Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2141/QĐ-UBND 2021 Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP Kiên Giang

Số hiệu: 2141/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Lâm Minh Thành
Ngày ban hành: 06/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2141/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 06 tháng 09 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và Công văn số 1100/BNN-VPĐP ngày 24 tháng 2 năm 2021 về việc tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (2021-2025);

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 30/TTr-SDL ngày 07 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau: (Đính kèm Đề cương và dự toán Đề án).

1. Mục tiêu lập Đề án

Đề án phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP được thực hiện với mục tiêu phát huy hiệu quả giá trị bản địa, nhằm khai thác tiềm năng về nông nghiệp, du lịch theo hướng bền vững, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

2. Nhiệm vụ của Đề án

- Nhận diện tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh Kiên Giang;

- Nhận diện tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang;

- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang;

- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu lập Đề án

3.1. Về phạm vi

- Phạm vi không gian: Nằm trong phạm vi hành chính tỉnh Kiên Giang, phân theo các vùng du lịch.

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2021 - 2025, định hưng 2030

3.2. Về đối tượng nghiên cứu

Du lịch nông thôn và Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang, cụ thể là các điểm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.

4. Danh mục hồ sơ Đề án

- Báo cáo tổng hợp Đề án;

- Báo cáo tóm tắt Đề án;

- Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt Đề án;

- Các phụ lục khác kèm theo;

- USB chứa toàn bộ dữ liệu Đề án.

- Số lượng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý Đề án.

5. Chi phí và thời gian lập Đề án

5.1. Chi phí

- Chi phí lập Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” là 459.843.000 đồng (Bốn trăm năm mươi chín triệu, tám trăm bốn mươi ba ngàn đồng chẵn).

- Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.

5.2. Thời gian

- Các số liệu hiện trạng được phân tích đánh giá trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2020.

- Định hưng và giải pháp được xác định cho giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

6. Tổ chức thực hiện

- Thời gian lập Đề án không quá 05 tháng kể từ ngày ký quyết định phê duyệt Đề cương.

- Cơ quan phê duyệt Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Cơ quan thẩm định Đề án: Hội đồng thẩm định của tỉnh Kiên Giang.

- Cơ quan lập Đề án: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang.

- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn theo quy định của pháp luật.

7. Khung nội dung báo cáo

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết xây dựng Đề án.

2. Các căn cứ xây dựng Đề án.

3. Phạm vi, đối tượng thực hiện Đề án.

4. Phương pháp xây dựng Đề án.

PHẦN II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH KIÊN GIANG

1. Tổng quan.

2. Điều kiện phát triển du lịch nông thôn và Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang.

3. Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh Kiên Giang.

PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH KIÊN GIANG

1. Quan điểm và mục tiêu.

2. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP theo dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP theo Bộ tiêu chí, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

4. Đề xuất các dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch gắn với Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

5. Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch gắn với Chương trình OCOP.

6. Vốn đầu tư.

7. Hiệu quả khi triển khai Đề án.

8. Tổ chức thực hiện.

9. Kế hoạch triển khai thực hiện.

PHẦN IV: KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

Điều 2. Sở Du lịch có trách nhiệm tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt Đề án theo quy trình, quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 của QĐ;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Sở Du lịch (10 bản);
- LĐVP, Phòng: KGVX, KT, TH;
- Lưu: VT, lttram.

CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

 

Đề cương và Dự toán Đề án phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

 

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH KIÊN GIANG

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030

 

 

Đại diện chủ đầu tư
SỞ DU LỊCH KIÊN GIANG
GIÁM ĐỐC




Bùi Quốc Thái

Kiên Giang, tháng 7 năm 2021

 

Phần I

PHẦN MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hiện nay, phát triển du lịch nông thôn (DLNT) gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nâng cao đời sống người dân tại các vùng nông thôn Việt Nam được các cấp quản lý quan tâm nhiều trong các chiến lược, đề án phát triển. Trong giai đoạn vừa qua, hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và cụ thể là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được chứng minh qua thực tiễn, nhiều địa phương có cách triển khai sáng tạo, đem lại sức sống mới và dần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Chương trình đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn năm 2018 tăng 2,78 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh từ 17,35% năm 2010 xuống còn khoảng 5,9% năm 2019, khoảng cách phát triển giữa nông thôn - đô thị từng bước được thu hẹp1.

Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn tăng trưởng nhanh. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 38,1% năm 2018, thu nhập bình quân từ hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng, chiếm 78% tổng thu nhập của hộ dân ở nông thôn năm 20191. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, hình thành được nhiều vùng nông nghiệp chuyên canh phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và dần đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Hợp tác xã (HTX) ngày càng phát huy vai trò liên kết hộ nông dân với nhau và kết nối giữa nông thôn với doanh nghiệp liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngày càng phát triển và chặt chẽ, hiệu quả. Đến hết năm 2019, cả nước đã có 15.363 HTX và 36.822 tổ hợp tác. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng phát triển nhanh chóng góp phần việc tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân. Đến nay cả nước đã có gần 2500 sản phẩm OCOP[1]. Nông nghiệp ngày càng trở thành khu vực hấp dẫn thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào đầu tư. Trong thời gian ti, việc tiếp tục triển khai các Chương trình trên đang được các cấp quản lý quan tâm đầu tư, triển khai ở nhiều vùng nông thôn trên cả nước, đặc biệt gắn với việc phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Tuy nhiên, với gần 65% dân số Việt Nam sống ở các vùng nông thôn như hiện nay, việc phát triển kinh tế cho người nông dân nói riêng và kinh tế vùng nông thôn nói chung là rất khó khăn, cần có những giải pháp khả thi và phù hợp. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để khắc phục những khó khăn, hạn chế, phát triển kinh tế khu vực nông thôn và một trong số đó là đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công, thương nghiệp và đặc biệt là dịch vụ du lịch, một trong các giải pháp đó là việc phát triển du lịch nông thôn gắn với NTM và Chương trình OCOP. Du lịch nông thôn là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế địa phương, vận dụng sản phẩm nông nghiệp, giá trị văn hóa khu vực nông thôn để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, vừa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân, vừa nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 490 ngày 02/05/2018 về việc phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và quyết định 781/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung, ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” nhằm đánh giá, xếp hạng các sản phẩm đủ tiêu chuẩn và định hưng phát triển bền vững sản phẩm du lịch vùng nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Du lịch nông thôn phát triển song hành cùng Chương trình OCOP sẽ gia tăng nội lực cho sản phẩm, nâng cao giá trị, phát triển đầu ra và quảng bá cho sản phẩm đó. Bên cạnh đó, sự liên kết này còn giúp kết nối chuỗi giá trị du lịch nông thôn, giải quyết việc làm cho cộng đồng tại chỗ, thu nhập và trình độ của người dân sinh sống tại nông thôn ngày càng được nâng cao, các giá trị tự nhiên và nhân văn của địa phương được bảo tồn.

Với tiềm năng và điều kiện phát triển hiện có, trong thời gian qua, Kiên Giang tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 7,22%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 2.458 USD/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách gấp 2,13 lần so với 2015 và đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long[2]. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch đều tăng trưởng khá, đã chủ động cơ cấu lại các vùng sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hữu cơ, đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản xa bờ, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực và thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, chương trình OCOP chính là động lực để nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương, việc công nhận, xếp hạng 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kiên Giang năm 2020 đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Bên cạnh đó, ngày 13/8/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó xác định mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 như sau: Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và phát triển ít nhất 120 sản phẩm mới và hiện có (bình quân 08 sản phẩm/huyện, thành phố/năm) đạt 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm 5 sao cấp tỉnh. Xác định từ 10 - 20 sản phẩm OCOP của các tổ chức kinh tế, để tham gia các chuỗi giá trị tại các địa phương, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát triển và thương mại hóa các sản phẩm truyền thống.

Ngành du lịch Kiên Giang đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thời gian qua. Năm 2019, Tổng lượt khách đến tham quan du lịch trên địa bàn đạt 8.780.484 lượt, tăng 13,9% so với cùng kỳ, đạt 105,8% so với kế hoạch năm. Trong đó khách quốc tế là 713.291 lượt, tăng 19,5% so với cùng kỳ, đạt 111,5% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch đạt 21.947,9 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 106,3% so với kế hoạch năm[3]. Năm 2020 do đại dịch Covid-19, ngành du lịch tỉnh gặp nhiều khó khăn, kết quả hoạt động nhiều nội dung chưa đạt chỉ tiêu đề ra: tổng lượt khách đến tham quan du lịch ước 5.206.720 lượt khách, đạt 55,8% kế hoạch, giảm 40,7% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt 184.953 lượt khách, đạt 24,7% kế hoạch và giảm 74,1% so với cùng kỳ; tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 7.867 tỷ đồng, đạt 39,3% kế hoạch, giảm 57,7% so với cùng kỳ[4]. Hiện nay, tỉnh tập trung phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, kêu gọi đầu tư xây dựng và phát triển các dự án thuộc bốn vùng du lịch trọng điểm: Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Hải và U Minh Thượng.

Trong bối cảnh đó, đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030” là giải pháp cần thiết và cấp bách nhằm khai thác lợi thế về du lịch nông thôn, tận dụng ưu thế phát triển Chương trình OCOP và NTM để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo, định hướng đến năm 2030.

II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Các căn cứ để làm cơ sở cho việc xây dựng đề án, đưa ra các định hướng phù hợp như sau:

1. Căn cứ pháp lý

1.1. Văn bản cấp Trung ương

- Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017 về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương trong đó có khu vực nông thôn;

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

- Công văn số 1100/BNN-VPĐP ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong năm 2021;

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/08/2019 của Thủ tưng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

- Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPCP ngày 05 tháng 06 năm 2017 của Bộ nông nghiệp phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng 2030 & bộ công cụ điều tra, khảo sát;

- Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

- Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTG ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm;

- Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

1.2. Văn bản cấp tỉnh và địa phương

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 109/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 18 tháng 6 năm 2018 về thực hiện nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2020 UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025”;

- Kế hoạch số 118/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

- Quyết định số 3095/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng năm 2030.

2. Căn cứ thực tiễn

Đề án được nghiên cứu xây dựng dựa trên thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là thông qua đánh giá toàn diện hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, Chương trình OCOP theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch nông thôn gắn Chương trình OCOP nhằm phát huy tối đa nguồn lực nông thôn cũng như tận dụng ưu thế hỗ trợ từ Chương trình OCOP vào phát triển du lịch nông thôn nói riêng và kinh tế - xã hội địa phương nói chung là hướng đi mới, có tiềm năng mang lại hiu quả cao thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế theo chiều sâu, khai thác tiềm năng về nông nghiệp, du lịch theo hướng bền vững, thích ứng với giai đoạn phát triển mới của địa phương.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP

1. Phạm vi thực hiện

- Phạm vi không gian: tỉnh Kiên Giang, phân theo các vùng du lịch.

- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2021 2025, định hướng 2030

2. Đối tượng thực hiện

Du lịch nông thôn và Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang mà cụ thể là các điểm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng (DLCĐ) của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình.

IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG

1. Phương pháp tiếp cận theo hướng phát huy sc mạnh nội tại của địa phương.

Đề án phát triển DLNT gắn với Chương trình OCOP được tiếp cận trên góc độ phát triển tối đa tiềm năng địa phương, tận dụng ưu thế, nguồn lực từ Chương trình OCOP để làm động lực phát triển kinh tế du lịch, từ đó tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn theo hướng bền vững:

Về du lịch nông thôn: Phát triển du lịch nông thôn nói riêng, đóng góp vào sự phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang nói chung, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững; hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu và có tính cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà và du lịch cả nước.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình OCOP: du lịch nông thôn góp phần phát triển sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm tại khu vực nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn ở địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân tỉnh Kiên Giang.

2. Các phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp:

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp quan sát tham dự

- Phương pháp thảo luận nhóm, làm việc nhóm tại các điểm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng

- Phương pháp phỏng vấn sâu các bên liên quan

Thông qua thực hiện các phương pháp để thu thập các dữ liệu sơ cấp về thực trạng, định hướng phát triển và đề xuất giải pháp cho các bước triển khai.

2.2. Phương pháp thu thập dữ thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn thông tin tin cậy, các báo cáo, đề án, chiến lược phát triển của địa phương, các công trình nghiên cứu có liên quan,...

Thông tin từ dữ liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp nhằm khái quát hoá tiềm năng, thực trạng phát triển DLNT và Chương trình OCOP tại Kiên Giang, các bài học kinh nghiệm từ đó làm căn cứ xây dựng Đề án.

2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu được xử lý thông qua các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, cũng như sử dụng các công cụ, phần mềm chuyên môn nhằm phục vụ cho mục tiêu thực hiện đề án.

V. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Bài học kinh nghiệm trên thế giới

2. Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam

Tóm lại, để xây dựng “Đề án phát triển Du lịch nông thôn gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” một cách hiệu quả cần huy động sức mnh nội lực địa phương, tận dụng ưu thế, nguồn lực từ nhiều bên liên quan, đồng thời khơi dậy sức mạnh và ý chí cộng đồng trong việc phát triển.

Phần II

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH KIÊN GIANG

I. TỔNG QUAN

Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông - lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu, có nhiều di tích văn hoá lịch sử lâu đời. Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.

Trong thời gian qua, Kiên Giang đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống nhân dân. Kết quả đạt được là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Kiên Giang đạt 7,22%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh (năm 2015 đạt 47.076 tỷ đồng, năm 2020 đạt 71.755 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.630 USD năm 2015, lên 2.458 USD năm 2020 (gấp 1,66 lần so với năm 2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hưng, tổng thu ngân sách năm 2020 đạt 49.807 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2015 và đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng khá[5].

Đặc biệt, du lịch phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan du lịch ước đạt 8.780.484 lượt, tăng 13,9% so với cung kỳ, đạt 105,8% so với kế hoạch năm (trong đó khách quốc tế là 713.291 lượt, tăng 19,5% so với cùng kỳ, đạt 111,5% so với kế hoạch năm), tổng thu từ du lịch đạt 21.947,9 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 106,3% so với kế hoạch năm[6]. Năm 2020, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch gặp nhiều khó khăn, tuy vậy vẫn có những dấu hiệu hồi phục tích cực: tổng lượt khách đến tham quan du lịch ước 5.206.720 lượt khách, đạt 55,8% kế hoạch, giảm 40,7% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt 184.953 lượt khách, đạt 24,7% kế hoạch và giảm 74,1 % so với cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 7.867 tỷ đồng, đạt 39,3% kế hoạch, giảm 57,7% so với cùng kỳ[7].

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đến cuối năm 2020, đã công nhận 79/117 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (bằng 67,5% tổng số xã) và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới. An sinh xã hội được bảo đảm, quan tâm hơn phúc lợi xã hội cho người dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua các năm, đầu giai đoạn 2016 - 2020 là 9,78% (cuối năm 2015), năm 2019 là 2,69%, năm 2020 giảm còn 1,91%. Ngày 13/8/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP) năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Với mục tiêu thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới. Năm 2020, tỉnh công nhận sản phẩm đạt hạng từ 3 - 4 sao đối với 18 sản phẩm của 11 chủ thể; trong đó, có 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao.

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sắp tới, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; giữ vững quốc phòng, an ninh; đổi mới, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lại thế; duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030”.

Kiên Giang tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xác định các trụ cột phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế theo chiều sâu, khai thác tiềm năng về nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch theo hướng bền vững, thích ứng với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với phát triển du lịch; tổ chức sắp xếp lại khai thác, nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, phát triển chế biến thủy sản nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy ngành du lịch, đặc biệt phát triển các vùng du lịch trọng điểm,...

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đó, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP được cho là cần thiết để giúp tỉnh khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch tại nông thôn, tận dụng ưu thế từ Chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, kết nối các bên liên quan tạo thành mô hình chuỗi giá trị, tăng cường xúc tiến, quảng bá, mở rộng thị trường..

II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ CHƯƠNG TRÌNH OCOP

1. Điều kiện tự nhiên

Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vị trí địa lý cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên gii dài 56,8km.

+ Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

+ Phía Đông Bắc giáp các tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang.

+ Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan nơi có hơn 200 km bờ biển và các đảo.

Kiên Giang có diện tích tự nhiên là 6346,3 km2 (có diện tích tự nhiên lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Kiên Giang như một Việt Nam thu nhỏ với địa hình đa dạng: biển đảo, rừng núi, đồng bằng, với nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nhiều nơi còn giữ được nét hoang sơ và di tích lịch sử nổi tiếng.

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,4°C đến 28°C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Kiên Giang có bờ biển dài (hơn 200km), trên 140 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 77.650 ha, trong đó có 43 hòn đảo có cư dân sinh sống với tổng diện tích 63.135 ha[8].

2. Điều kiện lịch sử, văn hóa

Kiên Giang được du khách biết đến như một “Việt Nam thu nhỏ”, được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh thắng thơ mộng, hấp dẫn bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, độc đáo được kết tinh từ đặc điểm sinh thái, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn có giá trị như một bảo tàng lịch sử sống động về một vùng đất ở phía Tây Nam của Tổ quốc. Nằm tận cùng ở phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi giao thoa văn hóa của 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, vì thế Kiên Giang có một kho tàng di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các lĩnh vực như ẩm thực, văn hóa - nghệ thuật, lễ hội, làng nghề truyền thống, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,...

Là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và đấu tranh cách mạng, Kiên Giang tự hào mang trong mình một quần thể di tích đa dạng và đầy sức thu hút. Toàn tỉnh hiện có trên 160 di tích, với nhiều loại hình được phân bố ở khắp các huyện, thành phố mà tập trung nhiều nhất là ở Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, U Minh Thượng; trong đó có 56 di tích được xếp hạng (01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 21 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp tỉnh). Trong đó, có 38 di tích loại hình lịch sử, 07 di tích loại hình kiến trúc nghệ thuật, 09 di tích loại hình danh lam thắng cảnh và 02 di tích loại hình khảo cổ học[9].

Ở Kiên Giang kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú, đặc sắc với nhiều loại hình như: Lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, nghề thủ công, tiếng nói, chữ viết các dân tộc, ngữ văn dân gian, tri thức dân gian,... Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá đóng góp vào kho tàng chung của văn hóa miền Tây Nam Bộ. Kiên Giang có nhiều lễ hội mang đậm tín ngưỡng của cộng đồng dân cư nên thu hút được nhiều người tham dự. Kiên Giang là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống cổ giá trị du lịch, tiêu biểu là: Nghề nắn nồi; nghề đan bàng Phú Mỹ; nghề đan lục bình; chế biến nước mắm; nghề trồng tiêu; rượu sim, rượu nếp; nghề nuôi trồng, chế tác và mua bán ngọc trai Phú Quốc; dệt chiếu Tà Niên,... làm đa dạng các sản phẩm hàng hóa, mua sắm quà lưu niệm, mang nét đặc trưng của vùng đất Kiên Giang.

3. Điều kiện hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội[10]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Kiên Giang đạt 7,22%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh (năm 2015 đạt 47.076 tỷ đồng, năm 2020 đạt 71.755 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.630 USD năm 2015, lên 2.458 USD năm 2020 (gấp 1,66 lần so với năm 2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông-lâm-thủy sản từ 40,39% xuống còn 31,54%; tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 18,11% tăng lên 20,06%; dịch vụ từ 41,5% tăng lên 48,4%.

Tổng thu ngân sách năm 2020 ước đạt 49.807 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2015; riêng năm 2020 đạt 11.540 tỷ đồng, gấp 2,13 lần so với năm 2015 và đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng khá. Đặc biệt, du lịch phát triển khá mạnh, doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. An sinh xã hội được bảo đảm, quan tâm hơn phúc lợi xã hội cho người dân; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều năm 2020 giảm còn 1,91 %.

4. Tài nguyên du lịch nông thôn[11]

Kiên Giang như một Việt Nam thu nhỏ với địa hình đa dạng: biển đảo, rừng núi, đồng bằng, với nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, nhiều nơi còn giữ được nét hoang sơ và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc,... Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:

- Phú Quốc: Có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp - Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cắm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các loại hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm...

- Vùng Hà Tiên - Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên - Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hóa núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng,...

- Rạch Giá - Kiên Hải và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Hiện tại thành phố đã và đang đầu tư nhiều công trình quan trọng, một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo và đang phát triển khá tốt. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt,...

- Vùng U Minh Thượng và phụ cận: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng - khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Óc Eo - Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một).

5. Tổng quan hiện trạng phát triển du lịch Kiên Giang

Với tiềm năng, lợi thế đó, thời gian qua du lịch Kiên Giang đã có bước phát triển mi. Giai đoạn 2016-2018, Kiên Giang đón trên 19,4 triệu lượt khách đến tham quan du lịch. Giai đoạn 2016-2020, Kiên Giang đón trên 37,5 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 101,1 % so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2015; Trong đó khách quốc tế đạt trên 2,7 triệu lượt, tăng 201,6% so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2015. Tổng thu từ du lịch đạt 66,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó doanh thu trực tiếp từ các đơn vị lưu trú, lữ hành và khu/điểm du lịch đạt hơn 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 370,3% so với giai đoạn 2011-2015.

Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan du lịch ước đạt 8.780.484 lượt, tăng 13,9% so với cùng kỳ, đạt 105,8% so với kế hoạch năm (trong đó khách quốc tế là 713.291 lượt, tăng 19,5% so với cùng kỳ, đạt 111,5% so với kế hoạch năm), tổng thu từ du lịch đạt 21.947,9 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 106,3% so với kế hoạch năm[12]. Theo báo cáo của Sở Du lịch Kiên Giang năm 2020, tổng lượt khách đến tham quan du lịch ước 5.206.720 lượt khách, đạt 55,8% kế hoạch, giảm 40,7% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt 184.953 lượt khách, đạt 24,7% kế hoạch và giảm 74,1 % so với cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 7.867 tỷ đồng, đạt 39,3% kế hoạch, giảm 57,7% so với cùng kỳ do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp du lịch ở Kiên Giang, một số cơ sở kinh doanh lữ hành xin giải thể hoặc đổi chủ, 1/2 số cơ sở lưu trú tạm ngưng hoạt động trong thời gian dịch bệnh bùng phát, lực lượng lao động trong ngành du lịch không tìm được việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số doanh thu du lịch bị thiệt hại là khoảng 5.000 tỷ đồng[13]. Tỉnh đã triển khai Chương trình kích cầu du lịch với nhiều gói giảm giá, khuyến mãi các dịch vụ để đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa; ký kết với các Công ty lữ hành xây dựng các chương trình tham quan du lịch nội tỉnh với giá khuyến mãi, giảm giá tour. Đồng thời, hỗ trợ giảm giá điện cho 267 cơ sở lưu trú du lịch nhằm tháo gỡ khó khăn cho cơ sở để sớm khôi phục lại hoạt động du lịch.

Hạ tầng ngành du lịch Kiên Giang cũng được quan tâm đầu tư mạnh. Theo UBND tỉnh Kiên Giang, đến nay toàn tỉnh đã thu hút hơn 300 dự án đầu tư phát triển trên lĩnh vực du lịch, tổng số vốn đăng ký hơn 334.000 tỷ đồng: Nhiều dự án du lịch quy mô lớn, chất lượng và đẳng cấp quốc tế đã được đưa vào khai thác. Các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, điểm du lịch tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, liên kết tốt hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư được triển khai mạnh mẽ, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện và thu hút khá nhiều dự án đu tư du lịch với một số dự án đi vào hoạt động hiệu quả, ...

Địa phương đã tổ chức các đoàn gồm cơ quan, báo chí, doanh nghiệp đi khảo sát các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế như: các tỉnh, thành thuộc Vương quốc Thái Lan, Campuchia; khảo sát, đánh giá, kết nối tour du lịch với các điểm đến du lịch tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long... để đưa vào khai thác có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cũng được quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Công tác lập, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án,... triển khai cơ bản đảm bảo yêu cầu.

Ngoài ra, đã tham gia liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành cụm phía tây Đồng bằng sông Cửu Long (Kiên Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang); Lâm Đồng, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; ký kết và triển khai thực hiện một số chương trình liên kết về du lịch với các tỉnh, thành của Vương quốc Campuchia và Thái Lan; qua đó, gắn thị trường du lịch Kiên Giang với thị trường du lịch khu vực và thế giới, tạo mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Kiên Giang đến du khách trong và ngoài nước.

6. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là 1 trong 4 tỉnh vùng ĐBSCL đã đạt vượt mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới (NTM), đến năm 2020, có 79/117 xã và huyện Tân Hiệp được công nhn đạt chuẩn, các chỉ tiêu nông thôn mới bình quân toàn tỉnh đạt 16,6 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 50 triệu đồng/người/năm. Huyện Tân Hiệp của tỉnh đã đạt huyện nông thôn mới năm 2020 và 2 huyện Giồng Riềng và Gò Quao vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020[14].

Công tác tuyên truyền, vận động đã được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động bằng nhiều hình thức thiết thực, phong trào thi đua đã hình thành nhiều mô hình mới, cách làm hay. Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, xuất hiện nhiều tập thể, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM.

Các xã đều có sự chuyển biến đáng kể về các tiêu chí, đều đạt từ 9 tiêu chí trở lên, vượt so với kế hoạch của tỉnh và cao hơn so với mức hoàn thành của cả nước và vùng ĐBSCL. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi, ... được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2020, đạt 46,2 triệu đồng/người/năm, tăng 1,57 lần so với năm 2015 (29,5 triệu đồng), cao hơn trung bình vùng ĐBSCL (36,7 triệu đồng) cũng như của cả nước (35,88 triệu đồng). Trong đó, địa phương có thu nhập bình quân cao nhất là huyện Kiên Lương, đạt 57 triệu đồng/người/năm[15].

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất là 5 huyện U Minh Thượng, Châu Thành, Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong đó, Tân Hiệp là đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đến năm 2025, toàn tỉnh phải có 100 xã đạt chuẩn NTM, 30 xã đạt chuẩn nâng cao, 15 xã đạt chuẩn kiểu mẫu15.

7. Kết quả thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang

Với mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng khai thác được lợi thế địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch. Chú trọng đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao năng lực, hiệu , quả hoạt động của các hp tác xã nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, ngày 13/8/2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành đã ký ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Mục tiêu chính của đề án là phát triển các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Mục tiêu đặt ra cụ thể như sau[16]:

Giai đoạn 2021 - 2025: Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và phát triển ít nhất 120 sản phẩm mới và hiện có (bình quân 08 sản phẩm/huyện, thành phố/năm) đạt 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm 5 sao cấp tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP và 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh.

Kết quả năm 2020, tỉnh công nhận sản phẩm đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao đối với 18 sản phẩm của 11 chủ thể, trong đó có 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 8 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Đây là sản phẩm thuộc 6 ngành hàng, gồm: Nhóm thực phẩm thô, sơ chế 03 sản phẩm, nhóm thực phẩm chế biến 3 sản phẩm, nhóm gia vị 3 sản phẩm, ngành đồ uống 3 sản phẩm, ngành thảo dược 1 sản phẩm và ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 5 sản phẩm.

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

1. Vị trí, vai trò của du lịch nông thôn Kiên Giang trong tổng thể phát triển du lịch và trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh.

2. Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn

2.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch

2.2. Quy hoạch, đầu tư du lịch

2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch nông thôn

2.4. Các sản phẩm/ dịch vụ du lịch nông thôn

2.5. Xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn

2.6. Liên kết nội, ngoại vùng

2.7. Nguồn nhân lực du lịch nông thôn

2.8. Quản lý nhà nước về du lịch

3. Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn tại một số điểm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng theo các vùng du lịch

3.1. Vùng du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc

3.2. Vùng Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận

3.3. Vùng Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận

3.4. Vùng U Minh Thượng và phụ cận

4. Hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm

Phần III

NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH KIÊN GIANG

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên quan điểm phát huy giá trị bản địa, sức mạnh và tiềm lực nội tại của địa phương, tăng cường liên kết đảm bảo có sự liên kết ngang và dọc, liên kết nội tại trong cộng đồng và liên kết với các chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, các cấp cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, cơ quan học thuật, truyền thông nhằm huy động các nguồn lực, ưu thế hiệu quả. Liên kết nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng và đẩy mạnh vai trò làm chủ của cộng đồng.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên quan điểm sáng tạo dựa trên đặc thù tiềm năng du lịch, các sản phẩm OCOP địa phương, đảm bảo hài hòa giữa tính mới, tính khả thi và tính ứng dụng, sáng tạo trên nền tảng phát triển bền vững, vì mục tiêu bảo tồn tốt các nguồn tài nguyên hiện hữu và phát triển các sản phẩm mới. Sáng tạo nhằm tạo ra những sản phẩm đặc thù

Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên quan điểm xây dựng sản phẩm du lịch đáp ứng bộ tiêu chí OCOP cung cấp ra thị trường phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là hướng tới đạt các tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở các mức cao, đạt được sự hài lòng của du khách, khách hàng, kéo dài thời gian du lịch, tầng doanh và đảm bảo tính bền vững trong tương lai.

2. Mục tiêu

Mục tiêu chung

Đề án phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP được thực hiện với mục tiêu phát huy hiệu quả giá trị bản địa, góp phần khai thác tiềm năng về nông nghiệp, du lịch theo hướng bền vững, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình OCOP.

Mục tiêu cụ thể

- Nhận diện tiền năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh Kiên Giang -

- Nhận diện tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang

- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang

- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang

II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP THEO DỊCH VỤ DLCĐ VÀ ĐIỂM DU LỊCH

1. Vùng du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc

2. Vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận

3. Vùng du lịch Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận

4. Vùng du lịch U Minh Thượng và phụ cận

III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP THEO BỘ TIÊU CHÍ, ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP

1. Vùng du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc

- Về sản phẩm và sc mạnh cộng đồng

- Về khả năng tiếp thị

- Về chất lượng sản phẩm

2. Vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận

- Về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

- Về khả năng tiếp thị

- Về chất lượng sản phẩm

3. Vùng du lịch Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận

- Về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

- Về khả năng tiếp thị

- Về chất lượng sản phẩm

4. Vùng du lịch U Minh Thượng và phụ cận

- Về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

- Về khả năng tiếp thị

- Về chất lượng sản phẩm

IV. ĐỀ XUẤT CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

1. Vùng du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc

2. Vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận

3. Vùng du lịch Rạch Giá-Kiên Hải và phụ cận

4. Vùng du lịch U Minh Thượng và phụ cận

V. ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các nhóm giải pháp phát triển điểm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng

1.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

- Tổ chức dịch vụ cộng đồng và cơ chế, tổ chức quản lý

- Phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn

- Sức mạnh cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực

1.2. Nhóm giải pháp về khả năng tiếp thị

- Xúc tiến quảng bá, tiếp thị, liên kết nội, ngoại vùng và quốc tế

- Định hướng xây dựng chuỗi giá trị du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP

- Định hướng xây dựng câu chuyện sản phẩm

1.3. Nhóm giải pháp về chất lượng sản phẩm

- Định hướng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, cảnh quan

- Các hoạt động thu hút khách du lịch và dịch vụ bổ sung

2. Nội dung và kế hoạch triển khai

VI. VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng vốn đầu tư:

2. Cơ cấu nguồn vốn

- Nguồn vốn ngân sách trung ương:

- Nguồn vốn địa phương:

- Nguồn vốn hộ dân:

VII. HIỆU QUẢ KHI TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

Khai thác, phát huy tiềm năng kinh tế khu vực nông thôn, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng thu ngân sách địa phương, phát triển nội lực và gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển được hệ thống chuỗi giá trị kinh tế khu vực nông thôn theo hướng bền vững, tuần hoàn và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, hướng đến phát triển cân đối quy mô kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

2. Hiệu quả xã hội

Tạo ra thêm việc làm hiệu quả tại nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng thu ngân sách địa phương đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc.

Cơ hội để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, hướng đến xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao năng lực cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động kinh tế và tạo ra sản phẩm địa phương.

3. Hiệu quả môi trường

Khắc phục các hạn chế thường gặp về môi trường ở khu vực nông thôn. Việc quy hoạch, cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường được quan tâm đầu tư, nâng cao nhận thức và gắn với vai trò, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường được xây dựng thông qua huy động nguồn lực từ Chương trình nông thôn mới, Chương trình OCOP và hiệu quả hoạt động du lịch nông thôn.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công tổ chức thực hiện

Cơ quan Chủ quản đầu tư: Ủy ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang

Cơ quan Chủ đầu tư: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang

Cơ quan tư vấn thực hiện Dự án: Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Các cơ quan liên quan phối hợp:

- Sở Du lịch

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Sở Văn hoá - Thể thao

- Sở Công thương

- Sở Khoa học và Công nghệ

- Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Thông tin và Truyền thông

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

- Các sở, ban, ngành khác

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang

- Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Các tổ chức chính trị - xã hội khác

- UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường và thị trấn

2. Chế độ thông tin, giám sát, báo cáo

IX. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

(Dựa trên thời gian đề án được duyệt và cụ thể yêu cầu địa phương)

1. Giai đoạn 2021 - 2025

- Năm 2021

- Giai đoạn 2022 - 2025

2. Định hướng 2030

Phần IV

KẾT LUẬN

Đề án Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Du lịch nông thôn phát triển song hành cùng Chương trình OCOP sẽ gia tăng nội lực cho sản phẩm, nâng cao giá trị, phát triển đầu ra và quảng bá cho sản phẩm đó. Bên cạnh đó, sự liên kết này còn giúp kết nối chuỗi giá trị du lịch nông thôn, giải quyết việc làm cho cộng đồng tại chỗ, thu nhập và trình độ của người dân sinh sống tại nông thôn ngày càng được nâng cao, các giá trị tự nhiên và nhân văn của địa phương được bảo tồn.

Với các tiềm năng và hiện trạng về du lịch nông thôn và Chương trình OCOP của Kiên Giang, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp đề xuất dưới góc độ nhiều bên liên quan phối hợp nhằm phát huy được tiềm năng, tận dụng các ưu thế, nguồn lực để thực sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, khai thác tiềm năng về nông nghiệp, du lịch theo hướng bền vững, thích ứng với giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn để khai thác, phát huy tiềm năng kinh tế khu vực nông thôn, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.

Phát triển du lịch gắn với chương trình OCOP là mô hình cần được nhân rộng để từng bước tạo ra việc làm tại nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng thu ngân sách địa phương, phát triển nội lực và gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc.

Để phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP thành công cần huy động sự tham gia rộng rãi của các chủ thể và các bên liên quan từ nông thôn đến thành thị, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia hoạt động kinh doanh, phát triển du lịch và sản phẩm địa phương nhưng phải phù hợp với xu thế phát triển du lịch bền vững và kinh tế nông thôn, đặc biệt là các định hướng, tiêu chí của Chương trình OCOP.

Với vai trò quản lý, điều phối chung, các cấp quản lý Nhà nước cần tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, cá nhân cùng đóng góp, chia sẻ, khai thác tiềm năng lợi thể của từng địa phương phục vụ phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 06 tháng 09 năm 2021 của Chủ tịch UBN
D tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung công việc

Dự toán đề nghị

Dự toán thẩm định

Ghi chú

Thành tiền (đồng)

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

I

CHI PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

242,177,600

 

 

 

209,590,000

Vận dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (Bảng 3) và Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ

1

Chủ trì Đề án

86,240,000

 

 

 

73,590,000

 

1.1

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch và khung khảo sát

8,624,000

Công

11

669,000

7,359,000

 

1.2

Hướng dẫn triển khai, phân công công việc, quản lý tiến độ thực hiện

34,496,000

Công

44

669,000

29,436,000

 

1.3

Giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng đề án

34,496,000

Công

44

669,000

29,436,000

 

1.4

Báo cáo trước Cơ quan đầu tư và cơ quan có thẩm quyền về tiến độ, chất lượng đề án

8,624,000

Công

11

669,000

7,359,000

 

2

Các thành viên thực hiện đề án

155,937,600

 

 

 

136,000,000

 

2.1

Chuyên đề tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch nông thôn theo từng vùng (4 vùng)

36,691,200

Vùng

4

8,500,000

34,000,000

 

 

Chi phí thực hiện cho 1 vùng

9,172,800

Công

20

425,000

8,500,000

 

2.2

Chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho từng vùng (4 vùng)

36,691,200

Vùng

4

8,500,000

34,000,000

 

 

Chi phí thực hiện cho 1 vùng

9,172,800

Công

20

425,000

8,500,000

 

2.3

Chuyên đề Giải pháp định hướng chung về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

18,345,600

Công

40

425,000

17,000,000

 

2.4

Chuyên đề Giải pháp định hướng chung về quảng bá, tiếp thị

18,345,600

Công

40

425,000

17,000,000

 

2.5

Chuyên đề Giải pháp định hướng chung về chất lượng sản phẩm

18,345,600

Công

40

425,000

17,000,000

 

2.6

Xây dng kế hoạch triển khai đề án

9,172,800

Công

20

425,000

8,500,000

 

2.7

Khái toán các nguồn vốn thực hiện đề án

18,345,600

Công

20

425,000

8,500,000

 

II

CHI PHÍ HỘI NGHỊ, HỘI HỌP VÀ CÔNG BỐ ĐỀ ÁN

14,356,200

 

 

 

14,250,000

Vận dụng theo Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND tỉnh

1

Báo cáo và thông qua đề án

7,150,000

 

 

 

7,050,000

 

 

Chủ trì Đề án

150,000

Người

1

150,000

150,000

 

 

Thành viên tham dự

2,500,000

Người

24

100,000

2,400,000

 

 

Nước uống

500,000

Người

25

20,000

500,000

 

 

Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự

2,000,000

Người

10

200,000

2,000,000

 

 

Ý kiến phản biện độc lập của chuyên gia

2,000,000

Người

2

1,000,000

2,000,000

 

2

Chi phí báo cáo, thông qua đề án

7,206,200

 

 

 

7,200,000

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 200/2017 của HĐND tỉnh

 

Phụ cấp lưu trú

1,200,000

Ngày

6

200,000

1,200,000

 

 

Phòng nghỉ

2,100,000

Đêm

6

350,000

2,100,000

 

 

Thuê xe di chuyển TP. HCM - Kiên Giang - TP. HCM

3,906,200

Km

1000

3,900

3,900,000

 

III

CHI PHÍ KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

185,233,869

 

 

 

181,928,000

Vận dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ;

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND tỉnh

1

Khảo sát, nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh cho 4 vùng: (1) Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận, (2) Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận, (3) U Minh Thượng và phụ cận, (4) Phú Quốc: 3 người*4 ngày/đợt

90,273,215

vùng

4

22,156,000

88,624,000

 

 

Chi tiết cho 1 vùng, trong đó:

 

 

 

22,156,000

 

 

 

Phụ cấp lưu trú (3 người x 4 ngày)

2,400,000

Ngày

12

200,000

2,400,000

 

 

Phòng nghỉ (3 người x 3 đêm)

3,150,000

Đêm

9

350,000

3,150,000

 

 

Ngày công làm việc

6,471,564

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ (1 người x 4 công)

3,136,000

Công

4

669,000

2,676,000

 

 

Thành viên (2 người x 4 công)

3,335,564

Công

8

425,000

3,400,000

 

 

Thuê xe di chuyển

10,546,740

 

 

 

 

 

 

TP. HCM - Kiên Giang - TP. HCM

3,906,200

Km

1000

3,900

3,900,000

 

 

Di chuyển tại Kiên Giang (giữa các điểm của vùng)

6,640,540

Km

1700

3,900

6,630,000

 

2

Khảo sát, nghiên cứu để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho 4 vùng: (i) Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận, (2) Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận, (3) U Minh Thượng và phụ cận (4) Phú Quốc: 3 người*4 ngày/đợt

94,960,655

vùng

4

23,326,000

93,304,000

 

 

Chi tiết cho 1 vùng, trong đó:

 

 

 

23,326,000

 

 

 

Phụ cấp lưu trú (3 người x 4 ngày)

2,400,000

Ngày

12

200,000

2,400,000

 

 

Phòng nghỉ (3 người x 3 đêm)

3,150,000

Đêm

9

350,000

3,150,000

 

 

Công làm việc

6,471,564

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ (1 người x 4 công)

3,136,000

Công

4

669,000

2,676,000

 

 

Thành viên thực hiện chính (2 người x 4 công)

3,335,564

Công

8

425,000

3,400,000

 

 

Thuê xe di chuyển

11,718,600

 

 

 

 

 

 

TP. HCM - Kiên Giang - TP. HCM

3,906.200

Km

1000

3,900

3,900,000

 

 

Di chuyển tại Kiên Giang (giữa các điểm của cụm)

7,812,400

Km

2000

3,900

7,800,000

 

IV

VĂN PHÒNG PHẨM, IN ẤN TÀI LIỆU

12,270360

 

 

 

12,271,000

 

I

Văn phòng phẩm

3,020,360

 

 

 

3,021,000

 

 

Giấy A4 trắng

195360

Ram

2

98,000

196,000

 

 

Giấy A0

200,000

Cuộn

1

200,000

200,000

 

 

Sổ ghi chép (phỏng vấn, nghiên cứu)

300,000

Cuốn

10

30,000

300,000

 

 

Viết bi

300,000

Hp

5

60,000

300,000

 

 

Bút viết bảng

350,000

Bộ

5

70,000

350,000

 

 

Bìa nút hồ sơ

75,000

Cái

15

5,000

75,000

 

 

In ấn, sao chp tài liu phục vụ nghiên cứu

1,600,000

Đợt

4

400,000

1,600,000

 

2

In ấn, photo tài liệu, báo cáo phục vụ hội nghị, sản phẩm giao nộp

9,250,000

 

 

 

9,250,000

 

 

Tài liệu phục vụ báo cáo, hội đồng nghiệm thu

5,000,000

Bộ

25

200,000

5,000,000

 

 

Tài liệu gửi xin ý kiến các Sở, ban, ngành

2,250,000

Bộ

15

150,000

2,250,000

 

 

Sản phẩm giao nộp

2,000,000

Bộ

10

200,000

2,000,000

 

V

TỔNG TRƯỚC THUẾ (I+II+III+IV)

454,038,029

 

 

 

418,039,000

 

VI

THUẾ (10%)

45,403,803

 

 

 

41,804,000

 

VII

TỔNG DỰ TOÁN (V+VI)

499,441,832

 

 

 

459,843,000

 

 

UBND TỈNH KIÊN GIANG
SỞ TÀI CHÍNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1266/STC-TCHCSN
V/v thẩm định dự toán kinh phí 03 Đề án của ngành du lịch

Kiên Giang, ngày 06 tháng 7 năm 2021

 

Kính gửi: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang

Căn cứ Công văn số 3607/VP-KGVX ngày 28/5/2021 của Văn phòng UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương cho thuê đơn vị tư vấn xây dựng các Đề án phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.

Sở Tài chính nhận được Công văn số 257/SDL-KHNCPT ngày 15/6/2021 ca Sở Du lịch về việc thẩm định kinh phí Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Công văn số 288/SDL-VP ngày 23/6/2021 của Sở Du lịch về việc góp ý dự thảo Đề cương và dự toán kinh phí các Đề án của Sở Du lịch.

Trên cơ sở dự toán kinh phí của 03 đề án kèm theo, Sở Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về nội dung chi, mức chi: Trên cơ sở nội dung và khối lượng công việc thực hiện của các đơn vị đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có chuyên môn, Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện của 03 Đề án, với tổng kinh phí: 1.319.738.000 đồng, đề nghị đơn vị cân đối trong tổng nguồn kinh phí đã được thẩm định để thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích và thực hiện thanh quyết toán đúng theo quy định hiện hành. Cụ thể:

- Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”: dự toán kinh phí: 459.843.000 đồng, (phụ lục 1 chi tiết kèm theo).

- Đề án “Phát triển các sản phẩm ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”: dự toán kinh phí: 403.000.000 đồng, (phụ lục 2 chi tiết kèm theo).

- Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”: dự toán kinh phí: 456.895.000 đồng,(phụ lục 3 chi tiết kèm theo)

2. Về nguồn thực hiện: Sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề nghị Sở Du lịch có văn bn gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trên đây là ý kiến của Sở Tài chính về dự toán kinh phí xây dựng 03 Đề án của Sở Du lịch.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TCHCSN, ptcxuan.

GIÁM ĐỐC




Trần Minh Khoa

 

PHỤ LỤC 1:

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 06 tháng 09 năm 2021 của Chủ tịch UBN
D tỉnh Kiên Giang)

STT

Nội dung công việc

Dự toán đề nghị

Dự toán thẩm định

Ghi chú

Thành tiền (đồng)

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

I

CHI PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

242.177.600

 

 

 

209.590.000

Vận dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (Bảng 3) và Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ

1

Chủ trì Đề án

86.240.000

 

 

 

73.590.000

 

1.1

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch và khung khảo sát

8.624.000

Công

11

669.000

7.359.000

 

1.2

Hướng dẫn triển khai, phân công công việc, quản lý tiến độ thực hiện

34.496.000

Công

44

669.000

29.436.000

 

1.3

Giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng đề án

34.496.000

Công

44

669.000

29.436.000

 

1.4

Báo cáo trước Cơ quan đầu tư và cơ quan có thẩm quyền về tiến độ, chất lượng đề án

8.624.000

Công

11

669.000

7.359.000

 

2

Các thành viên thực hiện đề án

155.937.600

 

 

 

136.000.000

 

2.1

Chuyên đề tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch nông thôn theo từng vùng (4 vùng)

36.691.200

Vùng

4

8.500.000

34.000.000

 

 

Chi phí thực hiện cho 1 vùng

9.172.800

Công

20

425.000

8.500.000

 

2.2

Chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho từng vùng (4 vùng)

36.691.200

Vùng

4

8.500.000

34.000.000

 

 

Chi phí thực hiện cho 1 vùng

9.172.800

Công

20

425.000

8.500.000

 

2.3

Chuyên đề Giải pháp định hướng chung về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng

18.345.600

Công

40

425.000

17.000.000

 

2.4

Chuyên đề Giải pháp định hướng chung về quảng bá, tiếp thị

18.345.600

Công

40

425.000

17.000.000

 

2.5

Chuyên đề Giải pháp định hướng chung về chất lượng sản phẩm

18.345.600

Công

40

425.000

17.000.000

 

2.6

Xây dng kế hoạch triển khai đề án

9.172.800

Công

20

425.000

8.500.000

 

2.7

Khái toán các nguồn vốn thực hiện đề án

18.345.600

Công

20

425.000

8.500.000

 

II

CHI PHÍ HỘI NGHỊ, HỘI HỌP VÀ CÔNG BỐ ĐỀ ÁN

14.356.200

 

 

 

14.250.000

Vận dụng theo Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND tỉnh

1

Báo cáo và thông qua đề án

7.150.000

 

 

 

7.050.000

 

 

Chủ trì Đề án

150.000

Người

1

150.000

150.000

 

 

Thành viên tham dự

2.500.000

Người

24

100.000

2.400.000

 

 

Nước uống

500.000

Người

25

20.000

500.000

 

 

Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự

2.000.000

Người

10

200.000

2.000.000

 

 

Ý kiến phản biện độc lập của chuyên gia

2.000.000

Người

2

1.000.000

2.000.000

 

2

Chi phí báo cáo, thông qua đề án

7.206.200

 

 

 

7.200.000

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 200/2017 của HĐND tỉnh

 

Phụ cấp lưu trú

1.200.000

Ngày

6

200.000

1.200.000

 

 

Phòng nghỉ

2.100.000

Đêm

6

350.000

2.100.000

 

 

Thuê xe di chuyển TP. HCM - Kiên Giang - TP. HCM

3.906.200

Km

1000

3.900

3.900.000

 

III

CHI PHÍ KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

185.233.869

 

 

 

181.928.000

Vận dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ;

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND tỉnh

1

Khảo sát, nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh cho 4 vùng: (1) Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận, (2) Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận, (3) U Minh Thượng và phụ cận, (4) Phú Quốc: 3 người*4 ngày/đợt

90.273.215

vùng

4

22.156.000

88.624.000

 

 

Chi tiết cho 1 vùng, trong đó:

 

 

 

22.156.000

 

 

 

Phụ cấp lưu trú (3 người x 4 ngày)

2.400.000

Ngày

12

200.000

2.400.000

 

 

Phòng nghỉ (3 người x 3 đêm)

3.150.000

Đêm

9

350.000

3.150.000

 

 

Ngày công làm việc

6.471.564

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ (1 người x 4 công)

3.136.000

Công

4

669.000

2.676.000

 

 

Thành viên (2 người x 4 công)

3.335.564

Công

8

425.000

3.400.000

 

 

Thuê xe di chuyển

10.546.740

 

 

 

 

 

 

TP. HCM - Kiên Giang - TP. HCM

3.906.200

Km

1000

3.900

3.900.000

 

 

Di chuyển tại Kiên Giang (giữa các điểm của vùng)

6.640.540

Km

1700

3.900

6.630.000

 

2

Khảo sát, nghiên cứu để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho 4 vùng: (1) Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận, (2) Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận, (3) U Minh Thượng và phụ cận (4) Phú Quốc: 3 người*4 ngày/đợt

94.960.655

vùng

4

23.326.000

93.304.000

 

 

Chi tiết cho 1 vùng, trong đó:

 

 

 

23.326.000

 

 

 

Phụ cấp lưu trú (3 người x 4 ngày)

2.400.000

Ngày

12

200.000

2.400.000

 

 

Phòng nghỉ (3 người x 3 đêm)

3.150.000

Đêm

9

350.000

3.150.000

 

 

Công làm việc

6.471.564

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm nhiệm vụ (1 người x 4 công)

3.136.000

Công

4

669.000

2.676.000

 

 

Thành viên thực hiện chính (2 người x 4 công)

3.335.564

Công

8

425.000

3.400.000

 

 

Thuê xe di chuyển

11.718.600

 

 

 

 

 

 

TP. HCM - Kiên Giang - TP. HCM

3.906.200

Km

1000

3.900

3.900.000

 

 

Di chuyển tại Kiên Giang (giữa các điểm của cụm)

7.812.400

Km

2000

3.900

7.800.000

 

IV

VĂN PHÒNG PHẨM, IN ẤN TÀI LIỆU

12.270360

 

 

 

12.271.000

 

I

Văn phòng phẩm

3.020.360

 

 

 

3.021.000

 

 

Giấy A4 trắng

195.360

Ram

2

98.000

196.000

 

 

Giấy A0

200.000

Cuộn

1

200.000

200.000

 

 

Sổ ghi chép (phỏng vấn, nghiên cứu)

300.000

Cuốn

10

30.000

300.000

 

 

Viết bi

300.000

Hp

5

60.000

300.000

 

 

Bút viết bảng

350.000

Bộ

5

70.000

350.000

 

 

Bìa nút hồ sơ

75.000

Cái

15

5.000

75.000

 

 

In ấn, sao chp tài liu phục vụ nghiên cứu

1.600.000

Đợt

4

400.000

1.600.000

 

2

In ấn, photo tài liệu, báo cáo phục vụ hội nghị, sản phẩm giao nộp

9.250.000

 

 

 

9.250.000

 

 

Tài liệu phục vụ báo cáo, hội đồng nghiệm thu

5.000.000

Bộ

25

200.000

5.000.000

 

 

Tài liệu gửi xin ý kiến các Sở, ban, ngành

2.250.000

Bộ

15

150.000

2.250.000

 

 

Sản phẩm giao nộp

2.000.000

Bộ

10

200.000

2.000.000

 

V

TỔNG TRƯỚC THUẾ (I+II+III+IV)

454.038.029

 

 

 

418.039.000

 

VI

THUẾ (10%)

45.403.803

 

 

 

41.804.000

 

VII

TỔNG DỰ TOÁN (V+VI)

499.441.832

 

 

 

459.843.000

 

 



[1] Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

[2] Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

[3] Báo cáo kết quả hoạt động năm 2019 của Sở Du lịch tỉnh

[4] Báo cáo số 155/BC-SDL năm 2020 và Báo cáo số 121/BC-SDL năm 2019

[5] Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

[6] Báo cáo số 121/BC-SDL về Kết quả hoạt động Du lịch năm 2019, Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020

[7] Báo cáo số 460/BC-UBND về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 và Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021

[8] Đề án triển khai Chương trình OCOP năm 2019 -2020 tỉnh

[9] Website Sở Văn hóa, thông tin tỉnh

[10] Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

[11] Báo cáo tại Hội thảo Giải pháp khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển du lịch ĐBSCL năm 2020

[12] Báo cáo số 121/BC-SDL về Kết quả hoạt động Du lịch năm 2019, Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020

[13] Báo cáo số 155/BC-SDL về Kết quả hoạt động Du lịch năm 2020, Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

[14] https://kiengiang.gov.vn/m/43/24586/Kien-Giang--Phan-dau-100--so-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-vao- nam-2025.html

[16] Đề án Chương trình OCOP năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2141/QĐ-UBND ngày 06/09/2021 phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


750

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.15.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!