HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
52/2006/NQ-HĐND
|
Bạc
Liêu, ngày 14 tháng 12 năm 2006
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ THỂ DỤC THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TỈNH BẠC
LIÊU.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Xét Tờ trình số 91/TTr-UBND
ngày 30 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh về Đề án phát triển xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010; báo cáo
thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thống nhất thông qua Đề án phát triển xã hội hóa các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 của
tỉnh Bạc Liêu sau đây:
I. Quan điểm
và định hướng chung:
- Thực hiện xã hội hóa nhằm phát
huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội tham gia
chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, tạo điều kiện để
nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng
thành quả giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, từng bước thực hiện công
bằng xã hội trên lĩnh vực này.
- Tăng cường tuyên truyền chủ
trương và chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn
hóa và thể dục thể thao, tăng đầu tư từ ngân sách. Đồng thời, phát huy tiềm
năng trí tuệ và vật chất trong toàn xã hội, góp phần cùng với Nhà nước phát triển
mạnh các lĩnh vực văn hóa xã hội.
- Khuyến khích các cá nhân, tổ
chức, thành phần kinh tế đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, cơ
sở khám chữa bệnh và các cơ sở văn hóa thể thao ngoài công lập. Điều chỉnh lại
quy hoạch, dành quỹ đất để các thành phần ngoài công lập đầu tư xây dựng cơ sở.
Từng bước chuyển các cơ sở công lập sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp
sang cơ chế tự chủ, hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.
- Chính quyền các cấp và các Sở,
Ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng môi trường phát triển thuận lợi, bình đẳng
giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa
của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội.
II. Mục tiêu
cụ thể:
1. Về giáo dục - đào tạo:
- Đối với giáo dục mầm non: Phấn
đấu đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em trong các nhà trẻ ngoài công lập khoảng 60% và tỷ
lệ học sinh mẫu giáo ngoài công lập khoảng 50%.
- Đối với giáo dục phổ thông:
+ Tiểu học: Mỗi huyện, thị xã có
ít nhất từ 1 - 2 trường tiểu học ngoài công lập.
+ Trung học cơ sở: Toàn tỉnh có
ít nhất từ 2 - 3 trường Trung học cơ sở ngoài công lập; chuyển trường Trung học
cơ sở bán công thành trường dân lập hoặc tư thục, phấn đấu đến năm 2010 học
sinh Trung học cơ sở ngoài công lập chiếm 3,5%.
+ Trung học phổ thông: Chuyển
toàn bộ các trường Trung học phổ thông bán công sang loại hình công lập, dân lập
hoặc tư thục và hoàn thành vào năm 2010. Khuyến khích phát triển trường Trung học
phổ thông dân lập, tư thục ở thị xã và các thị trấn có kinh tế phát triển, phấn
đấu đến năm 2010, học sinh Trung học phổ thông ngoài công lập 30%.
- Đối với trường trung học
chuyên nghiệp - dạy nghề:
+ Thí điểm chuyển một số cơ sở
đào tạo trung học chuyên nghiệp công lập sang loại hình ngoài công lập và số học
sinh ngoài công lập chiếm 10% vào năm 2010.
+ Đào tạo nghề: Nhà nước đầu tư
trường dạy nghề của tỉnh, củng cố các Trung tâm dạy nghề ở huyện, thị. Khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư mở trường dạy nghề và phấn đấu đến năm 2010
có cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập 20%, góp phần đào tạo nghề 30% lao động của
tỉnh.
2. Về y tế:
- Phấn đấu 100% dân số trong tỉnh
mua và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Đến năm 2010, trên mỗi địa bàn
huyện, thị có trên 3 cơ sở y ngoài công lập đủ điều kiện tham gia khám chữa bệnh
cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
- Từng bước chuyển dần các bệnh
viện công lập từ hoạt động theo cơ chế sự nghiệp sang hoạt động theo cơ chế tự
chủ cung ứng dịch vụ.
- Từ nay đến năm 2010 trên địa
bàn tỉnh có ít nhất 1 bệnh viện tư nhân; 4 phòng khám đa khoa tư nhân; 1 Trung
tâm chẩn đoán y khoa; tiếp tục mở rộng mạng lưới hành nghề y - dược tư nhân, đa
dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh trên địa bàn (phòng xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh, phòng chẩn trị, trung tâm thừa kế ứng dụng y học cổ truyền, cơ sở thẩm
mỹ, bác sỹ gia đình,...); tăng cường quản lý các hoạt động hành nghề y - dược
tư nhân để đến năm 2010 các cơ sở hành nghề y - dược tư nhân hoạt động đảm bảo
đúng theo pháp luật.
- Đến năm 2010, phấn đấu 100% hộ
nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh được hưởng thụ đầy đủ các chế độ,
chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe ; có 100% cán bộ
chính quyền các cấp hiểu rõ ý nghĩa, chủ trương, giải pháp về xã hội hóa y tế
và có trên 90% người dân trong tỉnh có kiến thức, hành vi đúng trong việc phòng
chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Đến 2010, phấn đấu trên 80% xã
đạt chuẩn Quốc gia về y tế; có trên 70% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa
sức khỏe.
3. Về văn hóa thông tin:
- Đến năm 2010, các cơ sở văn
hóa ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hóa các hoạt động đảm bảo từ
30 - 40% nhu cầu dịch vụ văn hóa, 30% hội thi, hội diễn cấp tỉnh có nguồn tài
trợ; 70% huyện, thị xây dựng xong trung tâm văn hóa và 80% xã, phường có thiết
chế văn hóa cơ sở.
- Triển khai thực hiện thí điểm
tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của
Chính phủ sang cơ chế cung cấp dịch vụ (đơn vị cung ứng dịch vụ văn hóa). Từ
năm 2007, lựa chọn trong số các đơn vị dự kiến chuyển đổi, tiến hành xây dựng đề
án, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, con người, cơ chế chính sách, khi có
đủ điều kiện sẽ thực hiện thí điểm chuyển đổi sang hình thức ngoài công lập từng
phần và rút kinh nghiệm để tiếp tục chuyển đổi trên diện rộng.
4. Về thể dục thể thao:
Hoàn thành việc chuyển các cơ sở
thể dục thể thao công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Chuyển một
số cơ sở công lập có đủ điều kiện sang loại hình ngoài công lập; xây dựng thêm
nhiều điểm nhóm luyện tập thể dục thể thao, câu lạc bộ gia đình thể dục thể
thao; số người tham gia tập luyện thường xuyên chiếm 18% dân số; có 10% số hộ
gia đình được công nhận gia đình thể thao; 40% xã, phường được kiện toàn Ban thể
dục thể thao; 40% các giải thi đấu thể thao của tỉnh và 20% các giải thi đấu thể
thao của huyện có nguồn tài trợ; trên 80% cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thể
thao ngoài công lập; phấn đấu thành lập hội cầu lông và Liên đoàn bóng đá vào
năm 2007.
III. Các giải
pháp chủ yếu:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
chủ trương, chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Tăng cường công tác
lãnh đạo, quản lý của chính quyền các cấp thông qua các đề án, chương trình cụ
thể của từng cấp, từng ngành về xã hội hóa.
2. Xây dựng quy hoạch chuyển đổi
các cơ sở công lập có điều kiện phù hợp với yêu cầu, mục tiêu xã hội hóa sang
hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ hoặc sang loại hình ngoài công lập với
các bước đi thích hợp; định rõ chỉ tiêu, các giải pháp, lộ trình chuyển đổi của
từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, giai đoạn 2006 - 2010 trong đề án
phát triển xã hội hóa của ngành và huyện, thị xã.
3. Thực hiện cơ chế, chính sách:
Các cơ sở ngoài công lập hoạt động
theo nguyên tắc và được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã quy định
tại Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ và các chính
sách ưu đãi khác nếu có. Các ngành, địa phương quan tâm vận dụng thực hiện kịp
thời các cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan đến phát triển xã hội
hóa, đồng thời xây dựng cụ thể mức ưu đãi hợp lý của tỉnh theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện các chính sách ưu đãi,
xem xét hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước để thúc đẩy sự phát triển các cơ
sở ngoài công lập nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia xã hội hóa, thu hút mạnh
hơn các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển các lĩnh vực này.
Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước
theo pháp luật, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa đơn vị công lập và
đơn vị ngoài công lập trong quá trình tổ chức thực hiện các dịch vụ công, đảm bảo
công bằng trong việc sử dụng và thụ hưởng các nguồn lực xã hội.
Đơn giản các thủ tục hành chính
trong việc thành lập các cơ sở ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng
dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện hành nghề và cơ chế hậu kiểm.
Chuyển việc cấp phần kinh phí
Nhà nước hỗ trợ cho người hưởng thụ thông qua các cơ sở công lập sang cấp trực
tiếp cho người hưởng thụ phù hợp với từng lĩnh vực; từng bước tạo điều kiện để
người hưởng thụ lựa chọn cơ sở dịch vụ không phân biệt công lập hay ngoài công
lập; từng bước chuyển việc thực hiện chính sách xã hội hiện đang giao cho các
cơ sở công lập sang cho chính quyền các cấp.
Đối với các cơ sở công lập chuyển
sang loại hình ngoài công lập, tỉnh sẽ hỗ trợ khuyến khích trên nhiều mặt, đặc
biệt là các cơ sở đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận; được tham gia
bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng. Thí điểm cho
thuê dài hạn cơ sở hạ tầng, nhất là ở các vùng khó khăn.
Triển khai thực hiện chính sách
ưu đãi về thuế, huy động vốn và tín dụng đối với các cơ sở ngoài công lập, đặc
biệt là với các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.
Tuyên truyền chính sách bảo đảm
lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần, về quyền sở hữu và thừa
kế đối với phần vốn góp cũng như lợi tức của các cá nhân, tập thể thuộc các
thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia xã hội hóa và chính sách ưu
đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
Chính sách đất đai: Các địa
phương cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để dành quỹ đất ưu
tiên cho việc xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao công
lập và ngoài công lập.
Thực hiện việc miễn tiền sử dụng
đất, thuê đất đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi
nhuận. Công khai, đơn giản hóa thủ tục giao đất, cho thuê đất. Xử lý kiên quyết,
dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.
Chính sách nhân lực: Thực hiện
chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen
thưởng, công nhận các danh hiệu Nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từng bước
xóa bỏ khái niệm "biên chế" trong các cơ sở công lập, chuyển dần sang
chế độ "hợp đồng" lao động dài hạn.
Đảm bảo các chính sách đối với
người hành nghề và cán bộ, viên chức Nhà nước tham gia hành nghề trong các cơ sở
ngoài công lập; quy định trách nhiệm của cơ sở ngoài công lập phải bảo đảm chất
lượng và số lượng cán bộ cơ hữu, cán bộ kiêm các nhiệm vụ phù hợp với quy mô và
ngành nghề, bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức.
Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý,
tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho các địa phương. Căn cứ vào cơ chế, chính
sách chung, mỗi huyện, thị tự quyết định cơ chế, chính sách cụ thể quy hoạch
phát triển xã hội hóa đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể
thao của mình và chịu trách nhiệm về cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở
đó.
Điều 2.
Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền.
Điều 3.
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh kiểm
tra, giám sát thực hiện Nghị quyết theo qui định của Pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực sau
10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
Bạc Liêu khóa VII, kỳ họp thứ chín thông qua./.