Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11094/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Thủ Đức Người ký: Nguyễn Kỳ Phùng
Ngày ban hành: 21/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11094/QĐ-UBND

Thành phố Thủ Đức, ngày 21 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 3364/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1943/ QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2656/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 về xây dựng Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Đức về dự thảo Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (thông qua Công văn số 965-CV/VPTU ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Văn phòng Thành ủy Thủ Đức về góp ý dự thảo Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030);

Xét đề nghị của Phòng Văn hóa và Thông tin tại Tờ trình số 526/TTr-VHTT ngày 25 tháng 8 năm 2023,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (đính kèm Đề án).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 34 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND TP.HCM (để báo cáo);
- Sở Du lịch TP.HCM;
- Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM;
- Sở Giao thông vận tải TP.HCM;
- TTTU, HĐND, UBND TP.Thủ Đức;
- Các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc;
- UBMTTQ VN thành phố Thủ Đức và các Đoàn thể;
- Lưu: VT, P.VHTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Kỳ Phùng

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN 2030

Mục lục

PHẦN THỨ I. THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

I. TỔNG QUAN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

1. Tài nguyên du lịch

2. Thị trường khách nội địa

3. Thị trường khách quốc tế

4. Dịch vụ lưu trú

5. Dịch vụ ẩm thực

6. Dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao

7. Sản phẩm du lịch

8. Xây dựng thương hiệu và marketing

9. Cơ sở hạ tầng

10. Nguồn nhân lực

11. Du lịch thông minh gắn với yếu tố công nghệ

12. Sự cần thiết của việc xây dựng đề án

PHẦN THỨ II. CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Giai đoạn 2022 - 2025 củng cố và nâng cao chất lượng du lịch

2. Giai đoạn 2025 - 2030 phát triển toàn diện ngành du lịch

PHẦN THỨ III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

I. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

1. Sản phẩm du lịch cốt lõi, đặc trưng của thành phố Thủ Đức

2. Sản phẩm du lịch tiềm năng

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Tăng cường quản lý nhân sự trong lĩnh vực du lịch

2. Nâng cao chất lượng đào tạo du lịch

III. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ

V. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

1. Xây dựng thương hiệu

2. Quảng bá xúc tiến

3. Các kênh quảng bá

VI. GIẢI PHÁP VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỰC TIẾP

1. Dịch vụ vui chơi giải trí

2. Dịch vụ ăn uống

VII. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH

1. Đối với thị trường khách du lịch nội địa

2. Đối với thị trường khách du lịch quốc tế

PHẦN THỨ IV. KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG

I. KỊCH BẢN 1: TĂNG TRƯỞNG VỚI SỰ ĐẦU TƯ THẤP

1. Số lượt khách đến với Thành phố Thủ Đức

2. Chi tiêu của du khách

3. Thời gian lưu trú của du khách

4. Tổng thu du lịch

II. KỊCH BẢN 2: TĂNG TRƯỞNG NHANH VÀ BỀN VỮNG

1. Số lượt khách đến với Thành phố Thủ Đức

2. Chi tiêu của du khách

3. Thời gian lưu trú của du khách

4. Tổng thu du lịch

III. KỊCH BẢN 3: TĂNG TRƯỞNG ĐỘT PHÁ

1. Số lượt khách đến với thành phố Thủ Đức

2. Chi tiêu của du khách

3. Thời gian lưu trú của du khách

4. Tổng thu du lịch

PHẦN THỨ V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thủ Đức

II. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thủ Đức

III. Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức

IV. Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Đức

V. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thủ Đức

VI. Phòng Khoa học và Công nghệ thành phố Thủ Đức

VII. Phòng Nội vụ thành phố Thủ Đức

VIII. Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Đức

IX. Công an thành phố Thủ Đức

X. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành

phố và các hội, đoàn thể thành phố Thủ Đức

XI. Ủy ban nhân dân 34 phường

PHẦN VI. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

II. Đề xuất Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

III. Đề xuất Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

IV. Đề xuất Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

V. Đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN THỨ I

THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

I. TỔNG QUAN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC:

Thành phố Thủ Đức là khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học quốc gia, Khu công nghệ cao, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ngoài ra, khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng, Đường Vành Đai III, Bến xe Miền Đông mới...

Đồng thời, thành phố Thủ Đức được định hướng thành 6 trọng điểm sáng tạo, bao gồm: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm, Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc, Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn, Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Thành phố Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3 quận của Thành phố Hồ Chí Minh Quận 2, 9 và Thủ Đức theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích tự nhiên là 211,26 km2 và quy mô dân số 1.013.795 người (theo Thống kê năm 2019). Thành phố Thủ Đức có phía Đông và Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp Quận 1, Quận 12, quận Bình Thạnh; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; thành phố Thủ Đức có 34 phường. Đây là địa điểm du lịch thú vị của Thành phố Hồ Chí Minh mang đến cho du khách nhiều sắc màu cuộc sống với những cảm giác trải nghiệm tuyệt vời vừa mang hơi thở hiện đại nhưng vẫn còn ẩn chứa trong lòng những điểm đến thoáng đãng, yên bình, thậm chí có nhiều nơi còn đậm nét đặc trưng vùng Nam Bộ.

Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi giáp ranh với các sông lớn như Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai... đã tạo cho thành phố Thủ Đức hệ thống mạng lưới sông, rạch dày đặc. Phần lớn các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố có chức năng giao thông thủy kết nối thuận lợi tạo nên không gian, cảnh quan kiến trúc sông nước đặc thù và tiềm năng phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Việc thực hiện công tác chỉnh trang đô thị trên các tuyến sông, kênh rạch tạo nên các công trình cảnh quan và kiến trúc đẹp cho đô thị mới phát triển mang lại môi trường sống xanh, sạch cho người dân, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói đây là một trong những ưu thế quan trọng cho thành phố trong việc định hình và khai thác mô hình du lịch đường thủy.

Thành phố Thủ Đức - thành phố trẻ - vùng đất đầy tiềm năng phát triển du lịch, với 358 cơ sở lưu trú du lịch kinh doanh 02 loại hình chủ yếu là khách sạn và nhà nghỉ, ngoài ra còn có các cơ sở kinh doanh lưu trú theo mô hình Homestay và Airbnb; có 29 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong đó 18 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 11 doanh nghiệp lữ hành nội địa; đặc biệt thành phố Thủ Đức có 35/366 tài nguyên[1], chiếm tỷ lệ 9,5% và xếp vị trí thứ 3 của toàn Thành phố Hồ Chí Minh về số lượng tài nguyên du lịch tạm phân chia theo các mô hình như sau:

- Du lịch về nguồn gắn với các lễ hội: trên địa bàn thành phố Thủ Đức hiện có các điểm di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật như Bót Dây Thép, Căn cứ Vùng Bưng 6 Xã, Đình Phong Phú, chùa Hội Sơn,... Bên cạnh đó, các lễ hội diễn ra hằng năm như Hội thi nấu bánh Tét vào Tết Nguyên đán và Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại khuôn viên Khu lịch sử Văn hóa các Dân tộc, Lễ Hội trái cây Nam Bộ trong khuôn viên Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Lễ Vu Lan tại Bảo tàng Áo Dài... thu hút nhiều rất du khách tham quan, học tập và tham gia trải nghiệm một số hoạt động trong khuôn khổ lễ hội.

- Du lịch sinh thái: mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh chóng nhưng thành phố Thủ Đức vẫn còn lưu giữ nhiều nhà vườn xanh mát (Nhà vườn Long Phước, Nhà vườn Long Thuận - Bảo tàng Áo Dài), những đầm sen bát ngát hay vườn hoa rực rỡ (Đầm sen Tam Đa, Vườn hoa nền Phước Thiện, Vườn hoa hướng dương Khu đô thị Vạn Phúc..).

- Du lịch vui chơi giải trí, trải nghiệm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng... các chủ đầu tư không ngừng đổi mới, sáng tạo các loại hình vui chơi, giải trí tại các điểm kinh doanh hiện hữu; đồng thời đã và đang hoàn thiện hoặc xây dựng thêm một số hạng mục công trình phù hợp để được công nhận là khu du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch 2017 (Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Khu vui chơi The BCR, Khu giải trí Song Long, Khu giải trí sinh thái, giáo dục Nông trại Rồng, Khu giải trí Snow Town...), các điểm du lịch này mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, vui chơi, trải nghiệm.

- Du lịch gắn với thăm viếng các điểm thờ tự tôn giảo (đình, đền, chùa, nhà thờ...): trên địa bàn hiện có các cơ sở tôn giáo nổi tiếng linh thiêng và diễn ra các nghi thức hành lễ độc đáo như: nhà thờ Thủ Đức (Lễ rước tượng Chúa Hài đồng mỗi dịp Noel), Đình Phong Phú (Lễ hội Kỳ Yên với những chương trình nghệ thuật tuồng cổ, cải lương), chùa Nam Thiên Nhất Trụ (Một phiên bản độc nhất vô nhị của Diên Hựu Tự ở Hà Nội được dựng lên ở miền đất phương Nam nhằm vẽ lại một thoáng lịch sử trong giấc mơ của Vua Lý Thái Tông), Pháp viện Minh Đăng Quang (nơi có 4 kỷ lục Việt Nam: 4 bảo tháp lớn nhất, bảo tháp gỗ tại chánh điện lớn nhất, nơi tổ chức đại lễ 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất, Lễ Khất thực cổ Phật lớn nhất), chùa Bửu Long (Lễ Sớt Bát diễn ra vào mỗi buổi trưa), chùa Phước Long (Lễ Vía Bà với nghệ thuật múa Hầu Bóng vào ngày 23/4 AL)...

- Du lịch mua sắm, ẩm thực: hiện nay hệ thống bán lẻ hiện đại đang phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của Nhân dân, nhất là các kênh kinh doanh tại 05 trung tâm thương mại, 36 siêu thị, 236 cửa hàng tiện lợi, trong đó có các cơ sở đã được cấp biển hiệu “Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”: Co.opmart Xa lộ Hà Nội, Giga Mall Phạm Văn Đồng, Mega Mall Thảo Điền.... Bên cạnh đó, các điểm ăn uống nổi tiếng như Nem Bà chín (truyền nhân của làng nghề Nem Thủ Đức), Bánh mì Bảy Kẹo (ẩm thực đường phố), 10 Nhà hàng được tổ chức Michel in vinh danh trong năm 2023, các quán ăn uống có thiết kế đẹp, lạ như: Vườn Thảo Điền, Square 39, Ngôi nhà màu hồng và chiếc xe xanh, Sadéc District... không chỉ thu hút khách đến thưởng thức ẩm thực mà còn chụp ảnh lưu niệm, trải nghiệm những khoảnh khắc thú vị.

Điều kiện đặc thù về phát triển kinh tế, tài nguyên, cảnh quan cùng với định hướng đô thị thông minh, sáng tạo, tạo điều kiện cho thành phố Thủ Đức, phát triển du lịch, đặc biệt MICE, du lịch công nghiệp, du lịch giải trí, thể thao, đường thủy.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC:

1. Tài nguyên du lịch:

Tiếp cận theo hướng chất lượng của tài nguyên thì việc phân nhóm các tài nguyên cần được tiến hành dựa trên kết quả đánh giá kết hợp một số các nhóm tiêu chí, mà trước hết là tiềm năng của tài nguyên[2]. Trong nghiên cứu này, tiềm năng tài nguyên được đánh giá thông qua 4 tiêu chí thuộc tính (khả năng thu hút hay mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, khả năng có thể tiếp cận, khả năng liên kết với các tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch khác, và khả năng có thể khai thác - sức chứa của điểm tài nguyên du lịch). Kết quả đánh giá của các chuyên gia cho thấy chỉ có 13/50 (chiếm 26,00%) số tài nguyên được đánh giá đang có mức độ khai thác cao với mức điểm ≥ 35,000 điểm và 14/50 (chiếm 28% số tài nguyên có mức khai thác khá cao (30,335 - < 35,000 điểm). Tuy nhiên, với mức độ khai thác trung bình (với số điểm trung bình từ 20,415 - < 30,335 điểm), số lượng tài nguyên chỉ có 0/50 và mức khai thác thấp (dưới 20,415 điểm) là 23/50, chiếm 46% số tài nguyên du lịch).

Mặc dù thành phố Thủ Đức có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú (các tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và các công trình nhân tạo phục vụ du lịch lại là thế mạnh khá nổi trội) nhưng thành phố Thủ Đức chưa hình thành được các sản phẩm du lịch thực sự đặc thù, có tính hấp dẫn, thiếu tính chuyên nghiệp (nguyên nhân và các rào cản thực sự chưa được đưa ra giải quyết một cách thẳng thắn và triệt để: hợp tác công tư và bài toán quản lý điểm đến).

2. Thị trường khách nội địa:

Trong tổng số khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 25% khách có tham gia các hoạt động du lịch tại thành phố Thủ Đức[3]. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát trực tiếp, khách du lịch cho biết các hoạt động trải nghiệm họ tham gia chủ yếu tại thành phố Thủ Đức thuộc về các hoạt động liên quan đến dịch vụ nhà hàng và ăn uống tại khu vực Quận 2 cũ hoặc một số hoạt động gắn liền với loại hình du lịch tâm linh (đình, chùa, nhà thờ...) ả khu vực Quận 9 cũ ngoài ra không có hoạt động khác.

Số lượng khách du lịch từ độ tuổi 18-30 tuổi chiếm hơn 80%, sau đó là nhóm khách từ 3,1-40 tuổi, chiếm 11.1%. Các nhóm khách ở các khung độ tuổi khác chiếm số lượng rất nhỏ từ dưới 0.4% đến 3.1%.

Tuy nhiên, Thủ Đức vẫn chưa thu hút được nguồn khách du lịch nội địa dồi dào từ các tỉnh thành trong cả nước do còn tồn tại những hạn chế:

- Dịch vụ vận chuyển công cộng chưa thuận tiện. Di chuyển xa trung tâm

- Các điểm đến còn chưa được đầu tư đúng mức để khai thác du lịch. Khoảng cách giữa các điểm vui chơi còn cách xa nhau.

- Kẹt xe, khói bụi, ngập nước và vệ sinh công cộng còn kém.

3. Thị trường khách quốc tế:

Số lượng phản hồi của mẫu chiếm tỷ lệ lớn nhất là các du khách có quốc tịch Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Mỹ. Ngoài ra, còn nhiều du khách quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ... Nghiên cứu cho thấy du lịch thành Thủ Đức có sự thu hút đối với du khách quốc tế bởi yếu tố mới. Đây là lợi thế để thành phố Thủ Đức xây dựng trở thành điểm đến mới nổi.

Tuy nhiên, công tác khai thác thị trường khách du lịch quốc tế còn gặp khó khăn nhất định như:

- Nguồn lực quảng bá, xúc tiến du lịch chưa phát huy hiệu quả nên hạn chế thu hút du khách quốc tế đến với thành phố Thủ Đức.

- Thành phố Thủ Đức chưa có sự kết nối các sản phẩm du lịch hiện hữu để tạo ra các sản phẩm, tuyến và tour đặc trưng riêng cho du khách quốc tế.

4. Dịch vụ lưu trú:

Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn thành phố Thủ Đức có 354 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đang hoạt động, 94% cơ sở xếp hạng từ 2 sao trở xuống; kinh doanh 02 loại hình chủ yếu là khách sạn và nhà nghỉ. Ngoài ra còn có một số cơ sở kinh doanh lưu trú theo mô hình homestay và Airbnb, căn hộ du lịch,... chủ yếu đáp ứng nhu cầu khách du lịch phân khúc bình dân.

Chưa có nhiều cơ sở lưu trú phân khúc cao cấp. Nhiều khách sạn bị phản hồi tiêu cực về cơ sở vật chất, dịch vụ chưa sạch sẽ, không gian nhỏ hẹp, thiếu một số dụng cụ thiết bị trong phòng, cơ sở vật chất xuống cấp và chất lượng nhân viên phục vụ.

5. Dịch vụ ẩm thực:

Hiện nay, thành phố Thủ Đức tập trung chủ yếu khá nhiều nhà hàng cao cấp tập trung chủ yếu tại khu vực Quận 2 cũ. Thành phố Thủ Đức đang là một trong những khu vực phát triển nhanh về dịch vụ ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều nhà hàng sang trọng và hiện đại được khai thác để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các doanh nhân, chuyên gia và người nước ngoài.

Ẩm thực tại thành phố Thủ Đức tương đối đa dạng, đến từ nhiều nền văn hóa. Tuy nhiên, thành phố Thủ Đức dù có sản phẩm ẩm thực truyền thống địa phương thực nổi bật và tạo danh tiếng tới du khách như nem Thủ Đức nhưng hiện đang bị mai một, số lượng cơ sở sản xuất và quy mô giảm đáng kể (chỉ còn 1 - 2 cơ sở duy trì nghề làm nem truyền thống của gia đình).

6. Dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao:

Thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố Thủ Đức khá phong phú và đa dạng từ công viên chủ đề, đến các loại hình nghệ thuật, các sự kiện thể thao, rạp chiếu phim hay các chuỗi các quán bar, pub được đánh giá cụ thể như sau:

- Công viên chủ đề tại thành phố Thủ Đức là những công viên có quy mô, được quy hoạch và phát triển trên quỹ đất lớn như: Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên...

- Các sự kiện thể thao được tổ chức thường niên thu hút người dân và du khách tham gia, cổ vũ nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao trên địa bàn cũng như các dịch vụ du lịch như: Giải Golf mở rộng, Giải đua xe đạp, Giải Marathon Quốc tế Techcombank...Ngoài ra, thành phố Thủ Đức còn là nơi sở hữu sân tập cưỡi ngựa lớn bao gồm: Saigon Pony Club và Vietgangz Horse Club tại Phường Long Trường..

- Dịch vụ chiếu phim: 09 cụm rạp chiếu phim cao cấp ở trung tâm thương mại, gôm: Thảo Điền Pearl, Vincom Mega Mall Thảo Điền, Parkson Cantavil, Vincom Plaza Lê Văn Việt,...

- Dịch vụ thể dục thể thao: 07 hệ thống phòng gym cao cấp ở trung tâm thương mại, như: Vincom Mega Mall Thảo Điền, Parkson Cantavil; Vincom Plaza Lê Văn Việt...; 07 câu lạc bộ thể thao có sức chứa gần 1.000 người. Ngoài ra Thủ Đức còn có gân 750 loại hình kinh doanh karaoke, sân bóng đá mini, sân tennis, cầu lông, bida, các loại hình câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, quán bar và pub ... có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn được cá nhân, doanh nghiệp đầu tư.

- Trên địa bàn thành phố Thủ Đức có 02 sân khấu bao gồm Water puppet show và Thao Dien Village hoạt động thường xuyên.

Tuy thành phố Thủ Đức có đa dạng các loại hình vui chơi giải trí, sự kiện thể thao phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau nhưng, vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như: vị trí nằm rải rác nên bất tiện cho du khách di chuyển từ nơi này sang nơi khác, khó khăn trong việc tiếp cận vì một số nơi chưa có các dịch vụ di chuyển công cộng đưa khách đến hoặc khách phải đi bộ khá xa, số lượng sân khấu biểu diễn nghệ thuật còn rất hạn chế, chưa có chiến lược truyền thông phù hợp, cơ sở vật chất thiếu sự chăm sóc (trùng tu) nên xuống cấp....

7. Sản phẩm du lịch:

7.1. Văn hóa lịch sử:

Hiện tại trên địa bàn, ngoài Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc là nơi tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc, là công trình tiêu biểu của khu vực phía Nam, thành phố Thủ Đức còn có 07 di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh/thành phố và nhiều công trình, địa điểm thuộc danh mục kiểm kê di tích; 339 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng như Phật giáo, Thiên chúa, Tin lành...; một số lễ hội tổ chức hằng năm gắn liền với văn hóa Nam Bộ như: lễ hội trái cây, hội thi gói bánh tét, lễ hội khinh khí cầu và biểu diễn nghệ thuật “Hò dô” góp phần tạo dựng nét riêng cho Thủ Đức.

Dù có nền tảng tốt để phát triển du lịch văn hóa lịch sử, song hạ tầng kết nối chưa thuận tiện, công tác quảng bá và khai thác du lịch văn hóa chưa được đẩy mạnh đã khiến các di tích, công trình văn hóa tiêu biểu chưa thực sự được khai phá hết tiềm năng.

7.2. Du lịch xanh

Thành phố Thủ Đức có vị trí địa lý thuận lợi cho các chuyến du lịch ngắn ngày, các chuyến đi nghỉ dưỡng. Các hình thức chủ yếu bao gồm du lịch xanh, cộng đồng sinh thái và khám phá sông nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: việc phát triển du lịch xanh chưa được chú trọng; chưa có tuyến du lịch liên kết các điểm với nhau; mức độ nổi tiếng của các địa danh còn thấp, cơ sở vật chất còn sơ sài, thiếu tiện nghi...

7.3. Du lịch MICE (Du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, triển lãm...)

Sản phẩm Du lịch MICE của thành phố Thủ Đức đang dừng ở mức độ tiềm năng do chưa có nhiều trung tâm, hội nghị để tổ chức sự kiện đạt tiêu chuẩn, mức độ nhận biết chưa cao, thiếu các chiến dịch quảng bá và truyền thông, kỹ năng và năng lực của người lao động còn hạn chế.

7.4. Du lịch đường thủy

Thành phố Thủ Đức có đường bờ sông dài trên 70 km, các bến Bình An, bến Linh Đông đã được đưa vào khai thác, tuy nhiên, chưa có các tuyến kết nối đến các vùng lân cận đi ngang khu vực thành phố Thủ Đức. Trong đó, đáng chú ý là khu biệt thự ở phường Thảo Điền, bờ sông ở đây được tận dụng view sông cho những khu căn hộ, biệt thự.

Tuy nhiên, tình trạng bến bãi, vệ sinh lòng sông chưa đảm bảo ảnh hưởng đến lưu thông của các phương tiện thủy. Chưa có nhiều tour kết nối du lịch đường thủy. Các cơ sở phục vụ cho việc khai thác du lịch đường thủy chưa được chú trọng.

7.5. Du lịch công nghiệp, công nghệ cao

Thành phố Thủ Đức có 04 khu công nghiệp, công nghệ cao tập trung rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn[4]. Theo đó, việc khai thác du lịch được kết hợp với các khu vực tập trung nhiều các nhà máy công nghiệp, công nghệ cao là một loại hình du lịch mới và hứa hẹn nhiều trải nghiệm hấp dẫn.

Tuy nhiên, mức độ nhận biết về loại hình du lịch này chưa cao, chưa phát triển về quy mô và số lượng cũng như việc khai thác các chuyến du lịch công nghiệp tại khu vực còn hạn chế, thiếu các chiến dịch quảng bá và truyền thông.

8. Xây dựng thương hiệu và marketing

Trước khi thành lập thành phố, Thủ Đức chủ yếu tổ chức các hội hoa xuân, hội chợ, festival hoa, các ngày hội khác nhằm thu hút du khách. Sau khi thành lập thành phố từ 01 tháng 01 năm 2021, dịch bùng phát nên các hoạt động Marketing quảng bá du lịch thành phố vẫn chưa nhiều.

Thành phố Thủ Đức phối hợp với Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh/ Trung tâm World Story Film thực hiện chương trình quảng bá hình ảnh du lịch Thủ Đức trên kênh du lịch và cuộc sống, kênh HTV online, Youtube, Fanpage...

Ngoài ra, thành phố Thủ Đức có xây dựng facebook du lịch với tên gọi “Văn hóa du lịch Thủ Đức”, công cụ nhanh chóng và tiết kiệm cho tổ chức. Tuy nhiên, hiện nay thành phố Thủ Đức chưa tận dụng được công cụ này một cách hiệu quả, có xây dựng một trang website riêng biệt trên nền tảng GIS để quảng bá cho du lịch thành phố Thủ Đức nhưng chưa hoàn thiện.

Hiện nay, thành phố Thủ Đức chưa có bộ phận chuyên trách, tổ chức các chiến dịch truyền thông quảng bá; chưa có bộ nhận diện thương hiệu du lịch riêng biệt. Logo của thành phố Thủ Đức được sử dụng cho tất cả các hoạt động của thành phố Thủ Đức.

9. Cơ sở hạ tầng:

Thành phố Thủ Đức có hệ thống giao thông hạ tầng đa dạng với nhiều loại hình giao thông từ quốc lộ, đường vành đai, cao tốc,... bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi bao quanh thành phố là một lợi thế để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với đường thủy và thuận tiện trong việc đa dạng hóa hình thức di chuyển. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như:

- Sự không đồng bộ về mức độ phát triển hạ tầng giao thông tại các khu vực khác nhau trên địa bàn.

- Tình trạng ngập lụt vẫn còn xảy ra nhiều nơi và trở thành thương hiệu của thành phố do các dự án thoát nước vẫn chưa được triển khai.

- Tình trạng quá tải ở một số tuyến đường huyết mạch có lưu lượng xe tải lớn nhưng ở xa trung tâm thành phố - chưa được chú trọng đầu tư

- Hoạt động giao thông đường thủy khá yếu, duy trì duy nhất các chuyến buýt sông với lộ trình cố định để phục vụ dân sinh chứ chưa thật sự tập trung vào phát triển du lịch.

10. Nguồn nhân lực

10.1. Nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch: rất thân thiện, nhiệt tình; Lực lượng lao động nòng cốt được đào tạo qua trường lớp và có kinh nghiệm; Doanh nghiệp chú trọng đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực du lịch đang thiếu, chưa có hệ thống quản lý nhân sự trong ngành du lịch cũng như chưa có sự liên kết đào tạo chặt chẽ với các đơn vị đào tạo.

10.2. Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch: tổng nhân lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Đức là 74 người bao gồm 06 nhân sự thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin, 68 nhân sự thuộc 34 phường. Trong đó, 72 nhân sự kiêm nhiệm và 01 nhân sự chuyên trách về du lịch (có trình độ đại học chuyên ngành du lịch). Mặt khác, xét về quy mô dân số thì thành phố Thủ Đức tương đương với Thành phố Đà Nẵng. Do đó, số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hiện nay không đủ đảm đương khối lượng công việc lớn.

11. Du lịch thông minh gắn với yếu tố công nghệ:

Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các điểm đến của thành phố Thủ Đức đang có những chuyển biến tích cực. Kênh thông tin website chính thức “Du lịch thành phố Thủ Đức” (https://thuduc-dulich.hcmgis.vn/) đã được thành phố Thủ Đức triển khai từ năm 2022, cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hữu ích về các tiện ích xung quanh điểm đến: địa điểm lưu trú, mua sắm, cơ sở y tế, siêu thị, ATM... cùng với thông tin giới thiệu sơ lược về điểm đến cũng như khoảng cách từ điểm du lịch đến các cơ sở lưu trú lân cận.

Tuy nhiên, hiện trạng máy móc trang thiết bị dùng trong lĩnh vực quản lý du lịch hiện đang có dấu hiệu xuống cấp, khả năng tương thích với các phần mềm mới hiện tại kém. Bên cạnh đó, website “Du lịch thành phố Thủ Đức” đã tích hợp các kênh mạng xã hội nhưng chưa triển khai, khi click vào biểu tượng không dẫn đến liên kết trang, vấn đề cấp thiết đặt ra là xây dựng các trang mạng xã hội hỗ trợ quảng bá cho hoạt động du lịch của Thành phố Thủ Đức.

12. Sự cần thiết của việc xây dựng đề án:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng không phân định ranh giới hành chính, cùng với cạnh tranh toàn cầu và ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh tế tri thức, đang tạo ra những cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ đóng góp du lịch vào GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh đã dao động trong khoảng 10%-12% trong cùng thời kỳ. Thành phố là điểm đến trong nước phổ biến nhất đối với khách nội địa đồng thời có mức tăng trưởng của khách du lịch quốc tế trung bình 13% trong giai đoạn 2013-2019 cao hơn mức tăng trưởng của toàn Việt Nam. Song trong xu hướng phát triển hiện nay đặc biệt sau đại dịch Covid, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang đang đứng trước áp lực cạnh tranh không chỉ đến từ các nước trong khu vực mà từ cả các địa phương trong cả nước có những lợi thế và ưu đãi về thiên nhiên, văn hóa vùng miền như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc...Ngành du lịch Thành phố cần có những sự đổi mới và phát triển bài bản hơn, khai thác các sản phẩm của các thành phố, quận, huyện trực thuộc thành phố cũng như công tác quảng bá.

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và cả những thách thức, cùng với yêu cầu đặt ra phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Năm 2019, Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2030. Với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng của du lịch Thành phố và đề ra các kịch bản cho sự phát triển của du lịch Thành phố đến 2025 và tầm nhìn 2030 cùng với các giải pháp cho các nhóm vấn đề về tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực, marketing và liên kết vùng. Với tầm nhìn “trở thành một đô thị du lịch sống động hàng đầu Châu Á, nơi du khách được trải nghiệm những giá trị khác biệt của di sản văn hóa, lối sống trong một thành phố thông minh, mang đến sự hứng khởi và cảm xúc trên mỗi hành trình” và mục tiêu chiến lược đề ra về lượng khách du lịch nội địa là tăng trưởng bình quân 8,6%/năm trong giai đoạn 2019 - 2030, tức là tăng từ 32,7 triệu trong năm 2019 lên 54 triệu vào năm 2025 và 81 triệu vào năm 2030. Mức tăng trưởng dự kiến là +8,7% và +8,5%/năm trong giai đoạn 2019-2025 và 2025-2030. Mục tiêu chiến lược đề ra về lượng khách du lịch quốc tế là tăng trưởng bình quân 6,6%/năm trong giai đoạn 2019-2030; Thành phố Hồ Chí Minh vào top 29 điểm đến du lịch toàn cầu, ngành du lịch Thành phố cần tập trung và nhanh chóng nghiên cứu phát triển các cụm du lịch thuộc Thành phố, nghiên cứu sâu để đưa ra giải pháp phát triển cho từng cụm du lịch trong Thành phố trong định hướng chiến lược phát triển du lịch chung của Thành phố. Chiến lược đã đề cập đến tâm quan trọng của sự phát triển du lịch cụm phía Đông Thành phố trong đó thành phố Thủ Đức là một điển hình cho tiềm năng phát triển của những loại hình du lịch mới theo cùng sự phát triển của một thành phố hiện đại, công nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải pháp vĩ mô chung cho Thành phố, chưa đi vào phân tích các vùng du lịch, điểm du lịch cụ thể trên địa bàn. Đặc biệt là thành phố Thủ Đức và các quận, huyện lớn trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có du lịch phát triển.

Thành phố Thủ Đức thành lập theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Là mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước và là thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt địa lý, chính trị và kinh tế- xã hội. Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường Vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thành phố Thủ Đức định hướng phát triển trở thành “cực” tăng trưởng mới, là đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, là “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế -xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ, phát triển trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, năng suất lao động cao, là thành phố xanh, thông minh, hạ tầng kỹ thuật và quản lý xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế, nơi đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kinh nghiệm thành công của nhiều thành phố lớn trong việc phân các cụm, khu du lịch trong thành phố theo vị trí địa lý, tạo thành các cụm, khu du lịch cho thấy tầm quan trọng của việc cần xây dựng đề án phát triển của thành phố Thủ Đức nói riêng và các cụm quận, huyện khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong Chiến lược phát triển du lịch của Thành phố. Việc xây dựng đề án phát triển du lịch cần dựa vào nhiều yếu tố nguồn lực và phân tích các yếu tố dự báo.

Với bối cảnh đó, thành phố Thủ Đức xây dựng một đề án phát triển du lịch toàn diện để đánh giá thực trạng, đưa ra định hướng khai thác tiềm năng và lợi thế ngành du lịch trong ngắn, trung, và dài hạn phù hợp với những điều kiện mới đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh, vùng và cả nước là rất cần thiết.

PHẦN THỨ II

CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật số 76/2015/QH13 của Quốc hội về Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Luật số 15/2012/QH13 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính;

- Luật số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền địa phương;

- Luật số 21/2017/QH14 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về Quy hoạch;

- Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến Quy hoạch;

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến Quy hoạch;

- Luật số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về Du lịch;

- Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh liên quan đến quy hoạch;

- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị định số 79/2017/QĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Nghị định số 168/2017/QĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về quy định một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch 2017;

- Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch 2017;

- Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Du lịch;

- Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;

- Quyết định số 1538/QĐ-TTg ngày 16/9/2021 Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040;

- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định một số điều của Luật Du lịch;

- Thông tư số 18/2021 /TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch;

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh danh mục các Đề án, Chương trình ban hành theo Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2856/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế-hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, Chỉ thị số 27-CT/TU của Thành ủy và Nghị quyết số 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

- Kế hoạch số 1781/KH-SDL ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển ngành du lịch Thành phố năm 2023;

- Kế hoạch số 3793/KH-SDL ngày 05 tháng 8 năm 2023 của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển sản phẩm du lịch Thành phố giai đoạn 2023 - 2025;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Thành ủy Thủ Đức về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 15 tháng 7 năm 2023 của Thành ủy thủ Đức về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

- Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ban thường vụ Thành ủy thành phố Thủ Đức về xây dựng các đề án, chương trình cụ thể thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Đức năm 2023;

- Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức về thành lập Tổ Biên soạn xây dựng Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2023 về xây dựng Đề án phát triển Du lịch thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 01 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức về triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Đức năm 2022 - 2023; Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức về hoạt động Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thành phố Thủ Đức năm 2023;

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, du lịch thành phố Thủ Đức trở thành ngành kinh tế quan trọng, không chỉ được biết đến là điểm du lịch mới nổi mà còn có vai trò chủ đạo, xây dựng hình ảnh “Thủ Đức - Điểm đến du lịch đô thị xanh, hiện đại”, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Thành phố Thủ Đức thật sự trở thành điểm du lịch đẳng cấp, hấp dẫn và không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu kinh tế

Phát triển du lịch sẽ gián tiếp tạo môi trường thu hút chuyên gia, nhà đầu tư đến với thành phố Thủ Đức, do vậy cũng sẽ gián tiếp tạo ra nguồn thu cho thành phố, cụ thể[5] như sau:

- Đến năm 2025: Thành phố Thủ Đức sẽ đón khoảng 1,45 triệu lượt khách quốc tế (tăng trưởng bình quân khoảng 9,3%/năm) và khách nội địa khoảng 10,6 triệu lượt (tăng trưởng bình quân 12,7%/năm). Tổng doanh thu dự kiến đạt 32,9 nghìn tỷ đồng.

- Đến năm 2030: Thành phố Thủ Đức sẽ đón khoảng 2,1 triệu lượt khách quốc tế (tăng trưởng bình quân khoảng 11%/năm) và khách nội địa khoảng 15 triệu lượt (tăng trưởng bình quân khoảng 13,7%/năm). Tổng doanh thu dự kiến đạt 54,8 nghìn tỷ đồng.

2.2. Mục tiêu xã hội

Phát triển du lịch sẽ tạo việc làm trực tiếp lẫn gián tiếp cho người dân, thu hút chuyên gia đến với thành phố Thủ Đức.

Đến năm 2025, ngành du lịch thành phố Thủ Đức sẽ tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động. Con số này cho đến năm 2030 dự kiến khoảng là 31.000 - 50.000 lao động[6].

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có để ngành du lịch thành phố Thủ Đức hoàn thành những mục tiêu phát triển cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:

1. Giai đoạn 2022 - 2025 củng cố và nâng cao chất lượng du lịch:

1.1. Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng

- Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện các tiện ích công cộng (xe bus điện, xe điện cự ly hành trình ngắn, bus thủy...), nâng cấp và xây dựng mới cầu tàu, bến thủy nội địa... nhằm hạn chế tối đa tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông, đường xá ngập nước...

- Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa giao thông đường thủy nhằm phát huy lợi thế hệ thống sông ngòi dày đặc trên địa bàn tạo giá trị khác biệt cho ngành du lịch Thủ Đức so với các quận/huyện còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nâng cao trải nghiệm di chuyển của du khách trong chuyến đi và giúp du khách nhiều sự lựa chọn khi tiếp cận với những điểm tham quan trên địa bàn.

1.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Tương ứng với mục tiêu phát triển du lịch của thành phố Thủ Đức, các chủ đề chính của sản phẩm du lịch của ngành du lịch thành phố như sau:

1.2.1. Sản phẩm Văn hóa lịch sử:

- Xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật quy mô tạo điểm nhấn cho thành phố Thủ Đức.

- Khôi phục, trùng tu các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, không gian văn hóa) của thành phố Thủ Đức/ Nam bộ.

- Kết nối và phát huy thế mạnh của các địa điểm tham quan văn hóa, lịch sử nhất là các di tích được xếp hạng.

- Xây dựng các chương trình biểu diễn văn hóa quy mô, đặc sắc.

1.2.2. Sản phẩm ẩm thực, mua sắm:

- Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm tích cực tham gia Chương trình “Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu ẩm thực địa phương (nem chua, nem nướng, ...) trở thành món ăn đặc trưng cho thành phố Thủ Đức.

1.2.3. Sản phẩm vui chơi, giải trí, thể thao

- Xây dựng các khu thể thao và các hoạt động giải trí cho khách gia đình.

- Tổ chức các sự kiện giải trí, thể thao thường niên điểm nhấn cho du khách mỗi khi nhắc đến thành phố Thủ Đức.

1.2.4. Sản phẩm khám phá thiên nhiên

- Tổ chức lại hoạt động của các cơ sở hoạt động kinh doanh của nhà vườn hiện hữu.

- Từng bước nâng cao hiệu quả giới thiệu, quảng bá du lịch.

- Nghiên cứu cải thiện cung ứng dịch vụ tại điểm đến để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

1.3. Nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch

- Tăng cường quản lý điều kiện hoạt động các cơ sở lưu trú du lịch.

- Vận động các cơ sở lưu trú tham gia đăng ký cấp hạng sao để nâng cao chất lượng dịch vụ.

1.4. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về du lịch.

- Xây dựng năng lực marketing về du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch trọng tâm.

- Tăng cường nhận thức về thương hiệu du lịch và các sản phẩm du lịch ở Thành phố Thủ Đức.

- Mời gọi các đơn vị lữ hành nghiên cứu, thúc đẩy quảng bá du lịch thành phố Thủ Đức.

1.5. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào du lịch

- Xây dựng và nâng cấp các trải nghiệm du lịch dựa vào thông tin thu thập từ môi trường số; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn, ví dụ như an toàn an ninh, v.v.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

- Tăng cường lắp đặt rộng rãi hệ thống giám sát thông minh và triển khai các phương án đảm bảo an ninh khác.

2. Giai đoạn 2025 - 2030 phát triển toàn diện ngành du lịch:

2.1. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch

- Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức nhằm kịp thời thúc đẩy sự phát triển của thành phố Thủ Đức trong tình hình mới

- Hoàn thiện phân vùng và quy hoạch phát triển du lịch.

- Liên kết vùng trong phát triển du lịch, trong đó thực hiện tốt các nội dung hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành, khu vực lân cận.

- Xây dựng bộ dữ liệu thống kê các chỉ số Du lịch thành phố Thủ Đức.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về du lịch.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra với các cơ sở kinh doanh ngành du lịch.

2.2. Phát triển sản phẩm

2.2.1. Sản phẩm Văn hóa lịch sử:

- Mạnh dạn thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư xây dựng các công trình văn hóa tạo điểm nhấn, trong đó nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025 như Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (phường Long Bình).

- Khôi phục các loại hình di sản của quốc gia, trong đó nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025 là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, hát ru và các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

- Kết nối các địa điểm tham quan về văn hóa lịch sử nhằm làm nổi bật công sức của các vị tiền hiền trong quá trình khai phá đất Phương Nam.

- Xây dựng các chương trình nghệ thuật truyền thống nhằm giới thiệu văn hóa đến du khách và người dân.

2.2.2. Sản phẩm vui chơi, giải trí, thể thao:

- Xây dựng Trung tâm thể thao đẳng cấp khu vực tại thành phố Thủ Đức.

- Xây dựng các khu giải trí, ẩm thực về đêm, trong đó nhiệm vụ ưu tiên là xây dựng khu chợ ẩm thực ven sông tại Thảo Điền (cạnh chân cầu Sài Gòn).

- Đăng cai tổ chức các hoạt động du lịch điểm nhấn, các sự kiện văn hóa, thể thao, giải trí nổi bật của khu vực và thế giới như các hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư, các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, các đại hội thể thao, các cuộc thi thể thao điện tử của khu vực...

2.2.5. Sản phẩm du lịch đường thủy: tận dụng lợi thế bờ sông nhằm kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các bến thủy nội địa đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ phương tiện thủy, du khách và phát triển loại hình du lịch đường thủy, tham quan đường thủy, v.v.

2.2.4. Phát triển du lịch xanh: tận dụng cảnh quan thiên nhiên độc đáo nhằm phát triển loại hình du lịch xanh, du lịch dã ngoại trong lòng đô thị; cũng như phát triển các khu đô thị sinh thái ven sông.

2.2.5. Sản phẩm MICE và giao thương:

- Xây dựng địa điểm MICE: thu hút đầu tư nhằm xây dựng các địa điểm tổ chức sự kiện, lễ hội, hội nghị cấp khu vực; nhất là khuyến khích đầu tư, xây dựng, mở rộng khách sạn 4-5 sao với cơ sở vật chất đầy đủ và phù hợp tổ chức sự kiện trên địa bàn Thành phố Thủ Đức.

- Tổ chức quản lý MICE: phát triển chiến lược thương hiệu và xúc tiến du lịch MICE.

- Tổ chức sự kiện MICE: tổ chức các sự kiện MICE hàng đầu khu vực trong các lĩnh vực thế mạnh của TP. Thủ Đức và Việt Nam như các sự kiện sản xuất công nghiệp, game, xúc tiến đầu tư, v.v.

2.2.6. Sản phẩm Ẩm thực:

- Rà soát, thống kê danh sách các món ngon đặc trưng của khu vực Thủ Đức và các quán cà phê, bia đường phố hoặc có không gian đẹp, độc đáo.

- Nâng cao thương hiệu và nhận thức về ẩm thực địa phương, tổ chức các sự kiện ẩm thực nhằm nâng cao danh tiếng của ẩm thực quốc gia.

- Xây dựng tiền đề cho ẩm thực cao cấp: tạo nền tảng cho việc phát triển các nhà hàng trung và cao cấp, cũng như kết hợp với chiến lược truyền thông du lịch nhằm xây dựng độ nhận biết ở cấp quốc gia, quốc tế.

- Phát triển mô hình ẩm thực ven sông, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư phát triển, xây dựng mô hình ẩm thực ven sông, trên sông nhằm khai thác mặt nước và lợi thế của đường bờ sông dọc thành phố Thủ Đức.

2.2.7. Sản phẩm mua sắm:

- Nâng cấp, cải thiện, làm mới chợ truyền thống: cải thiện các khu vực xung quanh và cơ sở hạ tầng; thiết lập chợ phiên cuối tuần.

- Phát triển các trung tâm mua sắm: xây dựng các trung tâm mua sắm các sản phẩm có nguồn gốc địa phương (miền Nam, Việt Nam).

2.2.8. Sản phẩm Y tế, sức khỏe:

- Phát triển sản phẩm y tế thế mạnh: tập trung các thị trường ngách (nha khoa, thẩm mỹ, v.v.); thúc đẩy các tour du lịch y tế.

- Phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe: xây dựng các trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa, v.v.

2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phát triển du lịch theo định hướng Du lịch thông minh

- Tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 vào công tác quảng bá, xúc tiến và quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

- Tích hợp công nghệ để thu hút khách du lịch từ các thị trường khác nhau; cung cấp trải nghiệm toàn diện và cải thiện chất lượng các địa điểm tham quan về mặt nội dung số.

- Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển du lịch thông minh.

2.4. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch thành phố Thủ Đức

- Thiết kế biểu trưng (logo) cho du lịch Thủ Đức.

- Xây dựng khẩu hiệu (slogan) cho ngành du lịch Thủ Đức.

Trong đó, nghiên cứu nội dung, hình ảnh và màu sắc phù hợp với nền tảng và xu hướng phát triển du lịch trên nền tảng định hướng phát triển chung về kinh tế - xã hội của thành phố Thủ Đức.

2.5. Truyền thông, quảng bá du lịch

- Khuyến khích du khách khám phá các sản phẩm du lịch của thành phố Thủ Đức. Trong đó quảng bá các sản phẩm du lịch bổ trợ, đặc biệt là mua sắm, y tế và ẩm thực.

- Việc quảng bá cũng thông qua các kênh phù hợp cho từng đối tượng khách hàng phù hợp. Thành phố Thủ Đức cũng cần sử dụng kênh truyền thông phù hợp nhằm quảng bá du lịch, tăng độ hiệu quả cao nhất.

- Sử dụng nhiều hình thức marketing khác để nâng cao tầm ảnh hưởng của các hoạt động marketing, như quảng bá qua mạng xã hội, quảng cáo video, hoặc lập các sách hướng dẫn về du lịch, bản đồ du lịch v.v.

2.6. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

- Nâng cao chất lượng và mở rộng số lượng nguồn nhân lực ngành du lịch và hỗ trợ phát triển các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động để phát triển du lịch nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững.

- Thu hút nguồn lao động trong ngành du lịch trong và ngoài nước. Nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên ngành du lịch, lực lượng điều hành doanh nghiệp du lịch. Định hướng nghề nghiệp, thu hút nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

2.7. Phát triển cơ sở lưu trú

Những nội dung chính cần thực hiện nhằm phát triển cơ sở lưu trú tại thành phố Thủ Đức như sau:

- Khuyến khích xây dựng các cơ sở lưu trú và nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú.

- Khuyến khích phát triển, và quản lý các cơ sở lưu trú phi truyền thống.

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú.

2.8. Nhiệm vụ phát triển du lịch theo phân vùng và liên kết vùng

2.8.1. Phát triển theo phân vùng

Địa bàn Trung tâm: tập trung tại Trung tâm tài chính Thủ Thiêm, khu Đô thị tương lai Trường Thọ, khu vực Thảo Điền, và các khu trung tâm khác (thuộc Quận 9, Quận Thủ Đức, và Quận 2 cũ). Đây là không gian có nhiều công trình giải trí, kinh doanh, văn hóa, ẩm thực, mua sắm, v.v. mang phong cách truyền thống lẫn hiện đại với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ tương đối tốt nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách khi đến với thành phố Thủ Đức. Đây là địa bàn có vai trò quan trọng trọng sự phát triển của ngành du lịch thành phố Thủ Đức, với chức năng chính là du lịch tham quan, sự kiện, mua sắm, ẩm thực, vui chơi, giải trí, v.v.

Khu công viên văn hóa lịch sử dân tộc: tại phường Long Bình, có diện tích khoảng 403 ha nằm tại Khu công viên văn hóa lịch sử dân tộc, được định hướng trở thành biểu tượng du lịch văn hóa mới của thành phố Thủ Đức. Với định hướng trong tương lai của thành phố Thủ Đức trở thành Trung tâm văn hóa lịch sử mới nôi của Quốc gia, Công viên văn hóa lịch sử dân tộc sẽ là một mắt xích quan trọng giúp ngành du lịch thành phố Thủ Đức hoàn thiện tầm nhìn du lịch của mình.

Trung tâm Thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: có diện tích khoảng 200 ha, được quy hoạch với chức năng dịch vụ, thể thao và các tiện ích công cộng khác. Đây là địa bàn có vai trò quan trọng với định hướng phát triển trở thành điểm đến tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí của khu vực Đông Nam Á và thế giới của thành phố Thủ Đức, với chức năng chính là tổ chức các dịch vụ thể thao, sự kiện, âm nhạc, kinh doanh, v.v. mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và thế giới.

Khu công nghệ cao Sài Gòn: có diện tích khoảng 913 ha với các chức năng công nghiệp công nghệ cao, sản xuất, nghiên cứu và các tiện ích công cộng khác. Khu vực được định hướng sẽ phát triển du lịch MICE, cũng như các hoạt động xúc tiến đầu tư - hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của thành phố Thủ Đức, cũng như cả khu vực miền Nam.

Trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa: có diện tích khoảng 25 ha với các chức năng nghiên cứu, giáo dục, công nghiệp và nhà ở. Khu vực được định hướng sẽ phát triển du lịch MICE, cũng như các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đặc biệt về công nghệ sinh thái - hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thành phố Thủ Đức

Đại học Quốc gia: có diện tích khoảng 650 ha với các chức năng chính phục vụ cho mục đích giáo dục, nghiên cứu. Khu vực định hướng sẽ phát triển du lịch MICE, cũng như phục vụ các hoạt động nghiên cứu, hội nghị, hội thảo khoa học - với mục tiêu đưa thành phố Thủ Đức trở thành thành phố giáo dục của Quốc gia.

Trục du lịch đường thủy: quy hoạch các trục du lịch dọc bên bờ sông với các bến tàu, các khu đô thị sinh thái du lịch ven sông, các loại hình hoạt động giải trí, khám phá ven sông, v.v.

2.8.2. Nhiệm vụ phát triển liên kết vùng

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên phụ thuộc vào các ngành nghề, cũng như việc cung ứng dịch vụ của các ngành dịch vụ khách. Do đó, việc liên kết để phát triển du lịch là một trong những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện tại nhằm khai thác tối đa lợi thế tiềm năng của ngành du lịch thành phố Thủ Đức cũng như của các tỉnh/ thành phố liên kết.

Phối hợp với các tỉnh/ thành nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường các dịch vụ du lịch, gia tăng giá trị và tính hấp dẫn của ngành du lịch thành phố Thủ Đức.

PHẦN THỨ III

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

I. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

1. Sản phẩm du lịch cốt lõi, đặc trưng của thành phố Thủ Đức

1.1. Du lịch văn hóa và lịch sử:

- Xây dựng danh sách tài nguyên di sản văn hóa và hợp tác với các bảo tàng lập kế hoạch khôi phục, trùng tu có ưu tiên và chọn lọc.

- Xây dựng cốt truyện đặc sắc, lôi cuốn về vùng đất, con người Thủ Đức để kết nối các điểm tham quan văn hóa, lịch sử trên địa bàn.

- Xây dựng một công viên mang đến những trải nghiệm văn hóa, lịch sử, thiên nhiên mang tính đặc trưng của thành phố Thủ Đức dành cho khách du lịch và người dân. Công viên bao gồm 3 phân khu: làng văn hóa các dân tộc, công viên văn hóa tâm linh và bảo tàng nghệ thuật đương đại.

1.2. Du lịch vui chơi, giải trí, thể thao:

- Xây dựng Trung tâm thể thao đẳng cấp khu vực, các khu giải trí, ẩm thực về đêm, trong đó nhiệm vụ ưu tiên là xây dựng khu chợ ẩm thực ven sông tại Thảo Điền (cạnh chân cầu Sài Gòn).

- Đăng cai tổ chức các hoạt động du lịch điểm nhấn, các sự kiện văn hóa, thể thao, giải trí nổi bật của khu vực và thế giới như các hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư, các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, các đại hội thể thao cấp, các cuộc thi thể thao điện tử của khu vực, v.v.

- Tổ chức các sự kiện âm nhạc, thể thao lớn thu hút hàng chục ngàn người cùng tham gia tại. các khu đô thị (Sala, Vạn Phúc...).

1.3. Du lịch xanh:

- Khai thác lợi thế cảnh quan thiên nhiên ven sông độc đáo, tổ chức các hoạt động khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái.

- Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư thành lập khu du lịch xanh gắn liền với phát triển nông nghiệp.

- Phối hợp các doanh nghiệp nghiên cứu khai thác tuyến du lịch kết nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với khu sinh thái Tam Đa.

- Kêu gọi xã hội hóa, đầu tư xây dựng cù lao Bà Sang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt chuẩn quốc tế gắn liền với du lịch đường thủy.

1.4. Du lịch MICE và giao thương:

- Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư thành lập trung tâm tổ chức các sự kiện có quy mô lớn, tầm cỡ khu vực ở khu vực trung tâm tài chính Thủ Thiêm nơi tập trung nhiêu hội nghị, hội thảo, các cơ hội kinh doanh mới.

- Xây dựng phố đi bộ cao cấp (fine-dining) ở đường Xuân Thủy kết hợp phát triển mô hình kinh tế đêm tại khu Thảo Điền.

- Xây dựng trung tâm giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa của quốc gia cho khách quốc tế qua mạng toàn cầu, trong đó có phòng giao dịch lớn với sức chứa trên 500 chỗ để khách tìm hiểu, giao dịch và ký kết hợp đồng qua mạng.

- Khuyến khích các địa điểm tổ chức MICE áp dụng các tiêu chuẩn về MICE do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu khách du lịch nhất là khách quốc tế.

1.5. Sản phẩm du lịch đường thủy:

- Phối hợp, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp nghiên cứu, khảo sát, xây dựng và khai thác các bến thuyền dọc sông Sài Gòn (từ Bạch Đằng đến Thành phố Thủ Đức) nhằm kết nối hình thành những tour du lịch dã ngoại, nghỉ ngơi và tham quan trải nghiệm cho du khách; tour chuyên đề du lịch văn hóa tâm linh với cụm chùa Bửu Long - chùa Hội Sơn - chùa Phước Long; Xây dựng các hoạt động trải nghiệm tại các nhà vườn trên Cù lao Long Phước như: tát mương bắt cá, một ngày làm nông dân, dạy nấu ăn....

- Vận động xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác bến thủy nội địa phục vụ dân sinh và tham quan du lịch bằng đường thủy; chỉnh trang mỹ quan khu vực xung quanh các bến. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các loại hình giải trí, thể thao dưới nước hấp dẫn.

- Đẩy nhanh dự án khai thông tuyến rạch Chiếc - rạch Trau Trảu; khôi phục các điểm đến đã từng được khai thác tốt trên địa bàn Thành phố Thủ Đức như Làng Nghệ sĩ Hàm Long.

- Kết nối với các công ty lữ hành xây dựng các chương trình du lịch đặc trưng của thành phố Thủ Đức. Ngoài ra, có thể xây dựng chuyên đề lịch sử vùng đất Đông Nam bộ với việc mở rộng tuyến tới Đồng Nai (Cù lao Phổ, Khu du lịch Bửu Long, cù lao Tân Triều).

2. Sản phẩm du lịch tiềm năng:

2.1. Du lịch công nghệ cao:

- Kết nối với các khu vui chơi giải trí (sân Golf quốc tế), Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, các dịch vụ lân cận (lưu trú, ăn uống...) để tạo thành sản phẩm du lịch công nghiệp công nghệ cao mang tính đặc trưng của thành phố Thủ Đức.

- Phát huy đặc điểm của Khu công nghệ cao thành phố Thủ Đức để tạo thành sản phẩm du lịch công nghiệp công nghệ cao gắn với tổ chức sự kiện, hội nghị với quy mô lớn, trưng bày, triển lãm.

2.2. Du lịch giáo dục:

Nghiên cứu hợp tác, nối kết giữa các Khu Đại học Quốc gia và một số trường khác lân cận của thành phố Thủ Đức như: Đại học Văn hóa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Nông Lâm, Đại học Ngân hàng, Đại học Giao thông vận tải với các khu vui chơi giải trí, điểm tham quan và các dịch vụ để tạo thành sản phẩm du lịch giáo dục gồm các hoạt động tích hợp: khảo sát, trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, ứng dụng.

2.3. Sản phẩm du lịch y tế:

- Tập trung phát triển dịch vụ y tế và thu hút đầu tư các trung tâm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao định hướng gắn với trung tâm thể thao Rạch Chiếc, bệnh viện chuyên điều trị bệnh hiếm muộn có sức chứa hàng ngàn giường.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành kết nối, khai thác các tour du lịch y tế; du lịch chăm sóc - chữa lành tâm lý (thiền, yoga...), phục hồi sức khỏe sau chấn thương thể thao.

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Tăng cường quản lý nhân sự trong lĩnh vực du lịch:

- Xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn lực tài chính và nhân sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ phù hợp để triển khai Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức.

- Xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng lưu trữ thông tin nhân sự làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, kết nối đồng bộ tự động với hệ thống quản lý thông minh của thành phố Thủ Đức.

- Khuyến khích các đơn vị tuyển dụng lao động địa phương, liên tục cập nhật cơ hội việc làm trong ngành du lịch đến người lao động.

2. Nâng cao chất lượng đào tạo du lịch:

- Đầu tư cho các hoạt động giáo dục (gồm đầu tư về cơ sở vật chất lẫn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân lực giảng dạy)

- Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, công chức đang phụ trách về du lịch; các buổi tập huấn về kỹ năng cho nhóm các doanh nghiệp.

- Tăng cường liên kết giữa đào tạo và doanh nghiệp. Tổ chức các hội thi nghề du lịch.

III. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH

- Xây dựng hoàn thiện và vận hành Cổng Thông tin điện tử ngành du lịch của thành phố Thủ Đức với giao diện hiện đại, thân thiện, phù hợp cho người sử dụng.

- Đầu tư trang thiết bị phù hợp để đáp ứng yêu cầu tối thiểu về phần cứng thiết bị (Hardware) đủ khả năng xử lý, tinh chỉnh các phần mềm, ứng dụng du lịch của thành phố Thủ Đức trong tương lai

- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (điểm tham quan, điểm dịch vụ ăn uống, cơ sở lưu trú du lịch, mua sắm...) trên địa bàn đẩy mạnh triển khai áp dụng các hình thức thanh toán điện tử nhằm giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt, gia tăng sự tiện lợi cho du khách.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ

- Tham mưu cơ chế chính sách, khuyến khích đầu tư, xây dựng, mở rộng khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

- Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức kinh doanh dịch vụ lưu trú cho các đơn vị kinh doanh lưu trú vừa và nhỏ.

- Tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp thẩm quyền cho thành phố Thủ Đức được thực hiện công tác kiểm tra điều kiện tối thiểu cho các cơ sở lưu trú du lịch dưới 20 phòng chưa được xếp hạng sao.

- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển homestay tại các khu vực gần khu du lịch thiên nhiên và người dân địa phương.

- Tổ chức các hộ dân có tiềm năng và nhu cầu phát triển du lịch, các dịch vụ lưu trú homestay, farmstay.

- Xây dựng các cộng đồng kinh doanh lưu trú phi truyền thống để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ lưu trú phi truyền thống và khuyến khích các đơn vị lưu trú nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tổ chức chiến dịch khuyến khích các cơ sở lưu trú sử dụng các vật liệu/ sản phẩm thân thiện với môi trường (ví dụ: nhằm đạt huy hiệu "Du lịch bền vững" của booking.com, v.v.).

V. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

1. Xây dựng thương hiệu:

- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch thành phố Thủ Đức bao gồm: slogan, logo, các hoạt động quảng bá thương hiệu, trong đó chú trọng định hướng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, slogan: một thành phố trẻ, hiện đại, đẳng cấp và đặc sắc.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Đề án Danh mục các thương hiệu đặc trưng của thành phố Thủ Đức.

2. Quảng bá xúc tiến:

- Xây dựng chiến dịch marketing và thành lập bộ phận marketing chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch marketing; thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá thích hợp để hỗ trợ hoàn thành tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ Đức.

- Hợp tác với các đơn vị truyền thông tổ chức thực hiện các hoạt động thường niên về truyền thông cho ngành du lịch thành phố Thủ Đức.

3. Các kênh quảng bá:

- Trên các phương tiện truyền thông truyền thống như tivi, tạp chí du lịch, tờ rơi, guidebook, brochure...

- Thông qua các ứng dụng và mạng xã hội: website, Tiktok, fanpage...

- Sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch.

- Các doanh nghiệp du lịch, nhất là doanh nghiệp lữ hành

VI. GIẢI PHÁP VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỰC TIẾP:

1. Dịch vụ vui chơi giải trí

1.1. Công viên giải trí

- Xây dựng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc trở thành một công viên chủ đề năng động mang đến trải nghiệm về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên cho khách du lịch và người dân.

- Công viên nước Suối Tiên: trong ngắn hạn kêu gọi chủ các đơn vị tiếp tục truyền vận động chủ các đơn vị tiếp tục truyền thông, bảo trì, bảo dưỡng để đạt chuẩn phục vụ khách hàng như công viên nước Suối Tiên, công viên nước Tam Hà.

- Kêu gọi đầu tư một khu vui chơi bậc nhất Đông Nam Á và Thế Giới với sự kết hợp giữa không gian trên cạn, dọc bờ sông và khu vui chơi nổi trên sông.

- Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư phát triển các khu giải trí, ẩm thực về đêm theo định hướng phát triển kinh tế đêm, kinh tế ven sông (nghiên cứu tận dụng lợi thế bờ sông Sài Gòn sạch và cảnh quan đẹp, để tạo nên điểm nhấn khác biệt so với các công viên khác tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và thành phố Thủ Đức nói riêng).

1.2. Sân khấu biểu diễn nghệ thuật:

- Kêu gọi đầu tư xây dựng mới sân khấu biểu diễn nghệ thuật và thường xuyên tổ chức sự kiện âm nhạc, biểu diễn các loại hình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành triển khai gói dịch vụ du lịch cho người tham gia sự kiện trước và sau chương trình.

1.3. Sự kiện thể thao: thường xuyên tổ chức các giải thi đấu quốc tế như golf quốc tế, đua thuyền, đua xe đạp, chạy marathon...

1.4. Khu phức hợp giải trí: hình thành Trung tâm Thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc, khu phức hợp casino thay vì chỉ có 1 đơn vị cung cấp dịch vụ như những Casino hiện tại đang có tại Việt Nam.

2. Dịch vụ ăn uống

2.1. Nhà hàng cao cấp: Thành phố Thủ Đức có thể mạnh với nhiều nhà hàng đẹp, có chất lượng phục vụ tốt, ven sông, thu hút một số lượng lớn du khách nước ngoài đến đây trải nghiệm dịch vụ. Để nâng cao chất lượng phục vụ, khả năng cạnh tranh, thu hút khách du lịch cần phải thực hiện giải pháp như sau:

- Cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (nâng cao mặt đường, nâng cấp hệ thống thoát nước...).

- Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập nước để tạo hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế và thuận tiện trong việc di chuyển đi lại, vui chơi.

2.2. Quán ăn:

- Tổ chức đào tạo miễn phí, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế.

- Kêu gọi các quỹ hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ

2.3. Hình thành phố ẩm thực/làng ẩm thực về đêm dọc sông Sài gòn

- Quy hoạch bao gồm nhiều cụm: Ẩm thực Tây Âu; Ẩm thực Châu Á: Hàn Quốc, Nhật, Thái ...Ẩm thực Việt Nam.

- Tạo điểm nhấn khác biệt khi quy hoạch các khu theo những Concept tổng thể đồng bộ về màu sắc, bộ nhận diện, cách thức trang trí, thiết kế...dạng thức buffee đối với các món ăn vùng miền của Việt Nam

- Đưa ra các chính sách về chăm sóc khách hàng, nghiêm cấm việc chặt/chém.

- Thường xuyên có hoạt động kiểm tra vệ sinh an toàn trong thực phẩm và khuôn viên kinh doanh.

VII. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH:

1. Đối với thị trường khách du lịch nội địa:

- Thiết lập quan hệ (kết nghĩa) với các tỉnh thành phố có ngành du lịch phát triển để tổ chức các hoạt động giao lưu và trao đổi khách.

- Tăng cường phối hợp triển khai các chương trình kích cầu du lịch, chương trình lễ hội.. .kèm nhiều khuyến mãi hấp dẫn để gia tăng số lượng khách vào thành phố Thủ Đức.

- Vận động các điểm tham quan có chế độ ưu đãi phù hợp dành cho khách gia đình và người dân địa phương.

2. Đối với thị trường khách du lịch quốc tế:

- Xây dựng các chiến lược quảng bá mở rộng ở các quốc gia Ấn Độ, các nước Trung Đông.

- Duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Châu Âu, khu vực ASEAN, Bắc Mỹ, Nga, Châu Đại dương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế đưa khách du lịch đến thành phố Thủ Đức.

PHẦN THỨ IV

KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG

I. KỊCH BẢN 1: TĂNG TRƯỞNG VỚI SỰ ĐẦU TƯ THẤP

1. Số lượt khách đến với Thành phố Thủ Đức

- Đến 2025, số lượt khách quốc tế đạt 1,3 triệu lượt, nội địa 10 triệu lượt.

- Đến 2030, số khách quốc tế đạt 1,7 triệu lượt, nội địa đạt 14 triệu lượt

2. Chỉ tiêu của du khách

- Dự báo đến năm 2025, với khách nội địa là 500.000 VND/ngày, của khách quốc tế là 1 triệu VND/ngày.

- Dự báo đến năm 2030, với khách nội địa là 550.000VND/ngày, của khách quốc tế là 1 triệu VND/ngày.

3. Thời gian lưu trú của du khách

- Dự báo đến 2025, thời gian lưu trú của khách nội địa là 0,6 ngày và quốc tế là 0,8 ngày.

- Dự báo đến 2030, thời gian lưu trú của khách nội địa là 0,6 ngày và quốc tế là 1 ngày.

4. Tổng thu du lịch

- Dự báo năm 2025 đạt 29,9 nghìn tỷ đồng.

- Dự báo năm 2030 đạt 45,1 nghìn tỷ đồng.

II. KỊCH BẢN 2: TĂNG TRƯỞNG NHANH VÀ BỀN VỮNG

1. Số lượt khách đến với Thành phố Thủ Đức

- Dự kiến đến 2025, số lượt khách quốc tế đạt 1,45 triệu lượt, nội địa 10,5 triệu lượt.

- Dự kiến đến 2030, số khách quốc tế đạt 2,1 triệu lượt, nội địa đạt 15,5 triệu lượt.

2. Chi tiêu của du khách

- Dự báo năm 2025, với khách nội địa là 550.000 VND/ngày, của khách quốc tế là 1 triệu VND/ngày.

- Dự báo đến năm 2030, với khách nội địa là 600.000 VND/ngày, của khách quốc tế là 1,8 triệu VND/ngày

3. Thời gian lưu trú của du khách

- Dự báo đến 2025, thời gian lưu trú của khách nội địa là 0,6 ngày và quốc tế là 0,8 ngày

- Dự báo đến 2030, thời gian lưu trú của khách nội địa là 0,6 ngày và quốc tế là 1,2 ngày.

4. Tổng thu du lịch

- Dự kiến đến 2025 đạt 32,9 nghìn tỷ VND.

- Dự kiến đến 2030 đạt 54,9 nghìn tỷ VND.

III. KỊCH BẢN 3: TĂNG TRƯỞNG ĐỘT PHÁ

1. Số lượt khách đến với thành phố Thủ Đức

- Dự kiến đến 2025, số khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt, nội địa 11,7 triệu lượt.

- Dự kiến đến 2030, số khách quốc tế đạt 2,8 triệu lượt, nội địa đạt 20,8 triệu lượt.

2. Chỉ tiêu của du khách

- Dự báo đến năm 2025, với khách nội địa là 550.000 VND/ngày, của khách quốc tế là 1 triệu VND/ngày.

- Dự báo đến năm 2030, với khách nội địa là 700.000VND/ngày, của khách quốc tế là 2,1 triệu VND/ngày.

3. Thời gian lưu trú của du khách

- Dự báo đến 2025, thời gian lưu trú của khách nội địa là 1,6 ngày và quốc tế là 2,3 ngày.

- Dự báo đến 2030, thời gian lưu trú của khách nội địa là 1,6 ngày và quốc tế là 2,6 ngày.

4. Tổng thu du lịch

- Dự báo năm 2025 đạt 38,4 nghìn tỷ đồng.

- Dự báo năm 2030 đạt 91,3 nghìn tỷ đồng.

PHẦN THỨ V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Là Cơ quan thường trực triển khai thực hiện kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Chủ trì việc triển khai các nội dung liên quan trực tiếp đến việc phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch hằng năm thực hiện các nội dung có liên quan kết hợp với các hoạt động quảng bá du lịch trên địa bàn.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương tham mưu huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách theo quy định

- Phối hợp với các sở, ngành thành phố thiết kế, biên tập và ban hành các sản phẩm quảng bá du lịch: phim tư liệu, tờ rơi, sách hướng dẫn, cẩm nang, bản đồ du lịch, bưu thiếp....

- Phối hợp Sở Du lịch tổ chức hội thảo về du lịch MICE (du lịch gắn kết với họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo) nhằm phát triển loại hình du lịch MICE trở thành sản phẩm mới có chất lượng đủ sức cạnh tranh với các quận/ huyện trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp Sở Du lịch thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nguồn nhân lực ngành du lịch, nhất là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận của các doanh nghiệp du lịch, khách sạn từ 1 - 3 sao và lực lượng lao động trực tiếp: hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các khu di tích lịch sử, buồng, bàn, bếp,...

- Kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng loại hình lưu trú phù hợp như: farmstay, homestay tại các điểm du lịch trên địa bàn và kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ du khách.

- Rà soát, giới thiệu các nhà vườn, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tích cực tham gia một số sự kiện du lịch, lễ hội thường niên của thành phố như: Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch Quốc tế ITE, Lễ hội Áo dài, Liên hoan Lân Sư Rồng, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan món ngon các nước...

- Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư du lịch trên địa bàn và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn (đạt chuẩn từ 3 - 5 sao). Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch có tính liên tuyến, liên vùng, gắn với điểm đến các quận huyện, tỉnh thành lân cận.

- Phối hợp với Sở Du lịch Thành phố tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị..., gia tăng các hình thức tiếp xúc với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, ghi nhận các ý kiến đóng góp cho sự phát triển du lịch hoặc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

- Tạo điều kiện để người dân tham gia kinh doanh, hưởng lợi từ du lịch. Nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với du khách.

- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý nhà nước ngành du lịch.

- Tăng cường phối hợp sở ngành Thành phố, các phòng ban, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp đào tạo du lịch cộng đồng; bồi dưỡng kiến thức về du lịch có trách nhiệm gắn với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận.

- Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ tích cực đăng ký tham gia Chương trình “Cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch” đối với nhà hàng/cơ sở kinh doanh ăn uống và cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố thủ Đức; đề xuất các chính sách, kế hoạch và giải pháp nhằm triển khai các chương trình đạt hiệu quả.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm chấn chỉnh tình trạng kinh doanh lữ hành quốc tế không phép, sai phép, kinh doanh khách sạn khi chưa đăng ký thẩm định xếp hạng.

- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động hằng năm, giai đoạn. Định kỳ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.

II. PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng các kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt cơ chế xã hội hóa xây dựng, quản lý các công trình văn hóa, thể thao.

- Hướng dẫn các đơn vị liên quan, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu bố trí kinh phí kịp thời theo từng giai đoạn để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân 34 phường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đơn vị kinh doanh không thực hiện niêm yết giá, bán hàng không đúng giá niêm yết...nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

III. PHÒNG KINH TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Chủ trì, phối hợp các phòng ban, đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Quyết định số 3903/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức về ban Chương trình Phát triển kinh tế ven sông trên địa bàn thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2030.

- Chủ trì, phối hợp các phòng ban, đơn vị liên quan xây dựng phố ẩm thực đêm tại Thảo Điền, dự án Hàm Long, Huy Hoàng.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hành văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh trong đội ngũ tiểu thương ở các chợ truyền thống, nhân viên trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện ích nhằm xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện cho du khách.

- Hỗ trợ và kêu gọi đầu tư vào nhà vườn, cơ sở sản xuất nông nghiệp như: yến sào, hoa lan, hoa nền, cây kiểng các loại, sen, dưa, rau an toàn...góp phần phát triển các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp..

- Kêu gọi đầu tư phát triển, đa dạng hóa các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại, thương mại điện tử; khuyến khích xây dựng các siêu thị tổng hợp, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện ích, khu mua sắm tập trung tại các điểm đến du lịch, Bến xe Miền Đông và ga đến tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên.

- Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế của thành phố; chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp du lịch; xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

IV. PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban triển khai các nội dung của Đề án này, đóng góp ý kiến cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Đơn vị tư vấn trong quá trình nghiên cứu lập Đồ án Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Thủ Đức (điển hình như nội dung: đề xuất chỉ tiêu mật độ xây dựng cho phép tối đa 15% trong khu vực cây xanh hành lang).

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải Thành phố tiếp tục khảo sát, cho phép xe điện cự ly hành trình ngắn lưu thông trong nội bộ phường Long Phước để thuận tiện đưa du khách tham quan các nhà vườn trên địa bàn.

- Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin rà soát vị trí, pháp lý và tổ chức lấy ý kiến người dân tại các khu vực dự kiến lắp đặt bảng chỉ dẫn vào khu, điểm du lịch trên địa bàn.

- Tham mưu nội dung làm việc với Sở Giao thông vận tải về rà soát quy hoạch bổ sung một số trạm buýt thủy và hướng dẫn nhà đầu tư thủ tục cấp phép xây dựng bến thủy nội địa, nhà chờ..., tạo điều kiện phát triển du lịch đường thủy tuyến nội đô đến các điểm du lịch trên địa bàn.

- Phối hợp các sở ngành Thành phố thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp, khai thông các luồng tuyến giao thông thủy đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và phục vụ phát triển du lịch đường thủy.

- Tập trung giải quyết tình trạng: mua bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường, thiết lập trật tự và mỹ quan đô thị.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư nâng cấp tải trọng hệ thống cầu, đường vào các điểm du lịch trên địa bàn như: Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp, Lã Xuân Oai, Nguyễn Văn Tăng, Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Lương Định Của, Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân...đồng thời cần xây dựng, nâng cấp tuyến đường dẫn vào các điểm du lịch trên địa bàn phường Long Phước như: đường cầu Đình, Đường số 4, Đường số 5 (vào các điểm tham quan như: nhà vườn Long Phước, khu sinh thái phim trường Long Đại, khu giải trí Song Long,...), Hẻm 206, đường Long Thuận (vào Bảo tàng Áo Dài); Đường số 1, Hồ Văn Tư, Khu phố 1, phường Trường Thọ (dẫn vào nhà thờ Tiền hiền Tạ Dương Minh); Đường số 10, Khu phố 4, phường Linh Chiểu (dẫn vào khu mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh).

V. PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Xây dựng hệ thống các biển hướng dẫn du khách và Nhân dân bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức, thói quen sinh hoạt của Nhân dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các khu di tích, điểm tham quan du lịch trên địa bàn. Có biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường, phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường do hoạt động du lịch gây ra.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, du khách; tăng cường việc kiểm soát thu gom, xử lý chất thải của các đơn vị; xử lý nghiêm việc xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhất là tại các khu di tích, điểm tham quan du lịch trọng điểm của thành phố.

- Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

- Điều tra, thống kê, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải, đổ chất thải vào nguồn nước trong quá trình khai thác và sinh hoạt, chất thải phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường khí thải vào nguồn nước.

VI. PHÒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức thực hiện dự án xây dựng hệ thống quản lý du lịch trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp, triển khai, hướng dẫn thực-hiện bản đồ số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu các địa điểm du lịch, thiết chế văn hóa.

- Phối hợp với các đơn vị viễn thông đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng viễn thông 5G đồng bộ, đường truyền mạnh để người dân và du khách truy cập xuyên suốt trong quá trình tìm kiếm thông tin và trải nghiệm các ứng dụng du lịch thông minh.

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn phần mềm ứng dụng; đôn đốc các đơn vị liên quan cập nhật, kiểm tra kết quả cập nhật, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tiến độ thực hiện.

VII. PHÒNG NỘI VỤ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan xây dựng và trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức phê duyệt phương án tăng cường nhân sự phụ trách du lịch cho Phòng Văn hóa và Thông tin.

- Hướng dẫn việc thành lập, kiện toàn nhân sự của các hội, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật thành phố theo quy định.

VIII. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Chủ trì và phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch, giới thiệu kiến thức về du lịch của thành phố trong các trường trung học cơ sở và trường tiểu học nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế địa phương.

- Khuyến khích các trường học thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tổ chức những buổi học ngoại khóa, những tour du lịch đa dạng và phù hợp với từng đối tượng học sinh như:

- Những tour du lịch về nguồn: tham quan, tìm hiểu những điểm văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn nhằm khơi gợi niềm yêu thích, say mê của học sinh đối với môn lịch sử; nâng cao sự hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, địa phương, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

- Những tour du lịch “xanh”: giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị thông qua kỹ năng sống thực tế thường ngày. Từ đó giúp các bạn kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, tinh thần tự lập.

- Những tour du lịch kết hợp với team building cho học sinh sẽ xây dựng tinh thân và khả năng làm việc nhóm, nâng cao tính đoàn kết.

IX. CÔNG AN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Tăng cường lắp đặt bổ sung camera giám sát các khu vực du lịch trọng điểm và các khu vực có yêu tô an ninh trật tự phức tạp trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

- Không để xảy ra tình trạng người ăn xin, đeo bám du khách, gây rối, mất an ninh trật tự.. .xảy ra trên địa bàn thành phố.

- Hướng dẫn khách du lịch đến cơ quan công an trình báo cụ thể vụ việc liên quan đến an ninh trật tự du lịch, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.

- Phát hiện, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch theo luật định; phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.

X. ĐỀ NGHỊ BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY, ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ VÀ CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

- Vận động đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Đức tích cực tham gia xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện, an toàn thông qua những việc làm cụ thể để người dân thấy được cách thức ứng xử có văn hóa với du khách, hòa đồng, thân thiện là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút khách đến địa phương.

- Phát động phong trào người dân thành phố Thủ Đức ứng xử văn minh, lịch sự, tận tình hỗ trợ du khách hướng đến việc “Mỗi người dân thành phố là một đại sứ du lịch”.

- Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng về phát triển du lịch, phong trào văn hóa quần chúng tại thành phố, đặc biệt là các hoạt động truyền thông.

XI. ỦY BAN NHÂN DÂN 34 PHƯỜNG

Chủ trì và phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan thực hiện công tác sau:

- Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin khảo sát, điều tra, thống kê tài nguyên du lịch trên địa bàn nhằm đánh giá đúng thực trạng tiềm năng phát triển của ngành du lịch và để ra giải pháp phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch.

- Chủ động rà soát, lập danh sách các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp lữ hành, các cá nhân, tổ chức hoạt động đại lý lữ hành nhằm giúp Ủy ban nhân dân thành phố thuận tiện trong công tác quản lý nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các khu du lịch, điểm du lịch hoạt động trên địa bàn như: chỉ đạo Công an phường triển khai các biện pháp giữ gìn an ninh trật tự; xử lý nghiêm các trường hợp nài ép khách du lịch mua hàng lưu niệm, tệ nạn xin ăn, móc túi...

- Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin vận động thương nhân tích cực thành lập các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và đăng ký tham gia Chương trình “Cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch” đối với nhà hàng/cơ sở kinh doanh ăn uống và cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm.

- Cử lực lượng tham gia các Đoàn/Tổ kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn phường và báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

PHẦN VI

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

I. ĐỀ XUẤT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Chỉ đạo các sở ngành chức năng hỗ trợ thành phố Thủ Đức tổ chức khảo sát cụ thể và có lộ trình thúc đẩy công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, giao thông công cộng, các bến thủy gắn với mục tiêu khai thác tour, các điểm đến du lịch của địa phương, cụ thể như:

+ Hướng dẫn về việc bàn giao đơn vị quản lý, khai thác và duy tu, bảo dưỡng bến cập tàu chùa Hội Sơn, phường Long Bình).

+ Nâng cấp, mở rộng và nâng cao tải trọng đường bộ, cầu đường bộ dẫn vào các khu di tích, điểm du lịch như: cầu Tăng Long, cầu cống đập Rạch Chiếc, cầu Trường Phước; đường Lương Định Của, Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Võ Văn Ngân.

+ Đẩy nhanh các công trình trọng điểm đã và đang được đầu tư xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy công năng, phục vụ các nhiệm vụ chính trị và khai thác du lịch của địa phương như: Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật đa năng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm,...

- Tạo điều kiện về kinh phí đầu tư công để các dự án trùng tu, tu bổ di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đang xuống cấp được sớm hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025 và đẩy mạnh hoạt động khai thác du lịch di sản văn hóa.

- Cho phép thí điểm xây dựng các công trình phục vụ du lịch trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp như: nhà chờ, bãi đậu xe và các bulgalo, modul farmstay phục vụ nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách.

- Cho phép tổ chức các dịch vụ, vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch như vũ trường, bar, casino... hoạt động sau 12 giờ đêm tại một số điểm, khu vực trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

- Nghiên cứu tình hình thực tế tại thành phố Thủ Đức và sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh như:

+ Có cơ chế xã hội hóa hoặc công tư hợp doanh (PPP) trong đầu tư, khai thác tối đa công năng của Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao nhằm thu hút khách du lịch theo định hướng nghệ thuật, thể thao trên địa bàn.

+ Có chính sách tạo điều kiện cho thành phố thủ Đức tiếp nhận các quỹ đất công trình công cộng theo hiện trạng thực tế đối với các dự án đã giải thể hoặc không chịu lập hồ sơ; cơ chế giải pháp tài chính khi quản lý, duy tu bảo dưỡng quỹ đất công trình công cộng.

- Phân cấp thẩm quyền cho thành phố Thủ Đức được thực hiện công tác kiểm tra điều kiện tối thiểu cho các cơ sở lưu trú du lịch dưới 20 phòng chưa được xếp hạng sao.

- Ghi vốn đối với các dự án thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước và chống ngập trong những năm tiếp theo để các dự án này sớm được triển khai thực hiện.

II. ĐỀ XUẤT SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

- Phối hợp nghiên cứu các tiềm năng và lợi thế du lịch trên địa bàn, định hướng khai thác tài nguyên du lịch trong ngắn, trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh từ đó định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố Thủ Đức; nghiên cứu, khảo sát tiềm năng và hướng dẫn thành phố Thủ Đức triển khai những mô hình du lịch mới trên địa bàn như: du lịch MICE, du lịch y tế,...

- Phối hợp tổ chức hội nghị chuyên đề xúc tiến, quảng bá và kết nối du lịch thành phố Thủ Đức với các tỉnh/ thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An...

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý di tích, khu/điểm du lịch; lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, phục vụ: lễ tân, buồng, nhà hàng... cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.

- Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước và quảng bá du lịch địa phương, cụ thể như sau:

+ Liên kết website thành phố Thủ Đức với cổng điện tử du lịch Thành phố Hồ Chí Minh để kịp thời chia sẻ dữ liệu (thông tin, hình ảnh...) giới thiệu quảng bá du lịch.

+ Kiến nghị Tổng cục du lịch Việt Nam chia sẻ hoặc cấp tài khoản cho thành phố Thủ Đức tiếp cận nguồn dữ liệu thống kê ngành du lịch trên địa bàn từ đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở và lập kế hoạch phát triển du lịch cho những năm sau.

III. ĐỀ XUẤT SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định các địa điểm đầu tư mới hoặc điều chỉnh vị trí các cầu tàu, bến bãi để các doanh nghiệp thuận lợi trong khai thác; đeo bám, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, bến bãi, thu hồi giấy phép hoặc chuyển giao những dự án đầu tư, xây dựng cầu bến chậm hoặc chưa triển khai thực hiện.

- Tổ chức quản lý, bảo trì, kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường thủy nội địa đang khai thác như cầu tàu chùa Hội Sơn; nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ sông và chỉnh trang đô thị, khu neo đậu phương tiện thủy trên sông Sài Gòn phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và du lịch bằng đường thủy; nghiên cứu giải pháp tăng cường khả năng kết nối mạng lưới đường bộ và đường thủy thông qua hạ tầng, bến bãi dọc hai bên sông.

- Hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục cấp phép xe điện cự ly hành trình ngắn lưu thông trong nội bộ phường Long Phước để thuận tiện đưa du khách tham quan các nhà vườn trên địa bàn phường.

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như: tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, nút giao thông An Phú, đường Vành đai III, cầu cống đập Rạch Chiếc, cầu Tăng Long, cầu Long Đại,..

IV. ĐỀ XUẤT SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động nghệ thuật đường phố để phục vụ du khách.

V. ĐỀ XUẤT SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: có ý kiến và hướng dẫn thủ tục liên quan đến cho thuê đất công, giao đất để đẩy mạnh xã hội hóa các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ dân sinh và du lịch.



[1] Nguồn: Bộ dữ liệu tài nguyên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Du lịch thống kê, công bố ngày 13 tháng 10 năm 2021.

[2] Nguồn: theo kết quả khảo sát dựa trên Bộ tiêu chí nghiên cứu, đánh giá về chất lượng tài nguyên du lịch của thành phố Thủ Đức do trường Đại học Hoa Sen xây dựng.

[3] Nguồn: theo tài liệu nghiên cứu, đánh giá của trường Đại học Hoa Sen từ phương pháp ngoại suy dựa trên tham chiếu cơ bản với đầu vào là số liệu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

[4] Khu Công nghiệp Bình Chiểu, Khu Công nghiệp Cát Lái, Khu chế xuất Linh Trung 1, Khu chế xuất Linh Trung 2, Khu công nghệ cao.

[5] Nguồn: theo tài liệu nghiên cứu, đánh giá của trường Đại học Hoa Sen từ phương pháp ngoại suy dựa trên tham chiếu cơ bản với đầu vào là số liệu được dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

[6] Nguồn: theo tài liệu nghiên cứu của trường Đại học Hoa Sen tham chiếu với số lượng người lao động trực tiếp của ngành du lịch gia tăng được dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 11094/QĐ-UBND ngày 21/09/2023 phê duyệt Đề án phát triển du lịch thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


669

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.76.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!