Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1424/QĐ-UBND 2022 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Vĩnh Long

Số hiệu: 1424/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành: 14/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1424/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 14 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg , ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 144/TTr-SLĐTBXH, ngày 24/6/2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH, VPQG về giảm nghèo;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Y tế;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT.TU, TT. HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, PCT. UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ giảm nghèo tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Các phòng: VHXH, KTNV;
- Lưu: VT, 3.21.02.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyên Thanh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; đẩy mạnh giảm nghèo ở các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng thuận lợi hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 0,41%/năm.

3. Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025

a) Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu của chương trình

- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 05 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp,… nhằm tạo sinh kế, tạo việc làm, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên còn khả năng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số: mỗi năm giảm 2%.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo.

b) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

- Chiều thiếu hụt về việc làm:

+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

+ Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo tham gia bảo hiểm y tế và phấn đấu vận động người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:

+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%.

+ Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 50%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 20%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Tối thiểu 2.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu trước tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: Phấn đấu 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi của Chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Đối tượng của Chương trình

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi toàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.

III. CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp,… nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, giúp người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

b) Đối tượng

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện.

c) Nội dung hỗ trợ

Triển khai, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng - an ninh.

d) Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cơ quan liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

đ) Nhu cầu kinh phí: 62,5 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 59 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách địa phương: 1,5 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 2 tỷ đồng.

2. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

- Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao năng lực cho người dân trong sản xuất nông, ngư nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định.

+ Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh tế của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các nội dung hỗ trợ khác phù hợp với tính chất của hoạt động sinh kế định hướng thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia cam kết bao tiêu sản phẩm.

- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 25,8 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 25 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 600 triệu đồng;

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 200 triệu đồng.

b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

- Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Giảm xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Đối tượng: Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo.

+ Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).

- Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 12,1 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 9,5 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 600 triệu đồng;

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 2 tỷ đồng.

3. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

a) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng khó khăn

- Mục tiêu: Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập thấp, gắn hỗ trợ đào tạo nghề với hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo việc làm, hình thành và phát triển sinh kế bền vững, tạo điều kiện tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo, tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng:

+ Người học nghề, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp.

+ Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Khảo sát, thống kê, dự báo, nắm bắt nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

+ Đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 37,950 tỷ đồng

+ Ngân sách trung ương: 33 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 4,950 tỷ đồng.

b) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

- Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Đối tượng:

+ Người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

+ Cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ giao dịch việc làm; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác;

+ Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 29,750 tỷ đồng

+ Ngân sách trung ương: 29 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 10 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 19 tỷ đồng);

+ Ngân sách địa phương: 750 triệu đồng.

4. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin.

+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương.

+ Tăng cường cung cấp thông tin về cơ sở, nhất là cung cấp thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số đối với các xã, đặc biệt xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đối tượng:

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông, trong đó chú trọng nội dung đào tạo kỹ năng sử dụng và tiếp cận thông tin, internet; hỗ trợ hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận thông tin;

+ Thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin; đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân;

+ Hỗ trợ trang thiết bị công nghệ thông tin cho cán bộ làm công tác giảm nghèo thông tin; thiết bị hỗ trợ cho người dân tiếp cận internet miễn phí tại các xã;

+ Hỗ trợ trang thiết bị công nghệ thông tin cho cán bộ thực hiện công tác chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số tại các xã nhằm tăng cường năng lực và hỗ trợ truyền thông về giảm nghèo thông qua công nghệ số;

+ Hỗ trợ duy trì và vận hành các ứng dụng, hệ thống phục vụ chương trình mục tiêu giảm nghèo; cập nhật thông tin và nhuận bút cho các trang thông tin điện tử các xã, các bản tin điện tử cộng cộng các xã, các đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông các xã về công tác giảm nghèo;

+ Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp về các chỉ tiêu mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên toàn tỉnh, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành có liên quan từng bước hình thành kho dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh;

+ Hỗ trợ hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội,… thông qua các nền tảng số;

+ Tổ chức các cuộc thi trực tuyến về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng tìm hiểu kỹ năng sử dụng công nghệ, mạng xã hội, internet,…

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 19,9 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 19,6 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 300 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

- Mục tiêu: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

- Đối tượng:

+ Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông về giảm nghèo bền vững;

+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo;

+ Hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững;

+ Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vĩnh Long chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo;

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;

+ Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở để tăng cường giải thích về chính sách, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 4,3 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 4 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 300 triệu đồng.

5. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

- Đối tượng:

+ Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ ấp, khóm, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ giảm nghèo, cán bộ chi hội đoàn thể, người có uy tín), chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung:

+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn;

+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 11,150 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 11 tỷ đồng (vốn sự nghiệp)

+ Ngân sách địa phương: 150 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

- Mục tiêu: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.

- Đối tượng:

+ Cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/ nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung thực hiện:

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất;

+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Nhu cầu kinh phí: 6,150 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 6 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 150 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2022 - 2025 là 209,6 tỷ đồng, trong đó:

a) Vốn ngân sách trung ương: 196,1 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 10 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 186,1 tỷ đồng)

b) Vốn ngân sách địa phương: 9,3 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

c) Huy động hợp pháp khác: 4,2 tỷ đồng.

(Kèm Phụ lục)

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo; mỗi địa phương chỉ đạo chọn ít nhất 01 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm toàn diện, chuyên sâu về chương trình giảm nghèo và chính sách trợ giúp xã hội.

- Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp; cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2022 - 2025, trong đó “mỗi thành viên Ban Chỉ đạo gắn với một chiều thiếu hụt nhu cầu dịch vụ xã hội cơ bản” của hộ nghèo, hộ cận nghèo; căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của địa phương để tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch phải đặt ra các mục tiêu cụ thể; nêu những mô hình, dự án thiết thực hiệu quả, phù hợp với từng nhóm hộ cần triển khai.

- Nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án của Chương trình; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; tiếp tục phát động các phong trào, cuộc vận động để huy động nguồn lực, sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo.

- Làm tốt công tác điều tra, rà soát và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng, khách quan, dân chủ, công khai và công bằng.

2. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của nhân dân ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.

- Phát động các phong trào thi đua, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “Thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng. Khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với hộ thoát nghèo, không tái nghèo; khen thưởng các xã, phường, thị trấn, ấp, khóm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chủ động phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn hộ nghèo về phương thức sản xuất, cách làm ăn hiệu quả, mô hình hay,... để giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; phấn đấu mỗi tổ chức chính trị - xã hội phải có ít nhất 01 mô hình đặc thù giúp đỡ hội viên nghèo, hộ nghèo thoát nghèo.

- Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền vận động các hộ nghèo dân tộc thiểu số nâng cao ý thức và hướng dẫn cách làm ăn,...

3. Về chính sách, cơ chế

a) Về chính sách

Triển khai đầy đủ và kịp thời các chính sách mới và hiện hành, đồng thời thực hiện tốt một số chính sách sau:

- Chính sách giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục chú trọng huy động, bố trí các nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với nâng cao hiệu quả việc làm, thu nhập cho người lao động, trong đó có lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng lao động yếu thế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu,…

- Chính sách tạo việc làm

+ Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, chính sách về giải quyết việc làm trong nước, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2022 - 2025; triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

+ Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung - cầu lao động để tạo việc làm trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nhất là thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, lao động thời vụ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ khai thác sử dụng lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Long đi lao động ở nước ngoài trở về.

- Chính sách về giáo dục: Huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định; vận động trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi; đẩy mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ giáo dục đặc biệt trong giáo dục mầm non.

- Chính sách về y tế: Kịp thời mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo quy định; quản lý, sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT theo đúng quy định.

Ban hành chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người mới thoát nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người thuộc hộ có mức sống trung bình; hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện ngoài mức hỗ trợ theo quy định cho người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh; chính sách củng cố, nâng cao năng lực cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn; chính sách xây dựng lực lượng y tế cộng đồng và bác sĩ gia đình; định kỳ mỗi năm một lần thực hiện khám, sàng lọc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật); hộ gia đình có thành viên là đối tượng bảo trợ xã hội; hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; thực hiện việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh theo Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo các cấp; hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở ấp, xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số chưa có nhà ở, nhà ở tạm, dột nát theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh giai đoạn 2022 - 2024 về lĩnh vực công tác dân tộc; tạo điều kiện hỗ trợ người nghèo đủ điều kiện vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; vận động nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ nhà ở cho công nhân lao động trong khu công nghiệp.

- Chính sách trợ giúp pháp lý: Thực hiện tốt các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trực tiếp, tạo điều kiện cho người nghèo, người cận nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tiếp cận các chính sách giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

- Nước sạch và vệ sinh môi trường

+ Tạo điều kiện và hỗ trợ để hộ nghèo được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh giai đoạn 2022 - 2024 về lĩnh vực công tác dân tộc; đồng thời tuyên truyền, phổ biến về kiến thức xử lý nước để có nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt và đời sống, sử dụng nhà vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường.

+ Ban hành chính sách hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ để tiếp cận và tạo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo không tiếp cận được nguồn nước hợp vệ sinh.

- Chính sách ưu đãi vốn về phát triển sản xuất

Thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hộ có mức sống trung bình gắn với hỗ trợ tập huấn sản xuất, nông, ngư nghiệp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình khi vay vốn phát triển sản xuất tại Ngân hàng Chính sách Xã hội và đa dạng hóa các hình thức sinh kế cho người nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ về đất ở: hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc Khmer được hỗ trợ đất ở theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh giai đoạn 2022 - 2024 về lĩnh vực công tác dân tộc.

- Công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

+ Triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng bị thiên tai; nâng cao mức sống người có công thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Ban hành chính sách trợ giúp xã hội đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối và người suy thận mạn giai đoạn cuối thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình; người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn không thuộc xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

+ Thực hiện chặt chẽ công tác rà soát, khảo sát và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch; xác định mức độ thiếu hụt, phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ, nhóm hộ, để có các biện pháp trợ giúp thiết thực, hiệu quả.

b) Về cơ chế

- Triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo khi Trung ương ban hành.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho cấp ủy, đơn vị phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; phân công đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo; tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm dần chính sách cho không; kết nối giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin vùng khó khăn.

- Cơ chế hỗ trợ, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách Nhà nước, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình. Luân chuyển trong cộng đồng một phần chi phí hỗ trợ cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo khác được tham gia; tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiện có mang lại hiệu quả.

- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

4. Huy động các nguồn lực

- Tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác. Hàng năm ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các dự án của chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giảm nghèo, miễn giảm học phí, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch,…

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các dự án của Trung ương và địa phương có liên quan đến chương trình; lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh các hình thức huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và các tổ chức phi chính phủ để thực hiện mục tiêu chương trình.

5. Đẩy mạnh lồng ghép giới

- Triển khai thực hiện cơ chế và thực hiện lồng ghép giới trong các hoạt động của Chương trình theo quy định cụ thể về tỷ lệ (%) ngân sách của các Tiểu dự án được dành cho các dự án, mô hình, hoạt động nhằm thực hiện bình đẳng giới, giúp giải quyết các vấn đề hạn chế, khoảng cách giới tại địa phương, tỷ lệ (%) tham gia của phụ nữ vào các cuộc họp lập kế hoạch; tỷ lệ (%) phụ nữ tham gia các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm, các hoạt động nâng cao năng lực, và tham gia các tổ nhóm phát triển sinh kế.

- Thí điểm ủy thác/giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình cho Hội Liên hiệp Phụ nữ, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế cơ bản, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng trẻ em và một số hoạt động phù hợp khác.

- Nâng cao nhận thức và năng lực (phương pháp, công cụ, kỹ năng) về lồng ghép giới.

VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình, Kế hoạch giai đoạn, hàng năm trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện các dự án, chính sách: kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, nâng cao tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động thuộc vùng khó khăn qua đào tạo; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nâng cao năng lực; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; truyền thông về giảm nghèo và lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giảm nghèo.

- Hướng dẫn công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ; tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế cho người nghèo.

- Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình vào kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm cho các đơn vị theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình; phối hợp với sở, ban, ngành, đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; thực hiện các nội dung, dự án được phân công; chính sách về nước sạch; theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Sở Y tế: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án cải thiện dinh dưỡng; tổ chức quản lý việc thực hiện khám, chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo, người gặp khó khăn đột xuất theo quy định; phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội, Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện các nội dung, dự án được phân công; theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở, Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chính sách của Thủ tướng Chính phủ và các hoạt động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm tỷ lệ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo về nhà ở.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo; trực tiếp quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Dự án giảm nghèo về thông tin; giảm thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương thực hiện một số nội dung của Chương trình nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đi học đúng độ tuổi, xóa mù chữ; triển khai thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm chiều thiếu hụt về giáo dục và đào tạo; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và gia đình văn hóa.

10. Sở Tư Pháp: Tổ chức tuyên truyền pháp luật và tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến giảm nghèo bền vững, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Triển khai kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong đó tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ dân tiếp cận và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu ở địa phương hiện nay.

12. Sở Công Thương: Chủ trì, thực hiện các dự án khuyến công; hỗ trợ sản xuất và các chính sách khác liên quan đến hộ nghèo, cận nghèo; đảm bảo tất cả hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn điện sinh hoạt.

13. Cục Thống kê: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, địa phương hướng dẫn chỉ đạo, triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ có mức sống trung bình, tính tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhu cầu việc làm hàng năm, công bố tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

14. Ban Dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tốt và kịp thời các Quyết định của Trung ương và địa phương; các chính sách khác liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

15. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn địa phương triển khai lập danh sách bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp nhằm giảm thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về bảo hiểm y tế.

16. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành và địa phương thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Thực hiện cho vay vốn các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo đúng quy định; chính sách tín dụng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh; các chính sách tín dụng ưu đãi (về nhà ở, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, học sinh, sinh viên) có đóng góp trực tiếp cho việc thực hiện mục tiêu giảm thiếu hụt các chiều dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025. Thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay, chống thất thoát, phát sinh nợ xấu, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

17. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan

- Tham gia triển khai các nội dung của Chương trình có liên quan đến lĩnh vực do sở, ban, ngành quản lý.

- Các sở, ban, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.

18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên:

- Lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tính chủ động, tích cực của đoàn viên, hội viên và quần chúng trong việc tham gia cùng chính quyền địa phương tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Phối hợp với các ngành, doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, vận động thực hiện các dự án, công trình tại địa phương.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình mẫu có hiệu quả phù hợp với điều kiện từng địa phương. Phấn đấu mỗi đoàn thể có 01 mô hình đặc thù giúp đỡ hội viên thoát nghèo, thoát cận nghèo, vươn lên khá và tiến lên làm giàu. Đồng thời, quản lý và tổ chức thực hiện đúng, hiệu quả Quỹ Vì người nghèo, thực hiện tốt việc xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện triển khai Chương trình.

19. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Củng cố Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; chỉ đạo củng cố Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

- Triển khai thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn; chú trọng công tác phân loại, phân nhóm hộ nghèo để có giải pháp tác động phù hợp theo định hướng giảm nghèo bền vững; xây dựng các dự án giảm nghèo giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động vận động các nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản như việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, tiếp cận thông tin và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả Chương trình trên địa bàn.

- Tập trung chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng mô hình giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; quản lý tốt và cập nhật đầy đủ hệ thống cơ sở dữ liệu hộ nghèo trên địa bàn.

- Kịp thời chỉ đạo tổ chức thẩm tra, bình xét danh sách hộ nghèo chặt chẽ, chính xác, công khai, minh bạch. Tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người nghèo, cộng đồng nghèo cùng nỗ lực vươn lên thoát nghèo; tuyên truyền vận động, giáo dục tác động nhóm hộ nghèo ỷ lại, chây lười lao động, vướng vào các tệ nạn xã hội; động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo khi hội đủ điều kiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện công tác giảm nghèo các cấp, nhất là ở xã, ấp/khóm; phát động các phong trào thi đua; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm 6 tháng và cuối năm.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để thực hiện chương trình giảm nghèo gắn với kế hoạch hoạt động của đơn vị. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ban hành kèm theo Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Vĩnh Long)

ĐVT: triệu đồng

TT

Dự án, hoạt động

Tổng giai đoạn 2022 - 2025

Kinh phí 01 năm

Tổng cộng

Trong đó

Tổng kinh phí

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Huy động khác

Nguồn ĐTPT

Nguồn sự nghiệp[1]

Huy động khác

Tổng cộng

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Nguồn ĐTPT

Nguồn sự nghiệp

Huy động khác

Nguồn ĐTPT

Nguồn sự nghiệp

Nguồn ĐTPT

Nguồn sự nghiệp

1

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

62.500

-

60.500

2.000

15.750

-

15.250

500

14.750

-

14.750

500

-

500

500

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

37.900

-

35.700

2.200

9.575

-

9.025

550

8.625

-

8.625

400

-

400

550

2.1

Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

25.800

-

25.600

200

6.500

-

6.450

50

6.250

-

6.250

200

-

200

50

2.2

Cải thiện dinh dưỡng

12.100

-

10.100

2.000

3.075

-

2.575

500

2.375

-

2.375

200

-

200

500

3

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

67.700

10.000

57.700

-

17.400

2.500

14.900

-

15.500

2.500

13.000

1.900

-

1.900

-

3.1

Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng khó khăn

37.950

-

37.950

-

9.900

-

9.900

-

8.250

-

8.250

1.650

-

1.650

-

3.2

Hỗ trợ việc làm bền vững

29.750

10.000

19.750

-

7.500

2.500

5.000

-

7.250

2.500

4.750

250

-

250

-

4

Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

24.200

-

24.200

-

6.100

-

6.100

-

5.900

-

5.900

200

-

200

-

4.1

Giảm nghèo về thông tin

19.900

-

19.900

-

5.000

-

5.000

-

4.900

-

4.900

100

-

100

-

4.2

Truyền thông giảm nghèo đa chiều

4.300

-

4.300

-

1.100

-

1.100

-

1.000

-

1.000

100

-

100

-

5

Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

17.300

-

17.300

-

4.350

-

4.350

-

4.250

-

4.250

100

-

100

-

5.1

Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

11.150

-

11.150

-

2.800

-

2.800

-

2.750

-

2.750

50

-

50

-

5.2

Giám sát, đánh giá

6.150

-

6.150

-

1.550

-

1.550

-

1.500

-

1.500

50

-

50

-

Kinh phí các dự án 01 năm

 

53.175

2.500

49.625

1.050

49.025

2.500

46.525

3.100

-

3.100

1.050

Tổng giai đoạn 2022 - 2025

209.600

10.000

195.400

4.200

 

196.100

10.000

186.100

9.300

-

9.300

4.200

Tổng kinh phí: 209.600.000.000 đồng (hai trăm lẻ chín tỷ sáu trăm triệu đồng).

 



[1] Ngân sách Trung ương hỗ trợ 04 năm (2022 - 2025); Ngân sách địa phương hỗ trợ 03 năm (2023 - 2025)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1424/QĐ-UBND ngày 14/07/2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.751

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.78.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!