra, giám sát các hoạt động đầu tư dự án du lịch trên địa bàn tỉnh, kịp thời
phát hiện, ngăn ngừa, xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các dự án đầu
tư có hành vi vi phạm, xem xét kiến nghị thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ
kéo dài theo quy định.
4. Sở Giao thông vận tải
a) Tham mưu UBND tỉnh triển khai Đề
án phát triển hạ tầng giao thông phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và du lịch trong giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp
theo.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố
khai thác có hiệu quả các cảng biển phục vụ du lịch, đặc biệt là cảng Sa Kỳ, cảng
Bến Đình; nghiên cứu khả năng khai thác các tuyến thủy nội
địa để phát triển loại hình du lịch đường sông; tham mưu UBND tỉnh về phát triển
tuyến vận tải khách đường thủy từ bờ ra đảo nối Đà Nẵng - Cù lao Chàm - Lý Sơn
- Sa Kỳ; nghiên cứu khả năng khai thác đường sắt (theo tuyến đường sắt Bắc -
Nam) phục vụ cho phát triển du lịch.
c) Nghiên cứu, khai thác, phát triển
hệ thống xe buýt kết nối trung tâm thành phố Quảng Ngãi, trung tâm các huyện lỵ
đến các khu, điểm du lịch quan trọng; có phương án cải tạo, nâng cấp các tuyến
giao thông đã xuống cấp, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối với các khu,
điểm du lịch.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu UBND tỉnh trong công tác
quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên phục vụ cho phát triển
du lịch.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý,
giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch; bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Phối hợp liên ngành tổ chức kiểm
tra, giám sát các hoạt động du lịch, kịp thời phát hiện, xử lý, tham mưu cấp có
thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Lồng ghép các nội dung phát triển
du lịch vào Kế hoạch thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới” của tỉnh; kết hợp phát triển mạng lưới OCOP của tỉnh gắn với phát triển
du lịch.
b) Kết hợp các dự án nông nghiệp sạch,
nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh với phát triển du lịch; có cơ chế hỗ
trợ, khuyến khích nông dân phát triển các mô hình nhà vườn gắn với phát triển
du lịch cộng đồng.
7. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban
ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung,
quy hoạch phân khu các khu du lịch; hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập, thẩm
định và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng tại
các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền
thông trên địa bàn tỉnh tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền về du lịch Quảng
Ngãi trên các loại hình báo chí và nền tảng mạng xã hội. Tổ chức tuyên truyền,
quảng bá du lịch Quảng Ngãi thông qua công tác thông tin đối ngoại.
b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch theo dõi, nắm bắt các thông tin, phản ánh của người dân, doanh nghiệp,
du khách đối với các hoạt động du lịch của tỉnh trên không gian mạng; kịp thời
tham mưu cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý, hạn chế ảnh hưởng đến hình ảnh, du lịch
Quảng Ngãi.
9. Sở Y tế
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
ý thức của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia làm du lịch trong việc sản
xuất, tiêu thụ, sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
phục vụ khách du lịch; tuyệt đối không sử dụng thực phẩm kém chất lượng, thực
phẩm có hoá chất độc hại, chất phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan kiểm tra, đảm bảo an toàn thực
phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch; sẵn sàng
tiếp nhận, xử lý kịp thời các trường hợp ngộ độc thực phẩm và các trường hợp
khác có liên quan đến an toàn sức khoẻ của khách du lịch.
10. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Ưu tiên, dành nguồn lực thích hợp
từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh cho nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN với phát triển du lịch.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ để phát triển du lịch.
c) Có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ hiện đại
với phát triển du lịch.
11. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch khảo sát, đánh giá khả năng khai thác, phát triển loại hình du lịch
công nghiệp tại một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và công trình công nghiệp
trên địa bàn; lồng ghép chương trình xúc tiến thương mại với xúc tiến quảng bá
du lịch; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư
phát triển các trung tâm thương mại hiện đại, trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ
truyền thống, đảm bảo đáp ứng yêu cầu mua sắm của khách du lịch.
12. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Tăng cường công tác quản lý thị trường,
kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng bán cho khách du lịch.
13. Sở Giáo dục và Đào tạo
Lồng ghép vào chương trình giáo dục
các cấp chương trình thực tế, tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị di sản
văn hóa, di tích lịch sử cách mạng của tỉnh nhằm giáo dục cho học sinh truyền
thống yêu nước, tự hào dân tộc, noi gương các thế hệ cha anh của Quảng Ngãi.
14. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tham mưu sắp xếp, kiện
toàn bộ máy cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, các đơn vị sự
nghiệp công lập tham gia hoạt động du lịch; bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh và cấp huyện nhất là cán bộ chuyên trách
du lịch cho Phòng Văn hóa Thông tin tại một số địa phương có du lịch phát triển.
15. Sở Ngoại vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tham mưu UBND tỉnh chương trình liên kết, hợp tác cấp tỉnh với một số tỉnh
của Campuchia, Lào, Thái Lan đẩy mạnh giao lưu văn hóa, thể thao và phát triển
du lịch; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Ngãi trong khu vực và trên
thế giới.
16. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi
Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo
an ninh, quốc phòng trên lĩnh vực du lịch trong tình hình mới; chủ động tích cực
đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm lợi dụng hoạt động du lịch xâm phạm an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác quản lý nhập cảnh,
cư trú, hoạt động của người nước ngoài đến địa bàn tỉnh du lịch, làm việc liên
quan đến lĩnh vực du lịch; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự trên lĩnh vực du lịch.
Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và an
toàn cho khách du lịch, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, cò mồi, lừa đảo,
trộm cắp, cướp giật, móc túi khách du lịch tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo
an ninh, quốc phòng trong hoạt động du lịch tại đảo Lý Sơn, quản lý hiệu quả vừa
đảm bảo an toàn vừa tạo thuận lợi cho các hoạt động: dù lượn, flycam, du thuyền,
lướt ván, lặn biển ngắm san hô.
Tham gia thẩm định về an ninh, trật tự
đối với các đề án, dự án du lịch có yếu tố nước ngoài hoặc đầu tư vào khu vực
nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
17. Ban Quản lý các dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
Lập thủ tục để triển khai các dự án đầu
tư trong giai đoạn 2022-2025 và đề xuất danh mục đầu tư giai đoạn 2026 - 2030;
chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực
hiện các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách phục vụ phát triển du lịch, đảm
bảo chất lượng, tiến độ theo mục tiêu, định hướng đầu tư phát triển du lịch đã
được xác định tại Đề án.
18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
a) Căn cứ nội dung của Đề án và tình
hình thực tế, điều kiện cụ thể ở địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phát triển
du lịch hằng năm; khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên phát triển sản phẩm
du lịch; tăng cường công tác xã hội hoá, thu hút đầu tư phát triển khu, điểm du
lịch trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cộng đồng tham gia
làm du lịch.
b) Đối với các huyện, thị xã, thành
phố có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn, có khả năng phát triển
du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, lập Đề án phát triển
du lịch của địa phương đến năm 2030 để có căn cứ, cơ sở kêu gọi, thu hút đầu
tư, khai thác hợp lý, các giá trị tài nguyên cho phát triển du lịch.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của du lịch.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo vệ tài nguyên,
môi trường; giữ gìn an ninh trật tự; xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử
thân thiện với khách du lịch.
19. Hiệp hội Du lịch Quảng Ngãi
a) Phát huy vai trò của Hiệp hội tăng
cường liên kết, hợp tác, hỗ trợ các hội viên trong hoạt động kinh doanh du lịch;
liên kết với Hiệp hội của các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và
trong cả nước để mở rộng, kết nối các tour, tuyến, đưa khách du lịch đến Quảng
Ngãi.
b) Cầu nối, kết nối giữa các doanh
nghiệp, cộng đồng kinh doanh du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các
cơ quan hữu quan đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm, mở rộng thị
trường.
c) Tuyên truyền tới các hội viên thực
hiện kinh doanh du lịch đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Đề án, trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa
phương tổng hợp, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để rà
soát và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kịp thời./.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
KỸ THUẬT, TRÙNG TU, TÔN TẠO CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CÁC THIẾT
CHẾ VĂN HÓA TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025)
(Kèm theo Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 10/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị:
Triệu đồng
TT
|
Tên dự án
|
Thời gian thực hiện
|
Quyết định đầu tư
|
Lũy kế đã bố trí vốn đến năm 2020
|
Kế hoạch trung hạn 2021-2025
|
Ghi chú
|
Tổng mức đầu tư
|
Trong đó
|
Tổng mức đầu tư
|
Lũy kế đã bố trí vốn đến năm 2020
|
Tổng số
|
NSTW
|
NS tỉnh
|
Khác
|
NSTW
|
NS tỉnh
|
I
|
DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG PHỤC VỤ TRỰC TIẾP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
|
1
|
Đường du lịch
vào khu di chi văn hóa Sa Huỳnh
|
2020-2022
|
52.000
|
|
52.000
|
|
19.600
|
|
19.600
|
26.000
|
|
2
|
Tuyến đường
nối từ ĐT.623B vào khu 2 vực dự án khu sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn, suối nước
nóng Nghĩa Thuận
|
2018-2021
|
69.986
|
|
69.986
|
|
21.102
|
21.102
|
5.000
|
5.000
|
|
3
|
Hạ tầng Khu
du lịch Mỹ Khê
|
2017-2022
|
71.700
|
51.894
|
19.806
|
|
44.000
|
34.000
|
10.000
|
19.500
|
|
4
|
Khu Du lịch
văn hóa Thiên Ấn
|
2018-2020
|
25.000
|
|
25.000
|
|
17.200
|
|
17.200
|
4.000
|
|
5
|
Tôn tạo,
nâng cấp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng
|
2019-2021
|
9.915
|
|
9.915
|
|
7.600
|
|
7.600
|
1.900
|
|
6
|
Khu di tích
Mộ cụ Bùi Tá Hán
|
2021-2023
|
35.000
|
|
35.000
|
|
|
|
|
32.000
|
|
7
|
Nâng cấp và
chỉnh trang Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng
|
2022-2025
|
40.000
|
|
20.000
|
|
|
|
|
20.000
|
|
8
|
Tôn tạo di
tích quốc gia Chứng tích Sơn Mỹ
|
2022-2025
|
29.500
|
|
29.500
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Trùng tu, tôn
tạo di tích quốc gia trên địa bàn huyện Lý Sơn (Di tích Đình làng An Hải,
Đình làng An Vĩnh)
|
2022-2025
|
11.000
|
|
11.000
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Trùng tu,
tôn tạo di tích quốc gia Chùa Ông
|
2022-2025
|
14.950
|
|
14.950
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Trùng tu, tôn
tạo di tích quốc gia Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ
|
2022-2025
|
10.050
|
|
10.050
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Trùng tu,
tôn tạo di tích quốc gia Mộ và Nhà thờ Trần Cẩm
|
2022-2025
|
5.000
|
|
5.000
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
374.101
|
|
302.207
|
|
109.502
|
55.102
|
59.400
|
108.400
|
|
II
|
DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG PHỤC VỤ GIÁN TIẾP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
|
1
|
Cảng Bến
đình, huyện Lý Sơn
|
|
256.796
|
100.000
|
156.796
|
|
245.053
|
100.000
|
145.053
|
1.500
|
|
2
|
Đường ven
biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 1
|
2019-2024
|
1.200.000
|
800.000
|
400.000
|
|
16.900
|
|
16.900
|
860.000
|
|
3
|
Đường ven
biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb
|
2022-2025
|
900.000
|
840.000
|
60.000
|
|
|
|
|
870.000
|
|
4
|
Nâng cấp cải
tạo sân vận động tỉnh và đường vành đai xung quanh sân vận động
|
2022-2025
|
90.000
|
70.000
|
20.000
|
|
|
|
|
75.000
|
|
5
|
Trung tâm Hội
nghị và triển lãm tỉnh
|
|
300.000
|
200.000
|
100.000
|
|
|
|
|
200.000
|
|
|
Tổng cộng
|
2.746.796
|
2.010.000
|
736.796
|
|
261.953
|
100.000
|
161.953
|
2.006.500
|
|
|
PHỤ LỤC 2
CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH, XÂY DỰNG SẢN PHẨM, SỐ HÓA NGÀNH DU LỊCH, ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC DU LỊCH, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ, BẢO TỒN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH…
(KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ DU LỊCH HẰNG NĂM)
(Kèm theo Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Đơn vị:
Triệu đồng
TT
|
Tên chương trình
|
Nội dung
|
Tổng kinh phí
|
Giai đoạn 2022-2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
2028
|
2029
|
2030
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Chương
trình quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm, số hóa ngành
du lịch tỉnh Quảng Ngãi
|
- Giới thiệu
hình ảnh du lịch Quảng Ngãi trong và ngoài nước (tạp chí, tập gấp, website,
truyền hình...)
- Tham gia
hội chợ về du lịch
- Tham gia
các đoàn Famtrip
- Nghiên cứu
xây dựng sản phẩm du lịch
- Số hóa
ngành du lịch...
|
50.000
|
3.000
|
7.000
|
10.000
|
10.000
|
3.000
|
3.000
|
4.000
|
5.000
|
5.000
|
2
|
Đào tạo
phát triển nguồn nhân lực du lịch
|
- Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi
|
25.000
|
2.000
|
2.500
|
2.500
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3
|
Khảo sát,
đánh giá, bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch
|
- Khảo sát,
đánh giá tài nguyên du lịch
- Bảo tồn,
nâng cấp các giá trị tài nguyên du lịch
- Bảo vệ
môi trường du lịch
|
180.000
|
5.000
|
15.000
|
25.000
|
25.000
|
20.000
|
20.000
|
20.000
|
25.000
|
25.000
|
|
Tổng cộng
|
255.000
|
10.000
|
24.500
|
37.500
|
38.000
|
26.000
|
26.000
|
27.000
|
33.000
|
33.000
|
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC DỰ ÁN HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN NGOÀI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
|
Tên
dự án
|
Quy
mô (ha)
|
Tổng
kinh phí (tỷ đồng)
|
Giai
đoạn
|
2022-2025
|
2026-2030
|
1
|
Khu du lịch Mỹ Khê
|
352
|
1.620.000
|
220.000
|
1.400.000
|
2
|
Khu du lịch Lý Sơn
|
250
|
5.700.000
|
1.000.000
|
4.700.000
|
3
|
Khu du lịch Sa Huỳnh
|
152
|
810.000
|
130.000
|
680.000
|
4
|
Khu du lịch sinh thái Thạch Bích
|
200
|
1.000.000
|
170.000
|
830.000
|
5
|
Khu du lịch Bình Châu
|
300
|
1
450.000
|
250.000
|
1.200.000
|
6
|
Khu du lịch Bình Hải
|
300
|
1.450.000
|
250.000
|
1.200.000
|
7
|
Các khu, điểm du lịch dịch vụ tại
thành phố Vạn Tường
|
200
|
1.620.000
|
220.000
|
1.400.000
|
8
|
Khu trung tâm thương mại, nhà phố
thương mại, dịch vụ giải trí TP.Quảng Ngãi
|
10
|
810.000
|
130.000
|
680.000
|
9
|
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ
Núi Ngang - Ba Tơ
|
240
|
1.620.000
|
220.000
|
1.400.000
|
10
|
Các dự án khác: Khu du lịch sinh
thái bàu Cá Cái (Bình Sơn); Khu du lịch thảo nguyên Bùi Hui (Ba Tơ); Khu du lịch
sinh thái hồ Liệt Sơn - Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ); Làng du lịch miệt vườn trái
cây (Nghĩa Hành); Làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ (Đức Phổ);
Làng du lịch cộng đồng xóm Cây Gạo,...
|
10.000
|
2.130.000
|
710.000
|
1.420.000
|
|
Tổng
cộng
|
|
18.210.000
|
3.300.000
|
14.910.000
|