ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2680/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 29 tháng 12 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ
HÌNH “ LÀNG VĂN HÓA KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ
Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030: Xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa
thành thị và nông thôn.
Căn
cứ Quyết định 318/QĐ-TTg và Quyết định 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
8/3/2022 về bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã NTM kiểu mẫu giai
đoạn 2021-2025;
Căn
cứ Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể
thao thôn;
Căn
cứ Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về mẫu tổ chức hoạt và tiêu chí của
Trung tâm Văn hóa xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu
chí Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn;
Căn
cứ Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên môi trường về
định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào
tạo, cơ sở thể dục thể thao;
Căn
cứ Quyết định 922/QĐ-TTg
ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du
lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn
cứ Thông báo số 275/TB-UBND, ngày 28/12/2022 V/v Thông báo Kết quả phiên họp
UBND tỉnh;
Căn cứ kết luận Ban Thường vụ Tỉnh
ủy tại Thông báo số 863-TB/TU ngày 27/12/2022;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 351/TTr-SVHTTDL, ngày 29/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí
điểm xây dựng mô hình “ Làng Văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”,
(sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chính như sau:
1. Tên đề
án: Đề án thí điểm mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc”.
(Khái niệm “làng” được hiểu bao gồm làng, thôn, bản,
tổ dân phố, khu phố, khối phố theo Thông tư số 09/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ về
hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ).
2. Nội dung,
quy mô các hoạt động của Đề án:
2.1. Đầu tư xây dựng công trình
thiết chế văn hóa - thể thao:
2.1.1. Các hạng mục chủ yếu:
- Nhà văn hóa thôn và sân bãi: Tối
thiểu 800m2.
- Khu thể dục thể thao: Tối thiểu
800m2.
- Khu vườn dạo, vườn hoa, cây xanh:Tối
thiểu 500m2 (lấy theo tiêu chuẩn vườn hoa công cộng ở đô thị).
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; kết hợp
linh hoạt, hợp lý các khu trưng bày, quảng bá, tập kết, mua sắm sản phẩm địa
phương tiêu biểu; gắn kết với các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của làng.
2.1.2. Các khu chức
năng:
- Nhà văn hóa: Ngoài chức năng theo quy định, kết hợp trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề
truyền thống, đồ lưu niệm ...của địa phương. Đầu tư
xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp các Nhà văn hóa hiện có, đảm
bảo diện tích xây dựng đáp ứng yêu cầu phục vụ, phù hợp với
quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
- Khu thể thao:
Đầu tư xây dựng mới, gồm sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân bóng rổ,
sân cầu lông, khu thể dục thể thao ngoài trời khác, khu bãi đỗ xe…Trang thiết bị, dụng cụ thể thao được đầu tư đồng bộ với công trình.
- Khu cảnh quan, đường dạo, kết nối khu tín
ngưỡng, tôn giáo (hiện có): Đầu tư xây dựng mới với
phương án thiết kế, kiến trúc phù hợp
với điều kiện thực tế tại vị trí dự kiến đầu tư xây dựng.
- Hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư đồng bộ.
2.2. Hỗ trợ người dân xây dựng
các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại tạo ra các sản phẩm tốt, đặc
trưng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân
dân:
- Thực hiện các hoạt động, giải
pháp để nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống chính trị ở
cơ sở trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách:
Quy định, quy chế, quy ước, hương ước nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế, việc làm tại chỗ, nâng
cao thu nhập của người dân ở những nơi làm thí điểm; cơ chế, chính sách để xây
dựng làng nghề, phương hướng đầu ra cho các sản phẩm; cơ chế, chính sách để hỗ
trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại tạo
ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương và có tính cạnh tranh trên thị
trường.
- Hỗ trợ các mô hình phát triển sản
xuất, dịch vụ, thương mại tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương để
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
3. Nguồn kinh
phí thực hiện:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu
cho các huyện, thành phố không quá 20 tỷ đồng/mô hình, trong đó: Không quá 15 tỷ
đồng phục vụ đầu tư cơ sở vật chất; không quá 05 tỷ đồng để hỗ trợ người dân
xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại tạo ra các sản phẩm
tốt, đặc trưng của địa phương. Phần tăng thêm (nếu có) do ngân sách huyện, ngân
sách xã cân đối và huy động nguồn xã hội hóa.
- Khuyến khích sự tham gia đóng
góp kinh phí, hiện vật, công lao động của người dân, cộng đồng xã hội.
4. Tiến độ và
thời gian thực hiện:
- Phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu
tư, địa điểm, tổng mặt bằng xây dựng; cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch có
liên quan (nếu cần), bổ sung kế hoạch sử dụng đất: Trong tháng 1 năm 2023.
- Triển khai các thủ tục chuẩn bị
đầu tư, bổ sung vào kết hoạch trung hạn và khởi công các hạng mục đủ điều kiện
(ưu tiên các hạng mục do người dân đóng góp, thực hiện theo tổng mặt bằng được
chấp thuận): Trong Quý I, năm 2023.
5. Chế độ
thông tin báo cáo:
Định kỳ, hàng tuần, các đơn vị báo
cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công (qua Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là đầu mối tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án; các sở,
ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ được phân công
tại Đề án.
(Có Đề án và danh mục các Làng văn
hóa kiểu mẫu thực hiện thí điểm, kèm theo quyết định này)
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|
ĐỀ ÁN
THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH “ LÀNG VĂN HÓA KIỂU
MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC”
(Kèm theo Quyết định số 2680/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Phần
1
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM XÂY
DỰNG MÔ HÌNH “LÀNG VĂN HÓA KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC”
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án:
1.Kết quả xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao:
Toàn tỉnh có 1.237 Nhà văn hóa, Khu
thể thao/1.237 thôn, tổ dân phố, trong đó, có 336 nhà văn hóa, khu thể thao/336 tổ dân phố; có 901 Nhà văn hóa,
Khu thể thao/901 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và nông mới kiểu mẫu. Việc quản
lý và tổ chức hoạt động của Nhà văn hóa, khu thể thao thôn quản lý và tổ chức
hoạt động thực hiện Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà
văn hóa, khu thể thao thôn.
Thiết chế cơ sở
là hệ thống di tích lịch sử, văn hóa: Trên địa bàn tỉnh hiện
có 514 di tích đã được nhà nước xếp
hạng, trong đó có: 03 di tích quốc gia đặc biệt, 65 di tích quốc gia và 446 di
tích cấp tỉnh. Ngoài ra, theo thống kê, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng gần 800
di tích thuộc các loại hình khác nhau chưa được xếp hạng. Di tích trên địa bàn
tỉnh đa số gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, đền, chùa, miếu, nhà
thờ họ…
Cùng với triển khai thực hiện tiêu
chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống các thiết chế văn hoá,
thể thao trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ và đang hoạt động
có hiệu quả; Các thiết chế văn hóa là nơi tuyên truyền phổ biến các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi hội họp, tổ chức các hội thi,
hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, sáng tạo, hưởng
thụ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Qua khảo sát, các địa phương đều
đánh giá hoạt động tại nhà văn hóa thôn rất tốt, phát huy được công năng sử dụng,
tỷ lệ người dân tham gia tại nhà văn hóa thôn chiếm 60 - 80% dân số, đặc biệt
là nhà luyện tập thể dục thể thao, sân tập luyện thể thao đơn giản ở thôn đã
phát huy hiệu quả, tỷ lệ người
tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 35,5%; Số gia đình thể
thao đạt 25,5%; tỷ lệ người dân tham gia sinh hoạt thường xuyên tại nhà văn
hóa, khu thể thao thôn đạt 40% - 50% dân số.
2.Tồn tại hạn chế, nguyên nhân
2.1. Tồn tại hạn chế
- Khu thể
thao được kết hợp là sân nhà văn hóa, tổng diện tích khu đất tối thiểu 800m2;
sân đổ bê tông hoặc thảm asphalt nên chủ yếu có thể chơi các môn như cầu lông,
bóng hơi,... Thiếu bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng phục vụ sự kiện đông người;
- Các
công trình văn hóa, thể thao thường ít có tính liên kết với các công trình tâm
linh ở làng, thôn (Đình, Chùa) do bố trí ở các vị trí xa nhau.
- Chưa
có vườn hoa, khu cây xanh, đường dạo để người dân tập thể dục, đi bộ, thư giãn,
ca múa nhạc dân vũ ngoài trời,....
- Thiếu mô hình nhà
văn hóa gắn với phát triển mô hình du lịch cộng đồng, sản phẩm thế mạnh tại địa
phương.
- Các khu văn hóa của tổ dân phố
các phường, thị trấn phục vụ phát triển dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư.
2.2. Nguyên nhân
- Nhiều nơi, việc
quy hoạch đất Nhà văn hóa, sân thể thao gặp nhiều khó khăn, nên chưa đảm bảo đủ
diện tích, không có khả năng mở rộng tại vị trí hiện tại;
- Quy hoạch đất dành khu văn hóa, thể
thao chưa mang tính đồng bộ, định hướng lâu dài, chưa gắn kết với các hoạt động
phát triển kinh tế tại địa phương, đơn thuần phục vụ các hoạt động hội họp,
sinh hoạt cộng đồng tại thôn, tổ dân phố.
- Một số cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế đi đôi với
xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; chưa coi phát triển văn hóa, thể thao là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội;
- Một số nơi điều kiện kinh tế còn
khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên việc xã hội hóa các hoạt động
văn hóa, thể thao chưa hiệu quả, nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho việc
đầu tư, nâng cấp hạn hẹp, chưa đầu tư đồng bộ các công
trình; Cơ sở vật chất trang thiết bị hoạt động còn thiếu
hoặc trang thiết bị không đảm bảo hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
3.Sự cần thiết xây dựng Đề án:
Thiết chế văn hóa
thôn, tổ dân phố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần
của nhân dân, là cơ sở để xây dựng đời sống mới. Đây là nơi diễn ra các hoạt động
văn hóa, thể thao cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân về hưởng thụ và sáng
tạo văn hóa, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa
phương; giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ động chào mừng các
ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị của đất nước, của địa phương ngay tại từng
thôn, làng, khu dân cư.
Toàn tỉnh hiện có 1.237/1.237 thôn, tổ dân phố có nhà
văn hóa, khu thể thao (đạt 100%); trong đó có 1.072 thôn đạt chuẩn nông
thôn mới theo quy định. Diện tích đảm bảo từ 500 m2 trở lên, có các công trình
như nhà văn hóa thôn, sân tập luyện thể thao đơn giản, thiết bị hoạt động đảm bảo
tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định về xã nông thôn nâng
cao, xã nông thôn kiểu mẫu theo Quyết định 318/QĐ-TTg và Quyết định 319/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/3/2022 thì cơ sở vật chất văn hóa ở các địa
phương hiện nay vẫn còn đơn điệu, chưa phát huy được công năng và đặc biệt, đời
sống văn hóa tinh thần người dân ngày một nâng cao nên thiết chế văn hóa hiện
nay không theo kịp sự phát triển chung của xã hội. Hệ
thống thiết chế văn hóa, thể thao, các công trình văn hóa, thể thao chưa được xây dựng đồng bộ, liên hoàn, chưa có
tính liên kết giữa các công trình; nhiều nhà văn hóa thôn
ít hoạt động, đóng cửa dài ngày; việc quản lý, khai thác chưa phát huy hiệu quả;
trang thiết bị nhà văn hóa, dụng cụ thể dục thể thao chưa được đầu tư đồng
bộ, đặc biệt là ở các thiết chế thể thao xã, thôn, tổ dân
phố. Khả năng kết nối các công trình tâm linh (hiện
có)…, gắn với phát triển du lịch, quảng bá sản phẩm thế mạnh
tại địa phương nhằm nâng cao thu nhập của các tầng lớp
nhân dân trong các thôn chưa được thực hiện.
Bên cạnh đó, tỉnh chưa có đầy đủ
các cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại tạo
ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao thu nhập. Hệ thống chính trị ở cơ sở có lúc, có nơi còn hạn chế trong
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là
trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế.
Với mục tiêu hình thành các thiết
chế văn hóa - thể thao, sinh hoạt cộng đồng của làng nhằm nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, làng nghề truyền thống, sản
phẩm nông nghiệp qua đó cải thiện thu nhập của người dân; bảo tồn, phát huy,
làm sống dậy các giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước;
nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở trong tổ chức thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc định hướng,
hướng dẫn người dân phát triển kinh tế thì việc
xây dựng Đề án thí điểm mô hình “ Làng Văn hóa
kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
4. Căn cứ
xây dựng Đề án
1.
Cơ sở chính trị:
- Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định quan điểm: Đổi mới, hoàn thiện các
thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu quả;
-
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định mục tiêu xây dựng khu dân
cư văn hóa, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống trong các thôn, làng, tổ
dân phố.
- Nghị
quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nâng cao thu
nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
xác định thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hóa địa phương; phát triển du lịch
nông nghiệp, nông thôn; khai thác hiệu quả các hoạt động tại các thiết chế văn
hóa - thể thao ở cơ sở, từng bước xây dựng mỗi thôn, làng có một công viên, vườn
hoa, khu vui chơi cộng đồng,...
2.
Cơ sở pháp lý:
- Quyết định
số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lược phát triển văn hóa đến năm 2030: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa
thành thị và nông thôn.
-
Quyết định 318/QĐ-TTg và Quyết định 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
8/3/2022 về bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã NTM kiểu mẫu giai
đoạn 2021-2025;
- Quyết định 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025.
- Thông
tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn;
-
Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về mẫu tổ chức hoạt và tiêu chí của Trung
tâm Văn hóa xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí Nhà
Văn hóa - Khu thể thao thôn;
-
Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên môi trường về định
mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo,
cơ sở thể dục thể thao;
Phần
2
NỘI DUNG ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH “LÀNG VĂN HÓA
KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC”
1. Tên đề án: Đề án thí
điểm mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
(Khái niệm “làng” được hiểu bao gồm làng, thôn, bản,
tổ dân phố, khu phố, khối phố theo Thông tư số 09/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ về
hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ).
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Hình thành
các thiết chế văn hóa - thể thao, sinh hoạt cộng đồng của làng nhằm nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; cải thiện môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
- Bảo tồn, phát huy, làm sống dậy các
giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước.
- Thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ,
làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, khơi dậy
và phát huy tính tích cực, tự quản và sáng tạo của nhân dân, qua đó cải thiện thu nhập của người dân, góp phần
nâng cao đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
- Nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống
chính trị ở cơ sở trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh
tế, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau trong cộng đồng.
2.2.
Mục tiêu cụ thể: Từ năm 2023, mỗi
huyện, thành phố triển khai thí điểm tối đa 3 mô hình (riêng huyện Vĩnh Tường lựa
chọn 04 mô hình), không chọn 2 mô hình trên một xã được chọn thí điểm. Ưu tiên
lựa chọn các làng có quỹ đất phù hợp để có thể tích hợp được tất cả các hạng mục
đầu tư ở gần nhau và có lợi thế so sánh về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch,
văn hóa, làng nghề, môi trường sinh thái.
3. Hiệu quả đề án:
3.1. Đối tượng hưởng lợi từ Đề án: Là người dân trên địa bàn
tỉnh.
3.2. Hiệu quả về văn hóa, xã hội:
Hình thành các thiết chế
văn hóa - thể thao, sinh hoạt cộng đồng của làng nhằm nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần. Bảo tồn, phát huy, làm sống dậy các giá trị văn
hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước.
3.3. Hiệu quả về kinh tế: Góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, phát
triển du lịch trên địa bàn, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông
nghiệp sang dịch vụ du lịch trên địa bàn; Nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
3.4. Hiệu quả về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Nâng cao năng lực của bộ
máy hệ thống chính trị ở cơ sở trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân
phát triển kinh tế.
4. Đối
tượng thí điểm: Thôn, tổ dân
phố (gọi tắt là Làng) thuộc các
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
5.
Điều kiện thí điểm:
- Thôn có hệ
thống chính trị vững mạnh;
- Thôn có quỹ đất, có điều kiện tích hợp cả 3 hạng mục, đảm
bảo diện tích tối thiểu Nhà văn hóa thôn và sân bãi: Tối thiểu 800m2; Khu thể dục thể thao:
Tối thiểu 800m2; khu vườn dạo, cây xanh; tối thiểu 500m2.
- Thôn có lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, du lịch, làng nghề của
địa phương
6. Nội dung, quy mô các hoạt động
của Đề án:
6.1. Đầu tư xây dựng công trình
thiết chế văn hóa - thể thao:
a) Các hạng mục chủ yếu:
- Nhà văn hóa thôn và sân bãi: Tối
thiểu 800m2.
- Khu thể dục thể thao: Tối thiểu
800m2.
- Khu vườn dạo, vườn hoa, cây
xanh:Tối thiểu 500m2 (lấy theo tiêu chuẩn vườn hoa công cộng ở đô
thị).
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; kết hợp
linh hoạt, hợp lý các khu trưng bày, quảng bá, tập kết, mua sắm sản phẩm địa
phương tiêu biểu; gắn kết với các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của làng.
b) Các khu chức năng:
- Nhà văn hóa:
Ngoài chức năng theo quy định, kết hợp trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề
truyền thống, đồ lưu niệm..., của địa
phương. Đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp các
Nhà văn hóa hiện có. Diện tích xây dựng đáp ứng yêu cầu phục
vụ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
- Khu thể thao:
Đầu tư xây dựng mới, gồm sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân cầu
lông, khu thể dục thể thao ngoài trời khác, khu bãi đỗ xe…Trang
thiết bị, dụng cụ thể thao được đầu tư đồng bộ với công trình.
- Khu cảnh
quan, đường dạo, kết nối khu tín ngưỡng, tôn giáo (hiện
có): Đầu tư xây dựng mới. Phương án thiết kế phù hợp với
điều kiện thực tế tại vị trí dự kiến đầu tư xây dựng.
- Hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư đồng bộ.
6.2. Hỗ trợ người dân xây dựng
các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại tạo ra các sản phẩm tốt, đặc
trưng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân
dân:
- Thực hiện các hoạt động, giải
pháp để nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống chính trị ở
cơ sở trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách:
Quy định, quy chế, quy ước, hương ước nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế, việc làm tại chỗ, nâng
cao thu nhập của người dân ở những nơi làm thí điểm; cơ chế, chính sách để xây
dựng làng nghề, phương hướng đầu ra cho các sản phẩm; cơ chế, chính sách để hỗ
trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại tạo
ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương và có tính cạnh tranh trên thị
trường.
- Hỗ trợ các mô hình phát triển sản
xuất, dịch vụ, thương mại tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương để
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
7. Danh mục thực hiện thí điểm: (Có danh mục kèm theo, trên cơ sở
đề nghị của UBND các huyện, thành phố).
8. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục
tiêu cho các huyện, thành phố không quá 20 tỷ đồng/mô hình, trong đó: Không quá
15 tỷ đồng phục vụ đầu tư cơ sở vật chất; không quá 05 tỷ đồng để hỗ trợ theo
quy định để người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương
mại tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương. Phần tăng thêm (nếu có),
do ngân sách huyện, ngân sách xã cân đối và huy động nguồn xã hội hóa.
- Khuyến khích sự tham gia đóng
góp kinh phí, hiện vật, công lao động của người dân, cộng đồng xã hội.
9. Cơ chế thực hiện các dự án
xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao:
Trong giai đoạn đầu tư thí điểm, để
đảm bảo phù hợp với phân cấp đầu tư của tỉnh và hiệu quả dự án, giao UBND cấp
huyện là cấp quyết định đầu tư dự án, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình cấp huyện làm chủ đầu tư.
10. Nguồn vốn bảo trì, vận hành
thiết chế văn hóa - thể thao: Chủ yếu từ nguồn kinh
phí do người dân đóng góp. Nghiên cứu cơ chế sử dụng ngân sách tỉnh hỗ trợ để
thực hiện nhiệm vụ bảo trì, vận hành, duy trì trong 02 năm đầu.
Giao cho
các làng, thôn, tổ dân phố quản lý và sử dụng trên cơ sở thành lập Ban chủ nhiệm
hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí
xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếu có).
11. Tiến độ và thời gian thực
hiện:
- Phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư,
địa điểm, tổng mặt bằng xây dựng; cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch có liên
quan (nếu cần), bổ sung kế hoạch sử dụng đất: Trong tháng 1 năm 2023.
- Triển khai các thủ tục chuẩn bị
đầu tư, bổ sung vào kết hoạch trung hạn và khởi công các hạng mục đủ điều kiện
(ưu tiên các hạng mục do người dân đóng góp, thực hiện theo tổng mặt bằng được
chấp thuận): Trong Quý I, năm 2023.
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp
xã phường, thị trấn trong việc triển khai Đề án.
2. Tập trung cân đối, phân bổ vốn ngân sách
nhà nước để thực hiện Đề án. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự đóng
góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các đoàn thể nhân dân.
Phần 3
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I. Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt
Nam tỉnh chủ trì triển khai Hội thảo về vai trò của
Mặt trận Tổ quốc và hệ thống chính trị trong việc xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng mục tiêu, ý nghĩa của Đề án để người dân được biết,
bàn bạc, ủng hộ, hưởng ứng; vận động người dân tham gia xây dựng, đóng góp kinh
phí, hiện vật, công lao động để thực hiện Đề án; triển khai giám sát cộng đồng
theo quy định.
II. Trách nhiệm của các sở,
ngành; UBND các huyện, thành phố
1. Sở Xây dựng: Tham mưu về các chủ trương chính sách, mô hình, giải pháp, trình tự
thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ của Sở Xây dựng, đảm bảo để
đủ điều kiện triển khai thực hiện Đề án; xây dựng các thiết kế đảm bảo kiến
trúc văn hóa, diện tích, không gian phục vụ nhân dân.
Chủ trì tham mưu các vấn đề liên
quan đến quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, chấp thuận địa điểm, tổng mặt bằng
xây dựng, kiến trúc cảnh quan, thủ tục đầu tư xây dựng công trình, quy chế quản
lý kiến trúc Làng văn hóa kiểu mẫu.
Xây dựng Clip về mô hình Làng văn
hóa kiểu mẫu, phục vụ tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo phù hợp
vùng miền và văn hóa của từng địa phương, dân tộc.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu về các chủ trương chính sách, mô hình, giải pháp, trình tự
thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố rà soát, cập nhật quy hoạch sử dụng đất để đủ điều kiện triển khai thực
hiện Đề án.
Chủ trì tham mưu các vấn đề liên
quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường GPMB, bảo vệ môi trường.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Là đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh
triển khai thực hiện Đề án; tham mưu các cơ chế chính sách, mô hình, giải pháp,
cách làm, trình tự, thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Hướng dẫn hương ước, quy ước, định
hướng xây dựng quy chế hoạt động của Làng Văn hóa kiểu mẫu nâng cao đời sống
nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của
địa phương.
- Chủ trì phối hợp với các sở,
ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án thí điểm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu về các chủ trương chính sách, mô hình, giải pháp, trình tự
thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và đầu tư.
Chủ trì tham mưu, đề xuất các nội
dung về cân đối nguồn lực chi đầu tư phát triển; trình tự, thủ tục triển khai
các thủ tục đầu tư.
5. Sở Tài chính: Tham mưu về các chủ trương chính sách, mô hình, giải pháp, trình tự
thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính.
- Chủ trì tham mưu việc cân đối
kinh phí chi thường xuyên, triển khai các thủ tục giải ngân vốn, kinh phí bảo
trì các công trình xây dựng; các giải pháp hỗ trợ vốn cho người dân phát triển
kinh tế.
6. Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn: Tham mưu về các chủ trương chính sách,
mô hình, giải pháp, trình tự thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ
của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Chủ trì tham mưu các cơ chế,
chính sách về phát triển kinh tế, phát triển làng nghề, tổ chức lại sản xuất ở
các làng, thôn thực hiện thí điểm trong Đề án.
- Hướng dẫn UBND các huyện thành
phố xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ tập trung gắn với phát triển du lịch;
- Hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, xây dựng các vùng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, vừa nâng cao
năng suất, vừa phục vụ du lịch;
- Định hướng, hướng dẫn UBND các huyện,
thành phố xây dựng làng nghề của địa phương đảm bảo môi trường sinh thái gắn với
phát triển du lịch.
- Hướng dẫn giới thiệu các sản phẩm
OCOP tại Làng Văn hóa kiểu mẫu.
7. Sở Công thương: Tham mưu về các chủ trương chính sách, mô hình, giải pháp, trình tự
thủ tục để thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ của Sở Công thương.
Chủ trì tham mưu các vấn đề liên
quan đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đầu ra của sản
phẩm của người dân trong các làng, thôn, tổ dân phố thực hiện thí điểm trong Đề
án.
8. UBND các huyện, thành phố:
Chủ trì, tổ chức thực hiện các nội
dung của Đề án trên địa bàn huyện, thành phố; Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện
triển khai thực hiện đề án; Lựa chọn các thôn, tổ dân phố đảm bảo các điều kiện
thí điểm; Chỉ đạo thực hiện các thủ
tục về điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới, cập nhật kế hoạch sử dụng đất; Chỉ đạo
triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định; chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện Đề án.
9. Chế độ thông tin báo cáo: Định kỳ, hàng tuần, các đơn vị báo cáo kết quả triển khai thực hiện
Đề án theo nhiệm vụ được phân công (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo
quy định./.
DANH MỤC THÔN, TỔ DÂN PHỐ DỰ KIẾN
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH ‘LÀNG VĂN HÓA KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC’
(Kèm theo Quyết định số 2680/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
STT
|
Tên thôn
|
Lý do đề xuất đưa vào danh mục đầu tư
|
I.
|
Huyện Vĩnh Tường: 04
|
|
1
|
Thôn Đông, xã Phú Đa
|
Gắn với phát triển du lịch dịch
vụ, di tích quốc gia đền đá Phú Đa là di tích quốc gia độc đáo, còn giữ
nguyên kiến trúc gốc của di tích, có diện tích 10.000 m2.
|
2
|
Thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân
|
Gắn với làng nghề rèn truyền thống
|
3
|
Thôn Duy Bình, xã Vĩnh Ninh
|
Khu di tích Đền Ngự Dội, nằm
trong chuỗi quần thể di tích Đền Bắc Cung của Vĩnh Phúc, Đền Và - Đền Bắc
Cung (Sơn Tây); thờ Tản viên sơn thánh (một trong Tứ bất tử của Việt Nam); du
lịch vùng bãi Sông Hồng, trải nghiệm vùng chăn nuôi bò sữa
|
4
|
Thôn Hệ, xã Vĩnh Thịnh
|
Gắn Khu du lịch sinh thái resort
Vĩnh Thịnh; du lịch vùng bãi Sông Hồng; kết nối với Đình, chùa; vùng chăn
nuôi bò sữa; các CLB thể thao, văn nghệ
|
II.
|
Huyện Bình Xuyên: 03
|
|
1
|
TDP Vườn Sim, thị trấn Hương
Canh
|
Đầu tư mới Khu TDTT, Khu vườn dạo,
vườn hoa cây xanh gắn với phát triển du lịch, lễ hội kéo song Hương Canh được
UNESCO ghi danh; du lịch trải nghiệm làng nghề Gốm; Đặc sản Bánh Hòn, Vó cần
|
2
|
TDP Tam Quang, thị trấn Gia Khánh
|
Chùa Bung; trải nghiệm trồng rau
tiêu chuẩn VietGAP, trồng rau hữu cơ, trang trại chăn nuôi. Diện tích dự kiến
1,2ha. Có các CLB Bóng chuyền hơi, văn nghệ, thể thao hoạt động thường xuyên
có hiệu quả,
|
3
|
Thôn Chợ Nội, xã Tam Hợp
|
Các công trình văn hóa, thể thao
sinh hoạt tín ngưỡng chung như: Chùa phổ Quang, Miếu Tam Thánh, Đình Nội Phật
|
III.
|
TP Phúc Yên: 03
|
|
1
|
Thôn Lập Đinh, Xã Ngọc Thanh
|
Đình Lập Đinh là di tích được xếp
hạng cấp tỉnh, toàn bộ diện tích của đình 2.700m2, được khoanh vùng bảo vệ
theo Luật Di sản văn hóa; Du lịch Hang Dơi; sinh thái rừng; du lịch
homesstay; Chiến khu Ngọc Thanh
|
2
|
TDP Kim Xuyên, phường Tiền Châu
|
Gắn với du lịch tâm linh đình Đạm
Xuyên- di tích lịch sử cấp quốc gia; diện tích quần thể 7.450 m2
|
3
|
Thôn Hiển Lễ, Xã Cao Minh
|
Cụm Đình, Chùa Hiển Lễ
|
IV.
|
H.Tam Đảo: 03
|
|
1
|
Thôn Đồng Cà, xã Bồ Lý
|
CLB hát Sọong cô; Mô hình
homestay văn hóa người dân tộc Sán Dìu chiếm 89% dân số của Thôn
|
2
|
Thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù
|
CLB hát Sọong cô; Mô hình homestay
văn hóa người dân tộc Sán Dìu chiếm 50% dân số của Thôn
|
3
|
Thôn Minh Hồng, xã Minh Quang
|
Du lịch sinh thái Hồ Xạ Hương;
bơi thuyền, câu cá.
|
V.
|
H. Sông Lô: 03
|
|
1
|
Thôn Đồng Dong, xã Quang Yên
|
Gắn với phát triển du lịch dịch
vụ, lễ hội xuống đồng, lễ hội chọi dê; khôi phục lễ hội chọi dê.
|
2
|
Thôn Hòa Bình, xã Hải Lựu
|
Nghề chế tác đá; Lễ hội Chọi
trâu
|
3
|
Thôn Khoái Trung, xã Đức Bác
|
Du lịch bãi sông; hát Trống
Quân; Là nơi có làng nghề trồng hoa cây cảnh gắn liền với di sản văn hóa phi vật
thể hát trống quân Đức Bác.
|
VI.
|
Huyện Yên Lạc: 03
|
|
1
|
Làng Thụ Ích, xã Liên Châu
|
Liên kết với cụm Đình - Chùa Thụ
Ích được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Làng có mô hình nuôi cá
thâm canh kỹ thuật cao với diện tích trên 20ha, cho thu nhập mỗi năm đạt 10 tỷ
đồng. Có khu chăn nuôi tập trung với các trang trại lợn, gà công nghệ cao. Mô
hình rau sạch với diện tích 4ha; Mô hình trồng bưởi diễn diện tích 5ha cho
thu nhập 400 triệu đồng/ha.
|
2
|
Thôn Man Để, xã Tam Hồng
|
Kết nối Đền Thính - di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia và Quảng trường huyện Yên Lạc.
|
3
|
Thôn Chi Chỉ, xã Đồng Cương
|
Tiếp giáp với chùa Khánh Hưng. Đồng
thời nằm gần Đình Chi Chỉ - di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. UBND xã Đồng
Cương đã cải tạo hồ điều hoà, cây xanh ngay cạnh Đình Chi Chỉ với diện tích
7.000 m2; Thôn có 3 câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ; 04 câu lạc bộ thể thao hoạt
động thường xuyên. Xã đã cơ bản hoàn thành tiêu chí NTM nâng cao.
|
VII.
|
H.Tam Dương: 03
|
|
1
|
Thôn Chiến Thắng, Xã Đồng Tĩnh
|
Đình, Chùa, Đền
thuộc di tích LSVH cấp tỉnh xếp hạng năm 1990. Ở đây có lễ hội đặc sắc (Đúc Bụt)
được tổ chức hàng năm vào 8 tháng giêng Âm lịch. Kết hợp thương hiệu gạo Long
Trì
|
2
|
Thôn Chằm, Xã Hoàng Đan
|
Di tích LSVH cấp
tỉnh: Đình Đan Trì, Chùa Đan trì (được xếp hạng năm 1995). Lễ hội Chạy Cày,
các CLB Tuồng cổ; phát triển du lịch tâm linh, lễ hội.
|
3
|
Thôn Viên Du Hòa, xã Thanh Vân
|
Phát triển
thương mại, dịch vụ, tâm linh
|
VIII.
|
H. Lập Thạch: 03
|
|
1
|
Thôn Nam, xã Vân Trục
|
Du lịch hồ Vân
Trục; thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức; vùng thanh long ruột đỏ và Nhà lưu niệm
thành lập lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc; đặc sản Cá thính
|
2
|
Thôn Tân Tiến, xã Triệu Đề
|
Gắn với làng nghề
hoa cây cảnh, các sản phẩm ocop của địa phương
|
3
|
Thôn Quảng Cư, xã Quang Sơn
|
Gắn với làng
văn hóa dân tộc Sán Dìu, văn hóa hát Soọng cô, khu di tích Thanh niên xung
phong
|
IX.
|
TP Vĩnh Yên: 03
|
|
1
|
Làng Nọi, xã Định Trung
|
Gắn với vùng sản
xuất nông nghiệp hợp tác xã rau hữu cơ
|
2
|
Tuyến phố đi bộ ẩm thực đường Trần
Quốc Tuấn, phường Ngô Quyền
|
Gắn với phát
triển du lịch dịch vụ, ẩm thực
|
3
|
Tuyến phố đi bộ đường Hai Bà
Trưng- phường Khai Quang
|
Gắn với Nhà hát,
Quảng trường tỉnh phát triển du lịch dịch vụ, ẩm thực
|
|
Tổng số: 28 thôn, TDP
|
|