ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3364/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng
6 năm 2017;
Căn cứ Kế hoạch số 1414/KH-UBND
ngày 07 tháng 4 năm 2018 về xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2030;
Căn cứ kết quả cuộc họp Hội đồng
thẩm định thông qua Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2030 vào ngày 09 tháng 5 năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch
tại Công văn số 735/SDL-QHPTTNDL ngày 25 tháng 5 năm 2018 về việc phê duyệt Đề
cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển
du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
Điều 2. Giao Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị
liên quan xây dựng nội dung Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2030; trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc Sở Du lịch, Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng
Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, Thủ trưởng
các Sở, ngành Thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: CPVP;
- Phòng KT,TH,VX;
- Lưu: VT, (KT/Loan).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Lê Thanh Liêm
|
ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3364/QĐ- UBND ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16
tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn; Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội
Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020); Chỉ thị
số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ
Chí Minh về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và Thông báo số 378-TB/VPTU ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Văn phòng Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh về Kết luận của đồng chí Bí thư Thành ủy tại buổi làm việc
với Đảng ủy Sở Du lịch Thành phố về định hướng phát triển du lịch thành phố;
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề
cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2030 với những nội dung cụ thể sau:
I. SỰ CẦN THIẾT,
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
1. Sự cần thiết:
Du lịch là ngành kinh tế đa ngành,
không phân định “ranh giới hành chính”, cộng với xu hướng hội nhập và cạnh
tranh toàn cầu, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh tế tri thức,
đang tạo ra những cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với
phát triển du lịch của Thành phố. Ngoài ra, ngành du lịch thành phố đã và đang
đứng trước áp lực cạnh tranh không chỉ đến từ các nước trong khu vực mà ngay từ
các địa phương trong cả nước, đặc biệt như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,
Huế, Hội An,....
Trong bối cảnh và xu hướng phát triển
mới với những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và cả những thách thức mới hiện hữu,
cùng với yêu cầu đặt ra phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển
du lịch và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành
ủy Thành phố Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020), việc xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2030 vào thời điểm hiện nay chính là việc làm cấp thiết, khẩn
trương mà Thành phố Hồ Chí Minh cần triển khai ngay để đảm bảo cho nhu cầu phát
triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2. Quan điểm
xây dựng Chiến lược:
Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Phù hợp với Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030;
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên
du lịch theo hướng bền vững;
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên du
lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền. Bảo
đảm tính khả thi cân đối cung và cầu du lịch, phát huy lợi thế của thành phố,
liên kết vùng, miền;
- Đáp ứng nhu cầu của thị trường
khách du lịch.
3. Mục đích xây
dựng Chiến lược:
Chiến lược phát triển du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 sẽ là cơ sở để xây dựng Chương trình hành động và các
kế hoạch thực hiện các chiến lược then chốt trong Chiến lược phát triển du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
II. NỘI DUNG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030
1. Đánh giá hiện
trạng và tiềm năng các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh:
Để có cơ sở xây dựng Chiến lược phát
triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, cần thực hiện phân tích, đánh
giá hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực phát triển du lịch Thành phố ở những
hạng mục sau:
1.1 Đánh
giá và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, cơ hội, thách thức và phát
hiện tiềm năng của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, đặt trọng tâm vào các vấn
đề sau:
- Hiện trạng tài nguyên du lịch của
thành phố và các nguồn lực khác (cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch,
đơn vị kinh doanh du lịch);
- Công tác quản lý du lịch;
- Chất lượng điểm đến, hình ảnh điểm
đến;
- Công tác tiếp thị, marketing điểm đến;
- Thực trạng đầu tư du lịch, vai trò
và lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch (hợp tác công tư, sự tham
gia của người dân);
- Cơ chế và chính sách phát triển du
lịch;
- Thực trạng phát triển du lịch bền vững
bao gồm các tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường.
1.2 So
sánh định chuẩn môi trường du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh với các điểm đến
tương tự trong khu vực và trên toàn cầu; khả năng tiếp nhận và phục vụ của các
ngành dịch vụ liên quan đến lĩnh vực du lịch (vận chuyển, ăn uống, mua sắm...);
1.3 Phân
tích năng lực cạnh tranh và định vị ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Quan điểm
phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030:
Xác định quan điểm phát triển của du
lịch thành phố, cần làm rõ các vấn đề sau:
- Phân tích, mô tả được bức tranh
toàn cảnh về dự báo những ảnh hưởng tích cực mà ngành du lịch đem lại đối với sự
phát triển chung của thành phố trên tất cả các phương diện, các mặt, các lĩnh vực
(cơ sở hạ tầng, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của Thành phố (GRDP) của thành
phố, giải quyết việc làm...);
- Dự kiến vị thế của ngành du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh trên thị trường quốc tế, khu vực và trong nước, trong từng
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2030.
3. Mục tiêu
phát phát triển du lịch thành phố đến năm 2030:
Xác định tầm nhìn và các mục tiêu tổng
quát, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch thành phố
đến năm 2030, cần làm rõ các vấn đề sau:
- Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về
tổng lượng khách, doanh thu, tác động, độ dài lưu trú bình quân, mức chi tiêu
bình quân, chỉ số hài lòng, dự báo lượt khách quay lại;
- Định vị thương hiệu du lịch thành
phố.
4. Xác định các định
hướng phát triển du lịch thành phố đến 2030:
Xác định các định hướng phát triển du
lịch thành phố đảm bảo phù hợp với quan điểm và mục tiêu đặt ra, đảm bảo tính đồng
bộ và phát triển bền vững đến năm 2030.
5. Xác định các
chiến lược then chốt:
5.1 Chiến
lược định hướng và phát triển thị trường:
- Xác định các thị trường trọng điểm,
tiềm năng, các phân khúc khách hàng chính và tiềm năng của du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh, phân tích nhu cầu của các thị trường và phân khúc khách hàng được xác
định;
- Xác định các thị trường trọng tâm,
thị trường tiềm năng;
- Đề xuất chiến lược và kế hoạch thu
hút các phân khúc khách hàng chính và tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đề xuất chiến lược và kế hoạch phát
triển thị trường trọng điểm và tiếp cận thị trường tiềm năng.
5.2 Chiến
lược phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch then chốt và quản trị chất lượng
điểm đến:
- Định hình xây dựng các sản phẩm du lịch
chủ lực, đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chiến lược phát triển ngành du lịch
thành phố trong mối liên kết vùng, liên kết với các địa phương lân cận; kết nối,
hình thành các cụm - tuyến du lịch, nhóm sản phẩm du lịch trên địa bàn các quận,
huyện có liên quan để đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc mục tiêu;
- Chiến lược triển khai hiệu quả các
hiệp định hợp tác song phương và đa phương và phát triển các liên kết vùng, miền,
quốc gia và khu vực, quốc tế;
- Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
của Thành phố đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng; đảm bảo tính bền vững
của điểm đến du lịch;
- Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
Thành phố nhằm lan tỏa nhận dạng thương hiệu du lịch Thành phố;
- Chiến lược quản trị điểm đến nhằm nâng
cao chất lượng điểm đến, gia tăng chỉ số hài lòng của du khách, gia tăng các chỉ
số tác động tích cực đến kinh tế, xã hội và hạn chế các tác động tiêu cực đến
môi trường.
5.3 Chiến
lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các yếu
tố nguồn lực khác:
- Hạ tầng giao thông: chiến lược mở rộng
và phát triển phương tiện hàng không theo hướng tăng khả năng kết nối với các
thị trường nguồn, thị trường tiềm năng về du lịch; chiến lược liên kết giữa đường
bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không; dự báo nhu cầu phát triển các điểm
đến du lịch tại Thành phố gắn liền với nhu cầu quy hoạch không gian giao thông;
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật:
xác định cụ thể nhu cầu tăng trưởng (quy mô, số lượng, dịch vụ...) về cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình lao động sáng tạo phục vụ du lịch
theo từng giai đoạn (Trung tâm Hội nghị Triển lãm, cơ sở lưu trú, cơ sở mua sắm,
cơ sở ăn uống, khu và điểm du lịch, bến tàu thủy...), xây dựng chiến lược phát
triển phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2030;
- Chiến lược tổ chức không gian du lịch:
các địa bàn, khu vực trọng tâm cần được tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch;
- Cập nhật, gắn kết với chiến lược và
quy hoạch của các ngành hiện có đảm bảo tính đồng bộ và tương hỗ.
5.4 Chiến
lược phát triển nguồn nhân lực du lịch:
- Dự báo số lượng và cấu trúc nguồn
nhân lực phục vụ du lịch cho từng giai đoạn đến năm 2030;
- Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch;
- Chiến lược chuẩn hoá và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực du lịch cho từng giai đoạn đến năm 2030;
- Chiến lược phân bổ nguồn nhân lực
tham gia phát triển du lịch cho từng giai đoạn phát triển đến năm 2030.
5.5 Chiến
lược tiếp thị, truyền thông và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh:
- Chiến lược truyền thông tiếp cận
các phân khúc du khách và thị trường trọng tâm và tiềm năng;
- Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch
ra các thị trường trọng điểm và tiềm năng;
- Chiến lược quảng bá các sản phẩm du
lịch liên kết vùng;
- Quan điểm, định hướng phát triển
thương hiệu điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 làm cơ sở Chiến
lược xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chiến lược quảng bá thương hiệu điểm
đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
5.6 Chiến
lược đầu tư và chính sách phát triển du lịch:
- Các chính sách hỗ trợ phát triển du
lịch nhằm đạt các mục tiêu chiến lược đề ra;
- Các chính sách đầu tư phát triển du
lịch (hợp tác công tư, kêu gọi đầu tư...).
5.7 Chiến
lược ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào phát triển du lịch gắn
với Đề án phát triển Đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh:
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý điểm đến;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng
bá, xúc tiến du lịch;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý Nhà nước.
6. Đề xuất các
chương trình hành động thực hiện các chiến lược then chốt phát triển du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030:
6.1. Hoạch
định các chương trình hành động thực hiện các chiến lược then chốt phát triển
du lịch (cụ thể như nêu ở mục 5).
6.2. Xây
dựng các kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2030.
6.3. Hoàn
thiện các thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về
du lịch.
7. Tổ chức thực
hiện
- Thành lập Tổ công tác để triển khai
và giám sát việc thực thi Chiến lược;
- Sự phối hợp đồng bộ tất cả các bên
liên quan trong việc thực hiện Chiến lược bằng những phương án hiệu quả nhất
theo từng giai đoạn, nhằm đạt được tầm nhìn và mục tiêu đề ra;
- Xây dựng, đề xuất các chính sách
thu hút nhà đầu tư.
STT
|
Nội
dung công việc
|
Dự
kiến thời gian
|
1
|
Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt
đề cương, nhiệm vụ của Chiến lược.
|
Tháng 4 đến cuối tháng 7/2018
|
2
|
Triển khai việc xây dựng Chiến lược.
|
Cuối tháng 8 đến cuối tháng 11/2018
|
3
|
Lấy ý kiến dự thảo báo cáo nội dung
Chiến lược để hoàn thiện trước khi trình thẩm định.
|
Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2018
|
4
|
Tổ chức Thẩm định Chiến lược.
|
Tháng 12/2018
|
5
|
Trình, phê duyệt và công bố Chiến
lược.
|
Tháng 12/2018
|