Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 280/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 19/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 280/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ ĐAN LAI HIỆN ĐANG SINH SỐNG TẠI VÙNG LÕI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 571/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An";
Căn cứ Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010";
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tại tờ trình số 3059 TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2006 và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8097 BKH/KTĐP&LT ngày 02 tháng 11 năm 2006 về việc xin phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" với những nội dung chủ yếu như sau :

1. Mục tiêu của Đề án

Nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Pù Mát, bảo vệ an ninh biên giới.

2. Phạm vi và địa điểm thực hiện Đề án

Trong tổng số 176 hộ dân tộc Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, tổ chức di chuyển 146 hộ đến nơi mới và ổn định 30 hộ tại nơi cũ như sau:

- Tổ chức di chuyển 146 hộ dân tộc thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống trên thượng nguồn Khe Khặng thuộc 2 bản: Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn, đến vùng tái định cư tại 3 bản : Kẻ Gia, Kẻ Tắt, Bá Hạ xã Thác Ngàn;

- Tổ chức ổn định cuộc sống cho 30 hộ dân ở lại tại bản Cò Phạt xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;

- Tiếp tục hỗ trợ 36 hộ dân đã di chuyển năm 2002.

3. Quy mô đầu tư xây dựng

- Đối với 146 hộ chuyển đi: xây dựng khu tái định cư cho 146 hộ đến địa điểm mới tại xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An gồm có:

+ Điểm tái định cư số 1: Bản Kẻ Gia 42 hộ;

+ Điểm tái định cư số 2: Bản Kẻ Tắt 40 hộ;

+ Điểm tái định cư số 3: Bản Bá Hạ 64 hộ.

- Đối với 30 hộ ở lại: tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá - xã hội cho 30 hộ tại bản Cò Phạt để phối hợp với Bộ đội Biên phòng, lực lượng kiểm lâm và cơ quan quản lý du lịch làm tốt công tác giữ gìn trật tự an ninh biên giới, bảo vệ rừng và kết hợp phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát.

- Đối với 36 hộ đã di chuyển năm 2002: tiếp tục hỗ trợ tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá - xã hội cho 36 hộ, 194 khẩu đã di chuyển ra 2 bản Tân Sơn và Cửa Ráo thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

4. Nội dung đầu tư chủ yếu

a) Đầu tư hỗ trợ sản xuất

- Về bố trí nhiệm vụ sản xuất.

+ Điểm tái định cư tại xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.

Đất sản xuất nông nghiệp: khai hoang, sản xuất lúa nước, đất màu; trên diện tích đất vườn hộ gia đình hướng dẫn trồng rau, màu, cây ăn quả như nhãn, vải, cam, xoài, đu đủ.

Đất sản xuất lâm nghiệp: phần chân đồi trồng 1.000 ha rừng nguyên liệu, 100 ha cây ăn quả (cam, vải thiều, nhãn...), trồng xen cây lương thực ngắn ngày trong những năm đầu khi rừng chưa khép kín. Phần sườn đồi, đỉnh đồi áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện có.

Chăn nuôi: phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm theo hướng tập trung có chuồng trại, trồng cỏ để cung cấp thức ăn tại chỗ cho gia súc.

+ Điểm định cư 30 hộ tại bản Cò Phạt xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

Phát triển du lịch sinh thái, du thuyền vượt thác ghềnh trên sông Giăng - Khe Khặng, văn hoá ẩm thực, khai thác đặc trưng văn hoá người Đan Lai như múa cồng chiêng, bắn cung tên, trèo cột, ném còn...; sản xuất hàng lưu niệm từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như song, mây, mét, dệt thổ cẩm (khăn, váy, áo...) bán cho khách du lịch.

Phát triển lâm nghiệp gắn với cộng đồng: giao khoán bảo vệ rừng bình quân 5 ha/hộ, trồng cây lâm nghiệp cho sản phẩm lấy dầu, nhựa, quả (cây gừng, cây gió) hoặc trồng song, mây... áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để khoanh nuôi, bảo vệ rừng nguyên sinh, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Ổn định sản xuất trên ruộng nước đã có, tận dụng diện tích màu ven khe suối làm vườn trồng rau, sắn, cây ăn quả ....

Chăn nuôi: phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm, tạo sản phẩm hàng hoá và nguồn thực phẩm hàng ngày.

+ Điểm tái định cư 36 hộ năm 2002 tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

Tiếp tục đẩy mạnh việc đền bù, thu hồi đất để giao cho các hộ tái định cư tổ chức sản xuất nông - lâm kết hợp. Hỗ trợ kinh phí để phát triển chăn nuôi.

- Đầu tư hỗ trợ ổn định và phát triển sản xuất.

+ Điểm tái định cư tại xã Thạch Ngàn: do chuyển đổi phương thức sản xuất từ chỗ sản xuất nương rẫy, săn bắn, hái lượm sang sản xuất đất bằng, ruộng nước, trồng rừng, chăn nuôi nên hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ:

 Hỗ trợ đất sản xuất: bình quân mỗi hộ được giao 0,219 ha ruộng lúa; 0,158 ha đất màu; 2,7 ha đất lâm nghiệp; 400 m2 đất ở; 0,324 ha đất vườn;

Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón cho vụ sản xuất đầu tiên;

Hỗ trợ con giống, bao gồm hỗ trợ mua trâu, bò cày kéo, lợn giống;

Hỗ trợ mua dụng cụ sản xuất: cày, bừa, cuốc, xẻng;

Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm như tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn xây dựng vườn hộ gia đình và trang trại. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu, chế biến lâm sản và các ngành nghề khác đến hộ gia đình; hỗ trợ dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y trong 3 năm (từ năm 2007 đến năm 2009). Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế vườn miền núi.

+ Điểm định cư 30 hộ tại bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

Chủ yếu là hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm như tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn xây dựng vườn hộ, trang trại, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi ong, trồng cây lâm nghiệp. Hỗ trợ các loại giống trồng trọt, chăn nuôi, vật tư, phân bón. Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế vườn.

+ Điểm tái định cư 36 hộ năm 2002 tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông: hỗ trợ mua trâu, bò cày kéo, lợn giống.

b) Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Điểm tái định cư xã Thạch Ngàn.

+ Đường giao thông: xây dựng đường từ trung tâm xã đến điểm tái định cư số 1 (dài 11 km) để phục vụ dân sinh nói chung và vùng tái định cư nói riêng phù hợp với quy mô đường từ trung tâm xã đến thôn, bản miền núi. Xây dựng các tuyến giao thông từ trục chính vào các điểm tái định cư 2,8 km theo tiêu chuẩn đường loại B giao thông nông thôn.

+ Thuỷ lợi và nước sinh hoạt: xây dựng công trình nước sinh hoạt phục vụ điểm tái định cư số 2 và số 3.

+ Điện sinh hoạt: xây dựng tuyến 35 Kv dài 11 km, từ bản Kẻ Gia vào các điểm tái định cư và 3 trạm, 10 km đường dây hạ thế 0,4 Kv.

+ Hỗ trợ xây dựng trường học 800 m2, trạm y tế vùng 210 m2, 3 nhà cộng đồng 71,3 m2/nhà.

- Điểm định cư 30 hộ tại bản Cò Phạt xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

+ Xây dựng tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm bản dài 30 km bám theo trục đường mòn, phục vụ dân cư, tuần tra biên giới.

+ Xây dựng đường nội bản 2 km, nền 3,5m, mặt bê tông rộng 2m.

+ Xây dựng đập thuỷ lợi Cò Phạt tưới tiêu ổn định cho diện tích lúa.

+ Xây dựng trường học 5 lớp 400 m2, nhà cộng đồng thôn bản 120m2 (có 1 phòng dành cho y tế thôn bản).

+ Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch: bao gồm xây dựng khu đón tiếp khách (tại đập Pha Lài), khu lưu trú và dịch vụ tổng hợp, khu chuyển tiếp (tại bản Cò Phạt), hỗ trợ mua sắm phương tiện vận tải (theo quy hoạch xây dựng khu du lịch đập Pha Lài, bản Cò Phát đã được tỉnh Nghệ An phê duyệt).

- Điểm tái định cư 36 hộ năm 2002 tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

Xây dựng trạm bơm điện Tân Sơn phục vụ tưới tiêu cho 38 ha ruộng nước 2 vụ.

c) Xây dựng nhà ở cho đồng bào

- Xây dựng nhà cho các hộ tái định cư: theo mẫu nhà sàn 3 gian, cột bằng bê tông cốt thép, lợp mái ngói 22v/m2.

- Điểm định cư 30 hộ tại bản Cò Phát xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

+ Hỗ trợ nhà ở: thực hiện theo chính sách tại Quyết định số 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 05 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 05 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 05 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xây dựng các công trình nước sinh hoạt, vệ sinh: mỗi giếng nước hỗ trợ 300 nghìn đồng và 5 tạ xi măng; nhà tắm, công trình vệ sinh hỗ trợ 50% giá trị công trình.

d) Hỗ trợ ban đầu tái định cư và đời sống

- Hỗ trợ di chuyển: mức hỗ trợ di chuyển 3 triệu đồng/hộ.

- Hỗ trợ ổn định đời sống bao gồm: lương thực, tiền sinh hoạt; thời gian hỗ trợ là 12 tháng; mức hỗ trợ tương đương 30 kg gạo.

- Mua sắm đồ dùng sinh hoạt: giường, chiếu, chăn, màn.

đ) Bảo tồn và phát triển văn hoá, xã hội

- Văn hoá: hướng dẫn bà con sinh hoạt nhằm tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về hôn nhân, gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng bản, làng và gia đình văn hoá, bài trừ mê tín, dị đoan... để tạo môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao dân trí. Mở rộng giao lưu văn hoá với đồng bào các dân tộc khác, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

- Giáo dục và đào tạo: có kế hoạch đào tạo lâu dài, tổ chức cho con em đồng bào dân tộc học nội trú ở huyện, ở tỉnh; đào tạo nghề và hướng nghiệp để sau khi học tập các em trở về phục vụ thôn bản.

- Y tế: tăng cường cán bộ y tế xuống thôn bản để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sức khoẻ sinh sản nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào về quan hệ hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

5. Nguồn vốn đầu tư

a) Nhu cầu vốn đầu tư:

- Tổng vốn đầu tư: 93.244 triệu đồng.

- Đã đầu tư đến năm 2006: 9.997 triệu đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư từ năm 2007 đến năm 2009: 83.246 triệu đồng, bao gồm :

- Ngân sách nhà nước: 69.403 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ một phần và bố trí bổ sung có mục tiêu cho Tỉnh căn cứ vào khả năng cân đối hàng năm.

- Nguồn khác : 13.843 triệu đồng.

6. Hiệu quả của Đề án

- Về xã hội: góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu; ngăn chặn các nguy cơ suy thoái nòi giống; ổn định đời sống, nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, bảo đảm vệ sinh, y tế, chăm sóc sức khoẻ. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Đan Lai.

- Về kinh tế: giải quyết cơ bản kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, khai thác thế mạnh về đất đai, bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn nước, tiềm năng du lịch và từng bước ổn định phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc.

- Về bảo tồn thiên nhiên, môi trường sinh thái: ngăn chặn nguy cơ suy thoái tài nguyên rừng, bảo vệ và phát triển các loài động vật quý hiếm và đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Pù Mát.

- Về quốc phòng, an ninh; bảo đảm mục tiêu bảo vệ an ninh biên giới gắn với bảo tồn phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống trong "vùng lõi" Vườn Quốc gia Pù Mát.

7. Tiến độ thực hiện Đề án

Thực hiện trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ :

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do 1 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Các ngành chức năng có trách nhiệm tăng cường phối hợp với huyện Con Cuông để triển khai thực hiện Đề án.

2. Căn cứ vào khả năng huy động nguồn vốn và sự cấp thiết của từng vấn đề, lựa chọn thứ tự ưu tiên hợp lý và chỉ đạo chủ đầu tư lập các dự án thành phần trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

3. Chủ động lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo đầu tư tập trung có định hướng để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và hạ tầng xã hội, tạo sự phát triển bền vững, lâu dài cho đồng bào dân tộc.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý của chính quyền địa phương các cấp, huyện, xã gắn với thôn bản.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cụ thể hoá Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" đã được phê duyệt thành các Dự án thành phần để triển khai thực hiện.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112;
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Ban XDPL, TTBC, Công báo;
- Lưu: VT, ĐP (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 280/2006/QĐ-TTg ngày 19/12/2006 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.723

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.9.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!