Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2859/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Mai Sơn
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2859/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 28/6/2021 của UBND tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 112/TTr-SVHTTDL ngày 31/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2030.

 (Có Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế; thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TKCT, KTTH, TH;
+ Lưu: VT, KGVX, Sở VHTTDL (05).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Sơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

STT

Nội dung

Trang

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

4

1

Sự cần thiết phải xây dựng đề án

4

2

Căn cứ xây dựng đề án

6

3

Phạm vi nghiên cứu đề án

8

4

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án

8

5

Phương pháp lập đề án

8

6

Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng và bài học cho tỉnh Bắc Giang

9

Phần 2

CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG

15

1

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

15

2

Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

18

3

Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

22

4

Các yếu tố ngoại lực

27

5

Đánh giá về các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trong điều kiện cạnh tranh

30

Phần 3

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

33

1

Thị trường khách

33

2

Hiện trạng các sản phẩm/dịch vụ du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang

34

3

Đánh giá tổng thể hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang

40

Phần 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNDU LỊCH CỘNG ĐỒNG

43

1

Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng

43

2

Dự báo phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng đến năm 2030

45

3

Định hướng phát triển du lịch cộng đồng

46

4

Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022- 2030

51

5

Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

53

Phần 5

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

54

1

Nhóm giải pháp đồng bộ cơ sở hạ tầng và xây dựng nền tảng điểm du lịch cộng đồng thông minh

54

2

Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước và cơ chế chính sách phát triển du lịch cộng đồng

56

3

Nhóm giải pháp phát triển nhân lực du lịch cộng đồng

60

4

Nhóm giải pháp về xây dựng, phân loại và ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù

62

5

Giải pháp về phát triển thị trường du lịch; định hướng thị trường khách hàng

64

6

Giải pháp tuyên truyền xúc tiến - quảng bá

65

7

Giải pháp liên kết sản phẩm - thị trường

67

8

Đề xuất xây dựng app hướng dẫn khách du lịch đến tham quan du lịch cộng đồng tại tỉnh Bắc Giang

68

9

Nhóm giải pháp về kêu gọi đầu tư phát triển du lịch

69

10

Nhóm giải pháp về môi trường, cảnh quan, an toàn du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội

71

Phần 6

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

71

1

Quy trình và thời gian tổ chức thực hiện đề án

71

2

Phân công nhiệm vụ của các đơn vị

72

3

Kinh phí thực hiện đề án

75

4

Hiệu quả Đề án

76

Các biểu

Từ biểu số 01 đến biểu số 06

78- 93

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

Bắc Giang là vùng đất Kinh Bắc xưa, nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa đậm nét, đa dạng và sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể xem là “mỏ vàng” để phát triển du lịch. Bắc Giang xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh trật tự.

Bắc Giang có bề dày truyền thống lịch sử, giàu tiềm năng du lịch với hơn 2.300 di tích, trong đó có 746 di tích đã được xếp hạng. Nổi bật là thành cổ Xương Giang (thành phố Bắc Giang); khu di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, khu di tích cách mạng ATK II (huyện Hiệp Hòa); chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) - nơi lưu giữ kho mộc bản với 3.050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012; đình, chùa Thổ Hà (huyện Việt Yên), Điểm du lịch Chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện việt Yên), Đền thờ Hán Quận Công Thân Công Tài (xã Hồng Thái), Đền thờ Tiến Sĩ Thân Nhân Trung (Thị trấn Nếnh)..., khu du lịch sinh thái và trải nghiệm Đại học Nông Lâm; đình, chùa Tiên Lục và cây dã hương nghìn năm tuổi (huyện Lạng Giang)…

Địa hình có sự kết hợp giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao, tạo nên những cảnh quan núi rừng hấp dẫn, những đỉnh núi hiểm trở, thác nước cùng những thảm động thực vật phong phú như: Khu danh thắng Tây Yên Tử với rừng nguyên sinh Khe Rỗ, suối Nước Vàng, Khe Đin, Đá Ngang; cao nguyên Đồng Cao; khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, dãy núi Nham Biền, vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn…

Bắc Giang còn được biết đến với các di sản văn hóa phi vật thể như quan họ với 18 làng quan họ cổ, ca trù, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều làng nghề truyền thống ở Bắc Giang được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay như: làng bánh đa Thổ Hà (Việt Yên), gốm làng Ngòi, làng bánh đa Kế, làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang)… Cùng với đó là những đặc sản tươi ngon như vải thiều Lục Ngạn, xôi trứng kiến, nham trám Hoàng Vân, chè bản Ven, gà đồi Yên Thế, sâm nam Núi Dành...

Những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về số lượng và chất lượng, số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tăng lên rõ rệt. Với sự nỗ lực đó, du lịch Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, bắt đầu khai thác được tiềm năng, thế mạnh, xây dựng được hình ảnh, thương hiệu du lịch. Tuy nhiên, các dự án, loại hình dịch vụ du lịch chất lượng, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch tại tỉnh Bắc Giang còn hạn chế. Bắc Giang chưa xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch mang tính biểu trưng, độc đáo, hấp dẫn. Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính mùa vụ, chủ yếu phát triển loại hình du lịch văn hóa - tâm linh vào mùa lễ hội với số ngày lưu trú ngắn và hạn chế trong các dịch vụ sử dụng.

Để du lịch tỉnh Bắc Giang trở thành một ngành kinh tế quan trọng và có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của mình, tạo điểm nhấn thu hút du khách cần ban hành các chính sách phát triển du lịch phù hợp và có sự tham gia của các ngành liên quan. Ngành du lịch tỉnh Bắc Giang cần nghiên cứu mô hình du lịch mới, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, phối hợp với các ban ngành để thúc đẩy du lịch của địa phương phát triển đúng với tiềm năng và lợi thế.

1.1. Nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là hình thức kinh doanh du lịch dựa trên tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương để phát triển du lịch. Trong đó đề cao vai trò của người dân bản địa tham gia kinh doanh, quảng bá hình ảnh điểm đến, cung cấp dịch vụ du lịch mang tính đặc trưng.

Du lịch cộng đồng là một loại hình quan trọng của du lịch Việt Nam bởi hình thức du lịch này không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn, cải thiện cuộc sống của người dân mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định: Du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại. Do đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại.

Trên thực tế, vai trò cộng đồng dân cư đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch, vừa là nền tảng, vừa là động lực và mục tiêu cho phát triển bền vững, nhất là đối với những vùng văn hóa đặc thù như Bắc Giang.

Trong nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch.

Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch, tạo mọi điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch, san sẻ lợi ích cho họ, có như vậy họ mới trở thành chủ nhân của những nguồn tài nguyên du lịch, có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên đó. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Giang - vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, có vùng đồng bào dân tộc thiểu số đông, người dân thân thiện, mến khách, có tiềm năng về thiên nhiên, trong đó nhiều tài nguyên du lịch cùng điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển du lịch.

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch phong phú và đặc sắc của địa phương, góp phần bảo vệ, phát huy tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh.

Hỗ trợ người dân kỹ năng, một số trang thiết bị phục vụ du khách nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch nông thôn, nông nghiệp sinh thái, làng bản; tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, giúp cho việc phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản có tiềm năng và hỗ trợ các điểm đón khách thăm quan vườn cây ăn quả.

Hệ thống hạ tầng như đường giao thông, điện, thông tin, liên lạc đã được đầu tư đến hầu hết các xã và một số khu, điểm có tiềm năng khai thác phát triển du lịch. Các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch và từng bước đầu tư, nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được bảo tồn, tôn tạo.

Nhận thức của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số về vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng được nâng lên và có nhiều chuyển biến rõ nét.

Thực hiện Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 28/6/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 112-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 4359/KH-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, việc xây dựng “Đề án Phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 - 2030” đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của tỉnh.

Để tạo bước chuyển về chất trong ngành du lịch quan trọng này cũng như đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, việc xây dựng “Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2030” là yêu cầu mang tính cấp thiết trong định hướng phát triển ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nói riêng và quốc gia nói chung.

1.2. Các nhu cầu khác

- Thúc đẩy cơ hội việc làm: Phát triển du lịch cộng đồng tại Bắc Giang thúc đẩy các cơ hội việc làm trực tiếp từ du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương, khôi phục và bảo tồn nhiều tài nguyên du lịch của tỉnh và giúp tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.

- Thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển: Để du khách thuận lợi tiếp cận điểm đến và đảm bảo điều kiện sinh hoạt, tỉnh cần phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, vệ sinh môi trường, sạch đẹp, hệ thống thông tin, giao thông văn minh, hiện đại.

- Nâng cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Cùng với việc phát triển các loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người vào môi trường nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; việc khoanh vùng đầu tư, tu bổ phục vụ hoạt động du lịch ngày càng chú trọng hơn đến những yếu tố tự nhiên; diện tích tự nhiên tại các khu du lịch, đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên; giữ gìn môi trường sống; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Căn cứ xây dựng đề án

2.1. Các cơ sở pháp lý

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/6/2017;

Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015;

Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/6/2012;

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Quyết định số 1685/QĐ-TTgngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Nghị quyết số 112-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 28/6/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 112-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch số 4359/KH-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang về Kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025;

Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động, Thương binh &Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước;

Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020.

2.2. Các nguồn tài liệu, số liệu

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang;

- Hiện trạng phát triển du lịch, tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Giang;

- Các tài liệu liên quan khác.

3. Phạm vi nghiên cứu đề án

3.1. Không gian: Huyện Sơn Động, Yên Thế, Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn và các địa bàn có tiềm năng phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang.

3.2. Thời gian: Đề án thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2016 - 2021 và đề xuất cho giai đoạn 2022 - 2030.

4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án

4.1. Mục tiêu: Đề xuất phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2030.

4.2. Nhiệm vụ

- Đánh giá các điều kiện phát triển và hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2021. Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022-2030;

- Đề xuất hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Bắc Giang một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường gắn kết chặt chẽ hoạt động du lịch cộng đồng giữa các địa phương của tỉnh với thành phố, tỉnh và các vùng lân cận trong khu vực;

- Đề xuất các mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu, đặc thù; xây dựng, tổ chức, quản lý và vận hành các mô hình du lịch cộng đồng;

- Đưa ra các chỉ tiêu, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2030, phù hợp với tiềm năng phát triển và mang tính đột phá làm cơ sở để quản lý phát triển du lịch hiệu quả, góp phần đưa du lịch Bắc Giang trở thành tỉnh tiên phong trong việc đẩy mạnh du lịch cộng đồng gắn với du lịch thông minh, phát triển tương xứng với sự phát triển của tỉnh và khu vực.

5. Phương pháp lập đề án

5.1. Đối chiếu chuẩn mực quốc tế: Nghiên cứu các thông lệ quốc tế, khu vực về phát triển du lịch cộng đồng, bài học phù hợp và ý nghĩa đối với tỉnh.

5.2. Thu thập và xử lý số liệu: Thu thập và đối chiếu các thông tin, số liệu có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch từ các nguồn chính thức, ưu tiên số liệu từ Cục thống kê trong trường hợp có chênh lệch giữa các nguồn; tiếp xúc các bên liên quan chủ chốt; thực hiện các cuộc khảo sát thực địa, tham vấn tại tỉnh.

5.3. Phương pháp chuyên gia: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, và thu thập các báo cáo và phỏng vấn chuyên sâu; tổ chức thảo luận, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các doanh nghiệp du lịch, đại diện người dân, khách du lịch để hoàn thiện đề án.

5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích, so sánh đối chiếu: Hệ thống thông tin địa lý (GIS), để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập Đề án.

5.5. Phương pháp dự báo: Dự báo về lượng khách; ngày lưu trú; tổng doanh thu của ngành du lịch; chi tiêu từ khách du lịch; đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; cơ sở lưu trú; số lượng lao động du lịch và dự báo về việc phát triển du lịch cộng đồng.

6. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng và bài học

6.1. Kinh nghiệm trong nước

Ở Việt Nam, một trong những mô hình cải thiện đời sống của dân bản khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi đó là “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) phối hợp với UBND huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam tại xã Ta Bhing năm 2012 -2013. Điểm nổi bật trong dự án này là tập trung xây dựng tính chủ động của cộng đồng bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của việc kết nối nhiều thành phần tham gia. Hiệu quả của mô hình này đã đem lại những hiệu quả đáng phấn khởi. Trong thời gian từ 5/2012 đến 6/2013 các làng bản ở đây đã đón được, chủ yếu là khách nước ngoài đến từ châu Âu, Nhật Bản. Hoạt động du lịch tập trung vào việc tham quan và trải nghiệm đời sống văn hóa của đồng bào Cơ Tu trong khu vực. Điều này cho thấy cho thấy triển vọng khả quan trong việc triển khai tiếp theo. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là việc duy trì cơ chế hoạt động và giám sát cộng đồng khi dự án chấm dứt. Việc kết nối với các đối tác phải thực sự dựa trên năng lực của cộng đồng và việc điều phối hoạt động cùng cơ chế phân chia lợi nhuận.

Một ví dụ thứ hai về nghiên cứu và áp dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là điển hình gần đây, với sự hỗ trợ kỹ thuật của chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (dự án EU) với định hướng và lộ trình cụ thể. Bối cảnh là bản Nà Củng, cách thành phố Lai Châu 28 km, là địa phương có 114 hộ gia đình với gần 600 đồng bào dân tộc Thái trắng sinh sống, được thiên nhiên ban tặng nhiều điều kiện tốt cho du lịch. Nhằm giúp cho Tỉnh Lai Châu có một điển hình về du lịch cộng đồng, Dự án EU đã cùng với người dân bản tiến hành từng bước nhằm tạo bước chuyển biến chắc chắn cho quá trình phát triển. Việc phát triển du lịch cộng đồng tại đây hướng tới việc nâng cao đời sống dân bản nhưng phải giữ gìn được bản sắc văn hóa và phong tục truyền thống và bảo vệ môi trường thiên nhiên, không để phát triển tự phát, riêng lẻ. Các sản phẩm du lịch đều được xây dựng một cách hợp lý dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và năng lực cung cấp của địa phương bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng bộ. Cách kêu gọi đầu tư nhỏ hoặc kết hợp với công ty du lịch để mở rộng, nâng cấp homestay và khu dịch vụ tắm suối, ngâm thảo dược là một cách làm khá mới mẻ để đảm bảo yếu tố gắn kết giữa cộng đồng và doanh nghiệp.

Từ năm 2013 tới nay, cùng với sự hỗ trợ tích cực của dự án, bản Nà Củng đã là một địa chỉ tham quan khá hấp dẫn đối với khách du lịch nói chung. Với những định hướng rõ ràng trong công tác xúc tiến quảng bá tại điểm và liên kết để tạo thêm ấn tượng về điểm đến. Cụ thể, ngoài thông tin về bản du lịch cộng đồng Nà Củng lên trang Web du lịch Lai Châu và Web du lịch 8 tỉnh Tây Bắc, bản du lịch cộng đồng này cũng được giới thiệu cho Câu lạc bộ Du lịch có trách nhiệm- RTC (CLB các công ty lữ hành quốc tế chuyên tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng), câu lạc bộ người nước ngoài tại Hà Nội Giới thiệu về bản du lịch cộng đồng Nà Củng trong các hội chợ du lịch thông qua gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu. Đặc biệt hệ thống biển giới thiệu và chỉ dẫn về các bản du lịch cộng đồng trong thành phố Lai Châu, hoặc tại một số điểm du lịch các tỉnh lân cận như các điểm tham quan tại Điện Biên, khu du lịch Đền Hùng.

Cũng với các mô hình phát triển du lịch cộng đồng trong cả nước, dự án phát triển làng du lịch cộng đồng tại xã Mai Hịch, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cũng là một ví dụ điển hình. Mô hình được phát triển trên cơ sở dự án xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững ở xã Mai Hịch do Trung tâm Sức khỏe và Phát triển cộng đồng (gọi tắt là COHED) thực hiện. Bằng phương pháp hỗ trợ tích cực cho cộng đồng trong khu vực, kết hợp giữa hỗ trợ về kỹ thuật và một phần tài chính của nước ngoài, lựa chọn mô hình đơn giản, chuyên nghiệp, trong đó tận dụng tối đa năng lực, nguyên vật liệu, kỹ thuật phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của người dân bản địa tạo ra một ấn tượng khác biệt so với các khu vực homestay khác trong tỉnh Hòa Bình. Với tôn chỉ “hiệu quả lớn được tạo ra từ sự thay đổi nhỏ”, cách thức tiếp cận du lịch được phổ cập ở mức đơn giản nhất từ đó xây dựng ý thức làm du lịch chuyên nghiệp cho cộng đồng.

Một mô hình khác khá đặc biệt không đi theo hướng tiếp nhận sự hỗ trợ của các dự án quốc tế. Mô hình du lịch cộng đồng của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch cộng đồng (CBT Travel) tại Bến Tre. Từ việc nhận thức và thực tế công việc, các chuyên gia của công ty đã nhận thấy: “Homestay là dạng du lịch mà sự bền vững về môi trường, văn hóa - xã hội được quản lý và sở hữu bởi chính cộng đồng, cho cộng đồng với mục đích giúp khách tham quan khám phá môi trường sống cũng như tận mắt chứng kiến văn hóa, nghi lễ và tập quán bản địa. Thông qua các hoạt động lữ hành kết nối du lịch cộng đồng, văn hóa bản địa được duy trì, các ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm lưu niệm từ nguyên liệu địa phương được phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân tộc, các dịch vụ sử dụng các kiến thức bản địa được khôi phục và đưa vào cùng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, hỗ trợ thực hiện các mô hình homestay, người dân nhận thức rõ việc giữ gìn, phát huy bản sắc cộng đồng và môi trường sống là tiêu chí để thu hút và duy trì du khách. Thu nhập càng tăng, tác động xã hội càng lớn. Đem lại nhiều công việc, thu nhập cho người dân, đời sống văn hóa cũng tinh tế hơn, giới thiệu cho mọi người”.

6.2. Kinh nghiệm quốc tế

Campuchia: Campuchia đã thành công trong việc phát triển của các điển hình tốt dựa trên “phương pháp tiếp cận có sự tham gia” của nguyên tắc 4P và 5A, gồm: Public - Private - People - Partnership (Mối quan hệ đối tác Công - Tư - Người dân) và Attitude - Access - Accommodations - Attractions - Advertising (Thái độ - Khả năng tiếp cận điểm đến - Cơ sở lưu trú - Điểm thu hút - Quảng cáo). Bài học điển hình của tỉnh Chi Phat: Trước năm 2007, tỉnh Chi Phat phải đối mặt với nạn phá rừng do làm nương rẫy, lấn chiếm đất công để xây dựng và sự xuống cấp của thế giới hoang dã do tác động của nạn buôn bán động vật trái phép. Khoảng 10.000 người dân sống trực tiếp hoặc dán tiếp dựa vào lợi ích của đa dạng sinh học, 60% sống với mức dưới 1,5 USD/ ngày và gần 30% sống hoàn toàn dựa vào khai thác, chặt phá rừng và săn bắt động vật. Năm 2007, mô hình du lịch cộng đồng của Chi Phat được thành lập với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Liên minh cứu hộ động vật hoang dã, chuyển đổi sinh kế thông qua hoạt động du lịch, giảm bớt nguy cơ phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Theo đó, Chi Phat đã phát triển mô hình du lịch cộng đồng dựa trên sự tham gia và làm chủ của cộng đồng địa phương với các mục tiêu cụ thể như: bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn văn hóa địa phương; cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương; giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và địa phương; trao quyền cho các cộng đồng quản lý mô hình du lịch cộng đồng độc lập. Thực tế, Chi Phat đã xây dựng các tổ công tác, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, theo dõi, giám sát các nội dung công việc cần làm; triển khai kế hoạch công tác hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn ASEAN về du lịch cộng đồng; tổ chức các cuộc hội thảo của thành viên cộng đồng; đánh giá thử nghiệm kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chuẩn ASEAN và tiếp tục phấn đấu đáp ứng cao nhất yêu cầu của tiêu chuẩn. Về cơ chế tài chính, các nguồn thu tài chính cho mô hình du lịch cộng đồng của Chi Phat từ các tổ chức phi chính phủ và từ khách du lịch.

Myanmar: Myanmar thực hiện phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn du lịch cộng đồng áp dụng cho 15 điểm du lịch, chú trọng tới các tiêu chí về quản lý. Bộ Du lịch Myanmar quy định các dự án do Bộ quản lý trong 3 năm đầu, sau đó chuyển giao quyền quản lý cho địa phương. Thành lập Tổ công tác phát triển du lịch Thandaunggyi, bao gồm: a) Hội đồng tư vấn, thành phần gồm Tổ chức Xã hội dân sự và Chính phủ; b) Tổ chức thực hiện gồm các thành viên của khoảng 15 thôn và cân bằng về giới; c) Tổ chức hỗ trợ gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs). Bài học điển hình của điểm du lịch ThandaungGyi ở bang Kayin phía Bắc Myanmar: Du lịch được xem như là một ngành kinh tế, trong khi vẫn bảo tồn bản sắc cộng đồng. Chú trọng phát triển du lịch phù hợp với sức chứa của điểm đến. Các sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm: du lịch nông nghiệp; B&B; đường mòn khám phá các đồi chè (đi bộ hoặc đạp xe), bản làng, thác và suối khoáng nóng; làng nghề truyền thống giỏ mây tre; lễ hội Karen mừng năm mới và vụ mùa. Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch năm 2015 xác định tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Thái Lan: Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững.

Đây là một cơ quan thuộc nhà nước chịu trách nhiệm về Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến lược về du lịch cộng đồng, du lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo. Cho tới nay, DASTA đã xây dựng được 14 mô hình DLCĐ với tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên. Bài học điển hình của bản Baan Nam Chieo: Cộng đồng cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về phát triển cộng đồng, đi đến kết luận là phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương; tổ chức các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường niên của các chuyên gia về du lịch cộng đồng kể từ năm 2006 để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.

Điểm du lịch Kusunoki, tỉnh Chiba, Nhật Bản: Điểm đặc biệt của Điểm du lịch Kusunoki đó là nó được hình thành trên cơ sở cải tạo từ một trường tiểu học của tỉnh từng bị bãi bỏ do lạc hậu. Cái tên "Kusunoki” xuất phát từ một cây long não cổ thụ khổng lồ hơn 750 tuổi đứng trong một ngôi đền nhỏ ở góc trường. Cây này được công nhận là một kho báu tự nhiên của chính quyền tỉnh Chiba. Trường được thành lập vào năm 1873, đầu thời đại Meiji khi Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa. Vì lịch sử lâu đời của trường học và sự tồn tại của cây thần, những người trong cộng đồng này có một sự gắn bó mạnh mẽ với ngôi trường và coi đó như một biểu tượng của cộng đồng.

6.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng

Dựa trên việc phân tích các kinh nghiệm quốc tế và trong nước của một số địa phương có những nét tương đồng với đặc điểm địa phương và tài nguyên du lịch cộng đồng của tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng bền vững như sau:

Thứ nhất, đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng, cần xác định tầm nhìn và lộ trình dài hạn, song song với việc tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn ngắn và trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Thứ hai, tổ chức không gian du lịch cộng đồng cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng, sản phẩm, dịch vụ du lịch chính.

Thứ ba, quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm đến cần có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu, tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch.

Thứ tư, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về quy hoạch, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục để tăng cường thu hút khách đến, đặc biệt là từ các thị trường du lịch tiềm năng.

Thứ sáu, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường - sinh thái và đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.

Thứ bảy, hình thành các khu, điểm du lịch có sức cạnh tranh mang tầm vùng, quốc gia; khai thác tốt tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, cảnh quan…

Thứ tám, cần có kế hoạch và phương án phòng chống rủi ro, xử lý khủng hoảng và chung tay vượt qua những rủi ro cả về thiên tai địch họa từ môi trường và những biến động trong nền kinh tế xã hội, có khả năng ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch như: Dịch bệnh COVID, mất mùa trang trại cây ăn quả …

* Đối với mô hình phát triển du lịch cộng đồng, bài học kinh nghiệm là cần đáp ứng được 3 yếu tố:

- Hoạt động bảo tồn được quản lý tốt để chào đón khách du lịch: Một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng của du lịch bền vững là việc sử dụng bền vững các tài nguyên du lịch, bao gồm cả cảnh quan sinh thái tự nhiên và các di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc - tín ngưỡng. Mô hình thành công của các điểm đến du lịch cộng đồng Bắc Giang cần có: Hệ thống quản lý và bảo tồn cảnh quan sinh thái tự nhiên và các di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc - tín ngưỡng. Duy trì chất lượng của cảnh quan sinh thái tự nhiên và các di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc - tín ngưỡng để phục vụ và thu hút du lịch. Cộng đồng địa phương và chính quyền nhận ra giá trị của thiên nhiên và di sản, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn như một vấn đề bền vững.

- Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa khách (du lịch) và chủ nhà (cộng đồng, chính quyền và dân cư): Việc sử dụng bền vững các di sản, sẽ mang lại sự phát triển cân bằng: Tái sinh kinh tế xã hội. Cải thiện điều kiện sống. Bảo quản tài sản văn hóa. Du lịch sẽ mang lại doanh thu cho cộng đồng địa phương và cộng đồng có thể sử dụng những lợi ích đó để tạo ra một hệ thống bảo quản tốt hơn các di tích và cải thiện điều kiện sống của chính mình, đồng thời giúp tạo ra một phong cách sống độc đáo để thu hút khách du lịch.

- Xây dựng nên một tỉnh, thôn, khu, hay làng quê có chất lượng sống tốt và một điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn: Muốn phát triển du lịch cộng đồng bền vững, điều quan trọng là đáp ứng hai điều kiện như: Người dân và cộng đồng địa phương cần phải có một cuộc sống phong phú và năng động, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng, từ đó du khách có thể thưởng thức lối sống năng động và truyền thống của họ. Các điểm du lịch phải là một nơi có các hoạt động khác nhau để xem, để ăn, để chơi, để đi bộ, để trải nghiệm bằng cách sử dụng các cảnh quan sinh thái tự nhiên, các di sản lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng và các nguồn lực địa phương. Do đó, du khách sẽ có thể thưởng thức du lịch với trải nghiệm cuộc sống tại địa phương.

6.4. Về cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Hỗ trợ chính trị đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của du lịch cộng đồng. Do vậy, các cấp từ tỉnh đến địa phương phải xây dựng và triển khai nghị quyết về phát triển du lịch cộng đồng.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư lớn để nhanh chóng có những dịch vụ quy mô lớn, thu hút khách có khả năng chi trả cao.

- Phát triển các sản phẩm du lịch mới dựa vào cộng đồng, hỗ trợ kinh phí ban đầu cho người dân tu sửa nhà cửa, cảnh quan để phục vụ du lịch.

- Chính quyền địa phương có thể đóng vai trò trung tâm trong việc tạo điều kiện cho các sáng kiến du lịch. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn có liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng để nhân rộng và hỗ trợ cộng đồng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân thông qua phát triển du lịch cộng đồng.

- Thành lập các tổ chức địa phương để quản lý, vận hành hiệu quả các hoạt động du lịch cộng đồng, giám sát chặt chẽ 3 tiêu chuẩn chính quyết định chất lượng của ngành du lịch: vệ sinh, an toàn an ninh và thái độ phục vụ khách.

Thành công của du lịch cộng đồng không phải lúc nào cũng được đảm bảo; hoạt động du lịch dễ bị tổn thương trước những cú sốc không lường trước như dịch bệnh, thiên tai, thay đổi về xu hướng lựa chọn điểm đến và sở thích sản phẩm của khách du lịch.

- Vì vậy, cần bổ sung, đa dạng hoá các hoạt động phục vụ khách du lịch nội vùng và ngoại vùng để phát triển kinh tế, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vừa chống dịch, vừa kinh doanh.

6.5. Về sự tham gia và năng lực của cộng đồng

- Đẩy mạnh kêu gọi sự đầu tư của tổ chức/cá nhân vào du lịch, đặc biệt cơ sở kinh doanh quy mô lớn.

- Xác định rõ sự tham gia của cộng đồng và lợi ích sinh kế bền vững là cần thiết để hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đạt hiệu quả; Mọi chính sách, quyết định về du lịch tại địa phương cần có sự tham gia của các bên liên quan để đảm bảo sự thống nhất của tổ chức;

- Dùng kinh phí ngân sách thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật (tư vấn), tổ chức đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch, đảm bảo thay đổi được thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Hoạt động đào tạo bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và tư duy làm nghề du lịch. Quá trình này đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan chuyên môn của chính quyền, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

6.6. Về phát triển sản phẩm và công tác tiếp thị

- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng phải dựa trên sự hấp dẫn của tài nguyên hiện có nhưng đồng thời cũng phải tính toán đến các sự kiện, hoạt động văn hóa được tổ chức tốt để có thể tạo ra các cơ hội làm kinh tế mới cho tỉnh. Một sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo được phát triển ngay cả khi ý tưởng ban đầu được vay mượn từ kinh nghiệm địa phương khác trong khu vực hoặc quốc tế.

- Phối hợp với các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn để phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên.

- Đẩy mạnh truyền thông số vào các điểm du lịch cộng đồng, từ đó thu hút khách du lịch, tạo nguồn cầu cho du lịch. Làm nổi bật các giá trị mang tính xu hướng có sức hấp dẫn với du khách. Tăng cường việc truyền thông gián tiếp thông qua chính cảm nhận, hình ảnh của du khách.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đầu mối triển khai các hoạt động tư vấn, xây dựng sản phẩm và xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng. Đưa du lịch cộng đồng trở thành điểm nhấn trong các chương trình xúc tiến thương mại du lịch của tỉnh.

- Các nông trại, mô hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh có thể được nâng cấp, chuyển đổi để trở thành nơi cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.

- Xây dựng mối quan hệ đối tác trong cộng đồng và giữa cộng đồng với các đơn vị bên ngoài. Liên kết giữa các công ty du lịch và thương mại trong và ngoài tỉnh. Sự hỗ trợ của các bên rất quan trọng cho việc huy động nguồn lực, nâng cao năng lực và thúc đẩy phát triển du lịch.

Phần 2

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1. Điều kiện tự nhiên

Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu.

1.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động).

1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm 6 huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 4 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế. Chủ yếu địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

1.1.3. Khí hậu

Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 -23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Bắc Giang là một miền quê nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đặc trưng của vùng trung du xen kẽ với đồng bằng phì nhiêu và miền núi, đồng thời mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của đất Kinh Bắc xưa.

Được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần huyện Lục Ngạn, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ huyện Lục Nam; Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu du lịch Đồng Thông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử; thắng cảnh Đồng Cao hay hồ Khe Chão huyện Sơn Động… là những điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách thập phương. Đến đây các bạn được thỏa thích chọn lựa các hình thức du lịch khác nhau như: tắm suối, cắm trại, leo núi, nghiên cứu hệ động thực vật phong phú, khám phá thiên nhiên ...

Nổi bật là Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích 12.265 ha với hệ động thực vật đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Đến đây, du khách còn choáng ngợp bởi cảnh sắc hoang sơ và thú vị với những tán rừng nguyên sinh rậm rạp, những suối nước, thác nước, ghềnh đá, hồ nước nhỏ trong xanh giữa rừng của Khe Rỗ. Nhiều mạch nước ngầm chảy tạo ra những dòng suối trong mát, uốn quanh các ngọn núi như suối Nước Vàng, Đồng Bài, Đồng Rì, Khe Đin, Đá Ngang.

Cách khu du lịch Tây Yên Tử 35km là cao nguyên Đồng Cao xanh lộng gió nằm ở độ cao gần 1000m so với mặt nước biển, không khí trong lành mát mẻ quanh năm. Thiên nhiên nguyên sơ, núi rừng trùng điệp, những đồi cỏ xanh mướt, những bãi đá cổ nằm rải rác… tất cả tạo nên khung cảnh miền sơn cước Đồng Cao thanh bình, hấp dẫn đến lạ thường, cùng với cuộc sống bình dị nơi đây mang đến cho du khách cảm giác thoải mái, tránh xa những tấp nập, ồn ào của phố thị. Đây cũng là một địa điểm khám phá mới lý tưởng dành cho những ai ưa thích các trò chơi thể thao như dù lượn, thả diều, leo núi, cắm trại.

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (1.000 ha rừng đặc dụng), có thảm thực vật phong phú, được thiên nhiên ưu đãi cho những dòng thác tung bọt trắng xóa quanh năm. Đặc biệt nơi đây có những di tích lịch sử văn hóa gắn với truyền thuyết Công chúa Quế Mỵ Nương thời Hùng Vương - người có công tạo thành dòng suối Mỡ.

Bắc Giang còn có thêm nhiều lựa chọn khám phá những thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn khác như: hồ Cấm Sơn có cảnh quan sơn thủy hữu tình với nhiều đảo được bao quanh bởi núi rừng xanh ngút ngàn; hồ Khuôn Thần với diện tích mặt nước 145ha bao quanh là trên 800ha rừng thông, keo và các khu vườn vải thiều rộng lớn; dãy núi Nham Biền được ví như chiếc đòn gánh, gánh hai dải bạc Nhật Đức và Nguyệt Đức (chính là dòng sông Thương và sông Cầu) tạo nên vẻ đẹp hiếm có, dãy Nham Biền gồm 99 ngọn núi nhấp nhô gắn với huyền tích 99 con phượng hoàng. Hồ suối Nứa, hồ Khe Chão, thác Ba Tia, Thác Ngà, Vực Rêu... cũng là những địa điểm thú vị ở Bắc Giang.

1.2.1 Tài nguyên đất

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

1.2.2 Tài nguyên rừng

Bắc Giang có tổng diện tích đất rừng là 160.696 ha. Trong đó, rừng tự nhiên có diện tích 56.124 ha với nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn; 12.926 ha đất rừng đặc dụng, chiếm 8,04%; 19.825 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 12,33%; 127.945 ha đất rừng sản xuất, chiếm 79,63%. Ngoài tác dụng quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và là tán che để phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ; rừng ở Bắc Giang còn có chức năng cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thủy cho người dân.

1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản. Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội, cát ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

1.2.4 Tài nguyên nước

Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

1.2.5 Hệ thống sinh thái

Rừng Bắc Giang được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao; động vật có 25 bộ, 61 họ, 154 loài; trong đó, 24 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, 27 loài trong Công ước CITES; thực vật có 1.165 loài; trong đó có 57 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Việc bảo tồn thiên nhiên đã được chú trọng, tập trung bảo tồn các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; góp phần bảo tồn hệ sinh thái rừng của vùng Đông Bắc Việt Nam; khai thác, phát huy tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. Việc bảo tồn thiên nhiên đã được chú trọng, tập trung bảo tồn các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; góp phần bảo tồn hệ sinh thái rừng của vùng Đông Bắc Việt Nam; khai thác, phát huy tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. Có 2 khu rừng đặc dụng nằm trong danh mục các khu bảo tồn thuộc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ là Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ. Do đặc điểm của từng khu rừng, Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ chủ yếu phục vụ cho bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, phát triển du lịch sinh thái. Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tập trung chủ yếu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm ở sườn tây của dãy núi Yên Tử với đỉnh cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (cao 1.068m so với mặt nước biển) chứa đựng tiềm năng đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam. Theo kết quả điều tra sơ bộ của các chuyên gia Trường Đại học Lâm nghiệp, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử chứa đựng 1.165 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 677 chi của 187 họ, 6 ngành thực vật, 57 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng; 154 loài động vật thuộc các lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái và lưỡng thê thuộc 25 bộ, 61 họ. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử khá đa dạng về nguồn gen động, thực vật; trong đó, có các loài quý hiếm như tùng la hán, lim xanh, thông hai lá dẹt, ba kích, trầm hương… (thực vật); cu li nhỏ, gấu ngựa, khỉ vàng, gà tiền mặt vàng, rùa vàng, cá cóc sần Việt Nam, ếch Yên Tử… (động vật).

2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được ứng dụng, nhất là việc đưa giống mới, phương pháp canh tác mới. Tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, mở rộng ngày một nhanh hơn. Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cùng với nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục có những bước phát triển rất khả quan. Dịch vụ nông nghiệp không ngừng phát triển đến tận các thôn, bản, xóm làng vùng cao, hẻo lánh. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh trong nền kinh tế thị trường, nhiều chợ nông thôn đã được khôi phục, mở rộng hoặc nhanh chóng hình thành. Các thị trấn, thị tứ ngày càng sầm uất thêm.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.1 Các di tích văn hóa

Không chỉ được ban tặng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Bắc Giang mang đậm dấu ấn của vùng đất cổ gắn liền với không gian văn hóa Kinh Bắc xưa, được kế thừa những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như một kho báu để phát triển du lịch văn hóa.

Bắc Giang có hệ thống đình, chùa, đền, miếu, lăng, tẩm… phong phú và đa dạng. Đã tiến hành lập hồ sơ khoa học và pháp lý xếp hạng được 746 di tích lịch sử-văn hoá. Có khá nhiều di tích còn nguyên vẹn, từ nghệ thuật kiến trúc, họa tiết hoa văn, tư liệu lịch sử-văn hóa, đồ thờ tự. Hệ thống di tích phản ánh quá trình hình thành phát triển của địa phương trong suốt các chặng đường lịch sử. Thời Hùng Vương ở Tiên Lát (Việt Yên) có đền thờ Thạch Linh thần tướng, ở Hòa Sơn (Hiệp Hòa) có đền thờ Đức thánh Hùng Linh công. Thời Lý ở Tòng Lệnh xã Trường Giang (Lục Nam) có đền thờ các công chúa thời Lý. Ở Trại Quan xã Đông Hưng (Lục Nam) phát hiện được gạch xây ở lăng Trại Quan có niên đại "Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo (đời vua nhà Lý thứ ba, niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư làm ra-1057). Chùa Cao xã Khám Lạng (Lục Nam) dấu tích xây dựng từ thời Lý- Trần, các ngôi chùa khác như chùa Hòn Tháp, Yên Mã (xã Cẩm Lý), chùa Bình Long (xã Huyền Sơn), chùa Hồ Bấc (Nghĩa Phương - Lục Nam)… được xây dựng thời Trần. Chùa Vĩnh Nghiêm xã Trí Yên, Yên Dũng cũng là một danh lam cổ tự được xây dựng từ thời Lý-Trần. Thời Lê Sơ ở Lục Nam mới phát hiện được ngôi chùa Khám Lạng (thôn Bến) xã Khám Lạng. Hiện ở chùa còn lại sập đá lớn có niên hiệu Thuận Thiên thứ 5 (1432) và ba bệ tượng hoa sen bằng đá có niên hiệu Hồng Đức thứ 8 (1482). Thời Lê Mạc ở Lục Nam tiêu biểu có khu di tích đình đền chùa Thượng Lâm (xã Thanh Lâm) thờ Trần Cảo- Trần Cung, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ XVI chống lại triều đình phong kiến thời Lê Sơ. Thời Mạc ghi dấu ấn với đình Lỗ Hạnh (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa) ngôi đình được mệnh danh là “đệ nhất Kinh Bắc” có niên đại xây dựng sớm nhất ở Việt Nam (1576) còn lưu giữ được cho đến nay.

Chùa Vĩnh Nghiêm có tên gọi khác là chùa Đức La nằm trên quả đồi thấp, phía sau núi Cô Tiên, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Chùa có từ thời Lý, đến thời Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia, chọn đây làm nơi tu hành, thống nhất các dòng đạo Phật giáo Việt Nam và trở thành tổ của dòng thiền Trúc Lâm. Hai vị tổ khác là các nhà sư Pháp Loa, Huyền Quang cũng tu tại chùa. Theo nội dung văn bia, chùa Đức La được trùng tu năm 1606. Đến năm 1934, chùa được tu sửa lớn.

Đền Nguyệt Hồ, xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế là một trong những di tích cổ gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Bắc Giang. Những năm gần đây đền Nguyệt Hồ là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách từ khắp các tỉnh, thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Nguyệt Hồ để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Suối Mỡ là con suối nhỏ, bắt nguồn từ khu núi chùa Hồ Bấc với độ cao hơn 600m rồi chảy qua khu đá vách và Hố Chuối của núi Tay Ngai, núi Bà Bô thuộc dãy Huyền Đinh Yên Tử. Các núi đó đều có độ cao trung bình từ 100m trở lên. Từ độ cao ấy, Suối Mỡ ngoằn ngoèo uốn lượn theo các khe núi rồi đổ xuống thung lũng Khả Lễ - Nghĩa Phương, do chính dãy Huyền Đinh - Yên Tử tạo nên.

Hệ thống lăng đá Hiệp Hòa: Trong những năm gần đây, du khách trong và ngoài nước biết đến truyền thống văn hoá huyện Hiệp Hoà không chỉ qua trống đồng Bắc Lý, di chỉ khảo cổ học Đông Lâm, đình Lỗ Hạnh, hay một vùng quê cách mạng bất khuất kiên trung trong các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hiệp Hoà còn nổi tiếng với hệ thống lăng đá có giá trị lịch sử văn hoá và nghệ thuật kiến trúc độc đáo tiêu biểu.

Hệ thống Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử cận đại Việt Nam. Đó là những công trình kiến trúc cổ (đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Lê thế kỷ XVII-XVIII và thời Nguyễn thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX) cùng các địa điểm, đồn lũy tạo thành một hệ thống di tích liên hoàn của một vùng quê vốn có lịch sử lâu đời và nổi tiếng về truyền thống thượng võ; hệ thống di tích này gồm: 09 ngôi đình (đình Đông, đình Cao Thượng, đình Dĩnh Thép, đình làng Chuông, đình Nội, đình Hả, đình Vồng, đình Dương Lâm, đình Trũng), 07 chùa (chùa Phố, chùa Kem, chùa Lèo, chùa Thông, chùa Vồng, chùa Hả, chùa Trũng), 05 đền (đền Gốc Dẻ, đền Gốc Khế, đền Trũng, đền Thề, đền Cầu Khoai), 03 đồn (đồn Phồn Xương, đồn Hom, đồn Hố Chuối), 01 điếm (điếm Trũng), 01 động (động Thiên Thai) và 05 địa điểm (Ao Chấn Ký, nơi ở của Hoàng Hoa Thám thời niên thiếu, khu mộ thân tộc Hoàng Hoa Thám, nghĩa địa Pháp, đồi Phủ). Đây là những di tích nguyên gốc có giá trị đặc biệt, lưu lại những dấu ấn quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, được nhìn nhận như một trong những dòng chủ lưu dẫn tới bước chuyển đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc ta trong nửa đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế đã tồn tại ngót 30 năm (1884-1913).

2.2.2 Các di sản văn hóa phi vật thể nổi bật

Nằm trong không gian văn hóa “Di sản văn hóa phi vật thể” đại diện của nhân loại vùng Kinh Bắc, 5 làng Quan họ cổ ở bờ Bắc sông Cầu, tỉnh Bắc Giang hội tụ những không gian sinh hoạt, lề lối và phong tục Quan họ lâu đời. Trong 49 làng Quan họ cổ được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” đại diện của nhân loại có 5 làng thuộc huyện Việt Yên (Bắc Giang): làng Hữu Nghi, Giá Sơn, Nội Ninh, Mai Vũ và Sen Hồ. Theo các nhà nghiên cứu, không gian quan họ ở bờ Bắc sông Cầu rất rộng lớn, lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc của Di sản văn hoá Quan họ với hơn 200 làn điệu Quan họ cổ và hàng ngàn bản đang lưu giữ trong nhân dân. Riêng huyện Việt Yên có 130 nghệ nhân có thể hát Quan họ đúng bài bản với những niêm luật và lối hát của lề lối Quan họ cổ, cùng đó hàng trăm cụ ông, cụ bà có độ tuổi từ 70 đến gần 90 vẫn hát và trao truyền Quan họ cho thế hệ trẻ. Năm 2009, ca trù được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Bắc Giang là một trong số 15 tỉnh, thành của cả nước có loại hình nghệ thuật này. Ca trù có thời gian dài bị gián đoạn tại Bắc Giang, nhưng vài năm lại đây đã được khôi phục tại một số địa phương; đã tổ chức liên hoan nghệ thuật, trưng bày, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh về ca trù, kết hợp tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể, tổ chức hội thảo bảo tồn, phát huy ca trù…

2.2.3 Các làng nghề truyền thống

Đối với nước ta, làng nghề không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Giang là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay với các ngành nghề đa dạng và phong phú như nấu rượu làng Vân, Mây tre đan xã Tăng Tiến, làng bánh đa, kẹo lạc Thổ Hà (huyện Việt Yên); gốm làng Ngòi (huyện Yên Dũng); làng mỳ Chũ (huyện Lục Ngạn); làng bánh đa Kế, làng bún Đa Mai (TP Bắc Giang)… Cùng với đó, Bắc Giang được biết đến với nhiều đặc sản nổi tiếng như vải thiều, cam, bưởi huyện Lục Ngạn, chè bản Ven, gà đồi Yên Thế, sâm nam Núi Dành (Tân Yên)... Một số làng nghề nổi tiếng nhất Bắc Giang được biết đến như:

Mây tre đan Tăng Tiến: Tăng Tiến là một xã thuộc huyện Việt Yên, nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của nghề đan lát suốt hơn 300 năm. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, lại cộng thêm sự cạnh tranh của các sản phẩm mây tre đan từ Trung Quốc, Tăng Tiến vẫn một lòng gìn giữ cái nghiệp của ông cha để lại. Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…

Nghề thêu ren: Là một nghề truyền thống có ở Việt Nam từ ngàn năm và được du nhập vào Bắc Giang từ rất lâu. Sản phẩm thêu ren của các nghệ nhân đã khẳng định được vị thế của mình đối với khách hàng trong và ngoài nước; đạt được nhiều giải thưởng cao trong các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Các sản phẩm thêu ren được kết tinh từ sự khéo léo của nghệ nhân, sự tỉ mỉ và công phu của người thợ, bàn tay tài hoa của người hoạ sỹ, chứa đựng trong nó những giá trị về lối sống, văn hoá của ngàn xưa truyền lại.

Gốm làng Ngòi: Nghề gốm sứ xuất hiện ở Bắc Giang từ vài thế kỷ trước, từ những sản phẩm của làng Gốm vùng Châu thổ Sông Hồng, nằm ven sông Cầu. Gốm làng Ngòi là sự kết tinh bởi sự đam mê nghệ thuật, sự cần mẫn cùng tình yêu quê hương, đất nước, yêu nền văn hoá dân gian cùng đôi bàn tay tài hoa sáng tạo. Tất cả tạo nên gốm Làng Ngòi một phong cách riêng, độc đáo không bị hòa lẫn. Sau một thời gian bị lãng quên, gốm làng Ngòi từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường, có mặt tại nhiều công trình trên khắp mọi miền đất nước, đồng thời xuất khẩu sang Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập, Châu Âu…

Hương ngát Linh Sơn: Là một làng nghề khá mới do hợp tác xã An Sơn (thôn Tam Hiệp - An Lập - Sơn Động) đứng ra tổ chức, đến nay hương Linh Sơn mới chỉ nổi tiếng khoảng 10 năm nhưng lại được rất nhiều người biết đến bởi mùi thơm đặc trưng của nó. Đây là nơi vốn nổi tiếng với những nguyên liệu làm hương như nhựa trám, hương bài, quế chi…

2.2.4 Các đặc sản và văn hóa ẩm thực

Bánh đa nem Thổ Hà: Đây có lẽ là một thương hiệu không còn mấy xa lạ đối với người dân cả nước. Thổ Hà là một làng nhỏ thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, được biết đến như một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình và những nếp nhà cổ san sát nhau trong những con hẻm nhỏ. Đường làng ngõ xóm được thiết kế khá giống với những làng cổ nổi tiếng như Đường Lâm, Cự Đà, tuy nhiên ở đây tiềm năng du lịch lại không phát triển như những làng cổ trên, nhắc đến Thổ Hà người ta sẽ nhớ nhiều hơn đến nghề truyền thống lâu đời là làm bánh đa nem.

Bún Đa Mai: Là một làng nghề xuất hiện khá sớm (vào khoảng 400 năm trước) là một trong bốn làng nghề làm bún cổ xưa của miền Bắc, cho đến nay bún Đa Mai đã trở thành sản vật nổi tiếng của miền Bắc nước ta. Đa Mai là một xã thuộc thành phố Bắc Giang nơi cung cấp gần 1 tấn bún mỗi ngày ra thị trường trong vùng và các vùng lân cận. Để duy trì nghề của mình, cứ vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, dân làng lại tổ chức hội thi bún tại đình làng.

Bánh đa Kế: Bánh đa Kế là một thức quà không thể bỏ qua nếu bạn có dịp ghé thăm Bắc Giang. Giống như Thổ Hà, Kế (thuộc phường Dĩnh Kế) cũng là một ngôi làng cổ của Bắc Giang. Bánh đa ở đây mang một hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn với bánh đa ở bất kì nơi đâu. Bánh đa Kế có từ lâu đời, là một sản phẩm truyền thống chứa đựng sự công phu, khéo léo và tinh tế của người dân.

Mỳ Chũ: Là một làng nghề nổi tiếng ở thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, đến nay mỳ Chũ đã trở thành thương hiệu của người dân nơi đây và cùng với vải thiều đưa tên tuổi của Lục Ngạn đến với những người yêu ẩm thực trên cả nước. Đây là loại mì đặc biệt bởi màu trắng tự nhiên, độ dai và thơm ngon không lẫn vào đâu được. Đến nay, Mỳ Chũ đã trở thành nhãn hiệu độc quyền được Nhà nước bảo hộ do Hội mỳ Chũ (Lục Ngạn) quản lý.

Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân: Làng Vân thuộc làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, từ lâu đã nổi tiếng với một thứ men làm ngây ngất lòng người. Rượu làng Vân được coi là sản vật quý từ xa xưa, được nấu từ men gia truyền và nếp cái hoa vàng thượng hạng, rượu làng Vân mang vị ngọt thơm, êm nồng, thưởng thức rượu này đã trở thành một thú vui tao nhã.

Sâm nam núi Dành, xã Liên Chung, huyện Tân Yên: Là một loại cây dược liệu quý hiếm ở huyện Tân Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang, cả nước nói chung. Sâm Nam Núi Dành gắn với nhiều huyền tích từ mấy trăm năm qua, là báu vật tiến vua xưa. Sâm nam có lớp vỏ màu vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt. Điều này cho thấy sản vật này từng vang danh từ hàng trăm năm trước, bởi vậy, báu vật được nhiều người săn tìm và trở nên hiếm. Mới đây Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho Sâm nam núi Dành, góp phần khẳng định vị thế, từng bước nâng cao giá trị, nâng tầm báu vật tiến vua.

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

3.1. Hệ thống giao thông

Bắc Giang có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa với các tỉnh, thành phố, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội.

3.1.1 Đường bộ

Bắc Giang nằm giữa hành lang giao thông lớn nhất miền Bắc (Hà Nội - Lạng Sơn), cũng là hành lang kết nối với Trung Quốc thông qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan. Có 1 tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn nối liền thủ đô Hà Nội lên phía Bắc qua 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và kết nối sang Trung Quốc, nối tiếp đường bộ cao tốc tới Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 39,45 km. Bắc Giang còn có hệ thống đường chuyên dùng ở các khu công nghiệp và đường giao thông nông thôn. Đồng thời mở thêm mới 62 tuyến vận tải, vượt 12 tuyến so với mục tiêu quy hoạch để kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước; góp phần tăng cường năng lực vận tải, nâng cao khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách. Đặc biệt là con đường Tây Yên Tử, nối từ thành phố Bắc Giang đến khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử với chiều dài 70 cây số, đây là con đường kết nối nhiều khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

3.1.2. Đường sắt

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua gồm: Hà Nội - Đồng Đăng, Kép - Hạ Long, Kép - Lưu Xá. Trong đó, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km; tuyến Kép - Hạ Long dài 106 km, qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km; tuyến Kép - Lưu Xá dài 57 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 23 km, cùng hệ thống nhà ga phân bố đều khắp ở các tuyến như các ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép, Bảo Sơn, Lan Mẫu, Bố Hạ, Mỏ Trạng...

Thực tế các tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh đều có tiềm năng phát triển. Nếu được đầu tư mở rộng sẽ tạo khả năng kết nối giữa đường bộ với đường sắt, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách, xếp dỡ hàng hóa với khối lượng lớn, phục vụ cho quá trình phát triển KT- XH của địa phương.

3.1.3. Đường thủy nội địa

Bắc Giang có 3 con sông là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam với tổng chiều dài khoảng 354 km. Cả ba con sông này đổ về ngã 3 Phả Lại (Hải Dương) và tiếp tục đổ về các con sông lớn hơn là sông Đuống, sông Kinh Thầy và sông Thái Bình. Có 3 tuyến đường thủy nội địa do trung ương quản lý, tổng chiều dài 222 km gồm: tuyến sông Cầu (Phả Lại - Đa Phúc) 104 km; tuyến sông Thương (Phả Lại - Á Lữ) 62 km; tuyến sông Lục Nam (ngã 3 Nhãn - Chũ) 56 km.

Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,… trong đó, cảng Á Lữ với diện tích khoảng 20.000 m2, chiều dài khoảng 200 m cùng 2 kho hàng với tổng diện tích 4.440 m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hóa khoảng 250 nghìn tấn/năm; cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 23 đơn vị đã đăng ký kinh doanh vận tải thủy nội địa, chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô nhỏ và các hộ kinh doanh, với khoảng 1.175 phương tiện thủy các loại, trong đó 1.131 phương tiện vận tải hàng hóa; bình quân mỗi năm khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 1,8 triệu tấn/năm, khối lượng vận chuyển hành khách đạt 122 nghìn người/năm. Đang thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nội địa, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

3.2. Hệ thống điện

Nguồn điện được cung cấp từ nguồn quốc gia qua tuyến Phả Lại - Bắc Giang - Thái Nguyên tại trạm 220 kV Bắc Giang; từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại qua tuyến Phả Lại đến Trạm 220 kV Bắc Giang; có Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa quy mô và công suất lớn nhất nước đã vận hành góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Thời gian qua, toàn tỉnh đã cải tạo, nâng cấp lưới điện (3.864,3 km đường dây, đạt chuẩn 81,7% và 100% số xã được cấp điện từ lưới điện Quốc gia). Các tuyến chính: 110 kV Bắc Giang - Phả Lại, tuyến trung thế 35 kV, 22 kV... Thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn REII, REII mở rộng, bán điện trực tiếp đến người tiêu dùng (119/tổng 130 xã). Hiện trạng mạng lưới điện đã đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt và phát triển du lịch.

Hiện nay, việc xây dựng mới trạm 500kV công suất 900MVA tại huyện Lục Nam đang được tích cực xúc tiến; đồng thời xây dựng 6 TBA (toàn tỉnh hiện có 3 trạm) và 134 km đường dây 220kV; bổ sung hơn 40 TBA, cải tạo, nâng công suất 10 trạm 110kV để đạt mức 6.492MVA. Phấn đấu đạt mục tiêu mỗi KCN có ít nhất hai TBA 110kV, các CCN được sử dụng nguồn từ các trạm hiện có.

3.3. Hệ thống cấp-thoát nước

Tổng công suất cung cấp nước sạch đạt hơn 55.000 m3/ngày đêm, phục vụ cho khoảng trên 20 vạn dân, các cơ sở sản xuất trong thành phố, khu công nghiệp: Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung... Các công trình nước sạch nằm rải rác ở 9 huyện phục vụ cho 7 vạn dân. Các công trình cấp nước như hồ, đập, trạm bơm… đảm bảo được nhu cầu cho sản xuất. Đặc biệt, đã đưa vào hoạt động thêm một dự án nhà máy nước sạch thứ 2 (nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang) được lấy trực tiếp từ nguồn nước thô hồ Cấm Sơn - một trong những hồ nước ngọt tự nhiên quý giá và lớn nhất Việt Nam, có chất lượng nước tốt, lưu lượng ổn định, ít rủi ro ô nhiễm nguồn nước. Nhà máy có hệ thống máy móc và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ các nước G7, đồng thời đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO 17025, đảm bảo nước sạch đầu ra đạt quy chuẩn cao nhất của Bộ Y tế về tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01:2009 BYT.

Với năng lực thiết kế, nhà máy có thể cấp phát nước với công suất tối thiểu đảm bảo 20.000 m3/ngày đêm; công suất thiết kế mở rộng có thể đạt 80.000 m3/ngày đêm. Đây là nguồn nước sạch bổ sung, bảo đảm chất lượng, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh.

3.4. Hệ thống thông tin liên lạc - viễn thông

Có 264 điểm phục vụ Bưu chính: 46 bưu cục (1 bưu cục cấp I, 9 bưu cục cấp II, 36 bưu cục cấp III đặt tại trung tâm thành phố và các huyện), 185 điểm bưu điện văn hóa xã và 33 điểm đại lý Bưu điện, Ki ốt, Nhà văn hóa cơ sở. Chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân 2,03 km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân 6.140 người/điểm phục vụ. Mạng lưới viễn thông tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 838 trạm thu phát sóng thông tin di động (trong đó có 650 trạm dùng chung), mạng cáp quang đồng trục và hệ thống tổng đài đã được triển khai đến 100% các xã. Đã phát triển mạng lưới lên công nghệ NGN; mạng thông tin di động công nghệ 4G đã phủ sóng đến 100% các xã, phường, thị trấn của tỉnh. Công tác ngầm hóa mạng ngoại vi đã được nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện mỹ quan đô thị.

3.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ du lịch

3.5.1. Hệ thống cơ sở lưu trú

Nhờ tích cực thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, huy động nguồn xã hội hoá cho phát triển du lịch, trong thời gian qua hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch tại Bắc Giang tăng mạnh. Có đủ các loại hình từ khách sạn sang trọng cho đến nhà nghỉ bình dân, homestay cho du khách lựa chọn.

Theo thống kê, năm 2021 toàn tỉnh đã có 420 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có: 17 khách sạn 1 sao; 08 khách sạn 2 sao; 03 khách sạn 3 sao; 02 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao; 395 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ du lịch. Chất lượng dịch vụ lưu trú cũng ngày càng được nâng cao từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

3.5.2. Hệ thống nhà hàng

Hệ thống nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống phát triển mạnh trong những năm vừa qua với nhiều nhà hàng thiết kế theo phong cách hiện đại, Âu, Á, cổ truyền dân tộc hoặc theo phong cách dân gian… Cùng với những sản vật đặc sắc của địa phương như: Vải thiều, mật Ong, Mỳ Chũ, rượu Làng Vân, bánh Đa Kế, gà đồi Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động cũng luôn làm hài lòng du khách.

Khách du lịch có thể thưởng thức những món ăn ngon, nổi tiếng trong những nhà hàng uy tín của tỉnh như: Nhà hàng Rùa Vàng, Làng Chài, Hải Đăng, Paris,... Các món ở đây được trang trí bắt mắt, giá cả hợp lý và được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình. Không gian của nhà hàng lịch sự và sạch sẽ, có phòng VIP riêng cho những khách hàng muốn sự riêng tư, kín đáo.

3.5.3. Dịch vụ giải trí

Trong những năm trở lại đây, dựa vào nhu cầu và thị hiếu của du khách, đặc biệt là giới trẻ, một số doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, phim trường tại thành phố Bắc Giang, tạo điểm đến vui chơi giải trí mới cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Các điểm tiêu biểu như: Vườn nghệ thuật Sông Thương, Phim trường Rose Garden, Công viên giải trí Wedding Land …

3.5.4. Hệ thống vận chuyển du lịch

Trong lĩnh vực giao thông, các phương tiện vận chuyển hành khách từ Thành phố Bắc Giang đi đến các tỉnh và huyện, đã tương đối đảm bảo tốt về chất lượng và thái độ phục vụ. Trong những năm qua tỉnh đã hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, trải nhựa được hầu hết các tuyến đường giao thông tới các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh. Các phương tiện giao thông khá thuận tiện phục vụ khách du lịch. Với tổng chiều dài đường bộ là 11.840 km, trong đó có 5 tuyến quốc lộ dài chạy qua với tổng chiều dài 290,6 km bao gồm: QL1 dài 19,4 km; QL31 dài 96,7 km; QL37 dài 60,4 km; QL17 dài 57,1 km; QL279 dài 57 km, việc di chuyển đến đến Bắc Giang khá thuận tiện, khách du lịch có thể di chuyển bằng đường tàu hoả, xe khách, xe buýt, xe taxi hay đơn giản hơn là đi bằng xe máy.

3.5.5. Hệ thống cơ sở thể thao - văn hóa

Nhà thi đấu thể thao tỉnh được xây dựng trên khu đất rộng 2,8 ha thuộc địa phận phường Dĩnh Kế và xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang không chỉ đáp ứng nhu cầu thi đấu các môn thể thao trong nhà theo tiêu chuẩn SEA Games, mà còn là điểm nhấn kiến trúc, làm nổi bật cảnh quan đô thị của thành phố Bắc Giang.

Các nhà văn hoá thôn bản chưa được khai thác cho hoạt động du lịch như là một điểm dừng chân, cung cấp thông tin du lịch tổng quan cho các điểm du lịch cộng đồng.

3.5.6. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại

Trên địa bàn tỉnh có 132 chợ (bao gồm: 02 chợ hạng 01, 22 chợ hạng 02 và 108 chợ hạng 03; 06 trung tâm thương mại (gồm: 01 trung tâm thương mại loại 02 và 05 trung tâm thương mại loại 03); 06 siêu thị, (gồm 01 siêu thị loại 01, 05 siêu thị loại 02).

3.5.7. Hệ thống các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép: Toàn tỉnh có 14 công ty lữ hành quốc tế hoặc đăng ký kinh doanh có nghề lữ hành. Các công ty này còn kiêm nhiệm và đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh COVID-19.

4. Các yếu tố ngoại lực

4.1. Bối cảnh phát triển du lịch trên thế giới và ở Bắc Giang

Tình hình chính trị thế giới và khu vực trong những thập niên tới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động đến nền kinh tế cũng như xu hướng phát triển du lịch ở mọi cấp độ, từ toàn cầu, quốc gia cho đến địa phương nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, cả tích cực cũng như tiêu cực từ bên ngoài vào. Khu vực Châu Á và ASEAN tiếp tục là khu vực phát triển năng động, là một nhân tố quan trọng đối với hoà bình, hợp tác phát triển trong khu vực, thu hút các chương trình hợp tác đa phương và song phương với các nền kinh tế lớn và thị trường du lịch trên thế giới.

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và diễn biến nhanh và sâu rộng trên toàn thế giới đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Dịch bệnh và các hoạt động phong tỏa, hạn chế đi lại, cách ly đã trực tiếp tác động

đến tổng khách du lịch và tổng thu từ hoạt động du lịch của thế giới, Việt Nam cũng như tỉnh Bắc Giang, giảm sâu trên cả hai thị trường du lịch khách trong nước và quốc tế. Để thị trường tăng trưởng trở lại vào mùa cao điểm đón khách quốc tế từ tháng 10 đến tháng 3 thì trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, toàn ngành du lịch cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, đồng thời tập trung khai thác khách nội địa và các hoạt động du lịch đang phục hồi trở lại.

4.2. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn kinh tế giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại địa phương. Tỉnh Bắc Giang được nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào phát triển giáo dục - đào tạo, các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Các dự án FDI thu hút chủ yếu là các dự án quy mô lớn, vốn trung bình là 150 triệu USD. Trong các năm gần đây luôn là một trong những địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 10 tháng năm 2021, Bắc Giang đứng thứ 10 cả nước với 17 dự án cùng vốn đăng ký đạt 799 triệu USD.

Hầu hết các dự án FDI tại tỉnh có quy mô khá lớn, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, vốn đầu tư trung bình đạt 150 triệu USD. Đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án FDI trị giá gần 13.000 tỷ đồng. Trong đó có hai dự án lớn là dự án Công nghệ tế bào Quang điện JA Solar PV Việt Nam vốn đăng ký 210 triệu USD và dự án Nhà máy Fuka. Lũy kế đến nay, Bắc Giang đã thu hút được 563 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để đạt được kết quả trên, tỉnh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, theo đó, kết quả xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 13 bậc trên bảng xếp hạng và là thứ hạng cao nhất địa phương này đạt được trong 8 năm qua. Trong thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển các KCN.

Về đầu tư du lịch giai đoạn 2016-2020, phân bổ 95.648 triệu đồng từ Ngân sách TW và Ngân sách tỉnh cho phát triển hạ tầng du lịch; phê duyệt chủ trương đầu tư 06 dự án phát triển du lịch với tổng mức đầu tư 2.545,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Dự án Khu Du lịch Tâm linh - Sinh thái Tây Yên Tử (1.486 tỷ đồng); dự án Xây dựng khách sạn Bắc Hà tại xã Song Khê, thành phố Bắc Giang (39,7 tỷ); dự án Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ Bắc Hà Yên Tử tại xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động (35,9 tỷ); dự án Khu nghỉ dưỡng Sun Resort Thôn Hàm Long, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (40 tỷ); dự án Khu sinh thái Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng (497,7 tỷ) và dự án Khu Tổ hợp khách sạn thông minh và Trung tâm thương mại dịch vụ đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang (450 tỷ). Hoàn thành giai đoạn 1 Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử; công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế (giai đoạn 1); Khu di tích lịch sử lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Khu 12), Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng, Nhà lưu giữ, giới thiệu Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm, một số công trình Đền suối Mỡ, Đền Thần Nông huyện Lục Nam, Chùa Bổ Đà. Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2020; UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần tập đoàn FLC khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án đầu tư “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái thể thao và vui chơi giải trí FLC Bắc Giang” tại khu vực hồ Khuôn Thần huyện Lục Ngạn; bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách cho các dự án phát triển hạ tầng du lịch như: Dự án hạ tầng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, tổng mức đầu tư 90,05 tỷ đồng; dự án Đường và hạ tầng vào khu thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng và chùa Kem, huyện Yên Dũng, tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng; dự án đường và hạ tầng bên ngoài chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên với tổng mức đầu tư 55,87 tỷ đồng; dự án xây dựng đền thờ danh nhân văn hóa tiến sĩ Thân Nhân Trung, tổng mức đầu tư 33 tỷ đồng... Vốn đầu tư thực hiện của các dự án du lịch trong giai đoạn 2016 đến nay đạt khoảng 1.800 tỷ đồng (bao gồm cả vốn các dự án được chấp thuận trong giai đoạn 2010-2015 nhưng thực hiện trong giai đoạn 2016-2020), cao gấp 6,4 lần so với giai đoạn 2010-2015.

Các dự án sân golf: Sân golf, dịch vụ Yên Dũng hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động có hiệu quả, đón lượng lớn khách du lịch cao cấp đến tỉnh; dự án sân golf Trung Sơn, huyện Việt Yên; dự án sân golf Khám Lạng - Chu Điện, huyện Lục Nam đang được triển khai đầu tư xây dựng.

4.3. Khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển ngành du lịch - dịch vụ của mỗi quốc gia. Thị trường du lịch toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ với sự lên ngôi của du lịch trực tuyến. Tại khu vực Đông - Nam Á, Google dự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD năm 2025. Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt hơn 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020, trong đó, tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên tới 50%, gấp hai lần tốc độ tăng trưởng chung của thương mại điện tử. Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định, sự thay đổi đời sống xã hội cùng với cuộc cách mạng công nghệ là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây. Sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp khách lẻ và khách thế hệ trẻ sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agents - OTAs) đã làm thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Hãng Google và tập đoàn Temasek Holdings Singapore dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ USD. Theo Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện nay có trên 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 53% dân số và cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (46,64%) và trên thế giới (48,2%). Trong số đó có tới 78% thường xuyên sử dụng internet hàng ngày. Đây là thuận lợi lớn cho doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng tham gia du lịch trực tuyến. Rất nhiều người trẻ trước khi quyết định đi du lịch đều tìm hiểu thông tin về nơi đến trên mạng, sau đó đặt vé, phòng và các dịch vụ khác trực tuyến. Các trang mạng Facebook, zalo, zing.me đang là phổ biến nhất mà các công ty Việt Nam tận dụng cho các hoạt động tiếp thị và quảng bá. Trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ của Việt Nam có các trang của viettravel.vn, alltour.vn, vv. và các kênh đặt phòng và dịch vụ trải nghiệm du lịch quốc tế như Airbnb.com, Agoda.com, Booking.com cũng thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, là những kênh tiếp cận chính của du khách quốc tế. Hiện nay, 100% doanh nghiệp trong ngành du lịch Việt Nam sử dụng máy tính và đường truyền internet, các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú trong cả nước đã tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của các website, tổ chức mua bán tour, đặt phòng trực tuyến cho du khách trong và ngoài nước.

Nhận thức vai trò của công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch, ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong đó nêu rõ yêu cầu đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh. Tổng cục Du lịch cũng xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin được xem là tiềm năng ngoại lực quan trọng của tỉnh và sẽ là công cụ hữu hiệu phục vụ 3 nhóm đối tượng chính là người quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và khách du lịch.

4.4. Các cơ chế chính sách có liên quan

Để thu hút du khách quốc tế và nguồn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam hiện áp dụng chính sách nhập cảnh tương đối mở. Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 13 nước là Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Belarut và cho quan chức Ban thư ký ASEAN và thỏa thuận miễn thị thực với 91 nước. Công dân nước ngoài mang hộ chiếu phổ thông của 24 quốc gia và công dân Việt Nam ở nước ngoài không phải xin visa để nhập cảnh. Đối với công dân ở một số nước phải xin Visa như Hoa Kỳ, Canada, một số nước Châu Âu, Việt Nam cũng chỉ thu lệ phí 25 USD, tương đương 580.000 đồng cho visa du lịch, thấp hơn tất cả các nước lân cận. Công dân của khoảng 150 quốc gia có thể xin thị thực khi đến (visa on arrival) khi nhập cảnh vào Việt Nam. Chính phủ đã cho phép một số doanh nghiệp và đại lý lữ hành đăng ký trước quy trình xin thị thực tại sân bay. Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch.

Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu tất cả các tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đón được ít nhất 3 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 3 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 6 nghìn lao động. Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế quan trọng và phát triển bền vững; phấn đấu đón được 7,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng 10 nghìn việc làm. Việc đặt vấn đề phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng lúc này vừa phù hợp và tận dụng được cơ hội, xu hướng phát triển du lịch nói chung, vừa phù hợp với thực tiễn tỉnh ta. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của nhân dân tích cực tham gia phát triển du lịch; làm tốt công tác quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm có tiềm năng lớn. Cùng đó, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu và hợp tác, liên kết phát triển du lịch...

5. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

5.1. Thuận lợi

Tỉnh có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển du lịch cộng đồng với một số địa điểm như khu vực hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, Bản Bắc Hoa, vùng cây ăn quả bốn mùa hoa trái lớn nhất miền Bắc huyện Lục Ngạn; bản Xoan xã Xuân Lương huyện Yên Thế; bản Khe Nghè, suối Nước Vàng xã Lục Sơn huyện Lục Nam; khu vực Đồng Cao xã Thạch Sơn, khu du lịch sinh thái Đồng Thông xã Tuấn Mậu, khu vực Khe Rỗ xã An Lạc huyện Sơn Động. Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động có diện tích hơn 5.000ha. Suối Khe Rỗ chạy ở giữa khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ, cũng vì thế mà khu rừng này mang tên Khe Rỗ và nằm giữa hai con suối Nước Vàng và Khe Đin. Nơi đây là địa bàn sinh sống của khoảng 276 loài thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm đang được bảo tồn. Rừng nguyên sinh Khe Rỗ còn nổi tiếng là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp với điểm hồ Vũng Tròn, thác Đồng Dương, suối Nước Vàng, Rừng Lim cổ thụ…Xã An Lạc cách trung tâm huyện 15km về phía Đông Bắc. Đến nay khu rừng Khe Rỗ được giữ nguyên hiện trạng, nguyên sinh đang phát triển tốt, giữ được nguồn nước phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp thuận lợi.

Thôn Thổ Hà xã Vân Hà huyện Việt Yên: Là một làng cổ ven sông Cầu, làng Thổ Hà lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc và giàu có. Đó là vẻ đẹp cổ kính mang dấu ấn đặc trưng của một làng quê thuần Việt với một quần thể kiến trúc, văn hóa, cảnh quan hết sức độc đáo. Trong đó phải kể đến những công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ thế kỷ XVI, XVII như ba di tích lịch sử văn hóa được nhà nước công nhận là đình Thổ Hà, chùa Thổ Hà (Đoan Minh Tự), Văn chỉ; rồi đến cổng làng; bốn ngôi điếm của bốn xóm; các ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm được xây dựng bằng vật liệu là những sản phẩm nghề gốm hết sức lạ mắt cùng với những ngõ hẹp và dài hun hút rêu phong cổ kính.

Hồ Khuôn Thần xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn: Nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 50 km và cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông Bắc, hồ có diện tích rộng khoảng 240 ha, được bao bọc bởi những rừng thông, chàm, keo tai tượng tươi tốt quanh năm. Lòng hồ có 5 đảo nhỏ là những vùng đồi bát úp nổi lên giữa làn nước trong xanh, các đảo đều được trồng thông có tuổi từ 15 - 20 năm, cùng với đó là vạt rừng rộng có diện tích khoảng 800 ha, trong đó có 300 ha rừng tự nhiên và 500 ha là rừng trồng, rừng tái sinh và đồng cỏ. Đến Khuôn Thần, du khách có thể thả hồn trên du thuyền cảm nhận sự mênh mông, tĩnh lặng của mặt hồ, ngắm cảnh trời mây, non nước. Đặc biệt, vào mùa mưa, du khách có thể quan sát nước chảy từ đỉnh đập Khuôn Thần đổ ào ào xuống thung lũng ven hồ. Cư dân sống quanh hồ là đồng bào các dân tộc ít người bao gồm Cao Lan, Tày, Sán Chí, Nùng. Đặc biệt phải kể đến là món cá. Ai đã từng thưởng thức món cá bống nướng trên bếp than của đồng bào dân tộc nơi đây thì không thể nào quên.

Suối Nước Vàng xã Lục Sơn huyện Lục Nam: Cách thành phố Bắc Giang chừng 60 km về phía đông bắc, thắng cảnh nước Vàng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là điểm đến đầy kỳ thú cho các chuyến dã ngoại của những du khách “bụi” đi tìm cảm giác mạnh. Du khách trải qua những khoảnh khắc vượt thác, băng rừng, lội suối đầy thú vị và đáng nhớ. Để khám phá và chinh phục con suối từ phía hạ nguồn lên miền thượng mất quá nửa ngày, sau khi băng qua gần 20 thác ghềnh lớn nhỏ, một số thác đẹp như thác Anh Vũ, thác Mây, Thác Giót, Thác Nước Vàng… Thác nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn và lạ mắt, phía dưới mỗi thác đều có những bồn tắm thiên tạo có thể chứa đến vài chục người, là nơi để bạn có thể thỏa sức vùng vẫy, giải nhiệt cùng dòng nước mát lạnh. Đỉnh suối nước Vàng cách chùa Đồng - Yên Tử. Danh thắng nước Vàng được UBND tỉnh Bắc Giang khoanh vùng bảo vệ và ra quyết định công nhận là danh lam thắng cảnh của tỉnh.

Xã Xuân Lương huyện Yên Thế: là địa bàn giáp danh với tỉnh Thái Nguyên. Theo khảo sát tại đây có khá nhiều tài nguyên du lịch như: tại bản Ven có thác Ngà, hồ Quỳnh, hồ Ngạc Hai, các điểm đền, chùa và núi rừng bạt ngàn, các hồ chứa nước với vẻ đẹp nên thơ hùng vĩ. Xuân Lương có chè bản Ven nổi tiếng, các món ăn truyền thống của dân tộc Tày như thịt lợi quay, khau nhục… đều có thể khai thác du lịch văn hóa, sinh thái. Xuân Lương nằm trên trục đường 37 nối Bắc Giang với Thái Nguyên cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Ngoài hỗ trợ của tỉnh, các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế cũng xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển DLCĐ tại địa phương. Tại Sơn Động, ngoài Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ DLCĐ An Lạc, huyện đang thành lập thêm HTX DLCĐ tại thôn Nà Hin (xã Vân Sơn).

Tháng 10/2020, UBND tỉnh tiếp tục có kế hoạch hỗ trợ phát triển DLCĐ giai đoạn 2021 - 2025 với tổng kinh phí đầu tư trên 21 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này dành để thực hiện một số nhiệm vụ như: Thuê đơn vị tư vấn xây dựng điểm DLCĐ; hướng dẫn, tập huấn kỹ năng giao tiếp, chế biến món ăn; quy hoạch các điểm tham quan, vui chơi giải trí phù hợp. Hỗ trợ người dân cải tạo nâng cấp nhà ở, mua sắm một số đồ dùng, thiết bị phục vụ DLCĐ; thiết kế chương trình tham quan, trải nghiệm qua các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản cho du khách.

Bên cạnh đó, hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch được đầu tư bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Triển khai thi công dự án đường vành đai IV nối cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn qua các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa tạo tuyến giao thông thuận tiện đến chùa Bồ Đà huyện Việt Yên; triển khai thi công ĐT.293 kéo dài, đoạn Thanh Sơn - Hạ Mi Km73+298,85 đến Km86+996,28 (giao với QL.279) kết nối Quảng Ninh với Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử... Xây dựng Đền thờ danh nhân Thân Nhân Trung huyện Việt Yên; dự án Hạ tầng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ huyện Lục Nam...(biểu phụ lục III).

5.2. Khó khăn

Du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang mặc dù có nhiều tiềm năng và cũng đã bắt đầu chuyển mình, đạt được một số thành tựu nhất định, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng của tỉnh hiện nay còn một số những hạn chế, khó khăn như sau:

Chất lượng và hiệu quả kinh tế của loại hình này chưa cao.

Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập. Các nhà văn hoá xã chưa được khai thác công năng vào hoạt động du lịch. Các dự án đầu tư về du lịch chậm triển khai, các nhà đầu tư chiến lược lớn mới dừng ở nghiên cứu, lập quy hoạch chưa xong.

Phần 3

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Thị trường khách

1.1. Nguồn và số lượng khách

Trong giai đoạn vừa qua, đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy du lịch phát triển như, sự kiện văn hóa, du lịch, tổ chức Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử, xây dựng tour du lịch gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn và khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh… Đây là những sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc, được tổ chức quy mô cấp tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch của tỉnh đến du khách trong nước và quốc tế. Các sự kiện được tổ chức thành công góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Giang đạt được nhiều kết quả tốt; lượng khách du lịch của tỉnh tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Tổng số khách du lịch giai đoạn 2016-2020 ước đạt khoảng 7,7 triệu lượt khách; doanh thu du lịch toàn giai đoạn ước đạt khoảng trên 4.000 tỷ đồng.

1.2. Mục đích chuyến đi và cơ cấu khách

Mục đích chuyến đi của khách du lịch nội địa và quốc tế có sự khác biệt khá lớn. Khách du lịch nội địa tập trung nhiều vào phong cảnh, địa điểm chụp ảnh và lễ hội, khách quốc tế mong muốn được trải nghiệm văn hóa (đặc biệt là nghề thủ công truyền thống và tập quán sản xuất, sinh hoạt) và cảm nhận các giá trị thiên nhiên.

Đối với thị trường nội địa, khách du lịch cộng đồng có độ tuổi tương đối trẻ, hầu hết là sinh viên và nhân viên văn phòng, quy mô đoàn khách nhỏ và thường tự tổ chức chuyến đi. Đối với thị trường quốc tế, quy mô đoàn khách ở mức trung bình, có mức độ đa dạng cao về nghề nghiệp, độ tuổi và thu nhập.

Nhu cầu của các phân khúc khách du lịch tới Bắc Giang có thể được nhóm lại thành 4 nhóm: Nhu cầu về vận chuyển, nhu cầu về lưu trú, nhu cầu về điểm đến, nhu cầu về ẩm thực và nhu cầu về các dịch vụ khác. Để khai thác hiệu quả các nội lực và giá trị của du lịch, tỉnh tập trung nghiên cứu về các phân khúc khách du lịch tiềm năng, nhu cầu và hành vi của từng nhóm đối tượng du khách, từ đó xây dựng các tuyến điểm du lịch, sản phẩm du lịch và phương thức phục vụ phù hợp với mỗi nhóm đối tượng để thu hút, phục vụ và níu chân du khách.

1.3. Đặc điểm tiêu dùng

Xu hướng chung về tiêu dùng của khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu bình quân cao hơn hẳn so với thị trường nội địa. Do có sự khác biệt khá lớn về hình thức tổ chức chuyến đi nên phương tiện vận chuyển của khách du lịch cộng đồng cũng có sự khác biệt giữa thị trường nội địa và quốc tế. Trong khi khách du lịch quốc tế chủ yếu sử dụng phương tiện ô tô thì khách du lịch nội địa sử dụng phương tiện vận chuyển đa dạng.

Thời gian lưu trú của khách du lịch cộng đồng cũng có sự khác biệt giữa 2 thị trường. Trong khi thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa chủ yếu là 1 đến 2 ngày thì khách du lịch quốc tế lại có sự phân hóa cao chủ yếu là nửa ngày hoặc 2 đến 3 ngày tùy vào hoạt động du lịch cộng đồng được tham gia.

2. Hiện trạng các sản phẩm/dịch vụ du lịch cộng đồng

2.1. Các điểm du lịch chính và loại hình sản phẩm, dịch vụ

Đến nay đã có 11 khu, điểm du lịch được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh và điểm du lịch: Điểm du lịch Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên); Điểm du lịch Chùa Vĩnh Nghiêm, Điểm du lịch Sân golf dịch vụ Yên Dũng, Vườn Bonsai Neo Garden - Koifarm Takana (huyện Yên Dũng); Điểm du lịch Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, Điểm du lịch cộng đồng Bản Ven (huyện Yên Thế); Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (huyện Lục Nam); Di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang); Cụm di tích cây Dã Hương, đình đền chùa xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang), Điểm du lịch sinh thái Trường Đại học Nông Lâm (huyện Việt Yên); Điểm du lịch Làng Văn hóa Đông Bắc huyện Lục Ngạn (huyện Lục Ngạn).

Chùa Vĩnh Nghiêm: Thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng nên còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm có kho mộc bản được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.

Khu di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang, được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích cấp Quốc gia năm 2009. Năm 2019, đã được công nhận di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thời Hậu Lê với những chi tiết độc đáo thời hiện đại.

Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, xã An Lạc (Sơn Động). Là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu của vùng Đông Bắc Việt Nam. Nơi đây có hệ động thực vật rất phong phú, thích hợp đối với những du khách thích khám phá, nghiên cứu.

Hồ Cấm Sơn có tổng diện tích mặt nước hơn 2,6 nghìn ha với rất nhiều hòn đảo. Lòng hồ trải rộng, giáp ranh với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Trong đó, tiếp giáp 5 xã, thị trấn của huyện Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn) và 4 xã của huyện Lục Ngạn là: Cấm Sơn, Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn. Đặc biệt, được bao quanh bởi những ngọn núi trùng điệp, rợp bóng cây. Cư dân sống gần hồ là đồng bào dân tộc Nùng, Tày. Nơi đây phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền máy.

Xung quanh hồ là những dãy núi cao bao bọc. Hồ Cấm Sơn rất thích hợp với các loại hình du lịch: Bơi thuyền, leo núi, câu cá, đi bộ vào các làng xóm của đồng bào dân tộc, hay đi chơi rừng…

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên): Là ngôi làng cổ thuần Việt với cây đa, có bến nước, sân đình cùng những nếp nhà cổ nằm sâu trong các ngõ hẻm. Trước năm 1960, làng Thổ Hà nổi tiếng về nghề làm gốm, nhưng từ 1990 trở lại đây nổi tiếng về nghề làm bánh đa nem và mì gạo.

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam: Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được không gian thoáng đãng của núi rừng, với vẻ thanh bình của con đường uốn lượn men theo dòng suối, cùng những mái nhà ẩn hiện trong tán cây của núi non hùng vĩ....

Hồ Khuôn Thần, xã Kiên Lao (Lục Ngạn): Với diện tích rộng đến 240ha, lòng hồ có tới 5 đảo nhỏ được trồng thông xanh có tuổi từ 15-20 năm thích hợp cho việc dạo chơi trên hồ, cắm trại trên đảo hay câu cá… Xung quanh khu du lịch Khuôn Thần là các vườn cây ăn quả như vải thiều, cam, bười, hồng, dứa…

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng): Nằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển, có tổng diện tích gần 13 ha. Từ khu chính điện phóng tầm mắt xa xa phía trước là dòng sông Cầu thơ mộng, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Phía sau có những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp của dãy Nham Biền kỳ vĩ. Hai bên là thung lũng nhỏ, nơi cư dân sinh sống đông đúc. Công trình tạo điểm nhấn quan trọng trên dãy núi Nham Biền.

Cao nguyên Đồng Cao (Sơn Động): Là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, Đồng Cao có địa hình bằng phẳng và thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát mẻ và trong lành quanh năm.

Chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên: Là danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa, nơi tu luyện và đào tạo tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế và bảo lưu giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo của người Việt. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc. Năm 2016, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Lễ hội chùa Bổ Đà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn: Thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho huyện Lục Ngạn một vùng đất đai rộng lớn với thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu đặc trưng rất phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả. Ngoài cây vải thiều, Lục Ngạn còn có nhiều loại cây ăn quả khác cho giá trị kinh tế cao.Toàn huyện hiện có trên 28.000 ha cây ăn quả các loại, ngoài cây ăn quả chủ lực vải thiều (có 15.290 ha) với thương hiệu nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, huyện Lục Ngạn hiện còn có nhiều giống cây ăn quả khác cũng cho chất lượng sản phẩm thơm ngon tuyệt hảo như nhãn lồng, táo lai, na… và đặc biệt là tập đoàn cây ăn quả có múi đã phát triển lên 6.740 ha với các loại cây như cam lòng vàng, cam ngọt, bưởi ngọt, bưởi da xanh, bưởi Hoàng... Những năm gần đây, huyện đều tổ chức Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng của địa phương nhằm mục tiêu đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung ứng các loại trái cây chất lượng cao, những sản phẩm đặc trưng chế biến từ nông, lâm ra thị trường… để tăng cường kết nối, thu hút du khách, tạo tiền đề phát triển kinh tế du lịch, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị cho một số sản phẩm, cây ăn quả chủ lực của huyện theo hướng bền vững.

Tỉnh hiện đang triển khai 4 loại hình du lịch chính là: Văn hóa - tâm linh, sinh thái -nghỉ dưỡng, Du lịch vui chơi, giải trí gắn với thể thao golf, Du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp nông thôn và phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ chất lượng cao.

Các cơ sở lưu trú và các công ty lữ hành tỉnh Bắc Giang đang ngày một gia tăng.

2.2. Nhân lực du lịch

Nhân lực đang làm việc, hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện có khoảng 3.200 người, gồm: Cán bộ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp; các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các hợp tác xã tham gia làm du lịch cộng đồng. Nguồn nhân lực du lịch hiện nay còn thiếu về số lượng, chất lượng lao động chưa cao, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp khoảng 40% tổng số lao động ngành du lịch, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu phát triển về du lịch, lực lượng lao động hiện chủ yếu làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở ăn uống. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch được chú trọng, chất lượng đang từng bước được cải thiện tích cực,tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3211/KH-UBND về việc tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2020. Hằng năm đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ kinh doanh lưu trú du lịch; nghiệp vụ thuyết minh các tuyến, điểm du lịch của tỉnh; kiến thức về du lịch cộng đồng, qua đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quảng bá văn hóa, du lịch Bắc Giang.

2.3. Tổng thu từ du lịch

Theo kết quả khảo sát, số lượng khách du lịch cộng đồng đến Bắc Giang có xu hướng giảm do tình hình dịch bệnh vẫn cần diễn ra phức tạp, chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài từ các khu công nghiệp. Dưới đây là thống kế doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và tiêu dùng khác của tỉnh.

2.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch

Trong những năm vừa qua công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch với mục tiêu đa dạng các hình thức tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch Bắc Giang.

Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 28/6/2021 của tỉnh đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền quảng bá tại các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch trong tỉnh. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch; Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch các tỉnh liên kết du lịch tổ chức một số sự kiện như: Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh, Hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh; hằng năm, tổ chức lồng ghép hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Bắc Giang nhằm giới thiệu 04 sản phẩm du lịch Bắc Giang trong đó tập trung cao vào sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, điểm đến du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với các sản vật vườn đồi, vùng cây ăn quả. Đồng thời, hàng năm tham gia xúc tiến quảng bá tại các sự kiện trong nước và quốc tế; tăng cường hoạt động xúc tiến phát triển thị trường, trong đó lựa chọn tập trung vào một số thị trường tiềm năng để khai thác, phát triển.

Phối hợp với các tỉnh, thành phố đã liên kết phát triển du lịch như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng; Cụm liên kết 08 tỉnh trong vùng Đông Bắc với TP Hồ Chí Minh... Liên kết tham gia hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia, hội chợ quốc tế, ngày hội du lịch, một số hội nghị, hội thảo, các chương trình khảo sát xây dựng tour tuyến du lịch và các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại, du lịch tại các tỉnh, thành phố.

2.6. Hoạt động liên kết phát triển du lịch với các địa phương lân cận

Những năm gần đây, nhờ liên kết giữa các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch, nhất là công tác tuyên truyền, quảng bá, nhiều tour du lịch đã dần hình thành, thu hút du khách. Hiện tại, các chương trình du lịch liên vùng với sự tham gia của các điểm đến du lịch Bắc Giang đã bắt đầu được hình thành. Tour du lịch trải nghiệm vườn cây ăn quả kết hợp tham quan hồ Cấm Sơn, chùa Am Vãi ở huyện Lục Ngạn cũng được nhiều công ty du lịch lựa chọn, khai thác. Cùng với việc bắt tay liên kết của các doanh nghiệp làm du lịch, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tỉnh thường xuyên trao đổi, xây dựng, ký kết các chương trình hợp tác trong lĩnh vực du lịch.

Tích cực liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) với hàng loạt các hoạt động như: Ký kết hợp tác, xúc tiến, quảng bá, tọa đàm, hội thảo, trưng bày gian hàng; giới thiệu tour, điểm du lịch, đặc sản hấp dẫn cũng như bản sắc văn hóa độc đáo của các địa phương. Đáng chú ý, từ năm 2019 đến nay, vào mùa cam, bưởi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn mời hàng trăm công ty lữ hành ở trong và ngoài tỉnh đến khảo sát, hội thảo về liên kết phát triển du lịch.

Ngoài việc hợp tác với các đối tác trong nước, tỉnh đồng ý thực hiện hợp tác xây dựng “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn 2050” với Công ty TNHH Roland Berger - là đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện quy hoạch chiến lược cho các tỉnh, thành phố trên cả nước.

2.6. Công tác môi trường du lịch và phát triển bền vững

Do lượng khách du lịch đến Bắc Giang chưa đông nên các tác động đến môi trường và hệ sinh thái chưa đáng lo ngại, nhưng những cân nhắc và giải pháp đảm bảo môi trường sinh thái và môi trường văn hóa - xã hội cần phải được tính đến và giám sát chặt chẽ ngay từ bước thiết kế mô hình cho đến triển khai của từng hoạt động đầu tư. Đặc biệt là các dự án đầu tư có quy mô và tác động lớn cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm đảm bảo yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp và quyền lợi của khách hàng. Tránh để tình trạng hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ và các di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc bị mất đi về cả mặt vật lý và giá trị, mà không thể phục dựng. Đã chú trọng đến các hạ tầng bảo vệ môi trường như: các đình, chùa, khu di tích, khu, điểm du lịch đều được trang bị nhà vệ sinh công cộng, thùng đựng rác, lắp các biển báo chỉ dẫn liên quan và thành lập tổ thu gom rác, thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Mặc dù vậy, công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch vẫn còn không ít khó khăn, bất cập.

Việc thu gom, tiêu hủy rác còn chậm, nhất là thời điểm lễ hội. Các hoạt động này cần thực hiện từ cấp xã, phường, đặc biệt là tại các khu, điểm du lịch.

2.7. Quản lý Nhà nước về du lịch

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương thực hiện các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch và các chương trình, mục tiêu phát triển du lịch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Kiểm tra các hoạt động tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh; rà soát, đề xuất các cơ sở lưu trú du lịch làm điểm cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chỉ đạo việc, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế theo quy định của Luật Du lịch năm 2017. Hằng năm, ban hành Kế hoạch tạo sự chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực du lịch, thu hút khách du lịch đến Bắc Giang; tổ chức kiểm tra điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo Luật Du lịch năm 2017; khảo sát, tập huấn công tác du lịch cộng đồng tại một số huyện có hoạt động du lịch cộng đồng; bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch và kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; tổ chức khảo sát và trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch; khảo sát, tọa đàm phát triển tour du lịch. Đặc biệt năm 2020, 2021 có việc tuân thủ các quy định trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, các khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhằm tạo điểm đến an toàn cho khách du lịch và Nhân dân trong tỉnh.

3. Đánh giá tổng thể hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng

3.1. Điểm mạnh

Bắc Giang là địa phương có tiềm năng cả nội lực và ngoại lực để phát triển tốt trong ngành du lịch và dịch vụ, bao gồm các điểm mạnh chính sau:

Được xác định ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng và ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch như: Nghị quyết số 44/NQ- TU ngày 30/3/2016 về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 102/KH UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 44. Nghị quyết được ban hành kịp thời, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các chủ trương, định hướng xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, thế mạnh phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và đạt được nhiều kết quả đột phá; các nội dung trong Nghị quyết đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, dịch vụ theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhận thức của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch được nâng lên và có nhiều chuyển biến rõ nét. Hình ảnh về miền đất, văn hóa, du lịch và con người Bắc Giang được du khách trong và ngoài nước biết đến; sản phẩm du lịch Tây Yên Tử đạt được nhiều kết quả tích cực, lượng khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm ngày càng nhiều. Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử đưa vào hoạt động; 06 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh quyết định công nhận và nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác của tỉnh được hình thành (biểu phụ lục IV), khẳng định quyết tâm chính trị cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc xây dựng, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Cơ sở hạ tầng du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng như: Hoàn thành tuyến đường Tây Yên Tử; Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng; đường và hạ tầng bên ngoài chùa Bổ Đà huyện Việt Yên; khu di tích những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế; khu di tích chiến thắng Xương Giang; 16 dự án của 10 nhà đầu tư được UBND tỉnh trao quyết định đầu tư, chủ trương đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018... Hệ thống 420 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, gồm: 17 khách sạn 1 sao; 08 khách sạn 2 sao; 03 khách sạn 3 sao; 01 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao; 391 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ du lịch (biểu phụ lục V); 14 doanh nghiệp lữ hành hoạt động theo quy định của pháp luật (biểu phụ lục VI), đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú, ẩm thực, giải trí cho khách du lịch.

Về ẩm thực, nổi tiếng với những loại đặc sản hấp dẫn khiến thực khách phải nhớ đến ngay khi vừa gọi tên. Thưởng thức các loại đặc sản Bắc Giang nổi tiếng chắc chắn là trải nghiệm khó quên với du khách như Vải thiều Lục Ngạn - một trong những loại trái cây xuất khẩu được ưa chuộng nhất; Gà đồi Yên Thế là niềm tự hào của người dân nơi đây khi nhắc đến những món đặc sản của quê hương. Xôi trứng kiến là món đặc sản Bắc Giang rất hấp dẫn chỉ có một mùa trong năm sẽ khiến thực khách phải ngỡ ngàng bởi món ăn này có hương vị hấp dẫn vô cùng.

3.2. Điểm yếu

Một số sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển du lịch; chưa bám sát vào nội dung, nhiệm vụ đã đề ra. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, các địa phương trong việc thực hiện chủ trương phát triển du lịch thiếu thường xuyên, chưa hiệu quả.

Quá trình triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Các dự án, loại hình dịch vụ du lịch chất lượng, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch còn hạn chế; phương tiện vận chuyển đưa đón khách du lịch đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch còn thiếu; chưa xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch mang tính biểu trưng, độc đáo, hấp dẫn của tỉnh... dẫn đến cơ cấu, loại hình sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh còn hạn chế. Tiến độ giải phóng mặt bằng tại một số dự án còn chậm tiến độ.

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư du lịch còn thiếu. Kinh phí dành cho hoạt động du lịch còn hạn chế; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng cho phát triển du lịch; một số khu, điểm du lịch công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; cơ sở hạ tầng vật chất của các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính mùa vụ, chủ yếu phát triển loại hình du lịch văn hóa - tâm linh vào mùa lễ hội, thời gian lưu trú ngắn.

Trong các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, việc xây dựng, hình thành và đi vào đón khách loại hình sản phẩm “sinh thái - nghỉ dưỡng” còn chưa hiệu quả, nhiều khó khăn, vướng mắc, người dân, cộng đồng thiếu kiến thức, kỹ năng làm du lịch cộng đồng.

Số lượng khách du lịch tăng, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ du lịch đóng góp cho xã hội còn thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, hạn chế về nguồn nhân lực nên chưa chủ động, quan tâm khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng chuyển biến chậm...

3.3. Cơ hội

Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng phát triển du lịch. Tình hình chính trị xã hội ổn định, Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với vị thế trong khu vực và thế giới ngày càng được cải thiện. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi không nhỏ cho các địa phương, trong đó có Bắc Giang. Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày càng tăng. Vị trí Bắc Giang thuận lợi để phát triển các chương trình du lịch liên kết với các địa phương có tiềm năng du lịch như Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch sẽ có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn tới, vì nhiều dự án đầu tư dịch vụ du lịch được thúc đẩy. Với số lượng, quy mô tăng và loại hình doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, lực lượng lao động tại tỉnh sẽ tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn và kéo theo đó là phạm vi phát triển cá nhân và chuyên môn cũng mở rộng hơn. Lao động tại tỉnh sẽ có cơ hội đạt tới trình độ kỹ năng cao hơn thông qua giáo dục và đào tạo, kết quả là có cơ hội hưởng lương cao hơn.

3.4. Thách thức

Cơ hội phát triển luôn đi kèm thách thức, với du lịch cộng đồng cũng không ngoại lệ. Đó là sự xung đột lợi ích giữa 3 chủ thể của du lịch cộng đồng là doanh nghiệp, chính quyền và người dân. Rất nhiều địa danh có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng rất lớn nhưng đến giờ vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là việc thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho các điểm du lịch.

Lực lượng tham gia hoạt động du lịch này phần đông là cộng đồng nên chưa có kinh nghiệm triển khai, khi bắt đầu có kết quả thì nhiều hộ gia đình tham gia tự phát, không theo khuôn mẫu đã được tư vấn, xây dựng. Trang thiết bị phục vụ hành trình chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế nên chi phí giá thành dự tính khá cao, khiến việc tiếp cận bán sản phẩm cho các công ty lữ hành sẽ không thuận lợi.

Bên cạnh các thách thức trên, khâu tiếp thị quảng bá, đào tạo, tập huấn về kỹ năng hướng dẫn và đón tiếp cho nguồn nhân lực cần được quan tâm thường xuyên và lâu dài.

Hạ tầng phát triển du lịch, như khu thu gom xử lý rác thải, điện, nước sinh hoạt là một nhu cầu thực tế cần được quan tâm và giải quyết bởi những địa điểm có tiềm năng phát triển mô hình du lịch cộng đồng thường là những nơi còn hoang sơ và chưa phát triển.

Dịch bệnh COVDI-19 bùng phát từ tháng 02/2020 đến nay ảnh hưởng lớn đến các nhiệm vụ, giải pháp thu hút du khách, phát triển du lịch tại địa bàn và khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng là một trong những thách thức đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Như vậy, những vấn đề về hạ tầng du lịch, về nguồn lực đầu tư, về nhân lực, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là khó khăn, thách thức chung với nhiều địa phương nói chung và Bắc Giang nói riêng, rất cần được tỉnh và các ngành chức năng quan tâm tháo gỡ để mở hướng đi cho du lịch cộng đồng tại tỉnh.

Phần 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng

- Ứng dụng internet và kết nối di động để cung cấp thông tin du lịch.

- Tăng trưởng du lịch cộng đồng.

- Tìm kiếm các trải nghiệm chân thực của khách hàng.

- Nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập.

- Du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp (Du lịch thúc đẩy sức khoẻ và hạnh phúc thông qua các hoạt động thể chất, tâm lý hoặc tinh thần).

- Hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh sáng tạo.

Về xu hướng sản phẩm, du lịch sinh thái, cộng đồng tiếp tục là xu hướng phát triển mạnh vì những lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường của nó đồng thời nó phản ánh mối quan tâm của khách du lịch, của toàn cầu đến sự phát triển bền vững và trình độ văn hóa trong chuyến đi du lịch. Ví dụ cụ thể của xu hướng này là sự gia tăng của các tour du lịch xanh, các tour du lịch tìm hiểu và chung tay bảo vệ thế giới tự nhiên, động vật hoang dã, sự gia tăng tình nguyện viên tham gia các chuyến đi du lịch kết hợp hoạt động bảo tồn, tham gia hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên. Hay đơn giản hơn là việc lựa chọn các phương tiện ít thải cacbon ra môi trường thay thế cho các phương tiện thông thường (sự thay thế của xe điện, xe năng lượng mặt trời). Các thuật ngữ “du lịch xanh”, “du lịch thân thiện môi trường”, “du lịch không rác thải nhựa” đang ngày càng gia tăng trong lựa chọn dịch vụ của du khách.

Du lịch thông minh là hoạt động du lịch được dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông. Khác với những tour du lịch truyền thống, du lịch thông minh giúp cho sự kết nối và tương tác chặt chẽ giữa khách du lịch và các nhà quản lý, kinh doanh; chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và sử dụng các thiết bị hiện đại, thông tin, dữ liệu toàn cầu. Nhiều dịch vụ du lịch đã được ứng dụng công nghệ để phục vụ du khách: đặt phòng khách sạn, nhà hàng, cấp visa du lịch, mua vé máy bay đến quảng bá hình ảnh điểm đến, hướng dẫn du lịch, tìm kiếm thông tin liên quan đến chuyến đi, tương tác, phản hồi thông tin…

Du lịch ẩm thực đang là xu hướng lớn trên thế giới. Thưởng thức ẩm thực là sở thích của hàng triệu người, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chuyến du lịch và đã trở thành một trong những lý do chính khi lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Văn hóa ẩm thực ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, mỗi điểm đến đều có sự khác biệt, thể hiện bản sắc của điểm đến và nó trở thành yếu tố tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch. Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách không chỉ được trải nghiệm các món ăn, đồ uống mà là cả các trải nghiệm bản sắc văn hóa, cuộc sống của cộng đồng tại điểm đến qua câu chuyện của từng món ăn, đồ uống đó. Với việc trải nghiệm các món ăn, đồ uống, lễ hội ẩm thực, lớp học nấu ăn hoặc bữa ăn theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”…, du khách được hòa mình và cảm nhận giá trị truyền thống địa phương một cách chân thực nhất. Du lịch ẩm thực mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương, của điểm đến, của quốc gia và đóng góp đáng kể vào chuỗi giá trị du lịch như nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, thúc đẩy quảng bá văn hóa, giữ gìn di sản văn hóa và tăng cường giao lưu văn hóa.

Về xu hướng thị trường có thể thấy, trong những năm gần đây hình thức đi du lịch cả gia đình hay đi cặp vợ chồng rất thịnh hành, xu hướng này tiếp tục lan tỏa trong những năm tới và cùng với nó là xu hướng đi du lịch một mình nổi lên. Ngày càng có nhiều du khách lựa chọn các chuyến đi du lịch một mình với lý do, mục đích đa dạng. Một số người thích đi du lịch một mình vì không muốn có sự phân tâm bởi người đồng hành. Một số khác thì muốn tham gia hoạt động xã hội hay tìm kiếm đối tác. Có những du khách lớn tuổi thích đi du lịch một mình, nghỉ dài ngày trong các khách sạn hay trên các con tàu như một trải nghiệm sang trọng hơn các dịch vụ sức khỏe cho người cao tuổi thông thường. Ở đây có sự tăng đáng kể của du khách nữ do tính chất chủ động hơn về chuyến đi du lịch. Nhìn chung xu hướng này đang ngày càng tăng trưởng và phát triển.

* Thị trường mục tiêu của Du lịch cộng đồng hướng đến ba đối tượng chính gồm:

- Các hộ gia đình có con nhỏ trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận muốn cho con tìm hiểu các làng nghề truyền thống của quê hương, các trang trại và trải nghiệm các hoạt động ngoài trời;

- Học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh trải nghiệm du lịch cộng đồng qua các chương trình tham quan, dã ngoại do nhà trường tổ chức;

- Du khách đến từ khu vực thành thị như Hà Nội, Hạ Long tìm kiếm những khía cạnh chân thực của cuộc sống như đặc sản địa phương, thiết kế mộc mạc và tự nhiên của các vùng quê và các yếu tố mang đậm tính truyền thống địa phương;

- Khách nước ngoài mong muốn tìm hiểu đời sống, văn hóa, tập quán của người dân địa phương.

Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng vừa là xu hướng, vừa là đòi hỏi tất yếu của ngành Du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững… Nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nguyên bản, các giá trị tự nhiên còn nguyên sơ, hoang dã, giá trị sáng tạo công nghệ cao.

2. Dự báo phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng đến năm 2030

- Đến năm 2025, có 2 sản phẩm mũi nhọn là du lịch cộng đồng dựa vào tâm linh - văn hóa - lịch sử - kiến trúc, du lịch cộng đồng ẩm thực và sinh thái vùng cây ăn quả. Khi đó, cộng đồng ý thức được lợi ích của du lịch và việc cần thiết phải bảo tồn cảnh quan cũng như các di tích văn hóa - lịch sử - tín ngưỡng. Tuy nhiên, nếu đầu tư khai thác bài bản, hiệu quả, kết hợp giữa giá trị lịch sử và nỗ lực đầu tư các công trình kiến trúc và dịch vụ kèm theo du lịch, sẽ dần dần khai thác loại hình sản phẩm này, đẩy dần lên thành sản phẩm mũi nhọn.

- Đến năm 2030, sản phẩm du lịch cộng đồng dựa vào tâm linh sẽ vẫn là sản phẩm mũi nhọn, kế tiếp sẽ là sản phẩm du lịch cộng đồng phát triển theo hướng trang trại, sinh thái, cây ăn quả, ẩm thực. Nếu được tiếp cận đầy đủ thông tin, nhận thức được giá trị của lịch sử, đồng thời tiện lợi hơn về đường xá đi lại/chỗ ở/nơi ăn nghỉ... thì lượng khách sẽ tự động gia tăng.

3. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch Cộng đồng trong Đề án này được xác định theo Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hoá của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu du khách; ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp (Wellness Tourism)...; tăng cường kêu gọi đầu tư từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch cộng đồng có sự liên kết theo chuỗi các sản phẩm liên ngành, liên kết vùng và quốc gia. Xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Bắc Giang “Thân thiện - Tiện lợi - Tin cậy”.

Dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng, có thể phát triển du lịch cộng đồng theo 5 mô hình du lịch: (1) Du lịch tâm linh, văn hóa - lịch sử - kiến trúc, (2) Du lịch MICE, (3) Du lịch sinh thái, trang trại, cây ăn quả, chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp, (4) Du lịch thông minh và (5) Du lịch ẩm thực. Các sản phẩm du lịch này sẽ được phát triển trên nguyên tắc đồng bộ và có sự liên kết chặt chẽ với nhau và xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của cộng đồng và do cộng đồng làm chủ.

Hai loại hình du lịch cộng đồng theo hướng tâm linh, văn hóa - lịch sử - kiến trúc và du lịch trang trại ẩm thực, cây ăn quả được lựa chọn ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2025, làm tiền đề để phát triển các sản phẩm du lịch còn lại đến 2030. Đối với mỗi mô hình du lịch cộng đồng, được thúc đẩy phát triển dựa trên hai yếu tố cơ bản:

- Phát triển điểm du lịch cộng đồng: Tập trung khai thác lợi thế, phát huy tiềm năng nội tại của từng điểm/sản phẩm du lịch kết hợp với các cơ hội; khắc phục các điểm yếu để hạn chế tối đa rủi ro, đặc biệt trước những thách thức. Đối với mỗi loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng, việc phát triển sẽ bao gồm 3 phương diện: 1) Nghiên cứu, quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; 2) Xúc tiến đầu tư và quảng bá; 3) Quản lý khai thác.

- Phát triển tuyến du lịch cộng đồng: Xây dựng phương án kết hợp với các điểm/sản phẩm du lịch khác trong và ngoài tỉnh, thiết lập các tuyến điểm tham quan phù hợp về địa lý và thị hiếu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Từ đó thu hút du khách trong và ngoài tỉnh, đồng thời kích cầu tiêu dùng của khách.

a) Nhà hát hình con sò, Úc

b) Tượng sư tử biển, Singapore

c) Tháp Eiffel, Pháp

d) Tượng “chú bé đứng tè” Manneken Pis, Bỉ

Song song với việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách du lịch lên kế hoạch và tìm đến. Định hướng để phát triển cả 5 mô hình du lịch cộng đồng dưới đây, dựa trên việc khai thác sức mạnh nội lực và cơ hội thu hút đầu tư phát triển, cũng như khắc phục các nhược điểm còn tồn tại và có kế hoạch chuẩn bị, phòng ngừa và thích ứng trước những thách thức.

- Mô hình du lịch tâm linh, văn hóa - lịch sử - kiến trúc dựa vào cộng đồng: Đời sống tâm linh của người dân gắn liền với tôn giáo (trong đó Phật giáo chiếm đa số), với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, với dân, và gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với các bậc sinh thành. Điều đó tạo nên bản sắc văn hóa tâm linh cho vùng đất này, thể hiện qua rất nhiều di tích đình, đền, chùa, miếu và nhà thờ họ được công nhận là di sản ở cấp quốc gia và cấp tỉnh nên mô hình kết hợp du lịch tâm linh, văn hoá, lịch sử và kiến trúc cần được kết hợp chặt chẽ với đề án xây dựng con đường tâm linh của tỉnh và du lịch cộng đồng.

Thị trường mục tiêu: Thu hút nhiều phân khúc khách, gồm: các phật tử đi hành hương lễ phật; sinh viên, trí thức trong nước tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc qua các thời kỳ; du khách nước ngoài mong muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán địa phương thể hiện qua các di tích tâm linh - lịch sử.

Đối với các điểm là di tích kiến trúc - lịch sử, tập trung bảo tồn, trùng tu nguyên trạng nhằm đảm bảo giá trị lịch sử của di tích. Tại mỗi điểm tham quan, cần có bảng thông tin chi tiết về lịch sử ra đời, ý nghĩa về mặt kiến trúc, văn hóa của di tích để du khách có cái nhìn rõ hơn về giá trị nổi bật của các điểm và mối liên kết với lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân. Đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc mới, đặc biệt là các công trình mang tính biểu tượng cho du lịch, có thể xem xét kết hợp trong quần thể di tích cũ để làm nổi bật ý nghĩa lịch sử của các di tích, mối liên kết giữa quá khứ và hiện tại cũng như định hướng tương lai, áp dụng công nghệ và kỹ thuật số khi giới thiệu về các điểm di tích. Quan tâm phục dựng đầy đủ các nghi lễ, hoạt động của từng lễ hội hiện đã dần mai một để du khách gần xa tìm hiểu, trải nghiệm.

Về không gian: Mở rộng hạ tầng không gian để đảm bảo tổ chức được các lễ hội và sự kiện văn hóa - lịch sử ở quy mô lớn hơn cũng như các hoạt động văn hóa bổ sung (hội thi, triển lãm, các buổi ngoại khóa), bổ sung các dịch vụ phụ trợ như ẩm thực, khu vui chơi mua sắm, bán đồ lưu niệm... cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông, đường xá đến các điểm di tích, bổ sung biển chỉ dẫn đến các điểm di tích để du khách dễ tìm và dễ tiếp cận các điểm đến. Đầu tư hệ thống phương tiện giao thông phục vụ du khách trong khuôn viên mỗi điểm và giữa các điểm du lịch; bổ sung các dịch vụ cho thuê phương tiện công cộng theo nhu cầu của du khách (xe đạp, xe đạp điện, xe điện…), có phương án đảm bảo các phương tiện giao thông và điểm đỗ thuận tiện cho du khách.

Về thời gian khai thác du lịch: Các điểm di tích khai thác tối đa thời gian tổ chức để đan dày các sự kiện văn hóa - lịch sử và lễ hội vào các thời điểm khác nhau trong năm; kết hợp với các trường học trong và ngoài tỉnh để tổ chức các khóa ngoại khóa cho học sinh, sinh viên thực tập và tìm hiểu văn hóa - lịch sử - kiến trúc thông qua các bài học thực tế, các buổi ký họa.

- Mô hình du lịch MICE dựa vào cộng đồng: MICE là cách viết tắt của từ tiếng Anh: Meeting (hội họp, gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conference (hội nghị, hội thảo), Event (sự kiện, triển lãm). Từ đó, du lịch MICE có nghĩa là loại hình du lịch kết hợp giữa hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm của các công ty, doanh nghiệp cho nhân viên, đối tác.

Thị trường mục tiêu: Đối tượng mục tiêu của loại hình du lịch MICE là các công ty, tập đoàn, tổ chức trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc khen thưởng cho nhân viên, tri ân khách hàng, các công ty, tổ chức… này tổ chức các sự kiện MICE như một hình thức để gặp gỡ các đối tác, mở rộng các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh. Họ có thể tổ chức tại thành phố Bắc Giang và kết nối với các điểm du lịch cộng đồng để có thêm hoạt động cho đoàn.

- Mô hình du lịch nông nghiệp, sinh thái, trang trại (Farmstay), chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp dựa vào cộng đồng: Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế, năm 1991: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống bình yên của người dân địa phương”. Luật Du lịch do Quốc hội thông qua năm 2017 nêu rõ: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”.

Phát triển các hoạt động du lịch nông nghiệp thông qua các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái Farm tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; khai thác các hoạt động du lịch sinh thái tại các hồ có cảnh quan đẹp; xây dựng các khu vui chơi trẻ em, các tuyến du lịch sinh thái gắn với giáo dục, tìm hiểu cho trẻ em. Du lịch homestay tại Sơn Động: trải nghiệm, tìm hiểu cảnh quan sông núi, khám phá bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số. Tái hiện hoạt động của người dân và hình thành các tuyến du lịch tham quan, trải nghiệm tại các vùng cây ăn quả…

Về không gian: Cải tạo đường xá, dựng biển chỉ dẫn và bố trí các điểm dừng chân để du khách tự trải nghiệm. Điểm dừng chân nên được thiết kế đa chức năng, vừa là quán cà phê, điểm check-in chụp ảnh, vừa là nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ du khách như cung cấp thông tin về tuyến đường, trông giữ xe ô tô, xe máy và cho thuê xe đạp, trang thiết bị hỗ trợ du lịch …

- Mô hình Du lịch ẩm thực dựa vào cộng đồng: Du lịch ẩm thực là hành trình khám phá các món ăn với mục đích du lịch. Hiện nay, du lịch ẩm thực được coi là một phần không thể thiếu trong các trải nghiệm du lịch. Đối với khách du lịch, tầm quan trọng của ẩm thực được xếp ngang hàng với các mối quan tâm khác về khí hậu, cơ sở lưu trú và cảnh quan. Bắc Giang nổi tiếng với cây ăn quả và quà quê, có thể đẩy mạnh các mô hình này theo hình thức du lịch cộng đồng vì xuất phát từ ngành nghề truyền thống.

Thị trường mục tiêu: Khách du lịch nội tỉnh, các tỉnh lân cận Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, tham quan, dừng chân thưởng thức ẩm thực và mua sản vật của địa phương về làm quà. Bên cạnh đó, liên kết với các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh cũng như các địa phương lân cận, cung cấp thực phẩm là các sản vật của địa phương phục vụ trong các bữa ăn của du khách, dạy khách du lịch cách chế biến thực phẩm, đặc sản địa phương hoặc tham quan học hỏi các làng nghề truyền thống, vườn cây ăn quả...

Một số hình ảnh tham khảo cho điểm dừng chân.

3.1. Định hướng hỗ trợ chung cho các điểm du lịch cộng đồng

Nội dung cần hỗ trợ cho các điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh như sau:

- Xây dựng dự án tổng thể cho một số mô hình điểm

- Hỗ trợ đường giao thông. (Theo từng điểm đề nghị)

- Hỗ trợ trạm điện, đường điện đến điểm du lịch. (Theo đề nghị từng điểm)

- Hỗ trợ nước sạch. (Theo từng điểm nếu có đề nghị)

- Hỗ trợ bãi đỗ xe, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm và cung cấp thông tin du lịch, nhà vệ sinh công cộng.

- Hỗ trợ một số đồ dùng, vật dụng, nhà vệ sinh, bảo tồn văn hóa, di sản.

- Hỗ trợ tập huấn, học tập kinh nghiệm các địa phương về xây dựng, tổ chức quản lý và phát triển du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ hệ thống các biển chỉ dẫn về du lịch cộng đồng.

- Đầu tư sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn đến các điểm du lịch cộng đồng, các điểm tham quan gần điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại điểm du lịch cộng đồng, thăm quan vườn cây ăn quả, hỗ trợ kinh phí mua trang phục dân tộc cho hộ gia đình xây dựng, hình thành điểm mới du lịch cộng đồng….

- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa, nhà vệ sinh tại các điểm du lịch cộng đồng của thôn có điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả phục vụ việc tiếp đón khách du lịch và trưng bày các sản phẩm địa phương. Giao cho huyện thực hiện; kinh phí huyện.

- Xây dựng 2 mô hình điểm có tiềm năng phát triển trước để tập trung nguồn hỗ trợ và thúc đẩy hình thành sản phẩm nhanh, hiệu quả, làm điểm nhấn, điểm sáng, phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng của tỉnh, đảm bảo tính hiệu quả trước khi nhân rộng.

3.2. Định hướng hỗ trợ từng điểm du lịch cộng đồng

Hỗ trợ cụ thể 35 điểm (danh sách sách kèm theo) thuộc các mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã xác định trong Đề án này.

Tập trung đầu tư xây dựng 02 mô hình du lịch cộng đồng thí điểm để nhân rộng (đầu tư nhiều hơn chỗ khác): Hợp tác xã du lịch Đồng Dao, điểm du lịch sinh thái Đồng Dao, Lục Ngạn và HTX An Phú (thuyền bè trên nước) + bản Bắc Hoa (nhà trình tường dân tộc Nùng), xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn. Lý do: Hai điểm du lịch này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, nhân sự chủ chốt phù hợp và có khả năng, cam kết theo đuổi du lịch cộng đồng. Cụ thể như sau:

- Hợp tác xã du lịch Đồng Dao, điểm du lịch sinh thái Đồng Dao, Lục Ngạn: Lục Ngạn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là một trong những vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với diện tích trên 28.000 ha cây ăn quả các loại. Vào vụ thu hoạch vải thiều, cam, bưởi hằng năm, huyện Lục Ngạn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch trải nghiệm. Ngoài ra, Lục Ngạn còn có nhiều sản phẩm truyền thống đặc trưng như: mỳ Chũ, rượu Kiên Thành, mật ong, phấn hoa, gạo nếp,...; là vùng đất giàu bản sắc văn hóa của 8 dân tộc sinh sống, có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Hợp tác xã du lịch Đồng Dao nằm cách thị trấn chũ 5km là nơi có tiềm năng phát triển tốt về du lịch sinh thái. HTX du lịch Đồng Dao có diện tích trên 20 ha là vườn cây ăn quả: cam, vải, bưởi, nhãn, mít, na... Có hồ Bầu Lầy trên 200 ha trong xanh rộng lớn bao bọc, có đường giao thông thuận tiện kết nối với khu du lịch Khuôn Thần. Hợp tác xã du lịch Đồng Dao có vị trí quan trọng nằm giữa 4 xã Kiên Lao, Kiên Thành, Trù Hựu, Quý Sơn. Là điểm giao thoa của 4 xã với 4 phong tục tập quán khác nhau như: Kiên Lao với các điệu hát Song Hao, Dân ca San Chí. Kiên Thành nổi tiếng với rượu men lá, Quý Sơn nổi tiếng với các vườn cây ăn quả, Trù hựu có hồ Bồ Lầy xanh mát như lá phổi xanh ôm chọn khu đất của HTX du lịch Đồng Dao. Hợp tác xã mong muốn xây dựng và phát triển điểm du lịch này theo mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và sẵn sàng đầu tư với sự định hướng, hỗ trợ của nhà nước.

- Hợp tác xã An Phú (thuyền bè trên nước) + bản Bắc Hoa: Hồ Cấm Sơn có tổng diện tích mặt nước 2.600ha với rất nhiều hòn đảo, lòng hồ trải rộng, giáp ranh giới với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Trong đó, tiếp giáp 5 xã, thị trấn của huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, 4 xã của huyện Lục Ngạn là Cấm Sơn, Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn. Đặc biệt, hồ được bao quanh bởi những ngọn núi trùng điệp, rợp bóng cây xanh. Cư dân sống quanh hồ là đồng bào dân tộc Nùng, Tày. Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền và bè, cách đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn 15 km, thuận lợi giao thông. Khu vực này phong phú về ẩm thực thôn quê, với nền nông nghiệp quanh năm có sẵn hoa quả, với nhiều nền văn hóa phi vật thể từ nhiều dân tộc khác nhau, nơi có thể tham quan du lịch tâm linh. Đây là nơi lý tưởng để phát triển du lịch về mọi mặt, có thể xây dựng hệ thống du lịch và thu hút du lịch một cách mạnh mẽ điểm du lịch này rất có tiềm năng để ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển sớm.

4. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022-2030

1.1. Quan điểm

Phát triển các khu du lịch cộng đồng phải phù hợp các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang; đảm bảo an ninh - quốc phòng và tương xứng vị thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng trở thành tỉnh đi đầu trong kết hợp du lịch cộng đồng, trang trại du lịch, du lịch chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp từ thiên nhiên và du lịch thông minh với nhiều loại hình sản phẩm du lịch thu hút khách và có cải tiến phương thức tổ chức trải nghiệm, quản lý và vận hành.

Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng của tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, trở thành một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa của người dân và khách du lịch.

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng dựa vào nguồn lực nội tại của địa phương; sử dụng nguồn lực bên ngoài trong đột phá. Huy động hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển sản phẩm du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư của các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển các sản phẩm du lịch, các tuyến điểm, khu du lịch, dịch vụ đa dạng, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tập trung phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp, được đo bằng hiệu quả, thương hiệu, sức cạnh tranh và tính bền vững; thể hiện ở hệ thống sản phẩm dịch vụ có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách (đạt sự hài lòng của du khách trong nước và quốc tế).

Phát huy tốt thế mạnh nổi trội, sự độc đáo, đặc sắc về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của vùng (di sản văn hóa, lịch sử, biển, đảo, văn hóa, lối sống, ẩm thực…) để phát triển sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu tỉnh, tạo sự gắn kết và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch cộng đồng trong sự liên kết chặt chẽ về không gian và tính chất sản phẩm, tạo sự đa dạng và hấp dẫn (luôn luôn mới) đáp ứng thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng vì lợi ích của người dân, cộng đồng và xã hội cũng như các mục tiêu phát triển con người, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với đảm bảo môi trường, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phát huy các lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan và bảo vệ môi trường.

1.2. Mục tiêu

1.2.1. Mục tiêu chung:

Bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, thu hút khách du lịch.

Xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng thông qua hình thành và phát triển các điểm du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng trở thành loại hình du lịch mũi nhọn, bền vững, làm tiền đề thúc đẩy các loại hình du lịch khác tại tỉnh.

1.2.2.Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025:

+ Công nhận các khu, điểm du lịch cộng đồng với các sản phẩm du lịch đặc thù. Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển 02 mô hình du lịch thí điểm tại huyện Lục Ngạn, tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng hiện có.

+ Chỉ tiêu khách du lịch đạt 2 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 1 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 2.000 người.

- Đến Năm 2030:

+ Tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Sơn Động, tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng khác, đặc biệt là 20 điểm du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả Lục Ngạn.

+ Chỉ tiêu khách du lịch đạt 3 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 2 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm (nếu kiểm soát được Covid-19). Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 5.000 người.

Phấn đấu đến hết năm 2030 các điểm du lịch cộng đồng và thăm quan vùng cây ăn quả có đủ điều kiện đón ít nhất 1,0 triệu lượt khách/năm, trong đó có 10 nghìn khách quốc tế.

Giai đoạn 2022 - 2030: Tập trung phát triển các mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với (1) Du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh; (2) Du lịch trang trại nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm (Farmstay); (3) Du lịch ẩm thực, mua sắm; (4) Du lịch chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp (Wellness Tourism). Quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh, thông qua sử dụng công nghệ số trong du lịch (du lịch thông minh).

Nâng cấp tổng thể cơ sở vật chất, các dịch vụ gia tăng kèm theo và kéo dài thời gian lưu trú; thúc đẩy chi tiêu của du khách khi tiêu thụ các sản phẩm du lịch cộng đồng tại tỉnh. Hình thành các công ty có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Tạo việc làm cho người lao động tại các điểm du lịch cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch.

5. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Để phát triển du lịch cộng đồng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập phát triển du lịch, việc tập trung xây dựng phát triển du lịch cộng đồng, phát triển quy mô sản phẩm du lịch cộng đồng; đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng cần dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: Tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của khách du lịch và nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu, từ đó tiến hành các công việc kinh doanh du lịch.

- Nguyên tắc lợi ích kinh tế: Đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch cũng cần phải xét đến những tác động của nó đối với nền kinh tế.

- Nguyên tắc đặc sắc: Nét đặc trưng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch.

- Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn: Khi khai thác tài nguyên du lịch cộng đồng cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trường, duy trì sự cân bằng sinh thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trường nhất là các tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt và phát huy các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - lịch sử và con người của địa phương.

- Các loại hình sản phẩm du lịch được phát triển đồng bộ theo điểm và tuyến. Theo đó, các phương án phát triển cho từng điểm du lịch được nghiên cứu và xây dựng phù hợp với thực trạng của mỗi điểm và có sự liên kết, hài hòa với các điểm/các sản phẩm du lịch khác tại địa phương.

- Hình thành các tuyến du lịch nội thị, tuyến du lịch liên kết với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Phần 5

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2030

1. Nhóm giải pháp đồng bộ cơ sở hạ tầng và xây dựng nền tảng điểm du lịch cộng đồng thông minh

1.1. Mục tiêu đầu tư

- Đầu tư để xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có khả năng kết nối và có đủ điều kiện để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch cộng đồng; tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng đặc thù có khả năng cạnh tranh, hấp dẫn khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách. Khai thác hiệu quả; phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm; đồng thời, bảo vệ, tôn tạo và bảo tồn giá trị các nguồn tài nguyên du lịch; cải thiện môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

- Tiếp tục dành nguồn lực ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cộng đồng, tạo ra sự đổi mới khác biệt và sức hấp dẫn mạnh với mục tiêu đưa Bắc Giang là điểm đến nổi tiếng của du lịch cộng đồng mới trong cả nước.

- Có giải pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch cộng đồng phức hợp, các dự án du lịch cộng đồng quy mô trung bình.

1.2. Quan điểm đầu tư

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng phải được tiến hành đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, ưu tiên tập trung đầu tư vùng có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

- Đầu tư đảm bảo nâng cao hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, nhà nước, xã hội và bảo vệ tốt môi trường.

- Tập trung đầu tư, áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, lao động, tiết kiệm năng lượng...

- Tăng cường hợp tác công - tư để tạo điều kiện huy động các nguồn lực; đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút các thành phần kinh tế, chú trọng đầu tư tư nhân, bảo đảm các lợi ích xã hội, dựa trên nền tảng phát triển bền vững.

- Chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ như tài chính, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, y tế và các ngành dịch vụ khác.

1.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng du lịch

- Đầu tư, nâng cấp các tuyến đường kết nối điểm du lịch (có lưu ý đến kiến trúc tổng thể, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, tránh bê tông hoá), lắp đặt các biển chỉ dẫn các tuyến đường giao thông kết nối các thành phố với các xã, phường, thị trấn. Hệ thống đường liên thôn, liên xã cần được nâng cấp, tạo thuận lợi để du khách tham quan.

- Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cần được quy hoạch, đề xuất xây dựng phù hợp với bản sắc văn hóa, tự nhiên của từng địa phương, lưu ý đến các nhu cầu của thị trường khách tiềm năng.

- Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ trợ cho du khách như hệ thống thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, thương mại, chăm sóc y tế... để đảm bảo tiện nghi cho du khách.

- Tập trung xây dựng các trung tâm khám phá trải nghiệm bản sắc văn hóa, các khu trò chơi dân gian, các điểm mua sắm sản vật địa phương...

- Hình thành, nâng cấp các nhà văn hoá địa phương trở thành các Trung tâm thông tin điểm du lịch và giao lưu văn hoá với du khách.

1.4. Thúc đẩy phát triển du lịch thông minh tại Bắc Giang

Để hỗ trợ hoạt động du lịch cộng đồng, đưa vào sử dụng các phần mềm, tiện ích thông minh hỗ trợ du khách như: hệ thống thuyết minh tự động, phần mềm hướng dẫn tham quan, một số tiện ích về bản đồ, tìm đường, trạm xe, travel guide, tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với ngành Du lịch nhằm hướng tới mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh tiên phong đưa du lịch thông minh vào phát triển các mô hình du lịch cộng đồng: xây dựng một số trạm thông tin du lịch thông minh; phần mềm du lịch thông minh, thường xuyên sử dụng các phương pháp marketing điện tử để quảng bá du lịch ...

Để phát triển du lịch thông minh, cần thiết phải phát triển và hoàn thiện hạ tầng mạng bởi đây là điều kiện quan trọng để triển khai các hoạt động du lịch online, triển khai lắp đặt các trạm phát wifi miễn phí.

Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tích cực tiếp cận CN 4.0 để theo kịp xu hướng kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của du khách. Theo đó, các hoạt động kinh doanh được triển khai trực tuyến: marketing, quảng bá sản phẩm; nghiên cứu mở rộng thị trường; tư vấn, chăm sóc khách hàng; thực hiện các giao dịch mua - bán, thanh toán… Đẩy mạnh sàn giao dịch du lịch trực tuyến như (Tripi, iVIVU…), cho phép giao dịch các tour trọn gói, khách sạn và vé máy bay, cho phép khách hàng tìm kiếm, so sánh giá các sản phẩm du lịch và cập nhật chính xác 24/24 tình trạng sản phẩm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 10 sàn giao dịch du lịch. Đây là những điểm nhấn quan trọng về khả năng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách cho phát triển du lịch thông minh. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch thông minh, có lộ trình và bước đi phù hợp, hoàn thiện chính sách liên quan đến ứng dụng KH&CN, CNTT- TT truyền thông với phát triển kinh tế - xã hội nói chung như: các chính sách về phát triển thủ tục hành chính điện tử, thương mại điện tử, phát triển giao thông thông minh, đô thị thông minh, để đồng bộ với chính sách về phát triển du lịch thông minh. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông theo hướng ứng dụng cho ngành du lịch, tạo nền tảng công nghệ cho du lịch thông minh. Có cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN cho ngành du lịch.

Xác định mô hình và triển khai thí điểm: Phát triển du lịch thông minh là định hướng chiến lược nhất quán của Đảng và Chính phủ, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển chung của thế giới. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển du lịch,… xác định điểm đến trọng điểm triển khai thí điểm mô hình du lịch thông minh. Đồng thời, gắn phát triển du lịch thông minh với các lĩnh vực có liên quan như đô thị thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, quản lý năng lượng thông minh,… Có thể lựa chọn 2-3 điểm đến có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đang đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT làm mô hình thí điểm cho phát triển du lịch thông minh. Việc xác định rõ mô hình và triển khai thí điểm sẽ giúp Chính quyền tập trung được nguồn lực cho phát triển du lịch thông minh, tránh thực hiện dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu hiệu quả và gây lãng phí nguồn lực. Kết quả của một số mô hình thí điểm này sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá để đẩy mạnh và nhân rộng.

Phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ với các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển du lịch thông minh. Bên cạnh đó, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực ngoài trình độ chuyên môn về du lịch phải có khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng và vận hành công nghệ, sẵn sàng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh. Thu hút nhân tài có trình độ cao về công nghệ vào làm việc trong ngành du lịch của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch thông minh. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch thông minh, tuyên tuyền sâu rộng nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động du lịch trực tuyến, những ưu điểm và những tồn tại, bất cập để khách du lịch và người dân hiểu, có những hoạt động tích cực, “thông minh”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước điện đại hóa ngành du lịch.

2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước và cơ chế chính sách phát triển du lịch cộng đồng

2.1. Cơ chế chính sách chung

Để phát triển sản phẩm du lịch trước tiên phải có những cơ chế phù hợp để vừa phát huy được lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh, vừa huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng. Cơ chế cần tạo được môi trường kinh doanh du lịch bình đẳng, thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia đầu tư, kinh doanh sản phẩm du lịch và tạo môi trường du lịch văn minh, thân thiện cho khách du lịch. Do đó, cần có được những cơ chế đồng bộ, cởi mở, thông thoáng, có tính đột phá, phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.

Ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư, kinh doanh sản phẩm du lịch cộng đồng theo định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà đầu tư chiến lược của Tỉnh (cơ chế hỗ trợ về giá điện nước, thuế đất; tạo diễn đàn công-tư để tiếp nhận giải quyết các khó khăn, rào cản trong kinh doanh của doanh nghiệp…)

Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống tại các xã. Chính sách này rất quan trọng, một mặt vừa thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong dân; mặt khác tạo việc làm, giúp họ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên phục vụ phát triển du lịch và hưởng lợi trực tiếp từ du lịch.

Xây dựng mối liên kết phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng giữa ngành du lịch và các ngành liên quan (giao thông, văn hoá, nông nghiệp, truyền thông, thương mại…); tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý phát triển du lịch cộng đồng từ cấp xã tới cấp tỉnh, ban quản lý khu/điểm du lịch cộng đồng; tạo sự liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa Bắc Giang và các điểm đến du lịch nổi bật trong vùng (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng); quốc tế (các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Nga, Châu Âu…).

Cơ chế liên kết, phối hợp một cách thống nhất, đồng bộ tạo hiệu quả cao giữa Du lịch với các Thông tin - Truyền thông, Thương mại, Hàng không trong quảng bá sản phẩm du lịch.

Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng theo hướng đạt chuẩn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đối với các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao trình độ trong công tác quản lý phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường khuyến khích, quan tâm, đầu tư công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, đặc biệt là vào mùa thấp điểm; ưu tiêu đào tạo cho lao động du lịch là người dân địa phương tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh và cung cấp các dịch vụ du lịch có liên quan.

Xây dựng danh mục các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, đặc biệt là các dự án đầu tư theo hướng bền vững, sản phẩm du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường, đảm bảo mật độ xây dựng tại các khu điểm du lịch không vượt quá 20%.

Có cơ chế thúc đẩy và thu hút đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch cộng đồng mới trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên văn hóa, lịch sử, cảnh quan và thiên nhiên. Khuyến khích các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch dựa trên những thế mạnh của từng địa phương.

2.2. Cơ chế chính sách đặc thù

2.2.1 Về khuyến khích đầu tư

Việc xác định mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng chú trọng vào hình thức doanh nghiệp đầu tư và có sự tham gia của cộng đồng địa phương, do đó chính sách đầu tư càng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng; khuyến khích nhà đầu tư là người dân bản địa đang kinh doanh, khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Đối tượng áp dụng cho các hộ dân làng nghề, hộ dân đang kinh doanh, khai thác các điểm du lịch cộng đồng, cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch với các dịch vụ ưu tiên như: Dịch vụ lưu trú homestay; Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện của địa phương; Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ văn hóa, nghệ thuật truyền thống; Dịch vụ trekking, hikking có sử dụng người dân địa phương.

Cơ chế ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch tham gia các Chương trình kích cầu du lịch cộng đồng, các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng.

Xây dựng danh mục các dự án đầu tư dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quan điểm phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn. Danh mục bao gồm 2 nhóm dự án:

Nhóm 1: Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch cộng đồng với nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh là chủ đạo, một phần từ nguồn vốn xã hội hóa, tạo cơ sở tiền đề và sức hút đối với các nhà đầu tư của các dự án thuộc nhóm 2.

Nhóm 2: Các dự án đầu tư dịch vụ du lịch với nguồn vốn từ các doanh nghiệp là chính, một phần từ nguồn ngân sách tỉnh.

Để đạt được các mục tiêu này, cần tập trung các giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đối với vùng này như sau:

- Đối với nguồn vốn NSNN: Hàng năm, trong các kế hoạch về nguồn vốn, tỉnh cân đối để có kế hoạch ưu tiên từ nguồn vốn NSNN cho đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng trọng điểm phát triển du lịch cộng đồng.

- Đối với nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: phân bổ cho phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch cộng đồng tiềm năng trên địa bàn. Khi xây dựng kế hoạch về chi NSNN cho phát triển du lịch cộng đồng cần có thông tin, trao đổi thống nhất để tăng hiệu quả đầu tư, tránh chồng chéo, kém hiệu quả.

- Đối với nguồn vốn xã hội hóa từ doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho du lịch, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.

Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch cộng đồng và tham dự các hội nghị, hội thảo, sự kiện xúc tiến đầu tư theo các nguyên tắc hiệu quả, thực tế, khả thi với sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng về hồ sơ dự án đầu tư, thông tin dành cho nhà đầu tư và nhân sự chịu trách nhiệm.

Khuyến khích việc hợp tác công tư và tạo điều kiện cho định hướng xã hội hóa, nhất là trong huy động vốn cho các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch mang tính xã hội. Bên cạnh 3 nguồn vốn chính là: Ngân sách Nhà nước của tỉnh, huyện và vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp, HTX, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn khác như các tổ chức phi chính phủ, dự án quốc tế và trong nước.

2.2.2 Đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng

Để phát triển đồng bộ các sản phẩm du lịch cộng đồng, cần phát triển nhà hàng, khách sạn, homestay, khu vui chơi, nghỉ dưỡng phù hợp với nhu cầu từng đối tượng khách du lịch (đặc biệt là kết hợp homestay tại các làng nghề truyền thống, trang trại nông nghiệp, khách du lịch có nhu cầu ở lại qua đêm, trải nghiệm thực tế cùng làm nghề và mua sản phẩm …); Đầu tư đồng bộ các biển chỉ dẫn, bãi xe, xe bus, xe điện theo các điểm, tuyến du lịch cộng đồng.

- Việc phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng: Bến bãi đỗ xe… đóng vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh của du lịch. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng, an toàn, thân thiện môi trường, thân thiện với người khuyết tật.

- Bên cạnh đó là các hệ thống nhà hàng, homestay, hệ thống cơ sở mua sắm du lịch, cơ sở kinh doanh ăn uống đạt chuẩn cũng phải đồng bộ theo. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú phù hợp với từng đối tượng khách du lịch. Hiện nay, các cơ sở lưu trú chưa có sự đa dạng phục vụ các đối tượng khách khác nhau; đặc biệt, chưa có các dịch vụ bổ sung. Vì vậy, cần xây dựng các loại hình cơ sở lưu trú như vậy.

- Đầu tư xây dựng các khu du lịch cộng đồng trọng điểm là việc hết sức cần thiết và tập trung trong ngắn hạn. Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng, sẽ tạo nên sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng dựa trên các tài nguyên sẵn có. Đã hình thành tương đối rõ các môi hình du lịch cộng đồng: tâm linh, văn hóa, sinh thái, trang trại, ẩm thực. Tuy nhiên, các mô hình này chưa có sản phẩm đặc sắc, cũng như chưa có sức hấp dẫn, các yếu tố về dịch vụ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách.

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch cộng đồng: phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với từng loại hình mô hình du lịch cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của du khách; phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, đảm bảo tính đa dạng về loại hình ẩm thực đồng thời nhấn mạnh giới thiệu ẩm thực Bắc Giang; phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ khách du lịch (hạ tầng viễn thông, điện, nước, y tế, ngân hàng…); xây dựng các công trình vui chơi giải trí, nhà hát, trung tâm hội nghị triển lãm với quy mô và tầm cỡ khu vực và quốc tế.

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, thu hút các tập đoàn, công ty lữ hành đầu tư vào các tour, điểm du lịch cộng đồng.

2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, công tác phối hợp

- Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cộng đồng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển du lịch của tỉnh; qua đó, ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của dịch vụ này vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng: Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sức chứa cho các khu du lịch sinh thái, trang trại, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực dựa vào cộng đồng và đưa vào áp dụng bắt buộc. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng để tham gia vào hệ thống nhãn xanh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Khuyến khích các tổ chức phi lợi nhuận, hiệp hội nghề nghiệp phát triển và áp dụng nhãn chất lượng cho các sản phẩm du lịch cộng đồng.

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm. Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, bảo vệ và phát huy vốn đầu tư. Hoàn thiện tổ chức bộ máy thống nhất từ tỉnh, cho đến xã, phường đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả trong hoạt động du lịch cộng đồng. Sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí về du lịch cộng đồng.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ thông qua các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ đương nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, chế độ chính sách mới về quản lý du lịch cộng đồng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, đảm bảo thường xuyên, khách quan, minh bạch nhằm đảm bảo duy trì chất lượng và thương hiệu của sản phẩm du lịch cộng đồng; đồng thời, kịp thời phát hiện những bất cập, sai phạm trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng mũi nhọn và các sản phẩm du lịch cộng đồng có thế mạnh, tập trung vào những nội dung chính: quản lý các công trình du lịch cộng đồng; bán sản phẩm đúng giá niêm yết; đúng chất lượng đăng ký.

- Có đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch; Có bộ phận đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch và trật tự tại các khu, điểm du lịch.

3. Nhóm giải pháp phát triển nhân lực du lịch cộng đồng

Vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương quy định đối với hỗ trợ đào tạo nghề để hỗ trợ hiệu quả cho nhân lực du lịch như: Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ; các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025...

3.1. Phổ biến tiêu chuẩn nghề

Phổ biến các tiêu chuẩn nghề du lịch theo khung trình độ quốc gia về du lịch. Vận dụng VTOS, áp dụng vào các cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng, đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn an ninh và thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.

3.2. Đào tạo, bồi dưỡng

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ, am hiểu về kiến thức lịch sử, văn hóa địa phương, các di tích, danh thắng; khách sạn, nhà hàng; liên kết với hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch, ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp; tăng cường các chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du lịch cộng đồng, phổ biến chính sách phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho lao động du lịch chất lượng cao làm việc tại các điểm du lịch cộng đồng.

Tổ chức các chương trình tập huấn thường niên về kỹ năng phục vụ khách du lịch đối với các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng; phát triển lực lượng hướng dẫn viên tại điểm là người địa phương đối với các điểm du lịch văn hoá, làng nghề, khu sinh thái, trang trại thông qua chương trình tập huấn, hỗ trợ người dân; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, đạo đức kinh doanh du lịch của các hộ kinh doanh cá thể dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng và phổ biến áp dụng bộ Quy tắc ứng xử với khách du lịch cộng đồng.

Quan tâm công tác tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cơ bản cũng như các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lao động du lịch cộng đồng: Tổ chức thực hiện các Đề án, chương trình đào tạo theo từng đối tượng, lĩnh vực đào tạo cụ thể. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu theo từng chuyên đề từ quản lý đến kinh doanh như xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng, xử lý khủng hoảng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng dẫn du lịch, phát triển du lịch cộng đồng cho các cán bộ quản lý chuyên trách của địa phương, các khu, điểm du lịch cộng đồng. Tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng và văn hóa giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, lao động và cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng cần dựa trên đặc điểm của từng khu vực để có sự chuẩn bị phù hợp với nhu cầu nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi vùng.

3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường, cảnh quan và an toàn du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội

Khai thác gắn chặt với bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường cảnh quan tự nhiên bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch cộng đồng không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, môi trường. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong kinh doanh du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống các hành vi nâng giá, “chặt chém”, lừa gạt du khách.

Bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, bảo đảm thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững, tránh tác động tiêu cực từ con người trong khai thác, kinh doanh du lịch, không để bị “thương mại hóa” hoặc bị lạm dụng cho các mục đích khác khi đầu tư, đặc biệt là trong bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Tổ chức các khóa học bồi dưỡng kiến thức về môi trường, sinh thái và bảo vệ môi trường, bồi dưỡng kiến thức và tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường tại địa phương như: Ngày dọn vệ sinh thôn, làng; cải tạo hệ thống cấp thoát nước; nâng cấp khu vệ sinh... Bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn động-thực vật địa phương, chống nạn tiêu thụ tràn lan lâm-nông sản.

An ninh trật tự và an toàn xã hội: Tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ kiến thức về tệ nạn xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương, củng cố về luật pháp cho cộng đồng dân cư địa phương tránh bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực từ việc thương mại hóa quá nhanh do du lịch mang lại.

4. Giải pháp xây dựng, phân loại và ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù

4.1. Giải pháp về tư duy đột phá mới

Để có những sản phẩm du lịch khác biệt, đặc sắc, phát triển sản phẩm du lịch bằng tư duy đột phá trong đó tập trung xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao tạo dựng thương hiệu cho du lịch cộng đồng. Hướng tới việc tạo dựng thương hiệu du lịch cộng đồng và cần tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có trách nhiệm với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh dựa trên cốt lõi là những giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời.

Đẩy mạnh liên kết với các trung tâm du lịch trọng điểm của cả tỉnh hay triển khai chương trình liên kết với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn… nhằm tạo ra thị trường nguồn phong phú cho du lịch Bắc Giang. Tham gia các hoạt động liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng và các chương trình liên kết hợp tác với một số địa phương đặc biệt gần gũi, thuận lợi trong hợp tác phát triển để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mở ra khả năng kết nối sản phẩm trong vùng, tạo sản phẩm liên kết vùng có sức cạnh tranh cao trong các chương trình du lịch tổng hợp.

Triển khai xây dựng về các định hướng thị trường, sản phẩm, tổ chức không gian xác định các trọng điểm du lịch, khu/điểm du lịch cộng đồng có ý nghĩa trong mối liên hệ vùng, tỉnh… để phát huy thế mạnh từng khu vực, từng địa phương trong tỉnh. Nâng cấp dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi hình ảnh, nâng cao nhận thức, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ sở kinh doanh; đầu tư các hạng mục mới, hấp dẫn, tạo diện mạo mới cho du lịch cộng đồng Bắc Giang.

Thay đổi định vị trong thị trường về sản phẩm du lịch cộng đồng, đa dạng, hấp dẫn. Kéo dài mùa kinh doanh bằng cách lấp đầy các hoạt động trái mùa: Mùa xuân đi hành hương, lễ hội; Mùa hè đi khám phá, trải nghiệm cây ăn quả; Mùa thu, mùa đông đi trải nghiệm học tập, tham quan...

Để các sản phẩm du lịch cộng đồng không bị nhàm chán, theo lối truyền thống, địa điểm cần thu hút bằng những sản phẩm táo bạo, mang tính đột phá thay vì du lịch cộng đồng chỉ trông chờ theo mùa (mùa lễ hội, kỳ nghỉ hè), tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, gây ấn tượng mạnh để thu hút khách du lịch quanh năm.

4.2. Giải pháp về xây dựng, phân loại và ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù

Xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho toàn tỉnh, thành lập bộ phận đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch thường niên.

Xây dựng Sổ tay hướng dẫn phát triển sản phẩm du lịch làm tài liệu chỉ dẫn cho khách du lịch, vừa nâng cao nhận thức cho người dân, vừa là những nội dung hướng dẫn chi tiết để triển khai. Sổ tay hướng dẫn bao gồm các nội dung sau:

- Định nghĩa sản phẩm du lịch;

- Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ;

- Tác động tích cực của phát triển sản phẩm du lịch

- Các thách thức chính của phát triển sản phẩm du lịch

- Phương pháp 5 bước phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thị trường: Từ xác định cơ hội đến phân tích giải pháp, huy động đối tác, xây dựng triển khai và giám sát, điều chỉnh.

Áp dụng các biện pháp quản lý cưỡng chế chống bán phá giá, chống độc quyền, chống sao chép sản phẩm du lịch; biện pháp khuyến khích quản lý chất lượng du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đảm bảo chất lượng cam kết với thương hiệu xây dựng.

Đánh giá, kiểm soát các dự án phát triển du lịch theo đúng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của thị xã để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch đúng trọng tâm, tránh trùng lắp; thường xuyên rà soát tính phù hợp của quy hoạch, thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển.

4.3. Đề xuất xây dựng, tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát mô hình du lịch cộng đồng mẫu trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng, tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát các mô hình du lịch cộng đồng mẫu trên địa bàn tỉnh theo các mảng quy hoạch, cơ cấu tổ chức nhân sự và quy định vận hành, cụ thể như sau: (1) Quy hoạch, dự án du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng để xác định danh mục các khu vực ưu tiên, từ đó xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy hoạch, xác định nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, và đưa ra biện pháp để quản lý, giám sát thực hiện theo quy hoạch. (2) Về cơ cấu tổ chức và nhân sự: Thành lập các Ban Quản lý du lịch tại cộng đồng (cấp xã/phường), để hỗ trợ đội ngũ quản lý nhà nước trong công tác xây dựng, vận hành, triển khai mô hình du lịch. Thành phần gồm: Đại diện cộng đồng, hiệp hội, các cơ sở kinh doanh và chính quyền địa phương. (3) Ứng với từng mô hình, ban hành các quy định, quy trình, tiêu chuẩn hoạt động cụ thể để du lịch được diễn ra trong một môi trường vệ sinh, an toàn. Ban quản lý du lịch tại cộng đồng thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng các dịch vụ du lịch tại cộng đồng thường xuyên và bền vững.

- Về quy định vận hành, ban hành các quy định sau: Quy định về bảo tồn, Quy định về vệ sinh, An toàn an ninh, Chăm sóc khách hàng, Cấp biển hiệu cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng đạt chuẩn…

- Kêu gọi đầu tư: Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư giữa tỉnh và các tỉnh/thành phố khác, lan tỏa, hiệu ứng tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn cả nước; hỗ trợ một phần kinh phí phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng cho các địa điểm dưới hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm… tập trung vào công tác quy hoạch sản phẩm, đào tạo, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, hạ tầng, y tế; hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch về những mảng họ chưa quan tâm nhưng tập trung vào vệ sinh, an toàn an ninh và chăm sóc khách hàng.

- Ban hành văn bản hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tổ chức, quản lý và vận hành mô hình du lịch cộng đồng mẫu trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp quản lý nhà nước với tự quản tại cộng đồng, giám sát chặt chẽ, đảm bảo cam kết chất lượng dịch vụ, quản lý giá cả, có các điểm hỗ trợ thông tin du lịch, kết hợp hỗ trợ công nghệ thông tin để có những app hỗ trợ thông tin và dịch vụ kịp thời cho du khách.

- Xây dựng các mức chế tài xử phạt doanh nghiệp du lịch không tuân thủ các quy định của Nhà nước về đảm bảo chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch.

- Xây dựng đường dây nóng, bộ phận hỗ trợ dịch vụ cho du khách 24/7 vàđẩy mạnh xúc tiến, quảng bá qua các kênh media.

- Hồ sơ vận hành điểm du lịch cộng đồng (Quy định vận hành, tiêu chuẩn quy định đối với các vị trí tuyển dụng, đào tạo, tập huấn nhân viên đạt chuẩn, cam kết dịch vụ đạt chuẩn theo quy định của tỉnh), Quy định của khách tới điểm du lịch cộng đồng, Bảng giá niêm yết, Quy trình và tiêu chuẩn phục vụ và chăm sóc khách du lịch, Quy trình phục vụ và tiêu chuẩn lưu trú và Quy trình phục vụ và tiêu chuẩn ăn uống.

5. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch; định hướng thị trường khách hàng

Phát triển sản phẩm phải phù hợp với từng thị trường khách mục tiêu, từ đó có những chiến lược, kế hoạch xúc tiến thị trường hiệu quả. Thị trường khách du lịch hiện nay chủ yếu vẫn là khách nội địa. Do vậy để đạt được các đối tượng khách mong muốn, cần có giải pháp phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có tính liên kết cao thông qua các kênh:

Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng tour du lịch mới nhằm thu hút khách trong nước và hướng tới lượng khách quốc tế. Tập trung đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường nối các tuyến, điểm du lịch chính của các địa phương với những tuyến, điểm du lịch chính của cả vùng để hình thành các chương trình du lịch liên vùng phong phú, muốn vậy cần xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc; liên kết sản phẩm du lịch chính với sản phẩm bổ trợ để tạo nên những sản phẩm tổng hợp mang lại giá trị gia tăng cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Một số liên kết có thể tạo ra như: Tâm linh - Văn hóa - Sinh thái - Trang trại - Nghỉ dưỡng; Sinh thái - Nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp; Văn hóa - Vui chơi giải trí; Nghỉ dưỡng - Vui chơi giải trí; MICE -Văn hóa - Vui chơi giải trí.

Xúc tiến, quảng bá để thực hiện có hiệu quả các nội dung định hướng về liên kết phát triển khu du lịch cộng đồng không phải chỉ là việc kết nối các sự kiện, mà phải được thực hiện đồng bộ, trên nhiều lĩnh vực.

Để phát triển thị trường du lịch, việc thu hút, đa dạng hóa khách du lịch trong và ngoài nước là cần thiết; tuy nhiên, cần trước hết cần đẩy mạnh việc thu hút khách nội địa. Tương lai hướng đến lượng khách bản địa tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ phát triển ở địa phương trong thời gian tới.

Theo đó để thu hút khách nội địa, cần phải có những công trình, những điểm check-in mang tính biểu tượng để thu hút khách đến. Đặc biệt, phải thực hiện chính sách giảm giá để kích cầu khách nội địa, đẩy mạnh truyền thông để chuyển tải thông tin du lịch của tỉnh đến khách hàng nội địa, phân khúc lại đối tượng khách du lịch. Bên cạnh đó tăng cường các dịch vụ để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách nhằm khai thác đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

Khách nước ngoài chủ yếu sẽ hướng đến khách Châu Âu, Trung Quốc.

6. Giải pháp tuyên truyền, xúc tiến - quảng bá du lịch cộng đồng

Xây dựng thông điệp xúc tiến, quảng bá, tập trung vào thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch. Nội dung thông điệp về sản phẩm du lịch cần nhấn mạnh đến: Bắc Giang là một tỉnh có bề dày về lịch sử, văn hóa giờ đây đang chuyển mình, trở thành một điểm đến hấp dẫn, đa dạng với mô hình du lịch cộng đồng chất lượng, là điểm đến được quản lý tốt về chất lượng, sức chứa.

Xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá gắn với phát triển thương hiệu sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc của địa phương, trong đó, coi việc xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm du lịch là trọng tâm.

Xây dựng kế hoạch phát triển bộ nhận diện thương hiệu du lịch cộng đồng, gắn với sản phẩm du lịch có thế mạnh. Triển khai thực thi hiệu quả bộ nhận diện thương hiệu các loại ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến, các chiến dịch truyền thông. Thực hiện đa dạng hóa các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng của địa phương trên các sản phẩm thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí trong nước, nước ngoài, các ấn phẩm tuyên truyền du lịch của tỉnh. Các hình thức xúc tiến, quảng bá cần xác định đúng đối tượng, xác định rõ nhận thức của từng thị trường và yêu cầu tái định vị thông tin để triển khai hiệu quả, tránh lãng phí.

Tập trung kinh phí thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp, bài bản theo chiến lược, kế hoạch, chiến dịch xúc tiến quảng bá, truyền thông thương hiệu cụ thể. Định kỳ nghiên cứu thị trường để rà soát thông tin về nhận diện của thị trường đối với thương hiệu du lịch, sản phẩm du lịch để điều chỉnh phù hợp.

Xây dựng kênh quảng bá rộng khắp: Website riêng; Facebook tương tác: ví dụ: BắcGiang có gì, Ăn gì ở Bắc Giang… kèm link giới thiệu chi tiết về Bắc Giang; Kênh youtube; Review thông qua các travel blogger: người nổi tiếng hoặc khách du lịch check in, post lên các trang mạng, địa điểm check-in của giới trẻ, phim trường…

Định hướng người dân trong toàn tỉnh đều có nhận thức về các nghiệp vụ trên (như mô hình ở Hội An): định kỳ có những buổi tập huấn cho người dân địa phương nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch địa phương để cùng đồng bộ phát triển với mục tiêu mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch cộng đồng.

Đồng bộ hóa việc quảng bá các hình ảnh, điểm đến, danh lam thắng cảnh của địa phương tại các nhà hàng, quán cafe trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nhận diện thương hiệu các điểm đến du lịch cộng đồng của địa phương đối với khách, tránh dùng những hình ảnh của nơi khác, địa phương khác để treo, dán tường.

Số hóa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng của tỉnh (nơi khách du lịch có thể được xem, chiêm ngưỡng và cảm nhận sự độc đáo của những di vật đặc biệt như cây/rừng gỗ lim (Quảng bá trên hệ thống du lịch quốc gia và quốc tế).

Xây dựng ứng dụng du lịch trên thiết bị thông minh và Phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến phục vụ du khách trong việc tra cứu thông tin, hướng đến hình thành các khu du lịch cộng đồng thông minh. Có thể xây dựng một phần mềm ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh với cả 2 hệ điều hành IOS (Iphone) và Android (Samsung) có khả năng hướng dẫn trực tiếp cho du khách. Dựa trên khả năng xác định vị trí người dùng điện thoại trên nền tảng GPS, ứng dụng sẽ cung cấp thông tin liên quan tới các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ cung ứng, khu vệ sinh, điểm cung cấp dịch vụ y tế... Ưu điểm của phần mềm này là vị trí các điểm được thể hiện rõ ràng trên bản đồ kèm theo kí hiệu chỉ dẫn cụ thể, tạo sự tiện lợi cho việc tham khảo thông tin của du khách. Cải tạo cảnh quan các lối vào khu, điểm du lịch (làng nghề, khu du lịch sinh thái).

Thúc đẩy phát triển thị trường khách quốc tế đến và thị trường khách nước ngoài sống tại Việt Nam: xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế theo từng giai đoạn và phù hợp với từng thị trường trọng điểm; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế chung của cả nước, của Tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin du lịch cộng đồng (website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi…) tiện ích, đa dạng thông tin, bằng các ngôn ngữ quốc tế chính (Anh; Pháp; Trung Quốc); đơn giản hoá các thủ tục đối với khách du lịch là nước ngoài.

Coi trọng thị trường khách du lịch nội địa: nghiên cứu phân đoạn thị trường nội địa để có những chiến dịch xúc tiến quảng bá phù hợp, hiệu quả; kết hợp xúc tiến tại các địa phương liên kết phát triển du lịch thu hút trao đổi khách du lịch; phát triển thương hiệu Du lịch tỉnh từ đó xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng phù hợp hấp dẫn khách du lịch nội địa; có những chính sách kích cầu đối với thị trường nội địa. Tận dụng nguồn lực tập trung vào các thị trường trọng điểm.

Xây dựng nhận diện thương hiệu du lịch cộng qua nghệ thuật. Triển khai phương án khai thác âm nhạc, điện ảnh và nhiếp ảnh vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng quảng bá du lịch cộng đồng. Tổ chức các cuộc thi nhiếp ảnh thường niên thông qua các điểm du lịch với tương tác rộng trên báo chí và mạng xã hội. Làm phim tái hiện về các trang trại cây ăn quả… Các bài hát quan họ về Bắc Giang nên được phát hành qua Internet, các kênh có sự tương tác mạnh. Facebook cover với hình ảnh Bắc Giang mới, đẹp. Tạo bộ hình ảnh đẹp về du lịch cộng đồng Bắc Giang qua các cuộc thi ảnh. Đài PT&TH tỉnh tăng cường tin, phóng sự cộng tác phát sóng với VTV (Đài Truyền hình Việt Nam) những mô hình điểm, cách làm tốt về phát triển du lịch cộng đồng.

Xây dựng các video sources full HD giới thiệu về các điểm du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang nhằm quảng bá trên các trang về du lịch nổi tiếng của Việt Nam như: avel.com.vn;Dulichviet.com.vn; Fiditour.com; Mytour.vn; ivivu.com; Khamphadisan.com; Phuot.vn; benthanhtourist.com; saigon-tourist.com; các trang về du lịch nổi tiếng của thế giới như: Airbnb; HomeAway; Kayak; Momondo; Skiplagged; Jetsetter; Booking.com; Tripadvisor.com; Ctrip.com; Expedia.com; Ryanair.com; Agoda.com. Review thông qua các travel blogger: người nổi tiếng hoặc khách du lịch check in, post lên các trang mạng, địa điểm check-in của giới trẻ, phim trường,… Ứng dụng công nghệ 4.0 vào du lịch thông minh (điển hình như Đà Nẵng).

Đăng tải thông tin dựa trên nguyên tắc tương thích với thông điệp và mục tiêu du lịch. Kế hoạch đăng tải thông tin quảng bá hình ảnh Bắc Giang lên các trang mạng sẽ bao gồm các nhóm kênh có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn quốc, cụ thể:

Nội dung

Du khách nội địa trong vùng

Du khách nội địa ngoài vùng

Khách quốc tế

Nhà đầu tư tiềm năng

Key messages

Bắc Giang - Dẫn lối tâm linh (Bắc Giang- Spiritual Guide)

Bắc Giang - Thiên nhiên an lành (Bắ Giang - Confort of Nature)

Bắc Giang - Trọn vẹn cảnh quan (Full landscape)

Bắc Giang- Thức dậy tiềm năng (wake up potential)

BigMedia

Truyền hình ….

VTV…, VTV…, …

không

VTV, HTV Các kênh thông tin chính thức về đầu tư Website địa phương

LocalMedia

Truyền hình Bắc Giang

Truyền hình Bắc Giang

Website địa phương

SocialMedia

YouTube, Facebook Forum

YouTube, Facebook

Social media: YouTube, Twiter, Facebook, Google Search, Bookmark Google Maps

Website/forum về đầu tư (cafeF, cafeBiz,…) Google Search Bookmark Google Maps

7. Giải pháp liên kết sản phẩm - thị trường

Cần có kế hoạch liên kết hợp tác với một số tỉnh/thành lân cận (Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn …) nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch cộng đồng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mở ra khả năng kết nối sản phẩm trong vùng, tạo sản phẩm liên kết vùng có sức cạnh tranh cao trong các chương trình du lịch tổng hợp. Hay nói cách khác là đa dạng hóa các nguồn khách du lịch đến Bắc Giang, đặc biệt, thu hút khách du lịch đến Hạ Long có đi qua Bắc Giang. (Ví dụ: khách đến Hạ Long chơi thăm vịnh; qua Bắc Giang thưởng thức các món ăn, ẩm thực đặc trưng, hấp dẫn và chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, mua quà quê, khách có thể lựa chọn việc ngủ lại tại Bắc Giang hoặc lại trở Hạ Long, hoặc về Nội).

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch cụ thể mời các hãng lữ hành và các đoàn Farmtrip đến khảo sát, xây dựng, chào bán các tour cho du khách, nhằm hướng tới xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm du lịch cộng đồng mang tính độc đáo, dễ nhớ thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế.

8. Xây dựng ứng dụng (App) hướng dẫn khách du lịch đến tham quan du lịch cộng đồng tại tỉnh

8.1. Mục đích, yêu cầu

- Mục đích: Xây dựng nền tảng ứng dụng về du lịch cộng đồng với quy mô tổng thể các dịch vụ du lịch của ngành du lịch để hỗ trợ khách du lịch trước, trong và sau chuyến du lịch của khách. Tôn vinh và phát huy các sản phẩm/dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch Bắc Giang nói chung. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Tương tác, tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ của các bên liên quan đến hoạt động du lịch. Tiết kiệm thời gian và tăng chất lượng phục vụ trong ngành dịch vụ du lịch.

- Yêu cầu: Có nội dung cập nhật, hữu dụng với đối tượng khách hàng truy cập (Tìm địa điểm du lịch cộng đồng, chỉ dẫn thông tin điểm du lịch cộng đồng, hỗ trợ tham quan điểm đến du lịch cộng đồng, hỗ trợ điểm cung cấp dịch vụ …), tiết kiệm thời gian. Hạ tầng và kỹ thuật đạt chất lượng, thẩm mỹ và công nghệ, tiện dụng, tốc độ.

8.2. Nội dung

- Đối tượng tham gia: Khách du lịch (hỗ trợ trước chuyến đi, mô phỏng, thực tế ảo và tư vấn; trong chuyến đi: thông tin dịch vụ hỗ trợ, AR hướng dẫn, VR360, thông tin du lịch; sau chuyến đi: bình luận và chia sẻ, kích cầu); nhà cung ứng các dịch vụ du lịch (trong đó có du lịch cộng đồng); cán bộ, quản lý, nhân viên ngành du lịch; học sinh nghề, sinh viên du lịch, cơ sở đào tạo du lịch; nhà đầu tư du lịch thương mại, nhà nghiên cứu du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch; Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ.

- Nội dung các hoạt động trên App: Giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng với nội dung: Quảng bá, giới thiệu và xây dựng các sản phẩm trải nghiệm du lịch, cụ thể: văn hoá, điểm đến, lưu trú, ẩm thực, vận chuyển, vui chơi giải trí, sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ truyền thống... Tất cả các sản phẩm dịch vụ được triển khai thông qua các câu chuyện, các bài giới thiệu gắn với văn hóa, các địa chỉ uy tín giúp cho khách du lịch trải nghiệm các giá trị thật của sản phẩm... Mô hình: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tiện tích du lịch trên nền tảng ứng dụng du lịch thông minh (app smart travel) thông qua việc định vị các dịch vụ để hỗ trợ cho khách du lịch từ khi tìm kiếm thông tin đến khi trải nghiệm (đặt dịch vụ và sử dụng dịch vụ) và kết thúc hành trình (đánh giá chất lượng dịch vụ).

- Đào tạo trực tuyến du lịch (tiếng Anh/Trung du lịch, các nghề du lịch…): Thực hiện các chương trình đào tạo tiếng Anh du lịch, các nghề du lịch (theo chuẩn VTOS) và đào tạo về du lịch cộng đồng, trang trại du lịch thông qua các chương trình học, các phòng học trực tuyến. Mô hình: Thực hiện cung cấp các dịch vụ, các chương trình đào tạo tương tác online trên nền tảng App smart travel.

- Xây dựng các nội dung thông qua công nghệ thực tế ảo: Thực hiện xây dựng về các điểm đến, sản phẩm du lịch (ăn, ngủ, nghỉ, giải trí…), trang trại du lịch, du lịch cộng đồng, chương trình du lịch của các địa phương thông qua công nghệ thực tế ảo, 3600 để bán cho khách mạng tham khảo trước chuyến đi. Mô hình: Thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch tìm hiểu về điểm đến và các sản phẩm dịch vụ thông qua công nghệ thực tế ảo trên nền tảng App smart travel.

- Mô hình bán các mẫu nhà homestay cho các nhà đầu tư lưu trú du lịch: Thực hiện xây dựng và thiết kế mẫu nhà homestay bao gồm: Kiến trúc, thiết kế nội thất và hướng dẫn cách thực hiện theo nguyên tắc hài hòa với thiên nhiên và phát huy bản sắc văn hóa, đặc điểm của từng dân tộc và tiết kiệm kinh phí đầu tư tối ưu để cung cấp cho các nhà đầu tư về lưu trú du lịch tham khảo và xây dựng các homestay. Mô hình: Thực hiện cung cấp mẫu thiết kế và hướng dẫn cách thực hiện thông qua công nghệ thực tế ảo trên nền tảng App smart travel.

- Khai thác về ẩm thực Bắc Giang: Xây dựng các món ăn truyền thống theo phương thức mỗi món ăn là 1 câu chuyện văn hóa và định vị các món ăn trên bản đồ ẩm thực Bắc Giang. Hình thành chương trình du lịch (food tour) để khách trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm ẩm thực (định vị các món ăn trên bản đồ ẩm thực và dùng công nghệ AI để hướng dẫn khách từ khi chọn món ăn đến sử dụng dịch vụ tại các địa điểm cung cấp món ăn). Mô hình: Thực hiện cung cấp dịch vụ trên nền tảng App smart travel.

- Phạm vi triển khai: Các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Có thể phân chia theo giai đoạn, trước mắt lựa chọn 1 số khu, điểm du lịch đang thu hút đông đảo khách du lịch (hiện tại phục vụ thị trường du lịch nội địa). Tận dụng các nội dung có sẵn để xây dựng các cấu phần nền tảng nhanh, hữu ích, hiệu quả cao và tiết kiệm kinh phí.

- Mô hình kinh doanh và khả năng hợp tác: Phối hợp với Công ty công nghệ, ví dụ: Mobifone để xây dựng các nội dung về sản phẩm dịch vụ du lịch. Công ty công nghệ thực hiện các giải pháp công nghệ và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng của App smart travel.

9. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư

9.1. Nâng cấp hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch cộng đồng

Nâng cấp hạ tầng giao thông đường làng tại các khu, điểm du lịch cộng đồng.

9.2. Làm đường leo núi (trekking) cho người đi bộ và xe đạp địa hình

Làm đường leo núi cho người đi bộ và xe đạp địa hình theo hình thức thân thiện với môi trường và phù hợp với địa hình - cảnh quan; có điểm dừng chân ngắm cảnh, cải tạo cảnh quan môi trường hai bên (trồng hoa).

9.3. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống nước thải.

Nước thải từ các tuyến phố ẩm thực, làng nghề (có khai thác du lịch cộng đồng), thu gom và xử lý rác thải đối với các nhà hàng, nhà nghỉ, khu vệ sinh các điểm du lịch cộng đồng.

9.4. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cộng đồng

Thực hiện 18 điểm du lịch cộng đồng đã được phê duyệt. Hình thành và công bố các tour du lịch nội thị mới và các tour du lịch kết nối với các khu du lịch liên vùng. Khảo sát, xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn từ thành phố Bắc Giang đến các điểm du lịch cộng đồng; các biển báo, quy định, và bảng thông tin bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bản tỉnh.

9.5. Phát triển nguồn nhân lực

Tập huấn, nâng cao nhận thức về phát triển sản phẩm du lịch, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, trách nhiệm, văn hóa giao tiếp ứng xử cho cộng đồng dân cư; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ lễ tân buồng, bàn, ngoại ngữ, tin học căn bản cho lao động địa phương, từ đó hình thành mô hình đồng quản lý giữa người dân và chính quyền địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng.

9.6. Xúc tiến, quảng bá

Tổ chức các sự kiện thường niên. Lựa chọn, đăng cai, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức một số sự kiện lớn (như giải chạy việt dã, giải đua xe địa hình, lễ hội âm nhạc ngoài trời, lễ hội thả diều, thả đèn trời, thả đèn trên sông...), các sự kiện tôn giáo thường niên (lễ hội Phật Đản, tết Nguyên tiêu, lễ Noel,…) và phong phú hóa các sự kiện thường niên khác như các hội thi và lễ hội làng nghề, lễ hội thả diều, lễ hội ẩm thực. Một mặt để tạo tiếng vang, điểm nhấn cho sản phẩm du lịch, mặt khác để kéo dài mùa du lịch cũng như phân bố đều các sự kiện trong năm, giảm tải mùa cao điểm khi tổ chức vào các thời điểm trước và sau mùa chính.

9.7. Xây dựng và triển khai dự án du lịch thông minh

Xây dựng ứng dụng du lịch trên thiết bị thông minh và phần mềm quản lý thông minh phục vụ du khách trong việc tra cứu thông tin, hướng đến hình thành các khu du lịch thông minh.

9.8. Môii trường du lịch

- Tập huấn công tác bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư: Tổ chức các lớp nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối việc bảo vệ môi trường. Tổ chức các chiến dịch tình nguyện bảo vệ môi trường.

- Xây dựng đường dây nóng, ki ốt thông tin hỗ trợ khách du lịch: Xây dựng bốt thông tin du lịch để cập nhật về sản phẩm, dịch vụ, điều kiện thời tiết, lịch sự kiện, cung cấp bản đồ, giới thiệu về các điểm hấp dẫn, các việc nên và không nên làm khi đi du lịch tại các khu du lịch, khu dân cư...

- Xây dựng và triển khai các quy định, phương án về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; an toàn cấp cứu… trên toàn tỉnh và tại các điểm du lịch cộng đồng: Xây dựng và tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng người dân và du khách thực hiện các nội quy, quy định đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn cấp cứu; Quy định về trang bị phương tiện bảo hộ và các dịch vụ hỗ trợ nhằm bảo đảm an toàn khi du lịch tại các điểm du lịch sinh thái, trang trại…

10. Nhóm giải pháp về môi trường, cảnh quan, an toàn du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Duy trì được hình ảnh điểm đến an toàn, trách nhiệm. Thúc đẩy các tạp chí hàng đầu thế giới bình chọn là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Việt Nam.

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trong và ngoài nước, ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong thời gian qua, Bắc Giang đã duy trì được hình ảnh điểm đến an toàn, trách nhiệm.

Nghiên cứu kỹ lưỡng để có văn bản chỉ đạo cho phép hoạt động trở lại đối với các khu, điểm du lịch cộng đồng vào các thời điểm thích hợp, giúp cho ngành du lịch phục hồi và phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, với xu hướng "mở cửa" để đẩy mạnh phát triển du lịch tất yếu dẫn đến nhiều hệ lụy về an ninh, xã hội và môi trường đòi hỏi phải có giải pháp để bảo đảm an toàn trên lĩnh vực du lịch trong tình hình mới.

Thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực du lịch trong tình hình mới. Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, duy trì trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trở thành ngành kinh tế có thu nhập tốt của tỉnh.

Các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực du lịch và với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về du lịch. Chủ động đề ra các phương án, giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các thách thức về an ninh phi truyền thống, tạo điều kiện cho du lịch phục hồi và phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Phần 6

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy trình và thời gian tổ chức thực hiện đề án

1.1. Quy trình và thời gian chung

Đề án được thực hiện trong giai đoạn từ 2022 - 2030, bao gồm:

- Năm 2022 đến 2025:

+ Xây dựng và vận hành 02 mô hình du lịch cộng đồng thí điểm.

+ Tiếp tục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng hiện có.

+ Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch cộng đồng.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng.

+ Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nhân lực du lịch cộng đồng.

+ Tiến hành xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào du lịch cộng đồng.

+ Giao đơn vị chức năng thiết lập kênh phân phối và xúc tiến du lịch cộng đồng.

+ Xây dựng App du lịch cộng đồng

- Năm 2025 đến 2030:

+ Hoàn thành việc xây dựng các quy chuẩn, quy chế, điều lệ hoạt động của các khu, điểm du lịch cộng đồng.

+ Nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng ra các điểm có đủ điều kiện.

+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch cộng đồng.

+ Vận hành kênh phân phối và xúc tiến du lịch cộng đồng.

+ Tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nhân lực du lịch cộng đồng theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

+ Tiến hành xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào du lịch, ưu tiên các dự án lớn.

+ Kiểm tra và điều chỉnh các chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

+ Tập trung xây dựng các sản phẩm bổ trợ cho du lịch cộng đồng, liên kết các sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh với các điểm khác trong và ngoài tỉnh Bắc Giang thành một hệ thống hoàn chỉnh.

+ Vận hành và chuyển giao kênh phân phối và xúc tiến du lịch cộng đồng.

+ Tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nhân lực du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hóa và trình độ cao.

1.2. Quy trình và thời gian đầu tư mô hình mẫu

- Năm 2022: Phê duyệt dự án đầu tư; đầu tư dự án, huy động các nguồn lực xã hội hóa.

- Năm 2023: Tiếp tục xây dựng đầu tư dự án, vận hành dự án đầu tư, điều chỉnh, bổ sung.

- Năm 2024, 2025: Hoàn thiện, chuyển giao dự án cho người dân và chính quyền địa phương.

- Năm 2026- 2030: Tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Đề án.

2. Phân công nhiệm vụ của các đơn vị

2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án. Kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch cộng đồng.

- Thuê đơn vị tư vấn: Hướng dẫn quy hoạch, lập dự án các mô hình du lịch cộng đồng mẫu, đầu tư xây dựng mới, chỉnh trang điểm đến, tập huấn xây dựng và phát triển các dịch vụ tại điểm đến, nghiệp vụ quản lý vận hành điểm đến, biểu diễn văn nghệ... kết nối tour du lịch cộng đồng tại các điểm.

- Hỗ trợ một số cơ sở vật chất, các thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng như: Chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm... hỗ trợ đóng thuyền, phao cứu sinh, áo phao cho người dân tham gia du lịch cộng đồng khu vực hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn và các hợp tác xã có hoạt động du lịch trên hồ.

- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện đề án, đề xuất những giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng các tiềm năng du lịch cộng đồng có hiệu quả về cả mặt kinh tế và xã hội.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Lồng ghép các hoạt động du lịch cộng đồng với Chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống; phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức khai mạc gian hàng trưng bày, bán và giới thiệu các các sản phẩm OCOP của tỉnh nhằm quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh".

- Có định hướng cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các hợp tác xã được khai thác mặt nước để phát triển du lịch. Chỉ đạo Công ty khai thác Công trình Thủy lợi huyện Lục Ngạn cho HTX DL Đồng Dao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn được khai thác mặt nước trên hồ Bầu Lầy để phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình điểm của tỉnh.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch và các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững.

- Tham mưu về quy hoạch và sử dụng đất cho các khu, điểm du lịch; thẩm định dự toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng… đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch ở các địa phương trong tỉnh (nếu có).

- Chỉ đạo giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến môi trường, đất đai đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.

- Chỉ đạo các huyện, thành phố chú trọng đến việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đối với các khu, điểm du lịch trọng điểm, các dự án gắn với việc phát triển du lịch của tỉnh, gắn sử dụng đất với bảo vệ môi trường sinh thái.

2.5. Sở Tài chính

Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp và tham mưu với cấp có thẩm quyền bố trí dự toán theo phân cấp ngân sách để xây dựng các điểm DLCĐ.

2.6. Sở Y tế

Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và có phương án xử lý và đảm bảo tốt về y tế đối với khách du lịch hoặc khi có sự cố dịch bệnh xảy ra. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng tại các khu, điểm du lịch cộng đồng.

2.7. Sở Công thương

Chỉ đạo ngành, đơn vị liên quan xây dựng các trạm điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho các điểm du lịch cộng đồng.

2.8. Ban Dân tộc tỉnh

Tham mưu, bố trí lồng ghép nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia (vốn của TW), nguồn vốn của tỉnh thuộc lĩnh vực ngành quản lý để hỗ trợ các nội dung theo Đề án. Bố trí từ nguồn ngân sách hỗ trợ hàng năm để tập huấn, đào tạo, bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số, hỗ trợ giống cây, con đặc sản, bản địa và tổ chức cho các hộ ở thôn, bản đi thăm quan học tập các mô hình làm tốt, hiệu quả về phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh bạn…

2.9. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội

- Tạo điều kiện, có ưu đãi cho các hộ dân làm du lịch cộng đồng vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch.

- Hướng dẫn thủ tục cho vay từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn ưu đãi đối với các hợp tác xã, hộ dân phát triển du lịch cộng đồng.

2.10. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở VHTTDL và các cơ quan liên quan xây dựng chuyên mục, phim, phóng sự, tăng cường tuyên truyền, quảng bá công tác phát triển du lịch du lịch cộng đồng tại địa phương.

2.11. UBND các huyện, thành phố có điểm du lịch cộng đồng

- Thành lập các hợp tác xã hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Đầu tư sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn đến các điểm du lịch cộng đồng, các điểm tham quan gần điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại điểm du lịch cộng đồng, thăm quan vườn cây ăn quả, hỗ trợ kinh phí mua trang phục dân tộc cho hộ gia đình xây dựng, hình thành điểm du lịch cộng đồng mới.

- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa, điểm đón tiếp khách, nhà vệ sinh của thôn, bản có điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả phục vụ việc tiếp đón khách du lịch và trưng bày các sản phẩm địa phương.

- Hỗ trợ trang phục dân tộc cho đội văn nghệ tại các điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả. Khôi phục các làn điệu dân ca của người dân tộc Cao Lan, Tày, Nùng… thu hút sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Thực hiện các hoạt động thông tin, quảng bá xúc tiến các điểm du lịch cộng đồng. Biên tập tài liệu tuyên truyền quảng bá du lịch cộng đồng của địa phương, các sản phẩm hoa quả và thông tin về thời gian mùa quả chín để cấp cho du khách.

- Chỉ đạo các đơn vị khai thác công trình hủy lợi trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các hợp tác xã được khai thác mặt nước để phát triển du lịch.

- UBND huyện Lục Ngạn có ý kiến để Công ty khai thác Công trình Thủy lợi huyện Lục Ngạn cho HTX DL Đồng Dao, thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn được khai thác mặt nước trên hồ Bầu Lầy để phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình điểm của tỉnh.

2.12. UBND các xã có điểm du lịch cộng đồng

- Vận động doanh nghiệp, các hộ kinh doanh chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng các loại hình dịch vụ trong khu du lịch cộng đồng; tập trung khai thác phát huy đặc trưng, sự giao thoa ẩm thực Bắc Giang;

- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, đôn đốc các hộ gia đình thực hiện tốt các tiêu chí, quy định của du lịch cộng đồng; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan luôn xanh, sạch, đẹp, chấp hành đúng các quy định về hoạt động phục vụ du lịch, về môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ.

- Vận động, đề nghị thành lập hợp tác xã du lịch cộng đồng tại địa phương. Đôn đốc, hướng dẫn các hộ dân, HTX du lịch cộng đồng xây dựng nội quy, quy chế hoạt động và nội quy cụ thể của các hộ dân hoạt động du lịch cộng đồng.

- Lựa chọn nhà văn hóa nơi có điểm du lịch cộng đồng nâng cấp, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhà vệ sinh đủ điều kiện để bố trí làm nơi đón, tiếp các đoàn khách.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, các đơn vị kinh doanh trong khu du lịch về bảo vệ môi trường, về giao tiếp, ứng xử thân thiện, văn minh thương mại - du lịch.

2.13. Các hợp tác xã, hộ dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng

- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hoặc xây mới đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu về sinh hoạt hàng ngày dành cho du khách, nhưng không làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.

- Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho du khách. Tích cực nghiên cứu, học tập, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.

3. Kinh phí thực hiện đề án

3.1. Tổng kinh phí: 150.399 triệu đồng.

- Ngân sách tỉnh: 85.474 triệu đồng.

- Ngân sách huyện: 56.250 triệu đồng.

- Hợp tác xã: 8.675 triệu đồng.

(Chi tiết tại các biểu số 1,2,3,4,5,6 kèm theo).

3.2. Điều kiện hỗ trợ đối với các hoạt động hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng

- Đối tượng được hưởng hỗ trợ: Cá nhân/gia đình /tổ chức kinh doanh du lịch cộng đồng trong Đề án, có sẵn đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng tại Đề án du lịch cộng đồng, giai đoạn 2022 - 2030. Đã có hoặc mong muốn phát triển mô hình du lịch cộng đồng của cá nhân/gia đình tại địa phương.

- Chấp nhận định hướng phát triển điểm du lịch cộng đồng của tỉnh và có cam kết (bằng văn bản) thực hiện nghiêm hoạt động đầu tư để đạt được mục tiêu chung của tỉnh.

- Cá nhân/gia đình/tổ chức muốn đề nghị gói hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng (gọi tắt là người thụ hưởng gói hỗ trợ) phải có kế hoạch hoặc dự án và dự toán kinh phí kèm theo (ghi rõ kinh phí cần hỗ trợ và kinh phí đối ứng) báo cáo Sở VHTTDL phê duyệt.

- Sở VHTTDL giám sát chặt chẽ chất lượng thực hiện dự án và cơ chế tài chính chi tiêu gói hỗ trợ theo đúng quy định của Nhà nước và hỗ trợ người thụ hưởng gói hỗ trợ hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm đã được phê duyệt.

- Dự án thực hiện xong phải được nghiệm thu đầy đủ (bằng văn bản) giữa Sở VHTTDL và người thụ hưởng và báo cáo kết quả với UBND Tỉnh.

3.3. Điều kiện hỗ trợ đối với các công cụ, dụng cụ phát triển du lịch cộng đồng: Căn cứ tình hình thực tế Sở VHTTDL quyết định hỗ trợ phù hợp với quy mô và kinh phí được giao hàng năm.

4. Hiệu quả của Đề án

4.1. Hiệu quả kinh tế

Việc phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách địa phương, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.

- Tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan: Nhà hàng, khách sạn, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, sản phẩm OCOP.

- Du lịch cộng đồng góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại địa phương.

- Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng với loại hình du lịch làng nghề còn mang lại lợi ích kép về kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, trực tiếp góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.

4.2. Hiệu quả văn hóa xã hội

- Sản phẩm du lịch cộng đồng đồng thời cũng là sản phẩm văn hóa vì du khách khi tới một vùng đất mới thì nhu cầu văn hóa tinh thần luôn đi đôi với nhu cầu vật chất. Các sản phẩm du lịch cộng đồng phát triển thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các địa phương. Sự tham gia của du lịch cộng đồng bổ sung thêm các giá trị cho các chương trình du lịch bền vững.

- Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng nguồn kinh phí trực/gián tiếp từ hoạt động du lịch cộng đồng.

- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia.

- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng góp phần phát huy khôi phục giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như các công trình kiến trúc văn hóa cổ, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, các hoạt động sinh hoạt vật chất cổ xưa mang bản sắc địa phương. Du lịch cộng đồng cũng góp phần tích cực vào sự đa dạng của văn hóa, mang các nét văn hóa của du khách đến với nền văn hóa bản địa, du nhập những giá trị tốt đẹp từ các nền văn hóa bên ngoài và tôn vinh văn hóa bản địa trên phương diện vừa kế thừa, vừa đổi mới.

- Góp phần cải thiện hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng.

4.3. Hiệu quả môi trường

- Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng đúng hướng sẽ làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim, thú… hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch cộng đồng.

- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (khu bảo tồn thiên nhiên…).

- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch cộng đồng nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch cộng đồng nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo, trang trại nông nghiệp …

- Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối với các khu dân cư vùng gần sông hoặc đầm lầy… trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch cộng đồng …).

- Xác định du lịch cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong đó bảo vệ môi trường là nhân tố thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững.

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá trị văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch làm cho cộng đồng địa phương tự hào về di sản của họ và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó. /.

BIỂU SỐ 1

Danh mục hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng giai đoạn 2022 - 2030

TT

Tên điểm du lịch cộng cồng

Địa chỉ

Đơn vị quản lý

I

Huyện Lục Ngạn

1

Điểm du lịch sinh thái Đồng Dao -Hồ Bầu Lầy

Xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn

Hợp tác xã du lịch Đồng Dao

2

Điểm du lịch Bắc Hoa, hồ Cấm Sơn

Xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn

HTX An Phú

3

Du lịch sinh thái cộng đồng Phong Minh

Xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn

HTX Du lịch sinh thái cộng đồng Phong Minh

4

Xây dựng 20 điểm du lịch gắn với vùng cây ăn quả

Các xã huyện Lục Ngạn

Các HTX gắn với vùng cây ăn quả

II

Huyện Sơn Động

1

Điểm du lịch cộng đồng bản Nà Ó, xã An Lạc

Xã An Lạc, huyện Sơn Động

Hợp Tác Xã Du Lịch Cộng Đồng An Lạc

2

Điểm du lịch cộng đồng bản Nà Hin, xã Vân Sơn

Xã Vân Sơn, huyện Sơn Động

HTX DLCĐ sinh thái Đồng Cao

3

Điểm du lịch Tổ dân phố Néo, núi Mọc

Thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động

HTX du lịch cộng đồng Tổ dân phố Mậu

III

Huyện Lục Nam

1

Điểm du lịch Bản Khe Nghè

Xã Lục Sơn, huyện Lục Nam

2

Điểm du lịch bản Đá Húc, xã Bình Sơn

Xã Bình Sơn, huyện Lục Nam

3

Điểm du lịch

Xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam

Hợp tác xã DLCĐ Suối Mỡ, Lục Nam

IV

Huyện Yên Thế

1

Điểm Du lịch bản Xoan

Xã Xuân Lương

2

Điểm Du lịch bản Thượng Đồng

Xã Xuân Lương

3

Điểm du lịch Xuân Lung - Thác Ngà

Xã Xuân Lương

Hợp tác xã DLCĐ Xuân Lương

4

Điểm du lịch đập dâng Ba Mẫu

xã Tam Hiệp

5

Điểm du lịch dòng sông sỏi

Xã Đồng Tâm

V

Huyện Việt Yên

1

Điểm du lịch làng cổ Thổ Hà

Xã Vân Hà, huyện Việt Yên

Hợp tác xã du lịch làng cổ Thổ Hà

Tổng cộng: 35 điểm (trong đó: 15 điểm DLCĐ cụ thể; 20 điểm du lịch cộng đồng gắn với vùng cây ăn quả).

* Ghi chú: Ngoài 35 điểm trên, tiếp tục hỗ trợ cho các hợp tác xã có hoạt động du lịch cộng đồng được thành lập mới.

BIỂU SỐ 2

Tổng hợp kinh phí giai đoạn 2022-2030

TT

Nội dung hỗ trợ

Kinh phí
(triệu đồng)

Ghi chú

1

Tập huấn, bồi dưỡng nhân lực du lịch cộng đồng.

11.500

NSNN (tỉnh): 11.500

2

Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng (hỗ trợ chung).

57.200

NSNN (tỉnh): 39.800

NSNN (huyện): 17.400

3

Hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng, giai đoạn 2022 - 2025 (Xây dựng mô hình điểm để nhân rộng, theo công văn số 1681/UBND- KGVX ngày 22/4/2021 của UBND tỉnh).

51.049

NSNN (tỉnh): 33.724

NSNN (huyện): 9.500

HTX: 7.825

4

hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, giai đoạn 2022 - 2025 (hỗ trợ cụ thể một số điểm).

30.650

NSNN (tỉnh): 450

NSNN (huyện): 29.350

HTX: 850

Tổng cộng

150.399

NSNN (tỉnh): 85.474

NSNN (huyện): 56.250

HTX: 8.675

BIỂU SỐ 3

Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nhân lực du lịch cộng đồng giai đoạn 2022 - 2030

TT

Nội dung

Đối tượng

Thời gian

Số lớp

Kinh phí (Triệu đồng)

1

Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng

- Cán bộ địa phương

- Ban quản lý di tích, khu điểm du lịch

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Người dân địa phương

2022-2023

10 lớp

1.000

2

Kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và phát triển du lịch cộng đồng

- Cán bộ địa phương

- Ban quản lý di tích, khu điểm du lịch

2022-2025

10 lớp

1.000

3

Tập huấn kiến thức dành cho các hộ tham gia làm du lịch cộng đồng (Lập kế hoạch kinh doanh du lịch, đầu tư, thiết kế sản phẩm, quản lý tài chính, quản lý, vận hành và marketing, ...)

- Cán bộ địa phương

- Các hộ kinh doanh du lịch

- Người dân địa phương

2022-2030

10 lớp

1.000

4

Kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử văn minh du lịch, chăm sóc khách hàng

- Cán bộ địa phương

- Ban quản lý di tích, khu điểm du lịch

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Người dân địa phương

2022-2025

20 lớp

2.000

5

Thuyết minh du lịch

- Cán bộ văn hóa

- Nhân viên các ban quản lý di tích, khu điểm du lịch - Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Người dân địa phương

2022-2025

6 lớp

600

6

Nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn

- Cán bộ văn hóa

- Nhân viên các ban quản lý di tích, khu điểm du lịch - Các tổ chức, cá nhân kinh doanh DLCĐ

- Người dân địa phương

2022-2030

15 lớp

1.500

7

Nghiệp vụ chế biến món ăn

- Cán bộ văn hóa

- Nhân viên các ban quản lý di tích, khu điểm du lịch - Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Người dân địa phương

2022-2030

15 lớp

1.500

8

Ngoại ngữ

- Cán bộ văn hóa

- Nhân viên các ban quản lý di tích, khu điểm du lịch

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Người dân địa phương

2022-2030

25 lớp

2.500

9

Marketing số và kinh doanh Du lịch cộng đồng

2022-2030

4 lớp

400

Tổng cộng: 11.500 (Mười một tỷ năm trăm triệu đồng)

BIỂU SỐ 4

Biểu kinh phí hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng (hỗ trợ chung)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Năm

2022

2023

2024

2025

2026-2030

1

Thuê đơn vị tư vấn xây dựng hình thành điểm du lịch cộng đồng và hướng dẫn, tập huấn kỹ năng giao tiếp, chế biến món ăn, nghiệp vụ quản lý vận hành điểm đến du lịch sinh thái, cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn.

Sở VHTTDL

- UBND các huyện có điểm DLCĐ.

- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ

- Đơn vị tư vấn

1.000

1.000

1.000

1.000

0

2

Hỗ trợ một số cơ sở vật chất như: Chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm cho một số hộ dân làm du lịch cộng đồng. Trang thiết bị để biểu diễn văn nghệ như: Loa thuyết minh, tăng âm, loa, đài, quạt điện cho một số hộ dân làm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả.

Sở VHTTDL

- UBND các huyện có điểm DLCĐ.

- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ

500

500

500

500

1.000

3

Hỗ trợ 20 điểm, là trụ sở HTX du lịch cộng đồng; hoặc nhà văn hóa thôn có du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả (mỗi điểm 15 bộ bàn ghế).

Sở VHTTDL

- UBND các huyện có điểm DLCĐ.

- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ

500

500

500

500

1.000

4

Hỗ trợ đóng mới thuyền phục vụ khách du lịch cho các hợp tác xã có hoạt động du lịch trên hồ (mỗi HTX 05 thuyền, mức hỗ trợ 70% giá trị thuyền nhưng không quá 100 triệu đồng/thuyền).

Sở VHTTDL

UBND các huyện có hoạt động du lịch trên hồ

800

800

800

800

2.000

5

Hỗ trợ máy nổ cho các hợp tác xã có hoạt động du lịch trên hồ (mỗi HTX 05 máy), mỗi máy khoảng 60.000.000VNĐ

Sở VHTTDL

UBND các huyện có hoạt động du lịch trên hồ

500

500

500

500

0

6

Hỗ trợ trang bị phao cứu sinh cho thuyền phục vụ khách du lịch tại các HTX có hoạt động du lịch trên hồ.

Sở VHTTDL

UBND các huyện có hoạt động du lịch trên hồ

200

200

200

200

500

7

Hỗ trợ trang bị áo phao cho thuyền phục vụ khách du lịch tại các HTX có hoạt động du lịch trên hồ.

Sở VHTTDL

UBND các huyện có hoạt động du lịch trên hồ

150

150

150

150

500

8

Hỗ trợ xây dựng mới cho mỗi HTX 01 nhà nổi phục vụ nhu cầu tham quan ăn uống của du khách tại các HTX có hoạt động du lịch trên hồ: mức hỗ trợ 70%, không quá 01 tỷ đồng/nhà

Sở

VHTTDL

UBND các huyện có hoạt động du lịch trên hồ

1.000

2.000

2.000

2.000

1.000

9

Tổ chức chương trình khảo sát; tọa đàm giới thiệu điểm du lịch cộng đồng và vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn

Sở VHTTDL

-Tổng cục Du lịch, HH Du lịch, HH Lữ hành, Hội DLCĐ VN

- UBND huyện Lục Ngạn

- Các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh

300

300

300

300

1.000

10

Học tập kinh nghiệm tại tỉnh ngoài

Sở VHTTDL

- UBND các huyện có điểm DLCĐ

- Các HTX, hộ dân làm DLCĐ

200

200

200

200

1.000

11

Tuyên truyền, quảng bá trên Báo Bắc Giang, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh; Báo, đài Trung ương

Sở VHTTDL

Báo, Đài Trung ương, địa phương

800

800

800

800

1.000

12

Dựng cổng vào điểm du lịch, Backdrop, biển báo, biển chỉ dẫn đến điểm du lịch cộng đồng, vùng cây ăn quả.

Sở VHTTDL

UBND các huyện có điểm DLCĐ

1.000

1.000

500

500

1.000

13

- Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nhà truyền thống, nhà vệ sinh cho hộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ giống cây con đặc sản, bản địa để cung cấp thực phẩm, ẩm thực cho khách du lịch.

- Tập huấn, truyền dạy bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số và tổ chức cho các hộ đi thăm quan học tập các mô hình làm tốt về phát triển du lịch cộng đồng (homestay).

Ban Dân tộc tỉnh

UBND các huyện, xã, HTX có điểm du lịch cộng đồng.

Ban Dân tộc Tỉnh chủ động bố trí dân kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi và các chương trình chính sách khác

14

Hỗ trợ trang phục dân tộc, quan họ cho các thôn, bản có điểm du lịch cộng đồng, vùng cây ăn quả.

UBND các huyện có điểm DLCĐ

- HTX

- Hộ dân làm DLCĐ

300

300

300

300

500

15

Xây dựng bãi đỗ xe, bến tàu thuyền phục vụ khách du lịch

UBND các huyện có điểm DLCĐ

- HTX

- Hộ dân làm DLCĐ

300

300

300

300

500

16

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa của thôn, bản hoặc địa điểm đón khách khách du lịch và trưng bày các sản phẩm của địa phương (mỗi huyện hỗ trợ ít nhất 2 điểm, mỗi điểm 300 triệu đồng).

UBND các huyện có điểm DLCĐ

- UBND các xã, HTX

- Hộ dân làm DLCĐ

1.500

1.500

1.500

1.500

2.000

17

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa tại 08 xã có HTX du lịch cộng đồng: Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Mỹ An, Giáp Sơn, Phì Điền, Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (mỗi xã hỗ trợ 2 nhà văn hóa, mỗi nhà 300 triệu đồng)

UBND huyện Lục Ngạn

UBND các Xã: Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Mỹ An, Giáp Sơn, Phì Điền, Hồng Giang.

1.500

1.500

1.000

1.000

1.000

Tổng

10.550

11.550

10.550

10.550

14.000

Tổng cộng

57.200

(NSNN (tỉnh): 39.800, NSNN (huyện): 17.400)

BIỂU SỐ 5

Biểu kinh phí hỗ trợ xây dựng 02 mô hình du lịch cộng đồng điểm, giai đoạn 2022 - 2025

STT

Nội dung hỗ trợ

Kinh phí (Triệu đồng)

Nguồn kinh phí
(Triệu đồng, %)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

I

Điểm du lịch sinh thái Đồng Dao, hồ Bầu Lầy - Hợp tác xã du lịch Đồng Dao, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn

1

Xây dựng nhà sàn văn hoá cộng đồng (điều hành, ăn uống, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương..): 2 sàn, mỗi sàn khoảng 300m2 = 600m2 x 19.748/m2 (căn cứ QĐ số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng, QĐ số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020 của Bộ Xây dựng, Thông tư số 12/2021/TT-BTC ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng ngày ban hành định mức xây dựng).

11.849

NSNN (tỉnh)

Sở VHTTDL

- UBND Huyện Lục Ngạn;

- Sở Xây dựng.

2

Làm mới 10 nhà homestay,mỗi căn khoảng 50m2 (700.000.000 đ/căn) (căn cứ QĐ số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng, QĐ số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020 của Bộ Xây dựng, Thông tư số 12/2021/TT-BTC ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng ngày ban hành định mức xây dựng).

7.000

NSNN (tỉnh) 75% HTX 25%

3

Xây dựng 01 nhà vệ sinh công cộng có 10 phòng (5 phòng nam, 5 phòng nữ) 60m2 x 5 000 000

300

NSNN (tỉnh)

75% HTX 25%

4

Lập dự án, thiết kế quy hoạch tổng thể điểm DLST Cộng đồng

300

NSNN (tỉnh)

5

Nâng cấp và làm mới đường giao thông kết nối khu du lịch Khuôn Thần đến điểm du lịch sinh thái Đồng Dao, Lục Ngạn là 1.500 m đường bê tông cấp 6; rộng 6,0m

2.000

NS (huyện)

UBND huyện Lục Ngạn (đoạn từ Cầu Cửu đến HTX Đồng Giao”)

- Sở VHTTDL

- Sở Giao thông vận tải

6

Lắp đặt trạm biến áp phục vụ điểm du lịch

Theo dự án

Theo dự án

Sở Công thương

UBND huyện Lục Ngạn

7

Làm 03 Bachdrop khu chụp ảnh checkin (300 x 3 =900)

900

NSNN (tỉnh)

Sở VHTTDL

UBND huyện Lục Ngạn

8

Nhà giàn khu trải nghiệm học sinh, sinh viên (700m2 x 500/1m2)

3.500

NSNN (Tỉnh)

TỔNG:

25.849

NSNN (tỉnh): 22.024

NS (huyện): 2.000

HTX: 1.825

II

Điểm du lịch cộng đồng Bắc Hoa, hồ Cấm Sơn - Hợp tác xã An Phú, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn

1

Xây dựng mới 10 homestay trên lòng hồ Cấm Sơn: Mỗi nhà Homestay, khoảng 50m2 x 700.000.000 đồng/nhà

7.000

NSNN (tỉnh) 75%

HTX 25%

Sở VHTTDL

UBND Huyện

2

Xây dựng mới 10 căn homestay tại làng cổ Bắc Hoa Mỗi nhà Homestay, khoảng 50m2 x 700.000.000 đồng/nhà

7.000

NSNN (tỉnh) 75%

HTX 25%

3

Bảo tồn và nâng cấp 150 ngôi nhà ở Làng cổ Bắc Hoa. Tu sửa toàn bộ chân tường,mái nhà, làm mới hệ thống mương thoát nước, xây mới mỗi ngôi nhà 01 công trình phụ khép kín, trải đá lát nền nối giữa các nhà với nhau, làm bậc thang lên xuống, làm mới hàng rào xung quanh các ngôi nhà, trồng mới 02 vườn đào, 02 vườn mận, mơ, 02 vườn sim, 01 vườn hoa 4 mùa rộng 3600m2

10.000

NSNN (huyện) 75%

HTX 25%

UBND huyện Lục Ngạn

Sở VHTTDL, Sở xây dựng

4

Làm 03 Bachdrop khu chụp ảnh checkin (300 x 3 =900)

900

NSNN (tỉnh)

Sở VHTTDL

UBND huyện Lục Ngạn

5

Lập dự án, thiết kế quy hoạch tổng thể điểm DLST Cộng đồng

300

NSNN (tỉnh)

TỔNG:

25.200

NSNN (tỉnh) : 11.700

NS (huyện): 7.500

HTX : 6.000

TỔNG CỘNG (I + II):

51.049

NSNN (tỉnh): 33.724

NS (huyện): 9.500

HTX: 7.825

BIỂU SỐ 6

Biểu kinh phí hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, giai đoạn 2022 - 2025 (hỗ trợ cụ thể một số điểm)

STT

Nội dung hỗ trợ

Kinh phí (Triệu đồng)

Nguồn kinh phí (Triệu đồng, %)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

I

Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Suối Cạch, Làng Giàng - xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn

1

Đường giao thông: Mở rộng và nâng cấp mặt đường 6 m, với chiều dài 03 km, trong đó có 01 km đã có đường bê tông, cần nâng cấp và 02 km làm đổ bê tông; (đoạn từ đầu đường thôn Vựa Trong xã Phong Vân đến HTX).

3.600

NS (huyện)

UBND Huyện

Sở VHTTDL Sở Giao thông vận tải

2

01 trạm điện từ 320KVA -400 KVA

Làm theo dự án

Sở Công thương

Sở VHTTDL

TỔNG:

3.600

NSNN(huyện):3.600

II

Điểm du lịch - HTX gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn

Sửa chữa, nâng cấp nhà văn hoá thôn hoặc nhà dân có diện tích rộng làm điểm đón tiếp, dừng chân, cung cấp thông tin du lịch và ăn uống: 300.000.000đ x 20 điểm

6.000

NSNN (huyện)

UBND huyện Lục Ngạn

Sở VHTTDL

TỔNG

6.000

NSNN (huyện)

III

Hỗ trợ làm đường đến điểm du lịch cộng đồng Hợp tác xã DLCĐ Suối Mỡ, thôn Dùm, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam

1

Điểm đầu 239 Từ nhà ông Lan Dục - chùa Dùm - tiếp đến Dốc đất nhà - đá mài gươm - Đền Quan Tuần - Ngã Ba đi Chùa Hóa. Tổng chiều dài 4km

5.500

NSNN (huyện)

UBND huyện Lục Nam

Sở Giao thông Vận tải

TỔNG

5.500

NSNN (huyện)

IV

Điểm du lịch làng cổ Thổ Hà - Hợp tác xã du lịch làng cổ Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên

1

Làm Bachdrop giới thiệu làng cổ Thổ Hà

100

NSNN (tỉnh)

Sở VHTTDL

UBND Huyện

2

Mua 03 thuyền rồng hát quan họ dưới sông 03 cái x 100 triệu đồng/thuyền

300

NSNN (huyện)

UBND huyện Việt Yên

Sở VHTTDL

TỔNG:

400

NSNN (tỉnh): 100

NSNN (huyện): 300

V

Điểm du lịch đập dâng Ba Mẫu (xã Tam Hiệp), dòng sông sỏi (xã Đồng Tâm), huyện Yên Thế

1

Mở rộng tuyến đường từ chân dốc rừng dài đi vào hộ gia đình ông Nguyễn Quốc Thể khu đập dâng Ba Mẫu: 300m; đường cấp 6, mặt 6m, trải nhựa hoặc bê tông xi măng

700

NSNN Huyện

UBND Huyện Yên Thế

Sở VHTTDL, Sở giao thông Vận tải

2

Mở rộng tuyến đường từ hộ gia đình ông Nguyễn Quốc Thể đi sang dòng sông Sỏi, xã Đồng Tâm (khu trang trại của ông Nguyễn Quốc Thể tại bờ sông Sỏi): 1,7 km đường cấp 6, mặt 5m, trải nhựa hoặc bê tông xi măng

3.500

NSNN (huyện)

3

Lắp mới 1 trạm điện và hệ thống đường điện tại khu đập dâng Ba Mẫu (xã Tam Hiệp); khu trang trại của ông Nguyễn Quốc Thể tại dòng sông sỏi (xã Đồng Tâm)

Theo dự án

Theo dự án

Sở Công thương

Sở VHTTDL

TỔNG

4.200

NSNN (huyện): 4.200

VI

Điểm du lịch cộng đồng bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế

1

Đầu tư, xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu các bản sắc văn hóa của người dân tộc Cao Lan (trực quản lý, đón tiếp khách, trưng bày trang phục, dụng cụ lao động - sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, sản phẩm nông, lâm nghiệp…và bày bán các đồ lưu niệm)

3.000

NSNN (huyện) 75% HTX 25%

UBND huyện Yên Thế

Sở Xây dựng, Sở VHTTDL

2

Cải tạo lại giếng cổ của người Cao Lan theo hướng mở rộng, có chiều sâu, có chòi mái (2 tầng mái) tạo điểm nhấn và đảm bảo nguồn nước sạch sẽ

200

NSNN (huyện)

UBND huyện Yên Thế

Sở VHTTDL

3

Đầu tư, dựng 01 cổng chào (điểm du lịch Xuân Lung - Thác Ngà, cộng đồng bản Ven) bằng chất liệu bê tông giả gỗ

300

NSNN (huyện)

UBND huyện Yên Thế

Sở VHTTDL

TỔNG

3.500

NSNN (huyện): 2.750 HTX: 750

VII

Điểm du lịch Xuân Lung - Thác Ngà, huyện Yên Thế

1. Đường giao thông

Làm mới tuyến đường từ đập chùa Sừng (xã Canh Nậu) sang Thác Ngà để kết nối giữa các điểm du lịch: 3 km; đường cấp 6 (nền đường 6m), kết cấu mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng

6.000

NSNN (huyện)

Huyện Yên Thế

Sở Giao thông Vận tải

2. Hệ thống đường điện

Phát triển hệ thống đường điện mới từ hộ gia đình ông Nguyễn Văn Điều vào chân Thác Ngà, gồm: Đầu tư mới 1 trạm điện và hệ thống đường dây cao thế vào khu thác Ngà (3,7 km).

Theo dự án

Theo dự án

Sở Công thương

UBND huyện Yên Thế

TỔNG

6.000

NSNN (huyện): 6.000

VIII

Điểm Du lịch cộng đồng xã An lạc - Hợp Tác Xã Du Lịch Cộng Đồng An Lạc, huyện Sơn Động

2

Hỗ trợ 01 nhà vệ sinh nhà sàn Homestay Huân Vỹ ; dự kiến xây dựng

250

NSNN (tỉnh):150 HTX: 100

Sở VHTTDL

UBND huyện Sơn Động

Xây dựng cổng vào Homestay

200

NSNN (tỉnh)

Sở VHTTDL

UBND huyện Sơn Động

TỔNG:

450

NSNN (tỉnh): 350 HTX: 100

IX

Điểm du lịch sinh thái Đồng Cao - HTX DLCĐ sinh thái Đồng Cao, huyện Sơn Động

1

Nâng cấp Nhà Văn hoá cộng đồng và nhà vệ sinh hiện nay để giao làm trụ sở HTX và điểm giao lưu văn hoá và cung cấp thông tin du lịch. Khôi phục thổ cẩm, may trang phục dân tộc Dao Lôga

1.000

NSNN (huyện)

UBND huyện Sơn Động

Sở VHTTDL

TỔNG

1.000

NSNN (huyện)

TỔNG CỘNG (Từ I - IX)

30.650

NSNN (tỉnh): 450

NSNN (huyện): 29.350

HTX: 850

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2859/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


206

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.42.225
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!