ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1625
/QĐ-UBND
|
Bình Thuận,
ngày 28 tháng 6 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI VÀ TẬP TRUNG, XỬ LÝ
NGƯỜI LANG THANG ĂN XIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013
của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ
xã hội;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày
12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể
và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội tại Tờ trình số 66/TTr-SLĐTBXH ngày 06 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình rà soát,
phân loại, xử lý người lang thang ăn xin trên địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (Đ/c Hòa);
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXNV. Bích.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Hòa
|
QUY TRÌNH
RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI VÀ TẬP TRUNG, XỬ LÝ NGƯỜI LANG THANG
ĂN XIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1625 /QĐ-UBND ngày 28 /6/2019 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
I. ĐỐI TƯỢNG,
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
1. Đối tượng áp dụng
- Trẻ em, người lang thang
ăn xin;
- Trẻ em, người tâm thần
lang thang;
- Trẻ em, người lang thang
ăn xin sống nơi công cộng.
2. Giải thích từ ngữ
a) Trẻ em, người lang thang
ăn xin: Là những người trực tiếp đi ăn xin; người vừa kết hợp làm việc khác với
việc ăn xin như: đánh giày, bán báo, bán vé số, bán hàng rong hoặc giả danh nhà
sư đi khất thực, giả danh đi tìm người thân, bị mất cắp trên đường, nhỡ tàu xe
để ăn xin.
b) Trẻ em, người tâm thần
lang thang: Là những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần đi lang thang, có biểu
hiện hành vi gây nguy hiểm cho người khác, gây mất trật tự xã hội nơi công cộng.
c) Trẻ em, người lang thang
ăn xin sống nơi công cộng: Là những người bị cơ nhỡ do tàu xe, bị mất cắp tạm
thời phải ăn xin ở những nơi công cộng; những người có nơi cư trú nhưng đi lang
thang kiếm sống và ăn xin, ở tại những nơi công cộng như: vỉa hè, chợ, bến xe,
nhà ga, công viên.
3. Phương thức thực hiện
a) Mở các đợt cao điểm đồng
loạt tiến hành rà soát, phân loại và tập trung xử lý người lang thang ăn xin
vào dịp lễ, tết trên toàn tỉnh.
b) Đột xuất tổ chức rà soát,
phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại những nơi diễn ra lễ
hội, điểm du lịch phát hiện có số đông người lang thang đến ăn xin.
c) Thường xuyên thực hiện rà
soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại các địa bàn xã,
phường, thị trấn khi phát hiện có người lang thang ăn xin.
II. CƠ SỞ
PHÁP LÝ
1. Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Nghị định số
103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt
động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Nghị định số
140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Quyết định số
74/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận quy định mức trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
5. Quyết định số
54/2016/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
74/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận quy định mức trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
6. Quyết định số 2022/QĐ-UBND
ngày 18/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Trung tâm
Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bình Thuận
III. QUY
TRÌNH RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI VÀ TẬP TRUNG, XỬ LÝ NGƯỜI LANG THANG ĂN XIN
1. Công tác chỉ đạo, triển
khai
- Ủy ban nhân dân cấp huyện
có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đợt cao điểm rà soát, phân loại và tập
trung, xử lý người lang thang ăn xin tại địa phương; quyết định thành lập Tổ
công tác liên ngành gồm: Đại diện Lãnh đạo các phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội (tổ trưởng), Văn hóa - Thông tin, Y tế, Công an và UBND các xã, phường,
thị trấn làm thành viên. Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành: tham mưu cho UBND
cấp huyện chỉ đạo triển khai các đợt cao điểm rà soát, phân loại và tập trung,
xử lý người lang thang ăn xin; phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn triển
khai rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin; lập hồ sơ
và đưa đối tượng vào Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh quản lý tạm thời
theo quy định.
- Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành (Đại diện lãnh đạo UBND
làm tổ trưởng, công chức lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, nhân viên y
tế, cán bộ thôn/khu phố và dân phòng hoặc bảo vệ dân phố làm thành viên), Tổ
công tác liên ngành chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND, có nhiệm vụ: Thực hiện
rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin; lập hồ sơ ban đầu
cho từng người lang thang ăn xin; tham mưu cho UBND chuyển giao đối tượng về
gia đình hoặc đưa vào quản lý tạm thời tại Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh.
2. Trình tự các bước tiến
hành rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin
Bước 1: Tổ chức rà
soát, lập danh sách người lang thang ăn xin
Tổ công tác liên ngành phối
hợp với Tổ trưởng tổ dân phố, tổ tự quản rà soát, thu thập thông tin và lập
danh sách người lang thang ăn xin tại địa bàn (Biểu số
1).
Bước 2: Phân loại, lập
hồ sơ ban đầu cho từng người lang thang ăn xin
Căn cứ danh sách người lang
thang ăn xin qua rà soát, Tổ công tác liên ngành tiến hành phân loại đối tượng
theo các nhóm:
- Nhóm đối tượng cư trú tại
địa phương;
- Nhóm đối tượng cư trú tại
xã, phường, thị trấn khác nhưng cùng huyện, thị xã, thành phố;
- Nhóm đối tượng không có
nơi cư trú ổn định (người ngoài huyện, thị xã, thành phố và ngoài tỉnh). Trong
nhóm này xác định rõ đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi, người
khuyết tật, người bị bệnh tật có hoàn cảnh khó khăn cần được bảo vệ khẩn cấp
thì tiến hành lập biên bản (Biểu số 2).
Thời hạn quản lý đối tượng,
thu thập thông tin, phân loại, lập hồ sơ ban đầu không quá 24 giờ kể từ khi tập
trung đối tượng.
Bước 3. Xử lý người
lang thang ăn xin
Căn cứ kết quả rà soát, phân
loại, công chức Lao động - Thương và xã hội cấp xã tham mưu cho UBND xử lý người
lang thang ăn xin theo hướng:
a) Đối với các trường hợp là
người của địa phương đi lang thang ăn xin với mục đích kiếm tiền hoặc kết hợp với
việc bán hàng rong, đánh giày để đeo bám, chèo kéo khách du lịch để ăn xin thì
bàn giao đối tượng cho gia đình quản lý, có biện pháp giáo dục, răn đe và cam kết
không để đối tượng tái diễn việc lang thang ăn xin.
b) Đối với các trường hợp là
người của địa phương khác nhưng cùng huyện, thị xã, thành phố thì thông báo và
bàn giao đối tượng cho UBND nơi đối tượng cư trú quản lý chuyển giao cho gia
đình giáo dục, răn đe và cam kết không để đối tượng tái diễn đi lang thang ăn
xin.
c) Đối với các trường hợp
lang thang ăn xin là trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người
bị bệnh tật có hoàn cảnh khó khăn, mà không có nơi cư trú ổn định và người tâm
thần (không phân biệt nơi cư trú) cần được bảo vệ khẩn cấp, đưa đối tượng vào
quản lý tạm thời trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú. Việc quản lý tạm thời đối
tượng này thực hiện như sau:
- Trường hợp quản lý tạm thời
đối tượng tại cộng đồng (đối với xã, phường, thị trấn có điều kiện hoặc huyện,
thị xã, thành phố có cơ sở tạm giữ):
Công chức Lao động - Thương
và Xã hội cấp xã tham mưu cho UBND có công văn gửi UBND huyện, thị xã, thành phố
(qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Tổ Công tác
liên ngành) để thông báo và yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn nơi đối tượng
lang thang ăn xin cư trú đến tiếp nhận đối tượng về địa phương và giao cho gia
đình đối tượng quản lý, giáo dục và cam kết không để đối tượng tái diễn việc
lang thang ăn xin.
Thời gian quản lý tạm thời tối
đa không quá 03 tháng theo quy định tại khoản 3, Điều 18 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.
- Trường hợp đưa đối tượng
vào quản lý tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. UBND cấp xã phải
hoàn tất hồ sơ ban đầu của từng đối tượng kèm theo công văn và danh sách các đối
tượng cần bảo vệ khẩn cấp gửi ngay cho Tổ Công tác liên ngành của huyện, thị
xã, thành phố để thông báo Trung tâm biết và hoàn tất hồ sơ đối tượng đưa vào
Trung tâm theo quy định tại khoản 3, Điều 40 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày
12/9/2017 của Chính phủ. Cụ thể:
+ Đơn của đối tượng hoặc người
giám hộ (Biểu số 3);
+ Bản sao chứng minh nhân
dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
+ Biên bản đối với trường hợp
khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng (biểu số 2).
+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch
UBND cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
+ Văn bản đề nghị của UBND cấp
huyện gửi Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh.
d) Đối với đối tượng là người
có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc nghi tâm thần thì UBND cấp xã thông báo ngay
cho Tổ Công tác liên ngành của huyện, thị xã, thành phố để thông báo cho Trung
tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh biết đến tiếp nhận đối tượng. Tổ Công tác liên
ngành phải lập biên bản bàn giao đối tượng theo biểu số
4 và hoàn tất hồ sơ đối tượng gửi cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp
trong vòng 7 ngày kể từ ngày bàn giao đối tượng cho Trung tâm.
Sau khi tiếp nhận, Trung tâm
Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh có trách nhiệm đưa đối tượng vào Bệnh viện Đa khoa
tỉnh để điều trị và kết luận; nếu đối tượng không phải là người tâm thần mãn
tính thì Bệnh viện tỉnh có trách nhiệm điều trị; nếu là người tâm thần mãn tính
thì Bệnh viện tỉnh thông báo cho Trung tâm để phối hợp với thân nhân gia đình đối
tượng có biện pháp quản lý tại gia đình hoặc đưa vào quản lý, nuôi dưỡng tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp (nếu đối tượng không có thân nhân hoặc bị gia
đình từ bỏ).
3. Công tác tiếp nhận, quản
lý và giải quyết người lang thang ăn xin tại Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp
tỉnh
3.1. Thủ tục tiếp nhận đối
tượng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh:
Khi tiếp nhận đối tượng là người
lang thang ăn xin vào quản lý tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp
trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ của đối tượng, Giám đốc Trung
tâm ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm. Hồ sơ đối tượng do địa
phương bàn giao quy định tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm c, bước 3 mục 2 nêu trên.
3.2. Thủ tục giải quyết người
lang thang:
Trong thời gian quản lý đối
tượng, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh có trách nhiệm thông báo và liên
hệ với các xã, phường, thị trấn trong và ngoài tỉnh (nơi đối tượng cư trú) để
xác minh, làm rõ thân nhân của đối tượng và hoàn chỉnh hồ sơ đối tượng theo quy
định. Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định đưa đối tượng về gia đình hoặc đưa
vào nuôi dưỡng tập trung lâu dài tại Trung tâm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày
tiếp nhận đối tượng.
3.3. Chế độ, chính sách thực
hiện công tác tiếp nhận người lang thang ăn xin
a) Chế độ, chính sách đối với
người lang thang ăn xin trong thời gian tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tổng hợp chờ đưa về nơi cư trú, thực hiện theo quy định tại Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
b) Một số chế độ chi cho
công tác tập trung, xử lý các đối tượng là người lang thang ăn xin thực hiện
theo quy định hiện hành tại Trung tâm. Cụ thể:
- Chế độ trực ngoài giờ cho
cán bộ, viên chức Trung tâm: Áp dụng theo Công văn số 2666/UBND-TH ngày
10/6/2011 của UBND tỉnh về việc chế độ trực ngoài giờ của Trung tâm Bảo trợ xã
hội và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm BTXH tổng hợp.
- Các chế độ phụ cấp đối với
viên chức, lao động làm công tác tiếp nhận người tâm thần mới tập trung chưa xử
lý bao gồm:
+ Phụ cấp ưu đãi nghề theo
quy định tại Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ và Công
văn số 4313/UBND-NC ngày 10/10/1018 của UBND tỉnh Bình Thuận.
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
theo quy định tại Công văn số 1018/SNV- TC ngày 09/5/2013 của Sở Nội vụ.
- Chế độ bảo hộ lao động: Áp
dụng theo quy định tại Công văn số 2926/UBND-TH ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh về
việc điều chỉnh chế độ bảo hộ lao động cho cán bộ, viên chức của Trung tâm Bảo
trợ xã hội và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm BTXH tổng hợp.
- Chi cho công tác kiểm tra
sức khỏe ban đầu cho đối tượng mới tiếp nhận: Theo phiếu thu của cơ sở y tế.
- Chi phí đưa đối tượng về lại
nơi cư trú (chỉ áp dụng cho những trường hợp không có thân nhân hoặc chính quyền
địa phương nơi đối tượng cư trú đến nhận), gồm: Chi hỗ trợ tiền tàu, xe cho đối
tượng trở về địa phương nơi cư trú theo giá vé và phương tiện thông thường; chi
hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng theo ngày thực tế đi đường cho từng loại đối tượng
áp dụng theo điểm b, c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
IV. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí chi cho công
tác rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin tại cộng đồng
thực hiện theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách, Luật Tài chính kế toán và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Kinh phí chi cho
công tác tiếp nhận quản lý tạm thời và phân loại, xử lý tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội tổng hợp tỉnh, sử dụng nguồn kinh phí trong kế hoạch hàng năm cân đối
cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
các tệ nạn lang thang ăn xin trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ
xã hội tổng hợp thực hiện việc tiếp nhận, quản lý tạm thời và giải quyết đưa đối
tượng hòa nhập cộng đồng hoặc xem xét ra quyết định tiếp nhận các đối tượng đủ
điều kiện vào chăm sóc, nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm theo quy định.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành chức
năng và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chế độ được hỗ trợ, cứu trợ
xã hội quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc các ngành và các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của quy
trình này.
2. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an các huyện,
thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện thường xuyên việc rà soát, phân loại
và xử lý các đối tượng lang thang ăn xin, bảo đảm đúng trình tự, hồ sơ, thủ tục
quy định.
b) Thực hiện việc xác định
danh tính đối tượng (lai lịch, chụp ảnh, lấy vân tay) cho các đối tượng không
có giấy tờ tùy thân.
3. Sở Y tế
Chỉ đạo các cơ sở khám chữa
bệnh trực thuộc tiếp nhận đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc nghi tâm
thần do Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp chuyển giao để tiến hành kiểm tra, kết
luận, phân loại và xử lý theo quy trình.
4. Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch
Hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch không để người lang thang ăn xin hoạt
động trong phạm vi quản lý của mình; khi phát hiện có người lang thang ăn xin
thì phải thông báo kịp thời cho công an xã, phường, thị trấn tại địa bàn đó biết
để thực hiện tập trung, xử lý theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh
Đẩy mạnh thông tin tuyên
truyền nội dung Quy trình này để nhân dân biết, hưởng ứng, ủng hộ. Tuyên truyền,
vận động nhân dân không cho tiền, quà trực tiếp đối với người ăn xin. Kịp thời
nêu gương điển hình, biểu dương những địa phương, đơn vị thực hiện tốt và phê
phán những địa phương, đơn vị làm chưa tốt, còn để xảy ra tình trạng người lang
thang ăn xin xuất hiện nhiều tại địa bàn quản lý, nhất là vào dịp lễ, tết.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn thể tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của
mình, tổ chức vận động, cảm hóa, giáo dục, phát động toàn dân tham gia phòng ngừa
và giải quyết tốt vấn đề người lang thang ăn xin. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt
động nhân đạo, từ thiện, vận động xã hội giúp đỡ người lang thang ăn xin là người
già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các đối
tượng ổn định cuộc sống.
7. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn, phối hợp tốt với mặt trận, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về tác động xã hội
của việc đi lang thang ăn xin gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc
sống văn hóa”, vận động nhân dân không cho tiền, quà trực tiếp đối với người ăn
xin. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu làm việc thiện thì địa phương chọn
và giới thiệu để tổ chức, cá nhân trực tiếp trao tiền, quà cho đối tượng có
hoàn cảnh thực sự khó khăn.
b) Tổ chức các đợt cao điểm
rà soát, phân loại và tập trung, xứ lý người lang thang ăn xin; đồng thời chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức rà soát, phân loại và tập
trung, xứ lý người lang thang ăn xin theo nội dung Quy trình này trên địa bàn.
c) Phối hợp với các sở,
ngành của tỉnh có liên quan trong việc tổ chức các đợt cao điểm rà soát, phân
loại và tập trung xử lý người lang thang ăn xin; thực hiện các chính sách trợ
giúp xã hội, hỗ trợ học nghề, việc làm,... tạo điền kiện cho người lang thang
ăn xin sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
d) Thành lập Tổ công tác
liên ngành cấp huyện (Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an địa
phương, UBND cấp xã, Trưởng thôn, Khu phố) thường xuyên thực hiện rà soát, phân
loại và tập trung xử lý người lang thang ăn xin tại địa bàn.
đ) Chỉ đạo UBND các xã, phường,
thị trấn:
- Tổ chức triển khai rà
soát, phân loại, xử lý người lang thang ăn xin theo quy trình này. Quyết định
thành lập Tổ công tác liên ngành do đại diện lãnh đạo UBND làm tổ trưởng, công
chức lao động - Thương binh và xã hội, Công an, nhân viên y tế, cán bộ thôn/khu
phố và dân phòng hoặc bảo vệ dân phố làm thành viên. Tổ hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm.
- Tổ chức tiếp nhận đối tượng
của địa phương mình do Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp chuyển giao để có kế
hoạch quản lý, giáo dục, hỗ trợ họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Có trách nhiệm quản lý người
thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên và thực hiện việc trợ cấp theo đúng chế
độ chính sách hiện hành. Những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không
tự lo được cuộc sống thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét, lập
hồ sơ báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố có công văn gửi cơ quan chức năng
đưa họ vào các cơ sở bảo trợ xã hội. Tuyệt đối không để người thuộc diện trợ
giúp xã hội tại địa phương mình đi lang thang ăn xin./.
Biểu số 1
UBND HUYỆN, TX,
TP.......
UBND Xã, phường, thi trấn,.....
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG LANG THANG ĂN XIN QUA RÀ SOÁT
Số TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Hộ khẩu thường
trú
|
Ngày
Đối tượng đi lang thang
|
Nơi đến lang
thang
|
Người thân
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
Họ và tên
|
Quan hệ
|
Nơi ở hiện
nay
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
|
Ngày ......
tháng ..... năm.........
UBND.................................
(Ký tên, đóng dấu)
|
Biểu số 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị
trấn…………………….
1. Thời gian (Ghi thời gian, ngày, tháng,
năm)..................................................
2. Địa điểm ………………………………………………………………………
3. Thành phần
3.1. Thành viên Hội đồng có mặt (Ghi họ
tên, chức danh):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3.2. Thành viên Hội đồng vắng mặt (Ghi họ
tên, chức danh):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3.3. Đại biểu dự khác (Nếu có):
………………………………………………….
4. Nội dung họp:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Tóm tắt diễn biến buổi họp (Ghi tóm tắt
các ý kiến phát biểu, thảo luận)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Kết luận của Hội đồng (Ghi cụ thể các trường
hợp xét duyệt đủ điều kiện, không đủ điều kiện hưởng chính sách, lý do):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Biên bản kết thúc hồi .. . giờ . . . phút, ngày
. . . tháng . . . năm ……Biên bản này được lập thành … bản, gửi kèm hồ sơ đối tượng….
bản và lưu …. bản.
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
…., Ngày
..... tháng ..... năm 20…
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)
|
Biểu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân xã (phường,
thị trấn)...................................
- Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bình
Thuận
Họ và tên (tên đối tượng hoặc người
giám hộ): .................................
Ngày/tháng/năm sinh: …../…../ …… Giới tính: ……..
Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công
dân hoặc Giấy CMND số ….
Cấp ngày …./…/…. Nơi cấp:….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn (khu phố)
..........................................
Xã (phường, thị trấn)
............................. huyện (quận, thị xã, TP).....................
Tỉnh................................................
Hiện nay,
tôi.............................................................................................................
..................................................................................................................................
Vậy tôi làm đơn này đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận hoặc trình cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
(Họ và tên đối tượng):................
(Đối với người giám hộ viết đơn
thì phải khai bổ sung các thông tin sau:
Họ và tên đối tượng:
................................... Nam, nữ.......
Sinh ngày
...................tháng ..................năm ..............................
Giấy CMND số …. Cấp ngày
…./…/…. Nơi cấp:….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại
thôn (khu phố) ..........................................
Xã (phường, thị trấn)
............................. huyện (quận, thị xã, TP).....................
Tỉnh................................................
vào chăm sóc, nuôi dưỡng/sử dụng dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội
quy, quy định của cơ sở trợ giúp xã hội.
|
......., Ngày...... tháng.....năm........
Đối tượng hoặc người giám hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Biểu số 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
Bàn giao đối tượng
Hôm nay, vào lúc
giờ .....
ngày ...... tháng ...... năm ........... tại ..........................
.....................................................................
thống nhất bàn giao đối tượng là người lang thang ăn xin vào Trung tâm Bảo trợ
xã hội tổng hợp tỉnh với thành phần như sau:
1. Đại diện bên giao
Ông (Bà):
..............................................................................
Chức vụ..........................
Ông (Bà):
..............................................................................
Chức vụ..........................
Ông (Bà):
..............................................................................
Chức vụ..........................
2. Đại diện bên nhận
Ông (Bà):
..............................................................................
Chức vụ..........................
Ông (Bà):
..............................................................................
Chức vụ..........................
Ông (Bà):
................................................ Chức vụ
...................................
Hai bên thống nhất bàn giao đối tượng và hồ sơ
có liên quan gồm:
a) Đối tượng
Họ và tên là:
...................................... ....................... .Sinh ngày ....
tháng .... năm 20...
- Nơi thường trú hiện
nay:..............................................................................................
- Là đối tượng:..............................................................................................................
- Tình trạng sức khỏe hiện tại
(xác định theo cảm tính):....................................................
b/ Hồ sơ bàn
giao:........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Biên bản kết thúc vào lúc ...... giờ.....
cùng ngày, được đọc lại cho tất cả những người có mặt cùng nghe và nhất trí ký
tên dưới đây.
Biên bản được lập thành
..................................... bản có giá trị như nhau, giao mỗi
bên có liên quan trong biên bản này giữ một bản./.
BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐỐI TƯỢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|