ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2464/2015/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 02 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH, CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA, MẢNG XANH CÔNG CỘNG
ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010
của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày
20/12/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009
về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây
dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
58/TTr-SXD ngày 25/8/2015 và Công văn số 2166/SXD-QLHTKTĐT ngày 14/10/2015; Báo
cáo thẩm định số 25/BCTĐ-STP ngày 31/7/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hệ thống
cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố
Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các Sở,
Ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các phường, thị trấn trên địa bàn thành phố và các tổ chức, cá nhân
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- VPCP;
- Các Bộ: Xây dựng, Tư Pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - BTP;
- TT TU, TT HĐND TP;
- Đoàn ĐBQHTP HP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- Các PCVP UBND TP;
- Báo Hải Phòng, Đài PTTHHP, Cổng TTĐT TP;
- Công báo thành phố;
- Các CV UBND TP;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|
QUY ĐỊNH
QUẢN
LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH, CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA, MẢNG XANH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2464/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý hệ thống cây
xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
(sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến quản lý hệ thống cây xanh,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải
Phòng phải tuân thủ Quy định này và các quy định của pháp luật khác có liên
quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ, khái niệm được giải
thích theo Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP ; ngoài ra, một số từ ngữ, khái niệm
khác được hiểu như sau:
1. Quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn
hoa, mảng xanh công cộng đô thị bao gồm quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm
cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị nói chung, cây xanh trong
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị nói riêng; đầu tư xây dựng, tổ
chức và khai thác hoạt động của các công viên, vườn hoa phù hợp với tính chất,
chức năng được quy định.
2. Công viên đô thị là khu cây xanh được trồng
tập trung trên khu vực có diện tích từ 3 ha trở lên với mục đích phục vụ công cộng,
là nơi sinh hoạt ngoài trời, nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, tập luyện
thể dục thể thao, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội đáp ứng nhu cầu của
nhân dân trong khu vực đô thị. Ngoài cây xanh, công viên được xây dựng các công
trình kiến trúc và công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Trong công viên có thể
nuôi dưỡng, trưng bày một số loại động vật. Phạm vi quản lý một công viên bao gồm
diện tích bên trong công viên mà ranh giới được xác định bởi hàng rào, dải cây
xanh hoặc các yếu tố cụ thể khác của công viên đó.
3. Vườn hoa đô thị là một hình thức công
viên đô thị nhỏ, diện tích dưới 3 ha và hạn chế về nội dung sử dụng.
4. Mảng xanh công cộng đô thị là phần diện
tích trên mặt đất, trên tầng cao hoặc theo không gian đứng của các khu vực,
công trình xây dựng thuộc sở hữu công cộng (nhà, cầu, đường...) trong đô thị được
che phủ bằng các loại cây bụi, hoa, cỏ, dây leo và các loại cây trang trí khác.
5. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị là đơn vị có đủ năng lực,
kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công viên cây xanh đô thị, được lựa chọn
theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng quy định tại Nghị định số
130/2013/NĐ-CP .
Điều 3. Nguyên tắc quản lý hệ
thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị
Nguyên tắc quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn
hoa, mảng xanh công cộng đô thị được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định
64/2010/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Toàn bộ hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa,
mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố được xác định là một bộ phận
của hạ tầng đô thị, được Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm giữ gìn, phát triển
nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường sống và mỹ quan đô thị.
2. Các hành vi bị cấm đối với hệ thống cây xanh,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị phải được phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải
phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan không gian kiến trúc đô thị,
đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường
đô thị, không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng dưới mặt đất
cũng như trên không.
4. Khi thực hiện xây dựng, cải
tạo các công trình trên vỉa hè, trên dải phân cách, đảo giao thông; tiến hành mở
đường hoặc vỉa hè, hạ hè, cắt xén dải phân cách để đấu nối giao thông có liên
quan đến hệ thống cây xanh đô thị phải có phương án tối ưu hạn chế việc chặt hạ,
dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh.
Điều 4. Phân cấp quản lý hệ thống
cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị
1. Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Xây dựng:
a) Tổ chức quản lý hệ thống cây xanh sử dụng công cộng,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị thuộc phạm vi hành chính các quận
trên địa bàn thành phố, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Tổ chức quản lý các khu vực cây xanh sử dụng
công cộng, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị khác trên địa bàn
thành phố theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức quản lý hệ thống
cây xanh sử dụng công cộng, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị
trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ các trường hợp quy định
tại Điểm b Khoản 1 Điều này).
3. Ủy ban nhân dân các quận tổ chức quản lý hệ thống
cây xanh sử dụng công cộng, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị
trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý theo sự phân công của Ủy ban
nhân dân thành phố (trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này).
Chương II
QUẢN LÝ CÔNG VIÊN, VƯỜN
HOA, MẢNG XANH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ
Điều 5. Quản lý chung đối với công
viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng
1. Cây xanh phải được chăm sóc, cắt tỉa và xử lý
sâu bệnh thường xuyên theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo khối lượng, chất lượng
và mỹ thuật. Việc trồng mới, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải phù hợp với quy
hoạch được duyệt.
2. Duy trì công trình kiến trúc, tượng đài, công
trình hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng. Bảo trì, sửa chữa thường xuyên
và kịp thời các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật hư hỏng xuống cấp.
3. Duy trì hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo theo quy
định. Nạo vét hệ thống thoát nước, thu dọn rác thải trong khuôn viên đảm bảo vệ
sinh môi trường.
4. Việc xây dựng mới, cải tạo,
nâng cấp công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị phải phù hợp với quy
hoạch được duyệt và thực hiện theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện
hành.
Điều 6. Quản lý các hoạt động
văn hóa, xã hội, dịch vụ thương mại, quảng cáo trong công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị
1. Các hoạt động văn hóa có tổ chức mang ý nghĩa
chính trị, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân được
khuyến khích thực hiện trong công viên, vườn hoa đô thị. Việc tổ chức các hoạt
động này phải hạn chế đến mức thấp nhất gây ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh và
các hoạt động phục vụ công cộng thường ngày của công viên, vườn hoa đô thị.
2. Tất cả các hoạt động được tổ chức trên mặt bằng
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị phải thực hiện theo hợp đồng đấu
thầu hoặc đặt hàng của cơ quan quản lý công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng
theo phân cấp với đơn vị thực hiện dịch vụ về công viên, vườn hoa, mảng xanh
công cộng đô thị và các quy định của pháp luật có liên quan. Trước khi tiến
hành triển khai các hoạt động trên, phải làm rõ về thời gian, địa điểm tổ chức;
nội dung chương trình; hình thức tổ chức; hình thức quảng cáo, quảng bá, tài trợ
kết hợp trong nội dung hoạt động chính (nếu có).
3. Việc thực hiện quảng cáo trong công viên, vườn
hoa, mảng xanh công cộng đô thị phải thực hiện theo quy hoạch quảng cáo của cấp
thẩm quyền phê duyệt và các quy định về hoạt động quảng cáo của Nhà nước. Trường
hợp quảng cáo trong mảng xanh công cộng đô thị thuộc phạm vi đất giao thông thì
phải tuân thủ theo các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ. Việc lắp đặt các bảng, biển, pa-nô, băng-rôn và các hình thức quảng
cáo khác không được làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, cản trở tầm nhìn và lối
đi lại.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động trong
công viên, vườn hoa đô thị phải nộp các khoản chi phí sử dụng mặt bằng công
viên, vườn hoa đô thị cho Nhà nước, trừ các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính
trị, xã hội do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức.
5. Các hoạt động mang tính hội chợ, kinh doanh, quảng
cáo không phù hợp với chức năng của công viên, vườn hoa đô thị thì không được tổ
chức.
6. Các công viên, vườn hoa đô thị ở vị trí có tính
chất quan trọng tại khu vực dải trung tâm thành phố, ngoài chức năng chính là
nơi sinh hoạt vui chơi của nhân dân thì chỉ được tổ chức các hoạt động triển
lãm, hoạt động nhiệm vụ chính trị, tổ chức sự kiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân thành phố.
7. Các nội dung liên quan đến việc tổ chức hoạt động
văn hóa, xã hội, kinh doanh thương mại, quảng cáo trong công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị và việc thu các khoản chi phí sử dụng mặt bằng được quy định
cụ thể trong nội quy tổ chức các hoạt động cho từng công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị.
Chương III
QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY
XANH ĐÔ THỊ
Mục 1. QUẢN LÝ CHUNG
Điều 7. Quy hoạch cây xanh đô
thị
1. Quy hoạch cây xanh đô thị được thực hiện theo
quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP , Tiêu chuẩn Quốc
gia TCVN 8270:2009 , Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 và Quy định này.
2. Nội dung quy hoạch cây xanh trong quy hoạch các
khu đô thị; khu nhà ở; khu xây dựng các công trình dịch vụ đô thị như giáo dục,
y tế, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch; khu vực xây dựng các công trình tôn
giáo, tín ngưỡng; khu cây xanh công viên, vườn hoa; khu cây xanh chuyên dụng
như vườn ươm, cây xanh nghiên cứu, cây xanh cách ly được nghiên cứu theo hướng
giữ lại toàn bộ hoặc phần lớn quần thể cây xanh hiện trạng trong trường hợp quần
thể cây xanh này có giá trị cao về mặt cảnh quan, phù hợp với tính chất, chức
năng và yêu cầu sử dụng của khu vực quy hoạch.
Điều 8. Thiết kế, thi công trồng
cây xanh sử dụng công cộng đô thị
1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế;
công tác thi công, giám sát chất lượng, nghiệm thu hoàn thành, nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng đối với công trình trồng mới, cải tạo cây xanh sử dụng
công cộng đô thị phải tuân thủ theo Quy định này, các quy định về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, kích
thước theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt và phải được chăm sóc, bảo vệ cho đến
khi bàn giao cho đơn vị quản lý theo quy định.
3. Việc trồng mới cây xanh (đặc biệt là cây xanh
trên đường phố) phải được tổ chức thi công đồng bộ với việc xây dựng các công
trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
4. Thi công trồng mới, cải tạo thảm hoa, thảm cỏ phải
đồng thời thi công hệ thống tưới nước.
Điều 9. Bàn giao công trình trồng
cây xanh sử dụng công cộng đô thị
Cây xanh sau khi trồng xong, hết thời gian chăm
sóc, bảo dưỡng ban đầu thì chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án có trách nhiệm tổ
chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng; đồng thời tiến hành bàn
giao công trình cho đơn vị quản lý để tiếp tục quản lý, chăm sóc và duy trì cây
xanh theo quy định tại Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Điều 10. Bảo hành công trình
trồng cây xanh sử dụng công cộng đô thị
1. Thời gian bảo hành đối với công trình, hạng mục
công trình trồng cây xanh được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công trình,
hạng mục công trình đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với cây xanh bóng mát
thuộc công trình, hạng mục công trình công viên cây xanh cấp đặc biệt và cấp I.
b) Không ít hơn 12 tháng đối với cây xanh bóng mát
thuộc công trình, hạng mục công trình công viên cây xanh cấp còn lại.
c) Thời gian bảo hành đối với các công trình, hạng
mục công trình trồng cây xanh còn lại được xác định theo hợp đồng trồng cây
xanh nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất hoặc
cung ứng cây xanh.
2. Công việc thực hiện trong thời gian bảo hành là:
Trồng thay thế những cây xanh bị sâu bệnh, hư hại; cây còi cọc, kém phát triển;
cây chết khô.
Điều 11. Hồ sơ quản lý cây
xanh đô thị, cây xanh trong các công viên, vườn hoa và mảng xanh công cộng
1. Đối với cây xanh sử dụng công cộng đô thị:
a) Phải tiến hành lập thống kê về số lượng, chất lượng,
đánh số cây, lập hồ sơ cho từng tuyến phố và các khu vực công cộng khác.
b) Hàng năm, phải tiến hành rà soát, lập báo cáo về
hiện trạng cây xanh (số lượng, chất lượng, chủng loại, phân loại cây, diện tích
cây xanh đường phố và các khu vực công cộng khác, diện tích cây xanh đường phố
bình quân đầu người), số lượng và kích thước cây trồng mới, cây chặt hạ.
2. Đối với cây xanh được bảo tồn: Thực hiện theo
quy định tại Điều 17 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP , đồng thời phải phân loại theo
tiêu chí bảo tồn, lập hồ sơ cho từng cây cần được bảo tồn và lập danh mục các
cây cần được bảo tồn để phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn, đảm bảo về mỹ
thuật, an toàn, khi chăm sóc.
3. Đối với cây xanh nguy hiểm: Xác định cây nguy hiểm
để lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch thay thế kịp thời.
4. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô
thị, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng chịu trách nhiệm tiến hành các nội
dung công việc quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này, lập hồ sơ
báo cáo Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện trong phạm vi quản lý được
phân cấp theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
5. Hồ sơ cây xanh được, cập nhật vào phần mềm quản
lý cây xanh và lưu trữ theo quy định.
Điều 12. Các nguồn lợi thu được
từ cây xanh đô thị
1. Các nguồn lợi (như hoa, quả,
củi, gỗ...) thu được từ cây xanh đô thị trồng trên đường phố, công viên, vườn
hoa và các khu vực công cộng khác được thực hiện theo Luật Ngân sách và các quy
định pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp cây xanh thuộc sở
hữu nhà nước nhưng nằm trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị (trụ sở hành chính,
trường học, bệnh viện...) thì các cơ quan, đơn vị này được hưởng các nguồn lợi
từ hoa, quả, củi cành; riêng gỗ của cây xanh được đơn vị thực hiện dịch vụ về
quản lý cây xanh quản lý theo Luật Ngân sách và các quy định pháp luật khác có
liên quan.
3. Cây xanh trong khuôn viên đất tư nhân khi cắt tỉa
hoặc chặt hạ thì tư nhân được hưởng toàn bộ hoa quả, củi, gỗ; trường hợp là cây
được bảo tồn thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Xã hội hóa phát triển
cây xanh đô thị
1. Thành phố khuyến khích trồng cây xanh sử dụng
công cộng trên đất trồng chưa sử dụng (do chính quyền địa phương quản lý); hành
lang an toàn giao thông; các vùng cách ly vệ sinh, an toàn công trình xử lý
rác, công trình mai táng, nghĩa trang, kênh, mương thoát nước theo hồ sơ thiết
kế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thành phố khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ
trợ giống cây xanh bóng mát theo Danh mục cây trồng quy định tại Phụ lục IV của
Quy định này, phân bón, đất màu, thuốc trừ sâu và các nguyên vật liệu liên quan
để trồng trong các trường học, bệnh viện, khu dân cư, trụ sở cơ quan nhà nước
và tổ chức chính trị xã hội khác; các tổ chức, đại diện khu dân cư được hỗ trợ
tổ chức tự trồng, chăm sóc, bảo vệ cây theo quy định.
Mục 2. TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ
CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 14. Quy định chung về
công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Công tác trồng cây xanh đô
thị
a) Trồng mới cây xanh theo quy hoạch và dự án được
phê duyệt
b) Trồng thay thế cây xanh già cỗi, mục ruỗng, cây
bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây chết khô, cây có nguy cơ ngã đổ,
cây còi cọc, kém phát triển.
2. Phân loại cây xanh bóng mát đô thị
Theo quy định tại Phụ lục I Quy định này.
3. Yêu cầu chung về trồng cây xanh đô thị
a) Phù hợp với quy hoạch được duyệt và các quy định
trong Quy định này về chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật cây trồng và tổ chức
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
b) Phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều
kiện khí hậu và thổ nhưỡng; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia
giao thông; đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, vệ sinh môi trường, phòng cháy và
chữa cháy, mỹ quan đô thị.
c) Không làm hư hỏng, ảnh hưởng đến các công trình
lắp đặt ngầm, trên mặt đất cũng như trên không (giao thông, cấp nước, thoát nước,
vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc
và các công trình khác).
d) Cây xanh mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ
thân chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây phát triển tốt; quá trình sinh trưởng tiếp
theo, cây xanh phải được theo dõi, kiểm tra định kỳ để có biện pháp chăm sóc, bảo
vệ và xử lý kịp thời các tác động tới sự phát triển của cây.
4. Yêu cầu đối với cây xanh đô
thị được trồng
a) Không tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn
trùng có hại làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường; không có hoa quả gây mùi khó chịu
và độc hại; không có gai sắc nhọn, dễ gãy, đổ gây nguy hiểm cho người, phương
tiện và các công trình xây dựng.
b) Cây xanh trồng trên đường phố, trong công viên,
vườn hoa và tại các khu vực công cộng khác ngoài việc đảm bảo các quy định tại
Điểm a Khoản này còn phải nằm trong Danh mục cây trồng quy định tại Phụ lục IV
Quy định này, phải đáp ứng các yêu cầu như cây chịu được gió bão và các thời tiết
khắc nghiệt khác; cây có tán cân đối, thân thẳng, phân cành cao, không sâu bệnh;
cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi; cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo mùa,
ưu tiên cây có lá xanh quanh năm và ít rụng trơ cành.
5. Chăm sóc cây xanh đô thị
a) Cây xanh đô thị phải được kiểm tra định kỳ và áp
dụng các giải pháp kỹ thuật phù hợp để tăng tuổi thọ của cây, đảm bảo an toàn
và mỹ quan đô thị.
b) Quá trình chăm sóc cây xanh đô thị, khi phát hiện
các cây xanh nguy hiểm thì phải xác định mức độ nguy hiểm có thể tác động tới
người, phương tiện và công trình xây dựng, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục
hoặc lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển cây. Đối với các cây xanh đã đến tuổi
già cỗi không đảm bảo an toàn, mục đích sử dụng phải lập kế hoạch từng bước đốn
hạ và thay thế dần. Cây thay thế, trồng mới phải có hình dáng, đường kính, chiều
cao phù hợp với không gian, cảnh quan khu vực.
6. Bảo vệ cây xanh đô thị
a) Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm
tra thường xuyên.
b) Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ cây
xanh đô thị; phát hiện, ngăn chặn và thông báo kịp thời cho các cơ quan theo
phân cấp quản lý hệ thống cây xanh đô thị đối với các hiện tượng mất an toàn của
cây hoặc các hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô
thị.
c) Các cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp
có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo kiểm tra, xử lý những tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm
có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
d) Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô
thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng
với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp; phòng chống cây gãy, đổ và
khắc phục kịp thời.
7. Chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị
Cây xanh đô thị chỉ được chặt hạ, dịch chuyển khi đảm
bảo điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP. Trong
đó, cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo
quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP gồm cây xanh thuộc
phạm vi ranh giới khu đất xây dựng công trình của dự án và cây xanh tại các vị
trí lân cận khu đất nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến công trình.
Điều 15. Trồng cây xanh đô thị
1. Cây xanh trồng theo dải trên vỉa hè, trên dải
phân cách hoặc trên dải đất dành riêng ở hai bên đường phố:
a) Trong phạm vi dải trồng cây thường kết hợp để bố
trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như cột điện, trạm biến áp nhỏ, hệ thống biển
báo, đèn tín hiệu, công trình ngầm...
b) Chiều rộng tối thiểu của dải trồng cây theo quy
định tại Phụ lục II của Quy định này.
c) Khoảng cách tối thiểu từ dải cây xanh đến các
công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục III của Quy định này.
d) Tuân thủ các quy định tại Khoản 2 (trừ Điểm g),
Khoản 3 Điều này.
2. Cây xanh bóng mát trồng riêng lẻ theo từng ô
(không tạo thành dải) trên vỉa hè
a) Không trồng quá nhiều loài cây xanh trên một tuyến
đường, phố: Các tuyến có chiều dài dưới 2 km chỉ trồng tối đa 2 loài cây; tuyến
dài trên 2 km có thể trồng từ 1 đến 3 loài cây hoặc tùy theo từng cung, đoạn đường.
Ngoài ra, tại những khu vực công trình có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan
đô thị (không phải là nhà ở tư nhân) thì có thể xem xét cho phép trồng loài cây
khác, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về cây trồng được quy định tại Quy định
này.
b) Trồng cây xanh không làm khuất tầm nhìn của người
tham gia giao thông, biển báo hiệu giao thông, cụm đèn tín hiệu giao thông, điện
chiếu sáng.
c) Các tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3 m đến 5 m, có
thể chọn trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định tại Phụ lục I của Quy định
này.
d) Các tuyến đường có vỉa hè rộng trên 5 m, có thể
chọn trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định tại Phụ lục I của Quy định
này.
đ) Đối với những tuyến đường có vỉa hè rộng dưới 3
m hoặc đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng
những cây xanh hiện có, đặc biệt là những loài cây quý hiếm, lâu năm. Tùy điều
kiện cụ thể có thể giảm bớt cây xanh, chỉ trồng tại những vị trí thưa công trình,
ít vướng và không gây hư hại các công trình sẵn có, nên trồng các loài cây có
chiều cao vút ngọn trưởng thành không quá 10 m hoặc trồng cây dây leo theo trụ,
đặt chậu cây trên các giàn, khung có kết cấu vững chắc tại những vị trí phù hợp.
e) Tùy theo loại cây, khoảng cách giữa hai cây trồng
trên vỉa hè theo quy định tại Phụ lục I của Quy định này hoặc theo từng vị trí
cụ thể xác định trong quy hoạch được duyệt của khu vực, tuyến đường phố. Vị trí
trồng cây bố trí theo đường ranh giới giữa hai căn hộ của dãy nhà ở liên kế,
tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện căn hộ đối với những đường phố có
chiều rộng vỉa hè dưới 5 m.
g) Khoảng cách tối thiểu tính từ tâm gốc cây trồng
đến mép ngoài họng cứu hỏa là 2 m; đến mép ngoài tuynen kỹ thuật, mương, rãnh, đường
ống và miệng hố ga thoát nước, đường ống cấp nước, đường cáp ngầm (không bao gồm
cáp điện), cột đèn chiếu sáng là 1 m; đến điểm lề đường giao nhau gần nhất của
các góc phố 5 m và không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
h) Khoảng cách tối thiểu tính từ tâm gốc cây trồng
đến mép ngoài bó vỉa hè theo quy định tại Phụ lục I của Quy định này.
i) Cây xanh được trồng trong và ngoài hành lang bảo
vệ an toàn đường đây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm, trạm điện phải đảm
bảo theo quy định của pháp luật về điện lực.
k) Cây xanh được trồng trên vỉa hè của các đường
dành cho xe chữa cháy đối với nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ của
các cơ sở công nghiệp phải tuân thủ theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2010/BXD.
3. Cây xanh trồng riêng lẻ theo từng ô (không tạo
thành dải) trên dải phân cách
a) Dải phân cách có bề rộng dưới 2 m, chỉ trồng cỏ
và các loài cây cảnh, cây bụi cỏ chiều cao được khống chế không quá 1 m tính từ
cao độ mặt bó vỉa của dải phân cách.
b) Dải phân cách có bề rộng từ 2 m trở lên, có thể
trồng các loài cây xanh bóng mát thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá
không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Khi trồng cỏ và các loài cây cảnh,
cây bụi phải đảm bảo chiều cao được khống chế không quá 1,3 m tính từ cao độ mặt
bó vỉa của dải phân cách.
c) Cây xanh được trồng phải cách điểm đầu của dải
phân cách, đoạn qua lại giữa hai dải phân cách tối thiểu 5 m để đảm bảo an toàn
giao thông.
d) Cây xanh phải thường xuyên được cắt tỉa cành, lá
để đảm bảo an toàn giao thông.
4. Tại các đảo giao thông, có thể trồng cỏ, hoa và
các loài cây cảnh, cây bụi, tạo thành mảng xanh, tăng vẻ mỹ quan đô thị. Việc bố
trí các loài cây xanh phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
5. Có thể trồng cây dây leo tại các mố, trụ, thành
cầu và trên tường rào, bề mặt hoặc mái các công trình, nhà (đặc biệt là các
công trình công cộng) để tạo thềm mảng xanh trên đường phố và công trình.
6. Cây xanh trồng trong các công viên, vườn hoa
a) Phù hợp với quy hoạch và thiết kế được duyệt.
b) Trồng nhiều loài, bố trí nhiều tầng cao thấp, phối
hợp với mặt nước, công trình và không gian cảnh quan xung quanh.
c) Khoảng cách tối thiểu tính từ tâm gốc cây thân gỗ
được trồng đến tường nhà và công trình là 2 m; đến chỉ giới ngoài cùng theo quy
định của đường tàu điện là 3 m; đến mép vỉa hè và đường (khi không có vỉa hè)
là 1,5 m; đến các đường ống ngầm là 1 m; đến đường dây dẫn điện trên không, đường
cáp điện ngầm, trạm điện theo quy định.
d) Thực hiện theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều
này.
7. Tiêu chuẩn cây trồng, cách thức trồng cây xanh
bóng mát
a) Cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo:
- Cây xanh tốt, thân thẳng, tán cân đối, không cụt
ngọn chính, còn nguyên rễ cọc (rễ cái, rễ trụ), không sâu bệnh, nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng.
- Chiều cao tối thiểu đạt 2 m và đường kính thân tại
chiều cao 1,3 m của cây tối thiểu đạt 6 cm đối với cây tiểu mộc; chiều cao tối
thiểu đạt 3 m và đường kính thân tại chiều cao 1,3 m của cây tối thiểu đạt 8 cm
đối với cây trung mộc; chiều cao tối thiểu đạt 3 m và đường kính thân tại chiều
cao 1,3 m của cây tối thiểu đạt 10 cm đối với cây đại mộc.
- Bầu rễ không bị vỡ, kích thước bầu rễ tối thiểu
40 cm x 40 cm x 40 cm.
b) Công tác trồng cây phải tuân thủ đúng quy trình
kỹ thuật; khi trồng cây phải cất đây buộc bầu rễ, phải loại bỏ tất cả rác bẩn,
phế liệu xây dựng, bê tông, nhựa đường, cát, đá ra khỏi hố trồng cây trước khi
trồng.
c) Cây mới trồng phải được chống giữ thân cây chắc
chắn, ngay thẳng đảm bảo phát triển đạt yêu cầu. Cọc chống cây phải đảm bảo:
- Tùy vào loại cây và các yêu cầu kỹ thuật khác, chất
liệu cọc có thể bằng tre, gỗ hoặc thép; chiều cao tối thiểu 1,5 m; đường kính tối
thiểu 6 cm.
- Số lượng tối thiểu là 3 cọc cho 1 cây khi trồng
trong công viên, vườn hoa, dải phân cách; số lượng tối thiểu là 4 cọc cho 1 cây
khi trồng trên vỉa hè.
- Trường hợp có sử dụng các thanh giằng ngang: Các
thanh giằng phải cùng chất liệu với cọc chống; dài tối thiểu 0,5 m, đường kính
tối thiểu 3 cm; liên kết với cọc chống bằng đinh, dây nilon hoặc hàn đảm bảo chắc
chắn và mỹ quan đô thị.
d) Ô đất trồng cây xanh
- Kích thước ô đất trồng cây hình vuông tối thiểu
1,2 m x 1,2 m hoặc hình tròn đường kính tối thiểu 1,2 m; kích thước tương ứng tối
đa không quá 1,5 m. Ô đất trồng cây xanh trồng trên vỉa hè phải được lắp đặt,
xây dựng bó vỉa.
- Kích thước, kiểu dáng, kết cấu của ô đất trồng
cây và phần bó vỉa được sử dụng thống nhất trên cùng một tuyến phố, trên từng
cung hay đoạn đường; phù hợp với độ rộng, bằng phẳng của vỉa hè; đảm bảo an
toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người tàn tật; thuận tiện cho việc chăm
sóc cây và đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Trong điều kiện cho phép, ô trồng cây có thể đúc
bằng bê tông xi măng với kích thước tối thiểu 1,2 m x 1,2 m x 1,2 m, tối đa
không quá 1,5 m x 1,5 m x 1,5 m để hạn chế rễ cây phát triển trên mặt đất và
sang ngang làm hư hỏng các công trình trong khu vực.
- Tận dụng các ô đất trồng cây xanh bóng mát để bố
trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để
tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
8. Trường hợp trồng cây xanh bóng mát thay thế vào
các ô đất sẵn có (sau khi chặt hạ, dịch chuyển cây cũ), thì có thể xem xét cho
phép giữ nguyên khoảng cách hiện trạng với các cây xanh xung quanh, nhưng vẫn
phải đảm bảo về trồng cây xanh đô thị theo Quy định này.
Điều 16. Chăm sóc, bảo vệ cây
xanh đô thị
1. Chăm sóc, bảo vệ để duy trì thường xuyên cây
xanh bóng mát
a) Tưới nước, bón phân, kiểm tra xử lý cây sâu bệnh,
vệ sinh hố hồng cây và phá vỡ lớp đất mặt để nước dễ thấm vào đất.
b) Chống sửa cây nghiêng, tạo dáng cho cây; tẩy chồi
thân, cắt mé tỉa cành nhánh, lấy cành khô, gỡ phụ sinh; làm quang, làm mỏng,
nâng cao vòm lá và khống chế chiều cao cây để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
c) Quét vôi gốc cây; chặt hạ cây già cỗi, mục rỗng,
sâu bệnh, cây chết khô, cây có nguy cơ gãy đổ; giải tỏa cây gãy đổ, cành cây
gãy và vận chuyển rác cây xanh đến nơi quy định.
d) Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, bảo vệ cây
xanh; kiểm tra phát hiện cây trồng không phù hợp với quy hoạch hoặc thiết kế được
duyệt, cây không đạt yêu cầu thẩm mỹ, cây có độc tố gây nguy hiểm hoặc có hoa
quả tiết ra mùi gây khó chịu cho con người, cây hư hại, mục rỗng, có nguy cơ
gãy đổ, gây ảnh hưởng đối với an toàn cho người và công trình trong khu vực, an
toàn điện, an toàn giao thông để có biện pháp xử lý kịp thời.
đ) Cập nhật hiện trạng cây xanh bóng mát các loại
và lập hồ sơ quản lý cây xanh theo từng tuyến đường phố, trong các công viên,
vườn hoa và các khu vực khác theo quy định.
2. Chăm sóc, bảo vệ để duy trì thường xuyên thảm cỏ,
thảm hoa, cây hàng rào, cây đường viền, cây cảnh các loại
a) Tưới nước, bón phân, nhổ cỏ tạp, phun thuốc trừ
sâu.
b) Phát thảm cỏ, xén lề cỏ; cắt tỉa cây tạo hình,
cây hàng rào, cây đường viền; chăm sóc cây ra hoa.
c) Trồng dặm, trồng thay thế thảm cỏ, thảm hoa, cây
hàng rào, cây đường viền, cây cảnh bị chết, sâu bệnh, còi cọc.
d) Vệ sinh thảm cỏ, bồn hoa.
3. Chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà đất
của tổ chức, cá nhân
Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn giống, loài cây
trồng trong khuôn viên do mình quản lý để phù hợp với yêu cầu sử dụng và không
gian cảnh quan khu vực, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn
và quy định liên quan; chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đảm bảo an
toàn, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; được thụ hưởng nguồn lợi từ cây
theo các quy định tại Quy định này.
4. Bảo vệ cây xanh trong quá trình xây dựng
a) Khi thi công xây dựng công trình, đơn vị thi
công có trách nhiệm lập phương án và thực hiện công tác bảo vệ hệ thống cây
xanh đã có trong và xung quanh khu vực công trường. Việc chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh tại khu vực thi công phải thực hiện theo Quy định này.
b) Cây xanh giữ lại trong công trường xây dựng cần
được bảo vệ bằng hàng rào tạm xung quanh và đảm bảo điều kiện đất không bị thay
đổi; không sử dụng cây xanh để hỗ trợ, phục vụ thi công xây dựng.
c) Phạm vi an toàn bảo vệ cây và rễ cây được xác định
tối thiểu như sau: Bán kính vùng an toàn bảo vệ cây tính từ tâm của gốc cây ra
khu vực xung quanh bằng 10 lần đường kính thân tại chiều cao 1,3 m của cây.
5. Cắt tỉa cây xanh đô thị
Thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 Mục
III Phần II Thông tư số 20/2005/TT-BXD .
Điều 17. Chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị
1. Sở Xây dựng cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố đối với các trường hợp chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị
định số 64/2010/NĐ-CP .
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị được nộp trực tiếp tại Sở Xây dựng.
3. Thủ tục cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP .
4. Thời hạn thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép. Quá thời hạn trên
mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển thì giấy phép không còn giá trị.
5. Chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
đô thị
a) Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có trách nhiệm chi trả các chi phí theo
quy định tại Khoản 9 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP .
b) Trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng
công cộng đô thị: Mức chi trả quy định tại Khoản 9 Điều 14 Nghị định
64/2010/NĐ-CP do đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm
vụ chặt hạ, dịch chuyển tính toán trên cơ sở các định mức, đơn giá liên quan đến
công tác này theo quy định của Nhà nước và phải được thống nhất với tổ chức, cá
nhân được cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển bằng hợp đồng.
c) Trường hợp thuộc cây xanh sử dụng hạn chế trong
đô thị: Mức chi trả quy định tại Khoản 9 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP do thỏa
thuận giữa tổ chức, cá nhân được cấp phép chặt hạ, dịch chuyển với đơn vị thực
hiện dịch vụ này.
Điều 18. Xây dựng công trình
trên đất có trồng cây xanh
1. Khi xây dựng công trình, chủ đầu tư chỉ được
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều
14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP sau khi được cấp giấy phép theo quy định tại Điều
17 Quy định này.
2. Khi cấp phép xây dựng công trình hoặc cấp phép
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách
nhiệm xem xét việc tuân thủ nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh, nhằm góp phần giữ gìn môi trường chung cho đô thị; đồng
thời yêu cầu phải có các giải pháp cụ thể bảo vệ cây xanh để đảm bảo sự phát
triển ổn định của cây.
3. Khi tiến hành thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa,
bảo trì công trình có liên quan đến việc chặt hạ, di chuyển cây xanh sử dụng
công cộng, cây xanh được bảo tồn thì chủ đầu tư phải thông báo cho đơn vị thực
hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị trong khu vực thực hiện dự án được biết
để giám sát thực hiện theo quy định; trường hợp khi chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh có ảnh hưởng đến các công trình khác xung quanh khu vực thực hiện dự án
thì phải thông báo cho chủ quản lý, sử dụng các công trình đó để phối hợp giải
quyết.
4. Khi xây dựng, cải tạo công trình có liên quan đến
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh thì phải đưa kinh phí của công tác này vào tổng mức
đầu tư thực hiện dự án.
Mục 3. QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN VƯỜN
ƯƠM VÀ THIẾT LẬP, BAN HÀNH DANH MỤC CÂY BẢO TỒN
Điều 19. Quản lý và phát triển
vườn ươm
1. Việc đầu tư xây dựng và phát triển vườn ươm phải
phù hợp với quy hoạch được duyệt.
2. Đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải
có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trong theo
quy định của pháp luật.
3. Công tác sản xuất gieo ươm giống cây trồng phải
tuân thủ theo Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004.
4. Cây giống trồng trong công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố phải có hồ sơ công nhận nguồn gốc
giống theo quy định tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát
triển vườn ươm thực hiện việc thuần hóa các giống cây rừng đặc hữu ở địa phương
hoặc lai tạo, nhân giống các giống cây mới trong và ngoài nước có tán, hoa, lá
màu sắc đẹp, phong phú về chủng loại, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
và mang bản sắc địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cây xanh của đô thị.
Điều 20. Thiết lập và ban hành
danh mục cây bảo tồn
1. Đối với cây xanh nằm trong khu vực do Sở Xây dựng
tổ chức quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này:
Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan lập
danh mục cây bảo tồn và trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành.
2. Đối với cây xanh nằm trong khu vực do Ủy ban nhân
dân quận, huyện tổ chức quản lý theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Quy
định này:
Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện
có trách nhiệm chủ trì tổ chức, phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan lập danh mục cây bảo tồn và
trình Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét, ban hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Các Sở, ngành thuộc Ủy
ban nhân dân thành phố
1. Sở Xây dựng
Thực hiện theo các quy định tại Điều 23 Nghị định số
64/2010/NĐ-CP và các quy định sau:
a) Tổ chức thực hiện hoặc chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân việc nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận quản lý các
hạng mục, công trình cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị
của những dự án trên địa bàn thành phố theo quy định.
b) Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành
phố chi phí thuộc ngân sách thành phố liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công ích
duy trì cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị.
c) Tổ chức đặt hàng cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ về quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vươn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị trong phạm vi được phân cấp tổ chức quản lý, đảm bảo phù
hợp với Nghị định số 130/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
d) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra chuyên
ngành việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hệ thống cây xanh,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị; chỉ đạo Thanh tra Xây dựng kiểm
tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm.
đ) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện của
Ủy ban nhân dân quận, huyện đối với công tác thống kê về số lượng, chất lượng,
đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ quản lý đối với cây xanh đô thị được bảo
tồn trên địa bàn thành phố.
e) Cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu
theo Quy định này; kiểm tra, giám sát việc tính toán mức chi phí cho việc chặt
hạ, dịch chuyển tuân thủ theo các quy định và chế độ chính sách hiện hành; kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chặt hạ, dịch chuyển theo giấy phép đã cấp và trồng
cây bổ sung, thay thế (nếu có) đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, tuyệt đối an
toàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ nguồn
vốn thuộc ngân sách thành phố theo kế hoạch hàng năm và giai đoạn 5 năm để đầu
tư xây dựng phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng
đô thị.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng
nguồn lợi thu được từ việc trồng, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng
đô thị; quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc trồng, chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
b) Xác định giá sử dụng mặt bằng công viên, vườn
hoa, mảng xanh công cộng đô thị đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, dịch vụ thương mại, quảng cáo theo
Quy định này.
4. Sở Giao thông vận tải
a) Trong công tác thẩm định, phê duyệt (hoặc trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt) hồ sơ thiết kế xây dựng công trình giao thông theo
thẩm quyền, phải yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án sắp xếp, bố trí
quỹ đất dành cho cây xanh theo quy định hiện hành và phù hợp với hạ tầng kỹ thuật
trong khu vực.
b) Khi cấp phép cho các chủ đầu tư xây dựng, cải tạo
các công trình giao thông theo thẩm quyền có liên quan đến hệ thống cây xanh,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị thì phải tuân thủ theo Quy định
này.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các
quận, huyện xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm
trồng, cây hạn chế trồng trên địa bàn được phân cấp tổ chức quản lý của các cơ
quan này; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc nhân giống
và nuôi, trồng các chủng loại cây xanh đô thị, động vật (để nuôi dưỡng, trưng
bày trong công viên).
b) Tham gia ý kiến trong việc lựa chọn bổ sung các
chủng loại cây trồng, động vật nuôi trưng bày phù hợp với mục đích, yêu cầu sử
dụng và khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, nhằm tạo sự đa dạng, phong phú
trong phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô
thị.
6. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị thực hiện dịch
vụ quản lý cây xanh đô thị xây dựng kế hoạch kiểm tra, cắt tỉa hệ thống cây
xanh đảm bảo an toàn mạng lưới điện cao áp của thành phố theo quy định tại Nghị
định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị
liên quan xem xét, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lắp đặt biển quảng cáo trong
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị và phải tuân thủ theo Quy định
này.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tuyên truyền,
cung cấp thông tin cho báo chí về nội dung, tình hình triển khai và kết quả thực
hiện Quy định này.
b) Chỉ đạo, tổ chức quản lý hệ thống cáp thông tin
đảm bảo không ảnh hưởng đến cây xanh; tiếp tục triển khai kế hoạch chỉnh trang,
ngầm hóa các mạng thông tin khu vực đô thị đảm bảo mỹ quan thành phố.
9. Công an thành phố
Chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở phối hợp với các lực
lượng chức năng xử lý các hành vi vi phạm đối với hệ thống cây xanh, công viên,
vườn hoa, mảng xanh công cộng; các hành vi chống đối, cản trở người thi hành
công vụ trong công tác quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng khi có đề nghị của các lực lượng chức năng, đơn vị được giao quản
lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng hoặc do quần
chúng nhân dân cung cấp, báo tin.
Điều 22. Ủy ban nhân dân các
quận, huyện
1. Phân bổ nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương
theo kế hoạch hàng năm và giai đoạn 5 năm để đầu tư xây dựng phát triển, duy
trì hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trong phạm
vi được phân cấp tổ chức quản lý.
2. Tổ chức thực hiện công tác
đấu thầu hoặc đặt hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ về quản lý hệ thống cây
xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trong phạm vi được phân cấp
tổ chức quản lý, đảm bảo phù hợp với Nghị định số 130/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
3. Quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng lấn
chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép các vị trí đã được quy hoạch bố trí cây
xanh, xây dựng các công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị trực thuộc thực hiện việc nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận quản lý các hạng mục,
công trình cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị của những
dự án trên địa bàn được phân cấp quản lý theo quy định.
5. Chỉ đạo tổ chức lập, lưu trữ, cập nhật thường
xuyên các hồ sơ, tài liệu về cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng
đô thị trong phạm vi được phân cấp quản lý theo quy định; định kỳ trước ngày 15
tháng 12 hàng năm, phải tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng các nội dung, tình hình
liên quan đến hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị;
bộ dữ liệu cây xanh đô thị phải được cập nhật hàng năm (bản vẽ và dữ liệu đã được
số hóa) và được gửi đến Sở Xây dựng để phối hợp theo dõi, quản lý.
6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường, thị trấn,
các lực lượng cơ sở trực thuộc có chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát và
phối hợp vơi Thanh tra Xây dựng, đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh,
công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị phát hiện, ngăn chặn kịp thời
và xử lý theo thẩm quyền (hoặc lập hồ sơ vi phạm chuyển cơ quan có thẩm quyền xử
lý) các hành vi vi phạm đối với hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị trong phạm vi được phân cấp tổ chức quản lý.
7. Chỉ đạo khảo sát, thống kê về số lượng, chất lượng,
đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ quản lý và ban hành danh mục cây xanh đô
thị được bảo tồn trên địa bàn được phân cấp quản lý theo Quy định này; đồng thời,
phân công cho các cơ quan chức năng trực thuộc hướng dẫn cho các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân quản lý trực tiếp cây về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây và các
quy định có liên quan đối với cây xanh đô thị cần được bảo tồn.
Điều 23. Đơn vị thực hiện cung
ứng sản phẩm dịch vụ về vận hành, bảo trì, bảo vệ cây xanh, công viên, vườn
hoa, mảng xanh công cộng đô thị
1. Thực hiện việc vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống
cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị theo nội dung hợp đồng
cung ứng sản phẩm dịch vụ đã ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ
Quy định này và các quy định hiện hành có liên quan; phù hợp với tính chất, chức
năng, mục đích sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quy hoạch được
duyệt; đảm bảo quy trình kỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn, chất lượng, hiệu
quả, độ chính xác về khối lượng.
2. Lập nội quy bảo vệ cho các công viên, vườn hoa
đô thị được giao thực hiện cung ứng sản phẩm dịch vụ, trình ban hành và tổ chức
thực hiện, kiểm tra theo nội quy, đảm bảo các quy định hiện hành.
3. Tổ chức đánh số cây, lập hồ sơ quản lý, theo dõi
tình trạng phát triển, định kỳ kiểm tra kỹ thuật và có biện pháp bảo vệ để bảo
đảm an toàn cho cây xanh bóng mát trên các tuyến đường phố đô thị, công viên,
vườn hoa, quảng trường, các khu vực công cộng khác của đô thị; thống kê về số
lượng, chất lượng, đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế
độ chăm sóc đặc biệt và bảo vệ từng cây đối với cây được bảo tồn; lập kế hoạch
và triển khai thực hiện kịp thời công tác chặt hạ, dịch chuyển, chống đỡ, cắt tỉa,
trồng cây thay thế hoặc các biện pháp khắc phục, xử lý khác đối với cây nguy hiểm
(đặc biệt là trước mùa mưa bão; trước, trong và sau các cơn bão, các hiện tượng
thời tiết nguy hiểm khác) đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, tuyệt đối an toàn
cho người, phương tiện và công trình trong phạm vi được giao quản lý.
4. Thực hiện nhiệm vụ được giao chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị đối với những trường hợp được Sở Xây dựng cấp
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển; báo cáo các nội dung liên quan đến hợp đồng và
dự toán kinh phí chặt hạ, dịch chuyển cây xanh khi được Sở Xây dựng yêu cầu.
5. Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, bảo vệ
thường xuyên đối với hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng
đô thị trong phạm vi được giao quản lý để đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời
phát hiện, xử lý kịp thời các cây xanh bị hư hại, các ảnh hưởng của cây xanh đối
với an toàn người và công trình trong khu vực, an toàn điện và an toàn giao
thông; chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
theo Quy định này.
6. Thực hiện việc nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận
các công trình, hạng mục công trình cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh
công cộng đô thị theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng cung ứng sản
phẩm dịch vụ đô thị và tổ chức vận hành, bảo trì, bảo vệ thường xuyên đảm bảo
quy định.
7. Thực hiện việc bàn giao mặt bằng nơi có cây xanh
sử dụng công cộng, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị thuộc phạm
vi được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân thi
công xây dựng công trình phục vụ quảng cáo; cắt xén đường hè; tổ chức các hoạt
động văn hóa, xã hội, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí công cộng được cấp
có thẩm quyền cấp phép, phê duyệt theo quy định.
8. Tổ chức lập, lưu trữ, cập nhật thường xuyên các
hồ sơ, tài liệu về cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị
trong phạm vi được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ theo quy định; định kỳ trước
ngày 15 tháng 12 hàng năm, phải tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân
quận, huyện quản lý địa bàn các nội dung, tình hình liên quan đến hệ thống cây
xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị; bộ dữ liệu cây xanh đô
thị phải được cập nhật hàng năm (bản vẽ và dữ liệu đã được số hóa) và được gửi
đến Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý địa bàn mỗi nơi một bộ.
Điều 24. Trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân liên quan
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản
lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường công viên, vườn hoa; cây xanh
sử dụng công cộng đô thị; tổ chức quản lý cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh
chuyên dụng trong đô thị thuộc phạm vi khuôn viên công trình; vườn ươm và các
khu vực do mình quản lý, sử dụng; tham gia đóng góp ý kiến trong việc lựa chọn
cây giống trong danh mục cây trong tại nơi mình quản lý, cư trú.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và tạo điều
kiện cho đơn vị thực hiện dịch vụ về vận hành, bảo trì, bảo vệ cây xanh đô thị
thực hiện các công tác thống kê, đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ và chăm
sóc đặc biệt đối với cây được bảo tồn (nếu có); không được tự ý cắt nhánh, tỉa
cành, chặt rễ cây được bảo tồn; có trách nhiệm xin cấp giấy phép khi chặt hạ, dịch
chuyển cây được bảo tồn và cây bóng mát cao từ 10 m trở lên trong khuôn viên do
mình quản lý và sử dụng.
3. Khuyến khích ký kết hợp đồng với đơn vị thực hiện
dịch vụ về cung ứng sản phẩm dịch vụ về cây xanh đô thị để thực hiện trồng,
chăm sóc, bảo vệ, chặt hạ, và dịch chuyển cây xanh trong khuôn viên do mình quản
lý và sử dụng.
4. Tham gia giám sát việc trồng, chăm sóc, bảo vệ,
duy trì, cắt nhánh, tỉa cành, chặt rễ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng
công cộng đô thị của đơn vị thực hiện cung ứng sản phẩm dịch vụ về quản lý cây
xanh đô thị hoặc các tổ chức, cá nhân khác và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền
về những hành vi vi phạm các quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn
hoa, mảng xanh công cộng đô thị; phát hiện và thông báo kịp thời cho đơn vị thực
hiện cung ứng sản phẩm dịch vụ về quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng
xanh công cộng đô thị hoặc Ủy ban nhân dân phường, thị trấn sở tại khi phát hiện
cây xanh trong tình trạng nguy hiểm (như sâu mục, bị chết, gãy đổ...).
5. Trồng cây xanh đô thị tuân thủ quy hoạch, hồ sơ
thiết kế được duyệt và Quy định này.
6. Không hoạt động sai mục đích, lấn chiếm, xây dựng,
kinh doanh, chăn thả động vật trái phép trong công viên, vườn, hoa, mảng xanh
công cộng đô thị.
7. Không tổ chức các hoạt động tệ nạn xã hội và thực
hiện các hành vi làm mất mỹ quan, trật tự, vệ sinh môi trường đô thị trong công
viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị.
8. Không thực hiện các hành vi phá hoại, làm hư hỏng
hệ thống cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục, công trình khác;
gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh tồn, phát triển của các động vật được
nuôi thả trong công viên, vườn hoa, mảnh xanh công cộng đô thị.
Điều 25. Tổ chức thực hiện
Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường,
thị trấn trên địa bàn thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm
thực hiện đúng Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để
được hướng dẫn, giải quyết hoặc tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC I
BẢNG PHÂN LOẠI CÂY XANH BÓNG MÁT ĐÔ THỊ VÀ CÁC CHỈ TIÊU
KỸ THUẬT
(Kèm theo Quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh
công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định
số 2464/2015/QĐ-UBND ngày 02/11//2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
STT
|
Phân loại cây
|
Chiều cao vút
ngọn trưởng thành của cây (Hvn)
|
Khoảng cách trồng
cây
|
Khoảng cách tối
thiểu tính từ tâm gốc cây trồng đến mép ngoài bó vỉa hè
|
Chiều rộng vỉa
hè (b)
|
1
|
Cây loại 1 (cây tiểu mộc)
|
Hvn ≤
10 m
|
Từ 4 m đến 8 m
|
0,6m
|
3 m ≤ b ≤ 5 m
|
2
|
Cây loại 2 (cây trung mộc)
|
10 m < Hvn
< 15m
|
Từ 6 m đến 12 m
|
0,8m
|
b ≥ 5 m
|
3
|
Cây loại 3 (cây đại mộc)
|
Hvn ≥
15m
|
Từ 12 m đến 15 m
|
1m
|
b > 5 m
|
PHỤ LỤC II
KÍCH THƯỚC DẢI TRỒNG CÂY
(Kèm theo Quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh
công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định
số 2464/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Hình thức trồng
cây
|
Chiều rộng tối
thiểu (m)
|
Cây bóng mát trồng 1 hàng
|
2,0
|
Cây bóng mát trồng 2 hàng
|
5,0
|
Dải cây bụi, bãi cỏ
|
1,0
|
Vườn cây trước nhà 1 tầng
|
2,0
|
Vườn cây trước nhà nhiều tầng
|
6,0
|
Ghi chú:
1. Nếu không sử dụng toàn bộ dải đất để trồng cây
thì trồng riêng lẻ theo từng ô.
2. Đối với các đường phố kiểm soát nghiêm ngặt lối
ra, vào hoặc kiểm soát một phần lối ra, vào nên trồng cây theo dải liên tục.
|
PHỤ LỤC III
KHOẢNG CÁCH TỐI THIỂU TỪ DẢI CÂY XANH ĐẾN CÁC CÔNG
TRÌNH
(Kèm theo Quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh
công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định
số 2464/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Từ công trình hạ
tầng
|
Khoảng cách tối
thiểu (m)
|
tới tim gốc cây
bóng mát
|
tới mép gần nhất
của bụi cây
|
Mép ngoài tường nhà, công trình
|
5
|
1,5
|
Mép ngoài của kênh, mương, rãnh.
|
2
|
1
|
Chân mái dốc đứng, thềm đất.
|
1
|
0,5
|
Chân hoặc mép trong của tường chắn.
|
3
|
1
|
Hàng rào cao dưới 2m
|
2
|
1
|
Cột điện chiếu sáng, cột điện cầu cạn
|
1
|
1
|
Mép ngoài hè đường, đường đi bộ
|
0,75
|
0,5
|
Ống cấp nước, thoát nước
|
1,5
|
-
|
Dây cáp điện lực, điện thông tin
|
2
|
0,5
|
Mép ngoài phần xe chạy, lề gia cố
|
2
|
1
|
Ghi chú: Các trị số trong bảng trên được
tính với cây có đường kính tán không quá 5 m. Các loại cây có tán rộng hơn 5
m và rễ cây ăn ngang ra xa thì khoảng cách phải tăng thêm cho thích hợp.
|
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÂY TRỒNG, CÂY CẤM TRỒNG, CÂY TRỒNG HẠN CHẾ TẠI
CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quy định quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh
công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định
số 2464/2014/QĐ-UBND ngày 02/11/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
1. Danh mục cây xanh bóng mát trồng trên đường
phố; trong công viên, vườn hoa; tại các khu vực công cộng đô thị khác:
STT
|
Loài cây
|
Cây cao (m)
|
Đường kính tán
(m)
|
Hình thức tán
|
Dạng lá
|
Màu lá xanh
|
Kỳ rụng lá
(tháng)
|
Kỳ nở hoa
(tháng)
|
Màu hoa
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
1
|
Ban
|
Bauhinia variegatalinn
|
6-8
|
3-4
|
tự do
|
bản
|
nhạt
|
11-1
|
12-4
|
tím, trắng
|
2
|
Bàng
|
Terminalia ctappa linn
|
15-20
|
10
|
phân tầng
|
bản
|
xanh
|
2-3
|
7-8
|
xanh
|
3
|
Bằng lăng (x)
|
Lagerstroemia flosreginae retz
|
15-20
|
8-10
|
thuỗn
|
bản
|
sẫm
|
2-3
|
5-7
|
tím hồng
|
4
|
Cau vua (cau bụng)
|
Roystonia regia o.p.cook.
|
8-15
|
5-8
|
tròn
|
lông chim
|
xanh
|
|
|
trắng
|
5
|
Cơm nguội(x)
|
Celtis sinenses person
|
15-20
|
6-8
|
trứng
|
bản
|
sẫm
|
12-3
|
2-3
|
trắng xanh
|
6
|
Chò nâu
|
Dipterocarpus tonkinensis chev
|
30-40
|
6-10
|
tròn
|
bản
|
nhạt
|
3-4
|
8-9
|
vàng ngà
|
7
|
Dái ngựa
|
Swietenia mahogani jacq
|
15-20
|
6-10
|
trứng
|
bản
|
sẫm
|
1-2
|
4-5
|
vàng nhạt
|
8
|
Đa búp đỏ (*)
|
Ficus elastica roxb
|
30-40
|
25
|
tự do
|
bản
|
sẫm
|
|
11
|
vàng
|
9
|
Đề (*)
|
Ficus religiosa linn
|
18-20
|
15-20
|
trứng
|
bản
|
đỏ
|
4
|
5
|
trắng ngà
|
10
|
Osaka đỏ
|
Erythrina fusca
|
10-15
|
8-10
|
Tự do
|
kép
|
Xanh lục
|
11-1
|
Quanh năm
|
Đỏ
|
11
|
Osaka vàng (Muồng hoàng yến) (x)
|
Cassia fistula linn
|
10-15
|
5-8
|
bầu dục
|
bản
|
xanh
|
11-1
|
12-6
|
vàng
|
12
|
Hoàng lan
|
Michelia champaca linn
|
15-20
|
6-8
|
tháp
|
bản
|
vàng nhạt
|
2-4
|
5-6
|
vàng
|
13
|
Kim giao
|
Podocarpus wallichianus C.presl
|
10-15
|
6-8
|
tháp
|
bản
|
xanh
|
|
5-6
|
vàng
|
14
|
Lát hoa
|
Chukrasia tabularis a.juss
|
20-25
|
8-10
|
tự do
|
bản
|
xanh
|
|
4-5
|
vàng
|
15
|
Long não (x)
|
Cinnamomum camphora nees et ebem
|
15-20
|
8-15
|
tròn
|
bản
|
nhạt
|
2-3
|
3-5
|
Vàng
|
16
|
Lộc vừng
|
Barringtoria racemosa roxb
|
10-12
|
8-10
|
tròn
|
bản
|
sẫm vàng
|
2-3
|
4-10
|
đỏ thẫm
|
17
|
….
|
…..
|
7-10
|
4-0
|
…
|
Bản
|
nhạt
|
1-3
|
4-5
|
vàng nhạt
|
18
|
Me
|
Tamarindus indica l.
|
15-20
|
8-10
|
trứng
|
bản
|
nhạt
|
1-3
|
4-5
|
vàng nhạt
|
19
|
Muồng đen (x)
|
Cassia siamea lamk
|
15-20
|
10-12
|
tròn
|
bản
|
sẫm
|
1-3
|
6-7
|
vàng
|
20
|
Muồng hoa đào
|
Cassia nodosa linn
|
10-15
|
10-15
|
tròn
|
bản
|
nhạt
|
4
|
5-8
|
hồng
|
21
|
Muồng ngủ (*)
|
Pithecoloblum saman benth
|
15-20
|
30-40
|
tròn
|
bản
|
vàng sẫm
|
1-3
|
6-7
|
hồng đào
|
22
|
Muồng vàng (lim xẹt)(x)
|
Peltophorum tonkinensis a.chev
|
15-25
|
7-8
|
tròn
|
bản
|
vàng
|
1-3
|
5-7
|
vàng
|
23
|
Ngọc lan
|
Michelia alba de
|
15-20
|
5-8
|
thuỗn
|
bản
|
vàng nhạt
|
1-3
|
5-9
|
trắng
|
24
|
Ngô đồng
|
Firmannia sinpex linn
|
15-16
|
6-8
|
tự do
|
bản
|
xanh
|
11-1
|
5-6
|
trắng vàng
|
25
|
Nhội
|
Bischofia trifolia hook f.
|
10-15
|
6-10
|
tròn
|
bản
|
nhạt đỏ
|
1-3
|
2-3
|
vàng nhạt
|
26
|
Phượng tây (x)
|
Delonix regia raf
|
12-15
|
8-15
|
tự do
|
bản
|
nhạt
|
1-4
|
5-7
|
đỏ
|
27
|
Sanh
|
Ficus indiaca linn
|
15-20
|
6-12
|
tự do
|
bản
|
sẫm
|
2-3
|
6-7
|
Trắng xám
|
28
|
Sao đen (x)
|
Hopea odorata roxb
|
20-25
|
8-10
|
thuỗn
|
bản
|
sẫm
|
2-3
|
4
|
xanh lục
|
29
|
Sấu (x)
|
Dracontomelum mangiferum b.l
|
15-20
|
6-10
|
tròn
|
bản
|
sẫm
|
1-4
|
3-5
|
xanh vàng
|
30
|
Si
|
Ficus benjamina linn
|
10-20
|
6-8
|
tự do
|
bản
|
sẫm
|
2-3
|
6-7
|
trắng xám
|
31
|
Sưa đỏ (*)
|
Dalbergia tonkinensis
|
10-15
|
8-10
|
tự do
|
bản
|
xanh
|
12-1
|
1-3
|
trắng
|
32
|
Sưa trắng (thàn mát)
|
Milletia ichthyocthona drake
|
10-15
|
4-7
|
trứng
|
bản
|
nhạt
|
11-1
|
3-4
|
trắng
|
33
|
Sữa (x)
|
Alstonia scholaris linn
|
20-25
|
8-10
|
phân tầng
|
xẻ thùy
|
xanh
|
11-2
|
10-12
|
trắng
|
34
|
Tếch
|
Tectona graudis linn
|
20-25
|
6-8
|
Thuỗn
|
bản
|
vàng
|
1-3
|
6-10
|
Trắng nâu
|
35
|
Trắc (cẩm lai)
|
Dalbergia cochinchinensis pierre
|
15-17
|
10-12
|
tự do
|
Kép lông chim một
lần lẻ
|
xanh
|
|
5-6
|
Trắng
|
36
|
Vàng anh (x)
|
Saraca dives pierre
|
7-12
|
8-10
|
tròn
|
bản
|
sẫm
|
1-4
|
1-3
|
vàng sẫm
|
37
|
Viết (x)
|
Mimusops elengii linn
|
8-12
|
6-8
|
tháp
|
bản
|
sẫm
|
|
10-3
|
trắng nhạt
|
38
|
Xa kê
|
Artocarpus altilis fosb.
|
10-15
|
8-10
|
tự do
|
bản xẻ thùy
|
xanh lục
|
|
1-4
|
xanh vàng
|
39
|
Xà cừ (*)
|
Khaya senegalensis a Juss
|
15-20
|
10-20
|
tự do
|
bản
|
nhạt
|
1-4
|
2-3
|
Trắng ngà
|
Ghi chú:
(x): Cây được phép trồng trên vỉa hè, dải phân
cách đường phố; các loại cây còn lại hạn chế trồng trên đường phố, chỉ được
phép trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc
các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(*): Cây bảo tồn.
|
2. Danh mục cây cấm trồng trên đường phố; trong
công viên, vườn hoa; tại các khu vực công cộng đô thị khác: Chủ yếu gồm những
cây có độc tố, có khả năng gây nguy hiểm cho người, phương tiện và công trình
STT
|
Loài cây
|
Họ thực vật
|
Ghi chú
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
1
|
Bạch đàn trắng
|
Eucalyptus resinefera smith
|
Myrtaceae
|
Cây cao, tán thưa, dễ gãy đổ, ít phát huy tác dụng
tạo bóng mát
|
2
|
Dâu da xoan
|
Spondias lakonensis
|
Anacardiaceae
|
Cành giòn dễ gãy, quả dễ rụng gây ô nhiễm môi trường.
|
3
|
Dướng
|
Broussonetia papyrifera
|
Moracaae
|
Phấn hoa gây dị ứng, cành giòn dễ gãy, tán thấp
|
4
|
Đa lông
|
Ficus pilosa rein
|
Moracaae
|
Gỗ kém, cành mềm, là cây chủ thả cánh kiến.
|
5
|
Gạo gai
|
Salmalia malabarica.
|
Malvaceae
|
Thân cây có gai, cành giòn dễ gãy
|
6
|
Keo lá tràm
|
Acacia auriculieformis
|
Mimosoideae
|
Thân xốp, cành giòn dễ gãy
|
7
|
Keo tai tượng
|
Acacia mangium
|
Mimosoideae
|
Thân xốp, cành giòn dễ gãy
|
8
|
Sộp
|
Ficus saperba
|
Moracaae
|
Gỗ kém, cành mềm, quả rụng gây ô nhiễm môi trường.
|
9
|
Sung
|
Ficus glimeratq roxb
|
Moracaae
|
Gỗ kém, cành mềm, quả rụng gây ô nhiễm môi trường.
|
10
|
Vông
|
Erythrina indica linn
|
Fabaceae
|
Cành giòn dễ gãy, lá to, thân xốp có gai.
|
3. Danh mục cây hạn chế trồng trên đường phố;
trong công viên, vườn hoa; tại các khu vực công cộng đô thị khác:
Chủ yếu gồm những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh
hưởng tới sức khỏe và môi trường; hạn chế trồng nơi công cộng, chỉ được phép trồng
theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc các dự án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
STT
|
Loài cây
|
Họ thực vật
|
Ghi chú
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
1
|
Chay
|
Artocarpus lakoocha
|
Moraceae
|
Quả chín gây ô nhiễm môi trường
|
2
|
Duối
|
Streblus asper
|
Moraceae
|
Tán cây thấp gây vướng tầm nhìn
|
3
|
Dừa ăn quả
|
Cocos nucifera
|
Arecaceae
|
Cây có quả to có thể rụng gây nguy hiểm
|
4
|
Găng
|
Catunaregam spinosa
|
Rubiacaae
|
Thân có gai
|
5
|
Hòe
|
Sophora japonica
|
Fabaceae
|
Cây tán thấp, cành giòn dễ gãy
|
6
|
Hồng xiêm
|
Manilkara zapota
|
Sapotaceae
|
Quả chín gây ô nhiễm môi trường
|
7
|
Khế
|
Averrhoa carambola
|
Oxalidaceae
|
Cành giòn, dễ gãy, hoa, quả dễ rụng gây ô nhiễm
môi trường..
|
8
|
Roi
|
Syzygium samarangense
|
Myrtacaae
|
Cành giòn, dễ gãy, hoa, quả dễ rụng gây ô nhiễm
môi trường.
|
9
|
Táo
|
Ziziphus mauritiana
|
Rhamnaceae
|
Cây có gai, hoa, quả dễ rụng gây ô nhiễm môi trường.
|
10
|
Thị
|
Diospyros decandra
|
Ebenaceae
|
Quả chín gây ô nhiễm môi trường
|
11
|
Trứng cá
|
Muntigia calabura
|
Muntingiaceae
|
Cây có tuổi thọ thấp, quả chín gây ô nhiễm môi
trường
|
12
|
Trứng gà
|
Pouteria zapota
|
Sapotaceae
|
Quả chín gây ô nhiễm môi trường
|