Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 22/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 05/01/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 22/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, với các nội dung chính sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Gắn phát triển văn hóa nông thôn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc; đồng thời, cụ thể hóa thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thực hiện phát triển văn hóa nông thôn theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội hóa, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hóa nông thôn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nông thôn mới trên địa bàn xã; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

a) Đối với vùng đồng bằng:

- 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó 25% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;

- 70% nhà văn hóa và khu thể thao xã và 70% nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 70% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó có 15% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giầu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa;

- 60% làng (thôn, ấp, bản) giữ vững và phát huy danh hiệu (Làng văn hóa”, trong đó 40% làng (thôn, ấp, bản) văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;

- 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa;

- 90% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.

b) Đối với vùng miền núi, hải đảo, biên giới:

- 30% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó: 15% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;

- 50% nhà văn hóa và khu thể thao xã và 50% nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 60% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó 5% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa;

- 50% làng (thôn, ấp, bản) giữ vững và phát huy danh hiệu “Làng văn hóa”, trong đó 15% làng (thôn, ấp, bản) văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;

- 70% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa;

- 80% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.

3. Định hướng đến năm 2020:

a) Tiếp tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015.

b) Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn mới cấp xã.

- 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa

a) Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”; phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn.

b) Xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn: Hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cương, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, có tinh thần tương thân, tương ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng.

2. Nâng cao chất lượng làng văn hóa

a) Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa văn hóa làng (thôn, ấp, bản), tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa, ý thức và vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Làng văn hóa”; phổ biến nhân rộng mô hình làng văn hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phụ; huy động được nội lực của người dân nông thôn xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới.

b) Xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa bền vững, thực sự là những điểm sáng về văn hóa ở nông thôn: Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái giầu bản sắc dân tộc, có môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn.

3. Thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã

a) Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

c) 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

d) Môi trường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

đ) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; xã đạt danh hiệu lành mạnh không có tệ nạn xã hội.

e) Bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa dân tộc.

g) Làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

4. Hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn.

a) Hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã:

- Đảm bảo diện tích đất sử dụng theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở;

- Từng bước xây dựng các thiết chế: Đài truyền thanh, thư viện, phòng thông tin, các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, sân tập ngoài trời thuộc trung tâm văn hóa, thể thao xã;

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khai thác, quản lý và phát huy hiệu quả trung tâm văn hóa, thể thao xã.

b) Xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn:

- Phát triển nhà văn hóa, khu thể thao ở cấp thôn gắn với phong trào xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa;

- Xây dựng hạt nhân văn hóa, thể thao làm nòng cốt để duy trì thường xuyên các hoạt động của nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn.

c) Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn:

- Tăng cường các hoạt động sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn hóa – nghệ thuật, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Tăng cường hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa nhà nước, đưa các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tăng cường đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa – xã hội cấp xã và hạt nhân văn hóa cơ sở cấp thôn;

- Tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống;

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn: liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi các môn thể thao ở nông thôn.

IV. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn

a) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở và người dân ở nông thôn về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng nông thôn trong quá trình phát triển văn hóa nông thôn.

b) Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch nhà nước ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

c) Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở các cấp thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn.

d) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; nghiên cứu và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về phát triển văn hóa nông thôn.

đ) Đổi mới phương thức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân ở nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa.

2. Tăng cường nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn

a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” xem đây là giải pháp quan trọng để huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực cho sự phát triển văn hóa nông thôn.

b) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đầu tư 100% kinh phí xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao cấp thôn, ưu tiên vùng có hoàn cảnh đặc biệt, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

c) Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

d) Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả “Quỹ phát triển văn hóa nông thôn” nhằm huy động các nguồn lực cho sự phát triển văn hóa nông thôn; lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch ở các cấp với việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn.

đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật về phát triển văn hóa nông thôn.

b) Gắn chỉ đạo triển khai thực hiện đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với chỉ đạo phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch hàng năm.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về văn hóa cho người dân ở nông thôn.

d) Chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, hệ thống thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

đ) Tổ chức các chương trình, hoạt động văn hóa, tuyên truyền phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

e) Cụ thể hóa tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã; hướng dẫn xét; công nhận xã đạt tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới. Triển khai thí điểm xây dựng xã nông thôn mới về văn hóa tại 11 xã điểm thuộc “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” theo Thông báo số 238-TB/TW ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh, thành phố.

b) Chỉ đạo thực hiện và vận dụng thực hiện chính sách pháp luật về phát triển văn hóa nông thôn.

c) Phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn, chỉ đạo các địa phương, cơ sở dành quỹ đất công để xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã và nhà văn hóa, khu thể thao thôn, bản.

d) Cân đối ngân sách hàng năm, hỗ trợ đầu tư ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn.

đ) Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn.

e) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thí điểm phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã từ 01 đến 03 xã giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 (ngoài 11 xã điểm thuộc “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL, ĐP, KTN, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 22/QD-TTg

Hanoi, January 05, 2010

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON RURAL CULTURE DEVELOPMENT THROUGH 2015, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Resolution No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008, on the promulgation of the Government's action program for materialization of the Resolution of the 7th plenum of the Xth Party Central Committee on agriculture, farmers and rural areas;
At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on rural culture development through 2015, with orientations toward 2020, with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

1. To associate rural culture development with agricultural development, building a new-type countryside in the spirit of the Resolution of the 7!h plenum of the Xth Party Central Committee on agriculture, farmers and rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To develop rural culture under the guideline of bringing into play the active role of local population community as key. The State will play the guiding and supporting role and at the same time adopt mechanisms and policies to encourage investment in, attract social resources and mobilize people's contributions for rural culture development.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

To raise the rural inhabitants' awareness and sense of observance of law and regulations on culture; to build, consolidate and develop systems of grassroots cultural and sports institutions, creating conditions for rural dwellers to raise their cultural enjoyment and to participate in cultural activities and creation; to raise the quality of the movement of building cultured families, cultured villages, materializing the criteria on development of new rural culture in communes; building rural people, families and communities and a healthy rural cultural environment rich in national cultural identities, creating a motive force for boosting agricultural development and building a new-type countryside.

2. Specific objectives through 2015 a/ For delta regions:

- 50% of the rural population will regularly participate in cultural and sports activities, of whom 25% will practice regular physical and sport training;

- 70% of commune cultural houses and sports complexes and 70% of village cultural houses and sports complexes will meet the standards set by the Ministry of Culture, Sports and Tourism;

- 70% of families will maintain and promote the "Cultured Family" title, of which 15% will get rich from agricultural commodity production;

- 60% of villages (hamlets) will maintain and promote the "Cultured Village" title, of which 40% will meet the standards on physical foundations and socio-economic infrastructure of a new-type countryside;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 90% of rural culture and sports cadres will be professionally trained.

b/ For mountainous, island and border regions:

- 30% of the rural population will regularly participate in cultural and sports activities, of which 15% will practice regular physical and sports training;

- 50% of commune cultural houses and sports complexes and 50% of village cultural houses and sports complexes will meet the standards set by the Ministry of Culture. Sports and Tourism;

- 60% of families will maintain and promote the "Cultured Family" title, of which 5% will get rich from agricultural commodity production;

- 50% of villages (hamlets) will maintain and promote the "Cultured Village" title, of which 15% will meet the standards on physical foundations and socio-economic infrastructure of a new-type countryside;

- 70% of farmers will be familiarized with the law and regulations on culture;

- 80% of rural culture and sport cadres will be professionally trained.

3. Orientations toward 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To strive to achieve the criteria on building rural culture at the commune level:

- 100% of villages will have cultural houses and sports complexes meeting the standards set by the Ministry of Culture, Sports and Tourism;

- 70% of villages or hamlets or more will achieve the cultured village standards set by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

III. CONTENTS OF THE SCHEME

1. To raise the quality of cultured families

a/ To raise people's awareness of family culture, the standards for the cultured family title, the voluntariness and self-consciousness of families in building, keeping up and promoting the "Cultured Family" title; to widely disseminate and develop the model of cultured rural families that get rich from agricultural commodity production and rural service provision.

b/ To build model and standard cultured families in rural areas: Harmony, equality, progress, happiness, good discipline, stable economic life, development, inheritance and promotion of fine traditional values of the Vietnamese family, selective absorption of advanced values of families in a developed society, the spirit of close association and mutual affection for each other, self-management, democracy and capability to act as masters in community activities.

2. To raise the quality of cultured villages

a/ To raise people's awareness of the significance of village (hamlet) culture, the standards of cultured villages, the self-management sense and role of population communities in building, keeping up and promoting the "Cultured Village" title; to widely disseminate and develop the model of cultured villages which restructure their economy, develop sideline occupations and mobilize internal resources of rural inhabitants for building physical foundations and socio-economic infrastructure of the new-type countryside.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Criteria on development of rural culture at commune level

a/ Commune cultural houses and sports complexes meet the standards set by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

b/ At least 70% of villages or hamlets satisfy the cultured village standards set by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

c/ 100% of villages have their own cultural houses and sport complexes as provided by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

d/ The environment meets the standards set by the Ministry of Natural Resources and Environment.

e/ The grassroots democracy regulations are well implemented; security, social order and safety are firmly maintained; the commune is honored the title of healthy commune free from social evils.

f/ Historical and cultural relics, natural landscapes and national cultural heritages are well protected.

g/ To well direct and implement the movement "Entire People Unite to Build a Cultural Life'" and the campaign "Entire People Unite to Build a Cultural Life in Residential Quarters."

4. To complete the system of cultural and sport institutions in rural areas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To ensure land areas under the planning on development of the system of grassroots cultural institutions;

- To incrementally build up the institutions of public-address networks, libraries, information bureaus, community-based study centers, gyms, and outdoors physical training grounds in commune cultural and sports centers;

- To renew the contents and methods of operation, exploitation, management and promotion of commune cultural and sports centers.

b/ To build cultural houses and sports complexes at village level:

- To develop village-level cultural houses and sports complexes in association with the movement for building cultured villages (hamlets);

- To develop cultural and sports activists for maintaining the regular operation of village cultural houses and sports complexes.

c/ To intensify and raise the quality of cultural and sport activities in rural areas:

- To intensify literary and art creation and dissemination activities as well as propagation programs on agriculture, farmer and countryside topics;

- To intensify the operation of state-run non­business cultural units, introducing programs on cultural and artistic activities in service of people in deep-lying, remote, border, island and ethnic minority regions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To create conditions for rural inhabitants to participate in creating, conserving and teaching folklore culture and arts;

- To well organize cultural and sport activities in the countryside: mass art festivals and sports competitions.

IV. SOLUTIONS

1. To raise the effectiveness of leadership, direction and organization of the performance of tasks of rural culture development

a/ To step up communication and education activities, contributing to raising the awareness of authorities, branches and mass organizations from the central to grassroots level and rural population of culture and tasks to develop rural culture; to bring into play the mind activity and efforts of people as well as the self-management role of rural communities in the process of rural culture development.

b/ To include the rural culture development objectives and tasks in resolutions of the Party Committees at all levels and state plans at different levels for centralized leadership and direction of the implementation thereof.

c/ To enhance the coordination and support of Fatherland Front and mass organizations at different levels for the attainment of rural culture development objectives.

d/ To intensify inspection, guidance and professional training activities; to raise the quality of the movement for building cultured families and cultured villages, building and widely developing advanced models; to study, review and draw practical experience from rural culture development.

e/ To renew methods of directing and performing the tasks of rural culture development; methods of communicating, mobilizing and rallying rural inhabitants for participation in building a cultural life.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To effectively further the movement "All the People Unite to Build a Cultural Life" and the campaign "All the People Unite to Built a Cultural Life in Residential Quarters," considering this an important measure to mobilize the integrated strength of all resources for rural culture development.

b/ Local budgets (of provinces, districts and communes) will pay 100% of the funds for building commune cultural and sports centers; support the construction of village cultural houses and sports grounds, prioritizing areas meeting with exceptional difficulties, deep-lying, remote, border, island and ethnic minority areas.

c/ To further implement the policies of encouraging socialization and creating conditions for individuals, organizations and enterprises to invest in the construction of foundations for cultural and sports activities, entertainment and recreation in rural areas in accordance with the Government's Decree No. 69/2008/ND-CP of May 30, 2008, on incentive policies for socialization of activities in the fields of education, vocational training, healthcare, culture, sports and environment.

d/ To set up, manage and efficiently use rural-culture development funds, aiming to mobilize resources for rural culture development; to integrate national target programs on culture, programs and projects on rural socio- economic development and cultural, sports and tourist development tasks at all levels for the attainment of the rural culture development objectives.

e/ To provide professional training and retraining for the contingent of grassroots cultural and sports cadres.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and central branches and organizations in, performing the following tasks:

a/ Formulating and promulgating according to its competence or submitting to the Prime Minister for promulgation legal documents on rural culture development.

b/ Combining the direction of the implementation of the Scheme on rural culture development through 2015, with orientations toward 2020, with the direction of the annual cultural, spoits and tourist development plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Directing the raising of quality of the movement for building cultured families, cultured villages, cultural institutions system and cultural and sports activities in service of agricultural development and building of a new-type countryside.

e/ Organizing cultural and propagation programs and activities to serve agricultural and rural development.

f/ Concretizing the criteria on rural culture development at commune level; guiding the consideration and recognition of communes satisfying the criteria on cultural development of a new-type countryside. Experimenting cultured communes of a new-type countryside in 11 pilot communes under the program on experimentally building a new-type rural model in the period of accelerated industrialization and modernization in accordance with the Party Central Committee's Notice No. 238/TB-TW of April 7, 2009.

2. The Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Information and Communications, the Ethnic Affairs Committee, the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the Vietnam War Veterans Association, the Vietnam Women's Union, the Vietnam Peasants' Association, and the Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in guiding, directing and supporting localities in the implementation of this Scheme.

3. Provincial-level People's Committees shall coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism as well as concerned ministries and branches in performing the following tasks:

a/ Directing the implementation of programs, plans, schemes and projects on rural culture development in provinces or centrally run cities.

b/ Directing the implementation and application of policies and law on rural culture development.

c/ Approving and implementing the planning on development of the rural cultural institutions system, directing localities and establishments to set aside public land funds for the construction of commune cultural and sport centers and village cultural houses and sports complexes.

d/ Balancing annual budgets, providing budget investment supports for the attainment of rural-culture development objectives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Provinces and centrally run cities shall direct the experimental development of rural culture in their respective 1 - 3 communes in the 2010-2012 period (in addition to 11 pilot communes under the program on pilot building of a new-type countryside model in the period of accelerated industrialization and modernization).

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned agencies shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.622

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.134.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!