Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2304/QĐ-UBND 2022 Đề án phát triển văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc 2022 2025

Số hiệu: 2304/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Việt Văn
Ngày ban hành: 30/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2304/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;

Căn cứ Thông tri số 25-TT/TU ngày 24/8/2020; Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 07/01/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 13/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, về thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 252/TTr-SVHTT&DL ngày 04/10/2022; Văn bản số 1873/SVHTTDL-QLVH ngày 09/11/2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch V/v tổng hợp ý kiến thành viên UBND tỉnh về ban hành Đề án phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2022-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
(Kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Thực hiện các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng. của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư cho các hoạt động văn học, nghệ thuật. Ngày 13/02/2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án số 1130/ĐA-UBND, về phát triển văn học nghệ thuật (VHNT) giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực lao động sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ, Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh và từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa- văn học nghệ thuật của nhân dân; phong trào sáng tác văn học nghệ thuật, chất lượng hoạt động của Hội tiếp tục được nâng lên, nội dung, phương pháp ngày càng được đổi mới, phong phú, đa dạng, tạo bầu không khí dân chủ, lành mạnh cho các văn nghệ sỹ phát huy khả năng sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Tuy nhiên, VHNT Vĩnh Phúc vẫn còn thiếu những điểm sáng tiêu biểu, còn có khoảng cách không nhỏ giữa hiện thực và đòi hỏi của công chúng. Thể hiện rõ nhất là số lượng tác phẩm có tăng lên nhưng chất lượng chưa cao. Một số loại hình nghệ thuật vốn là thế mạnh của Vĩnh Phúc chưa được nuôi dưỡng và phát huy, phát triển. Đề tài hiện đại và lịch sử vẻ vang của quê hương vẫn đang tiếp tục đòi hỏi văn nghệ sĩ với cái tâm, cái tầm, cái tài của mình sáng tạo ra những tác phẩm xứng tầm với miền Đất và Người Vĩnh Phúc.

Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa ngày càng được đề cao, các giá trị văn hóa đang được bổ sung, bồi đắp… Nghị quyết TW9 (khóa XI) tiếp tục khẳng định phát triển sự nghiệp VHNT, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước… Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh “Văn hoá phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội” - trong đó “VHNT là bộ phận tinh túy của văn hóa”. Đó không chỉ là đề cao vai trò của văn hoá, mà xác định đúng tầm quan trọng của văn hoá - VHNT trong việc ổn định xã hội và ngăn ngừa tội ác.

Để tiếp tục thực hiện các tốt mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án “Phát triển Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm thiết thực đưa các Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương để phát triển VHNT Vĩnh Phúc một cách toàn diện, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở địa phương và đóng góp cho sự phát triển VHNT nước nhà.

II. Căn cứ xây dựng đề án

1. Căn cứ chính trị, pháp lý

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;

Căn cứ Thông tri số 25-TT/TU ngày 24/8/2020; Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 07/01/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 13/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Căn cứ thực tiễn

- Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đang phát triển nhanh, hướng tới bền vững, đòi hỏi lĩnh vực VHNT cần phải phát triển xứng tầm với sự phát triển của tỉnh; trên cơ sở đảm bảo đúng quan điểm của Nghị quyết TW9 (khóa XI): Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

- Nhu cầu hưởng thụ VHNT của xã hội và nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi phải có các tác phẩm VHNT có giá trị nghệ thuật cao, như vậy cần có chính sách thu hút nhân tài về VHNT và có nguồn lực, cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tạo, quảng bá VHNT.

- VHNT có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống, phong cách của người Vĩnh Phúc hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- VHNT là một kênh thông tin quan trọng về dư luận xã hội, phản ánh, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

I. Kết quả sáng tác

- Hàng năm đã phát động và tổ chức các cuộc thi sáng tác về chuyên đề, chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng sáng tác của Hội viên và phát hiện tài năng trẻ. Tổ chức các trại sáng tác, đặc biệt các trại sáng tác chuyên sâu cho các loại hình tiểu thuyết, trường ca, kịch bản, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng…; tổ chức cho văn nghệ sỹ đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh ở tất cả các chi hội chuyên ngành. Kết quả sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, nhiếp ảnh… giai đoạn từ 2018 đến nay đã có nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi toàn quốc và khu vực. Một số tác phẩm tiêu biểu đoạt giải như:

1. Về Âm nhạc - Sân khấu: Tác phẩm “Ai về Vĩnh Phúc hôm nay” của tác giả Hoàng Quy đoạt Huy Chương Vàng toàn quốc trong Liên hoan Hát Văn, hát Chầu văn do Cục Văn hóa cơ sở - Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2018; “Về Tam Đảo nhớ em” của tác giả Trần Bình đoạt Huy chương Bạc trong Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc;…

2. Về Văn học (Thơ, tiểu thuyết, ký…): Tác phẩm “Bác Hồ trong trái tim ta” của tác giả Nguyễn Ngọc Tùng đoạt Giải C trong cuộc thi Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chùm 03 tác phẩm: Mẹ tôi, Chợ quê, Sợi tóc của tác giả Lỗ Trọng Bường đoạt giải Nhất - Giải thưởng cuộc thi thơ “Sống khỏe - Sống đẹp” năm 2020; …

3. Về Mỹ thuật: Tác phẩm “Đêm vùng cao” của tác giả Nguyễn Lưu đoạt giải Ba - Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2018; “Phôi pha (5,6,7,8,9)” của tác giả Khổng Đỗ Duy đoạt giải Khuyến khích trong Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ năm 2020; “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ’ của tác giả Nguyễn Anh Thập đoạt Giải Nhì - Cuộc thi tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ;…

4. Về Nhiếp ảnh: Tác phẩm “Đi chợ Bắc Hà” của tác giả Chu Phúc đoạt Giải C - Giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2020; “Nhịp điệu công trình” của tác giả Đinh Văn Cường đoạt giải Huy Chương Bạc trong Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 18;…

- Qua 05 lần xét giải thưởng VHNT Vĩnh Phúc (5 năm/1 lần), trong tổng số hàng ngàn tác phẩm tham dự, Hội đã có 253 lượt tác giả đoạt giải thưởng, (trong đó có 21 giải A; 57 giải B; 76 giải C và 99 giải Khuyến khích). Riêng Giải thưởng VHNT lần thứ V (Giai đoạn 2016 - 2020). Tổng số có 50 giải (trong đó có 8 giải A; 13 giải B; 19 giải C và 10 giải Khuyến khích) hiện chưa trao giải được do đang hoàn thiện các thủ tục trình HĐND tỉnh về cơ cấu và mức giải thưởng.

- Tính từ năm 2018 đến năm 2021, Vĩnh Phúc có 84 giải thưởng Quốc tế, toàn quốc và khu vực (trong đó có 9 Huy chương vàng và tương đương, 20 Huy chương Bạc và tương đương, 13 huy chương Đồng và tương đương, 42 giải Khuyến khích và tương đương). Đó là chưa kể rất nhiều giải thưởng qua các cuộc thi sáng tác VHNT, báo chí cấp tỉnh, các cuộc triển lãm tập thể và cá nhân…

- Hàng năm, đều có tác phẩm tham gia các cuộc Liên hoan, Triển lãm khu vực, Toàn quốc và Quốc tế như: Liên hoan âm nhạc khu vực Đồng bằng Sông Hồng; Liên hoan Ảnh nghệ thuật và Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Việt Bắc - Tây Bắc); tham gia các hoạt động thường niên của các Hội chuyên ngành TW. Đặc biệt, nhiều loại hình “dài hơi” như tiểu thuyết, trường ca, phim dài tập, hợp xướng, tượng đài…, được sáng tác và ghi nhận. Trong số tác phẩm đoạt giải thưởng, đã xuất bản nhiều tuyển tập có hệ thống như: Văn xuôi Vĩnh Phúc, Tiểu thuyết Vĩnh Phúc, Thơ Vĩnh Phúc, Mỹ thuật Vĩnh Phúc, Nhiếp ảnh Vĩnh Phúc, Âm nhạc Vĩnh Phúc, Nhà văn Vĩnh Phúc hiện đại, Văn hóa dân gian đặc sắc Vĩnh Phúc, Những bài viết về đồng chí Kim Ngọc…, có tác dụng lớn trong việc giới thiệu, quảng bá VHNT, đất và người Vĩnh Phúc đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và cả nước. Đây là cơ sở, tiền đề để VHNT Vĩnh Phúc phát triển những năm tiếp theo.

- Tạp chí “Văn nghệ Vĩnh Phúc” là một trong ba cơ quan báo chí của tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động dài hạn. Nội dung Tạp chí bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và truyền tải các tác phẩm VHNT của hội viên, công tác viên. Bình quân mỗi số, Tạp chí giới thiệu từ 70 - 100 tác phẩm thuộc các loại hình, loại thể… tạo nên bức tranh sinh động trong tuyên truyền, cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước giàu mạnh, phồn vinh. Đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh miền đất, con người Vĩnh Phúc và phong trào sáng tác VHNT đến với cả nước.

- Phối hợp với Đài PTHT tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các chuyên mục: “Văn học Nghệ thuật” phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc hằng tháng, cụ thể: (1) Về nội dung: Tuyên truyền, phản ánh, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật… theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong Hội VHNT; (2). Số lượng chuyên mục và thời lượng đăng: Mỗi tháng 01 chuyên mục phát thanh, 01 chuyên mục truyền hình; thời lượng 7-10 phút/ chuyên mục; (3). Thời gian phát sóng Truyền hình: Phát chính thức vào 21h15’, ngày mùng 8 hàng tháng. Phát lại vào 8h20’ ngày mùng 9; 14h20’ ngày 12 hàng tháng. Phát thanh, Phát sóng vào 17h45’, ngày 13 hàng tháng.

II. Công tác tổ chức, xây dựng Hội

1. Về hội viên

Tạo điều kiện thuận lợi để các hội viên sáng tác và xuất bản, triển lãm, quảng bá tác phẩm, đội ngũ sáng tác văn học, nghệ thuật của Vĩnh Phúc được tập hợp đông đảo. Từ 32 hội viên khi tách tỉnh (1997), đến nay Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc có 185 hội viên sinh hoạt tại 6 chi hội chuyên ngành (Văn xuôi; Thơ; Nghiên cứu lý luận phê bình - Văn nghệ dân gian; Âm nhạc - Sân khấu; Nhiếp ảnh; Mỹ thuật), trong đó 59 hội viên thuộc các hội chuyên ngành TW.

2. Ban chấp hành của Hội

Ban Chấp hành Hội do Đại hội toàn thể Hội Văn học nghệ thuật bầu. Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 bầu 09 ủy viên, trong đó có 03 người thuộc biên chế ở Hội (đồng chí Chủ tịch Hội, đồng chí Phó Chủ tịch Hội và đồng chí Ban Thường vụ là Phó Văn phòng Hội). Số còn lại (06 người) do hội viên kiêm nhiệm (Không hưởng lương từ NSNN).

3. Chi hội chuyên ngành

Hiện tại Hội VHNT tỉnh có 6 Chi hội chuyên ngành trực thuộc:

3.1. Chi hội Văn xuôi: có 18 hội viên, trong đó có 6 hội viên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. BCH có 2 đồng chí 2 nghỉ hưu.

3.2. Chi hội Văn nghệ dân gian - Lý luận phê bình: Có 19 hội viên, trong đó có 5 hội viên chuyên ngành Trung ương. BCH có 3 đồng chí: 2 nghỉ hưu, 01 hiện đang công tác.

3.3. Chi hội Mỹ thuật: Có 38 hội viên; trong đó 16 hội viên là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. BCH có 2 hội viên đang công tác.

3.4. Chi hội Nhiếp ảnh: Có 22 hội viên; trong đó có 11 hội viên nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. BCH có 03 hội viên: 01 công tác , 02 đều làm nghề tự do.

3.5. Chi hội Âm nhạc - Sân khấu: Có 36 hội viên; trong đó có 8 là hội viên Trung ương. BCH có 3 hội viên: 1 nghỉ hưu, 2 đang công tác.

3.6. Chi hội Thơ: có 57 hội viên; trong đó có 02 hội viên Hội Nhà Việt Nam. BCH có 3 hội viên: 3 nghỉ hưu.

4. Các ban và Hội đồng chuyên môn

Theo Điều lệ, Hội thành lập các Ban: (1) Ban Thường vụ Hội; (2) Ban công tác hội viên; (3) Ban kiểm tra; (4) Ban văn học trẻ và dân tộc thiểu số và 02 hội đồng: Hội đồng Văn học và Hội đồng nghệ thuật. Các Ban và Hội đồng giúp Thường trực Hội và BCH Hội chỉ đạo các hoạt động sáng tác, thẩm định, quảng bá tác phẩm; quản lý hội viên, phát triển, kết nạp hội viên; đề xuất giới thiệu việc xét kết nạp hội viên của các chuyên ngành TW; khen thưởng và kỷ luật hội viên;…

5. Cơ quan Thường trực Hội

Cơ quan Thường trực Hội tính đến thời điểm xây dựng đề án có 10 biên chế và 01 Hợp đồng 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; sửa đổi bổ sung tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ, gồm các bộ phận: (1) Thường trực; (2) Văn phòng Hội; (3) Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc. Biên chế của Hội hằng năm được UBND tỉnh ra Quyết định giao số lượng người làm việc cho Hội Văn học Nghệ thuật căn cứ theo Quyết định số 2152/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục vị trí việc làm Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.

5.1. Thường trực

Là lãnh đạo Hội (Theo điều lệ Hội đã được phê duyệt), trực tiếp do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, điều động. Hiện có 01 chủ tịch và 01 Phó chủ tịch.

5.2. Văn phòng Hội

Là những công chức, viên chức được UBND tỉnh biên chế để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Hiện tại Văn phòng Hội có 01 Phó Văn phòng, Phụ trách Văn phòng Hội kiêm kế toán, 01 Văn thư).

5.3. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc

Là một trong ba cơ quan báo chí của tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động (Báo Vĩnh phúc, Đài PTTH Vĩnh Phúc, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc). Hiện tại vị trí việc làm tại Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc được duyệt có 01 Tổng Biên tập (là Phó chủ tịch Hội), 01 Phó tổng Biên tập và 05 Biên tập viên.

III. Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động

1. Cơ sở vật chất

Hội VHNT tỉnh được bố trí trụ sở riêng: Nhà làm việc 3 tầng, diện tích sử dụng: 965 m2, (tại Khu Hành chính 12 - Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên), bao gồm các phòng làm việc, phòng họp, trưng bày tác phẩm VHNT…

2. Kinh phí

Kinh phí được HĐND tỉnh phê duyệt hàng năm theo mức khoán chi số biên chế được giao. Ngoài ra còn được cấp bổ sung tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

IV. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

1. Tồn tại, hạn chế

- Các tác phẩm đạt chất lượng cao và tác phẩm tiêu biểu chưa nhiều, vẫn còn một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp. Thiếu nhiều tác phẩm đề cập đến các đề tài: Lịch sử cách mạng của địa phương,sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, quốc phòng, an ninh, thanh thiếu nhi…;

- Công tác lý luận, phê bình còn yếu; công tác phổ biến/quảng bá các tác phẩm VHNT hàng năm đã thực hiện nhưng hiệu quả còn thấp.

- Các hoạt động chuyên ngành chưa thực sự đồng đều, có lĩnh vực còn yếu như sân khấu, Lý luận phê bình…

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động sáng tác, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập chuyên đề, quảng bá tác phẩm… rất hạn hẹp; chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu. Chưa có cơ chế đặt hàng hợp lý và thỏa đáng; thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều tiêu chuẩn hướng dẫn (Nghị định, Thông tư…) khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

- Công tác xã hội hóa trong hoạt động văn học, nghệ thuật còn hạn chế, chưa thu hút được các tài năng trẻ.

- Biên chế cho cơ quan Văn phòng Hội, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc chưa đủ và đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo các hoạt động về VHNT của tỉnh.

- Những nhiệm vụ trong Đề án giai đoạn 2018 - 2020 chưa thực hiện được: (1) Chưa có cơ chế, cơ cấu mức thưởng của Giải thưởng VHNT 5 năm; (2) Giải thưởng VHNT hằng năm cho các tác phẩm xuất sắc đăng trên Tạp chí VNVP hoặc tác phẩm đã xuất bản trong năm; (3) Chưa tham mưu với tỉnh cơ chế xây dựng đội ngũ làm công tác VHNT; chú trọng tuyển dụng và đào tạo thu hút nhân tài về công tác VHNT; (4) Chưa mở được lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác VHNT.

2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chưa thật đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của VHNT trong xây dựng văn hóa, bồi dưỡng nhân cách con người,…

- Hoạt động Hội, các Chi hội, hội viên chưa chuyên nghiệp.

- Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng nhiều đến việc sáng tác của các Hội viên: Các trại sáng tác tập trung, đi thực tế sáng tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ….

- Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho hoạt động VHNT hạn hẹp. Chế độ phụ cấp công vụ, phụ cấp đặc thù cho cán bộ cơ quan Văn phòng Hội không có; đội ngũ BCH Hội, BCH Chi hội chưa có chế độ thù lao, hoặc phụ cấp trách nhiệm, do đó chưa có cơ chế, chính sách riêng của tỉnh hay cơ chế chính sách chung của Đảng và nhà nước.

- Lý luận phê bình, thông tin VHNT chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa có điều kiện quảng bá tác phẩm VHNT rộng rãi đến cơ sở và bạn đọc.

PHẦN III

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Từ nay đến năm 2025, Vĩnh Phúc sẽ là một trong những trung tâm phát triển của khu vực và cả nước. VHNT Vĩnh Phúc về chủ đạo vẫn phát huy truyền thống yêu nước, tiếp tục kế thừa các giá trị nhân văn của dân tộc, nỗ lực phấn đấu sáng tạo ra những tác phẩm có nội dung tư tưởng và nghệ thuật cao. Một số lĩnh vực sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ như: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc… phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhất là lĩnh vực dịch vụ - du lịch và đóng góp cho sự phát triển VHNT nước nhà. Đồng thời phải kiên quyết đấu tranh, loại trừ sự tác động, lôi kéo của các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch chống phá cách mạng, làm cho VHNT nói chung bị phân tâm, hoặc làm phai nhạt lý tưởng, khát vọng sáng tạo, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của một bộ phận văn nghệ sỹ.

I. Quan điểm.

1. Phát triển VHNT là góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Mọi hoạt động VHNT phải phải gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng; thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ VHNT ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và cả nước.

2. Phát triển VHNT Vĩnh Phúc theo định hướng tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước, nằm trong tổng thể sự phát triển VHNT của cả nước, trong đó tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chống văn hóa đồi trụy, lai căng, phản động, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

3. Phát huy những thế mạnh trong VHNT Vĩnh Phúc, khắc phục những yếu kém; có những giải pháp mới cho sự phát triển; VHNT là sự nghiệp của quần chúng, cần huy động toàn xã hội tham gia, ủng hộ và đóng góp tích cực của toàn xã hội, trong đó các cấp ủy Đảng và chính quyền định hướng, quản lý, đầu tư cho phát triển VHNT.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh phát triển các hoạt động VHNT trên tất cả các lĩnh vực: Sáng tác, quảng bá tác phẩm; Phê bình các tác phẩm văn học nghệ thuật có nội dung xấu độc, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị chống phá Đảng; đào tạo, bồi dưỡng xây dựng phát triển lực lượng, đưa VHNT tỉnh Vĩnh Phúc phát triển ở tầm cao mới, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần định hướng thẩm mỹ, xây dựng nhân cách, đạo đức con người mới, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở địa phương và đóng góp cho sự phát triển VHNT nước nhà.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hoạt động chuyên nghiệp, chuyên ngành, chuyên môn

- Phấn đấu tăng số lượng tác phẩm đoạt giải các cuộc thi, liên hoan, hội diễn, triển lãm, cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc và quốc tế. Đẩy mạnh phổ biến/ quảng bá tác phẩm bằng nhiều hình thức như xuất bản, triển lãm, công diễn. Từ năm 2022 - 2025, mỗi năm:

+ Hội xuất bản từ 3 - 5 đầu sách, công trình nghiên cứu có nội dung tốt. Hội viên xuất bản từ 20 đến 30 đầu sách văn học, băng đĩa …

+ Xây dựng chương trình “Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc” phát trên Đài PT-TH tỉnh 12 chương trình/1năm. Từ 1- 2 chương trình phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Giới thiệu thường xuyên các tác phẩm VHNT trên Báo Vĩnh Phúc, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc. Giới thiệu từ 1-2 chuyên đề Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam; 1 chuyên đề trên báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam).

+ Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc ra mỗi tháng 01 số; số lượng in lên 1.000 cuốn/1 kỳ; cấp đến các huyện, xã, phường, Trường THCS, điểm bưu điện văn hóa…

+ Tổ chức Triển lãm Mỹ thuật và Triển lãm Ảnh chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của tỉnh.

+ Tổ chức Ngày thơ Việt Nam thiết thực hiệu quả theo phương châm hướng về cơ sở, phục vụ công chúng.

+ Tổ chức Cuộc thi sáng tác các phẩm văn học, nghệ thuật về Vùng đất - Con người Vĩnh Phúc trong công cuộc xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giàu đẹp, phồn vinh, đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của tỉnh, thuộc các lĩnh vực/loại thể: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ, lý luận phê bình văn học, văn nghệ dân gian, ảnh nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc…

+ Tổ chức nghiệm thu tác phẩm âm nhạc, sân khấu bằng chương trình biểu diễn của hội viên, thu thành ấn phẩm đĩa hình và và sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Hằng năm mở từ trại sáng tác chuyên sâu lần lượt cho các chuyên ngành.

+ Mở lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác VHNT.

+ Trao giải thưởng VHNT hàng năm cho các tác phẩm xuất sắc.

- Từ năm 2022 đến 2025, các mục tiêu cụ thể từng bước giữ vững và tăng chất lượng sáng tác. Tập trung bồi dưỡng để có nhiều tác giả có những tác phẩm VHNT chất lượng cao có thể tham dự xét giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước về VHNT.

- Xét tặng Giải thưởng VHNT hàng năm cho các tác phẩm xuất sắc đăng trên Tạp chí VNVP hoặc xuất bản trong năm trên cơ sở nguồn kinh phí được UBND cấp hằng năm cho Hội VHNT.

- Tổ chức xét trao Giải thưởng VHNT 5 năm theo tinh thần Nghị quyết HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Trình UBND tỉnh phê duyệt Quy chế, kế hoạch và các văn bản có liên quan đến Giải thưởng.

2.2. Xây dựng đội ngũ

- Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ về cả về số lượng và chất lượng; mỗi năm kết nạp từ 7 đến 15 hội viên, chú trọng tài năng trẻ. Từ năm 2022 việc bồi dưỡng, kết nạp hội viên vào Hội phải qua lớp đào tạo ngắn hạn từ 7 đến 10 ngày (Lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp gắn với lớp bồi dưỡng năng khiếu VHNT trẻ, hội viên mới). Số hội viên cũ phải được tham dự các Trại sáng tác chuyên sâu cho các chuyên ngành (có tính chất cập nhật kiến thức mới, đào tạo lại).

- Nâng cao chất lượng đội ngũ BCH của Hội đến BCH các Chi hội chuyên ngành trực thuộc Hội. BCH Hội VHNT và Chi hội trưởng, phó các Chi Hội chuyên ngành được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ ngân sách.

- Xây dựng đội ngũ cơ quan Văn phòng Hội, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc đảm bảo chất lượng; từ 2022 đến 2025 giữ ổn định biên chế cơ quan Văn phòng Hội và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bố trí việc làm cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

2.3. Cơ sở vật chất

- Xây dựng, cải tạo trụ sở đảm bảo chức năng cho hoạt động VHNT; trang bị cơ bản các thiết bị phục vụ cho các hoạt động chuyên ngành bao gồm: Các phòng làm việc chuyên môn, phòng chức năng, hội trường, phòng hội thảo, phòng lưu trữ tư liệu (ảnh, sách, tác phẩm khác…), triển lãm…

- Đầu tư ngân sách đảm bảo cho hoạt động VHNT đáp ứng nhu cầu cơ bản cho các hoạt động xuất bản Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc; xuất bản, quảng bá, lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật. Chú trọng công tác đặt hàng với tác giả, tác phẩm chất lượng cao.

III. Nội dung hoạt động, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện

1. Về sáng tác

1.1. Đẩy mạnh phong trào sáng tác trong lực lượng hội viên và nhân dân tạo ra các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao:

+ Phát động và tổ chức các cuộc thi sáng tác về chuyên đề, chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng sáng tác của hội viên và phát hiện tài năng trẻ.

+ Hàng năm tổ chức các trại sáng tác, đặc biệt các trại sáng tác chuyên sâu cho các loại hình tiểu thuyết, trường ca, kịch bản, sân khấu phim dài tập, hợp xướng, mỹ thuật ứng dụng…

1.2. Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các đợt sáng tác

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền với các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, các địa phương. Có chính sách đặt hàng với các tác giả sáng tác những tác phẩm dài, tác phẩm sâu sắc về ngành, địa phương cơ sở, đặc biệt là đề tài lịch sử cách mạng, CNH - HĐH đất nước…

+ Phát động phong trào sáng tác trong quần chúng ở các ngành, cơ quan, đơn vị…, tạo phong trào xã hội hóa rộng khắp trong lĩnh vực VHNT.

2. Về lý luận, phê bình VHNT

2.1. Thành lập Hội đồng lý luận, phê bình VHNT cấp tỉnh có sự tham gia của các chuyên gia ngành văn học, nghệ thuật thuộc Hội.

2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho công tác lý luận, phê bình VHNT.

2.3. Mỗi năm Hội đồng lý luận phê bình VHNT cấp tỉnh tổ chức 01 chương trình Hội thảo quy mô, gồm nhiều chuyên đề chuyên sâu, bàn những vấn đề mang tính định hướng, tổng hợp của mỗi giai đoạn, thời kỳ, xu thế phát triển VHNT nhằm định hướng sáng tác cho lực lượng hội viên.

2.4. Khuyến khích và có chính sách ưu tiên đầu tư các tác giả hội viên, công tác viên có các công trình nghiên cứu về lý luận, phê bình VHNT.

3. Về quảng bá phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật

3.1. Xuất bản sách

Khuyến khích, tạo điều kiện để hội viên xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Đặt hàng các tác phẩm có chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư xuất bản và đặt hàng về các tác phẩm VHNT.

3.2. Quảng bá phổ biến tác phẩm

- Tăng cường giới thiệu tác phẩm, tác giả trên các phương tiện thông tin truyền thông.

- Hỗ trợ sản xuất các băng, đĩa ca nhạc, sân khấu phục vụ các nhu cầu của các ngành, địa phương và tỉnh bằng hai nguồn vốn: Ngân sách và xã hội hóa.

- Tổ chức tham gia các hội thi, hội diễn, tọa đàm, hội thảo sinh hoạt trong từng chuyên ngành trong nước và quốc tế

- Dịch tác phẩm có chất lượng ra tiếng nước ngoài.

4. Giải pháp về nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc

4.1. Nâng cao chất lượng về nội dung

- Không ngừng nâng cao chất lượng tác phẩm thuộc các chuyên ngành trên Tạp chí; tạo bản sắc riêng văn hóa, vùng đất, con người Vĩnh Phúc.

- Giới thiệu tinh hoa VHNT của tỉnh Vĩnh Phúc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và Quốc tế.

- Đẩy mạnh trang văn nghệ trẻ, văn nghệ học đường nhằm thu hút, phát hiện và bồi dưỡng lực lượng kế thừa và tài năng trẻ VHNT.

- Duy trì và phát triển các chuyên trang, chuyên mục phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, trong đó có chuyên mục phòng, chống “diễn biến hòa bình”.

- Hàng năm tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nâng cao chất lượng tác phẩm Tạp chí.

4.2. Tăng số lượng phát hành và kinh phí

- Từ năm 2023, Tạp chí phấn đấu mỗi năm ra 2 số Phụ chương Văn nghệ trẻ Vĩnh Phúc, nhằm cập nhật thông tin kịp thời và giới thiệu các tác phẩm VHNT cho các tài năng trẻ và văn học cho các trường học.

- Kinh phí đầu tư đảm bảo cho số lượng phát hành; nhuận bút tương xứng với các tác phẩm văn học, nghệ thuật trên Tạp chí (Thực hiện theo Quyết định số 37/2020/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, về quy định nhuận bút, thù lao trong hoạt động xuất bản bản tin, thông tin điện tử, truyền thanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc). Có cơ chế cho phép xã hội hóa và quảng cáo trên Tạp chí để mở rộng các chương trình quảng bá, xuất bản.

4.3. Tổ chức bộ máy Tạp chí

- Đảm bảo biên chế cán bộ để Tạp chí thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ.

- Phát triển mạng lưới cộng tác viên: Xây dựng mạng lưới cộng tác viên đều khắp các huyện, thị xã, thành phố, các ngành để phản ánh đồng đều các lĩnh vực của tỉnh, địa phương cơ sở trên Tạp chí. Hàng năm mở hội nghị công tác viên tiêu biểu, trong đó có chính sách mời các văn nghệ sĩ tiêu biểu ở các chuyên ngành VHNT Trung ương và người Vĩnh Phúc công tác ở ngoài tỉnh hoạt động trên lĩnh vực VHNT và xuất bản để cộng tác xây dựng phát triển Tạp chí.

- Mở rộng phát hành Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc và quảng bá VHNT Vĩnh Phúc ở các thành phố lớn trong nước và một phần ở nước ngoài.

5. Xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù quy định mức giải thưởng về văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

- Tham mưu xây dựng chính sách đặc thù Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức giải thưởng về văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh là giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích các tác giả sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị để phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc là giải thưởng nhằm tôn vinh những tác giả - tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc nhất của tỉnh trong thời gian 5 năm. Đồng thời ghi nhận thành quả lao động sáng tác văn học, nghệ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục cổ vũ, động viên đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ trong việc sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị, phục vụ sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước trong tình hình mới.

6. Tổ chức bộ máy làm công tác VHNT

6.1. Xây dựng bộ máy làm công tác VHNT có phẩm chất trong sáng, trung thành với đường lối văn nghệ của Đảng, say mê sáng tạo những tác phẩm VHNT mang tầm thời đại. Đổi mới công tác quản lý. Xây dựng Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị vững mạnh tiêu biểu cả nước.

6.2. Ban hành các cơ chế của tỉnh đối với xây dựng đội ngũ làm công tác VHNT; chú trọng tuyển dụng và đào tạo thu hút nhân tài về công tác VHNT.

6.3. Từng bước xắp xếp, ổn định tổ chức và bộ máy hoạt động của Hội văn học nghệ thuật.

7. Cơ sở vật chất

7.1. Trụ sở: Phấn đấu để Trụ sở Hội VHNT có đủ các phòng chức năng hoạt động, triển lãm nhỏ, lưu trữ, thư viện, hội thảo, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc… theo Quyết định số 69/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 1043/QĐ-UBND ngày 02/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa công vụ giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

7.2. Đầu tư trang bị vật chất và đảm bảo kinh phí mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu VHNT; các Trại sáng chuyên sâu; diễn cho sân khấu, âm nhạc; liên hoan, triển lãm ảnh, mỹ thuật; công bố giới thiệu quảng bá các tác phẩm...

8. Đánh giá tổng kết thực hiện Đề án

Cuối năm 2025 (quý IV) đánh giá tổng kết Đề án để điều chỉnh mục tiêu, bổ sung giải pháp thực hiện Đề án giai đoạn 2026 - 2030.

IV. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện Đề án (có thuyết minh chi tiết kèm theo đề án)

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 10.560 triệu đồng. Bằng chữ: (Mười tỷ, năm trăm sáu mươi triệu đồng chẵn).

2. Nguồn kinh phí: Được bố trí từ ngân sách tỉnh, kinh phí thực hiện lồng ghép với các nhiệm vụ, chương trình, dự án và các nguồn hợp pháp khác.

PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

Là đầu mối phối hợp với các ngành, các địa phương trong việc thực hiện Đề án; đồng thời theo dõi định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và Báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2022 - 2025 vào quý IV năm 2025.

Hằng năm, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật thực hiện chức năng quản lý nhà nước và định hướng cho Hội trong phát triển văn học, nghệ thuật.

3. Sở Nội vụ

Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh bố trí biên chế, cán bộ Hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp văn học, nghệ thuật tỉnh theo Đề án.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.

5. Sở Thông tin Truyền thông

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về thực hiện đề án trên Cổng thông tin và Giao tiếp điện tử tỉnh.

6. Ủy ban MTTQ tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực hưởng ứng các hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án.

7. UBND các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố thống nhất với Hội Văn học Nghệ thuật xây dựng kế hoạch phát triển văn học, nghệ thuật của địa phương theo nội dung của Đề án; tạo điều kiện thuật lợi để Hội Văn học Nghệ thuật hoạt động có hiệu quả. Đồng thời cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp và nhân dân địa phương đẩy mạnh các hoạt động văn học nghệ thuật nhằm thực hiện thắng lợi Đề án./.

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ

(Kèm theo Đề án phát triển Văn học nghệ thuật, giai đoạn 2022 - 2025)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Dự toán kinh phí
giai đoạn 2022 - 2025

Ghi chú

1

Kinh phí hỗ trợ, phổ biến và quảng bá các tác phẩm VHNT

4,320

Phụ lục số 01

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án hằng năm được bố trí từ nguồn chi thường xuyên

2

Kinh phí hỗ trợ Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc và trang Website của Hội.

5,640

Phụ lục số 02

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án hằng năm được bố trí từ nguồn chi thường xuyên

3

Giải thưởng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng năm (Kế hoạch, cơ cấu giải, kinh phí tổ chức trao giải, kinh phí giải thưởng… Hội Văn học Nghệ thuật hàng năm sẽ xây dựng dự trù kinh phí trình UBND tỉnh khi Đề án được phê duyệt)

600

Bình quân mỗi năm 150 triệu đồng.

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án hằng năm được bố trí từ nguồn chi thường xuyên lồng ghép với các nhiệm vụ chuyên môn hàng năm

Cộng mục I

10,560

Bằng chữ: Mười tỷ, năm trăm sáu mươi triệu đồng chẵn./.)

* Ghi chú: Hội Văn học Nghệ thuật sẽ lập kế hoạch chi tiết kinh phí chi hỗ trợ hàng năm cho từng hạng mục trình UBND tỉnh khi Đề án được phê duyệt.

PHỤ LỤC SỐ 01

DỰ TOÁN KINH PHÍ

Hỗ trợ, phổ biến và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025

(Kèm theo Đề án phát triển Văn học nghệ thuật giai đoạn 2022 - 2025)

ĐVT: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Kinh phí đã thực hiện
giai đoạn 2018-2021

Dự kiến kinh phí
giai đoạn 2022-2025

2018

2019

2020

2021

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

1

Kinh phí xuất bản tác phẩm

360

360

360

360

1,440

432

432

432

432

1,728

2

Kinh phí hỗ trợ làm và quảng bá tác phẩm

270

270

270

270

1,080

324

324

324

324

1,296

3

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng …phát triển VHNT

90

90

90

90

360

108

108

108

108

432

4

Kinh phí tổ chức đi thực tế và mở Trại sáng tác

180

180

180

180

720

216

216

216

216

864

Tổng cộng

900

900

900

900

3,600

1,080

1,080

1,080

1,080

4,320

PHỤ LỤC SỐ 02

DỰ TOÁN KINH PHÍ

Tạp chí văn nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 - 2025

(Kèm theo Đề án phát triển Văn học nghệ thuật giai đoạn 2022 - 2025)

ĐVT: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Giai đoạn 2018-2021

Giai đoạn 2022-2025

2018

2019

2020

2021

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

1

Kinh phí in ấn, xuất bản

198

198

198

198

792

237

237

237

237

948

2

Kinh phí nhuận bút, phát hành (12 số /1 năm)

977

977

977

977

3,908

1,173

1,173

1,173

1,173

4,692

Tổng cộng

1,175

1,175

1,175

1,175

4,700

1,410

1,410

1,410

1,410

5,640

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2304/QĐ-UBND ngày 30/11/2022 phê duyệt Đề án Phát triển Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.182

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.76.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!