ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1827/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHÂN BỔ VỐN SỰ NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH MTQG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI NĂM 2016, TỈNH THANH HÓA.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Công văn số 136/TTg-KTTH
ngày 20/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới;
Căn cứ Công văn số 02/BCĐTW-VPĐP ngày 28/01/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới về việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới năm 2016;
Căn cứ
Công văn số 4618/BTC-HCSN
ngày 06/4/2016 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện các chương trình
MTQG năm 2016;
Căn cứ Quyết định số
5256/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao dự toán
thu NSNN, chi NSĐP và phân bổ ngân sách năm 2016 của tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ
ý kiến của HĐND tỉnh tại Văn bản số 183/CV-HĐND
ngày 17/5/2016 về việc phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016;
Theo đề nghị tại Văn bản số 1679/STC-NSHX ngày 05/5/2016 của Sở
Tài chính (kèm theo Biên bản Hội nghị liên ngành: Sở Tài chính - Văn phòng Điều
phối NTM - Sở Kế hoạch và Đầu tư “Sở Nông nghiệp và PTNT - Sở Lao động và TBXH
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Sở Thông tin và
Truyền thông - Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Nội vụ - Sở Y tế -
Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT, ngày 22/3/2016),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình
MTQG về xây dựng nông thôn mới năm 2016, tỉnh Thanh Hóa, gồm các nội dung như
sau:
I. Nguyên tắc và nội
dung phân bổ kinh phí:
- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các đơn
vị, các địa phương để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nhằm thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất;
chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp; huy động tối đa
các nguồn lực để phục vụ sản xuất.
- Hỗ trợ kinh
phí để thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Hỗ trợ kinh
phí để tập huấn nâng cao năng lực cán bộ triển khai Chương trình xây dựng NTM ở các cấp; tuyên truyền, vận động xây dựng NTM; bảo vệ môi trường
nói chung và nông thôn nói riêng; thực hiện duy tu bão dưỡng
đường giao thông và các công trình phúc lợi xã hội.
- Phân bổ kinh phí để thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ, duy trì kết quả phổ cập
giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ
trợ phổ cập giáo dục trung học.
- Phân bổ kinh phí để tăng cường đầu
tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, hệ thống cơ sở
vui chơi, giải trí giành cho trẻ em, cơ sở vật chất cho hệ
thống thông tin và truyền thông cơ sở, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xã,
biên giới, hải đảo.
- Bố trí kinh
phí quản lý, điều hành và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại các đơn vị
cơ sở.
II. Kinh phí Trung ương bổ sung
năm 2016: 97.400 triệu đồng
1. Kinh phí đề nghị phân bổ đợt 1 năm
2016: 87.788 triệu đồng
2. Kinh phí còn
lại giao sau: 9.612 triệu đồng
III. Nội dung phân bổ kinh phí đợt
1 năm 2016:
A. Sự nghiệp kinh tế: 64.738 triệu đồng
1. Kinh phí hỗ trợ
triển khai, thực hiện các mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn,
duy tu bão dưỡng đường giao thông, các công trình phúc lợi số tiền: 44.864 triệu đồng.
a) Các đơn vị cấp tỉnh thực hiện mô hình: 3.420 triệu
đồng,
Bao gồm:
- Tỉnh đoàn, thực hiện Đề án: “Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng
NTM” số tiền: 320 triệu đồng.
- Chi cục Phát triển nông thôn 800
triệu đồng: Gồm mô hình “Nuôi thỏ thịt và thỏ sinh sản” 400 triệu đồng; Mô
hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” 400 triệu đồng;
- BQL Trung tâm phát triển nông thôn “Đề án xây dựng
trung tâm quảng bá sản phẩm nông nghiệp”: 300 triệu đồng;
- Hội Nông dân tỉnh: Mô hình “Chăn
nuôi gà thương phẩm trên nền đệm lót sinh học”: 400 triệu đồng
- Hội Cựu chiến binh tỉnh: Mô hình
phát triển sản xuất: 400 triệu đồng.
- Hội Làm vườn
và Trang trại: Mô hình thôn (xóm, bản) an
toàn vệ sinh môi trường: 400 triệu đồng,
- Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn
nuôi: Mô hình chăn nuôi dê hướng thịt: 400 triệu đồng,
- Đoàn Quốc phòng 5: Mô hình chăn
nuôi bò, lợn, vịt
kết hợp với trồng cỏ
voi” 400 triệu đồng.
Sau khi được UBND
tỉnh phê duyệt, các đơn vị xây dựng kế hoạch, dự toán kinh
phí trình thẩm định, phê duyệt theo quy định để thực hiện.
b) Các huyện thực hiện mô hình:
23.684 triệu đồng.
Phân bổ kinh phí cho 27 huyện, thị
xã, thành phố để triển khai thực hiện các mô hình phát triển
sản xuất theo tiêu chí:
- Các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn:
+ Xã đạt dưới 5 tiêu chí hỗ trợ 120
trđ/xã;
+ Xã còn lại 96 trđ/xã,
- Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên
31 trđ/xã,
- Các xã không thuộc đối tượng ưu
tiên 24 trđ/xã
Theo tiêu chí quy định tại Công văn số
136/TTg-KTTH ngày 20/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
(Biểu
chi tiết 1a).
c) Kinh phí duy tu bão dưỡng đường,
các công trình phúc lợi số tiền: 17.760 triệu đồng.
Phân bổ kinh phí cho 27 huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện duy tu,
bảo dưỡng theo tiêu chí:
- Các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn:
+ Xã đạt dưới 5 tiêu chí hỗ trợ 90
trđ/xã;
+ Xã còn lại 72 trđ/xã,
- Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên
23 trđ/xã,
- Các xã không thuộc đối tượng ưu tiên 18 trđ/xã.
Theo tiêu chí quy định tại Công văn số
136/TTg-KTTH ngày 20/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới.
(Biểu
chi tiết 1b).
d) Giao Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị được hỗ
trợ kinh phí:
- Căn cứ hướng dẫn
tại Thông tư liên tịch số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 14/01/2014 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình
MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; Thông tư 15/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của
Chính phủ về khuyến nông; hướng dẫn liên ngành: Sở Nông
nghiệp và PTNT - Sở Tài chính tại công văn số 1487 ngày
12/5/2012, định hướng cho các xã, các đơn vị lựa chọn mô hình: cần tập trung
vào các mô hình gắn với Đề án “Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp”, như: Phát triển các mô hình tập
trung, quy mô gắn với việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản
xuất; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển các mô hình
nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, lựa chọn cây trồng,
vật nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô
hình vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế
biến; phát triển mô hình tổ chức liên kết theo chuỗi giá
trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa, quảng bá sản phẩm....;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo xã thực hiện
lựa chọn mô hình phát triển sản xuất hiệu quả và có khả năng
nhân ra diện rộng và lựa chọn các công trình, phân bổ kinh phí cho các xã thực
hiện duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
2. Kinh phí tuyên truyền: 5.596 triệu đồng.
Trong đó:
2.1. Kinh phí tuyên truyền đối với cấp
xã:
Hỗ trợ kinh phí cho 572 xã xây dựng
NTM (bình quân mỗi xã 2 triệu đồng), số tiền: 1.144 triệu đồng.
2.2. Kinh phí
tuyên truyền cấp huyện:
Kinh phí hỗ trợ tính trên số xã,
(bình quân 3 triệu đồng/xã, riêng thị xã Bỉm Sơn 5 trđ/xã) số tiền: 1.720 triệu
đồng.
2.3. Kinh phí
tuyên truyền cấp tỉnh: 2.732 triệu đồng,
Gồm:
+ Hỗ trợ 26 đơn vị: 390 triệu đồng.
(Chi
tiết tại biểu 2.1).
+ Sở Văn hóa thể thao và du lịch: 170
triệu đồng,
(Trong đó có 150 triệu đồng tổ chức giao lưu văn nghệ cho các gia đình văn hóa ở các xã đã đạt chuẩn NTM;
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: 100 triệu đồng.
+ Trung tâm Thông tin công tác tuyên
giáo: 50 triệu đồng,
Thực hiện biên tập lựa chọn tin bài,
tuyên truyền xây dựng NTM và Hội nghị báo cáo viên định kỳ hàng tháng.
+ Ban dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh (3 đơn vị), mỗi đơn
vị: 60 triệu đồng; Tổng kinh phí: 180 triệu đồng
+ Báo Thanh Hóa: 50 triệu đồng;
+ Báo Văn hóa đời sống: 30 triệu đồng;
+ Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh
đoàn (3 đơn vị) mỗi đơn vị 20 triệu đồng: Tổng kinh phí:
60 triệu đồng,
+ Hội Phụ nữ tỉnh: 600 triệu đồng,
(Trong đó 580 triệu đồng thực hiện Đề án: “Duy trì
nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch góp phần vào Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa)
+ Văn phòng Điều
phối NTM phát hành Bản tin NTM hàng tháng; đặt mua báo Nông nghiệp Việt Nam năm
2016 cho 572 xã xây dựng NTM và phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương
tuyên truyền xây dựng NTM ở Thanh Hóa: 1.102 triệu đồng.
(Chi tiết tại biểu
02).
3. Tập huấn và tham quan học tập
mô hình NT: 2.380 triệu đồng
Kinh phí thực hiện tổ chức tập huấn,
đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ theo Quyết định số
4044/QĐ-BNN-VPĐP ngày 12/10/2015 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổ
chức thăm quan học tập mô hình xây dựng NTM trong và ngoài tỉnh.
Trong đó:
- Tập huấn ban chỉ đạo cấp huyện: 1 lớp
Số lượng người tập huấn: (27 huyện x
3 người) = 81 người,
Dự toán kinh phí: 1 lớp x 120 triệu đồng = 120 triệu đồng
- Tập huấn ban chỉ đạo cấp xã: 6 lớp
Số lượng người tập huấn: (460 xã x
1 người) = 460 người
Dự toán kinh phí: (6 lớp x 150 triệu đồng) = 900 triệu đồng
- Tập huấn ban chỉ đạo thôn bản: 4 lớp
Số lượng người tập huấn: 160 xã x
2 người = 320 người
Dự toán kinh phí: (4 lớp x 240 triệu đồng) = 960 triệu đồng
- Tham quan học tập mô hình NTM: 4 đợt = 400 triệu đồng.
(Chi
tiết tại biểu 03)
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt,
giao Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh xây dựng
kế hoạch và dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định,
trình Chủ tịch UBND phê duyệt thực hiện.
4. Kinh phí chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra: 4.782 triệu đồng
Phân bổ kinh phí để hỗ trợ các cấp,
các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.
4.1. Cấp xã: Hỗ
trợ cho 572 xã xây dựng NTM, mỗi xã: 3 triệu đồng, số tiền hỗ trợ:
1.716 triệu đồng
4.2. Cấp huyện:
Những huyện có trên 20 xã thì hỗ trợ 30 triệu đồng /huyện, những huyện có dưới 20 xã
thì hỗ trợ 20 triệu đồng/huyện, riêng thị xã Bỉm Sơn có số xã ít nên hỗ trợ 10
triệu đồng, tổng số tiền hỗ trợ: 670 triệu đồng
4.3. Cấp tỉnh:
2.396 triệu đồng
Trong đó:
- Hỗ trợ cho các ngành là thành viên
Ban chỉ đạo cấp tỉnh: 655 triệu đồng, gồm:
+ Hỗ trợ cho các sở, ban, ngành là
thành viên BCĐ cấp tỉnh trực tiếp thẩm định tiêu chí nông thôn mới (17 đơn vị)
mức hỗ trợ 20 triệu đồng/đơn vị, tổng kinh phí: 340 triệu
đồng,
+ Hỗ trợ các đơn vị là thành viên BCĐ
cấp tỉnh còn lại (21 đơn vị) mức hỗ trợ 15 triệu đồng/đơn vị, tổng kinh
phí: 315 triệu đồng.
- Kinh phí phục vụ hoạt động của BCĐ
tỉnh và Văn phòng Điều phối NTM như: Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016, Hội
nghị tổng kết đánh giá công tác thẩm định xã đạt chuẩn NTM
năm 2015; triển khai kế hoạch năm 2016, Hội nghị giao ban
các xã, các thôn bản phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016, Hội
nghị đánh giá tình hình theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn
vị trực thuộc ngành NN&PTNT đối với các xã, các thôn bản xây dựng NTM năm 2016, Xây dựng Đề án cơ chế, chính sách huyện NTM và Đề án cơ chế hỗ trợ mô hình
phát triển sản xuất theo hình thức hỗ trợ lãi suất vốn vay, Kinh phí HN tổng kết
thực hiện mô hình PTSX ; quản lý sử dụng xi măng và hỗ trợ
đầu tư công trình năm 2015; và triển khai kế hoạch năm 2016, Kinh
phí làm việc với BCĐ Trung ương, Kinh phí kiểm tra, giám sát làm việc với Ban
chỉ đạo TW của Ban chỉ đạo tỉnh và VPĐP: 1.741 triệu đồng.
(Chi
tiết tại biểu 04).
Sau khi được
UBND tỉnh phê duyệt, giao cho văn phòng điều phối nông thôn mới xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính
thẩm định trình, Chủ tịch UBND phê duyệt thực hiện.
5. Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: 7.116 triệu đồng
Trong đó:
a) Chương trình vệ sinh môi trường: 3.450 triệu đồng,
Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường.
Gồm các nội dung:
- Tập huấn, tuyên truyền về công tác
vệ sinh MT nông thôn: 450 triệu đồng
+ Số lượng lớp tập huấn tuyên truyền
về công tác vệ sinh môi trường nông thôn: 30 lớp
+ Dự toán kinh
phí: (30 lớp x 15 triệu đồng) = 450 triệu đồng.
- Hỗ trợ kinh phí mua xe đẩy tay để
thu gom rác thải: 750 triệu đồng.
+ Số lượng xe đẩy tay để thu gom rác thải
(50 xã x 5 xe/xã) = 250 xe
+ Dự toán kinh phí: (250 xe x 3 triệu đồng/xe) = 750 triệu đồng.
- Xây dựng điểm tập kết, thu gom rác
thải sinh hoạt: 2.250 triệu đồng
+ Số lượng xã xây dựng điểm tập kết,
thu gom rác thải sinh hoạt: 50 xã
+ Dự toán kinh phí: 50 xã x 45 triệu đồng) = 2.250 triệu đồng.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt,
giao Sở Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch,
phân bổ dự toán chi tiết theo tiêu chí quy định, gửi Sở
Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND phê duyệt thực hiện.
b) Kinh phí hỗ trợ Chương trình nước sạch và VSMT: 620 triệu đồng,
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nước sinh
hoạt và VSMTNT tỉnh.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt nguồn
kinh phí Trung tâm nước sinh hoạt và
VSMT nông thôn phối hợp với Đài PT và Truyền hình, Báo Thanh Hóa để tuyên truyền
trên phương tiện thông tin đại chúng, in ấn tờ rơi, hướng dẫn về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường, tập huấn nâng cao nhận thức về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường, thực hiện kiểm tra, giám sát tại các huyện, xã nông thôn mới.
c) Kinh phí hỗ trợ việc cập nhật
theo dõi đánh giá nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh số tiền: 3.046 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh.
Trong đó:
- Cập nhật Bộ chỉ số theo dõi đánh
giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2016: 400 triệu đồng;
- Hỗ trợ các hộ
dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh:
Hỗ trợ xây dựng
1.100 nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ nghèo, cận nghèo gia
đình chính sách, kinh phí: 2.646 triệu đồng.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt,
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tổng hợp
nhu cầu hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia
đình chính sách gửi Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT phân bổ chi tiết theo
tiêu chí quy định, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND phê duyệt.
B. Sự
nghiệp Giáo dục đào tạo: 20.500 triệu đồng
1. Kinh phí đào tạo:
Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, cán bộ, giáo viên nghề, cán bộ
công chức xã, kinh phí: 15.000 triệu đồng,
Trong đó:
- Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp:
+ Đơn vị thực hiện: Chi cục PTNT thuộc
Sở NN&PTNT
+ Số học viên: 1.250
người,
+ Kinh phí đào tạo: 3.100 triệu
đồng,
- Đào tạo nghề cho lao động phi nông
nghiệp:
+ Đơn vị thực hiện: Sở Lao động
&TBXH
+ Số học viên: 3.750 người,
+ Kinh phí đào tạo: 9.100 triệu đồng,
- Đào tạo nghề cho người khuyết tật:
+ Đơn vị thực hiện: Sở Lao động &TBXH
+ Số học viên: 375 người khuyết tật
+ Kinh phí đào tạo: 1.300 triệu đồng
- Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề:
+ Đơn vị thực hiện: Sở Lao động
&TBXH
+ Số học viên: 500 người
+ Kinh phí đào tạo: 500 triệu đồng
- Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức xã:
+ Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ
+ Số học viên:
500 người
+ Kinh phí đào tạo: 1.000 triệu đồng
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt: Sở
Lao động &TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn), Sở Nội
vụ, căn cứ hướng dẫn tại các văn bản chuyên ngành; căn cứ kết quả đào tạo giai
đoạn 2011-2015, kế hoạch đào tạo năm 2016, chủ trì phối hợp với các đơn vị có
liên quan phân bổ kế hoạch đào tạo và kinh phí hỗ trợ cho các địa phương theo
tiêu chí quy định, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2. Kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học trong nhà cho học sinh 5 tuổi: 5.500 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào
tạo
Nội dung: Mua sắm
bộ đồ đùng, đồ chơi, thiết bị dạy học
trong nhà cho học sinh 5 tuổi ở các trường mầm non thuộc các xã đăng ký xây dựng
NTM năm 2016.
Số lượng: (1 trường/bộ x 50 trường) = 50 bộ
Giá khái toán:
(110 triệu đồng/bộ x 50 bộ) = 5.500 triệu đồng.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu
tư, có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kèm theo chứng thư thẩm định
giá, hồ sơ mời thầu gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND phê duyệt thực hiện.
C. Sự nghiệp văn hóa, thông tin
truyền thông: 2.550 triệu đồng,
1. Kinh phí hỗ trợ các đơn vị xây dựng nhà văn hóa, khu
thể thao thôn, bản: 2.250 triệu đồng.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.
- Hỗ trợ xây dựng
nhà văn hóa thôn, bản: 15 nhà văn hóa
- Khái toán kinh phí: 15 nhà VH x 150 triệu/nhà VH = 2.250 triệu đồng.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt,
giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh
phí chi tiết theo tiêu chí quy định, gửi Sở Tài chính thẩm
định trình Chủ tịch UBND phê duyệt thực hiện.
2. Kinh phí hỗ trợ tăng cường
cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và
truyền thông.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng cường
cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở,
số tiền: 300 triệu đồng
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt,
giao Sở Thông tin và truyền thông lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài chính:
- Sau khi có quyết định phê duyệt của
UBND tỉnh Sở Tài chính thẩm định dự toán chi tiết trình phê duyệt và thực hiện
thông báo bổ sung kinh phí cho các đơn vị đảm bảo theo các quy định hiện hành của
nhà nước.
- Phối kết hợp với
các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc
các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng nội dung, đạt hiệu
quả và thanh quyết toán theo chế độ hiện hành của nhà nước.
2. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh: Căn cứ nội dung và kinh phí được giao, xây dựng kế hoạch triển khai lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện và tổ chức hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ
chức thực hiện đúng quy định, đạt hiệu quả.
3. Văn phòng Điều phối xây dựng
NTM của tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban chỉ đạo các cấp, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, thúc đẩy
các xã sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.
4. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chủ trì, phối hợp
với Văn phòng điều phối xây dựng NTM Tỉnh, Sở Tài chính tổ
chức thẩm định mô hình thuộc các đơn vị cấp tỉnh; trên cơ sở kết quả thẩm định,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai, thực hiện. Phối hợp
các đơn vị hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị, thành phố, các đơn vị quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.
5. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các xã, các đơn vị lựa chọn, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, có khả
năng nhận ra diện rộng; thực hiện thẩm định dự án, mô
hình sản xuất và phê duyệt để các đơn vị cơ sở thực hiện.
- Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra,
đối với các đơn vị trong việc quản lý kinh phí đảm bảo sử dụng đúng mục đích,
tiết kiệm, có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và
PTNT; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động - TB&XH; Nội vụ; Thông tin và
Truyền thông; Y tế; Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh; Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh; Chi cục Phát triển nông thôn; Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT;
Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ
trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Các Bộ: KH&ĐT,
NN&PTNT, TC (để báo cáo);
- BCĐ TW Chương trình MTQG XD
NTM (để báo cáo);
- T. Trực Tỉnh ủy, HĐND
tỉnh (để báo cáo);
- Các PCT UBND tỉnh (để b/cáo);
- Như Điều 3 QĐ;
- Lưu: VT, PgNN.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
|