Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1291/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Văn Hoan
Ngày ban hành: 15/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1291/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025;

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Tờ trình số 26/TTr-BCĐCTGNBV ngày 05 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, gồm các nội dung chính sau đây:

1. Tên chương trình

Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Chương trình).

2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của Chương trình

2.1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tăng thu nhập và tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục và đào tạo, việc làm và bảo hiểm xã hội, điều kiện sống) nhằm tiếp tục nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững, vì một Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng thực hiện Chương trình

- Đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

4. Thời gian thực hiện Chương trình

Từ năm 2021 đến hết năm 2025.

5. Cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình

5.1. Thực hiện lồng ghép chương trình, kế hoạch giảm nghèo đa chiều vào các chương trình kinh tế - xã hội thường xuyên của các ngành, các cấp hằng năm và cả giai đoạn. Các sở, ban, ngành Thành phố được giao nhiệm vụ theo chức năng của mình chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo tỷ lệ chiều nghèo thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (thành phố Thủ Đức, các quận, huyện) lồng ghép vào trong kế hoạch thường xuyên của sở, ban, ngành để phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tổ chức thực hiện hằng năm và cả giai đoạn (các chỉ tiêu giảm nghèo của thành phố Thủ Đức, các quận, huyện cũng được lồng ghép vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội); đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nói chung và chỉ tiêu giảm nghèo nói riêng của sở, ban, ngành và thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

5.2. Ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Đức, quận, huyện đầu tư cho các chính sách hỗ trợ giảm nghèo (theo tỷ lệ từng chiều nghèo bị thiếu hụt của thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo) được xem là một bộ phận hữu cơ trong ngân sách thường xuyên của các sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện hằng năm và cả giai đoạn.

5.3. Chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo hướng giảm dần từ trợ cấp chuyển sang tác động hỗ trợ cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, tự vươn lên thoát nghèo; cơ quan thực hiện nhiệm vụ phải hỗ trợ cụ thể, tác động trực tiếp cho từng thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo (không trùng lắp, không sót đối tượng, không để ai bị bỏ lại phía sau); thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ có điều kiện đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, việc làm, bảo hiểm xã hội (chương trình tập trung hỗ trợ ít nhất là 3 lần trợ giúp hoặc liên tục trong 3 năm mà thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo không tham gia xem như không có nhu cầu trợ giúp và không thiếu hụt); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động tiếp cận các chính sách giảm nghèo và tự vươn lên thoát nghèo, giảm tình trạng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng. Đối với hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo được tiếp tục hỗ trợ các chính sách như hộ cận nghèo (gồm: chính sách giải quyết việc làm trong và ngoài nước; hỗ trợ nâng cao dinh dưỡng cải thiện thể chất con người; hỗ trợ bảo hiểm y tế; hỗ trợ giảm học phí, chi phí học tập; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ bảo hiểm xã hội; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sinh hoạt an toàn; hỗ trợ hỏa táng) trong 24 tháng tính từ khi thoát mức chuẩn hộ cận nghèo và chính sách hỗ trợ vốn vay từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo (Quỹ Xóa đói giảm nghèo) theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

5.4. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; việc thực hiện chính sách giảm nghèo; tốc độ giảm nghèo; tỷ lệ tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo; mức độ tăng, giảm của từng chiều nghèo; tác động hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn theo định kỳ năm và cả giai đoạn 2021 - 2025 của Chương trình.

6. Kinh phí thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình dự kiến là 15.144 tỷ đồng; trong đó, bổ sung mới cho giai đoạn 2021 - 2025 là 7.873 tỷ đồng cụ thể:

6.1. Nguồn vốn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện là 9.838 tỷ đồng:

a) Nguồn vốn cho vay tín dụng ưu đãi là 8.287 tỷ đồng; trong đó, bổ sung trong giai đoạn là 5.690 tỷ đồng, gồm:

- Bổ sung từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh là 5.326 tỷ đồng (trong đó sử dụng cho vay hỗ trợ giảm nghèo là 792 tỷ đồng và cho vay giải quyết việc làm là 4.534 tỷ đồng);

- Bổ sung từ ngân sách thành phố Thủ Đức, các quận, huyện là 364 tỷ đồng.

b) Nguồn kinh phí chi cho các chính sách hỗ trợ không hoàn lại của Chương trình là 1.463 tỷ đồng.

c) Kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo các cấp là 88 tỷ đồng.

6.2. Nguồn vốn khác (từ nguồn huy động, vận động) là 1.033 tỷ đồng:

a) Nguồn vốn cho vay tín dụng là 407 tỷ đồng (từ vận động, lãi tiền gửi ngân hàng, các nguồn quỹ khác.,.), trong đó bổ sung trong giai đoạn là 6 tỷ đồng;

b) Nguồn huy động, vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho chính sách không hoàn lại là 608 tỷ đồng;

c) Nguồn kinh phí khác (Sawaco...) chi cho chính sách không hoàn lại là 18 tỷ đồng.

6.3. Nguồn vốn Trung ương (ngân sách Trung ương và huy động từ Ngân hàng Chính sách xã hội) là 4.273 tỷ đồng; trong đó, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh huy động từ Ngân hàng Chính sách xã hội bổ sung trong giai đoạn 2021 - 2025 là 2.500 tỷ đồng để thực hiện Chương trình cho vay giải quyết việc làm.

Ngoài kinh phí huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, còn có nguồn vốn từ các chương trình cho vay của đoàn thể chính trị - xã hội và các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ cho đối tượng quản lý của các đơn vị.

(Đính kèm Biểu tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025).

7. Các chương trình, chính sách và giải pháp giảm nghèo

7.1. Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

b) Nội dung hỗ trợ

(b1) Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đa dạng hóa sinh kế

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với các hoạt động: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y,...; hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng.

- Hỗ trợ phát triển các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công, kinh doanh và dịch vụ: nhà xưởng; nguồn vốn mua máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.

- Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế do cộng đồng đề xuất (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể) phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

(b2) Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư.

(b3) Hỗ trợ cho vay vốn

- Cho vay vốn hỗ trợ giảm nghèo (Quỹ Xóa đói giảm nghèo): Hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn hỗ trợ giảm nghèo để tổ chức phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mô hình phát triển sinh kế với mức vốn vay, thời hạn vay, lãi suất vay theo văn bản quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từng thời kỳ.

- Cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm; nguồn vốn giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi: theo các văn bản quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từng năm, từng thời kỳ.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Đối với các sở, ban, ngành Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh - sau đây gọi tắt là Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành liên quan chuẩn bị nguồn vốn cho vay thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đa dạng hóa sinh kế và hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

(c2) Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện

- Chỉ đạo Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững), các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Phòng Kinh tế trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

7.2. Chính sách giải quyết việc làm ngoài nước (hỗ trợ cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài)

a) Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh duy trì và mở rộng chương trình đào tạo nghề đưa người lao động diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có chuyên môn, có tay nghề đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để tạo việc làm ổn định và có thu nhập cao, vừa giảm nghèo nhanh, vừa phát triển nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu có chính sách tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi làm việc ở nước ngoài trở về tiếp cận việc làm tại Thành phố để phát huy được tay nghề, kỹ năng lao động, đảm bảo ổn định cuộc sống không tái nghèo.

b) Chính sách hỗ trợ

Tiếp tục vận dụng mức hỗ trợ của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề sơ cấp để hỗ trợ thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, cụ thể như sau:

- Đào tạo nghề: Mức hỗ trợ theo thực tế, tối đa 3.000.000 đồng/khóa học;

- Đào tạo ngoại ngữ: tối đa 3.000.000 đồng/khóa học;

- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: tối đa 530.000 đồng/khóa học;

- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: 40.000 đồng/ngày thực học;

- Chi phí đi lại: 200.000 đồng/khóa học (cho người có nhà ở xa nơi đào tạo từ 15km trở lên);

- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài, gồm: khám sức khỏe là 750.000 đồng/người; lệ phí làm hộ chiếu (theo Thông tư số 157/2015/TT-BTC); cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo Thông tư số 174/2011/TT-BTC); làm thị thực (visa).

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện.

(c2) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

7.3. Chính sách giải quyết việc làm trong nước

a) Nội dung

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo để lựa chọn ngành nghề, việc làm phù hợp; tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động (bao gồm: khảo sát tình hình cung cầu lao động trên địa bàn; khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; thu thập thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất); đẩy mạnh các hoạt động liên kết chia sẻ thông tin với các đơn vị giới thiệu việc làm; tổ chức liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sau đào tạo nghề; nhân rộng các mô hình hiệu quả về tự tạo việc làm, giải quyết có hiệu quả chiều nghèo thiếu hụt về việc làm của thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

b) Chính sách hỗ trợ

Thực hiện theo hướng hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không; tập trung hướng dẫn tư vấn cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện các dự án phát triển sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện hộ và từng địa bàn theo hướng nhân rộng các mô hình sản xuất, mô hình giảm nghèo hiệu quả; mô hình liên kết giữa nông dân sản xuất giỏi giúp nông dân nghèo; mô hình hợp tác của hộ nghèo từ hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ...; mô hình hỗ trợ kết nối hộ nghèo, hộ cận nghèo với thị trường, phát triển các đơn vị cung cấp và tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

c) Tổ chức thực hiện:

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện.

(c2) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

7.4. Chính sách hỗ trợ nâng cao dinh dưỡng, cải thiện thể chất con người

a) Nội dung

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong, ưu tiên các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập trung triển khai thực hiện lồng ghép các Chương trình Quốc gia về y tế với Chương trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Chính sách hỗ trợ

Thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm thiếu hụt theo các văn bản quy định của Trung ương và văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố từng năm và giai đoạn.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện.

(c2) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Y tế chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

7.5. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế

a) Nội dung

Tiếp tục thực hiện các văn bản quy định của Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo từng thời kỳ. Hiện nay, chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh để hỗ trợ chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn khi điều trị bệnh nội trú cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh,...

b) Chính sách hỗ trợ

(b1) Hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế từ nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh:

- Hộ nghèo: Ngân sách hỗ trợ 100% tiền mua thẻ bảo hiểm y tế.

- Hộ cận nghèo: Ngân sách hỗ trợ 70% tiền mua thẻ bảo hiểm y tế, còn lại 30% do người tham gia đóng góp.

(b2) Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế:

- Hộ nghèo: Được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh (trong đó, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả 95% và ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 5%).

- Hộ cận nghèo: Được hỗ trợ 95% chi phí khám chữa bệnh (trong đó, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả 80% và ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 15%), người bệnh đồng chi trả 5%.

(b3) Hỗ trợ tiền ăn khi điều trị bệnh nội trú: Hộ nghèo khi điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn, ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền ăn là 3% x mức lương cơ sở/người/ngày.

(b4) Hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh:

Tiếp tục thực hiện Công văn số 15670/HDLT-SLĐTBXH-SYT-BHXHTP ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim, can thiệp tim mạch cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn Thành phố để hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh bị bệnh tim bẩm sinh.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế chủ trì, xây dựng kế hoạch kinh phí, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, hỗ trợ tiền ăn khi điều trị bệnh nội trú, hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

(c2) Cơ quan phối hợp:

- Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao dự toán kinh phí cho các đơn vị được giao nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình): Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố.

(c3) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo:

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: Rà soát, tổ chức vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch: Lập dự toán kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế hằng năm gửi Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình); phối hợp với Bảo hiểm xã hội cùng cấp tổ chức in và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

(c4) Cơ quan kiểm tra, giám sát: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Sở Tài chính, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội Thành phố.

(c5) Cơ quan báo cáo: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo đánh giá tác động của chính sách chăm sóc sức khỏe của Thành phố đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc giảm chiều thiếu hụt về y tế.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

- Đối với kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế (70% và 100% tiền mua thẻ bảo hiểm y tế): Từ nguồn ngân sách thành phố. Hằng năm, vào thời điểm lập dự toán, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giao dự toán để thực hiện.

- Đối với kinh phí hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn khi điều trị bệnh nội trú: Sở Y tế cấp bù kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối với kinh phí hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh: Sở Y tế cấp bù kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh đã ứng trước chi phí cho bệnh nhân trên địa bàn từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời vận động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân.

7.6. Chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

a) Nội dung

Thực hiện theo các văn bản quy định của Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từng năm học, từng giai đoạn. Hiện nay, chính sách hỗ trợ giáo dục cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-GDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ và Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục và xóa mù chữ; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

b) Chính sách hỗ trợ

(b1) Về miễn, giảm học phí:

- Đối tượng miễn 100% học phí:

+ Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố từ cấp mầm non đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên;

+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Sinh viên thuộc hộ nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Sinh viên người dân tộc thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng giảm 50% học phí: Trẻ em, học sinh là thành viên thuộc hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông công lập và ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

(b2) Về miễn, giảm tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày:

- Đối tượng miễn 100%: Học sinh là thành viên thuộc hộ nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các cơ sở giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng giảm 50%: Học sinh là thành viên thuộc hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học tại các cơ sở giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

(b3) Về hỗ trợ chi phí học tập:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Học sinh là thành viên thuộc hộ nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.

(b4) Về hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số:

- Đối tượng hỗ trợ: Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

- Mức hỗ trợ bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên.

(b5) Về hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3, 4, 5 tuổi:

Thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, cụ thể như sau:

- Đối tượng hỗ trợ: Trẻ em đang học mẫu giáo tại các lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

- Mức hỗ trợ ăn trưa bằng 160.000 đồng/trẻ/tháng.

- Thời gian hỗ trợ: tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

(b6) Về hỗ trợ học bổng:

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức vận động kinh phí hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh (mức hỗ trợ thực hiện theo quy định của các tổ chức chính trị - xã hội đối với từng cấp học).

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và giải pháp hỗ trợ, lập dự toán kinh phí thực hiện hỗ trợ hằng năm; hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục hằng năm; tổ chức vận động người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong độ tuổi bị thiếu hụt trình độ văn hóa) nâng cao trình độ để giảm được chiều thiếu hụt này.

(c2) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Sở Tài chính, Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

(c3) Cơ quan thực hiện:

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) rà soát, tham mưu lập dự toán kinh phí thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Sở Tài chính bố trí kinh phí; chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm xác nhận đối tượng thụ hưởng, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền chính sách hỗ trợ giáo dục, vận động trẻ em bỏ học vì lý do mưu sinh trở lại lớp.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp số lượng học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ chính sách giáo dục hằng năm theo quy định,

- Các cơ sở giáo dục: Thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các hội đoàn thể: tổ chức vận động tặng học bổng, phương tiện đi học,...

(c4) Cơ quan kiểm tra, giám sát: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Sở Tài chính xây dựng kế hoạch giám sát các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

(c5) Cơ quan báo cáo: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc giảm chiều thiếu hụt về giáo dục hằng năm và giai đoạn.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

- Chính sách hỗ trợ học bổng thực hiện từ nguồn vận động của các tổ chức chính trị - xã hội, các mạnh thường quân,...

- Các chính sách còn lại thực hiện từ nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm vào thời điểm lập dự toán, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giao dự toán để thực hiện.

7.7. Chính sách hỗ trợ học nghề

a) Nội dung

Thực hiện theo các văn bản quy định của Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chính sách hỗ trợ học nghề được tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 khi đăng ký tham gia các chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố sẽ được hỗ trợ tiền học phí, tiền ăn, tiền sinh hoạt phí (tiền đi lại) trong thời gian học nghề.

b) Chính sách hỗ trợ

(b1) Đối với người học nghề là thành viên hộ nghèo:

- Hỗ trợ học phí: theo mức học phí thực tế, nhưng tối đa không quá 03 triệu đồng/người/khóa học.

- Hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.

- Hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

(b2) Đối với người học nghề là thành viên hộ cận nghèo:

- Hỗ trợ học phí: theo mức học phí thực tế, nhưng tối đa không quá 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

- Hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.

- Hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người học nghề là thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025; phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện lập dự toán kinh phí hằng năm gửi Sở Tài chính để bố trí kinh phí cho các địa phương, đơn vị thực hiện.

(c2) Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề và tạo việc làm cho người học nghề là thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

(c3) Cơ quan thực hiện:

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn: Tổ chức thông tin tuyên truyền chính sách hỗ trợ chi phí học nghề cho hộ dân trong Chương trình; khảo sát nhu cầu học nghề và nhu cầu việc làm sau khi học nghề của lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo để phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức hướng nghiệp ngành nghề đào tạo phù hợp với trình độ và tạo việc làm cho người học sau khi hoàn thành khóa học nghề; tổ chức thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định.

- Các cơ sở dạy nghề: Thực hiện đào tạo nghề.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững): Thanh toán chi phí học nghề cho cơ sở dạy nghề (hoặc cho người học nghề).

(c4) Cơ quan kiểm tra, giám sát: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch giám sát việc triển khai chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề tại thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy nghề và thực hiện chính sách tại các cơ sở dạy nghề.

(c5) Cơ quan báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện báo cáo đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ học nghề của Thành phố Hồ Chí Minh đối với lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc giảm chỉ số thiếu hụt về trình độ giáo dục - đào tạo của người lớn hằng năm và giai đoạn.

d) Nguồn kinh phí thực hiện:

Từ nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm, vào thời điểm lập dự toán, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giao dự toán để thực hiện.

7.8. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội

a) Nội dung

Thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội, các văn bản quy định của Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chính sách hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ nguồn ngân sách thành phố được tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tạo điều kiện cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.

b) Chính sách hỗ trợ

- Đối với người lao động là thành viên hộ nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mức hỗ trợ hàng tháng là 30% x 22% mức thu nhập hàng tháng của chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn được Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng giai đoạn.

- Đối với người lao động là thành viên hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mức hỗ trợ hàng tháng là 25% x 22% mức thu nhập hàng tháng của chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn được Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng giai đoạn.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội tự nguyện để phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết quả người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh.

(c2) Cơ quan phối hợp:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình):

+ Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo định kỳ hằng năm về kết quả kiểm tra, giám sát.

- Sở Tài chính:

+ Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao dự toán kinh phí cho các đơn vị được giao nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách.

+ Tham gia cùng các sở, ban, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Chỉ đạo các tổ chức hội đoàn thể các cấp hằng năm phối hợp với Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững các cấp tổ chức vận động kinh phí hỗ trợ mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

(c3) Cơ quan thực hiện:

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện:

+ Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững): Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

+ Chỉ đạo Phòng Kế hoạch - Tài chính: dự trù kinh phí được bố trí trong dự toán hằng năm; hướng dẫn, kiểm tra quyết toán đối với Bảo hiểm xã hội cùng cấp theo đúng quy định tài chính.

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: Thực hiện tuyên truyền chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với nhiều hình thức đa dạng, tổ chức các buổi truyền thông để người dân nắm được các chủ trương quy định, vận động người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; hướng dẫn thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện các thủ tục đề nghị đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện cấp giấy xác nhận người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng đối tượng.

+ Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính kiểm tra định kỳ, đột xuất; giám sát việc thực hiện hỗ trợ thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(c4) Cơ quan giám sát: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Sở Tài chính xây dựng kế hoạch giám sát các đơn vị thực hiện chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng đối tượng.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

- Từ nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh: Bố trí hằng năm cho ngân sách thành phố Thủ Đức, các quận, huyện trong dự toán ngân sách chi thường xuyên hằng năm của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ nguồn đóng góp: Người lao động là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ (nếu có) đóng góp phần kinh phí còn lại.

7.9. Chính sách hỗ trợ nhà ở:

a) Nội dung

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tổ chức rà soát, nắm chắc các trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu hụt về diện tích nhà ở để nghiên cứu có các chính sách và giải pháp hỗ trợ phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của hộ; trong đó, nghiên cứu huy động nguồn lực xã hội hóa để vận dụng thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo các Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) và Quyết định số 33/2019/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ; đồng thời tăng cường vận động kêu gọi các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhà ở phù hợp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với phương thức xã hội hóa, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

b) Chính sách hỗ trợ

Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội đoàn thể Thành phố Hồ Chí Minh về sửa chữa, chống dột, xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Tổ chức thực hiện

Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thống kê, xác nhận diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ; Sở Xây dựng lập đề án hỗ trợ hoặc hỗ trợ pháp lý nếu không có đề án hỗ trợ.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

Vận động nguồn kinh phí hỗ trợ từ các các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể, mạnh thường quân hỗ trợ và Quỹ Vì người nghèo các cấp.

7.10. Chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sinh hoạt an toàn

a) Nội dung

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch để đảm bảo cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh (trong đó có hộ nghèo, hộ cận nghèo) luôn tiếp cận nguồn nước sinh hoạt an toàn.

b) Chính sách hỗ trợ

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giảm giá nước cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn so với giá nước của hộ gia đình Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh lộ trình 2019 - 2022; tăng cường đầu tư đảm bảo đạt tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch (trong đó có hộ nghèo, hộ cận nghèo).

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp để đảm bảo 100% người dân Thành phố được cung cấp và sử dụng nguồn nước an toàn (gồm: nước máy tại nhà hoặc nước máy cung cấp tại điểm cung cấp tập trung).

(c2) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện giám sát việc tổ chức thực hiện giá nước sinh hoạt an toàn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

(c3) Cơ quan thực hiện:

- Tống Công ty Cấp nước Sài Gòn trực tiếp tổ chức triển khai cho Công ty cấp nước khu vực thực hiện giá nước sinh hoạt an toàn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện giá nước sinh hoạt an toàn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn hỗ trợ của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.

7.11. Chính sách trợ giúp xã hội

7.11.1. Trợ cấp khó khăn

a) Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động cộng đồng xã hội (các đơn vị, tập thể và cá nhân) nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm lo ổn định lâu dài cho những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn (hộ già yếu, neo đơn, không còn khả năng lao động,...) không có điều kiện và khả năng tổ chức cuộc sống; đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 cho các hộ này và vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người tàn tật bại liệt, người bệnh tâm thần, người già yếu,... mà hộ không có điều kiện chăm sóc tại cộng đồng để đưa những người này vào các cơ sở bảo trợ xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh để nuôi dưỡng, chăm sóc, giảm bớt khó khăn cho gia đình.

b) Chính sách hỗ trợ

- Thực hiện theo Hướng dẫn liên tịch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình).

- Mức hỗ trợ: Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ theo thực tế.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vận động Quỹ, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) hướng dẫn trợ cấp cho hộ.

(c2) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) có trách nhiệm hướng dẫn rà soát và thống nhất xác định đối tượng hộ nghèo diện khó khăn trên địa bàn.

(c3) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện trợ cấp cho hộ nghèo diện khó khăn.

(c4) Cơ quan kiểm tra, giám sát: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

(c5) Cơ quan báo cáo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình).

d) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn (trường hợp Quỹ Vì người nghèo cấp dưới không đảm bảo thì có văn bản đề nghị cấp trên xem xét vận động hỗ trợ).

7.11.2. Hỗ trợ hỏa táng

a) Nội dung

Thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chính sách hỗ trợ hỏa táng được thực hiện theo Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn để giảm ô nhiễm, đảm bảo Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại.

b) Chính sách hỗ trợ

Thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo khi chết và thực hiện hỏa táng thì được ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ chi phí hỏa táng như sau:

- Hộ nghèo: Hỗ trợ 2.500.000 đồng/lượt hỏa táng.

- Hộ cận nghèo: Hỗ trợ 1.500.000 đồng/lượt hỏa táng.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hỏa táng phí đối với thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

(c2) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo:

- Phòng Tài chính - Kế hoạch dự trù kinh phí hằng năm; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban giảm nghèo bền vững), Ban Giảm nghèo bền vững phường, xã, thị trấn thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ cho Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình).

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn triển khai Tổ tự quản Giảm nghèo bền vững, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện hình thức hỏa táng đối với người thân khi mất (chết) và thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí hỏa táng của Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ cho Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện (thông qua Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững).

d) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm vào thời điểm lập dự toán, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giao dự toán để thực hiện.

7.11.3. Trợ cấp Tết

a) Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ quà Tết Nguyên đán hằng năm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để tất cả hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc.

b) Chính sách hỗ trợ

Theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm, thực hiện theo chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể, mạnh thường quân vận động các phần quà Tết chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch vận động,

(c2) Cơ quan phối hợp: Hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) vận động kinh phí chăm lo thêm cho các đối tượng thuộc diện hộ trong Chương trình Giảm nghèo chưa được ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo Tết,

(c3) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp Tết đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình).

(c4) Cơ quan báo cáo: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) thực hiện tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Vì người nghèo các cấp và nguồn vận động hỗ trợ từ các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể, mạnh thường quân.

7.11.4. Hỗ trợ bù giá điện

a) Nội dung

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ bù giá điện cho hộ nghèo giai đoạn 2021 - 2025 theo Thông tư số 190/2014/BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội và Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định về mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện để đảm bảo cho hộ nghèo chuẩn Thành phố được hỗ trợ chính sách bù giá điện như hộ nghèo chuẩn Quốc gia.

b) Chính sách hỗ trợ

Hàng quý, hộ nghèo Thành phố Hồ Chí Minh được ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ bù giá điện theo mức hỗ trợ tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành/hộ/tháng.

c) Tổ chức thực hiện

(c1) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính triển khai đến Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện chính sách hỗ trợ; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

(c2) Cơ quan phối hợp: Hằng năm, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao dự toán kinh phí cho các đơn vị được giao nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách.

(c3) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo các cơ quan có liên quan, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức theo dõi tình hình cấp phát, thanh toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

d) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm, vào thời điểm lập dự toán, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị mình gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giao dự toán thực hiện.

7.12. Chính sách trợ giúp pháp lý

a) Chính sách hỗ trợ

Thực hiện các chính sách hỗ trợ pháp lý cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Trung ương và văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hằng năm và cả giai đoạn.

b) Tổ chức thực hiện

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện.

8. Thực hiện bình đẳng về giới

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ hộ nghèo, hộ cận nghèo là phụ nữ tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, các dịch vụ xã hội cơ bản để tự vươn lên thoát nghèo.

- Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế gia đình tạo việc làm, tăng thu nhập, có tích lũy và vươn lên thoát nghèo; đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ; phát triển các tổ hợp tác tạo việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các cấp. Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chế độ ăn uống hợp dinh dưỡng cho gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; thực hiện phong trào nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc; đồng thời phát động phong trào chủ hộ nghèo, hộ cận nghèo là phụ nữ sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và dùng các nguồn năng lượng sạch trong sinh hoạt gia đình.

9. Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới

Tập trung thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và cả giai đoạn 2021 - 2025 tại các xã Nông thôn mới của các huyện ngoại thành (theo bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025).

10. Các chính sách và giải pháp đảm bảo thực hiện Chương trình

10.1. Tổ chức hệ thống thu thập thông tin về nghèo đa chiều trên địa bàn phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá phân tích thực trạng nghèo; xác định công nhận đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và xây dựng các chỉ tiêu nhiệm vụ và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và phường, xã, thị trấn.

a) Tổ chức khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (mốc thời gian khảo sát là ngày 01 tháng 01 năm 2021)

Trên cơ sở dữ liệu thông tin khảo sát này, các sở, ban, ngành chức năng, thành phố Thủ Đức và từng quận, huyện xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực (ngân sách và vận động cộng đồng xã hội); về chỉ tiêu và giải pháp giảm nghèo phù hợp theo lộ trình cụ thể hằng năm và cả giai đoạn, trong đó nguồn lực, các chỉ tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững là bộ phận hữu cơ của nguồn ngân sách và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

b) Thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin và biến động (tăng, giảm) hộ nghèo, hộ cận nghèo và thành viên định kỳ (mỗi năm 01 lần); tổ chức quản lý chặt chẽ số lượng và danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ cho việc đánh giá kết quả, hiệu quả giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn hằng năm và cả giai đoạn.

c) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi, quản lý danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo

(c1) Xây dựng phần mềm điện tử Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.

(c2) Tổ chức thực hiện

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) phối hợp với Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) chủ trì, phối hợp với Phòng Thống kê, các ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

(c3) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình từ tiền lãi điều tiết Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tiền lãi Quỹ quốc gia việc làm (nguồn Trung ương) và nguồn cho vay giải quyết việc làm Thành phố Hồ Chí Minh.

10.2. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

a) Mục tiêu

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp.

- Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

b) Đối tượng

- Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và Tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo bền vững.

- Đối với công tác giám sát, đánh giá: Cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên các cấp; cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Nội dung thực hiện

- Xây dựng tài liệu tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo.

- Xây dựng khung kết quả của Chương trình.

- Xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết).

- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức khảo sát, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp.

d) Tổ chức thực hiện

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Giảm nghèo bền vững) chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

đ) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình từ tiền lãi điều tiết Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tiền lãi Quỹ quốc gia việc làm (nguồn Trung ương) và nguồn cho vay giải quyết việc làm Thành phố Hồ Chí Minh.

10.3. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông sâu rộng về các chủ trương, chính sách và nội dung hoạt động của Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 cho các ngành, các cấp và người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố; tập trung cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

a) Nội dung hoạt động

- Xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền về Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của sở, ban, ngành gắn với chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu kéo giảm các chiều thiếu hụt.

- Thực hiện thông tin tuyên truyền về các chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo gắn với nhiệm vụ của địa phương nhằm tác động thiết thực, hiệu quả, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng thu nhập, cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

- Biên tập tài liệu truyền thông, thông tin tuyên truyền về Chương trình.

b) Tổ chức thực hiện

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình trong việc tổ chức triển khai, đẩy mạnh hoạt động truyền thông.

- Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan phối hợp thiết kế, sản xuất, phát hành tài liệu truyền thông về chủ trương, chế độ, chính sách; về mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình để cung cấp cho thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

c) Nguồn kinh phí thực hiện

Từ nguồn kinh phí Sở Thông tin và Truyền thông và nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình từ tiền lãi điều tiết Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tiền lãi Quỹ quốc gia việc làm (nguồn Trung ương) và nguồn cho vay giải quyết việc làm Thành phố Hồ Chí Minh.

10.4. Củng cố, kiện toàn Tổ tự quản giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Tổ để theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát mức chuẩn hộ cận nghèo trong suốt Chương trình.

10.5. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban Chỉ đạo, có sự tham gia của các thành viên là Lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng và mời Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tham gia thành viên Ban Chỉ đạo.

10.5.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Ban Chỉ đạo Chương trình và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

10.5.2. Đối với thành phố Thủ Đức, các quận, huyện: Củng cố, kiện toàn Ban Giảm nghèo bền vững do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện làm Trưởng Ban, có cơ cấu thành viên và nhiệm vụ như Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực của Ban Giảm nghèo bền vững: có 01 Phó Ban Thường trực là Trưởng phòng, 01 Phó Ban chuyên trách (có thể phân công Phó phòng kiêm nhiệm), 01 kế toán (do Trưởng Ban Giảm nghèo bền vững quyết định kiêm nhiệm) và bố trí số lượng công chức chuyên trách giảm nghèo để đảm bảo thực hiện Chương trình ở địa phương (theo thẩm quyền quản lý, sử dụng, phân bổ công chức của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện).

10.5.3. Đối với phường, xã, thị trấn: Củng cố, kiện toàn Ban Giảm nghèo bền vững phường, xã, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn làm Trưởng Ban, có cơ cấu và thành viên Ban giảm nghèo bền vững như Ban Giảm nghèo bền vững cấp trên. Tùy theo tình hình và nhu cầu của địa phương, cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn bố trí thêm một chức danh cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cán bộ không chuyên trách) phụ trách công tác giảm nghèo của phường, xã, thị trấn. Cán bộ được bố trí thêm nằm trong số cán bộ không chuyên trách phường, xã, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hiện nay, số lượng không chuyên trách được quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, kỳ họp thứ 12 về quy định chức danh bố trí số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

10.6. Tổ chức sơ kết, tổng kết hằng năm và giai đoạn, đánh giá phân tích kết quả, hiệu quả và khó khăn, tồn tại, rút kinh nghiệm thực tiễn; phổ biến nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả theo phương pháp đa chiều (của hộ nghèo, hộ cận nghèo, các Tổ tự quản giảm nghèo, các cơ sở thu nhận lao động thuộc hộ nghèo); gắn với động viên khen thưởng kịp thời, tạo sự lan tỏa trong phong trào thi đua giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh)

Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành Chương trình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

- Nghiên cứu tổng hợp và tham mưu xây dựng các chính sách, kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo theo từng năm và giai đoạn cho Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng kế hoạch, phương pháp, công cụ hướng dẫn thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức khảo sát xác định và công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (đầu kỳ, cuối kỳ và hằng năm). Xây dựng phần mềm điện tử Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo cho thành phố Thủ Đức, các quận, huyện hằng năm; theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo và kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm (trong nước và lao động có thời hạn ở nước ngoài), các chính sách hỗ trợ đảm bảo về an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.

- Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn vốn ủy thác (nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo, nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm, nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh).

- Tham mưu sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình hằng năm và giai đoạn, rút kinh nghiệm thực tiễn; xây dựng và nhân rộng cách làm giảm nghèo đa chiều có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, gắn với phát động phong trào thi đua và tổng hợp đề xuất khen thưởng những tập thể, đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động giảm nghèo hằng năm và cả giai đoạn. Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất về bổ sung cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh hằng năm và từng giai đoạn; trong đó, có các mục tiêu, chỉ tiêu, các lĩnh vực, chính sách giảm nghèo theo phương pháp đa chiều của Thành phố Hồ Chí Minh; cân đối nguồn lực phân bổ thực hiện Chương trình giảm nghèo này.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tính toán cân đối nguồn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức và quận, huyện để thực hiện các chính sách và giải pháp giảm nghèo, vừa đầu tư trực tiếp các chính sách hỗ trợ của chương trình, vừa phân bổ lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, từng sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, gắn với từng chiều nghèo thiếu hụt cụ thể.

4. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) công bố về tỷ lệ thiếu hụt các chiều nghèo của người dân Thành phố Hồ Chí Minh, của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; báo cáo kết quả về đo lường và phân tích sự thay đổi tỷ lệ tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì hướng dẫn thực hiện các chính sách miễn giảm học phí, học nghề cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện các chính sách hỗ trợ và giải pháp bảo đảm nâng cao dân trí cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang bị thiếu hụt.

- Phối hợp với Ban vận động Quỹ Vì người nghèo, Hội khuyến học các cấp có kế hoạch vận động xây dựng và phát triển cơ chế khuyến học, khuyến tài, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban.

- Xây dựng cơ sở vật chất các trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên để phối hợp với thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức vận động người nghèo (trong độ tuổi) bị thiếu hụt về trình độ giáo dục - đào tạo của người lớn tiếp cận thuận lợi để học tập và nâng cao trình độ.

6. Sở Y tế

- Chủ trì thực hiện các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh tại các địa phương, cơ sở.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

7. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình) và Sở Y tế (Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức cấp phát và thanh toán thẻ bảo hiểm y tế (bắt buộc) cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo để phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai vận động thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.

9. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo thụ hưởng chính sách giảm giá vé khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

10. Sở Xây dựng

- Chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện lập kế hoạch phát triển nhà ở để đảm bảo về diện tích và chất lượng nhà ở.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục vận động hỗ trợ các Chương trình sửa chữa nhà ở, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo về giá nước sinh hoạt an toàn.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, xây dựng các chính sách và giải pháp hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông sâu rộng trong người dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo về mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình; trong đó tập trung tuyên truyền về các cách làm giảm nghèo hiệu quả của các địa phương, cơ sở trong giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 theo phương pháp giảm nghèo đa chiều của Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì xây dựng và hướng dẫn triển khai các chương trình hỗ trợ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo nhất là ở các xã nông thôn ngoại thành; hướng dẫn xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, quản lý và sử dụng các Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục - Thể thao của thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và Nhà Văn hóa phường, xã, thị trấn để đưa vào hoạt động có hiệu quả, thiết thực, người dân tham gia sinh hoạt thường xuyên.

13. Sở Tư pháp

Chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tiếp tục tổ chức tốt các chương trình hỗ trợ miễn phí cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo về pháp luật; phối hợp Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật miễn phí, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo theo hệ thống từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; nghiên cứu đề xuất các chính sách chăm lo tương xứng cho đội ngũ cán bộ để đảm bảo ổn định và thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo bền vững tại các cấp; tham mưu việc kết hợp chặt chẽ giữa phong trào thi đua hằng năm với phong trào giảm nghèo bền vững cho toàn Thành phố Hồ Chí Minh và từng địa phương cơ sở gắn với biểu dương khen thưởng kịp thời.

15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới gắn với Chương trình Giảm nghèo bền vững ở các huyện ngoại thành.

- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị, có chính sách ưu tiên và giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có đất sản xuất nông nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tích lũy, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

16. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các đơn vị liên quan quản lý, cho vay đúng quy định các nguồn vốn nhận ủy thác của Thành phố Hồ Chí Minh {Nguồn vốn Hỗ trợ giảm nghèo (Quỹ Xóa đói giảm nghèo), nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm và nguồn vốn Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi} và các chương trình tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn, cải thiện điều kiện cuộc sống để thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trì nghiên cứu dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn; nghiên cứu các đề tài khoa học có tính chuyên sâu về các lĩnh vực giảm nghèo đô thị; phân hóa giàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo... trên địa bàn để phục vụ có hiệu quả cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp của Chương trình.

18. Liên minh Hợp tác xã Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã của thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện triển khai thí điểm các hình thức hợp tác trong một số ngành nghề phù hợp với thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng khu vực, nhất là các quận nội thành và quận đô thị hóa để rút kinh nghiệm, từng bước nhân rộng các mô hình hiệu quả.

19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp

- Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc, tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng, giúp nhau khắc phục khó khăn để giảm nghèo, vươn lên thoát nghèo.

- Gắn Chương trình Giảm nghèo bền vững với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư và Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở các huyện ngoại thành theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí của nông thôn mới trong từng giai đoạn. Tăng cường, vận động toàn thể đoàn viên, hội viên và đông đảo người dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững.

- Tham gia giám sát, đánh giá việc bình nghị xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ công khai từ cơ sở, khu dân cư; đồng thời, tổ chức giám sát các hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo của cơ sở.

20. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình), Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 để theo dõi quản lý và thực hiện các chính sách giải pháp hỗ trợ của chương trình tại cơ sở. Thực hiện cập nhật (tăng, giảm) hộ và rà soát đánh giá hiệu quả giảm nghèo của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo định kỳ hằng năm và giai đoạn.

- Chịu trách nhiệm về xây dựng dự toán và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình trên địa bàn.

- Tổ chức lồng ghép việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu giảm nghèo với kế hoạch kinh tế - xã hội thường xuyên hằng năm trên địa bàn.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo với lộ trình, bước đi phù hợp và cụ thể theo từng năm và giai đoạn; tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ và giải pháp tác động thiết thực, hiệu quả để tập trung đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo; song song với việc tập trung cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo để kéo giảm từng chiều thiếu hụt; đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực và cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc lồng ghép phối hợp thực hiện kế hoạch giảm nghèo vào kế hoạch thường xuyên của các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; đảm bảo chỉ đạo, quản lý và điều hành cơ chế hoạt động giảm nghèo theo phương pháp đa chiều có hiệu quả. Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác giảm nghèo gắn với thi đua khen thưởng. Đảm bảo thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ cho cấp trên theo quy định.

21. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn

- Là cấp tiếp xúc trực tiếp với các thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn.

- Tổ chức khảo sát, xác định, công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn theo đúng hướng dẫn của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức và quận, huyện.

- Hằng năm, xây dựng chương trình, chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo; tổ chức phối hợp với các phòng, ban và đơn vị thuộc thành phố Thủ Đức, quận, huyện thực hiện các chính sách tác động và giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn tự vươn lên giảm nghèo theo chỉ tiêu giảm nghèo của thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

- Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo, cập nhật xử lý công nhận tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ cho cấp trên theo quy định.

Điều 3. Căn cứ Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm xây dựng Chương trình Giảm nghèo bền vững của đơn vị và cơ sở giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu nhiệm vụ giảm nghèo bền vững hằng năm theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy TPHCM;
- Thường trực HĐND TPHCM;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQVN và các Đoàn thể TPHCM;
- VP Thành ủy và các Ban Thành ủy TPHCM;
- Các Ban Hội đồng nhân dân TPHCM;
- Kho bạc Nhà nước TPHCM;
- Ngân hàng CSXH chi nhánh TPHCM;
- Các thành viên BCĐCTGNBV TPHCM;
- Văn phòng BCĐCTGNBV TPHCM;
- VPUB: các PCVP; Các Phòng CV;
- Lưu: VT (VX-TC).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan


BIỂU TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

STT

Các nguồn vốn

Đơn vị tính

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021 - 2025

TỔNG NGUỒN VỐN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

Triệu đồng

4.848.066

6.979.390

8.617.066

10.229.152

11.752.485

13.291.320

15.144.378

Trong đó, nguồn bổ sung hàng năm:

Triệu đồng

1.408.580

2.206.006

2.183.732

2.105.869

1.959.251

1.918.136

10.372.995

- Nguồn Trung ương bổ sung

Triệu đồng

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

2.500.000

- Nguồn ngân sách thành phố bổ sung

Triệu đồng

789.394

1.472.677

1.464.777

1.392.667

1.252.839

1.216.917

6.799.877

- Nguồn ngân sách cấp huyện bổ sung

Triệu đồng

75.290

86.781

86.941

87.526

88.704

91.398

441.350

- Nguồn vận động của cấp huyện, vốn mượn

Triệu đồng

43.895

142.926

127.403

121.756

114.623

107.274

613.982

- Nguồn khác (lãi từ tiền gửi ngân hàng, Sawaco)

Triệu đồng

0

3.623

4.611

3.919

3.086

2.546

17.786

A

CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ƯU ĐÃI

+

Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

4.777.075

6.435.334

8.123.284

9.793.234

11.373.184

12.967.134

12.967.134

Trong đó, nguồn bổ sung hàng năm:

Triệu đồng

1.337.589

1.661.950

1.689.950

1.669.950

1.579.950

1.593.950

8.195.750

- Nguồn Trung ương bổ sung

Triệu đồng

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

2.500.000

- Nguồn ngân sách thành phố bổ sung

Triệu đồng

759.465

1.088.000

1.116.000

1.096.000

1.006.000

1.020.000

5.326.000

- Vốn từ ngân sách cấp huyện bổ sung

Triệu đồng

69.000

72.750

72.750

72.750

72.750

72.750

363.750

- Vốn vận động trong nước, vốn mượn

Triệu đồng

9.124

1.200

1.200

1.200

1.200

1.200

6.000

- Nguồn khác (lãi từ tiền gửi ngân hàng)

Triệu đồng

+

Lượt hộ vay vốn

Lượt hộ

114.526

50.267

52.209

51.946

56.986

53.850

265.258

1

Quỹ Xóa đói giảm nghèo (ủy thác qua NHCSXH)

1.1

Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

1.328.997

1.559.090

1.829.754

2.066.875

2.209.100

2.380.721

2.380.721

Trong đó, nguồn bổ sung hàng năm:

Triệu đồng

299.945

230.093

270.664

237.121

142.225

171.621

1.051.724

- Nguồn ngân sách thành phố bổ sung

Triệu đồng

268.299

179.000

218.000

185.000

91.000

119.000

792.000

- Ngân sách cấp huyện bổ sung

Triệu đồng

22.522

49.893

51.464

50.921

50.025

51.421

253.724

- Vốn vận động, vốn mượn, vốn khác

Triệu đồng

9.124

1.200

1.200

1.200

1.200

1.200

6.000

1.2

Lượt hộ vay vốn

Lượt hộ

37.008

12.346

11.481

10.262

13.421

9.398

56.908

2

Chương trình cho vay giải quyết việc làm

2.1

Nguồn vốn cho vay

Triệu đồng

3.267.387

4.699.244

6.118.530

7.551.359

8.989.084

10.411.413

10.411.413

Trong đó, nguồn bổ sung hàng năm:

Triệu đồng

1.037.644

1.431.857

1.419.286

1.432.829

1.437.725

1.422.329

7.144.026

- Ngân hàng CSXH huy động bổ sung

Triệu đồng

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

500.000

2.500.000

- Ngớn sách thành phố bổ sung

Triệu đồng

491.166

909.000

898.000

911.000

915.000

901.000

4.534.000

- Quỹ XĐGN ủy thác (ngân sách cấp huyện)

Triệu đồng

46.478

22.857

21.286

21.829

22. 725

21.329

110.026

2.2

Lượt hộ vay vốn

Lượt hộ

74.221

37.321

40.128

41.084

43.015

43.902

205.450

2.3

Số lao động được giải quyết việc làm

37.321

40.128

41.084

43.015

43.902

205.450

3

Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (ủy thác qua NHCSXH)

3.1

Nguồn vốn cho vay

Triệu đồng

180.691

177.000

175.000

175.000

175.000

175.000

175.000

3.2

Số hộ vay vốn

Lượt hộ

3.297

600

600

600

550

550

2.900

B

HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH (Hỗ trợ không hoàn lại)

+

Tổng nguồn kinh phí hỗ trợ:

Triệu đồng

64.701

524.125

478.391

419.943

362.148

304.338

2.088.945

- Nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố

Triệu đồng

29.929

378.777

347.577

295.467

245.639

195.717

1.463.177

- Nguồn kinh phí huy động, vận động trong nước

Triệu đồng

34.771

141.726

126.203

120.556

113.423

106.074

607.982

- Nguồn kinh phí khác

Triệu đồng

0

3.623

4.611

3.919

3.086

2.546

17.786

1

Hỗ trợ đào tạo nghề

1.1

Lượt lao động được đào tạo

Lượt LĐ

1.267

2.451

2.229

2.013

1.839

1.624

10.156

1.2

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố (Chương trình 1956, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Triệu đồng

3.080

7.133

6.598

6.056

5.652

5.103

30.542

2

Hỗ trợ giải quyết việc làm

2.1

Giải quyết việc làm trong nước

3.896

4.841

4.630

4.371

4.089

3.912

21.843

2.2

Giải quyết việc làm ngoài nước (XKTĐ)

23

37

38

38

38

38

189

2.3

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố (mức hỗ trợ theo Quyết định số 6742/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND Thành phố)

Triệu đồng

239

357

356

356

356

356

1.781

3

Hỗ trợ về y tế

3.1

Tổng số thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ

298.821

270.641

234.762

207.620

174.651

1.186.495

3.1.1

Số thẻ bảo hiểm y tế cấp cho hộ nghèo (ngân sách hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ)

Thẻ

151.317

126.877

93.581

72.124

48.280

492.179

3.1.2

Số thẻ bảo hiểm y tế cấp cho diện hộ cận nghèo (ngân sách hỗ trợ 70% tiền mua thẻ; người dân hoặc hội đoàn thể, mạnh thường quân hỗ trợ đóng 30% )

Thẻ

117.255

114.706

107.779

100.357

95.022

535.119

3.1.3

Số thẻ bảo hiểm y tế cấp cho diện hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo hàng năm (ngân sách hỗ trợ 70% tiền mua thẻ, người dân đóng góp 30%)

Thẻ

30.249

29.058

33.402

35.139

31.349

159.197

3.2

Kinh phí mua thẻ, gồm:

Triệu đồng

253.881

221.629

194.779

171.674

146.195

988.158

3.2.1

Nguồn kinh phí ngân sách thành phố:

Triệu đồng

0

208.414

187.736

160.837

138.397

113.625

809.009

- Diện hộ nghèo

Triệu đồng

121.743

102.247

76.561

58.319

39.042

397.912

- Diện hộ cận nghèo

Triệu đồng

70.349

69.147

65.000

60.261

56.573

321.329

- Diện hộ mới thoát tiêu chuẩn hộ cận nghèo

Triệu đồng

16.322

16.342

19.276

19.817

18.011

89.767

3.2.2

Nguồn kinh phí vận động (hộ dân, hội đoàn thể, tổ chức, mạnh thường quân đóng góp 30%)

Triệu đồng

45.467

33.893

33.941

33.277

32.571

179.149

3.3

Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

(15% đối với hộ nghèo, 5% đối với hộ cận nghèo

Hằng năm, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ theo số lượng thực tế

3.4

Hỗ trợ tiền ăn cho hộ nghèo điều trị bệnh nội trú tại bệnh viện công lập (3% x MLCS/người/ngày)

3.5

Hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

Số trẻ em được hỗ trợ

Trẻ em

62

65

65

62

41

295

Kinh phí thực hiện:

- Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

Hàng năm, Sở Y tế tham mưu kinh phí từ ngân sách thành phố để hỗ trợ theo số lượng thực tế

- Từ nguồn vận động

Triệu đồng

1.008

1.074

1.074

1.023

678

4.855

4

Hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập

4.1

Số học sinh được miễn, giảm học phí

HS

53.589

46.281

40.739

35.199

29.430

205.238

Kinh phí thực hiện; Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

41.621

34.879

30.209

25.494,5

20.617,2

152.821

4.2

Số học sinh được hỗ trợ học bổng

HS

31.234

29.410

26.498

23.630

20.727

131.499

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn vận động trong nước

Triệu đồng

43.298

40.572

36.719

33.177

29.702

183.469

4.3

Số học sinh được hỗ trợ chi phí học tập

HS

24.638

23.290

20.690

18.021

14.958

101.597

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

21.977,9

20.836,7

18.457,4

15.976,8

13.193

90.442

4.4

Số sinh viên người dân tộc thiểu số được hỗ trợ chi phí học tập

SV

400

400

400

400

400

2.000

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

3,576

3,576

3,576

3,576

3,576

17,880

4.5

Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3, 4, 5 tuổi

Lượt trẻ

3.336

3.196

2.753

2.309

1.831

13.425

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

3.931

3.828

3.308

2.777

2.212

16.056

5

Hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Lượt lao động nghèo

Lượt LĐ

7.596

6.968

6.040

5.065

4.100

29.769

Lượt lao động cận nghèo

Lượt LĐ

7.213

6.869

6.621

6.241

5.917

32.861

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

8.540

8.309

7.760

6.685

5.875

37.169

6

Hỗ trợ nhà ở

Số nhà được xây dựng, sửa chữa

Căn

408

514

46!

460

451

446

2.332

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn vận động

Triệu đồng

14.238

20.052

17.137

16.909

16.497

16.819

87.415

7

Hỗ trợ giá nước (theo Đề án của Sawaco)

Số hộ

Hộ

0

76.626

68.974

57.730

48.430

39.477

291.237

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn Sawaco, trong đó:

Triệu đồng

0

3.623

4.611

3.919

3.086

2.546

17.786

7.1

Số hộ nghèo

Hộ

44.796

37.460

28.39ĩ

20.580

13.341

144.568

Kinh phí hỗ trợ

Triệu đồng

2.095

2.392

1.818

1.118

683

8.106

7.2

Số hộ cận nghèo

Hộ

31.830

31.514

29.339

27.850

26.136

146.669

Kinh phí hỗ trợ

Triệu đồng

1. 528

2.2Ỉ9

2.101

1.968

1.863

9.680

8

Hỗ trợ bù giá điện

Số hộ

Hộ

11.699

52.769

44.374

34.505

24.901

16.331

172.880

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

4.417

31.011

26.081

20.280

14.632

9.599

101.603

9

Trợ cấp khó khăn (mức bình quân 1 triệu đồng/hộ/tháng)

Số hộ

Hộ

849

849

764

737

657

3.856

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn MTTQ các cấp

Triệu đồng

8.773

8.236

7.952

7.625

6.660

39.247

10

Hỗ trợ chi phí hỏa táng

Số người

Người

288

764

723

667

635

611

3.400

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách TP, trang đó:

Triệu đồng

553

1.552

1.478

1.375

1.291

1.239

6.934

10.1

Số người nghèo

Người

122

405

389

357

332

319

1.802

Kinh phí hỗ trợ

Triệu đồng

302

1.013,5

973

895

832,5

798,5

4.512

10.2

Số người cận nghèo

Người

166

359

334

310

303

292

1.598

Kinh phí hỗ trợ

Triệu đồng

252

538,5

505,5

479,5

458

440

2.422

11

Hỗ trợ chăm lo Tết Nguyên đán

11.1

Số hộ nghèo

Hộ

17.326

43.403

45.639

36.904

26.712

17.986

170.644

Kinh phí từ nguồn NSTP (1.250,000 đồng/hộ)

Triệu đồng

21.641

54.234

57.470

46.823

34.372

23.892

216.790

Kinh phí từ nguồn vận động

Triệu đồng

0

11.2

Số hộ cận nghèo, hộ thoát mức chuẩn hộ cận nghèo

Hộ

25.658

40.770

44.080

42.112

38.464

34.648

200.074

Kinh phí từ nguồn của các tổ chức đoàn thể vận động (500.000 đồng/hộ)

Triệu đồng

20.533

23.128

25.291

23.960

21.824

19.645

113.847

12

Hỗ trợ bù lãi vay cho đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố

(Theo Quyết định 2904/QĐ-UBND ngày 13/7/2018 của UBND Thành phố - Nguồn ngân sách thành phố)

Triệu đồng

2,70

2,70

2,70

2,70

2,70

13,50

C

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CÁC CẤP

Tổng kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

6-290

19.931

15.391

15.976

17.154

19.848

88.300

- Ngân sách thành phố

Triệu đống

-

5.900

1.200

1.200

1.200

1.200

10.700

- Ngân sách cấp huyện

Triệu đồng

6.290

14.031

14.191

14.776

15.954

18.648

77.600

1

Điều tra, cập nhật và quản lý hộ nghèo

Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

5.000

300

300

300

300

6.200

2

Tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo

Triệu đồng

1.078

1.078

1.078

1.068

1.068

5.368

Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

650

650

650

650

650

3.250

Từ nguồn ngân sách cấp huyện

Triệu đồng

295

428

428

428

418

418

2.118

3

Các hoạt động truyền thông

Triệu đồng

544

444

444

439

439

2.311

Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

200

200

200

200

200

1.000

Từ nguồn ngân sách cấp huyện

Triệu đồng

63

344

244

244

239

239

1.311

4

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

Triệu đồng

408

411

408

406

617

2.251

Từ nguồn ngân sách thành phố

Triệu đồng

50

50

50

50

50

250

Từ nguồn ngân sách cấp huyện

Triệu đồng

219

358

361

358

356

567

2.001

5

Hỗ trợ Tổ tự quản giảm nghèo

Từ nguồn ngân sách cấp huyện

Triệu đồng

5.714

12.901

13.158

13.746

14.940

17.425

72.169

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1291/QĐ-UBND ngày 15/04/2021 phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.165.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!