ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1927/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 23
tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG
GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP
ngày 15/02/2020 của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 của
Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn
cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 82/2018/NQ-HDND ngày 11/7/2018
quy định mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; số
186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các
hoạt động khuyến nông địa phương;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Đam Rông tại
Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 12/3/2021; ý kiến đề xuất của của Giám đốc Sở Tài
chính tại Văn bản số 1360/STC-NS ngày 24/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo trên
địa bàn huyện Đam Rông giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa
phương theo từng tiểu vùng, tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; huy động
tối đa nguồn lực thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân huyện Đam Rông, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống,
thu nhập so với bình quân chung của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Hỗ trợ phát triển sản xuất cho
các hộ nghèo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sinh
kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo nhanh bền vững, đến năm 2025 thu nhập
trung bình hộ nghèo đạt trên 95 triệu đồng/năm.
- Huy động tổng hợp các nguồn lực
tham gia vào công tác giảm nghèo, triển khai thực hiện hỗ trợ sản xuất, giảm
nghèo hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 0,8-1%/năm; đến năm 2025, tỷ lệ
hộ nghèo trong huyện thấp dưới 3%.
- Lồng ghép các nguồn vốn hoàn thiện hệ thống thủy lợi, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất,
trong đó phấn đấu có trên 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được bảo đảm
tưới tiêu; hoàn thiện đường giao thông đến khu sản xuất tập trung, xe cơ giới
đi lại thuận tiện quanh năm, góp phần hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn nông
thôn mới.
3. Đối tượng tham gia đề án:
Các hộ nghèo và một số hộ cận nghèo vừa mới thoát
nghèo, trong đó, tập trung chủ yếu vào các hộ nghèo.
II. Nội dung thực hiện:
1. Hỗ trợ về sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
a) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện đầu
tư hỗ trợ cây, con giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp thiết yếu
cho 899 hộ nghèo và hộ cận nghèo để phát triển sản xuất, giảm chi phí đầu vào,
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, giúp người nghèo vươn lên
thoát nghèo bền vững; cụ thể:
- Năm 2021: Hỗ trợ
cho 400 hộ nghèo và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2020.
- Năm 2022: Hỗ trợ
cho 400 hộ nghèo (năm thứ 2) và hỗ trợ 300 hộ nghèo mới và một số hộ cận nghèo
mới thoát nghèo năm 2021 (năm thứ nhất).
- Năm 2023: Hỗ trợ
cho 400 hộ nghèo (năm thứ 3) và 300 hộ nghèo (năm thứ 2) và 199 hộ nghèo và một
số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2022 (năm thứ nhất).
- Năm 2024: Hỗ trợ
cho 300 hộ nghèo (năm thứ 3) và 199 hộ nghèo (năm thứ 2) và một số hộ cận nghèo
mới thoát nghèo năm 2023.
- Năm 2025: Hỗ trợ
cho 199 hộ nghèo (năm thứ 3) và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2024.
b) Phương thức hỗ trợ: Trên cơ sở nội
dung Đề án được phê duyệt, UBND huyện Đam Rông giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị
có chuyên môn, năng lực thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cây giống, con giống,
thức ăn, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp cần thiết cho hộ nghèo và hộ cận nghèo
theo quy định hiện hành, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời vụ, đạt mục
tiêu Đề án.
2. Thực hiện nhân rộng
các mô hình giảm nghèo bền vững:
Xây dựng và nhân rộng
280 mô hình giảm nghèo bền vững có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng tiểu
vùng, phong tục tập quán và và khả năng đối ứng của các hộ nghèo, gồm:
- 100 mô hình chăn
nuôi tằm công nghệ mới (quy mô 01 bộ dụng cụ chăn nuôi tằm/mô hình).
- 50 mô hình chăn
nuôi heo bản địa có chuồng trại (quy mô không quá 10 con /mô hình).
- 50 mô hình chăn nuôi gia cầm an
toàn sinh học (quy mô không quá 500 con/mô hình).
- 30 mô hình trồng dứa trên đất dốc
(quy mô không quá 1ha/ mô hình).
- 50 mô hình trồng cây ăn trái
(quy mô không quá 1ha/mô hình).
3. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao các
quy trình sản xuất nông nghiệp
a) Đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức,
năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở để tổ chức thực hiện các nội dung Đề án đạt
hiệu quả (về chuyên môn kỹ thuật, xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất, nhiệm vụ cụ
thể của cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo).
b) Tổ chức 52 lớp tập huấn (trung
bình 50 người/lớp), hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp về các lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi,.. cho các hộ nghèo, cận nghèo.
III. Cơ chế và mức hỗ trợ:
Thực hiện hỗ trợ sản xuất hoặc vừa
hỗ trợ sản xuất, vừa xây dựng mô hình (không quá 02 mô hình/hộ trong giai đoạn
2021-2025) đối với những hộ đăng ký và cam kết thoát nghèo, trong đó:
1. Hỗ trợ về sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Cơ chế, chính sách hỗ trợ theo các quy định: Thông
tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính; Nghị quyết số
82/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định hiện
hành.
2. Hỗ trợ xây dựng mô hình: áp dụng
các cơ chế chính sách ban hành theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của
Chính phủ về khuyến nông; Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của
Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành.
3. Đào tạo, tập huấn: Người tham gia tập huấn được
hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian
tham dự đào tạo, tập huấn theo Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020
của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành.
4. Kinh phí quản lý: Bằng 5% kinh phí Đề án (theo
Điều 1 Nghị quyết số 82/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh
quy định).
IV. Kinh phí thực hiện:
1. Tổng kinh phí thực
hiện Đề án: 48.129 triệu đồng (Bốn mươi tám tỷ, một trăm hai mươi
chín triệu đồng chẵn); trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 10.000
triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2021 (Thông báo số 424/TB-UBND
ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh).
- Ngân sách từ các Chương trình mục
tiêu quốc gia (phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi; giảm nghèo bền vững) lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh
và ngân sách huyện tự cân đối: 38.129 triệu đồng.
2. Phân kỳ nguồn vốn ngân sách nhà
nước:
- Năm 2021: 9.425
triệu đồng
- Năm 2022: dự kiến
10.167 triệu đồng;
- Năm 2023: dự kiến
9.931 triệu đồng;
- Năm 2024: dự kiến
9.694 triệu đồng;
- Năm 2025: dự kiến
8.913 triệu đồng;
(Chi tiết theo các Phụ lục I,
II đính kèm).
V. Giải pháp thực hiện:
1. Giải pháp về công tác thông tin
tuyên truyền:
a) Phát huy vai trò cả hệ thống
chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong
công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo,
khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo tại địa phương.
b) Đẩy mạnh truyền thông nhằm thay
đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo,
người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn
đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
2. Giải pháp về chuyển giao khoa học
kỹ thuật:
a) Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, công tác khuyến nông để lực
lượng cán bộ cơ sở có năng lực và trách nhiệm giúp cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực
hiện Đề án có hiệu quả.
b) Thực
hiện chuyển giao nhanh, có hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất thông qua các mô hình, các lớp tập huấn thực hành tại hiện trường có sự
tham gia chủ động của người dân; cử các cán bộ kỹ thuật có năng lực (kiến thức,
kỹ năng và trách nhiệm) hướng dẫn thực hiện các mô hình với vai trò thúc đẩy,
thường xuyên bám sát theo dõi, hướng dẫn, để người dân nắm rõ kiến thức và tự ứng
dụng, thực hành vào quá trình sản xuất; cải tiến phương pháp tập huấn phù hợp với
từng đối tượng của từng địa phương.
c) Tập trung nghiên cứu, nhân rộng
các mô hình, các điển hình sản xuất thực tế có hiệu quả, nhất là những mô hình
tạo nhiều việc làm, dễ thực hiện nhưng mang lại thu nhập bền vững cho hộ nghèo
tại địa phương.
d) Huy động sự tham gia của các đối tượng hưởng lợi
chính sách trong việc xác định khả năng thoát nghèo của từng hộ; xác định nhu cầu
hỗ trợ của từng hộ để phát triển sản xuất và từng bước thoát nghèo; huy động sự
tham gia của hộ nghèo trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình;
đ) Tăng cường ứng dụng cách mạng 4.0 trong vào quá
trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua
các ứng dụng trực tuyến cụ thể, sinh động tại địa phương.
3. Giải pháp về quản lý, triển
khai thực hiện Đề án:
a) Nâng cao năng lực quản lý nhà
nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả Đề án; kiện
toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, cấp xã; thực hiện
tốt cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục các tồn tại, điều chỉnh các
phát sinh cho phù hợp với thực tiễn cũng như phát huy những kết quả tích cực đã
đạt được; đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động
viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ sản xuất giảm
nghèo của huyện.
b) Tổ chức rà soát, đánh giá hộ
nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo công khai, minh bạch, đúng tiêu chí quy định và xác
định đúng nhu cầu hỗ trợ sản xuất của từng đối tượng; quản lý, sử dụng nguồn
kinh phí đúng mục đích, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải có hiệu quả, thanh
quyết toán đúng quy định hiện hành.
c) Thực hiện tốt vai trò giám sát
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cấp
ủy, chính quyền cấp xã với các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong việc
triển khai thực hiện Đề án và các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại
địa phương.
4. Giải pháp về huy động nguồn lực
thực hiện đề án: Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Đề án theo lộ
trình hàng năm và cả giai đoạn; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của
các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất
có mục tiêu trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. UBND huyện Đam Rông:
a) Chủ trì tổ chức
quản lý và thực hiện Đề án, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND
các xã triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đạt mục tiêu đã phê duyệt, có hiệu quả,
thanh quyết toán đúng quy định hiện hành.
b) Thường xuyên theo
dõi, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Đề án (định kỳ 06 tháng,
hàng năm); tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề
án gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan theo quy định (Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Ban Dân tộc tỉnh).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Hướng dẫn về mặt chuyên môn, xác định
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế -xã hội của địa phương để UBND huyện Đam Rông căn cứ thực hiện.
b) Lồng ghép chương trình khuyến
nông, các chương trình, đề án do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì để ưu tiên triển khai các lớp tập huấn, mô hình và chính sách giảm nghèo
nhanh, bền vững có hiệu quả tại huyện Đam Rông.
3. Sở Tài chính hướng dẫn UBND huyện
Đam Rông quản lý, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện
hành.
4. Các sở, ngành liên quan (Kế hoạch
và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh): Lồng ghép các
Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án thuộc lĩnh vực đơn vị chủ trì phụ trách,
đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện Đề
án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở,
ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao
động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Đam Rông và
thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày
ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
PHỤ LỤC I:
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày
23 /7/2021 của UBND tỉnh )
STT
|
Hạng mục hỗ trợ
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Thành tiền (tr.đ)
|
|
|
I
|
Hỗ trợ phát triển sản
xuất
|
|
|
35.305
|
|
a
|
Trồng trọt
|
|
|
10.155
|
|
-
|
Cây dâu tằm
|
ha
|
50
|
540
|
|
-
|
Cây mắc ca
|
ha
|
100
|
829
|
|
-
|
Cây sầu riêng
|
ha
|
200
|
3.000
|
|
-
|
Cây bơ ghép
|
ha
|
100
|
451
|
|
-
|
Cây mít thái
|
ha
|
100
|
1.511
|
|
-
|
Cây dứa (thơm)
|
ha
|
50
|
3.825
|
|
b
|
Chăn nuôi
|
|
10.950
|
7.300
|
|
-
|
Bò
|
con
|
200
|
3.000
|
|
-
|
Heo
|
con
|
500
|
2.500
|
|
-
|
Dê
|
con
|
250
|
1.250
|
|
-
|
Gia cầm (gà, ngan, vịt)
|
con
|
10.000
|
550
|
|
c
|
Hỗ trợ vật tư nông
nghiệp, nông cụ sản xuất
|
|
|
17.850
|
|
-
|
Dụng cụ nuôi tằm
|
hộ
|
150
|
2.250
|
|
-
|
Phân bón
|
tấn
|
420
|
12.600
|
|
-
|
Nông cụ sản xuất
|
hộ
|
200
|
3.000
|
|
II
|
Xây dựng và nhân rộng
mô hình sinh kế
|
|
280
|
9.875
|
|
-
|
Mô hình chăn nuôi tằm
công nghệ mới
|
Mô hình
|
100
|
2.000
|
|
-
|
Mô hình chăn nuôi heo
đen
|
Mô hình
|
50
|
2.500
|
|
-
|
Mô hình chăn nuôi gia cầm
sinh học
|
Mô hình
|
50
|
1.376
|
|
-
|
Mô hình trồng dứa trên
đất dốc
|
Mô hình
|
30
|
1.500
|
|
-
|
Mô hình trồng cây ăn
trái
|
Mô hình
|
50
|
2.500
|
|
III
|
Đào tạo, tập huấn kỹ
thuật sản xuất
|
|
52
|
780
|
|
-
|
Tập huấn chuyển giao kỹ
thuật
|
Lớp
|
52
|
780
|
|
IV
|
Chi phí xây dựng và quản
lý dự án
|
|
|
2.169
|
|
Tổng cộng
|
|
|
48.129
|
|
PHỤ LỤC II:
PHÂN KỲ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 23 /7/2021 của UBND tỉnh
)
Stt
|
Hạng mục
|
ĐVT
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Số lượng
|
Thành tiền (tr.đ)
|
Số lượng
|
Thành tiền (tr.đ)
|
Số lượng
|
Thành tiền (tr.đ)
|
Số lượng
|
Thành tiền (tr.đ)
|
Số lượng
|
Thành tiền (tr.đ)
|
I
|
Hỗ trợ phát triển sản
xuất
|
|
|
6.939
|
|
6.509,0
|
|
7.799,0
|
|
7.096,0
|
|
6.963,0
|
a
|
Trồng trọt
|
|
112
|
1.929
|
115
|
2.124
|
130
|
2.639
|
125
|
2.136
|
111
|
1.328
|
-
|
Cây dâu tằm
|
ha
|
10
|
108
|
15
|
162
|
10
|
108
|
10
|
108
|
5
|
54
|
-
|
Cây mắc ca
|
ha
|
24
|
199
|
20
|
166
|
20
|
166
|
20
|
166
|
16
|
132
|
-
|
Cây sầu riêng
|
ha
|
40
|
600
|
30
|
450
|
45
|
675
|
35
|
525
|
50
|
750
|
-
|
Cây bơ ghép
|
ha
|
10
|
45
|
15
|
68
|
25
|
113
|
30
|
135
|
20
|
90
|
-
|
Cây mít thái
|
ha
|
20
|
302
|
25
|
378
|
15
|
227
|
20
|
302
|
20
|
302
|
-
|
Cây dứa (thơm)
|
ha
|
15
|
675
|
10
|
900
|
15
|
1.350
|
10
|
900
|
-
|
-
|
b
|
Chăn nuôi
|
|
2.190
|
1.260
|
2.165
|
1.235
|
2.215
|
1.635
|
2.190
|
1.510
|
2.190
|
1.660
|
-
|
Bò
|
con
|
20
|
300
|
30
|
450
|
45
|
675
|
45
|
675
|
60
|
900
|
-
|
Heo
|
con
|
120
|
600
|
80
|
400
|
110
|
550
|
100
|
500
|
90
|
450
|
-
|
Dê
|
con
|
50
|
250
|
55
|
275
|
60
|
300
|
45
|
225
|
40
|
200
|
-
|
Gia cầm (gà, ngan, vịt)
|
con
|
2.000
|
110
|
2.000
|
110
|
2.000
|
110
|
2.000
|
110
|
2.000
|
110
|
c
|
Hỗ trợ vật tư nông
nghiệp, nông cụ sản xuất
|
|
|
3.750,0
|
|
3.150
|
|
3.525
|
|
3.450
|
|
3.975
|
-
|
Dụng cụ nuôi tằm
|
hộ
|
30
|
450
|
30
|
450
|
40
|
600
|
25
|
375
|
25
|
375
|
-
|
Phân bón
|
tấn
|
90
|
2.700
|
70
|
2.100
|
75
|
2.250
|
85
|
2.550
|
100
|
3.000
|
-
|
Nông cụ sản xuất
|
hộ
|
40
|
600
|
40
|
600
|
45
|
675
|
35
|
525
|
40
|
600
|
II
|
Xây dựng và nhân rộng
mô hình sinh kế
|
|
|
1.770
|
|
2.938
|
47
|
1.480
|
65
|
2.163
|
50
|
1.525
|
-
|
Mô hình chăn nuôi tằm
công nghệ mới
|
MH/1 hộ
|
15
|
300
|
15
|
300
|
20
|
400
|
25
|
500
|
25
|
500
|
-
|
Mô hình chăn nuôi heo
đen
|
MH/1 hộ
|
|
|
15
|
750
|
15
|
750
|
10
|
500
|
10
|
500
|
-
|
Mô hình chăn nuôi gia cầm
sinh học
|
MH/1 hộ
|
8
|
220
|
5
|
138
|
12
|
330
|
15
|
413
|
10
|
275
|
-
|
Mô hình trồng dứa trên
đất dốc
|
MH/1 hộ
|
10
|
500
|
20
|
1.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Mô hình trồng cây ăn trái
|
MH/1 hộ
|
15
|
750
|
15
|
750
|
-
|
-
|
15
|
750
|
5
|
250
|
III
|
Đào tạo, tập huấn kỹ
thuật sản xuất
|
|
|
240
|
|
240
|
-
|
-
|
-
|
120
|
-
|
-
|
-
|
Tập huấn chuyển giao kỹ
thuật
|
lớp
|
16
|
240
|
16
|
240
|
12
|
180
|
8
|
120
|
-
|
-
|
IV
|
Chi phí xây dựng và
quản lý dự án
|
|
|
476
|
|
481
|
-
|
473
|
-
|
315
|
-
|
424
|
Tổng cộng
|
|
|
9.425
|
|
10.168
|
-
|
9.931
|
-
|
9.694
|
-
|
8.913
|